Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Giải pháp phát triển thị trường cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 178 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ









NGUYỄN VĂN THUẬN






GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
CÁ TRA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG




LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ NGÀNH: 62 31 10 01






GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
PGS.TS. VÕ THÀNH DANH








Năm 2015
i

MỤC LỤC

Chương 1. GIỚI THIỆU 1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1. Mục tiêu chung 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3


1.4. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 3

1.4.1. Phạm vi nghiên cứu 3

1.4.2. Địa bàn nghiên cứu 3

1.4.3. Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.4. Chủ thể nghiên cứu 3

Chương 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 4

Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 13

3.2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 15

3.2.1.Số liệu thứ cấp 15

3.2.2.Số liệu sơ cấp 15

3.2.2.1. Xác định cỡ mẫu điều tra 15

3.2.2.2. Phương pháp lấy mẫu 15

3.2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin 16

3.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 17


3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả 17

3.3.2. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá 17

3.3.3. Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis – CFA) 18

3.3.4. Phương pháp phân tích hồi quy bội 18

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20

4.1. MÔ TẢ VÙNG NGHIÊN CỨU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 20

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 20

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 21

4.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA Ở
ĐBSCL 21

4.2.1. Thực trạng sản xuất 21

4.2.2. Thực trạng chế biến và tiêu thụ cá tra ở ĐBSCL 27

4.2.2.1. Thực trạng chế biến và tiêu thụ cá tra chung 27

4.2.2.2. Thực trạng chế biến, tiêu thụ của các công ty chế biến tổng mẫu điều tra 30

4.2.3. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT CÁ TRA 36

4.2.4. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA 38


4.3. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ
BIẾN, XUẤT KHẨU CÁ TRA 39

4.3.1. Phân tích cấu trúc thị trường (S) 39

4.3.1.1. Kiểm tra độ phù hợp của thang đo 39

4.3.1.2. Phân tích nhân tố khám phá các biến cấu trúc thị trường 40

4.3.1.3. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) 47

ii

4.3.2. Phân tích thực hiện thị trường (C) 50

4.3.2.1. Kiểm định độ phù hợp của thang đo 50

4.3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá 50

4.3.2.3. Phân tích nhân tố khẳng định 53

4.3.3. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố cấu trúc thị trường và thực hiện thị trường đến
hiệu quả thị trường 55

4.3.3.1. Hồi quy biến kết quả thực hiện thị trường (P) lên biến cấu trúc thị trường (S) và
thực hiện thị trường (C) 55

4.3.3.2. Hồi quy biến thực hiện thị trường 56


4.3.4. Kết luận kết quả phân tích 57

4.4. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC HỘ NUÔI CÁ TRA 58

4.4.1. Phân tích cấu trúc thị trường (S) 58

4.4.1.1. Kiểm tra độ phù hợp của thang đo 58

4.4.1.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 58

4.4.1.3. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) 66

4.4.2. Phân tích thực hiện thị trường (C) 69

4.4.2.1. Kiểm tra độ phù hợp của thang đo 69

4.4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 69

4.4.2.3. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) 75

4.4.3. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố cấu trúc thị trường và thực hiện thị trường đến
hiệu quả thị trường 78

4.4.3.1. Hồi quy biến kết quả thực hiện thị trường (P) lên biến cấu trúc thị trường (S) và
thực hiện thị trường (C) 78

4.4.3.2. Hồi quy các biến thực hiện thị trường (C) 79

4.4.4. Kết luận kết quả phân tích 82


4.5. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÁ TRA 85

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88

5.1. KẾT LUẬN 88

5.2. KIẾN NGHỊ 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

PHẦN PHỤ LỤC 95


iii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Phân bố mẫu điều tra trên địa bàn 5 tỉnh 16

Bảng 4.1. Nguồn cung cấp con giống và tình trạng con giống 24

Bảng 4.2. Các phương thức thanh toán tiền thức ăn trong sản xuất cá tra tại ĐBSCL năm
2013 25

Bảng 4.3. Các loại thông tin nông hộ nhận được 27

Bảng 4.4. Các nguồn cung cấp thông tin cho nông hộ hiện nay 27

Bảng 4.5. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản theo chủng loại 11 tháng của năm 2012 (so với
cùng kỳ năm trước, triệu USD, %) 28


Bảng 4.6. Phân loại qui mô doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cá Tra 30

Bảng 4.7. Nhận thức của doanh nghiệp về GIÁ CẢ mong đợi của người tiêu dùng 31

Bảng 4.8. Sự chuẩn bị của doanh nghiệp về tiếp thị để thâm nhập thị trường 33

Bảng 4.3.1. Ma trận nhân tố sau khi xoay 40

Bảng 4.3.2. Ma trận điểm hệ số nhân tố 43

Bảng 4.3.3. Ma trận nhân tố sau khi xoay 50

Bảng 4.3.4. Ma trận điểm hệ số nhân tố 52

Bảng 4.4.1. Ma trận nhân tố sau khi xoay 59

Bảng 4.4.2. Ma trận điểm hệ số nhân tố 63

Bảng 4.4.3. Ma trận nhân tố sau khi xoay 70

Bảng 4.4.4. Ma trận điểm hệ số nhân tố 73


iv

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Mô hình lý thuyết (Nguồn: Eleni, 2009) 13


Hình 4.3.1. Kết quả CFA (lần 1) của thang đo S (chuẩn hóa) 48

Hình 4.3.2. Kết quả CFA (lần 3) của thang đo S (chuẩn hóa) 49

Hình 4.3.4. Kết quả CFA (lần 1) của thang đo C (chuẩn hóa) 54

Hình 4.3.5. Mô hình SCP của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra 57

Hình 4.4.1. Kết quả CFA (lần 3) của thang đo S (chuẩn hóa) 67

Hình 4.4.2. Kết quả CFA (lần 4) của thang đo S (chuẩn hóa) 68

Hình 4.4.3. Kết quả CFA (lần 1) của thang đo C (chuẩn hóa) 76

Hình 4.4.4. Kết quả CFA (lần 3) của thang đo C (chuẩn hóa) 77

Hình 4.4.5. Mô hình SCP của các hộ nuôi cá tra 83

1

Chương 1. GIỚI THIỆU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam tính đến 10 tháng đầu năm 2013 đạt khoảng 5,4 tỷ USD Trong đó, kim
ngạch xuất khẩu cá tra phi lê cùng kỳ đạt trên 1,4 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khoảng
26% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành [37]. Con số này đã nói lên được tầm
quan trọng của ngành cá tra của Việt Nam nói chung, và ở đồng bằng Sông Cửu
Long (ĐBSCL) nói riêng. Chính vì vậy, nghề nuôi cá tra cũng đã phát triển mạnh
trong nhiều năm qua. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích nuôi năm

2013 đạt 5.950 ha, tăng hơn gấp đôi so với năm 2003 (2700 ha) [38]. Cũng tính
đến 10 tháng đầu năm 2013, có đến 217 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cá tra
của Việt Nam sang trên 142 thị trường trên thế giới [7].
Xuất khẩu cá tra ở Việt Nam tăng vọt trong những năm gần đây trở thành
một trong những mặt hàng xuất khẩu thủy sản quan trọng của Việt Nam. Năm
2003, sản lượng xuất khẩu cá tra của Việt Nam chỉ có khoảng hơn 35 nghìn tấn
thì đến 10 tháng đầu năm 2013, con số này đã lên đến gần 650 nghìn tấn, với kim
ngạch xuất khẩu gần 1,5 tỷ USD. Trong đó, EU và Bắc Mỹ là hai thị trường nhập
khẩu cá tra phi lê lớn nhất, gần 50% về lượng và 50% về kim ngạch xuất khẩu
[7]. Kết quả phát triển ngành cá tra được như thế là do Việt Nam nói chung và
ĐBSCL nói riêng có sản lượng sản xuất và xuất khẩu đứng đầu thế giới. Nhiều
doanh nghiệp đã hình thành vùng nuôi riêng cho doanh nghiệp theo những tiêu
chuẩn chất lượng dựa vào nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, còn có những
nguyên nhân khác góp phần cho sự tăng trưởng này như: nhu cầu tiêu dùng cá tra
phi lê ở các nước nhập khẩu gia tăng, nền kinh tế châu Âu được phục hồi và lãi
suất cho vay tín dụng xuất khẩu của Nhà nước được điều chỉnh giảm, theo Thông
tư số 108/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính (giảm mức lãi suất cho vay cho các
doanh nghiệp xuất khẩu từ mức 8,7%/năm xuống còn 7,8%/năm).
Tuy nhiên, ngành hàng cá tra của Việt Nam cũng gặp không ít những khó
khăn bên trong cũng như bên ngoài ngành trong những năm gần đây. Cụ thể vào
đầu năm 2011, ngành cá tra đối mặt với nhiều khó khăn về vốn và nguyên liệu.
Ngành hàng cá tra đang đối mặt với những khó khăn về vốn, trong khi chi phí đầu
vào tăng cao, cùng với những quy định ngày càng khắt khe của thị trường nhập
khẩu. Mặc dù giá cá tra đang ở mức cao nhưng người nuôi chưa yên tâm đầu tư
mở rộng diện tích thả nuôi. Giá xuất khẩu bình quân trong quý I/2011 là 2,54
USD/kg, tăng 20% so với giá trung bình của năm 2010 (2,14 USD/kg), nhưng giá
nhập khẩu nguyên liệu còn tăng với tỷ lệ cao hơn nhiều lần.
Đến năm 2012, tình trạng thiếu vốn cho sản xuất và chế biến, giá cả thức ăn
chăn nuôi gia tăng mạnh, khủng hoảng kinh tế của EU, giá cả xuất khẩu cá tra phi
lê sụt giảm, nhu cầu nhập khẩu cá tra phi lê của các nước nhập khẩu lớn có xu

