Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Báo cáo thực tập thực trang và giải pháp thúc đẩy nghiệp vụ phát hành thẻ tại ngân hàng Nam Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.96 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ -
CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY NGHIỆP VỤ
PHÁT HÀNH THẺ TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG TMCP NAM Á
GVHD : Th.S Nguyễn Thị Kim Anh
SVTH : Huỳnh Thị Bích Thảo
Lớp : C5TC01
MSSV : 0921090502
TP.Hồ Chí Minh, năm 2012
LỜI CẢM ƠN
Sinh viên thực hiện bài báo cáo thực tập “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THÚC ĐẨY NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH THẺ TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG TMCP
NAM Á” xim chân thành cảm ơn :
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Công nghệ TP Hồ Chí Minh và kho sách thư
viện của trường đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt bài báo cáo
này.
Ban giám đốc, phòng Quản lý thẻ và tập thể nhân sự tại Hội sở Ngân hàng
TMCP Nam Á đã động viên, giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình tôi trong quá trình thực tập
và hoàn thành bài báo cáo thực tập tại đây. Các anh chị của Phòng Thẻ đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập, nghiên cứu, cung cấp tài liệu, số liệu
cũng như những thông tin cần thiết khác để tôi có thể hoàn thành báo cáo thực tập
một cách hoàn chỉnh.
Đồng thời, tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn tới Th.S Nguyễn Thị Kim Anh
- Giáo viên hướng dẫn và Quý thầy cô Trường Cao Đẳng Kinh tế - Công nghệ TP
Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm báo cáo cũng như đã đóng góp
ý kiến và chỉ dẫn cho tôi biết những thiếu sót để bài báo cáo được hoàn thiện một
cách tốt nhất.


Tuy đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của GVHD cũng như sự cố gắng của
bản thân nhưng tôi khó có thể tránh khỏi những sai sót đáng tiếc. Do đó, tôi rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của giáo viên cùng tất cả các bạn đồng nghiệp
để báo cáo ngày càng được hoàn thiện một cách tốt hơn.
Tác giả tri ân
Sinh viên thực hiện
HUỲNH THỊ BÍCH THẢO
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

























Phòng quản lý thẻ Phòng nhân sự
TP.HCM Ngày…/06/2012 TP.HCM Ngày…/06/2012
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN



























GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

























GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
1. BẢNG :
 Bảng 1: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Nam Á từ
2009-2011 ( trang 9 - 10 )
 Bảng 2: Số lượng thẻ ghi nợ nội địa được phát hành tại Ngân hàng TMCP
Nam Á ( trang 23 - 24 )
 Bảng 3: Số lượng thẻ giao dịch và doanh số thẻ thanh toán tại Ngân hàng
TMCP Nam Á ( trang 26 )
2. BIỂU ĐỒ :
 Biểu đồ 1 : Số lượng thẻ ghi nợ nội địa được phát hành tại Ngân hàng Nam
Á ( trang 24 )
 Biểu đồ 2 : Số lượng thẻ giao dịch và doanh số thẻ thanh toán tại Ngân hàng
Nam Á ( trang 26 )
3. SƠ ĐỒ :
 Hình 1 : Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng TMCP Nam Á ( trang 6 – 7 )
 Hình 2 : Quy trình phát hành thẻ ghi nợ nội địa tại Ngân hàng TMCP Nam Á
( trang 20 – 21 )
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
1.Lý do chọn đề tài 3
2.Mục tiêu nghiên cứu 1
3.Phương pháp nghiên cứu 1
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
1.Kết cấu nội dung nghiên cứu 1
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NAM Á 2
1.Sơ lược về Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á 2
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Nam Á 2
1.2.Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Nam Á 6
2.Cơ cấu quản trị và điều hành 8
3.Đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Nam Á từ 2009-2011 9

4.Giới thiệu về Phòng Quản lý Thẻ Ngân hàng Nam Á 11
a.Những nét cơ bản về Phòng Quản lý Thẻ 11
b.Chức năng và nhiệm vụ 11
c.Cơ cấu tổ chức Phòng Quản lý Thẻ 12
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VÀ QUY TRÌNH PHÁT HÀNH THẺ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NAM Á 13
1.Tổng quan về thị trường thẻ tại Việt Nam trong thời gian qua 13
2.Các loại thẻ Ngân hàng phát hành 14
2.1.Thẻ ghi nợ nội địa NamACard 14
2.2.Thẻ liên kết đồng thương hiệu 15
2.3. Thẻ Happy Card 16
3.Quy trình phát hành thẻ tại Ngân hàng Nam Á 17
3.1.Hồ sơ phát hành thẻ 17
3.2. Các yếu tố bắt buộc trên thẻ 18
3.3.Quy định về thời hạn hiệu lực của thẻ 18
3.4.Quy trình phát hành thẻ 18
4.Diễn giải quy trình 20
a.Giao dịch viên hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mở thẻ 20
b.Kiểm soát viên/Trưởng đơn vị phê duyệt 20
c.Giao dịch viên lập danh sách gửi về Phòng Quản lý Thẻ 20
d.Phát hành thẻ cho các đơn vị 20
e.Nhân viên tổng hợp giao thẻ cho các đơn vị 21
f.Giao dịch viên trả thẻ cho khách hàng và lưu giữ chứng từ 21
5.Thực trạng về phát hành thẻ 21
6. Thực trạng về thanh toán thẻ 24
7.Đánh giá thực trạng phát hành thẻ 26
7.1.Thuận lợi 26
7.2.Khó khăn 28
7.3.Nguyên nhân 30
7.3.1Nguyên nhân từ thị trường và khách hàng 30

