Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Nghiên cứu những vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.85 KB, 26 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Ngày nay,trong xu thế quốc tế hoá,toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới,thu hút FDI là một
tất yếu khách quan. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nguồn vốn quan
trọngcho đầu tư phát triển,có tác dụng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá,hiện đại hoá,tạo điều kiện khai thác lợi thế so sánh ,mở ra nhiều ngành
nghề,sản phẩm mới,nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ,tạo them nhiều việc
làm và chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Nhu cầu về vốn FDI đối với Việt
Nam lại càng trở nên cấp thiết.
Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế đã được Đảng và nhà nước ta khởi xướng từ Đại
hội Đảng VI,tiếp tục được khẳng định tại Đại hội Đảng IX” Đẩy mạnh CNH,HĐH,xây
dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp…”.Việc
lựa chọn con đường CNH,HĐH để phát triển lực lượng sản xuấtvừa tuần tự vừa đi tắt,
đón đầu và bằng nhiều phương thức khác nhau là rất cần thiết. Trong hơn 15 năm qua,
Việt Nam đã không ngừng củng cố quan hệ ngoại giao với các nước cũng như cải thiện
môi trường đầu tư nhằm thu hút ngày càng nhiều FDI. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã
có những đóng góp đáng kể cho sự thành công của công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt
Nam.
Trong năm 2008,vốn FDI đổ vào Việt Nam liên tục tăng mạnh. Đó là dấu hiệu đáng
mừng với nền kinh tế nước ta.Nhưng bên cạnh đó những yếu tố như cơ sở hạ tầng yếu
kém,thủ tục hành chính phiền hà…làm ảnh hưởng đến tôc độ giải ngân vốn dẫn đến kết
quả là nước ta chưa khai thác hết được hiệu quả kinh tế do nguồn vốn lớn đem lại. Trong
tổng số vốn FDI đổ vào nước ta thì ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn.Theo Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, trong tổng số hơn 6000 dự án có vốn FDI còn hiệu lực tại Việt Nam,
lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 4500 dự án ( chiếm hơn 67% tổng số dự
án đầu tư ) với tổng số vốn đăng ký khoảng 28,9 tỷ USD ( chíêm 60% tổng vốn đăng
ký ), tổng vốn thực hiện gần 18 tỷ USD. Vì vậy em đã chọn vấn đề” Thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào các DNCNVN” để làm đề tài cho Đề án môn học chuyên ngành
Quản trị kinh doanh tổng hợp.



Mục đích khi lựa chọn đề tài:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Phân tích thực trạng thu hút FDI tại các DNCNVN
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào các DNCNVN trong thời gian tới

Kết cấu đề án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề án gồm có 3 phần sau:
Phần I : Lý luận chung về FDI
Phần II : Thực trạng thu hút FDI trong các DNCNVN
Phần III : Một số giải pháp


Lời cảm ơn

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Ngô Thị Việt Nga,cảm ơn
các thầy cô trường ĐH Kinh tế quốc dân,cảm ơn bè bạn và gia đình đã tạo điều kiện giúp
em hoàn thành đề án này.
Trong quá trình làm đề án,do trình độ có hạn nên sẽ ko tránh khỏi những thiếu sót. Em
rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!



