Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Tân Phong Vận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1020.18 KB, 40 trang )

Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Đinh Văn Hưởng
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế mở cửa kinh tế như hiện nay, tiến trình hội nhập kinh tế đòi hỏi đất
nước ta phải thay đổi cho phù hợp với xu thế chung của thời đại để lĩnh hội những tri
thức từ bên ngoài.Trong bối cảnh đó, ngoại thương nói chung và xuất nhập khẩu nói
riêng thể hiện rõ vai trò là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo đúng quỹ đạo
của nó.
Nhưng nhắc đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, chúng ta không thể
không nói đến quy trình giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu quốc tế. Vì đây là
hai hoạt động không tách rời nhau, chúng có tác động qua lại thống nhất với nhau.
Quy mô và tiềm năng của hoạt động xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng trong những
năm gần đây, là nguyên nhân trực tiếp khiến cho giao nhận vận tải nói chung và giao
nhận vận tải hàng không nói riêng phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng và bề sâu.
Mỗi đơn vị kinh tế, mỗi loại hình kinh doanh là một tế bào của xã hội, góp
phần vào sự phát triển chung của đất nước, phù hợp với xu thế thời đại. Bằng sự nhạy
bén và am hiểu về xu thế hội nhập của nền kinh tế, nhiều công ty đã đầu tư vào loại
hình kinh doanh Dịch vụ xuất nhập khẩu. Hoạt động này ngày càng phát triển và đóng
góp một phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước.
Công ty TNHH TM & DV XNK Tân Phong Vận ra đời trong hoàn cảnh đất
nước đang chuyển mình mạnh mẽ để hội nhập kinh tế Quốc tế, chuyên kinh doanh
trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Với hướng đi đúng đắn trong những năm qua công ty
đã tạo được niềm tin nơi khách hàng và không ngừng phát triển mặc dù tình hình kinh
tế thế giới cuối năm 2012 tới bây giờ đang gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế
gây ra Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại Công ty Tân Phong Vận, với kiến thức
khoa Kinh Doanh Quốc Tế, chuyên nghành Xuất Nhập Khẩu, em đã chọn đề tài “Quy
trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Thương
Mại và Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Tân Phong Vận”.
SVTT: Bùi Mạnh Cường Trang 1
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Đinh Văn Hưởng
Nội dung đề tài gồm có 3 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP


CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NK ĐƯỜNG BIỂN BẰNG
CONTAINER
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP
PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIAO NHẬN HÀNG HÓA NGUYÊN
CONTAINER TẠI CÔNG TY TNHH TM DV XNK TÂN PHONG VẬN.
Chương 1
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
SVTT: Bùi Mạnh Cường Trang 2
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Đinh Văn Hưởng
TÂN PHONG VẬN
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1 Quá trình hình thành
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tân Phong Vận là công ty tư nhân hoạt động
hạch toán độc lập tự chủ về mặt tài chính, có tư cách pháp nhân họat động theo quy
định hiện hành của nhà nước được chính thức thành lập ngày 08/01/2003 theo giấy
phép kinh doanh số 4102034507 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh cấp
với số vốn điều lệ 600 triệu đồng. Tuy chỉ là một doanh nghiệp trẻ nhưng đã chứng tỏ
được khả năng kinh doanh đối ngoại rất thành công. Với thời gian hoạt động rất ngắn,
trong 10 năm doanh nghiệp đã nắm bắt được tình hình kinh tế chiếm lĩnh thị trường,
khẳng định được thương hiệu của mình trong lĩnh vực giao nhận.
Tên công ty: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TÂN PHONG VẬN
Địa chỉ ( trụ sở chính ): 33 Tôn Thất Hiệp, Phường 13, Quận 11, Tp hcm.
Điện thoại: 0839650891 , 0862643687
Fax: 0839650890
Hotline: 0906906924- Mr.Cường
Email:
Wedsite: www.tanphongvan.com.vn
1.1.2 Quá trình phát triển
Ngay khi mới thành lập, công ty đã từng bước củng cố và định hướng lại cơ cấu hoạt
động dịch vụ, đồng thời cải tiến lại tổ chức, phương thức chiến lược kinh doanh cho

phù hợp với tình hình đổi mới của đất nước. Theo nhu cầu ngày càng phát triển của
nền kinh tế thế giới mỗi quốc gia phải có những giải pháp riêng để cải cách nền kinh tế
cho phù hợp, trước tình hình đó, chính phủ đã thực hiện chính sách mở cửa, phát triển
các thành phần kinh tế trong cả nước sang cơ chế thị trường. Sự giao thương giữa các
nước ngày càng phát triển dẫn đến sự đòi hỏi của thị trường về dịch vụ giao nhận hàng
hoá xuất nhập khẩu cũng như nhu cầu chuyên chở hàng hoá cũng tăng theo. Kết quả là
SVTT: Bùi Mạnh Cường Trang 3
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Đinh Văn Hưởng
các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này có nhiều cơ hội để phát
triển. Nắm bắt được tình hình đó lãnh đạo công ty có các bước điều chỉnh chiến lược
kinh doanh cho phù hợp. Song song đó, công ty đẩy mạnh các loại hình kinh doanh
dịch vụ hổ trợ, tìm thêm đối tác khách hàng, dịch vụ khai thuê hải quan, xuất nhập
khẩu ủy thác với phương thức kinh doanh: "Uy tín, chất lượng, nhanh chóng, hiệu quả,
tận tâm"
Tuy mới thành lập có tuổi đời chưa lâu lắm trong điều kiện môi trường cạnh tranh gay
gắt nhưng công ty đã mở rộng được mạng lưới kinh doanh dịch vụ, với sự linh
hoạt nhạy bén năng động đã tạo cho mình một thế đứng khá vững chắc trong lĩnh vực
giao nhận, thiết lập được những mối quan hệ mua bán bền vững với một số khách
hàng ở trong nước.
Trong những năm gần đây, chất lượng dịch vụ của Tân Phong Vận được khách hàng
đánh giá ngày càng cao. Có được kết quả như ngày hôm nay là nhờ công ty có những
bước đi đúng đắn có sự đầu tư am hiểu thị trường, có chiến lựơc kinh doanh phù hợp,
vận dụng hiệu quả các chính sách Marketing. Đây là điều quan trọng giúp cho công
ty có thêm nhiều khách hàng và phát triển tiếp trong thời gian tới.
1.2 Lĩnh vực kinh doanh
1.2.1 Các dịch vụ giao nhận bằng đường hàng không và đường biển
• Tư vấn làm chứng từ xuất, nhập.
• Lưu kho hàng hóa ( ngắn hạn và dài hạn).
• Xếp dỡ , lưu kho và kiểm điếm.
• Đóng gói, đóng thùng, dán nhãn mác.

