Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp ở huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876.97 KB, 92 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH




NGUYỄN CÔNG SỰ




PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP
Ở HUYỆN QUANG BÌNH TỈNH HÀ GIANG






LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP













THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH




NGUYỄN CÔNG SỰ




PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP
Ở HUYỆN QUANG BÌNH TỈNH HÀ GIANG

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60 62 01 15






LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS LƢU NGỌC TRỊNH








THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chƣa
công bố tại bất kỳ nơi nào, mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông
tin xác thực.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Hà Giang, ngày tháng năm 2014
Học viên



Nguyễn Công Sự






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lƣu Ngọc Trịnh, ngƣời thầy
đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Kinh tế, khoa Sau Đại
học - Trƣờng Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh Thái Nguyên - Đại học Thái
Nguyên đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu,
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các tới Ban lãnh đạo thuộc Ủy Ban Nhân Dân
huyện Quang Bình - tỉnh Hà Giang, các đồng chí, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Do bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu
sót, tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Giang, ngày tháng năm 2014
Học viên



Nguyễn Công Sự







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ vii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu 2
5. Những đóng góp mới của luận văn 3
6. Tình hình nghiên cứu đề tài 3
7. Kết cấu của luận văn 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 4
1.1.2. Vai trò của việc áp dụng công nghệ trong nông nghiệp 7

1.1.3. Nội dung ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp 8
1.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp 10
1.2. Cơ sở thực tiễn 14
1.2.1. Thành tựu của thế giới về ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp 14
1.2.2. Thành tựu của Việt Nam về ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp 16
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về ứng dụng công nghệ trong
nông nghiệp 17
Tiểu kết chƣơng 1 19
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
2.1. Câu hỏi nghiên cứu 20
2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu 20
2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp 20
2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp 21
2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu 22
2.3.1. Phƣơng pháp phân tích 22
2.3.2 Lý thuyết về phƣơng pháp phân tích 24
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 27
Tiểu kết chƣơng 2 28
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN
QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG 29
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 29
3.1.1. Tổng quan tỉnh Hà Giang 29
3.1.2. Tổng quan huyện Quang Bình 33
3.2. Thực trạng về ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp ở huyện
Quang Bình, tỉnh Hà Giang 35

3.2.1. Tình hình ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi 35
3.2.2. Tình hình ứng dụng công nghệ trong trồng trọt 40
3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp
ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang 51
3.3.1. Tổng quan về các yếu tố ảnh hƣởng trên địa bàn nghiên cứu 51
3.3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến ứng dụng công nghệ trong
nông nghiệp ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang 58
3.4. Phân tích SWOT về ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang 61
3.4.1. Yếu tố bên ngoài 61
3.4.2. Yếu tố bên trong 62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
Tiểu kết chƣơng 3 64
Chƣơng 4: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƢỜNG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN
QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG 65
4.1. Một số quan điểm cơ bản về ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp 65
4.2. Mục tiêu và định hƣớng nhằm tăng cƣờng ứng dụng công nghệ
trong nông nghiệp huyện Quang Bình - tỉnh Hà Giang 66
4.2.1. Mục tiêu của việc ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp huyện
Quang Bình 66
4.2.2. Định hƣớng trong việc ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp
huyện Quang Bình 66
4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng ứng dụng công nghệ
trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang 68
4.3.1. Đối với Nhà nƣớc 68
4.3.2. Đối với chính quyền địa phƣơng 72

4.3.3. Đối với hộ nông dân 75
KẾT LUẬN 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC 79


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

CN
Công nghiệp
CNH
Công nghiệp hoá
ESCAP
Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng
GMC
Cây trồng biến đổi gen (Genetically Modified Crop)
GMF
Thực phẩm biến đổi gen (Genetically Modified Food)
GMO
Biến đổi gen (Genetically Modified Organism)
HĐH
Hiện đại hoá
HTX
Hợp tác xã
KH-CN
Khoa học - Công nghệ

KHKT
Khoa học kỹ thuật
NN&PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
R-D
Nghiên cứu và phát triển
UBND
Uỷ ban nhân dân
UNIDO
Tổ chức phát triển Công nghiệp của Liên Hợp Quốc



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô tả khái niệm về công nghệ 4
Bảng 2.1: Mô tả địa bàn nghiên cứu tại huyện Quang Bình 21
Bảng 2.2: Nội dung phân tích SWOT 27
Bảng 3.1: Cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm huyện Quang Bình năm
2010 - 2012 47
Bảng 3.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa ở huyện Quang Bình giai đoạn
2010 - 2012 48
Bảng 3.3: Sự phân bố tuổi của chủ hộ sản xuất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu 52
Bảng 3.4: Sự phân bố giới tính của chủ hộ sản xuất nông nghiệp 53
Bảng 3.5: Trình độ học vấn của chủ hộ sản xuất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu 54
Bảng 3.6: Hiệu quả của công tác khuyến nông trong sản xuất nông nghiệp tại
địa bàn nghiên cứu 54
Bảng 3.7: Diện tích sản xuất nông nghiệp của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu 55

Bảng 3.8: Sự phân bố lao động chính tại nông hộ tham gia sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn nghiên cứu 57
Bảng 3.9: Năng suất lúa vụ Hè Thu 2012 tại địa bàn nghiên cứu 58
Bảng 3.10: Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất cây trồng trong nông nghiệp
nhằm làm tăng việc ứng dụng công nghệ của nông hộ tại huyện
Quang Bình, tỉnh Hà Giang
59
Bảng 3.11: Tóm tắt phân tích SWOT mô hình ứng dụng công nghệ trong sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quang Bình 63