7.3.2Nguyên nhân từ phía Ngân hàng 32
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY NGHIỆP VỤ
PHÁT HÀNH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á 34
1.Tiềm năng phát triển của thị trường thẻ Việt Nam 34
2.Các mục tiêu và phương hướng hoạt động của Ngân hàng Nam Á năm 2012 35
2.1.Mục tiêu chung của Ngân hàng Nam Á 35
2.2.Định hướng phát triển của phòng quản lý thẻ Ngân hàng TMCP Nam Á 35
3.Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ thanh toán thẻ của ngân hàng Nam Á
trong thời gian tới 35
3.1Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị 35
3.2 Tiếp tục xây dựng, quảng bá thương hiệu NamABank 36
3.3Phát triển đa dạng các tiện ích của thẻ để kích cầu 36
3.4Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nam Á 36
3.5Nhóm giải pháp đầu tư cải tiến, phát triển công nghệ 37
3.6Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu cho các loại thẻ 37
3.7Nhóm giải pháp hạn chế rủi ro trong phát hành và thanh toán thẻ 37
4.Một số kiến nghị 39
4.1Kiến nghị với Chính phủ 39
4.2Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 40
KẾT LUẬN 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, thuật ngữ thẻ thanh toán không còn xa lạ đối với người
dân Việt Nam như trước đây. Thẻ thanh toán đã được đưa vào giao dịch ở nước
ta từ những năm đầu thập kỷ 90. Thẻ Ngân hàng là một trong những phương
thức thanh toán hiện đại dựa trên nền tảng của hệ thống thông tin, xử lý của mỗi
Ngân hàng, nên dễ được thị trường chấp nhận nhất và nhanh chóng được phổ
dụng ở Việt Nam.
Thực tế những năm qua cho thấy dịch vụ thanh toán thẻ đã đem lại nhiều

thành tựu đáng kể cho Việt Nam nói chung và các Ngân hàng tham gia thanh
toán thẻ nói riêng. Thông qua phát hành và thanh toán thẻ, các Ngân hàng đã
đem lại cho nền kinh tế một lượng vốn đầu tư khá lớn, một lượng ngoại tệ đáng
kể, góp phần vào phát triển đất nước. Chúng ta có thể khẳng định rằng thẻ thanh
toán ra đời là một tất yếu của nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên dịch vụ này trong
thời gian tới sẽ đối mặt với rất nhiều khó khăn, vì vậy quan tâm phát triển thẻ
thanh toán là việc rất cần thiết.
Ngân hàng TMCP Nam Á – NAMABANK là một trong những Ngân hàng
đã nắm bắt rất nhanh dịch vụ thanh toán thẻ. Mặc dù hoạt động thanh toán thẻ
của NamABank đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên cũng đã phải
đối mặt với không ít những khó khăn. Hơn nữa, trong thời gian tới NamABank
không những phải lo khắc phục những bất cập chung mà còn phải cạnh tranh
với những Ngân hàng trong và ngoài nước cùng tham gia phát hành và thanh
toán thẻ.
Để góp phần tìm ra giải pháp phát triển thẻ thanh toán cho các Ngân hàng
Thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Nam Á nói riêng, qua
quá trình thực tập tại NamABank, tôi mạnh dạn chọn đề tài : “THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH THẺ TẠI HỘI
SỞ NGÂN HÀNG TMCP NAM Á” để làm bài báo cáo.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận, tình hình thực tế phát hành và
thanh toán ghi nợ nội địa tại NamABank, các văn bản pháp quy liên quan…để
thấy được những tồn tại trong thanh toán và phát hành thẻ, từ đó đề xuất những
giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy phát triển nghiệp vụ phát hành thẻ tại
NamABank trong thời gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở kiến thức học ở trường, kiến thức tích lũy trong thời gian thực
tập và qua sách báo, em sử dụng một số phương pháp sau đây trong việc nghiên
cứu đề tài:
- Phương pháp thu thập số liệu từ báo cáo tình hình phát triển thẻ tại

NamABank.
- Phương pháp phân tích thống kê.
- Phương pháp so sánh sự biến động dãy số qua từng quý, thời kỳ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các số liệu, báo cáo thường niên, báo cáo tài chính…
về hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại NamABank.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ ghi nợ nội địa
tại NamABank trong những năm qua.
1. Kết cấu nội dung nghiên cứu
Báo cáo thực tập bao gồm những nội dung chính sau:
- Chương I: Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Nam Á.
- Chương II: Thực trạng và quy trình phát hành thẻ tại Ngân hàng TMCP
Nam Á
- Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nghiệp vụ phát hành
thẻ tại Ngân hàng TMCP Nam Á.
Bài Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Kim Anh
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG
TMCP NAM Á
1. Sơ lược về Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Nam Á
Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á
Địa chỉ: 201-203 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 4, Quận 3, TP.HCM
Email:
Tel: (84-8)39296699 Fax: (84-8)39296688