• Làm hàng đặc biệt, quá khổ, quá tải, hàng dể vỡ, hàng giá trị cao.
• Làm hàng nguy hiểm.
1.2.2 Làm thủ tục hải quan, chứng từ và bảo hiểm
1.2.3 Vận tải đa phương thức
• Dịch vụ từ cửa đến cửa cho hàng nội địa trong nước và hàng đến từ các nước
trên thế giới.
• Phân chia và giao hàng đến cho người sử dụng cuối cùng.
SVTT: Bùi Mạnh Cường Trang 4
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Đinh Văn Hưởng
1.2.4 Gom hàng lẻ và phân phối
• Dịch vụ phân phối hàng
• Chia lẻ và phân phối hàng dự án
• Gom hàng đi tất cả các nước trên thế giới
1.3 Cơ cấu tổ chức
1.3.1 Nguồn lao động
 Tổng số lao động của công ty: 14 người
 Phân theo giới tính
- Nữ : 5 người
- Nam : 9 người
 Phân theo phòng ban
- Ban giám đốc : 2 người
- Phòng Marketing : 3 người
- Phòng kế toán : 1 người
- Phòng xuất nhập khẩu : 10 người
1.3.2 Sơ đồ tổ chức
1.3.3 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:
• Giám đốc : là người đại diện, là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mỗi
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Không những thế, còn là người có
vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm các khách hàng cho công ty.
• Phó giám đốc : là phụ tá đắc lực của giám đốc, có nhiệm vụ điều hành mọi

hoạt động kinh doanh của công ty theo sự phân công ủy quyền của giám đốc, và
SVTT: Bùi Mạnh Cường Trang 5
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Đinh Văn Hưởng
còn là người trung gian để chuyển những ý kiến của nhân viên và để đề ra
những biện pháp quản lý và lãnh đạo cho công ty ngày càng phát triển.
• Phòng kế toán : luôn luôn kiểm soát việc thu chi của công ty nhằm theo sát
quá trình sử dụng vốn của công ty sao cho có hiệu quả và thu được nhiều lợi
nhuận nhất.
• Phòng Marketing : có nhiệm vụ mở rộng các mối quan hệ, liên kết, liên doanh
với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để ổn định nguồn hàng, tìm kiếm các
thông tin về thị trường, khách hàng và nhận biết các đối thủ cạnh tranh của
công ty, để từ đó có thể đề ra các chiến lược kinh doanh mới và đồng thời cũng
hỗ trợ khách hàng trong việc tìm hiểu các thông tin cần thiết.
• Phòng xuất nhập khẩu : là bộ phận quan trọng nhất trong cơ cấu tổ chức của
công ty. Đây là bộ phận thực hiện hầu hết các hợp đồng kinh doanh của công
ty, đóng góp lớn vào nguồn lợi nhuận của công ty, góp phần thúc đẩy cho sự
phát triển, lớn mạnh của công ty đồng thời còn tham mưu cho ban giám đốc
trong việc tìm hiểu, ký kết hợp đồng với các khách hàng. Phòng này được chia
làm ba bộ phận: bộ phận quản lý việc giao nhận cho hàng gia công, bộ phận
quản lý việc giao nhận cho hàng sản xuất xuất khẩu và bộ phận quản lý việc
giao nhận cho hàng kinh doanh và đầu tư.
Các bộ phận, phòng ban liên kết với nhau rất chặt chẽ trong quá trình hoạt động
và chịu sự giám sát của ban giám đốc tạo thành một bộ máy hoạt động hiệu quả
và thống nhất.
1.4. Một số chỉ tiêu và nhận xét về kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm (2011-
2013) ở công ty TNHH thương mại dịch vụ Tân Phong Vận.
1.4.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh 3 năm (2011-2013):
(ĐVT : 1000 đồng)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng doanh thu 3.098.643 3.247.864 3.356.086

