Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sử dụng bản đồ LS Với sự hỗ trợ CNTT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.09 KB, 4 trang )





Công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học

94
94
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ LỊCH SỬ VỚI SỰ HỖ TRỢ
CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

ThS. NGUYỄN THỊ THANH XUÂN
Trưởng phòng Thanh tra – Pháp chế - KĐCL

Trong dạy học lịch sử, bản đồ là một trong những phương tiện trực quan được sử
dụng khá phổ biến nhất là đối với các bài dạy có liên quan đến các chiến dịch, trận đánh
trong lịch sử. Bản đồ lịch sử giúp người học xác định địa điểm của sự kiện trong thời
gian và không gian nhất định, trên cơ sở đó để người học suy nghĩ, giải thích các hiện
tượng lịch sử về mối liên hệ nhân quả, về tính quy luật và trình tự phát triển của quá
trình lịch sử và củng cố kiến thức đã học. Để bài giảng lịch sử sinh động, hấp dẫn, giúp
người học có những biểu tượng sinh động, cụ thể về các sự kiện, hiện tượng lịch sử,
trong quá trình dạy học, giáo viên dựa trên cơ sở bản đồ giáo khoa với sự hỗ trợ của
công nghệ thông tin có thể thiết kế các slide với những hình ảnh động làm cho giờ học
sinh động, hấp dẫn, tạo được sự hứng thú cho người học và từ đó, hiệu quả học tập sẽ
được nâng lên rõ rệt.
1.
Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử
Đổi mới phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin (CNTT) là một chủ đề
lớn được UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa
thế kỷ XXI. Trong thập niên cuối của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ này, nắm


bắt kịp thời xu thế tất yếu của thời đại, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn để
ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục. Với sự
bùng nổ thông tin, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng CNTT trong
dạy học nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng ở trường CĐSP là một yêu cầu cấp thiết.
Hiện nay, các phần mềm
được thiết kế sẵn để phục vụ giảng dạy chuyên ngành
đang được triển khai rộng rãi trong tất cả các các môn học trong đó có môn Lịch sử. Giáo
viên Lịch sử có thể khai thác tốt các phần mềm công cụ một cách sáng tạo (Word, các phần
mềm đồ hoạ, nghe nhìn ) hay khai thác thông tin trên Internet. Trong bộ Microsoft Office,
PowerPoint là một trong những phần mềm công cụ phổ dụng, mạnh về trình diễn, có thể
đáp ứng rất tiện ích, hi
ệu quả các yêu cầu nghe – nhìn trong dạy học Lịch sử.
Vị trí, ý nghĩa quan trọng của việc sử dụng các đồ dùng trực quan nói chung,
phương tiện kĩ thuật dạy học nói riêng, đã được khoa học giáo dục và thực tiễn dạy học
trong và ngoài nước khẳng định từ lâu. Do đó, có lẽ không cần phải bàn luận nhiều việc
nên hay không nên sử dụng PowerPoint trong dạy học, nhất là khi phần mềm này có khả
năng tích hợp tốt chức năng nghe – nhìn của các phương tiện dạy học trực quan trước
đó. Vấn đề tác giả muốn đề cập đến trong bài viết này là sử dụng bản đồ lịch sử với sự
hỗ trợ của công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử ở trường CĐSP như thế nào để
mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học.