2

hướng giảm v.v… Những khó khăn này đã khiến cho nhiều hộ nuôi phải ngừng
nuôi, nhiều doanh nghiệp chế biến phải lao đao. Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã
đưa ra một số chính sách hỗ trợ sự phát triển của ngành nhưng những khó khăn
này cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạch xuất khẩu năm 2012, cụ thể:
trong năm 2012, mặc dù sản lượng xuất khẩu gia tăng 4,2%, nhưng kim ngạch
xuất khẩu lại giảm đến 4,7%. Những khó khăn nêu trên còn dẫn đến xu thế là tỷ
trọng diện tích và sản lượng cá tra nguyên liệu tự nuôi của các doanh nghiệp chế
biến, xuất khẩu gia tăng và tỷ trọng này giảm đối với các hộ nuôi riêng lẻ bên
ngoài doanh nghiệp. Nhìn chung, những thách thức nêu trên đã ít nhiều làm thay
đổi cấu trúc và hoạt động thị trường của ngành, cũng như những thay đổi trong
kết quả hoạt động của ngành là điều không thể tránh khỏi.
Sang năm 2013, ngành hàng cá tra lại tiếp tục phải đối mặt với hàng loạt khó
khăn, như doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra bị thiếu vốn, một mặt lại thiếu
nguồn nguyên liệu cá tra để đáp ứng cho các đơn hàng do có nhiều nông dân treo
ao. Bên cạnh đó, xuất khẩu cá tra còn phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ,
cũng như chưa có sự gắn kết giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cá tra. Ngoài
những khó khăn mang tính nội tại như đã nêu, ngành hàng cá tra còn phải đối mặt
với nhiều thách thức từ môi trường kinh doanh bên ngoài như gặp phải nhiều rào
cản thương mại, đặc biệt là những rào cản phi thuế quan, đồng thời trên thị trường
xuất khẩu xuất hiện thêm các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu. Thêm vào đó, giá cả
điện gia tăng cũng ảnh hưởng đáng kể đến giá thành sản phẩm xuất khẩu, do vậy
làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra
trong nước. Trong những năm qua, việc tiếp thị toàn cầu cho sản phẩm cá tra với
tư cách là một nhãn hiệu quốc gia chưa được các nhà xuất khẩu Việt Nam chú
trọng. Mặc dù các nhà chế biến và xuất khẩu cá tra đã có rất nhiều nỗ lực để mở
rộng thị trường sang nhiều nước khác nhau trên thế giới nhưng dường như họ vẫn
đang vất vả và bị động trong việc đối phó với các rào cản thương mại.
Từ những bất cập như đã được nêu ở trên, nghiên cứu “Giải pháp phát triển

thị trường cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long” trở nên hết sức cần thiết nhằm
để thúc đẩy cho ngành hàng này phát triển một cách ổn định và bền vững trong
những năm sắp tới. Để đạt được những mong đợi này, đề tài nghiên cứu được
thực hiện nhằm đạt được mục tiêu dưới đây.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động của thị trường cá tra, nhằm thúc đẩy ngành hàng cá tra
hoạt động có hiệu quả hơn ở ĐBSCL.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung nói trên, đề tài nghiên cứu sẽ được thực hiện
nhằm thỏa mãn các mục tiêu cụ thể sau:
3

(i) Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ của ngành nuôi cá tra ở ĐBSCL.
(ii) Phân tích cấu trúc thị trường cá tra ở ĐBSCL.
(iii) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thị trường của ngành hàng
cá tra.
(iv) Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả ngành hàng cá tra.

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ cá tra của Việt Nam có được những thuận
lợi và gặp phải những khó khăn gì?
2. Các chiến lược cạnh tranh trong thị trường cá tra là gì?
3. Những yếu tố tác động nào có ảnh hưởng đến hiệu quả thị trường ?

1.4. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào thị trường xuất khẩu cá tra phi lê của
Việt Nam ở ĐBSCL, do hiện tại phần lớn cá tra ở ĐBSCL được tiêu thụ qua kênh

xuất khẩu (trên 97%) [22]. Ngoài ra, nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích hai
thị trường nhập khẩu cá tra chủ yếu của Việt Nam là EU và Bắc Mỹ vì thị phần
của 2 thị trường này chiếm khoảng 50% trong tổng số.
1.4.2. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung tại 5 tỉnh, thành phố đang có quy mô sản xuất cá
tra lớn nhất của ĐBSCL là An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre và Vĩnh
Long. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (BNN&PTNT),
diện tích nuôi thả cá tra của ĐBSCL là 5.477 ha, với mức sản lượng đạt được là
930.690 tấn (Bảng 1.4). Trong đó, diện tích nuôi của 5 tỉnh này chiếm tới khoảng
5.018 ha (chiếm 91%), với mức sản lượng đạt được là 859.303 tấn, chiếm 92%
tổng sản lượng cá tra của toàn vùng [4]. Do vậy, việc chọn 5 tỉnh này làm điểm
khảo sát là đảm bảo được tính đại diện của mẫu quan sát (Phụ lục 1.1).
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cấu trúc thị trường cá tra, cũng như những
hoạt động và hiệu quả thị trường cá tra ở ĐBSCL.
1.4.4. Chủ thể nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, các hộ nuôi và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá
tra được xem là 2 chủ thể nghiên cứu chính của đề tài.
4

Chương 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Mô hình cấu trúc, thực hiện và kết quả thực hiện thị trường SCP (Structure –
Conduct – Performance) đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau
trong nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực thủy sản. Mô hình này mô tả và chỉ ra
những thay đổi trong cấu trúc thị trường dẫn đến những hành vi thực hiện các
hoạt động thị trường của nhà sản xuất thay đổi, và cuối cùng sẽ dẫn đến những
thay đổi trong kết quả thực hiện thị trường, như giá cả, chất lượng sản phẩm, giá
trị gia tăng của sản phẩm, sản phẩm mới. Những thay đổi trong cấu trúc thị
trường (S) cũng có khả năng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả thực