Tổng chi phí 2.241.623 2.230.752 2.217.073
Lợi nhuận trước thuế 857.020 1.017.112 1.139.013
Thuế thu nhập DN 239.966 284.791 318.924
Lợi nhuận sau thuế 617.054 732.321 820.089
Nguồn: Báo cáo tài chính (2011-2013), phòng kế toán, Công ty Tân Phong Vận.
SVTT: Bùi Mạnh Cường Trang 6
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Đinh Văn Hưởng
Từ số liệu bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm (2011-2013) lập
bảng phân tích chung lợi nhuận hoạt động kinh doanh:
(ĐVT: 1000 đồng)
Chỉ tiêu
Chênh lệch năm
2012/2011
Chênh lệch năm
2013/2012
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
Tổng doanh thu 149.221 4,81 108.222 3,33
Tổng chi phí -10.871 -0,48 -13.679 -0,61
Lợi nhuận trước thuế 160.092 18,68 121.901 11,98
Lợi nhuận sau thuế 115.267 18,68 87.768 11,98
• Nhận xét : Trong giai đoạn 2011-2013, Tân Phong Vận luôn làm ăn có lãi, lợi
nhuận sau thuế năm 2012 tăng 18,68 % so với năm 2011, lợi nhuận sau thuế
năm 2013 tăng 11,98 % so với năm 2012. Doanh thu hoạt động kinh doanh qua
các năm 2011, 2012, 2013 lần lượt tăng, năm 2012 tăng 4,81 % so với năm
2011, năm 2013 tăng 3,33 % so với năm 2012. Song song với sự nổ lực đẩy
mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ nhằm tăng doanh thu, Tân Phong Vận cũng
tiến hành cắt giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng lực quản lý. Cụ thể, tổng chi
phí giảm trong giai đoạn 2011-2013, giảm 0,48 % năm 2012 so với năm 2011,
giảm 0,61 % năm 2013 so với năm 2012. Tỷ trọng tổng chi phí/doanh thu hoạt
động kinh doanh trong 3 năm như sau: 72,34%; 68,68%; 66,06%. Nói tóm lại,

tuy nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn và công ty chỉ mới thành lập
trong thời gian ngắn nhưng doanh thu của công ty phát triển theo hướng khả
quan, điều đó nói lên tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực hoạt động giao nhận xuất
nhập khẩu của công ty.
SVTT: Bùi Mạnh Cường Trang 7
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Đinh Văn Hưởng
1.4.2 Bảng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 3 năm 2011-2013:
(ĐVT : USD)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Nhập khẩu 341.800 369.500 425.750
Xuất khẩu 125.240 128.265 237.800
Tổng 467.040 552.150 663.550
Nguồn: Báo cáo kết quả kim ngạch hàng xuất nhập khẩu 2011-2013, phòng xuất
nhập khẩu, Công ty Tân Phong Vận
Từ số liệu bảng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 3 năm (2011-2013) lập bảng tổng
hợp cơ cấu dịch vụ giao nhận xuất nhập khẩu 3 năm (2011-2013)
(ĐVT : %)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giao nhận hàng nhập khẩu 73,18 80,04 81,85
Giao nhận hàng xuất khẩu 26,82 19,96 18,15
Tổng 100 100 100
Nguồn: Báo cáo tài chính (2011-2013), phòng kế toán, Công ty Tân Phong Vận
Nhận xét : Ta thấy rằng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của Tân Phong Vận
trong 3 năm, cơ cấu dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu lúc nào cũng cao hơn gấp 3
lần và luôn tăng đều đặn qua các năm so với dịch vụ giao nhận hàng xuất khẩu.
Thường thì quy trình giao nhận hàng nhập khẩu sẽ trải qua nhiều công đoạn hơn và
phí dịch vụ mà công ty Tân Phong Vận nhận được cũng cao hơn so với dịch vụ
giao nhận hàng xuất khẩu, do đó cơ cấu trên cũng là dấu hiệu tốt cho công ty. Cơ
cấu này phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, cơ cấu này cũng cho thấy
trong 3 năm qua, các công ty khách hàng của Tân Phong Vận đẩy mạnh nhập khẩu

hơn xuất khẩu.
SVTT: Bùi Mạnh Cường Trang 8
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Đinh Văn Hưởng
1.4.3 Bảng doanh thu về dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu:
(ĐVT : 1000 đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Tỷ lệ % chênh lệch
Năm
2012/2011
Năm
2013/2012
Tổng doanh thu 2.257.220 2.468.349 2.681.738 9.3 8.6
-Hàng FCL 1.588.721 1.704.862 1.965.221 7.3 15.3
-Hàng LCL 668.499 763.487 716.517 14.2 -6.1
Nguồn: Báo cáo tài chính (2011-2013), phòng kế toán, Công ty Tân Phong Vận
• Nhận xét : Ta thấy doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công
ty tăng đều qua các năm, trong nguồn doanh thu này thì doanh thu từ giao nhận
hàng nhập khẩu nguyên container (FCL) chiếm tỉ trọng rất lớn và tăng qua các
năm, đặc biệt là năm 2011-2013, đây chính là nguồn mang lại doanh thu chủ
yếu của hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu cho công ty, bởi vì phí dịch vụ
trong giao hàng FCL cao và thủ tục nhanh, gọn hơn, còn doanh thu từ giao nhận
hàng LCL chiếm tỷ trọng ít hơn và ngày càng có xu hướng giảm qua các năm,
có điều này vì các khách hàng của Tân Phong Vận thường là những doanh
nghiệp sản xuất nên thường nhập nguyên liệu về sản xuất, lượng hàng nhập về