Ngân hàng TMCP Nam Á chính thức hoạt động từ ngày 21/10/1992, là một
trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập sau khi Pháp
lệnh về Ngân hàng được ban hành vào năm 1990, trong bối cảnh nước ta đang tiến
hành đổi mới kinh tế. Qua 20 năm hoạt động, cơ sở vật chất, công nghệ khoa học kỹ
thuật và mạng lưới hoạt động của Ngân hàng ngày càng mở rộng, đời sống cán bộ

nhân viên ngày càng được cải thiện, uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng
cao. Nam Á đã khẳng định được thương hiệu là một trong những Ngân hàng
Thương mại Cổ phần hàng đầu của Việt Nam.
Lịch sử phát triển của Ngân hàng Nam Á có thể tóm tắt qua các giai đoạn
như sau:
• Năm 1992 - 1995 : Ngân hàng khởi đầu phát triển với vốn điều lệ là 5 tỷ
đồng, 3 chi nhánh và gần 50 cán bộ nhân viên. Hội sở được thành lập tại Hồ Chí
Minh : 208-210 Lê Thánh Tôn – Quận 1
[Type text] Page 2
Bài Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Kim Anh
• Năm 1996 – 2000 : Nam Á bắt đầu phát triển mạng lưới rộng khắp các thành
phố lớn. Vốn điều lệ tăng lên gần 50 tỷ đồng.
• Năm 2000 – 2003 : Nhiều phòng giao dịch và chi nhánh được thành lập. Vốn
điều lệ tiếp tục tăng lên 70 tỷ đồng.
• Năm 2004 : Ngân hàng Nam Á đã khai trương thêm 5 chi nhánh : Quang
Trung (TP.HCM), Nha Trang, Quy Nhơn, Đồng Tâm (Hà Nội), Tân Bình
(TP.HCM). Tăng vốn điều lệ từ 70 tỷ đồng lên 112,188 tỷ đồng. Kết quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế 20,435 tỷ đồng, cao nhất kể từ
khi Ngân hàng bắt đầu đi vào hoạt động.
• Năm 2005 : Ngân hàng đưa vào hoạt động 14 chi nhánh và 2 phòng giao
dịch, nâng tổng số đơn vị trực thuộc của Ngân hàng từ 12 đơn vị lên 28 đơn vị tại 5
tỉnh thành phố trên cả nước. Đặc biệt, Ngân hàng đã đầu tư bằng vốn tự có tòa cao
ốc tọa lạc tại 97 Bis Hàm Nghi- Phường Nguyễn Thái Bình- Quận 1- TP.HCM
trong khu vực trung tâm tài chính ngân hàng của TP.HCM và của cả nước để làm
Hội sở. Thực hiện kế hoạch nâng cao năng lực tài chính, Ngân hàng đã tăng vốn
điều lệ từ 112,188 tỷ đồng lên 150.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế là 29 tỷ
đồng, tăng 42,5% so với năm 2004. Kết quả này tiếp tục khẳng định đường hướng
phát triển đúng đắn của Ngân hàng Nam Á.
• Năm 2006 : Ngân hàng Nam Á đã xây dựng cho mình một hệ thống mạng
lưới chi nhánh rộng khắp cả nước gồm 31 địa điểm giao dịch trong đó có 1 Hội sở,