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế của mọi
quốc gia. Đó là các chức năng chuyển giao lao động, cung cấp nhu yếu phẩm, thu
xuất khẩu, tích lũy tiết kiệm và tạo thị trƣờng nội địa cho hàng hóa sản xuất trong
nƣớc. Sự phát triển nông nghiệp trong bất cứ khu vực nào là kết quả của điều kiện
tự nhiên thuận lợi, chính sách hợp lý và sự phát triển các thể chế quan trọng. Trong
hầu hết các khu vực trên thế giới mà quá trình chuyển đổi nông nghiệp đã đƣợc ghi
nhận. Năng suất trong nông nghiệp ngày càng gia tăng do có những cải tiến về công
nghệ, bao gồm cả hạt giống, phân bón, và kiểm soát nƣớc (Johnston và Kilby, 1975;
Mellor, 1976; Gabre Madhin và Johnston, 2002).
Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của các Bộ Nông nghiệp trong hàng chục
năm qua, việc áp dụng các công nghệ nông nghiệp mới vẫn còn thấp. Ví dụ, ở
Mozambique dƣới 7% số hộ nông nghiệp trồng ngô, một cây trồng chủ lực, sử dụng
giống ngô cải thiện. Dƣới 5% hộ nông dân sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu.
Trong khi việc ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp đƣợc cho là ở mức thấp, rất

ít nghiên cứu cố gắng giải thích tốc độ chậm chạp của việc áp dụng các công nghệ
nông nghiệp.
Huyện Quang Bình là một huyện trung du miền núi nằm ở phía tây nam của
tỉnh Hà Giang, huyện lỵ là thị trấn Yên Bình. Là huyện có nhiều tiềm năng nông
lâm nghiệp chƣa đƣợc khai thác. Tuy nhiên, năng suất lao động vẫn còn thấp và
kinh tế hộ nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân
quan trọng là ngƣời dân chƣa thực sự có động lực trong việc ứng dụng công nghệ
trong sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy nghiên cứu phát triển kinh tế hộ nông dân
theo hƣớng sản xuất hàng hoá là hết sức cần thiết đối với huyện Quang Bình. Chính
vì vậy, tác giả chọn đề tài: "Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
công nghệ trong nông nghiệp ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang" làm luận văn
thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến việc ứng
dụng công nghệ trong nông nghiệp từ đó đề xuất đƣợc các gợi ý về giải pháp nhằm
tăng cƣờng việc ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp tại huyện Quang Bình, tỉnh
Hà Giang.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về ứng dụng công nghệ
trong sản xuất nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng về ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp ở huyện
Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến việc ứng dụng công nghệ trong nông
nghiệp ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
- Đề xuất và gợi ý các giải pháp nhằm tăng cƣờng việc ứng dụng công nghệ

trong nông nghiệp ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh
hƣởng đến việc ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp ở huyện Quang Bình, tỉnh
Hà Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về nội dung: Nghiên cứu thực tiễn các yếu tố ảnh hƣởng đến việc ứng
dụng công nghệ trong nông nghiệp ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
3.2.2. Về thời gian: Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012.
3.2.3. Về không gian: Trên địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Đề tài là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, là tài liệu giúp
huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang xây dựng một số chính sách, chƣơng trình nhằm
phát triển công nghệ trong nông nghiệp cho các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
5. Những đóng góp mới của luận văn
- Các giải pháp đƣa ra nhằm giúp các hộ nông dân nâng cao công nghệ sản
xuất, gia tăng năng suất đƣợc xây dựng thông qua phân tích, xác định các yếu tố ảnh
hƣởng đến ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp, do vậy các giải pháp sẽ sát với
thực tế và phù hợp với điều kiện của nhóm hộ hơn.
- Ứng dụng mô hình phân tích sự tác động của các yếu tố ảnh hƣởng tới công
nghệ cho phép đƣa ra các kết luận chính xác về sự tác động đó.
6. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vận dụng tiến bộ KH - CN trong sự phát triển nông nghiệp là vấn đề thu hút
đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc.
Ở Việt Nam, vấn đề này đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu trên nhiều góc
độ khác nhau. Trong đó có một số cách tiếp cận cơ bản:

- Tiếp cận trên góc độ kinh tế - kỹ thuật với các tác giả tiêu biểu nhƣ GS. TS
Võ Tuyên Hoàng, GS. TS Đào Thế Tuấn, GS. TS Võ Tòng Xuân
- Tiếp cận trên góc độ chính sách KH - CN với các tác giả tiêu biểu: GS. TS
Đăng Hữu, GS. TS Lê Quý An, TS Nguyễn Văn Thụy, TS Võ Cao Đàm
- Tiếp cận trên góc độ quản lý nông nghiệp của các nhà khoa học ở Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế, Viện Kinh tế
nông nghiệp, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trƣờng Đại học Kinh tế
quốc dân
Do tính chất phức tạp và rộng lớn của vấn đề, luận văn chủ yếu tập trung
nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến việc ứng dụng công nghệ trong
nông nghiệp ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, từ đó đề ra những phƣơng hƣớng
và biện pháp chủ yếu để vận dụng có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ trong nông
nghiệp ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
Đây là một đề tài chƣa có một luận văn Thạc sỹ nào ở Việt Nam nghiên cứu.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo đề tài đƣợc chia thành 4 chƣơng.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
Chương 3: Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công
nghệ trong nông nghiệp ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
Chương 4:Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ
trong nông nghiệp ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