PHẦN I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ FDI

1.1.Tổng quan về FDI
1.1.1. Khái niệm FDI

Hiện có rất nhiều quan điểm khác nhau về FDI, mỗi định nghĩa tiếp cận FDI từ một góc
độ nhất định.
Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam định nghĩa:” Đầu tư trực tiếp nước ngoài
là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để
tiến hành các hoạt động đầu tư.”
Như vậy có thể hiểu FDI là một loại hình đầu tư quốc tế được thực hiện thông qua việc
thành lập các công ty con để mở rộng phạm vi hoạt động của các công ty quốc tế ra toàn
cầu và làm chủ từng phần hay toàn bộ công ty con đó. Việc mở rộng sản xuât thong qua
các hình thức FDI không chỉ đơn thuần là sự chu chuyển tài chính quốc tế mà cùng với
nó là sự chuyển giao công nghệ,bí quyết quản lý và các tài sản vô hình khác. FDI là một
loại hình di chuyển vốn quốc tế trong đó chủ sở hữu đồng thời là người trực tiếp quản lý
điều hành hoạt động sử dụng vốn.
Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài do quỹ tiền tệ Quốc tế đưa ra năm 1977 cũng
được thừa nhận rộng rãi. Đó là: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là quá trình mà nhà đầu tư
thực hiện công việc đầu tư kinh doanh hoạt động ở nền kinh tế khác với nền kinh tế thuộc
đất nước của mình nhằm thu về những lợi ích lâu dài. Mục đích của nhà đầu tư là giành
được tiếng nói hiệu quả trong việc quản lý donah nghiệp.”
Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế(Organisation for Economic Cooperation
and Development – OECD) thì” Đầu tư trực tiếp nước ngoài phản ánh những lợi ích
khách quan lâu dài mà một thực thể kinh tế tại một nước đạt được thông qua một cơ sở
kinh tế tại một nền kinh tế khác với nền kinh tế thuộc đất nước của nhà đầu tư.”
Nói tóm lại, đầu tư trực tiếp nước ngoài được Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra
định nghĩa như sau :
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước
chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với
quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các
công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà
người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp
đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là
"công ty con" hay "chi nhánh công ty". “

1.1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI có những đặc điểm nhất định,phân biệt với các hình thức đầu tư nước ngoài
khác,thể hiện ở những nội dung sau:
a). FDI không để lại gánh nặng nợ nần cho Chính Phủ nước tiếp nhận đầu tư như hỗ
trợ phát triển chính thức( ODA) hoặc các hình thức đầu tư nước ngoài khác như vay
thương mại,phát hành cổ phiếu ra nước ngoài…
Khi thực hiện hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài,các nhà đầu tư tự bỏ vốn kinh
doanh,trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh và hoàn toàn tự chịu trách nhiệm về kết
quả đầu tư. Nước tiếp nhận FDI ít phải chịu các điều kiện ràng buộc kèm theo của người
cung ứng vốn như tiếp nhận ODA. Do vậy FDI là hình thức thu hút và sử dụng vốn đầu
tư nước ngoài tương đối ít rủi ro cho nước tiếp nhận đầu tư. Đây là điều nhiều nước đang
phát triển và chậm phát triển rất quan tâm,vì khả năng trả nợ của họ thường là yếu
kém,trong khi đó sử dụng hình thức đầu tư này còn giúp họ khai thác được tối đa nguồn
lực của đất nước về tài nguyên,con người…
b). FDI là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư không dễ dàng rút vốn ra khỏi nước sở tại.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997 cho thấy nước chịu tác
động nặng nề của khủng hoảng thường là những nước tiếp nhận nhiều vốn đầu tư gián
tiếp nước ngoài. Ngược lại,những nước thu hút nhiều FDI thì chịu tác động của cuộc
khủng hoảng ít hơn,nhẹ hơn.Chính vì vậy ,sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ,các
nước đang phát triển được khuyến cáo nên thay đổi chính sách theo hướng thận trọng hơn
với đầu tư gián tiếp,chú trọng hơn đến việc thu hút và sử dụng FDI.Trong trường hợp
không muốn đầu tư tiếp nhà đâu tư cũng không thể rút vốn dễ dàng,nhanh chóng như đầu
tư gián tiếp vì vốn của họ nằm trực tiếp trong nhà xưởng,thiết bị trên đất nước tiếp nhận
đầu tư,phải chuyển đổi thành tiền bằng cách bán hoặc thanh lý nhà máy mới thu hồi vốn
và chuyển về đc
c). FDI không chỉ đơn thuần là vốn mà kèm theo đó là công nghệ,kỹ thuật,phương
thức quản lý tiên tiến cho phép tạo ra những sản phẩm mới,mở ra thị trường mới…cho
nước tiếp nhận đầu tư.
Đây là điểm hấp dẫn quan trọng của FDI vì hầu hết các nước đang phát triển có trình
độ khoa học và công nghệ thấp,trong khi phần lớn các kỹ thuật mới được phát minh trên

