Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bối cảnh lịch sử Pháp xâm lược Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.33 KB, 12 trang )

1. Bối cảnh lịch sử Pháp xâm lược Việt Nam
Năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ vào cảng Đà Nẵng và sau đó xâm
chiếm Sài Gòn. Năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền
Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo
thành một lãnh thổ thực dân Cochinchine (Nam kỳ). Từ năm 1873 đến năm
1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Việt Nam qua những
cuộc chiến phức tạp ở miền Bắc. Miền Bắc khi đó rất hỗn độn do những mối
bất hòa giữa người Việt và người Hoa lưu vong. Chính quyền Việt Nam
không thể kiểm soát nổi mối bất hòa này. Cả Trung Hoa và Pháp đều coi khu
vực này thuộc tầm ảnh hưởng của mình và gửi quân đến đó, nhưng cuối
cùng thì người Pháp đã chiến thắng.
Quân Pháp tấn công quân Thanh tại Lạng Sơn năm 1885
Pháp tuyên bố sẽ bảo hộ Bắc kỳ (Tonkin) và Trung kỳ (Annam), tiếp
tục duy trì các hoàng đế bù nhìn cho đến Bảo Đại (làm vua từ 1926 đến 1945
và quốc trưởng từ 1949 đến 1956.
2. Chính sách cai trị của thực dân Pháp tại Đông Dương, đặc biệt
là Việt Nam
Vào năm 1887, hoàn tất quá trình xâm lược Việt Nam, trong bối cảnh
đó chúng bắt tay vào khai thác thuộc địa Việt Nam nói riêng cũng như Đông
Dương nói chung một cách quy mô. Người Pháp đã tổ chức ra một bộ máy
cai trị khá hoàn chỉnh từ trung ương cho đến địa phương. Ở trung ương là
Phủ toàn quyền Đông Dương (ban đầu thủ phủ ở Sài Gòn, năm 1902 đặt ở
1
Hà Nội). Đứng đầu Phủ toàn quyền gọi là Toàn quyền Đông Dương, là
người có quyền hành cao nhất trong thể chế chính trị Pháp trên toàn cõi Bắc
kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ và Cao Miên. Đứng đầu ở 3 kỳ là: Thống đốc Nam
kỳ, Khâm sứ Trung kỳ và Thống sứ Bắc kỳ, cả ba đều nằm dưới quyền giám
sát và điều khiển tối cao của viên Toàn quyền Đông Pháp, trực thuộc bộ
Thuộc địa. Đến năm 1893 quyền kiểm soát của Toàn quyền Đông Pháp được
mở rộng thêm, bao gồm cả Ai Lao.
Ngày 22-3-1897, Toàn quyền Đông Dương Pôn Đume (Paul Doumer)