Công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học

95
95
2. Sử dụng bản đồ lịch sử với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong dạy học lịch
sử ở trường cao đẳng sư phạm

Trong dạy học lịch sử, bản đồ là một trong những phương tiện trực quan được
sử dụng khá phổ biến nhất là đối với các bài dạy có liên quan đến các chiến dịch, trận
đánh trong lịch sử. Bả
n đồ lịch sử giúp người học xác định địa điểm của sự kiện trong
thời gian và không gian nhất định, trên cơ sở đó để người học suy nghĩ, giải thích các
hiện tượng lịch sử về mối liên hệ nhân quả, về tính quy luật và trình tự phát triển của
quá trình lịch sử và củng cố kiến thức đã học.
Trước đây, các thiết bị công ngh
ệ thông tin còn thiếu thốn, khả năng sử dụng
của giáo viên còn hạn chế. Trong các tiết dạy Lịch sử, giáo viên chủ yếu sử dụng bản đồ
treo tường của Nhà xuất bản Giáo dục, thậm chí không có giáo viên còn phải tự vẽ để sử
dụng. Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật đã phát triển, công nghệ thông tin ngày càng
được sử dụng rộng rãi trong dạy học thì việc sử dụng bản đồ lịch sử với sự hỗ trợ của
công nghệ thông tin càng cần phải được giáo viên hết sức quan tâm.
Để bài giảng lịch sử sinh động, hấp dẫn, giúp người học có những biểu tượng
sinh động, cụ thể về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, trong quá trình dạy học, đối với các
bài học lịch sử có liên quan đến các cuộc khởi nghĩa, các trận đánh, các chiến
dịch…giáo viên trên cơ sở bản đồ giáo khoa với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin có
thể thiết kế các slide với những hình ảnh động nhằm nâng cao hiệu quả của bài giảng.
Trong quá trình dạy học lịch sử, nhờ sự hỗ trợ của phần mềm Powr Point mà việc chèn
những hình ảnh, tranh ảnh hay bản đồ lịch sử trên các slide có tác dụng rất lớn đối với
bài giảng của giáo viên và việc học tập của sinh viên. Muốn làm được điều này trước
hết chúng ta phải có đầy đủ nguồn tư liệu (ở đây chúng ta đang nói đến bản đồ Lịch sử).
Trên cơ sở nội dung của bài giảng, giáo viên lựa chọn bản đồ thích hợp và scan bản đồ
để Paste vào File ảnh của máy vi tính. Lúc này, bản đồ đưa vào chỉ là một bản đồ giáo
khoa bình thường. Sau khi đã có nguồn tài liệu, giáo viên tiến hành thiết kế các slide bài
giảng với sự hỗ trợ của phần mềm PowrPoint như một bài giảng thông thường. Việc
chèn hình ảnh (bản đồ) và thiết kế bản đồ động được tiến hành như sau:
- Căn cứ vào nội dung của bài giảng để chọn Slide cần chèn bản đồ.
- Chọn “Text Box” trên thanh menu Insert.

- Mở menu Insert, chọn “Picture”.
- Trong menu “Picture” ta chọn From File (bản đồ được lưu trong File ảnh của
máy vi tính ) để chèn bản đồ vào slide đã lựa chọn.
- Chỉnh sửa khung bản đồ.
- Tạo các hiệu ứng chuyển động cho bản đồ. Căn cứ vào nội dung, tiến trình
phát triển của lịch sử, giáo viên tận dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin để thiết kế
bản đồ động phù hợp với nội dung của bài dạy. Để làm được điều này, giáo viên phải
nghiên cứu bài dạy, nắm chắc kiến thức, có ý tưởng và thực hiện ý tưởng đó bằng sự
kiên nhẫn, chịu khó. Bởi nhiều khi để trình chiếu diễn biến của một trận đánh, một
chiến dịch thời gian trình chiếu không bao nhiêu nhưng để thiết kế được bản đồ động
đòi hỏi phải tốn rất nhiều thời gian để đưa các ký hiệu vào bản đồ, tạo chuyển động
theo thứ tự trình chiếu…
Ví dụ: Để trình bày diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ trên bản đồ với sự hỗ trợ
của công nghệ thông tin, trước hết, giáo viên Scan bản đồ Điện Biên Phủ với các yếu tố