hiện thị trường (P) thông qua các hoạt động thực hiện thị trường (C). Ngoài ra,
bản thân các hoạt động thị trường cũng có khả năng tương tác với nhau để dẫn
đến những thay đổi trong kết quả thực hiện thị trường. Một sự thay đổi trong cấu
trúc thị trường có thể tác động đến một hoặc nhiều hoạt động thị trường. Giống
vậy, một hoạt động thị trường được thực hiện có thể làm ảnh hưởng đến một hoặc
nhiều kết quả thị trường khác nhau. Chẳng hạn như khi nghiên cứu về cách thức
hoạt động của các doanh nghiệp thủy sản.
Mô hình SCP là một trong những khung tiếp cận chuẩn mực được áp dụng
trong một phân tích thị trường của Egdell trong năm 2000 [10]. Mô hình này có 3
cấu tố chính: cấu trúc ngành, thực hiện thị trường và kết quả thị trường. Trong đó,
cấu tố đầu tiên muốn nói đến số lượng và quy mô của các tác nhân tham gia trong
chuỗi cung ứng, sự khác biệt sản phẩm, các rào cản xuất, nhập ngành. Cấu tố này
được xác định bởi những đặc tính tổ chức của thị trường. Những đặc tính này tác
động đến bản chất cạnh tranh và hành vi giá cả trong thị trường. Cấu tố thứ hai
liên quan đến cơ chế phối hợp của thị trường và chính sách giá cả được áp dụng
bởi các tác nhân trong chuỗi cung ứng. Cả hai cấu tố này theo nghiên cứu của
Craene (1995) có thể tác động đến kết quả thị trường, cái đo lường mối quan hệ
giữa giá cả và sản lượng, cũng như đo lường hiệu quả của việc cải tiến và đầu tư,
đặc biệt trong nghiên cứu và phát triển [8].
Một cách cụ thể hơn, theo Gronhaug (1984) cho rằng cấu trúc ngành đề cập
đến những vấn đề bán hàng, việc làm, kỹ thuật, tình trạng cạnh tranh của các
doanh nghiệp, và đứng ở tầm vĩ mô nó đề cập đến vấn đề phân phối nguồn lực, vị
trí địa lý và mô tả ngành [13]. Còn cấu tố thứ hai – thực hiện thị trường – theo
Jasjko (1999) sẽ liên quan đến việc xác định hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp
và dính líu đến thông tin thị trường, đầu tư, những hệ thống cải tiến chất lượng,
khung pháp lý và môi trường vĩ mô ổn định [17]. Cuối cùng, cấu tố thứ ba – hiệu
quả thị trường – theo Delome (2002), dính líu tới những nỗ lực để tối đa hóa phúc
lợi của người tiêu dùng bởi việc tạo ra những sản phẩm với mức chi phí thấp hơn,
sự phân phối hợp lý của những sản phẩm giữa những người tiêu dùng có nhu cầu
khác nhau, cũng như thông qua những cải tiến chất lượng, việc đa dạng hóa sản

phẩm, kỹ thuật, sự ổn định trong giá cả và việc làm [9].
5

Nói chung, mô hình SCP cố gắng giải thích và dự đoán kết quả thực hiện thị
trường của một ngành như là kết quả của cấu trúc thị trường và thực hiện thị
trường. Giả định rằng có mối quan hệ nhân quả và ổn định giữa chúng [17]. Thêm
vào đó, theo Cabral (2003) cũng giả thuyết rằng không chỉ cấu trúc ngành có thể
ảnh hưởng đến thực hiện và hiệu quả thị trường mà ngược lại thực hiện và hiệu
quả thị trường cũng có khả năng ảnh hưởng đến cấu trúc ngành [18].
Trong những năm gần đây, đứng trước bối cảnh của nền kinh tế thế giới có
nhiều biến động, khủng hoảng kinh tế và cạnh tranh quốc tế ngày càng một gay
gắt hơn. Do vậy đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế của nhiều
quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có tham gia thương mại quốc tế
như Việt Nam. Cũng chính lý do này mà việc nghiên cứu và phân tích cấu trúc,
thực hiện và hiệu quả thực hiện thị trường của những sản phẩm chủ lực của các
quốc gia (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) ngày càng được quan tâm nhiều hơn
theo thời gian, đặc biệt đối với ngành hàng thủy sản.
Theo Lê Xuân Sinh và nhóm cộng tác viên (1997), trong khoảng thời gian từ
năm 1990 đến năm 1996, thị trường cá nước ngọt là thị trường phân tán, tự phát,
chưa có cách thức tổ chức và quản lý mang tính khoa học, và chưa có chiến lược
rõ ràng cho các kênh phân phối chính, vì thế đầu ra cho các sản phẩm cá nước
ngọt ở ĐBSCL gặp nhiều trở ngại, sản lượng xuất khẩu ít nên quy mô nuôi, sản
xuất không nhiều, chỉ có những loài cá có giá trị kinh tế cao mới dễ tiêu thụ [23]
.
Những trở ngại về kênh phân phối cá tại ĐBSCL không giống nhau trong
từng tỉnh và từng sản phẩm. Theo nghiên cứu của PingSun Leung (1999), đối với
những loại cá trắng thả nuôi tại tỉnh Tiền Giang, hệ thống kênh thị trường hiện tại
thì hoàn toàn hiệu quả và phù hợp với việc phân phối số lượng lớn thủy sản cho
TP. Hồ Chí Minh. Nhưng khó khăn lớn nhất lại nằm ở chỗ thiếu vốn, khó khăn về
vận chuyển. PingSun Leung cho rằng: để phát triển thị trường cá trắng ở ĐBSCL

trong thời gian sắp tới, các chính sách cần phải chú trọng là giải quyết khó khăn
cho thương lái về các vấn đề vận chuyển hàng thủy sản tươi sống, giải quyết tốt
cung – cầu trên thị trường, sự thiếu hụt vốn và tính toán kinh tế trong kinh doanh
[32].
Trên góc độ xuất khẩu, vấn đề đầu ra của ngành hàng thủy sản Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập là nâng cao sức cạnh tranh và gia tăng xuất khẩu khi Việt
Nam gia nhập WTO. Theo Võ Thanh Thu và nhóm cộng tác viên (2002), điều
quan trọng nhất để xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là nắm chắc các đặc điểm
khác nhau về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tiêu dùng, những quy định xuất
khẩu thủy sản trong từng thị trường mà Việt Nam muốn đưa sản phẩm vào như
Mỹ, EU, Nhật Điểm quan trọng nữa là việc nắm bắt xu hướng phát triển ngành
thủy sản trên thế giới như áp dụng sản xuất thủy sản theo hướng công nghiệp, tiêu
chuẩn chất lượng quốc tế, hoàn thiện và đa dạng hệ thống kênh phân phối xuất
khẩu đặt trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh toàn cầu, ứng dụng kỹ thuật hiện
đại, công cụ công nghệ thông tin, sự tác động lẫn nhau của các tác nhân trong
6

chuỗi giá trị thủy sản [39]. Theo Nguyễn Viết Đăng và Erhard Ruckes (2003)
hiệu quả hoạt động của các tác nhân trên thị trường thủy sản Việt Nam có sự
chênh lệch về trình độ, cung cách làm ăn và hiệu quả tiếp cận thị trường. Sự
manh mún trong sản xuất, yếu kém từ trong nội địa và không theo kịp xu hướng
thế giới là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của thủy sản Việt Nam [29].
Khi nghiên cứu về chuỗi cung ứng của ngành thủy sản của Hy Lạp vào năm
2009, Eleni Kaimakoudi [11] và đồng nghiệp đã nhận ra rằng cấu trúc ngành có
tác động mạnh hơn đến hiệu quả thị trường so với các hoạt động thực hiện thị
trường của ngành. Yếu tố quan trọng nhất tác động đến hoạt động thị trường của
ngành là cạnh tranh quốc tế, trong khi đó những yếu tố quan trọng nhất có tác
động đến hiệu quả thị trường là những yếu tố có liên quan đến cấu trúc thị trường,
chẳng hạn như: lợi thế cạnh tranh và những chính sách thủy sản chung. Trong đó,
ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa nhất của lợi thế cạnh tranh được thể hiện qua

nhu cầu của khách hàng, hàng rào thương mại và sự cạnh tranh được xem là điều
kiện tiên quyết để cải thiện mức độ hiệu quả thị trường.
Trong một nghiên cứu của Kaimakoudi và đồng nghiệp năm 2009 [18], tác
giả đã chỉ ra rằng trong hoạt động của các công ty thủy sản ở Hy Lạp có mối quan
hệ nhân quả giữa cấu trúc ngành công nghiệp và hoạt động thực hiện thị trường
của công ty, cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động thực hiện thị trường
của công ty và kết quả thị trường. Đồng thời, kết quả của nghiên cứu này cũng
cho thấy hoạt động thực hiện thị trường của công ty bị ảnh hưởng bởi cấu trúc
ngành công nghiệp và cả 2 có ảnh hưởng đến kết quả thị trường. Thêm vào đó,
nghiên cứu cũng nhận ra được tầm quan trọng của chiến lược khác biệt sản phẩm
trong việc xác định cách thức hoạt động thị trường của các công ty thủy sản ở Hy
Lạp. Bên cạnh các hoạt động tiếp thị cho sản phẩm, Belton và đồng nghiệp
(2011) cho rằng: để tạo ra được sự khác biệt sản phẩm giữa những nông trại có
quy mô lớn và nhỏ, việc tạo được giấy chứng nhận thủy sản có đủ chất lượng và
điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ là một công cụ quảng bá sản phẩm tích
cực cho các doanh nghiệp kinh doanh thủy sản [2].Ngoài ra, kết quả nghiên cứu
còn cho biết yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động thị trường của công
ty là cạnh tranh quốc tế, trong khi các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu
quả thị trường là những gì liên quan đến cấu trúc ngành công nghiệp - cụ thể là
lợi thế cạnh tranh. Hiệu ứng tích cực và quan trọng nhất của lợi thế cạnh tranh
được phản ánh bởi nhu cầu khách hàng, các rào cản thương mại và sự cạnh tranh.
Những yếu tố này được chứng minh là những điều kiện tiên quyết để cải thiện
mức độ hiệu quả thị trường.
ĐBSCL có được nhiều thuận lợi trong nuôi thủy sản từ thiên nhiên, điều kiện
khí hậu, nguồn nhân lực đến thời điểm thuận lợi để mở rộng thị trường do hội
nhập, cơ hội tăng sản xuất do dịch cúm gia cầm, bệnh trên gia súc đang diễn ra
liên tục trong nhiều năm gần đây. Thái Văn Đại và Lưu Tiến Thuận (2005) thực
hiện nghiên cứu về “Cấu trúc thị trường và phân tích kênh phân phối: trường hợp
cá da trơn ở ĐBSCL”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là mô tả cấu trúc thị trường
7