rất lớn nên việc chọn phương thức FCL nhiều hơn LCL là điều đương nhiên.
Qua bảng này có thể thấy hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu ở Tân Phong
Vận đang ngày càng có triển vọng, sẽ mang lại hiệu quả lớn cho hoạt động
chung của Tân Phong Vận.
1.5. Sơ lược về thị trường khách hàng của công ty:
Hiện tại công ty có gần 40 khách hàng với đủ mọi loại hình kinh doanh. Trong thị
phần khách hàng thì nhóm khách hàng là các công ty có vốn đầu tư của nước ngoài
(đặc biệt Đài Loan, Trung Quốc) chiếm đa số. Các công ty này đến từ nhiều tỉnh
thành, nhưng chủ yếu là ở Bình Dương, TP.HCM, Lâm Đồng.
Tại Bình Dương, do ngay khi mới thành lập Công ty Tân Phong Vận, bộ phận
Marketing (với các nhân viên giỏi Hoa ngữ) đã xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài,
SVTT: Bùi Mạnh Cường Trang 9
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Đinh Văn Hưởng
sự cộng tác với các khách hàng là các công ty có vốn đầu tư của Đài Loan nên đến thời
điểm hiện nay, số khách hàng ở đây chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong cơ cấu khách hàng
của công ty.
Tại Lâm Đồng: Vùng cao nguyên này có khí hậu, thỗ dưỡng, độ cao rất lý tưởng
cho cây chè sinh sôi, đây được coi là vùng trồng chè ngon nhất nước và trong những
năm gần đây, ngành công nghiệp sản xuất xuất khẩu chè ở đây đã trở thành thế mạnh
và không ngừng phát triển, nhiều công ty liên doanh, 100% vốn nước ngoài được
thành lập. Nhận thấy được nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận của các công ty này là
rất lớn (đặc biệt là giao nhận hàng xuất khẩu), Công ty Tân Phong Vận đã đẩy mạnh
phát triển thị trường khách hàng ở đây và đến nay Tân Phong Vận cũng gầy dựng
được mối quan hệ lâu dài với một số khách hàng.
Tại TP.HCM: TP.HCM là một thị trường rộng lớn với vô số các công ty có nhu
cầu xuất nhập khẩu nhưng việc chiếm lĩnh được thi trường này là không dễ vì sức cạnh
tranh gay gắt của rất nhiều công ty giao nhận khác lớn mạnh và có kinh nghiệm hơn,
nhưng Công ty Tân Phong Vận vẫn đang cố gắng tìm kiếm khách hàng, xây dựng,
củng cố mối quan hệ, số lượng khách hàng ở đây cũng ngày một tăng.
Một số công ty thường xuyên sử dụng dịch vụ của Tân Phong Vận:

• Công ty TNHH SX-TM Việt Quán Hân_304/39A Trần Não, Phường An Lợi
Đông, Quận 2.
• Công ty TNHH Giấy Vĩnh Cơ_Ấp 3, xã Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh
Bình Dương.
• Công ty TNHH TM-DV Long Men_C3-17 Đường lô khu dân cư, ấp 3, xã
An Phú, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
• Doanh nghiệp tư nhân SX-TM-DV Trung Thiên_số 13, khu phố Bình Hòa
2, thị trấn Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
• Công ty TNHH Giấy Vĩnh Cơ_Ấp 3, xã Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh
Bình Dương.
• Cơ sở sản xuất Hoa Bửu_902 Quốc lộ 1A, Phường Bình Trị Đông A, Quận
Bình Tân, TP.HCM.
SVTT: Bùi Mạnh Cường Trang 10
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Đinh Văn Hưởng
• Công ty TNHH Tân Đại Việt_12 Nguyễn Thị Thập, Phường Bình Thuận,
Quận 7, TP.HCM.
1.6. Mối quan hệ của công ty với các đơn vị liên quan:
Các cơ quan, tổ
chức
Tên cơ quan, tổ chức Địa chỉ
Các đơn vị hải
quan
Trung tâm dữ liệu và công nghệ
thông tin–Cục Hải Quan
TP.HCM
74 Hai Bà Trưng, P. Bến
Nghé, Q1, TP.HCM
Cảng Cát Lái
Phường Cát Lái, Q2,
TP.HCM

Các cơ quan kiểm
dịch động-thực vật
Trung tâm Thú Y Vùng VI
521/1 Hoàng Văn Thụ, P. 4,
Q.Tân Bình, TP.HCM
Công ty cổ phần khử trùng,
giám định
29 Tôn Đức Thắng, Q1,
TP.HCM
Các cơ quan giám
định hàng xuất
nhập khẩu
Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn
đo lường chất lượng 3
49 Parteur, Quận 1, TP.HCM.
Trung tâm giám định dệt may
345/128A Trần Hưng Đạo,
Quận 1, TP.HCM
Các đơn vị cấp
C/O
Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam
171 Võ Thị Sáu, Quận 3,
TP.HCM
Người vận tải và
các đại lý vận tải Hãng tàu WANHAI
194 Nguyễn Công Trứ, Quận
1, TP.HCM
Hãng tàu HANJIN
Lầu 10, 37 Tôn Đức Thắng,

Quận 1, TP.HCM
Hãng tàu MAERSK 26 Phùng Khắc Khoan, Quận
1, TP.HCM
SVTT: Bùi Mạnh Cường Trang 11
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Đinh Văn Hưởng
Hãng tàu EVERGREEN
Lầu 5, 37 Tôn Đức Thắng,
Quận 1, TP.HCM
Hãng tàu VINALINK
lầu 2, Vinatrans Building, 147
Nguyễn Tất Thành, Quận 4,
TP.HCM
Hãng tàu OOCL Lầu 3, 37 Tôn Đức Thắng,
Quận 1, TP.HCM
Công ty vận tải Tân Thành
SVTT: Bùi Mạnh Cường Trang 12
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Đinh Văn Hưởng
CHƯƠNG 2
QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NK ĐƯỜNG BIỂN BẰNG
CONTAINER
(FCL) tại công ty TNHH TM DV XNK TÂN PHONG VẬN.
2.1. Sơ đồ quy trình