14 chi nhánh và 16 phòng giao dịch, ngoài ra mở rộng hoạt động với 1 Công ty
trực thuộc chuyên về quản lý nợ và khai thác tài sản. Vốn điều lệ tăng gấp 110 lần
so với khi thành lập, đạt mức 550 tỷ đồng và số cán bộ nhân viên cũng tăng lên đến
gần 600 người. Lợi nhuận trước thuế năm nay đạt 53,96 tỷ đồng, tăng 86% so với
năm 2005. Đây là thành quả của một năm lao động tích cực của tập thể Ban lãnh
đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng Nam Á, cũng là niềm vui chung
của tất cả cổ đông.
• Năm 2007 : Hệ thống mạng lưới phát triển rộng khắp, cụ thể Ngân hàng đã
phát triển thêm 14 chi nhánh/phòng giao dịch mới nâng tổng số địa điểm giao dịch
của Ngân hàng Nam Á lên 45 đơn vị trên cả nước. Vốn điều lệ đạt 575 tỷ đồng, lợi
nhuận trước thuế đạt 107 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2006. Thu hút, đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực là yếu tố được ban lãnh đạo Ngân hàng Nam Á quan
tâm hàng đầu nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của một môi trường
[Type text] Page 3
Bài Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Kim Anh
kinh doanh hiện đại. Số lượng cán bộ nhân viên Ngân hàng đã tăng lên đáng kể từ
50 người kể từ khi thành lập lên đến 798 người đến cuối năm 2007.
• Năm 2008 : Ngân hàng Nam Á chính thức tăng vốn điều lệ lên 1.253 tỷ
đồng, gấp 250 lần so với lúc thành lập, lợi nhuận sau thuế đạt 13,03%, tổng tài sản
đạt 76,10%, huy động vốn đạt 81,71%, dư nợ cho vay vượt 107,14% so với kế
hoạch. Hệ thống mạng lưới phát triển lên 48 điểm giao dịch, trong đó năm 2008
mở rộng thêm 3 phòng giao dịch và di dời trụ sở 1 chi nhánh, 2 phòng giao dịch
với 809 cán bộ nhân viên đang làm việc trên toàn hệ thống giao dịch của Ngân
hàng Nam Á trải dài từ Bắc đến Nam. Năm nay Ngân hàng Nam Á chính thức tài
trợ cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ năm 2008 nhằm góp một phần quảng bá hình ảnh
và xây dựng thương hiệu quốc gia ra thế giới.
• Năm 2009 : Hệ thống mạng lưới đã phát triển lên 49 điểm với số lượng cán
bộ nhân viên trên 850 người. Huy động vốn đạt 9.444 tỷ đồng, vượt 43,09% kế
hoạch; dư nợ cho vay đạt 5.013 tỷ đồng, tăng 33,7% so với dư nợ đầu năm 2009;
tổng tài sản đạt 10.914 tỷ đồng, vượt 21,27% kế hoạch, tăng 85,1% so với năm

2008 đã tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng Nam Á tái tham gia thị trường liên
Ngân hàng.
• Năm 2010 : Ngân hàng Nam Á chính thức tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ
đồng, gấp 600 lần so với lúc thành lập. Lợi nhuận trước thuế đạt 66,07%, huy động
vốn đạt 89,91%, dư nợ cho vay đạt 84,16% so với kế hoạch đầu năm 2010. Ngày
17/05/2010 công bố và phát hành sản phẩm thẻ Nam A Bank và đến tháng 12/2010
đã kết nối thành công hệ thống thẻ Nam A Card và vào hệ thống Banknet,
Smartlink, VNBC đánh dấu bước phát triển vượt trội của Ngân hàng Nam Á.
• Năm 2011 : Qua những chặng đường phấn đấu đầy khó khăn và thách thức,
Ngân hàng TMCP Nam Á đã không ngừng lớn mạnh, với hơn 50 mạng lưới giao
dịch trên cả nước. So với năm 1992, vốn điều lệ hiện nay tăng gấp 600 lần, số
lượng cán bộ nhân viên tăng gấp 20 lần, phần lớn là nhân viên trẻ, nhiệt tình được
đào tạo chính quy trong và ngoài nước có năng lực chuyên môn cao. Ngày
11/11/2011 Ngân hàng Nam Á đã khai trương hội sở mới khang trang và tiện nghi
tại quận 3.
Sứ mệnh của Ngân hàng Nam Á
- Tham gia đóng góp vào phát triển lớn mạnh, an toàn của hệ thống
ngân hàng.
[Type text] Page 4
Bài Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Kim Anh
- Góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước trên cơ sở đáp
ứng kịp thời các nhu cầu hợp lý về phát triển sản xuất - kinh doanh - dịch vụ của
khách hàng bằng các phương tiện hiện đại, sản phẩm dịch vụ mới với phong cách
phục vụ chuyên nghiệp và tận tâm, nhằm đem lại lợi nhuận và lợi ích cao nhất cho
tập thể Ngân hàng Nam Á, cho từng cổ đông Ngân hàng Nam Á và tạo điều kiện
thuận lợi cho bản thân và cũng như gia đình của toàn thể cán bộ nhân viên Ngân
hàng Nam Á.
Tầm nhìn
Ngay từ đầu hoạt động, Ngân hàng Nam Á đã xác định tầm nhìn là trở
thành Ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam với khách mục tiêu

là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chiến lược
 Đẩy mạnh tăng trưởng bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu
biết nhu cầu của khách hàng và hướng tới khách hàng.
 Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp
để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững.
 Xây dựng Ngân hàng trở thành một định chế tài chính vững mạnh có
khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chưa hoàn hảo
của hệ thống Ngân hàng Việt Nam.
 Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân
viên chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông
suốt và hiệu quả.
 Quyết tâm xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực,
hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh.
 Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử
dụng vốn của cổ đông.
 Tích cực xây dựng “Văn hóa Nam Á Bank” trở thành tinh thần gắn
kết nội bộ toàn hệ thống một cách xuyên suốt và cục bộ.
Phương châm hoạt động
“An toàn, phát triển, hiệu quả và bền vững” nhằm mang lại “giá trị vượt
thời gian” đến cho quý khách hàng.
Các thành tích đạt được
 Thương hiệu NHNA đã được người tiêu dùng, cơ quan chức năng
công nhận thông qua các giải thưởng có giá trị như: Top Trade Services do Bộ
Công Thương trao tặng, “Thương hiệu vàng” do Bộ Công Thương và Hiệp hội
chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) trao tặng.
[Type text] Page 5
Bài Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Kim Anh
 Ngoài ra, NHNA còn nhận được giấy chứng nhận “Nhãn hiệu nổi
tiếng Quốc gia” và “Nhãn hiệu cạnh tranh Quốc gia” do Hội sở hữu Trí tuệ Việt