của kênh phân phối cá da trơn từ người sản xuất đến người tiêu thụ để phân tích
các nhân tố ảnh hưởng kênh phân phối và đề ra một số kiến nghị cho các nghiên
cứu tiếp sau. Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm: mô tả cấu trúc thị trường
nội địa của cá da trơn ở ĐBSCL; phân tích kênh phân phối từ người nuôi cá cho
đến người tiêu thụ liên quan đến cấu trúc phân phối và các hoạt động giữa các tác
nhân tham gia trong kênh thị trường; đánh giá hiệu quả kênh phân phối; đề ra một
số kiến nghị để cải thiện hiệu quả kênh phân phối cá da trơn ở ĐBSCL. Đề tài sử
dụng mô hình SCP trong phương pháp nghiên cứu [26].
Cá da trơn có giá trị cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên nên trở thành sản
phẩm được tập trung sản xuất lớn và mạnh nhất ĐBSCL. Từ khi cá da trơn Việt
Nam bị Bộ Thương mại Mỹ (DOC) kiện bán phá giá vào những tháng cuối năm
2002. Từ sau vụ kiện này sản phẩm cá tra của Việt Nam vô tình được quảng bá
rộng rãi hơn trên thương trường quốc tế. Kết quả là sản lượng tiêu thụ trên thị
trường xuất khẩu gia tăng đáng kể, cũng như số lượng khách hàng của cá tra Việt
Nam cũng đã gia tăng rất nhanh [7]. Cũng sau vụ kiện này, trong một nghiên cứu
của Son (2007) đã chỉ ra được khả năng sản xuất, chế biến và xuất khẩu của
ĐBSCL, cũng như cấu trúc và đặc điểm của từng khúc thị trường. Thêm vào đó,
nghiên cứu cũng đã phân tích phân phối thu nhập marketing giữa các tác nhân
tham gia trên các khúc thị trường khác nhau. Cuối cùng, những nhân tố ảnh
hưởng đến kết quả sản xuất và kinh doanh ngành hàng này cũng đã được chỉ ra.
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, nghiên cứu đã tiến hành thu thập số liệu thứ
cấp dựa trên các báo cáo và tài liệu sẵn có ở các tỉnh có nuôi cá da trơn ở
ĐBSCL, đồng thời đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp các tác nhân tham gia trên
kênh thị trường như: nông hộ nuôi cá, thương lái, người buôn lẻ, nhà hàng, quán
ăn, công ty chế biến. Với các số liệu được thu thập, nghiên cứu đã sử dụng
phương pháp phân tích xu hướng theo chuỗi thời gian, phân tích hồi quy tương
quan và phân tích thu nhập biên tế để chỉ ra kết quả nghiên cứu. Cuối cùng,
những kết quả chính của nghiên cứu đã được đưa ra, bao gồm: Xu hướng nuôi cá
da trơn, đặc biệt là cá tra gia tăng, do vậy năng lực chế biến cũng như lượng xuất

khẩu đã gia tăng, tuy nhiên giá cả xuất khẩu có khuynh hướng giảm; thị trường
xuất khẩu chủ yếu là thị trường Mỹ; sản phẩm cá nuôi chủ yếu đáp ứng cho thị
trường xuất khẩu (72%-86%). Thương lái là tác nhân rất quan trọng trong hoạt
động thị trường và có ít rủi ro nhất trong quá trình kinh doanh, trong khi đó nông
dân là người chịu rủi ro cao nhất; thu nhập marketing được phân phối chủ yếu
cho các công ty chế biến (60-68%), kế đó là nhà hàng (11-22%), và thương lái
(12%). Nghiên cứu cũng đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất,
kinh doanh bao gồm: giá cả xuất khẩu không ổn định đã làm giảm thu nhập của
các tác nhân; giá trị đồng đô la tăng so với giá trị đồng Việt Nam đã làm tăng
lượng xuất khẩu; chất lượng con giống ảnh hưởng rất đáng kể đến thu nhập của
người nuôi; nông dân là người có hành vi chống rủi ro cao nhất - sẵn lòng bán sản
phẩm ngay khi thấy có dấu hiệu giá cả sụt giảm; màu mỡ của cá nguyên liệu là
tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá chất lượng cá nguyên liệu; sử dụng nguồn thức
ăn địa phương và điều kiện nguồn nước tốt là những thuận lợi cơ bản của người
8

nuôi; các công ty chế biến có những thuận lợi cơ bản về nguồn lao động dồi dào
và giá cả thuê mướn rẻ, thêm vào đó những chính sách mới đây của nhà nước đã
tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty hoạt động. Tuy nhiên, những thử thách
cho công ty cũng không phải là ít, đặc biệt là những rào cản kỹ thuật và thị trường
từ các nước nhập khẩu. Son cũng đã tiên đoán rằng: sẽ có một sự gia tăng diện
tích nuôi, người nuôi và các doanh nghiệp chế biến quan tâm nhiều hơn chất
lượng sản phẩm, nhu cầu liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp chế biến gia
tăng. Do vậy, Son đã đề xuất những giải pháp để phát triển thị trường cá tra bao
gồm: (1) Tăng cường hệ thống thông tin thị trường, (2) Quy hoạch lại vùng nuôi,
(3) Nhà nước giúp người nuôi nối kết với doanh nghiệp [35].
Theo đánh giá của Sinh (2007) thì ngành này trong thời gian qua chưa thật sự
bền vững do: (1) Quy hoạch vùng nuôi chưa hợp lý; (2) Hệ thống hỗ trợ chuỗi
chưa tốt; (3) Cung cấp giống tốt không đủ; (4) Khâu tiếp cận thị trường của người
nuôi còn hạn chế. Sinh cũng cho rằng, để tạo tính bền vững cần: (1) Có chính

sách hỗ trợ tín dụng cho các tác nhân tham gia chuỗi; (2) Cải thiện chất lượng con
giống và cá tra nguyên liệu theo nhu cầu của thị trường; và (3) Tăng cường mối
liên kết dọc giữa các tác nhân tham gia chuỗi [24].
Đến năm 2009, trong một nghiên cứu của Lộc đã chỉ ra những trục trặc thị
trường trong ngành hàng này bao gồm: Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ làm khó khăn
trong việc áp dụng các quy trình nuôi tiên tiến và làm cho chi phí sản xuất, cũng
như chi phí bảo vệ môi trường cao; chất lượng sản phẩm cá nuôi còn thấp, sản
phẩm không đồng nhất về chất lượng; cộng thêm đầu ra của thị trường rất không
ổn định; có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty chế biến và xuất
khẩu trong nước đã làm ảnh hưởng chung đến dung lượng thương mại quốc tế;
chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa người nuôi và các công ty chế biến, đã dẫn đến
tình trạng mất ổn định hoặc dư thừa nguồn nguyên liệu liên tục. Để phát triển
ngành hàng cá tra ở ĐBSCL, theo Lộc (2009) cần thực hiện các giải pháp sau: (
1
)
Quy hoạch lại vùng nuôi; (2) Quy hoạch vùng sản xuất giống sạch; (3) Thực hiện
liên kết dọc và liên kết ngang trong chuỗi giá trị cá tra [25].
Trong một nghiên cứu khác của Khiêm (2010) cho rằng sản xuất cá tra theo
các tiêu chuẩn sạch như ASC hay GlobalGap sẽ được áp dụng trong những năm
sắp tới do nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng nước ngoài, cũng
như trong nước. Trong khi đó, nhận thức của người nuôi về vấn đề này còn nhiều
hạn chế. Một mặt do sự không sẵn lòng của một số công ty chế biến nhỏ trong
việc mua nguyên liệu cá tra không theo những tiêu chuẩn quốc tế, do vậy trong
tương lai sẽ không còn thuận lợi về mặt thị trường cho những hộ nuôi có quy mô
nhỏ, cũng như đối với những công ty có hành vi sản xuất chỉ muốn đạt lợi nhuận
trong ngắn hạn, thiếu tầm nhìn đạt lợi nhuận trong dài hạn [19].
Khôi (2011) thực hiện nghiên cứu về “Quản trị chất lượng đối với kênh xuất
khẩu cá tra Việt Nam vào thị trường Châu Âu”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
tập trung vào sự tham gia của các hộ nông dân nuôi cá với quy mô nhỏ vào kênh
9