 Khái niệm về công nghệ
* Khái niệm “Công nghệ” (Technology) đƣợc giáo sƣ ngƣời Đức tên
là JOHAHN BECKMANN nêu ra từ thế kỷ 18. Từ đó một ngành khoa học mới đã
đƣợc hình thành đó là ngành CÔNG NGHỆ.
* Khái niệm Công nghệ có thể đƣợc mô tả nhƣ sơ đồ dƣới đây

Sơ đồ 1.1: Mô tả khái niệm về công nghệ
Trong đó sản phẩm đầu ra gồm:

Sản phẩm phần cứng: Sản phẩm đƣợc chế tạo gồm các chi tiết, các sản
phẩm máy móc.v.v.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
Sản phẩm phần mềm: Gồm các sản phẩm nhƣ phầm mềm máy tính, các
khái niệm, các lý thuyết.v.v.
Sản phẩm trung gian hoặc cuối cùng: Gồm các loại vật tƣ chế biến nhƣ
các loại dung dịch hoá chất cơ bản.v.v.
Sản phẩm dịch vụ: nhƣ du lịch, thƣơng mại, thông tin.v.v
* Một số định nghĩa:
Công nghệ: Tổng thể nói chung các phƣơng pháp gia công, chế tạo, làm
thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên vật liệu hay bán thành phẩm sử
dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm (Từ điển Tiếng việt).
Công nghệ học: Khoa học về phƣơng pháp tác động lên nguyên vật liệu
hay bán thành phẩm bằng công cụ sản xuất thích ứng (Từ điển Tiếng việt).
Theo Tổ chức phát triển Công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO):
Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng
các công trình nghiên cứu và sử dụng nó có hệ thống, có phƣơng pháp.
Công nghệ là sản phẩm tinh hoa của trí tuệ mà con ngƣời tạo ra cho xã

hội và là công cụ chủ yếu để con ngƣời đạt đƣợc mục đích cần thiết, là cơ sở để
nâng cao năng suất lao động, tận dụng tài nguyên thiên nhiên, cải thiện điều kiện
làm việc.
Theo Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng
(ESCAP):
Công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật để chế biến
nguyên vật liệu và thông tin. Nó bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết
bị và phƣơng pháp sử dụng chúng trong sản xuất, trong chế biến thông tin,
trong dịch vụ công nghiệp và trong quản lý.
Khái niệm về công nghệ: Luật khoa học và công nghệ (năm 2000) định
nghĩa: “Công nghệ là tập hợp các phƣơng pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công
cụ, phƣơng tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”
Tóm lại: Công nghệ là tập hợp một hệ thống kiến thức và kết quả của
khoa học đƣợc ứng dụng nhằm mục đích biến các tài nguyên thiên nhiên thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
các sản phẩm. Công nghệ là chìa khoá cho sự phát trển, niềm hy vọng để nâng cao
mức sống xã hội.
 Khái niệm về công nghệ trong nông nghiệp
Công nghệ trong nông nghiệp đƣợc hiểu là sự áp dụng một cách hợp lý các
kỹ thuật tiên tiến nhất trong việc chọn tạo giống mới; chăm sóc nuôi dƣỡng cây
bằng hệ thống thiết bị tự động, điều khiển từ xa; chế biến phân bón vi sinh cho cây
trồng; thuốc bảo vệ thực vật; công nghệ tự động trong thuỷ lợi; công nghệ chế biến
cây trồng và xử lý chất thải bảo vệ môi trƣờng trong đó công nghệ sinh học đóng
vai trò chủ đạo trong việc phát triển công nghệ nông nghiệp hiện nay.
 Áp dụng công nghệ trong nông nghiệp
Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ, đến nay lĩnh vực công nghệ
sinh học ở Việt Nam đã có bƣớc phát triển nhanh, cơ bản đáp ứng yêu cầu công

nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Công nghệ sinh học đã trở thành công cụ đóng góp thiết thực và hiệu quả cho
việc nâng cao chất lƣợng, trình độ của các tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản
xuất nông nghiệp.
Hiện tại đã có 5 chƣơng trình, đề án khoa học công nghệ sinh học đƣợc Thủ
tƣớng Chính phủ phê duyệt và đang triển khai thuộc các lĩnh vực nhƣ nông nghiệp
và phát triển nông thôn, thủy sản, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trƣờng và công
nghệ nền trong công nghệ sinh học.
Các nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp
đƣợc chú trọng hơn, tập trung vào việc ứng dụng để tạo các giống cây trồng mới,
nhất là các công nghệ về ứng dụng chỉ thị phân tử, ứng dụng công nghệ gen để tạo
các cây trồng biến đổi gen.
Việc nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực này đã đáp ứng yêu cầu tạo ra các
giống cây trồng thế hệ mới với các đặc tính nông sinh học có ƣu điểm vƣợt trội (nhƣ
kháng sâu, kháng thuốc trừ cỏ, chống chịu các điều kiện bất thuận của môi trƣờng).
Các nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học cũng hƣớng vào việc nhân
nhanh các giống cây trồng mới bằng công nghệ khí canh-thủy canh, công nghệ
bioreactor; công nghệ cấy truyền phôi, công nghệ tinh đông lạnh cọng rạ, công nghệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
sản xuất tinh lựa chọn giới tính trong chăn nuôi; công nghệ nhân giống nấm bằng
dịch thể; phát triển và áp dụng các chế phẩm sinh học vào các quy trình sản xuất
sạch, sản xuất vắcxin thế hệ mới.
Nhờ đó đến nay, Việt Nam đã nghiên cứu thành công và sản xuất thƣơng mại
vắcxin cúm gia cầm (cúm A/H5N1), giúp tiết kiệm ngân sách nhập vắcxin từ 25-30
triệu USD mỗi năm.
Hiện nay, Chƣơng trình phát triển sản phẩm Quốc gia đang tiếp tục nghiên
cứu để sản xuất quy mô lớn các loại vắcxin phòng chống bệnh lở mồm long móng ở