gửi cho Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp dự án chương trình hoạt động:
1. Tổ chức một chính phủ chung cho toàn Đông Dương và tổ chức bộ
máy cai trị hành chính riêng cho từng “xứ” thuộc liên bang.
2. Sửa đổi lại chế đợ tài chính, thiết lập một hệ thống thuế khóa mới
sao cho phù hợp với yêu cầu của ngân sách, nhưng phải dựa trên cơ sở xã
hội cụ thể, và phải chú ý khai thác những phong tục, tập quán của dân Đông
Dương.
3. Chú ý xây dựng thiết bị lớn cho Đông Dương, như xây dựng hệ
thống đường sắt, đường bộ, sông đào, bến cảng... rất cần thiết cho công cuộc
khai thác.
4. Đẩy mạnh nền sản xuất và thương mại bằng việc phát triển công
cuộc thực dân của người Pháp và lao động của người bản xứ.
5. Bảo đảm phòng thủ Đông Dương bằng việc thiết lập những căn cứ
hải quân và phải tổ chức quân đội và hạm đội cho thật vững mạnh.
6. Hoàn thành công cuộc bình định xứ Bắc Kỳ, bảo đảm an ninh vùng
biên giới Bắc Kỳ.
7. Khuếch trương ảnh hưởng của nước Pháp, mở rộng quyền lợi của
nước Pháp ở vùng Viễn Đông, nhất là ở các nước lân cận".
2
- Thực dân Pháp đã thiết lập một bộ máy cai trị chặt chẽ, cũng như
xây dựng bộ máy quân sự, cảnh sát, tòa án, nhà tù…nhằm khống chế hoàn
toàn nhân dân Việt Nam nói riêng, nhân dân các nước Đông Dương nói
chung. Hai yếu tố chính trioj phục vụ đắc lực cho công cuộc khai thác và
bóc lột kinh tế mà người Pháp sử dụng lúc bấy giờ là : “chia để trị” và “dùng
người Việt trị người Việt”.
- Dùng những chính sách hà khác về sưu thuế, tô dịch, thương nghiệp,
công nghiệp, nông nhiệp hay những thủ đoạn đê hèn để bóc lột đến xương
tủy của cải của người dân, làm dân chúng trở nên ngu muội, dốt nát…nhưng
thực dân Pháp vẫn bám lấy “mặt nạ” khai hóa văn minh, cũng như ngọn cờ
“tự do, bình đẳng, bác ái”.

- Và một trong những chính sách của Pháp trong cuộc khai thác thuộc
địa lần một (1858 – 1941) là chính sách độc quyền về muối, rượu và thuốc
phiện
3. Chính sách độc quyền về muối, rượu, thuốc phiện
3.1. Tại sao thực dân Pháp lại độc quyền về muối, rượu, thuốc
phiện?
Về muối : Muối là một trong những thứ nhu yếu phẩm, đặc biệt lại là
một sản phẩm vô cùng quan trọng trong miếng ăn của người Việt Nam, là
thành phần vô cùng cần thiết trong việc dự trữ thực phẩm, chế biến món ăn
và nấu ăn. Muốn muối cá, muối thịt, làm nước mắm, muối dưa cải hay muối
chua các thứ rau, tất cả đều phải có muối. Kho cá, kho thịt, làm xôi, nấu cơm
nếp, ăn cháo trắng lót lòng cũng phải có muối. Nói tóm lại, bất kỳ món ăn
nào cũng phải có muối. Chính vì thế mà đối với người Việt Nam, muối trở
thành một sản phẩm vô cùng quan trọng không khác gì gạo.
Hơn nữa, nước ta không có mỏ muối. Vì thế, tất cả muối tiêu thụ ở
nước ta đều được sản xuất qua phương pháp gạn lọc nước biển bằng cách để
3
cho nước bốc hơi bay đi hết, chất muối lắng xuống ở dưới rồi gom lại thành
từng thúng đem đi bán. Do tình trạng này, chỉ những vùng ven biển có bãi
cát lài lài, thoai thoải bằng bằng mới có điều kiện để sản xuât muối. Những
vùng bờ biến dốc đứng không có điều kiện sản xuất muối. Những yếu tố này
đã khiến cho muối trở nên khan hiếm ở trên thị trường.
Biết được những yếu tố quan trọng này, các nhà làm chính sách thuế
khóa trong chính quyền Liên Minh Pháp – Vatican nghĩ ngay đến biện pháp
nắm độc quyền phân phối muối. Qua chính sách đánh thuế bất nhân này,
chúng đã thu vơ về ngân quỹ của Liên Minh Pháp – Vatican một khỏan tiền
khổng lồ có thể đủ trả lương cho 50% công chức ở Đông Dương.
Về rượu : Trong thực tế, rượu đã được coi như khá quan trọng trong
nếp sống văn hóa của bất kỳ xã hội nào dù là văn minh hay lạc hậu. Với các
quốc gia Đông Phương chịu ảnh hưởng của nền văn minh Khổng Mạnh,