Nam trao tặng, và là “Một trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam” do bảng
xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500) công bố. Bên cạnh
đó, đặc biệt, NHNA còn vinh dự đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ,
bằng khen của UBND TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập.
1.2. Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Nam Á
Hình 1 : Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng TMCP Nam Á
[Type text] Page 6
Bài Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Kim Anh
[Type text] Page 7
Bài Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Kim Anh
2. Cơ cấu quản trị và điều hành
a. Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị có vai trò xây dựng chiến lược
tổng thể và định hướng lâu dài cho ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao cho
Ban điều hành. Hội đồng quản trị chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ban điều hành
thông qua một số hội đồng và ban chuyên môn do Hội đồng quản trị thành lập.
b. Ban điều hành: Ban điều hành gồm có Tổng Giám đốc có trách
nhiệm điều hành chung và các Phó Tổng Giám đốc trợ giúp cho Tổng Giám đốc.
Ban điều hành có chức năng cụ thể hóa chiến lược tổng thể và các mục tiêu do Hội
đồng Quản trị đề ra, bằng các kế hoạch phương án kinh doanh, tham mưu cho Hội
đồng Quản trị về các vấn đề chiến lược, chính sách, trực tiếp điều hành mọi hoạt
động ngân hàng.
c. Ban kiểm soát: Kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các đơn
vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nam Á về sự tuân thủ pháp luật, các quy định pháp lý
của ngành Ngân hàng và các quy chế, thể lệ, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng
Nam Á. Qua đó, Ban Kiểm toán Nội bộ đánh giá chất lượng điều hành và hoạt động
của từng đơn vị, tham mưu cho Ban điều hành, cũng như đề xuất khắc phục yếu
kém, đề phòng rủi ro nếu có.
d. Hội đồng tín dụng và đầu tư: Thành lập từ ngày 23/04/2003, hiện
nay có 7 thành viên. Hội đồng này là cơ quan cấp cao nhất về quản lý hoạt động tín
dụng, thực hiện xét duyệt cho vay và bảo lãnh đối với các món tiền vượt quá 5%

vốn điều lệ. Xét duyệt các phương án đầu tư hợp tác, góp vốn liên doanh với các
đơn vị khác. Kiểm tra, đôn đốc, xem xét, xử lý việc thu hồi vốn và nợ quá hạn.
e. Hội đồng xử lý kỷ luật: Thành lập từ ngày 06/06/2003, hiện nay có
6 thành viên. Tham vấn cho Tổng Giám Đốc trong việc xử lý kỷ luật cán bộ nhân
viên vi phạm kỷ luật trong hệ thống Ngân hàng Nam Á. Nhiệm vụ chính là tiếp
nhận hồ sơ cán bộ nhân viên vi phạm kỷ luật từ các đơn vị gửi về; tiến hành thu
thập thông tin, xem xét, đánh giá mức độ vi phạm kỷ luật của nhân viên vi phạm và
kiến nghị hình thức xử lý kỷ luật. Tham gia giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên
quan đến các hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ nhân viên.
[Type text] Page 8
Bài Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Kim Anh
f. Hội đồng Nhân sự và Tiền lương: Thành lập từ ngày 06/06/2003,
hiện nay có 6 thành viên. Thực hiện dự thảo quy chế hoạt động Hội đồng Nhân sự
và Tiền lương của Ngân hàng TMCP Nam Á trình Chủ tịch HĐQT ban hành.
g. Hội đồng xử lý tài sản: Thành lập từ ngày 12/06/2003, hiện nay có
8 thành viên. Thực hiện tham vấn, đề xuất ý kiến cho Hội đồng Quản trị, Tổng
Giám Đốc trong việc tổ chức quản lý, sử dụng, mua bán có hiệu quả các tài sản của
Ngân hàng Nam Á, tài sản xử lý nợ, hoặc các tài sản liên quan khác trong hệ thống
Ngân hàng Nam Á.
h. Hội đồng xử lý rủi ro: Thành lập từ ngày 09/07/2003, hiện nay có 6
thành viên. Xem xét việc phân loại tài sản "có" trích lập dự phòng rủi ro của quý
hiện hành do Tổng Giám Đốc thực hiện. Xem xét báo cáo tình hình theo dõi sao kê
và thực hiện thu hồi nợ đối với những rủi ro đã được xử lý. Quyết định xử lý rủi ro
và phương án thu hồi nợ; đồng thời xuất trình HĐQT sử dụng dự phòng để xử lý
các khoản nợ vay không khả năng thu hồi.
i. Ban Tài chính kiểm soát: Thành lập từ ngày 15/08/2003, hiện nay
có 5 thành viên. Thực hiện công tác giám sát, theo dõi, kiểm tra, kiểm toán nguồn
vốn, sử dụng vốn và kết quả hoạt động kinh doanh. Thu thập số liệu để báo cáo và
tham vấn, đề xuất ý kiến cho HĐQT trong việc quyết định kế hoạch chi tiêu, mua
sắm tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh.

3. Đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Nam Á từ
2009-2011
Bảng 1: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Nam Á từ
2009-2011:

[Type text] Page 9
Bài Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Kim Anh
Đvt: VND
Chỉ
Tiêu
2009 2010 2011
Tỷ lệ
tăng (giảm)
2009
-2010
2010
-2011
Doanh
Thu
202.866.723.992 262.515.848.530 384.021.541.036 129% 146%
Chi
phí
17.699.529.047 46.206.830.351 80.497.041.187 261% 174%
Lợi
nhuận
56.259.756.014 138.611.500.358 240.522.396.389 246% 173%
( Nguồn : Phòng Quản lý thẻ Hội sở NamABank)
Qua bảng số liệu ta thấy các chỉ tiêu của Ngân hàng Nam Á tăng đều qua các
năm, cụ thể là :
- Doanh thu năm 2010 là 262.515.848.530 tỷ đồng, tăng 129% so với năm

2009, đến năm 2011, doanh thu tăng lên 384.021.541.036 tỷ đồng, tăng 146% so
với năm 2010. Doanh thu của Ngân hàng Nam Á tăng nhanh và rất cao chủ yếu từ
hoạt động kinh doanh, phát hành thẻ, tín dụng, huy động vốn, tái đầu tư…Ta thấy
doanh thu của Nam Á tăng đều qua các năm, điều này chứng tỏ hoạt động kinh
doanh của Nam Á không ngừng phát triển, nguồn vốn huy động rất lớn, số lượng
khách hàng tăng và hoạt động phát hành thẻ ngày một phát triển.
- Doanh thu tăng, dẫn đến chi phí hoạt động tăng theo qua các năm, chính vì
vậy ngân hàng đã đưa ra nhiều chính sách để giảm tối đa chi phí hoạt động. Chi phí
hoạt động năm 2010 là 46.206.830.351 tỷ đồng, tăng 261% so với năm 2009, năm
2011 chi phí hoạt động tăng lên 80.497.041.187 tỷ đồng, tăng 174% so với năm
2010. Chi phi tăng chủ yếu là do ngân hàng khánh thành Hội sở và thêm nhiều chi
nhánh mới, mở rộng hoạt động trên nhiều lĩnh vực.
- Với doanh thu đạt được trong những năm qua, sau khi giảm trừ các khoản
chi phí, lợi nhuận của Ngân hàng Nam Á tăng nhanh và không ngừng tăng trưởng
qua các năm. Lợi nhuận năm 2010 đạt 138.611.500.358 tỷ đồng, tăng 246% so với
năm 2009, đến năm 2011, lợi nhuận tăng lên 240.522.396.389 tỷ đồng, tăng 173%
so với năm 2010. Điều này chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng Nam Á ngày càng
phát triển và sẽ còn phát triển hơn nữa để phù hợp với phương châm hoạt động :
[Type text] Page 10
Bài Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Kim Anh
“An toàn, phát triển, hiệu quả và bền vững” nhằm mang lại “giá trị vượt thời
gian” đến cho quý khách hàng.
4. Giới thiệu về Phòng Quản lý Thẻ Ngân hàng Nam Á
a.Những nét cơ bản về Phòng Quản lý Thẻ
Phòng Quản lý Thẻ chính thức được thành lập vào ngày 31/05/2007
theo quyết định số 180/2007/QĐQT - NHNA của Hội đồng quản trị về việc thành
lập Phòng Quản lý Thẻ Ngân hàng TMCP Nam Á.
Ngày 22/06/2010 Phòng Quản lý Thẻ NamABank gia nhập vào Công
ty Cổ phần Chuyển mạch Tài Chính Quốc gia Việt Nam - Banknetvn nhằm tham
gia vào thị trường thẻ toàn quốc, đa dạng hóa sản phẩm thanh toán nội địa