gia súc và bệnh tai xanh ở lợn; nghiên cứu sản xuất vắcxin cho cá giò; đang nghiên
cứu chế tạo vắcxin cho bệnh gan thận mủ ở cá tra.
Ngoài ra, việc sản xuất các bộ kít chẩn đoán bệnh nhanh, sớm, nhạy, độ
chính xác cao đã góp phần tích cực trong công tác dự báo, xây dựng kế hoạch giám
sát, phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm, bệnh lạ cho vật nuôi, cây trồng nhƣ dịch
bệnh vàng lùn xoăn lá, bệnh lùn lụi lúa, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản, bệnh
đốm trắng trên tôm
1.1.2. Vai trò của việc áp dụng công nghệ trong nông nghiệp
 Vai trò của công nghệ
Công nghệ đã góp phần quan trọng lý giải và khẳng định giá trị khoa học và
thực tiễn của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin và Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, con đƣờng đi lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; cung cấp luận cứ khoa học phục vụ hoạch định đƣờng
lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; góp phần vào thành công của
công cuộc đổi mới nói chung và vào quá trình đổi mới tƣ duy kinh tế nói riêng.
Các kết quả điều tra cơ bản và nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên đã phục vụ xây dựng luận cứ khoa học cho các phƣơng án phát triển
kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Công nghệ đã góp phần quan trọng trong việc tiếp thu, làm chủ, thích nghi và
khai thác có hiệu quả các công nghệ nhập từ nƣớc ngoài. Nhờ đó, trình độ công
nghệ trong một số ngành sản xuất, dịch vụ đã đƣợc nâng lên đáng kể, nhiều sản
phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh cao hơn. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp
KH&CN đã tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lƣợng và năng suất cao,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, đƣa nƣớc ta từ chỗ là nƣớc nhập
khẩu lƣơng thực trở thành một trong những nƣớc xuất khẩu gạo, cà phê, v.v hàng
đầu trên thế giới.
Các chƣơng trình nghiên cứu trọng điểm về công nghệ thông tin, công nghệ

sinh học, công nghệ vật liệu, tự động hoá, công nghệ cơ khí - chế tạo máy, đã góp
phần nâng cao năng lực nội sinh trong một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến, nâng cao
năng suất, chất lƣợng và hiệu quả của nhiều ngành kinh tế.
Khoa học và công nghệ trong những năm qua đã góp phần đào tạo và nâng
cao trình độ nhân lực, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trƣờng, giữ gìn bản
sắc và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
 Vai trò của việc ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp
Công nghệ có vai trò quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp thể hiện trên
các mặt sau:
Trước hết, tiến bộ công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp đem lại cho
nông nghiệp những kết quả sản xuất cao, nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm,
nâng cao hiệu quả kinh tế.
Thứ hai, trên cơ sở đi sâu vào giới tự nhiên, tiến bộ công nghệ giúp con
ngƣời lợi dụng đƣợc những ƣu ái của tự nhiên đồng thời khắc phục đƣợc những
khó khăn do tự nhiên gây ra để phát triển sản xuất nông nghiệp.
Thứ ba, những tiến bộ công nghệ về công cụ sản xuất sẽ tạo ra hệ thống công
cụ tốt hơn, kinh tế hơn giúp cho việc nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ cƣờng
độ lao động của con ngƣời.
Thứ tư, việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất sẽ nâng cao trình độ hiểu
biết kỹ thuật và tay nghề của ngƣời lao động, góp phần cải tiến lề lối canh tác cũ và
hình thành cách làm ăn khoa học.
1.1.3. Nội dung ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp
Xuất phát từ những đặc điểm riêng biệt của sản xuất nông nghiệp so với các
ngành sản xuất vật chất khác. Vì vậy, ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp bao
gồm các nội dung là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
Thứ nhất: Những tiến bộ công nghệ trong nông nghiệp hƣớng vào việc giải