xuất khẩu với mục đích cải thiện chất lượng cá da trơn nhằm đáp ứng những đòi
hỏi khắt khe về chất lượng ở các thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ, Nhật. Đề
tài sử dụng kết hợp các lý thuyết (supply chain management, networking,
transaction cost theory, quality management) có liên quan đến việc giải quyết khó
khăn cho các hộ nông dân nhỏ tham gia vào kênh thị trường xuất khẩu để cải
thiện chất lượng sản phẩm. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống
(case study) để giải quyết cho từng trường hợp có liên quan trong nội dung
nghiên cứu. Bảng câu hỏi soạn sẵn sẽ được áp dụng cho các tác nhân tham gia
trên kênh thị trường (tập trung vào hai tác nhân chính là nông dân nuôi cá và công
ty chế biến xuất khẩu) theo khung nghiên cứu được hoàn chỉnh từ các lý thuyết
nêu trên [20].
Gần đây nhất vào năm 2011, Nhỏ và Son đã tiến hành phân tích lại chuỗi giá
trị cá tra ở ĐBSCL và đưa ra các giải pháp sau đây để phát triển ngành cá tra: (i)
Quy hoạch vùng nguyên liệu dựa trên quy hoạch chế biến thuỷ sản đến năm 2020,
trong đó xác định rõ vùng nguyên liệu của người nuôi cá, vùng nguyên liệu của
công ty; (ii) Phát triển mô hình liên kết ngang và liên kết dọc trong chuỗi giá trị;
(iii) Tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nuôi cá; (iv) Kiểm soát
chặt chẽ chất lượng nguyên liệu đầu vào; (v) Chính sách tín dụng cho người nuôi
cá đầu tư nuôi cá sạch và công ty chế biến sử dụng nhiều lao động; (vi) Tiếp tục
thực hiện những chính sách dành cho công ty chế biến để nâng cao chất lượng sản
phẩm đầu ra [22].
Thị trường cá tra ở ĐBSCL trong những năm gần đây có nhiều thay đổi trong
cấu trúc, thực hiện và hiệu quả thị trường. Chẳng hạn như trong cấu trúc thị
trường đã có sự thay đổi trong hoạt động thị trường theo hướng liên kết dọc giữa
người nuôi và nhà chế biến xuất khẩu theo hướng ngày càng chặt chẽ hơn. Theo
nghiên cứu của Lộc năm 2009 thì lượng sản phẩm cá tra nguyên liệu từ người
nuôi bán cho doanh nghiệp là 91% [25], đến năm 2011 con số này lên đến 97%
[22] và 99% theo nghiên cứu của Sinh năm 2011 [34]. Cũng vậy, nếu như lợi
nhuận được phân phối cho người nuôi năm 2008 là 47% [25], thì đến năm 2011,

lợi nhuận được phân phối cho người nuôi lên đến 54% [22]. Ngoài ra, có xu
hướng gia tăng của những hộ nuôi với diện tích lớn (>10ha) [19]. Trong ngành
hàng này, những người cung cấp giống và người nuôi gặp phải khó khăn là thị
trường đầu ra không ổn định. Ngoài ra, người nuôi còn gặp phải nhiều rủi ro do
bệnh trên cá và giá cả sản phẩm đầu vào luôn biến động. Bên cạnh đó, các nhà
máy chế biến thì lại thiếu nguồn nhân lực được đào tạo chính thống và thường
gặp tình trạng thiếu nguyên liệu cá đầu vào [34]. Điều này dẫn đến việc các nhà
máy chế biến có nhu cầu liên kết với người nuôi hoặc là đầu tư vùng nguyên liệu
riêng của nhà máy (cán bộ của công ty/nhà máy hùn vốn để nuôi hoặc bỏ vốn cá
nhân ra để thuê đất nuôi cá) [22]. Tuy nhiên, việc thực hiện những cam kết về
chất lượng sản phẩm giữa người nuôi và các doanh nghiệp chưa cao. Nguyên
nhân là do tính pháp lý của hợp đồng giữa hai bên chưa rõ ràng và lòng tin vào
những chuẩn mực minh bạch trong quan hệ mua, bán giữa hai tác nhân này còn
10

thấp [20]. Trong hoạt động thị trường thì việc phân phối thu nhập giữa các tác
nhân trong chuỗi giá trị cá tra chưa hợp lý, phần lớn tập trung cho tác nhân là các
nhà chế biến. Mặc dù tỷ trọng thu nhập được phân phối cho người nuôi trên một
đơn vị đầu ra cao nhưng lợi nhuận phân phối trên một hộ nuôi trong một năm rất
thấp so với lợi nhuận được phân phối cho các nhà chế biến [25].
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại những vùng nuôi cá tra ở ĐBSCL hiện
nay cũng là một trong những quan tâm lớn của chính quyền địa phương. Bởi vì
việc nuôi cá tra trên ao thiếu diện tích xây dựng ao lắng đã làm tổn thương môi
trường nước cho cộng đồng sống xung quanh vùng nuôi [21]. Đặc biệt, theo một
nghiên cứu của Bush và đồng nghiệp năm 2009 cho là đối với việc mở rộng diện
tích nuôi một cách tự phát và sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi của một số hộ
nuôi nhỏ đã làm tổn hại đến môi trường. Để phát triển bền vững cần phải có chính
sách và nghiên cứu đánh giá tác động của việc mở rộng diện tích nuôi đến môi
trường và xã hội [5].
Cấu trúc thị trường kể cả trong lý thuyết và thực tiễn đã chứng minh không

phải luôn luôn ở trạng thái tĩnh, thay vào đó nó luôn luôn ở trạng thái động do
ảnh hưởng của môi trường kinh doanh. Trong một nghiên cứu của Shinn-Shyr
Wang năm 2006 đã chỉ ra rằng, cấu trúc thị trường của ngành chế biến lương thực
ở Mỹ thay đổi đáng kể theo thời gian trong 3 thập kỷ từ những năm 1970 đến
1990, đi đôi với những thử thách cho các tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng.
Chẳng hạn như: cấu trúc ngành không phụ thuộc vào hiệu quả thị trường hiện tại
và quá khứ nhưng hiệu quả thị trường hiện tại lại phụ thuộc vào cấu trúc thị
trường hiện tại. Điều này đòi hỏi các tác nhân phải thường xuyên xác định và
nhận ra được cấu trúc thị trường hiện tại mà họ đang hoạt động, đây là điều
không phải tác nhân hoặc nhà sản xuất nào cũng có thể thực hiện được. Thách
thức thứ hai mà Wang đã nhận ra được là hiệu quả thị trường trong quá khứ có
tác động đến hoạt động thị trường hiện tại và hoạt động thị trường hiện tại lại có
ảnh hưởng đến hiệu quả thị trường hiện tại. Điều này đòi hỏi nhà sản xuất phải
thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động thị trường của mình, đây cũng là một
thách thức không nhỏ cho nhà sản xuất, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và
vừa có năng lực thị trường thấp như ở Việt Nam của chúng ta hiện nay nói chung,
và đối với các hộ nuôi cá tra ở Việt Nam nói riêng [17].
Để minh chứng cho mối quan hệ giữa cấu trúc, hoạt động và hiệu quả thị
trường đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện để củng cố cho lý thuyết này.
Trong số những nghiên cứu này, Hanekom (2010) đã thực hiện một nghiên cứu
về mối quan hệ này đối với ngành chế biến khoai tây ở Nam Phi. Kết quả nghiên
cứu đã chỉ ra rằng: sự tự do hóa thị trường vào đầu những năm 1990 đã dẫn đến
những thay đổi trong cấu trúc thị trường, do vậy đã dẫn đến sự thay đổi trong hoạt
động sản xuất và marketing của ngành chế biến khoai tây ở Nam Phi, bao gồm
những chiến lược ký kết hợp đồng và định giá cả của các doanh nghiệp chế biến
khoai tây trong nội bộ ngành [14].
11