NamABank.
Ngày 17/05/2010 Phòng Quản lý Thẻ NamABank chính thức phát
hành thẻ ghi nợ nội địa NamACard đầu tiên, tính đến thời điểm hiện nay
NamABank đã phát hành 10.800 thẻ ATM, khách hàng có thể thực hiện các giao
dịch rút tiền, vấn tin, chuyển khoản, in sao kê miễn phí tại các máy ATM của
NamABank và tất cả các máy ATM của các ngân hàng có logo Banknetvn -
Smartlink - VNBC trên toàn quốc, thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp
nhận thẻ có logo Banknetvn - Smartlink - VNBC. Ngoài ra mang lưới đại lý Point
of Sale (POS) của NamABank đã phát triển hơn 464 đại lý cùng 29 máy ATM trên
toàn quốc.
Ngày 31/08/2011 Phòng Quản lý Thẻ chính thức là thành viên của tổ
chức MasterCard International.
Hiện nay, Phòng Quản lý Thẻ của NamABank đang tiếp tục đẩy
mạnh, nỗ lực bước vào giai đoạn cuối để nhanh chóng ra mắt các sản phẩm thẻ tín
dụng mang thương hiệu MasterCard như Credit, Prepaid, Debit…
b. Chức năng và nhiệm vụ
 Chức năng
• Phòng Quản lý Thẻ là đơn vị trực thuộc Tổng Giám đốc trong
cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành của Ngân hàng TMCP Nam Á.
• Phòng Quản lý Thẻ có chức năng tham mưu, giúp Tổng Giám
đốc thực hiện nghiệp vụ, quản trị rủi ro trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ,
phát triển sản phẩm thẻ.
 Nhiệm vụ
[Type text] Page 11
Bài Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Kim Anh
- Tuân thủ các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước,
Ngân hàng TMCP Nam Á về nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ.
- Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch phát hành các loại thẻ.
- Thực hiện nghiệp vụ phát hành, thanh toán các loại thẻ.
- Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển sản phẩm thẻ.

- Lập và tổ chức thực hiện công tác tiếp thị khách hàng phát hành
thẻ và phát triển mạng lưới thanh toán.
- Thực hiện công tác quản lý rủi ro trong hoạt động phát hành,
thanh toán thẻ.
- Quản lý và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thanh toán thẻ đối
với các đơn vị trực thuộc.
- Phối hợp với Phòng Công nghệ thông tin, Phòng Hành Chánh
tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc lựa chọn nhà cung cấp thiết bị, dịch vụ hỗ
trợ hoạt động phát hành, thanh toán trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc quản lý rủi
ro.
- Hướng dẫn khách hàng trong quá trình phát hành và sử dụng thẻ.
- Tiếp nhận, xử lý và lưu trữ các tài liệu, văn bản liên quan đến
công tác khiếu nại của khách hàng.
- Xây dựng quy chế, quy trình và các biểu mẫu, biểu phí thực hiện
các nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ.
- Thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ngân
hàng Nhà nước, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nam Á.
c. Cơ cấu tổ chức Phòng Quản lý Thẻ
Hiện tại, Phòng Quản lý Thẻ có 29 nhân viên bao gồm:
Trưởng phòng: Chị Lê Lưu Diệu Thảo
Phó trưởng phòng: Anh Huỳnh Bảo Phương
5 nhân viên phát hành thẻ;
7 nhân viên kinh doanh thẻ;
7 nhân viên kinh doanh POS;
3 nhân viên kế toán;
2 nhân viên tra soát, khiếu nại;
3 nhân viên kỹ thuật.
Hiện nay cùng với số nhân viên hiện tại của Phòng Quản lý Thẻ
thì Phòng Quản lý Thẻ còn tiếp nhận 3 sinh viên thực tập.
[Type text] Page 12

Bài Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Kim Anh
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VÀ QUY TRÌNH PHÁT HÀNH
THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á
1. Tổng quan về thị trường thẻ tại Việt Nam trong thời gian qua
Dịch vụ thẻ trên thế giới có lịch sử phát triển hơn 50 năm và trở thành một
phương tiện thanh toán tiên tiến phổ biến nhất ngày nay. Với những tiện ích đáng
kể của mình, thẻ bắt đầu được du nhập vào Việt Nam từ năm 1990 bằng việc Ngân
hàng nhà nước chấp nhận cho Ngân hàng Ngoại Thương thực hiện làm đại lý thanh
toán cho các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài.
Ba năm sau, năm 1993 Ngân hàng Ngoại Thương được phép tiến hành thẻ
tín dụng quốc tế đầu tiên, đưa công nghệ thẻ thong minh vào thị trường Việt Nam,
và đến năm 1995 phát hành thí điểm thẻ ATM.
Ngày 10/10/1999 quyết định số 371/1000/QĐ-NHNN 1 của Thống đốc
NHNN về qui chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ Ngân hàng được ban hành.
Đây có thể nói là một bước ngoặt cho việc phát triển dịch vụ thẻ vì nó là một văn
bản pháp lý để các NHTM có cơ sở phát hành và thanh toán thẻ. Sau quyết đinh này
số lượng các Ngân hàng triển khai tham gia dịch vụ thẻ sẽ nhiều hơn, đó là một
trong những yếu tố làm cho việc phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ được phổ
biến rộng rãi ở Việt Nam
Năm 2010 có thêm 4 Ngân hàng Việt Nam tham gia thị trường thẻ, đưa
tổng số Ngân hàng tham gia thị trường thẻ lên 45 Ngân hàng. Trong đó có 3 Ngân
hàng quốc doanh, 33 Ngân hàng TMCP, 8 Ngân hàng liên doanh và chi nhánh Ngân
hàng nước ngoài và 1 công ty phi ngân hàng là công ty Dịch vụ Tiết Kiệm Bưu
Điện.
Công cuộc chạy đua giữa các Ngân hàng để chiếm lĩnh thị trường ngày càng
diễn ra gay gắt hơn làm cho số lượng thẻ tăng lên đáng kể. Theo thống kê của NH
NNVN đến 31/12/2010 trên cả nước có gần 32 triệu thẻ (tích lũy) đang lưu hành,
trong đó có 1,7 triệu là thẻ quốc tế. Các Ngân hàng ngày càng chú trọng đến hoạt
[Type text] Page 13
Bài Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Kim Anh