thích tính quy luật của sự phát triển và làm biến đổi những cơ thể sống - cây trồng,
vật nuôi. Sinh vật và điều kiện sống của chúng rất đa dạng, phong phú. Để cây
trồng, vật nuôi phát triển tốt, cho năng suất và chất lƣợng sản phẩm cao, ngoài yếu
tố có tính chất tiền đề là giống cây, con cần phải tạo ra hàng loạt các yếu tố đồng bộ
tác động đến điều kiện và môi trƣờng sống của chúng. Vì vậy, tiến bộ công nghệ
trong nông nghiệp phải đƣợc phát triển cả bề rộng và bề sâu.
Thứ hai: Sự đa dạng về điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai, sinh vật cũng
nhƣ các điều kiện về dân cƣ, lao động trong nông nghiệp đặt ra những tình huống
phức tạp trong việc lựa chọn công nghệ và phƣơng pháp tổ chức ứng dụng công
nghệ vào sản xuất.
Thứ ba: Trong sản xuất nông nghiệp, ngƣời ứng dụng những tiến bộ công
nghệ vào sản xuất chủ yếu là ngƣời nông dân với sự non yếu về nhiều mặt nhƣ trình
độ kỹ thuật, phƣơng tiện sản xuất, tâm lý sản xuất nhỏ đồng thời giữa họ có sự
phân hóa tƣơng đối rõ nét về các mặt trên. Vì vậy để đƣa tiến bộ công nghệ vào sản
xuất một cách có hiệu quả cần phải tính đến những điều kiện ứng dụng cụ thể, phải
lựa chọn đối tƣợng ứng dụng phù hợp cho từng loại công nghệ, đồng thời chú ý
phát huy những kinh nghiệm truyền thống của từng vùng, từng địa phƣơng.
Sự phong phú, đa dạng của sản xuất nông nghiệp với những đặc điểm riêng
biệt của nó làm cho tiến bộ công nghệ trong sản xuất nông nghiệp rất đa dạng,
phong phú. Có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau: phân loại theo tính chất;
theo ngành; theo khâu công việc
Nhìn chung, Ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp có những nội
dung khác nhau, tuy vậy chúng đều có những bộ phận hợp thành nhƣ nhau trên cơ
sở thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Tiến bộ công nghệ đó nghiên cứu vấn đề gì (hoặc khía cạnh nào) của quá
trình sản xuất?
- Tính khoa học và mới mẻ của công nghệ.
- Những tiêu chuẩn cụ thể về các yêu cầu kỹ thuật của một công nghệ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


10
- Cơ chế vận hành hay phƣơng thức kết hợp các yếu tố vật chất của tiến bộ
công nghệ.
- Những hạn chế của nó về mặt kỹ thuật và phạm vi ứng dụng.
Đối với một nƣớc, các nguồn ứng dụng công nghệ có thể ứng dụng vào sản
xuất nông nghiệp là:
- Đúc rút từ kinh nghiệm thực tế.
- Những kết quả nghiên cứu và phát triển (R-D) qua khảo nghiệm và đƣợc áp
dụng trong thực tế sản xuất.
- Những kết quả nghiên cứu và phát triển (R-D) từ bên ngoài đƣa vào.
Do vậy, trong chiến lƣợc ứng dụng công nghệ vào sản xuất của một nƣớc cần
phải kết hợp chặt chẽ các nguồn này.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp
Trong sản xuất nông nghiệp việc ứng dụng công nghệ có hiệu quả hay không
phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau:
 Tuổi của chủ hộ
Nguồn lực lao động là lực lƣợng sản xuất quan trọng nhất của xã hội. Việc
nghiên cứu nguồn nhân lực trong nông nghiệp có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát
triển nông nghiệp cũng nhƣ đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Nguồn nhân lực trong nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động
sản xuất nông nghiệp, bao gồm số lƣợng và chất lƣợng của ngƣời lao động. Về số
lƣợng bao gồm những ngƣời trong độ tuổi (nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55
và những ngƣời trên và dƣới độ tuổi nói trên tham gia hoạt động sản xuất nông
nghiệp). Nhƣ vậy về lƣợng của nguồn nhân lực trong nông nghiệp khác ở chỗ, nó
không phải chỉ bao gồm những ngƣời trong độ tuổi mà bao gồm cả những ngƣời
trên và dƣới độ tuổi có khả năng và thực tế tham gia lao động. Vì vậy trong công tác
ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp thì độ tuổi của các thành viên trong
gia đình là rất quan trọng. Đặc biệt nhân tố độ tuổi của chủ hộ giữ vai trò quan trọng
nhất trong hộ gia đình đó.

 Giới tính của của hộ
Chủ hộ là ngƣời quyết định chính đến môi trƣờng sinh hoạt của hộ, cách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
thức làm việc của hộ nên chủ hộ là nam giới sẽ có tính quyết đoán cao hơn, khả
năng giao tiếp tốt hơn, dễ đạt thành công hơn trong việc đƣa ứng dụng công nghệ
vào sản xuất nông nghiệp
.
Ở các nƣớc đang phát triển, nơi mà những thành kiến về vai trò của ngƣời
phụ nữ còn tƣơng đối khắt khe thì giới tính của chủ hộ cũng có khả năng ảnh
hƣởng đến sự nghèo đói của hộ. Những hộ có chủ hộ là nữ giới có nhiều khả năng
rơi vào cảnh nghèo hơn so với chủ hộ là nam giới. Phụ nữ ở đây đóng một vai trò
quan trọng trong việc lao động và cả trong việc quản lý tài chính của gia đình
nhƣng họ thƣờng phải đối mặt với việc bị phân biệt đối xử. Ngƣời phụ nữ ở nông
thôn phải gánh vác công việc đồng áng, ngoài ra họ còn phải tham gia làm thuê hay
buôn bán trong những lúc nông nhàn, chuyện cái ăn, cái mặc cho gia đình đã chiếm
hết thời gian, họ ít có điều kiện giao lƣu ra bên ngoài xã hội hay mở mang tri thức.
Mặc dù đã có nhiều thay đổi để thực hiện khẩu hiệu “nam nữ bình đẳng” nhƣng ở
nông thôn, trong gia đình, thƣờng là ngƣời đàn ông sẽ quyết định mọi việc.
 Trình độ học vấn
Học vấn gắn với ngƣời đứng đầu trong hộ nên chủ hộ có học vấn cao tính bằng
số năm đi học sẽ giúp cho họ có nhận thức tốt hơn trong tổ chức sản xuất của hộ làm
hộ có khả năng áp dụng công nghệ kỹ thật vào sản xuất nông nghiệp cao. Hộ nông dân
thƣờng ít cho con em đến trƣờng vì chi phí cho con cái đi học cao, và việc đi học
mất đi lao động tạo thu nhập trƣớc mắt, hơn cả là quan niệm không cần đi học, chỉ
cần có kinh nghiệm là đủ.
Theo các nghiên cứu trƣớc đây, trình độ học vấn có tƣơng quan thuận với tỷ
lệ áp dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp của ngƣời nông dân. Ngƣời nông