2.2 Khái quát chung về hợp đồng thương mại và lô hàng NK.
− Người xuất khẩu: HOUGYE INDUSTRIAL (HONGKONG) LIMITED
Địa chỉ: 11/P, AXA CENTRE, 151 GLOUCESTER ROAD, WANCHAI,
HONGKONG.
− Người nhập khẩu: Công ty TNHH TM & SX Hùng Nghiệp .
Địa chỉ: ấp Bình Tiền 2, Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An
− Mặt hàng: Vải dệt kim, vải nylon 100% polyester (hàng mới 100%), xuất xứ

China.
− Ngày hợp đồng: 17/06/2013
− Điều kiện giao hàng: CIF
− Phương thức thanh toán: TT
− Lượng hàng được đóng đầy một container 20 feet
SVTT: Bùi Mạnh Cường Trang 13
Tìm kiếm khách hàng Đàm phán, kí kết hợp
đồng giao nhận
Nhận và kiểm tra bộ
chứng từ
Đăng kí mở tờ khai
tại cơ quan Hải quan
Thực hiện khai HQĐT
cho lô hàng NK
Lấy lệnh giao hàng
(D/O)
Thanh lý cổngTổ chức nhận hàng
tại cảng
Thông quan hàng hóaTính thuế và nộp thuế
NK
Kiểm tra thực tế hàng
hóa
Giao hàng cho chủ
hàng
Thanh lý hợp đồng giao
nhận với chủ hàng
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Đinh Văn Hưởng
− Cảng xếp hàng: YANTIAN
− Cảng dỡ hàng: Cảng Cát Lái/TP.HCM
2.3. Giải thích sơ đồ

2.3.1 Tìm kiếm khách hàng, đàm phán ký kết hợp đồng dịch vụ giao nhận.
− Dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK là một lĩnh vực hoạt động chính của công ty
TNHH TM- DV XNK Tân Phong Vận, vì vậy việc tìm kiếm và mở rộng mối
quan hệ khách hàng luôn được chú trọng và đẩy mạnh. Việc tìm kiếm khách
hàng do phòng kinh doanh đảm nhiệm thực hiện. Sau khi tìm kiếm được khách
hàng, nhân viên Sale sẽ gửi bảng báo giá dịch vụ cho chủ hàng, bảng báo giá
gồm các điều khoản như: tên hàng, đơn giá cho hàng nguyên container 20 feet
hoặc 40 feet. Giá của bảng báo giá sẽ tùy thuộc vào cảng đến của lô hàng NK và
địa điểm đích mà người giao nhận giao hàng cho chủ hàng. Sau khi báo giá nếu
khách hàng đồng ý, công ty sẽ tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ giao nhận với
khách hàng. Hợp đồng dịch vụ được công ty soạn thảo bao gồm các điều khoản
cơ bản thể hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Hợp đồng dịch vụ giao
nhận này gồm một số điều khoản chi tiết về quyền và nghĩa vụ của công ty
TNHH TM- DV XNK Tân Phong Vận như sau:
− Công ty TNHH TM- DV XNK Tân Phong Vận có nhiệm vụ khai báo Hải quan
cho lô hàng NK.
− Bổ sung giấy đăng ký kiểm tra chất lượng về nhà nước.
−Thực hiện làm TTHQ tại cảng.
− Tự chuẩn bị phương tiện nhận hàng tại cảng và giao hàng cho công ty TNHH
TM & SX Hùng Nghiệp tại kho riêng của Hùng Nghiệp.
− Các chi phí làm hàng do công ty Tân Phong Vận tự bỏ ra sẽ được thanh toán
trọn gói cùng chi phí dịch vụ khi quyết toán cho lô hàng.
2.3.2.Nhận và kiểm tra bộ chứng từ từ khách hàng.
− Sau khi ký kết hợp đồng dịch vụ giao nhận với khách hàng, với nhiệm vụ làm
thủ tục thông quan cho lô hàng NK, vận chuyển hàng hóa an toàn và giao cho
người nhận tại địa điểm mà chủ hàng đã chỉ định trong hợp đồng dịch vụ. Nhân
viên giao nhận của Tân Phong Vận sẽ nhận bộ chứng từ từ khách hàng của mình
bằng fax. Với lô hàng NK nguyên container đường biển thì bộ chứng từ gồm:
+ Hợp đồng thương mại (Sale contract).
SVTT: Bùi Mạnh Cường Trang 14

Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Đinh Văn Hưởng
+ Bảng kê chi tiết hàng hóa (Packing list).
+ Vận đơn đường biển (Non- negotiable waybill).
+ Hóa đơn thương mại (Commercial invoice).
+ Giấy giới thiệu của chủ hàng.
+ Thông báo hàng đến.
− Để công việc giao nhận được tiến hành nhanh chóng và thuận lợi thì ngay khi
nhận được bộ chứng từ, nhân viên giao nhận cần kiểm tra kỹ tính chính xác,
đồng nhất và hợp lệ của mỗi chứng từ nhằm thực hiện tốt các bước tiếp theo cho
lô hàng.
Chi tiết các chứng từ cần kiểm tra như sau:
+ Thứ nhất: Hóa đơn thương mại
 Số và ngày của hóa đơn
 Tên và địa chỉ của các bên mua bán.
 Mô tả hàng hóa như: tên hàng, số lượng, trọng lượng, đơn giá.
 Phương thức thanh toán
+ Thứ hai: Bảng kê chi tiết hàng hóa
 Quy cách đóng gói, loại bao bì.
 Đơn vị tính.
 Trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì.
 Mô tả hàng hóa (tên hàng, số lượng).
+ Thứ ba: Bill of lading
 Số và ngày B/L
 Những thông tin của ô shipper, consignee notify.
 Tên tàu, cảng bốc, cảng dỡ.
 Số cont, số seal…
− Sau khi nhân viên giao nhận tiến hành kiểm tra tính chính xác và hợp lệ của bộ
chứng từ hàng NK, nếu hợp lệ và đầy đủ thì nhân viên giao nhận tiến hành các
bước tiếp theo của quá trình nhận hàng, nếu có sai sót thì nhân viên giao nhận sẽ
báo về với bộ phận chứng từ ở công ty để liên hệ với khách hàng bổ sung, sửa