động kinh doanh và phát hành thẻ, mỗi năm lợi nhuận từ việc kinh doanh thẻ tại các
ngân hàng tăng khoảng 150 – 200 %.
Các Ngân hàng đi đầu trong dịch vụ thẻ có: BIDV, Vietinbank, ACB,
Techcombank, Sacombank, Vietcombank, Đông Á bank, Agribank …
Hiện nay thị trường thẻ nước ta đã có sự tham gia của một số Ngân hàng cổ
phần nhỏ. Dự kiến năm 2011 sẽ xuất hiện thêm không ít “đối thủ” ngân hàng mới
với tham vọng chiếm lĩnh thị trường tiềm năng này. Cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực
thẻ sẽ được dự báo là khốc liệt hơn giữa các đại gia và tiểu gia trong ngành NH.
Dẫn đầu thị trường thẻ nội địa lẫn thẻ quốc tế trong những năm qua vẫn là các NH
“đại gia” như: VCB, DongAbank, ACB, Vietinbank Có được vị trí đó là cả một
quá trình đầu tư lâu dài.
Thực tế trong lĩnh vực thẻ, các ngân hàng nội địa không chỉ cạnh tranh với
nhau mà còn chịu áp lực từ các NH ngoại đang phát triển rất mạnh dịch vụ thẻ như:
HSBC, Standard, Chartered bank…
Có thể thấy dịch vụ thẻ đã được du nhập vào nước ta khá sớm song cho tới
nay thẻ vẫn còn là phương tiên thanh toán khá mơi mẻ và xa lạ với đa số người dân
Việt Nam. Vì vậy các Ngân hàng phải nỗ lực nhiều hơn nữa để tìm tòi và đưa ra các
dòng sản phẩm thẻ với các tính năng tiện ịch phong phú và đa dạng hơn nữa nhằm
đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đồng thời liên tục tung ra các chương trình khuyến
mãi hấp dẫn như:
miễn hoặc giảm phí phát hành, thậm chí miễn phí phát hành thẻ tận nơi, đơn giản
hóa về thủ tục, chương trình hỗ trợ khách hàng.
2. Các loại thẻ Ngân hàng phát hành
2.1. Thẻ ghi nợ nội địa NamACard
Thẻ ghi nợ nội địa NamACard là một sản phẩm mới của NamABank
nhằm cung cấp cho quý khách hàng những tiện ích tốt nhất cho một cuộc sống tài
chính năng động. Bao gồm:
- Thẻ Chuẩn: mỗi giao dịch khách hàng được rút tối đa 5.000.000đ/1
lần, mỗi ngày được rút tối đa 30.000.000đ, và được rút 15 lần/1 ngày.
[Type text] Page 14

Bài Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Kim Anh
- Thẻ Vàng (thẻ đặc biệt): mỗi giao dịch khách hàng được rút tối đa
10.000.000đ/1 lần, mỗi ngày được rút tối đa 50.000.000đ/1 ngày, và được rút 30
lần/1 ngày.
Hai dạng thẻ trên điều có những tiện ích và tính năng như nhau như:
- Rút tiền mọi lúc mọi nơi trên tất cả các máy ATM của hệ thống
Banknetvn, VNBC, Smartlink trên toàn quốc.
- Hưởng lãi trên số dư trong tài khoản thẻ với lãi suất hấp dẫn.
- Chuyển khoản nhanh chóng và an toàn ngay tại ATM.
- Thanh toán mua hàng hóa, dịch vụ tại siêu thị, nhà hàng, cửa hàng lưu
niệm,… và hàng vạn điểm chấp nhận thẻ trên toàn quốc.
- Truy vấn thông tin tài khoản, chuyển tiền trong nước ở bất cứ đâu với
Internet Banking.
- Truy vấn thông tin tài khoản, lãi suất tiết kiệm, tỷ giá ngoại tệ, và
nhận thông báo tự động khi có phát sinh giao dịch với SMS Banking.
2.2. Thẻ liên kết đồng thương hiệu
Thẻ liên kết Nam Á là loại thẻ được Nam Á phát hành trên cơ sở liên
kết, đồng thương hiệu với các tổ chức, doanh nghiệp cho các tính năng:
- Tích hợp thẻ thanh toán của Ngân hàng với thẻ thành viên, thẻ khách
hàng thân thiết, thẻ sinh viên, thẻ nhân viên,… của các trường đại học, các doanh
nghiệp trong và ngoài nước.
- Người sử dụng chỉ cần bảo quản một thẻ duy nhất, thay vì phải bảo
quản đồng thời: thẻ thanh toán của Ngân hàng, thẻ nhân viên, thẻ sinh viên, thẻ
khách hàng thân thiết…
[Type text] Page 15

×