dân thƣờng không có đủ tiền để trang trải chi phí học tập cho nên thƣờng bỏ học rất
sớm hay thậm chí là không đi học. Trình độ học vấn thấp sẽ là rào cản để họ tìm
kiếm một việc làm có thu nhập ổn định hoặc ứng dụng khoa học và kỹ thuật trong
sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, trình độ học vấn của chủ hộ còn có ảnh hƣởng đến
các quyết định có liên quan đến việc chăm sóc, nuôi dƣỡng hay cho con cái
đi học
và ảnh hƣởng trực tiếp đến phƣơng thức sản xuất cho hộ gia đình.

 Công tác khuyến nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
Công việc của khuyến nông là:
- Tiếp thu, tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học- kỹ thuật nông nghiệp
(Tập huấn kỹ thuật, tiếp thu chủ trƣơng của tỉnh sau đó phổ biến cho cho dân).
- Tổ chức, tham gia thực hiện xây dựng mô hình trình diễn về khuyến nông
tại địa bàn phụ trách.
- Báo cáo, phản ánh tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của xã theo định kỳ
(tháng, quý, năm).
- Tìm hiểu nguyện vọng của nông dân để đề đạt lên tổ chức khuyến nông cấp trên.
- Tổng hợp nội dung liên quan đến quản lý sản xuất nông lâm nghiệp, cấp xã.
- Tổ chức và hƣớng dẫn hoạt động cho các nhóm nông dân.
- Tham gia các hoạt động khác ỏ địa phƣơng khi có yêu cầu (Tham gia ban
quản lý HTX, thu thuế, tham gia công tác đoàn thể ).
Từ những công việc trên ta thấy công tác khuyến nông có vai trò quan trọng
với việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.
 Diện tích đất của hộ
Đất đai trong nông nghiệp ngày càng thu hẹp do có sự chuyển dịch sang các
loại đất khác bởi nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong khi đất đai không

thể thiếu trong hộ sản xuất nông nghiệp vì vậy sẽ làm cho các hộ thiếu đất sản xuất
gần với khả năng nghèo hơn, do đó công tác ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp càng trở nên khó khăn hơn. Nếu địa phƣơng có quỹ đất rộng đồng nghĩa với
việc hộ gia đình sẽ có diện tích đất lớn. Từ đó việc áp dụng công nghệ trên quy mô
lớn sẽ đƣợc hƣởng ứng nếu công nghệ đó hiệu quả.
 Tiếp cận tín dụng
Giúp cho hộ có khả năng đầu tƣ cải thiện điều kiện làm việc, mở rộng việc
làm, tăng nguồn thu nhập cho hộ sẽ giúp hộ nhanh chóng tiếp cận đƣợc tiến bộ khoa
học - công nghệ trong nuôi trồng, từ đó phát triển sản xuất và tăng thu nhâp. Vì những
ngƣời nông thƣờng có nhu cầu trong tƣơng lai chỉ hạn chế ở mức tránh đƣợc rủi ro
thƣờng gặp trong đời sống hàng ngày. Thiếu vốn và kỹ thuật nên khó có kế hoạch
dài hạn và càng dễ gặp khó khăn bất trắc trong cuộc sống, cuộc sống gắn liền với
bệnh tật và mất vệ sinh bên cạnh môi trƣờng ô nhiễm. Vì thế, tiếp cận đƣợc các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
nguồn vốn sẽ là điều kiện rất thuận lợi giúp họ ứng dụng công nghệ vào sản xuất
nông nghiệp.
Không có vốn thì không thể hoạt động sản xuất nông nghiệp. Thiếu vốn đầu
tƣ dẫn đến năng xuất thấp, kéo theo thu nhập thấp, tiết kiệm thấp, đầu tƣ thấp, thu
nhập lại tiếp tục thấp … Nhƣ vậy hộ gia đình sẽ không có điều kiện áp dụng các
ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong nông nghiệp. Các nghiên cứu ở Việt Nam cho
thấy ngƣời nông dân hay gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng chính
thức của Chính phủ, trong khi đó những nguồn tín dụng phi chính thức chỉ mang
giải pháp tình thế chứ ít có khả năng giúp hộ gia đình ứng dụng công nghệ trong sản
xuất nông nghiệp. Có nhiều nguyên nhân, nhƣng nếu loại trừ nguyên nhân do sự
nhũng nhiễu của những ngƣời có trách nhiệm thì nguyên nhân còn lại là do ngƣời
nông dân thiếu hiểu biết, không có tài sản thế chấp, không biết cách làm ăn dẫn đến
không có khả năng áp dụng công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất.