chữa cho hoàn chỉnh.
2.3.3. Lấy lệnh giao hàng
− Sau khi biết tàu đã cập cảng dỡ, nhân viên giao nhận cầm Non- negotiable
waybill với giấy giới thiệu đến văn phòng đại diện của hãng tàu, tại địa chỉ được
thể hiện trên giấy báo hàng đến để đổi lấy D/O. Để nhận được D/O, tùy vào
phương thức kinh doanh của mỗi hãng tàu mà các khoản phí đóng sẽ khác nhau.
Đối với lô hàng này các phí mà hãng tàu MCC transport thu là:
+ Phí chứng từ hàng nhập khẩu(DDE)
+ Phí container tại bãi
+ Phí cân bằng container
SVTT: Bùi Mạnh Cường Trang 15
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Đinh Văn Hưởng
+ Phí dịch vụ hàng nhập (CCL)
Tất cả các mức phí mà nhân viên giao nhận phải đóng này sẽ được thể hiện đầy
đủ trên hoa đơn GTGT.
− Nhân viên giao nhận đóng phí theo yêu cầu và kí tên vào hóa đơn GTGT (tên
và mã số thuế của doanh nghiệp trên hóa đơn GTGT là của công Tân Phong Vận
theo sự thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ giao nhận). Sau khi nhận D/O gốc (04
bản), nhân viên của đại lý hãng tàu đưa cho nhân viên giao nhận một tờ D/O
nháp khác có nội dung tương tự như D/O gốc vừa nhận, nhân viên giao nhận sẽ
ký xác nhận lên tờ D/O này với nội dung đã nhận lệnh. Khi nhận D/O, nhân viên
giao nhận phải chú ý thời hạn hiệu lực của D/O trong vấn đề lưu bãi, lưu
container để tiến hành đăng ký gia hạn thêm với hãng tàu.
− Hàng nguyên container, có hai trường hợp để nhận hàng là mượn container về
kho riêng hoặc đăng ký ruốt ruột. Đối với lô hàng này, hàng được đóng đầy trong
một container 20 feet. Người giao nhận và chủ hàng đã thỏa thuận giao nguyên
container về kho riêng của chủ hàng nên người giao nhận sẽ phải lên hãng tàu
đóng tiền cược container và đóng dấu giao thẳng lên D/O. Hãng tàu đóng dấu
“Lệnh giao thẳng” lên D/O và người giao nhận phải viết “giấy cam kết mượn
container” theo mẫu của hãng tàu cung cấp và đóng tiền cược cho số lượng

container đã mượn. Trên “giấy cam kết mượn container” quy định rõ container
rỗng sẽ được trả tại bãi nào. Thường hãng tàu không thu cước phí trong vòng 7
đến 8 ngày đầu, nếu quá hạn vẫn chưa trả container thì phải đóng tiền lưu
container theo mức quy định của hãng tàu. Số tiền cược container sẽ được hãng
tàu trả lại nguyên vẹn nếu khi trả container về bãi trong tình trạng container vẫn
nguyên trạng và sạch như lúc mượn. Ngược lại số tiền này sẽ bị trừ bớt nếu
container bị hư hỏng hoặc dơ bẩn so với lúc mượn.
2.3.4. Khai hải quan điện tử cho lô hàng NK
− Thủ tục hải quan điện tử là một khâu rất quan trọng trong công tác giao nhận
hàng hóa. Thủ tục hải quan là cơ sở pháp lý để xác định hàng hóa thuộc đối
tượng chịu thuế NK. Sau khi tổng hợp được tất cả những thông tin về lô hàng,
nhân viên chứng từ sẽ lên tờ khai Hải quan điện tử cho lô hàng NK.
− Căn cứ luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, nghị định số
149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật
SVTT: Bùi Mạnh Cường Trang 16
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Đinh Văn Hưởng
thuế XNK.Căn cứ thông tư 133/2005/TT-PTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài
Chính về hướng dẫn thi hành thuế XNK, doanh nghiệp tự xác định, tự khai và
nộp thuế cho lô hàng XNK theo số tờ khai đúng quy định. Căn cứ vào những
thông tin trong bộ chứng từ kiểm tra hoàn chỉnh, nhân viên giao nhận tiến hành
khai các thông tin lên tờ khai hải quan điện tử mẫu HQ/2012-NK. Vì lô hàng
gồm nhiều mặt hàng khác nhau nên người khai Hải quan phải sử dụng đến 4
phục lục tờ khai NK theo mẫu HQ/2012-PLNK. Tờ khai gồm có 2 phần: phần
dành cho người làm TTHQ kê khai và phần dành cho Hải quan. Cụ thể người
khai Hải Quan sẽ khai trên tờ khai theo hướng dẫn cụ thể tại thông tư số
15/2012/TT-BTC ban hành ngày 08/02/2012 như sau:
− Đăng nhập vào phần mềm ECUS 4.0 với thông tin tài khoản của công ty
TNHH & SX Hùng Nghiệp.