Công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học

96
96
thể hiện cách bố trí lực lượng của địch ở Điện Biên Phủ ( Hình 1- phụ bản) với các ký
hiệu:
: sở chỉ huy của địch.
: sân bay.
Sau đó, theo tiến trình phát triển của chiến dịch qua 3 đợt tấn công, giáo viên lần lượt
thiết kế phần động trên lược đồ, chủ yếu thể hiện được các điểm ta tấn công địch và
vòng vây ngày càng thắt chặt của ta đối với địch (xem hình 2,3,4 - phụ bản). Ta có thể
thể hiện trên bản đồ các ký hiệu sau:

Ký hiệu : Ta tấn công đợt 1.
Ký hiệu : Ta tấn công đợt 2.
Ký hiệu : Ta tấn công đợt 3.
Ký hiệu : Vòng vây đợt 1.
Ký hiệu : Vòng vây đợt 2.
Ký hiệu
: Địch phản kích.
Ký hiệu
: Địch rút chạy.
- Trình chiếu bài giảng: Việc trình chiếu các slide có các bản đồ lịch sử muốn
mang lại hiệu quả cao, sinh động, có sức lôi cuốn và hấp dẫn đối với người học đòi hỏi
phải bao hàm cả yếu tố công nghệ và phương pháp dạy học, làm sao phải thể hiện nhịp
nhàng giữa lời nói của giáo viên với diễn biến của trận đánh (thông qua hình ảnh động
trên bản đồ). Qua việc trình chiếu, người học có thể theo dõi, hình dung được tiến trình
phát triển của trận đánh hay chiến dịch…để có những nhận xét đánh giá xác thực về sự
kiện, hiện tượng lịch sử.
Cùng một bản đồ Lịch sử nhưng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giáo viên
thiết kế được bản đồ động đưa vào giảng dạy thì giờ giảng sẽ sinh động, hấp dẫn, lôi
cuốn người học, tạo được sự hứng thú cho người học và biểu tượng lịch sử mang lại cho
người học sẽ rõ ràng hơn, cụ thể hơn, hiệu quả học tập sẽ được nâng lên rõ rệt.
3. Kết luận
Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học nói chung, trong dạy học Lịch sử nói
riêng là yêu cầu cần được giáo viên hết sức quan tâm. Việc sử dụng công nghệ thông tin
trong dạy học lịch sử có thể thực hiện qua nhiều con đường khác nhau: Tìm kiếm, lưu
giữ thông tin; thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm; thiết kế và trình chiếu các kênh
hình tư liệu và sự kiện lịch sử; xây dựng bài tập kiểm tra, đánh giá, đố vui lịch sử và
ngoại khoá lịch sử; xây dựng và trình chiếu các niên biểu, đồ thị, lược đồ, biểu đồ
Trong đó, việc sử dụng bản đồ với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin có tác dụng rất lớn
nhằm nâng cao hiệu quả của bài dạy nhất là các bài dạy có liên quan đến các trận đánh,
các chiến dịch Tuy nhiên, để thực hiện được vấn đề này, đòi hỏi mỗi giáo viên lịch sử

phải chịu khó tìm tòi, học hỏi, tích luỹ kiến thức và tự trang bị cho mình những kiến
thức tối thiểu về công nghệ thông tin. Có như vậy, chúng ta sẽ chủ động hơn trong
giảng dạy và mang lại cho người học sự hứng thú thực sự khi tìm hiểu về lịch sử.






Công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học

97
97
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Quách Tuấn Ngọc – “Đổi mới PPDH bằng công nghệ thông tin –xu thế của
thời đại”. Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên ngành số 8/1999.
[2] Nguyễn Tiến, Đặng Xuân Hường, Trương Cẩm Hồng - “Microsft Powerr
Point 2000”. NXB Giáo dục, H1999.
[3] Phạm Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi - “ Phương pháp dạy học
lịch sử”, tập 2, NXBĐHSP Hà Nội, 2002.


PHỤ LỤC











Hình 1 Hình 2










Hình 3 Hình 4

×