Nghiên cứu những yếu tố tác động đến hiệu quả thị trường không chỉ được
thực hiện trong lĩnh vực thủy sản, mà còn được nhiều tác giả nghiên cứu trong

lĩnh vực trồng trọt, chẳng hạn như Hanekom [14] năm 2010 đã nghiên cứu và chỉ
ra rằng việc gia tăng cạnh tranh toàn cầu dưới hình thức nhập khẩu các hàng hóa
chi phí thấp sẽ làm tổn thương đến năng lực cạnh tranh và lợi nhuận, đi cùng với
sự gia tăng chi phí sản xuất. Cũng trong nghiên cứu này, Hanekom đã nhận ra
ngành chế biến khoai tây của Nam Phi có sự tập trung tương đối cao, do vậy hiệu
quả thị trường cũng bị hạn chế. Ngoài ra, Hanekom cũng phát hiện ra sự phân
phối lợi nhuận không hợp lý giữa người sản xuất khoai tây và các nhà máy chế
biến là một trong những điều cần được quan tâm đối với những nhà máy chế biến.
Trong một nghiên cứu khác trước đó của Hyunsoo Kang (2009) đã cho thấy sản
lượng gạo xuất khẩu của thế giới bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: sản lượng lúa
được sản xuất, giá cả gạo xuất khẩu và tỷ giá hối đoái thực, từ đó cho thấy rằng
quyền lực thị trường đang tồn tại trong thị trường gạo quốc tế và tỷ giá hối đoái
có ảnh hưởng lớn đến sự cạnh tranh của quốc gia xuất khẩu gạo [15].
Hiệu quả thị trường của ngành chăn nuôi cũng được quan tâm bởi nhiều nhà
khoa học. Cụ thể như vào năm 2010, Anjani Kumar đã nghiên cứu lượng xuất
khẩu của ngành chăn nuôi Ấn Độ trong mối liên quan với sự cạnh tranh và các
yếu tố quyết định khác. Tác giả đã chỉ ra rằng những sáng kiến về mặt chính sách
nội địa, sản lượng và năng suất sản xuất gia tăng là những yếu tố quan trọng có
tác động đến sản lượng xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi. Từ những kết quả nghiên
cứu được, Anjani Kumar đã ủng hộ việc đẩy mạnh khả năng cung xuất khẩu sẽ là
chìa khóa để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi của Ấn Độ, thay vì các
nước xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đi mở rộng thị trường thế giới [1].
Tóm lại, có mối quan hệ nhân quả giữa cấu trúc thị trường, hoạt động thị
trường và hiệu quả thị trường. Ngoài ra, còn có mối quan hệ hỗ tương giữa các
biến thực hiện thị trường trong quá trình hoạt động. Cấu trúc thị trường thay đổi
có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả thị trường. Có nhiều trục trặc
thị trường trong quá trình hoạt động của các tác nhân trong chuỗi ngành hàng cá
tra như: cạnh tranh, rào cản thương mại, chất lượng con giống thấp, giá cả đầu ra
không ổn định, bội tín xảy ra trong quá trình thương mại giữa doanh nghiệp và
người nuôi, chưa có sự liên kết chặt chẽ của các tác nhân cùng chức năng, nguy

cơ ô nhiễm môi trường gia tăng cả trong khâu nuôi và khâu chế biến, khả năng
tiếp cận trường của doanh nghiệp và người nuôi còn nhiều hạn chế, hoạt động
quản trị chất lượng sản phẩm còn lỏng lẽo. Tất cả những vấn đề trên sẽ được xem
xét trong nghiên cứu này.
Qua lược khảo các tài liệu, từ phương pháp, mô hình, các nghiên cứu có liên
quan đến thị trường thủy sản của Việt Nam, tác giả quyết định sử dụng mô hình
SCP để thực hiện đề tài nghiên cứu này do (1) Mô hình SCP đã được sử dụng khá
phổ biến ở Việt Nam tính đến thời điểm nghiên cứu này; (2) Mô hình này phù
hợp với điều kiện thị trường cá tra ở Việt Nam hiện nay; và (3) Mô hình này
tương đối đơn giản để áp dụng so với các mô hình khác. Bên cạnh việc sử dụng
12

mô hình SCP, nghiên cứu cũng sẽ kết hợp với một số phân tích các chỉ tiêu tài
chính để làm rõ bức tranh chung về thị trường cá tra ở ĐBSCL. Do vậy, phương
pháp tiếp cận chung của đề tài và các công cụ được sử dụng để phân tích sẽ được
trình bày trong Chương 3 tiếp theo.





























13

Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Để đáp ứng các mục tiêu cụ thể được đưa ra trong Chương 2, đề tài nghiên
cứu này sẽ áp dụng mô hình Cấu trúc – Thực hiện - Kết quả thị trường (Structure,
Conduct and Performance – SCP). Khung tiếp cận của nghiên cứu này dựa vào
khung lý thuyết của Eleni (2009), được trình bày trong hình 3.1.
























Hình 3.1. Mô hình lý thuyết (Nguồn: Eleni, 2009)

Cấu trúc ngành
Thực hiện thị
trường
Kết quả thị
trường
Cạnh
tranh
quốc tế
(S
1
)
Chính

sách
ngành
thủy sản
(S
2
)
Chi phí
(S
3
)
Lợi thế
cạnh
tranh
(S
4
)
Chiến
lược kinh
doanh
(C
1
)
Bảo đảm
chất
lượng sản
phẩm
(C
2
)
Sử dụng

nguyên
liệu đầu
vào
(C
3
)
Hiệu quả
sản phẩm
(P
1
)
Hiệu quả giá
(P
2
)
14

Có 9 nhân tố độc lập trong mô hình, mỗi nhân tố được đo lường với một vài
chỉ tiêu. Những nhân tố cơ bản bao gồm: hiệu quả sản phẩm (tạo ra được sản
phẩm có chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường) (P
1
); hiệu quả giá (người sản
xuất và doanh nghiệp nhận được giá cả tốt hơn (P
2
); cạnh tranh quốc tế (S
1
);
chính sách ngành thủy sản (S
2
); chi phí (S

3
); lợi thế cạnh tranh (S
4
); chiến lược
kinh doanh (C
1
); bảo đảm chất lượng (C
2
) và chính sách nguyên liệu (C
3
). Trong
đó, hai nhân tố đầu (P
1
và P
2
) phản ảnh những cấu tố kết quả thực hiện thị trường.
Trong khi đó, bốn nhân tố (S
1
-S
4
) và ba nhân tố sau cùng (C
1
-C
3
) phản ảnh cấu
trúc ngành và thực hiện thị trường tương ứng. Các biến thành phần trong từng
nhân tố được thể hiện trong hụ lục 3.4 và 3.5.
Trong khung tiếp cận này, các nhân tố cấu trúc thị trường được giả định là
đều có ảnh hưởng đến các nhân tố thực hiện thị trường. Trong đó, cạnh tranh
quốc tế (S

1
) được kỳ vọng là có ảnh hưởng tích cực một cách gián tiếp hoặc là
trực tiếp đến hiệu quả sản phẩm (P
1
), do mỗi khi cạnh tranh quốc tế ngày càng gia
tăng sẽ buộc người nuôi và doanh nghiệp phải tạo ra những sản phẩm có chất
lượng tốt hơn và tạo ra được những sản phẩm có giá trị gia tăng, hoặc sản phẩm
được đa dạng hóa hơn. Cạnh tranh quốc tế có thể diễn ra dưới nhiều hình thức
khác nhau, từ việc cạnh tranh thông qua các hoạt động quảng bá sản phẩm, giảm
giá bán và cạnh tranh thông qua tận dụng thương hiệu sẵn có. Ngoài ra, cạnh
tranh quốc tế cũng kỳ vọng có ảnh hưởng trực tiếp đến các nhân tố thực hiện thị
trường (C) như: chiến lược kinh doanh của người nuôi và doanh nghiệp (C
1
), do
khi cạnh tranh quốc tế gia tăng có thể buộc người nuôi và doanh nghiệp thay đổi,
hoặc đổi mới sản phẩm, quy trình công nghệ, định lại giá cả sản phẩm, cải thiện
hệ thống kênh phân phối hoặc gia tăng chi phí đầu tư cho các hoạt động quảng bá
và xúc tiến sản phẩm; cạnh tranh quốc tế cũng có khả năng ảnh hưởng tích cực
trực tiếp đến hành vi sản xuất theo hướng bảo đảm chất lượng sản phẩm đầu ra
(C
2
), do nhận thức tiêu dùng của người tiêu dùng ngày càng gia tăng theo hướng
đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải an toàn, ổn định. Chính vì vậy, người sản xuất
và doanh nghiệp phải quản lý chất lượng sản phẩm tốt hơn, kể cả việc đảm bảo
môi trường nuôi và chế biến tốt hơn; cạnh tranh quốc tế cũng có khả năng ảnh
hưởng đến hành vi lựa chọn nhà cung cấp và sử dụng nguyên liệu đầu vào có uy
tín và có chất lượng hơn (C
3
). Chính sách của Nhà nước liên quan đến việc
khuyến khích người nuôi và doanh nghiệp trang bị cơ sở hạ tầng để khắc phục