 Lao động của hộ
Về chất lƣợng bao gồm thể lực và trí lực của ngƣời lao động, cụ thể là trình
độ sức khoẻ, trình độ nhận thức, trình độ chính trị, trình độ văn hoá, nghiệp vụ và
tay nghề của ngƣời lao động.
Nguồn nhân lực trong nông nghiệp có những đặc điểm riêng so với các
ngành sản xuất vật chất khác, trƣớc hết mang tính thời vụ cao là nét đặc trƣng điển
hình tuyệt đối không thể xoá bỏ, nó làm phức tạp quá trình sử dụng yếu tố nguồn
nhân lực trong nông nghiệp. Là thứ lao động tất yếu, xu hƣớng có tính quy luật là
không ngừng thu hẹp về số lƣợng và đƣợc chuyển một bộ phận sang các ngành
khác, trƣớc hết là công nghiệp với những lao động trẻ khoẻ có trình độ văn hoá và
kỹ thuật. Vì thế số lao động ở lại trong khu vực công nghiệp thƣờng là những ngƣời
có độ tuổi trung bình cao và tỷ lệ này có xu hƣớng tăng lên. Còn lại số lao động của
hộ mà trực tiếp tham gia vào sản xuất nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu là lao động
thời vụ, và ngƣời ngoài độ tuổi lao động.
Số lƣợng lao động của hộ có vai trò đến công tác ứng dụng công nghệ trong
nông nghiệp của hộ gia đình.
 Yếu tố văn hóa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
Văn hóa thƣờng đƣợc định nghĩa là hệ thống những giá trị và đức tin, truyền
thống và những chuẩn mực hành vi. Văn hóa đƣợc hình thành và phát triển qua
nhiều thế hệ, đƣợc truyền từ đời này sang đời khác. Văn hóa thƣờng đƣợc hấp thụ
ngay từ buổi đầu trong đời sống gia đình, giáo dục, tôn giáo, trong công việc và
bằng giao tiếp với những ngƣời khác trong cộng đồng. Có thể xem văn hóa là
nguyên nhân đầu tiên, cơ bản quyết định đến nhu cầu và hành vi của con ngƣời.
Những điều cơ bản về cảm thụ, giá trị thực sự, sự ƣa thích, thói quen, hành vi ứng
xử mà chúng ta quan sát đƣợc qua việc mua sắm đều chứa đựng bản sắc văn hóa.
Từ đó, để nhận biết những ngƣời có trình độ văn hóa cao, thái độ của họ đối với sản

phẩm khác biệt so với những ngƣời có trình độ văn hóa thấp.
Nguồn gốc dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tín ngƣỡng, tôn giáo, môi trƣờng tự
nhiên,cách kiếm sống của mỗi ngƣời gắn với nhánh văn hóa, một bộ phận nhỏ của
văn hóa luôn ảnh hƣởng đến sự quan tâm, đánh giá những giá trị của hàng hóa và sở
thích. Vì vậy, yếu tố văn hóa cũng tác động không nhỏ đến việc ứng dụng công
nghệ của hộ gia đình.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thành tựu của thế giới về ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp
Công nghệ gen là chìa khoá vàng để phát triển các lĩnh vực của công nghệ
sinh học. Nhờ kỹ thuật đọc trình tự gen và kỹ thuật ADN tái tổ hợp, mọi sự biến đổi
gen nhƣ cắt, nạp, sắp xếp lại, sửa chữa, biến đổi gen ngƣời và động thực vật đã tạo
nên các sinh vật biến đổi gen (Genetically Modified Organism - GMO) bằng công
nghệ sinh học hiện đại. Quá trình này không thể thực hiện một cách tự nhiên bằng
nhân giống thông thƣờng. Các cây trồng thu đƣợc bằng phƣơng pháp này gọi là cây
trồng biến đổi gen (Genetically Modified Crop - GMC), hay cây truyền gen
(Transgenic plant). Cũng xuất phát từ thuật ngữ này, hiện nay trên thị trƣờng thế
giới đang lƣu hành loại thực phẩm gây nhiều tranh cãi, đó là thực phẩm biến đổi
gen (Genetically Modified Food - GMF). Đây là loại thực phẩm đƣợc tạo ra từ cây
trồng, vật nuôi GMO.
Ngoài tính chính xác trong việc thêm đặc tính mới, sự biến đổi gen còn cho
phép xoá bỏ ranh giới giữa các giống, loài hoặc cho phép làm bất hoạt một đặc tính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

15
tồn tại trong cơ thể sinh vật. Kết quả, ngƣời ta đã tạo đƣợc một số lƣợng không nhỏ
các GMC với các đặc tính quý giá nhƣ năng suất cao, kháng côn trùng, kháng bệnh,
góp phần giảm thiểu các loại nông dƣợc và phân bón hóa học, bảo vệ môi trƣờng
sinh thái bền vững.
Các nhà khoa học Mỹ (1998) đã tìm ra gen Iogluge trong cây ngô. Họ đã sao