SVTT: Bùi Mạnh Cường Trang 17

Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Đinh Văn Hưởng
− Trên giao diện mới của phần mềm, người khai Hải quan vào mục “Tờ khai
XNK” và vào mục “Đăng ký mới tờ khai NK” để đăng ký tờ khai cho lô hàng
NK.
− Sau khi vào mục “Đăng ký mới tờ khai NK” ta sẽ có giao diện sau.

SVTT: Bùi Mạnh Cường Trang 18
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Đinh Văn Hưởng
Lưu ý: Trên giao diện thông tin chung của tờ khai, người khai Hải quan cần
chú ý một số đến các tiêu chí có màu xám như:
 Tiêu chí số 1: Người NK (Mã).
 Tiêu chí số 4: Đại lý làm TTHQ (Mã).
 Tiêu chí số 9: Phương tiện vận tải.
 Tiêu chí số 10: Vận tải đơn.
 Tiêu chí số 12: Cảng, địa điểm xếp hàng.
 Tiêu chí số 13: Cảng, địa điểm dỡ hàng.
 Một số tiêu chí như: Số TK; Ngày ĐK; Số TN; Ngày TN; STT.
Người khai Hải quan không nhập dữ liệu vào các tiêu chí này, những tiêu chí
này sẽ được nhập từ các chứng từ khác hoặc cơ quan Hải quan sẽ trả về.
− Người khai Hải quan tiến hành khai thông tin vận tải đơn trước bằng cách vào
mục “Vận tải đơn”.
Người khai hải quan thực hiện khai đầy đủ các mục cần thiết trên vận đơn như:
 Loại vận đơn: Đường biển
 Số vận đơn: 920318801
 Ngày vận đơn: 21/06/2013
 Nơi phát hành: CN/china
 Tên PTVT: SANYA/1303
 Số hiệu container: MRKU7700289…
Một số tiêu chí trên vận đơn sẽ được chuyển đến thông tin chung của tờ khai.
Khi nhập xong thông tin của vận đơn, ta bấm nút “ghi” và chọn “ok”.

SVTT: Bùi Mạnh Cường Trang 19
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Đinh Văn Hưởng
− Tiếp theo ta sẽ nhập đến danh sách hàng tờ khai
Danh sách hàng gồm 14 loại hàng, người khai hải quan khai chi tiết lần lượt
từng mặt hàng với các tiêu chí của mỗi mặt hàng.
Ví dụ mặt hàng số 1:
 Tên hàng (mô tả chi tiết): Vải dệt kim (vải T/C 42g khổ 44”, đen) (có tỷ
trọng sợi Filament Plyeste trên 85%)
 Mã số HS: 54076900
 Xuất xứ: China
 Lượng hàng: 9000
 Đơn vị tính: YARD…
− Sau khi nhập xong danh sách hàng, ta sẽ nhập đến thông tin các chứng từ đi
kèm tờ khai. Thứ nhất là thông tin về hợp đồng thương mại.
SVTT: Bùi Mạnh Cường Trang 20
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Đinh Văn Hưởng
Trên thông tin hợp đồng thương mại, ta khai đầy đủ vào các tiêu chí như:
+ Số hợp đồng: HK-HY-2013-06-17
+ Phương thức thanh toán: TT
+ Ngày hợp đồng: 17/06/2013
+ Điều kiện giao hàng: CIF
+ Địa điểm giao hàng: YANTIAN…
Sau khi khai xong các tiêu chí ta bấm nút “ghi” và chọn “ok”, sau đó bấm nút
“đóng” hai lần để kết thúc việc nhập hợp đồng thương mại.
− Tiếp theo ta sẽ khai thông tin của hóa đơn thương mại.
SVTT: Bùi Mạnh Cường Trang 21
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Đinh Văn Hưởng
Thông tin các tiêu chí trên hóa đơn thương mại người khai Hải quan thực hiện
khai tương tự như khai hợp đồng thương mại.
Lưu ý: Tiêu chí “thông tin hàng” của hợp đồng thương mại và hóa đơn thương

mại người khai Hải quan không trực tiếp khai mà chọn vào mục “lấy hàng từ tờ
khai”.
− Sau khi tạo thông tin tờ khai HQĐT đúng theo các tiêu chí và khuôn dạng
chuẩn quy định thì người khai Hải quan gửi tờ khai HQĐT đến cơ quan Hải quan
qua hệ thống xử lý dự liệu điện tử Hải quan. Chờ tiếp nhận thông tin phản hồi
của cơ quan hải quan và thực hiện theo hướng dẫn.
SVTT: Bùi Mạnh Cường Trang 22
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Đinh Văn Hưởng
− Kết quả phân luồng tờ khai thuộc luồng đỏ. Cơ quan Hải quan yêu cầu xuất
trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ HQĐT và hàng hóa để kiểm tra. Người giao
nhận cần chuẩn bị các chứng từ cần thiết để đến cơ quan Hải quan mở tờ khai
cho lô hàng NK.
2.3.5. Làm thủ tục Hải Quan tại cảng
− Mặt hàng NK thuộc hàng hóa phải kiểm tra chất lượng theo quy định tại điểm c
khoản 1điều 12 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP. Lô hàng được áp dụng thông
quan theo phương thức đăng ký trước, kiểm tra sau quy định tại Khoản 2 Điều 4
Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2012. Theo
đó cơ quan Hải Quan chỉ cho tạm thời thông quan sau khi người NK hàng hóa đã
đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa NK tại cơ quan kiểm tra.
− Người giao nhận sẽ đến Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
3 (Trung tâm 3) để đăng kí kiểm tra chất lượng về hàng hóa NK. Hồ sơ đăng kí
kiểm tra chất lượng hàng hóa NK gồm:
+ Giấy “Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa NK” (04 bản).
+ Bản photo copy các giấy tờ sau: Hợp đồng (Contract), danh mục hàng hóa kèm
theo (Packing list).
+ Một bản sao chứng chỉ chất lượng có chứng thực (do bên nhà XK cung cấp).
SVTT: Bùi Mạnh Cường Trang 23
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Đinh Văn Hưởng
+ Các tài liệu khác có liên quan: Bản sao (có xác nhận của người NK) vận đơn;
hóa đơn (Invoice); tờ khai hàng hóa NK.