rượu đã trở thành một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong nếp sống
văn hóa của người dân. Cũng vì thế mà rượu hiện diện trong hầu hết các
ngày lễ lạc, đám cưới, đám tang, cúng tế và những cuộc hôi ngộ giữa các
bạn bè thân thiết hay trong những bữa tịêc kẻ ở tiễn người đi hoặc trong bữa
cơm vui đón mừng người đi xa trở về, tất cả cũng đều phải có rượu. Đặc
biệt, rượu còn là biểu tượng của tính cách nam nhi (Nam vô tửu như kỳ vô
phong). Vậy nên ở nước ta, rượu cũng vô cùng quan trọng, trong thời xưa,
bất bất kỳ làng xóm nào cũng có một hay hai gia đình sinh sống bằng nghề
nấu rượu, rượu trở thành sản phẩm rất thông dụng, không bao giờ khan
hiếm.
Biết rõ tính cách quan trọng của rượu trong nếp sống văn hóa của
người Việt Nam là như vậy, với chủ trương cố hữu nắm trọn quyền kiểm
sóat tất cả mọi ngành sinh họat trong xã hội, Giáo Hội La Mã và thực dân
Pháp bèn quyết định nắm độc quyền sản xuất và phân phối rượu, rồi cưỡng
4
bách nhân dân ta hàng năm phải tiêu thụ số lượng ruợu theo đúng chỉ tiêu
mà chúng đã đề ra. Với việc nắm trong tay độc quyền sản xuất rượu trong
nước, thực dân Pháp không chỉ thu về lợi nhuận hàng năm, mà còn có khả
năng không chế và đầu độc nhân dân ta (xin được trình bày ở phần sau).
Về thuốc phiện : Thuốc phiện bị coi như là một sản phẩm có tác hại
vô cùng nguy hiểm cho những người hút và gia đình họ. Thế nhưng, từ khi
dân ta rơi vào ách thống trị của Liên Minh Pháp – Vatican, thuốc phiện lại
do chính quyền chủ động nhập cảng, thiết lập các cơ sở biến chế, tổ chức hệ
thống phân phối, khuyên khích mở các tiệm hút và tiệm bán công khai cho
khách hàng tiêu thụ, rồi nắm độc quyền buôn bán sản phẩm này. Như vậy là
chính quyền đã tạo điều kiện thuận lợi cho khá nhiều người mà đa số thuộc
thành phần khá giả dễ dàng a dua đua đòi rồi sa ngã vào tình trạng nghiện
ngập, làm hư hại cả cuộc đời. Nhìn rộng ra, nếu quốc gia có quá nhiều người
nghiện hút thuốc phiện như vậy, thì dân nước sẽ không còn ý chí đấu tranh
để tự tồn, để mặc cho ngoại nhân thao túng tự tung tự tác. Hậu quả là quốc

gia đó sẽ lụn bại, suy vong rồi sớm muộn cũng rơi vào cảnh lệ thuộc nước
ngoài. Tuy nhiên, thiết nghĩ rằng, ngoài chủ trương làm tiêu tan ý chí đấu
tranh của dân tộc Việt Nam, Liên Minh Pháp – Vatican còn có chính sách
độc quyền nhập cảng lậu và phân phối thuốc phiện vừa để lấy tiền chi phi
cho bộ máy cai trị tại Đông Dương, vừa để trả lương hậu hĩ cho công chức
người Pháp trong bộ máy cai trị này với mục đích khích lệ họ tích cực thẳng
tay đàn áp và bóc lột dân ta.
3.2. Độc quyền như thế nào?
Về muối :
- Chính sách thuế muối thực dân Pháp áp dụng cho các tỉnh Trung kỳ
như sau : Năm 1897, mỗi tạ muối (60kg) phải đóng thuế 30 xu, gấp 3 lần giá
muối mua của người sản xuất; đến năm 1906, Pháp tăng lên mỗi tạ muối
5

×