tình trạng ô nhiễm nguồn nước, áp dụng quy trình sản xuất, chế biến theo những
tiêu chuẩn chất lượng, khuyến khích liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp,
khuyến khích người nuôi và doanh nghiệp sử dụng con giống sạch bệnh, cũng
được giả định là có ảnh hưởng đến 3 biến thành phần (C) trên. Chi phí sản xuất và
chế biến trong mô hình này (S
3
) cũng được kỳ vọng là có ảnh hưởng đến các biến
thành phần (C), do mỗi khi giá cả thức ăn thủy sản gia tăng, chất lượng con giống
và cá tra nguyên liệu thấp, dịch bệnh trên cá gia tăng đều có ảnh hưởng trực tiếp
đến giá thành sản xuất và chế biến của người nuôi và doanh nghiệp. Ngoài ra,
thiếu vốn cho sản xuất, kinh doanh, cũng như đầu tư cho việc chứng nhận, tái
chứng nhận sản phẩm cũng được xem là những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến
15

các hoạt động thị trường của người nuôi và doanh nghiệp (C). Cuối cùng, những
lợi thế cạnh tranh (S
4
) như nhu cầu tiêu dùng cá tra phi lê Việt Nam gia tăng được
giả thuyết là có ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động thị trường của người nuôi
và doanh nghiệp. Ngoài ra, những rào cản thuế quan và phi thuế quan, tình trạng
gia nhập ngành gia tăng và sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp
cũng được giả định là có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thị trường của doanh
nghiệp, và có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động thị trường của người nuôi.
Trong mô hình được đưa ra ở đây cũng kỳ vọng rằng: những hoạt động thị trường
của người nuôi và doanh nghiệp (C) đều có ảnh hưởng đến hiệu quả thị trường về
giá (P
2
) và chất lượng sản phẩm (P
1
). Tất cả các biến số này được đo lường thông

qua việc sử dụng thang đo Likert.

3.2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
Số liệu thu thập được phân loại làm hai loại: số liệu thứ cấp và sơ cấp. Mỗi
loại số liệu được thu thập sẽ được trình bày cụ thể trong mục 3.2.1 và 3.2.2 dưới
đây:
3.2.1.Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất và
tiêu thụ cá tra; các niên giám thống kê; các báo cáo chính thức trong và ngoài
nước liên quan đến nghiên cứu ngành hàng cá tra; báo cáo chuyên ngành thủy
sản, các văn kiện nghị định, thông tư,… liên quan đến cấu trúc thị trường, hoạt
động sản xuất và tiêu thụ, cũng như hiệu quả thị trường của các tác nhân trong
ngành hàng cá tra.
3.2.2.Số liệu sơ cấp
3.2.2.1. Xác định cỡ mẫu điều tra
Do hộ nuôi cá tra tại thời điểm nghiên cứu biến động rất lớn, cộng với việc
tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, nên cỡ mẫu được chọn chỉ lấy được khoảng gần 9%
tổng số hộ nuôi (3.033 hộ), tương ứng với 262 hộ, với mức sai số khoảng 6%. Cỡ
mẫu được tính toán bằng công thức Slovin’s:
n = N/(1+Ne
2
) = 3.033(/1+3.033x0,06
2
) = 262 hộ
3.2.2.2. Phương pháp lấy mẫu
Mẫu quan sát được thu thập theo phương pháp lấy mẫu nhiều bước:
- Bước 1: Chọn mẫu theo cụm (Cluster Sampling): xác định địa bàn xã và huyện
trong 5 tỉnh lựa chọn có diện tích nuôi cá tra lớn trong tỉnh. Kế đó, lập danh sách
các hộ nuôi ở các xã được lựa chọn. Trong mỗi tỉnh sẽ chọn ra các huyện đại
diện (có diện tích nuôi lớn). Cụ thể ở Đồng Tháp chọn 2 huyện: Lai Vung và

Châu Thành; ở An Giang chọn 2 huyện: Châu Phú và Phú Tân; ở Cần Thơ chọn 3
16

huyện: Ô Môn, Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh; ở Vĩnh Long chọn 2 huyện: Măng Thít
và Vũng Liêm; và ở Bến Tre chọn 3 huyện: Châu Thành, Chợ Lách,và Giồng
Trôm. Trong số 262 hộ được chọn, mỗi tỉnh lấy trên 40 quan sát để đảm bảo mẫu
lớn. Riêng ở Bến Tre do phần lớn các hộ nuôi là do Công ty thuê nuôi hộ, theo
kiểu gia công, nên số quan sát lấy ít hơn. Kết quả mẫu quan sát được phân bổ như
trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Phân bố mẫu điều tra trên địa bàn 5 tỉnh
Tỉnh Số quan sát Tỷ lệ (%)
An Giang 70 27
Bến Tre 14 05
Cần Thơ 64 24
Vĩnh Long
59
23
Đồng Tháp 55 21
Tổng 262 100

- Bước 2: Sau khi xác định được cỡ mẫu cho từng tỉnh, bước tiếp theo sử dụng
phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản, sử dụng hàm Rand trên phần mềm
Excell, dựa vào danh sách hộ đã được xác định trong bước 1. Danh sách các hộ
được lựa chọn khảo sát được đính kèm trong phụ lục 3.3.

3.2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin
* Phỏng vấn trực tiếp nông hộ sản xuất
Các nông hộ sản xuất cá tra được lựa chọn để phỏng vấn dựa vào phương
pháp chọn mẫu nhiều bước. Hình thức lấy thông tin dựa vào phương pháp phỏng
vấn trực tiếp các hộ nuôi, sử dụng bảng câu hỏi cấu trúc đã được chuẩn bị sẵn

(Phụ lục 3.1).
* Phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu
Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu được phỏng vấn, lựa chọn dựa vào
phương pháp liên kết chuỗi – xuất phát từ thông tin bán sản phẩm của các hộ nuôi
cá tra. Danh sách các công ty được lựa chọn khảo sát được đính kèm trong phụ
lục 3.4. Những thông tin thu thập từ đối tượng này cũng dựa vào bảng câu hỏi đã
được chuẩn bị sẵn (Phụ lục 3.2).
* Phỏng vấn sâu các tác nhân tham gia trong chuỗi sản xuất tiêu thụ cá tra
Phương pháp này nhằm tìm hiểu sâu các tác nhân tham gia trong chuỗi thông
qua bảng câu hỏi bán cấu trúc đã soạn sẵn. Đối tượng được phỏng vấn bao gồm
cơ sở cung cấp cá giống, cửa hàng cung cấp vật tư, thức ăn và thuốc thủy sản, cán
bộ quản lý thủy sản tại địa bàn nghiên cứu, các chuyên gia nghiên cứu các vấn đề
liên quan đến lĩnh vực thủy sản, thương lái thu mua.
17