chép gen này rồi ghép vào cây thuốc lá, cà chua, củ cải đƣờng, đậu tƣơng dùng
công nghệ gen để điều khiển sự thay đổi IAA, tạo ra cây trồng nhỏ hơn, nhƣng có lá
(thuốc lá) và quả (cà chua) hoặc củ (củ cải) to hơn.
Công nghệ gen còn tạo ra kết quả kỳ diệu và thực dụng nhƣ khoai tây không
bị sùi hoặc ủng thối, rau xanh có thể tƣơi tốt lâu hơn, ngô kháng bệnh sâu bƣớm, lúa
có năng suất cao, giàu dinh dƣỡng, kháng sâu bệnh, chịu hạn, chịu đất chua mặn.
Các nhà khoa học Trung quốc (1999) đã thành công trong việc chuyển gen từ
cây bầu vào cây dƣa hấu, để tạo ra giống dƣa hấu có chất lƣợng cao, kháng bệnh
héo rũ. Trong vài năm tới dƣa hấu biến đổi gen sẽ đƣợc đƣa ra sản xuất đại trà.
Đại học Tokyo (1998) đã tạo ra giống lúa có khả năng tổng hợp Globutin
miễn dịch chống vi rút viêm gan B.
Các nhà khoa học Mỹ (2000) mới tìm ra cách chuyển gen của vi khuẩn E.
coli vào ADN của cây mù tạt để nó hấp thụ thạch tín (asen), với loại GMC này các
nhà khoa học hy vọng sẽ giải quyết đƣợc vấn đề nhiễm độc thạch tín ở nhiều nƣớc
công nghiệp.
Theo báo cáo Eureka, ông Alaixdini, giám đốc hãng Pauleuc (Pháp) cho biết,
các kỹ thuật dùng để lập bản đồ gen của ngƣời sẽ đƣợc áp dụng cho thực vật. Kỹ
thuật nông nghiệp sẽ hoàn toàn thay đổi trong tƣơng lai.
Hiện nay, nhiều chuyên gia của nhiều công ty đã tham gia trong cuộc cách
mạng "trồng phân tử" này, hy vọng, vấn đề biến đổi gen cây trồng (GMC) ngày
càng phong phú và có nhiều triển vọng.
Theo số liệu của FAO (2003), từ năm 1986 đến 2002, tổng diện tích trồng
GMC trên thế giới đã tăng lên 35 lần, từ 1,7 triệu ha lên 58,7 triệu ha, trong đó các
nƣớc phát triển chiếm phần lớn. Tổng diện tích GMC chiếm 86% vào năm 1997 và
73% vào năm 2002. Diện tích cây trồng GMC đã tăng từ 11 triệu ha (1996) lên 52,6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

16
triệu ha (2001) chủ yếu ở các nƣớc phát triển. Còn ở các nƣớc đang phát triển, diện

tích trồng GMC cũng tăng từ 14% (1997) lên 27% (2002). Trên phạm vi toàn cầu,
số nƣớc trồng GMC cũng tăng hơn 2 lần, từ 6 nƣớc (1996) lên 16 nƣớc (2002) (9
nƣớc đang phát triển, 5 nƣớc công nghiệp và 2 nƣớc Đông Âu).
Trong thời gian 7 năm thƣơng mại hóa (1996-2002), tổng diện tích trồng
GMC trên thế giới là trên 235 triệu ha. Trong số các GMC đƣợc trồng chủ yếu là
cây đậu tƣơng, ngô và bông chiếm 77%, khoảng 40,6 triệu ha đã đem lại lợi ích
kinh tế to lớn cho những ngƣời nông dân nghèo.
Theo FAO (2003), năm 2002 tổng giá trị thị trƣờng toàn cầu GMC ƣớc tính
khoảng 4,25 tỷ USD, tăng 3,8 tỷ USD so với năm 2001. Dự kiến con số này sẽ là 5
tỷ USD vào năm 2005.
Nhƣ vậy, GMC - một hƣớng công nghệ cao của công nghệ sinh học trong
nông nghiệp đã và đang phát triển mạnh mẽ.
1.2.2. Thành tựu của Việt Nam về ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp
Chúng ta đã tạo đƣợc công nghệ nhân nhanh, phục tráng và làm sạch bệnh
các giống cây trồng: công nghệ mô hom đã đƣợc áp dụng rất phổ biến trong sản
xuất cây rừng và cây công nghiệp. Công nghệ tế bào thực vật đã đƣợc ứng dụng
trong việc tạo giống cây trồng nhƣ lúa, ngô, rau quả. Các giống ngô lai, giống lúa
cao sản, các loài hoa, các loại thuốc trừ sâu sinh học, xử lý ô nhiễm môi trƣờng
đƣợc ra đời nhờ công nghệ sinh học đã đem lại năng suất và chất lƣợng cao trong
sản xuất.
- Mô hình trồng hoa trong nhà có mái che plastic ở Đà Lạt với quy mô 80 ha,
đem lại lợi nhuận gấp 3 lần cách làm truyền thống với sản lƣợng 200.000 cành
hoa/ngày, trong đó xuất khẩu 20.000 cành.
- Mô hình trồng hoa trong nhà lƣới cũng đƣợc phát triển rộng rãi tại Vĩnh
Phúc, Bên Tre với diện tích bình quân 200m2/mỗi nhà lƣới cho công suất 0,5-1 triệu
cành hoa/năm. Theo tính toán của các cơ sở này, nếu 1m2 trồng hoa theo phƣơng
pháp truyền thống ngoài tiền cho lãi 12 triệu đồng thì trồng trong nhà lƣới có thể
cho lãi tới 18 triệu đồng, còn trong nhà kính lãi tới 28 triệu đồng 1 năm.
- Các mô hình trồng rau, hoa quả, thủy sản của Hà Nội, mô hình nhà lƣới,

×