Hoàn thành thủ tục đăng kí kiểm tra chất lượng tại Trung tâm 3, người giao
nhận sẽ nhận được một giấy “Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa” có con dấu
và chữ ký xác nhận của giám đốc Trung tâm 3 để lập thành bộ hồ sơ Hải quan.
− Nhân viên giao nhận cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết trong bộ hồ sơ Hải quan
và kèm theo giấy “Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa” để đăng kí tờ khai Hải
quan. Bộ hồ sơ Hải quan gồm:
+ Tờ khai Hải quan: 02 bản chính
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa: 01 bản sao
+ Hóa đơn thương mại: 01 bản chính
+ Vận đơn: 01 bản sao
+ Bảng kê chi tiết hàng hóa: 01 bản chính
+ Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước về hàng hóa: 01 bản chính
− Ở một số cảng khi đi đăng kí tờ khai Hải quan, nhân viên giao nhận phải lấy số
thứ tự và ngồi chờ đến lượt của mình sẽ được phân vào quầy nào tại khu vực
đăng ký tờ khai hàng NK thì sẽ đến gặp cán bộ đăng ký ở quầy đó để mở tờ khai.
Tuy nhiên ở cảng Cát Lái, khi đến mở tờ khai Hải quan, nhân viên giao nhận sẽ
nhập mã số tờ khai lên máy tính chung đặt trước quầy thủ tục để xem tờ khai của
mình sẽ do cán bộ Hải quan nào tiếp nhận. Các bước mở tờ khai diễn ra như sau:
+ Nhân viên giao nhận nộp bộ hồ sơ Hải quan vào bộ phận đăng ký NK. Hải
quan đăng ký sẽ nhập mã số thuế của doanh nghiệp để kiểm tra điều kiện cho
phép mở tờ khai của doanh nghiệp trên hệ thống còn nợ thuế, kiểm tra ân hạn
thuế và bảo lãnh thuế.
+ Sau khi hoàn thành tiếp nhận và đăng ký hồ sơ, công chức Hải quan sẽ chuyển
hồ sơ sang bộ phận tính thuế. Ở Hải quan cảng thì bên cạnh công chức Hải quan
tiếp nhận hồ sơ sẽ có một công chức tính thuế ngồi bên cạnh và làm việc trực tiếp
với bộ hồ sơ đó.
+ Nếu tờ khai luồng xanh thì bộ phận tính thuế sẽ không kiểm tra lại nữa. Đây là
tờ khai luồng đỏ nên hồ sơ sẽ được tính giá trước, sau đó chuyển qua tính thuế và
bộ phận này sẽ đóng dấu lên lệnh hình thức. Sau khi hồ sơ đã qua bộ phận tính
giá thuế thì bộ phận luân chuyển hồ sơ sẽ chuyển hồ sơ tới lãnh đạo chi cục duyệt

và phân luồng lại mức độ kiểm tra cho lô hàng.
+ Tiếp theo hồ sơ sẽ được luân chuyển cho từng bộ phận tương ứng với việc
phân luồng của tờ khai. Nếu luồng xanh chuyển cho cán bộ mở tờ khai ký thông
SVTT: Bùi Mạnh Cường Trang 24
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Đinh Văn Hưởng
quan, luồng vàng chuyển cho cán bộ giá thuế ký thông quan. Vì đây là tờ khai
luồng đỏ nên hồ sơ sẽ chuyển cho cán bộ kiểm bộ kiểm tra chứng từ giấy và sau
đó chuyển cho cán bộ kiểm hóa. Cán bộ Hải quan sẽ ghi lại kết quả kiểm tra
chứng từ giấy vào “phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ”.
+ Bộ phận luân chuyển hồ sơ sẽ ghi vào sổ theo dõi và ghi số tờ khai luồng đỏ
cùng tên hai cán bộ kiểm hóa lên bảng thông báo bằng bằng màn hình LCD đặt
ngay trước quầy thủ tục. Nhân viên giao nhận sẽ theo dõi xem lô hàng mình
thuộc trách nhiệm của cán bộ hải quan nào kiểm để liên hệ và tiến hành kiểm
hóa.
+ Hàng NK phải kiểm hóa có 3 mức độ kiểm hóa chi tiết như sau:
 Kiểm tra toàn bộ lô hàng
 Kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện thì kết thúc kiểm tra, nếu
phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi kết luận mức độ vi phạm.
 Kiểm tra thực tế 5% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm
tra, nếu vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi kết luận mức độ vi phạm.
Lô hàng NK này được lãnh đạo chi cục Hải quan quyết định phê duyệt kiểm tra
thực tế ở mức 10% lô hàng, nếu không phát hiện sai phạm thì kết thúc kiểm tra,
nếu vi phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi kết luận mức độ vi
phạm.
SVTT: Bùi Mạnh Cường Trang 25

×