3.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu nhằm để thỏa
mãn mục tiêu 1 và 2. Sử dụng phương pháp này để mô tả vùng nghiên cứu, tình
hình sản xuất và tiêu thụ cá tra tại vùng nghiên cứu và để mô tả số liệu được sử
dụng trong mô hình, thực trạng sản xuất, tiêu thụ, doanh nghiệp, đời sống, thu
nhập,… của các tác nhân trong chuỗi ngành hàng cá tra tại ĐBSCL.
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số
liệu thô và lập bảng phân phối tần số phân tích tần số, số tương đối kết cấu và chỉ
số phát triển, số trung bình (Mean), trị số lớn nhất (Max) và nhỏ nhất (Min), độ
lệch chuẩn (STD).
3.3.2. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá
- Thang đo SERVPERF
Thang đo SERVPERF là một biến thể của thang đo SERVQUAL được
Cronin & Taylor (1992) giới thiệu, xác định chất lượng dịch vụ bằng cách chỉ đo

lường chất lượng dịch vụ cảm nhận (thay vì đo cả chất lượng cảm nhận lẫn kỳ
vọng như SERVQUAL). Hai ông cho rằng chất lượng dịch vụ được phản ánh tốt
nhất bởi chất lượng cảm nhận mà không cần có chất lượng kỳ vọng. cũng như
đánh giá trọng số của 5 thành phần. Lưu ý rằng do có xuất xứ từ thang đo
SERVQUAL, các thành phần và biến quan sát của thang đo SERVPERF này giữ
như SERVQUAL. Mô hình đo lường này được gọi là mô hình cảm nhận
(perception model).
- Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha
Kiểm định này được sử dụng để loại bỏ các biến rác, trước khi tiến hành
phân tích nhân tố. Kiểm định độ tin cậy của các biến trong thang đo liên quan đến
cấu trúc, thực hiện và hiệu quả thị trường của 2 tác nhân: người nuôi và doanh
nghiệp, như đã được nêu trong Phụ lục 3.1 và 3.2, dựa vào hệ số kiểm định
Cronbach’s alpha của các thành phần thang đo và hệ số Cronbach’s alpha của mỗi
biến đo lường. Các biến có hệ số tương quan tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Theo
nhiều nhà nghiên cứu, một thang đo được xem là tốt khi hệ số này có giá trị trong
khoảng 0,7-0,8. Theo Nulnally và Bernstein (1994) thì độ tin cậy của thang đo có
thể chấp nhận được khi hệ số này lớn hơn hay bằng 0,6.
- Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA)
Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu để xác định các nhóm tiêu
chí đánh giá cấu trúc, thực hiện và hiệu quả thị trường của 2 tác nhân: người nuôi
và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. Phương pháp phân tích EFA thuộc nhóm
phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (interdependence techniques), nghĩa là
không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các
biến với nhau (interrelationships). EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát
18

thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa
vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến quan sát.
3.3.3. Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis – CFA)
Nếu như EFA được sử dụng để cấu thành các nhân tố có ý nghĩa hơn so với

tập hợp các biến quan sát ban đầu, thì phân tích nhân tố khẳng định
(Confirmatory Factor Analysis) được sử dụng ở đây để kiểm định các biến quan
sát (measured variables) đại diện cho các nhân tố (constructs) tốt đến mức nào.
Chính vì vậy CFA là bước tiếp theo của EFA. Phương pháp CFA được sử dụng
để khẳng định lại tính đơn biến, đa biến, giá trị hội tụ và phân biệt của bộ thang
đo đánh giá hiệu quả thị trường của các hộ sản xuất cá tra và các doanh nghiệp
chế biến, xuất khẩu ở ĐBSCL.
3.3.4. Phương pháp phân tích hồi quy bội
Áp dụng phương pháp hồi quy bội nhằm để thỏa mãn mục tiêu 4. Phương
pháp này được sử dụng gồm 3 bước:
Bước 1: hồi quy tất cả các biến cấu trúc thị trường (S
1
đến S
4
) có tác động
gián tiếp lên biến kết quả thị trường (P
1
và P
2
) và tất cả các biến thực hiện thị
trường (C
5
đến C
7
) có tác động trực tiếp đến biến P
1
và P
2
. Phương trình hồi quy
được sử dụng trong bước (sử dụng tiêu chuẩn bình phương tối thiểu- OLS) này có

dạng:
P
h
= a
0
+
Sb
i
i
i


4
1
+
Cc
j
j
j


3
1
+ e (1)
Tại đó
a. b
i
(i= 1,2,3,4) và c
j
(j=1,2,3) là những hệ số bêta được chuẩn hóa và

e là sai số đo lường.
b. P là các chỉ tiêu hiệu quả thực hiện thị trường
c. S
i
là biến số cấu trúc thị trường thứ i
d. C
j
: biến số thực hiện thị trường thứ j
e. h = 1,2 (1: hiệu quả đa dạng sản phẩm; 2 hiệu quả giá)
Theo sau đó, một loạt phương trình hồi quy bội được thực hiện dựa vào phương
trình 1.
Bước 2: Một số sự nối kết giữa các biến trong phương trình 1 có thể là
không có ý nghĩa về mặt thống kê. Thông qua việc cải thiện mô hình, những nối
kết này sẽ bị loại bỏ và hình thành một chuỗi phương trình hồi quy bội mới.
Những phương trình hồi quy này được thể hiện dưới đây. Những phương trình
này thể hiện những ảnh hưởng trực tiếp của các biến độc lập đến biến phụ thuộc.
19

C
m
= d
0
+
S
f
i
i
i



4
1
+
C
g
j
j
j


3
1
+ e (m
≠j)
(2)
Tại đó,
- m = 1,2,3 và j = 1,2,3; C
m
và C
j
: Biến thực hiện thị trường thứ m
- S
i
: Biến cấu trúc thị trường thứ i
- f
i
và g
j
là hệ số bêta của các biến độc lập và e là sai số
Bước 3: Thay thế kết quả đạt được ở phương trình (2) vào phương trình

(1), chúng ta có kết quả cuối cùng.

20

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. MÔ TẢ VÙNG NGHIÊN CỨU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên của ĐBSCL có nhiều thuận lợi cho việc phát triển ngành
hàng cá tra. Đầu tiên ĐBSCL có nền bức xạ và nhiệt độ tương đối cao và ổn định
qua nhiều năm, ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Đây là những điều kiện thời
tiết, khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh tế nói chung trên địa bàn các
tỉnh/thành phố trong vùng cũng như phát triển sản xuất cá tra nói riêng. Kế đến
đất đai được phân bố tập trung dọc ven sông Tiền, sông Hậu chiếm diện tích khá
lớn là đất phù sa, đất phù sa nhiễm phèn với nhiều mức độ khác nhau. Nhìn
chung, các khu vực đất phù sa, đất phù sa nhiễm phèn nhẹ ven sông tương đối
phù hợp cho phát triển nuôi cá tra (kết hợp bón vôi, rửa phèn). Bên cạnh đó sự
dao động của biên độ triều trên sông Tiền, sông Hậu vừa đảm bảo chất lượng
nguồn nước, vừa thuận lợi trong cấp, tiêu thoát nước tốt hơn cho các khu vực sâu
trong nội đồng, đây là điều kiện phù hợp với nuôi cá tra thâm canh năng suất cao.
Việc xâm nhập mặn được xem là nguyên nhân ngăn cản sự phát triển nghề nuôi
cá tra. Độ mặn lớn hơn 4‰ được xem là yếu tố bất lợi, ảnh hưởng đến việc phát
triển nuôi cá tra. Các vùng nhiễm mặn dưới 4‰ hoặc vùng có độ mặn cao vào
mùa kiệt nhưng lại ngọt vào mùa lũ có ưu thế hơn trong việc nuôi cá tra, tác nhân
gây bệnh bị kìm hãm trong môi trường nước mặn giúp giảm thiểu dịch bệnh hơn
so với các vùng ngọt quanh năm phía thượng nguồn sông Tiền, sông Hậu. Hàng
năm sông Cửu Long chuyển trên 700 tỷ m
3
nước ra biển Đông, với lưu lượng
bình quân là 18.500 m

3
/s. Các hoạt động của con người, sản xuất nông nghiệp và
nghề nuôi cá tra trên sông Tiền và sông Hậu thải ra một lượng lớn chất thải vào
dòng sông. Tuy nhiên, với lưu lượng lớn của sông Cửu Long, nhất là trong mùa
lũ đã giúp cho khả năng tự làm sạch môi trường và rửa trôi (sức tải môi trường)
của dòng sông Tiền và sông Hậu là rất lớn.

Bên cạnh những thuận lợi như đã được nêu trên, phát triển ngành hàng cá tra
ở ĐBSCL cũng gặp phải những bất lợi sau như việc xây đắp đập thủy điện ở các
nước thượng nguồn sông Mê Kông đã làm giảm lưu lượng dòng chảy sông, đặc
biệt là mùa khô, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tải nước ngọt đẩy mặn, kết hợp với
biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã làm tình trạng xâm nhập mặn ngày càng vào
sâu trong sông. Sự thay đổi dòng chảy sông và tình trạng xói lở đất dọc 2 bờ sông
Tiền, sông Hậu gây thiệt hại cho các công trình hạ tầng thủy sản, nhà ở. Bên cạnh
đó chất lượng môi trường nước có chiều hướng suy giảm do tốc độ phát triển các
ngành kinh tế hiện nay trong đó có sự phát triển quá mức của ngành thủy sản
trong thời gian qua đã làm kìm hãm sự phát triển nghề nuôi cá tra hiện nay.

×