thế giới vẫn chủ yếu xuất phát từ các nước công nghiệp phát triển. Tuỳ theo hoàn cảnh cụ
thể của mình,mỗi nước có cách đi riêng để nâng cao trình độ công nghệ của mình nhưng
thông qua FDI là cách tiếp cận nhanh,trực tiếp và thuận lợi. FDI có tác động mạnh đến
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận,thúc đẩy quá trình này trên nhiều
phương diện:chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế,cơ cấu vùng lãnh thổ,cơ cấu các thành
phần kinh tế,cơ cấu đầu tư,cơ cấu công nghệ…
d). Thông qua tiếp nhận FDI,nước tiếp nhận đầu tư có điều kiện thuận lợi để gắn kết
nền kinh tế trong nước với hệ thống sản xuất,phân phối,trao đổi quốc tế,thúc đẩy quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế của các nước này
Chủ thể chủ yếu của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới hiện nay là
các công ty,tập đoàn xuyên quốc gia với mạng lưới chân rết toàn cầu; thông qua tiếp nhận
đầu tư của các công ty,tập đoàn này,nước sở tại có điều kiện thuận lợi để tiếp cận và thâm
nhập thị trường quốc tế,mở rộng thị trường xuất khẩu,làm quen với tập quán thương mại
quốc tế, thích nghi nhanh hơn với những thay đổi trên thị trường thế giới…Đó là vai trò
làm cấu nối và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế rất quan trọng của FDI, một
nhân tố đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới

1.1.3. Vai trò của FDI với nước tiếp nhận
- FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng phục vụ cho chiến lược thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế cao, đặc biệt là với các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển vốn là
những nước còn nghèo, tích luỹ nội bộ thấp, nên để có tăng trưởng kinh tế cao thì các
nước này không chỉ dựa vào tích luỹ trong nước mà phải dựa vào nguồn vốn tích luỹ từ
bên ngoài, trong đó có FDI.
- FDI có ưu điểm hơn các hình thức huy động vốn nước ngoài khác, phù hợp với các
nước đang phát triển. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ xây dựng các dây chuyền sản xuất
tại nước sở tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều này sẽ cho phép các nước đang phát
triển tiếp cận công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý hiện đại. Tuy nhiên, việc có tiếp cận
được các công nghệ hiện đại hay chỉ là các công nghệ thải loại của các nước phát triển lại
tuỳ thuộc vào nước tiếp nhận đầu tư trong việc chủ động hoàn thiện môi trường đầu tư
hay không.

- FDI giúp giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập của dân cư. Vai trò này của FDI
không chỉ đối với các nước đang phát triển mà cả với các nước phát triển, đặc biệt là khi
nền kinh tế bước vào giai đoạn khủng hoảng theo chu kỳ.
- FDI có tác động làm năng động hoá nền kinh tế, tạo sức sống mới cho các doanh
nghiệp thông qua trao đổi công nghệ. Với các nước đang phát triển thì FDI giúp thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phá vỡ cơ cấu sản xuất khép kín theo kiểu tự cấp tự túc.
- FDI cho phép các nước đang phát triển học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng quản lý dây
chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như ý thức lao động công
nghiệp của đội ngũ công nhân trong nước.
Tuy vậy, FDI cũng có mặt trái, đó là:
(1) Nhà đầu tư nước ngoài có thể kiểm soát thị trường địa phương, làm mất tính độc
lập, tự chủ về kinh tế, phụ thuộc ngày càng nhiều vào nước ngoài;
(2) FDI chính là công cụ phá vỡ hàng rào thuế quan, làm mất tác dụng của công cụ này
trong bảo hộ thị trường trong nước;
(3) Tạo ra sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước, có
thể dẫn đến suy giảm sản xuất của các doanh nghiệp trong nước;
(4) Gây ra tình trạng chảy máu chất xám, phân hoá đội ngũ cán bộ, tham nhũng
1.2. Những nhân tố thúc đẩy thu hút FDI
1.2.1 Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước
Helpman và Sibert, Richard S. Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng suất cận biên
của vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn. Còn
một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự
di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
1.2.2.Chu kỳ sản phẩm
Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới đầu được phát minh và sản xuất ở
nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu,
ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường nội địa tăng lên, nên nước nhập
khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa
vào vốn, kỹ thụât của nước ngoài. Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị
trường trong nước bão hoà, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện. Hiện tuợng này diễn ra theo

chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI.
Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn
hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều
nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà
cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản
xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho
phép chi phí sản xuất thấp hơn.
1.2.3. Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia
Stephen H. Hymes (1960, công bố năm 1976), John H. Dunning (1981), Rugman A.
A. (1987) và một số người khác cho rằng các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc
thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở
nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư,
những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện (lao động, đất đai,chính trị)
cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói trên.
1.2.4. Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song
phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng
du thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương. Đối
phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô
tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản
sang. Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc
Mỹ và châu Âu.
1.2.5. Khai thác chuyên gia và công nghệ
Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát triển
hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật Bản là nước tích cực đầu tư
trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ. Ví dụ, các công ty ô tô của Nhật
Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ. Các công
ty máy tính của Nhật Bản cũng vậy. Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công
nghiệp phát triển khác cũng có chính sách tương tự. Trung Quốc gần đây đẩy mạnh đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài, trong đó có đầu tư vào Mỹ. Việc công ty đa quốc gia quốc tịch

Trung Quốc là Lenovo mua bộ phận sản xuất máy tính xách tay của công ty đa quốc gia
mang quốc tịch Mỹ là IBM được xem là một chiến lược để Lenovo tiếp cận công nghệ
sản xuất máy tính ưu việt của IBM. Hay việc TCL (Trung Quốc) trong sáp nhập với
Thompson (Pháp) thành TCL-Thompson Electroincs, việc National Offshore Oil
Corporation (Trung Quốc) trong ngành khai thác dầu lửa mua lại Unocal (Mỹ) cũng với
chiến lược như vậy.
1.2.6. Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên
Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước
có nguồn tài nguyên phong phú. Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn đầu tiên của
Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này. FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có
mục đích tương tự.
1.3. Lợi ích của thu hút FDI
1.3.1. Bổ sung cho nguồn vốn trong nước
Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền
kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước
không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước1.3.2Tiếp th ngoài, trong đó có vốn
FDI
1.3.2. Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý
Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được
phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản
lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ
giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công
ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy
nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn
phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.
1.3.3. Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của
công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí
nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước
thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh

xuất khẩu.
1.3.4.Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công
Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí
sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa
phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích
cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các
kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang
phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động
có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà
chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
1.3.5. Nguồn thu ngân sách lớn
Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Chẳng hạn, ở
Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50 phần trăm số thu nội địa
trên địa bàn tỉnh năm 2006.
1.4. Các hình thức FDI
1.4.1. Phân theo bản chất đầu tư
Đầu tư phương tiện hoạt động
Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và
thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng
khối lượng đầu tư vào.
Mua lại và sáp nhập
Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI
đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở
nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận
đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào.
1.4.2. Phân theo tính chất dòng vốn
Vốn chứng khoán
Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty

trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý
của công ty.
Vốn tái đầu tư
Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong
quá khứ để đầu tư thêm.
Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ
Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau
vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau.

1.4.3. Phân theo động cơ của nhà đầu tư
Vốn tìm kiếm tài nguyên
Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước
tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác
nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các
tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng
còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này
còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh
tranh.
Vốn tìm kiếm hiệu quả
Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận
như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí
thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi,
v.v
Vốn tìm kiếm thị trường
Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh
tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác
kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn
đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu.

PHẦN II. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO CÁC

DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu chung về các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp công nghiệp
Trước khi đi vào tìm hiểu khái niệm về doanh nghiệp công nghiệp,chúng ta sẽ xem xét
các khái niệm về doanh nghiệp, công nghiệp:
Theo Lu ật doanh nghi ệp:”Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có t ên riêng,có tài sản,có
trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục
đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
C ông nghi ệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất
mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động
kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc
đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật.
Ta có khái niệm về doanh nghiệp công nghiệp: Doanh nghiệp công nghiệp theo nghĩa
chung nhất là đơn vị sản xuất hàng hoá và dịch vụ với qui mô lớn. Ở nghĩa hẹp hơn,
doanh nghiệp công nghiệp là đơn vị sản xuất hàng hoá vật chất với qui mô lớn
2.1.2. Thực trạng các doanh nghiệp công nghiêp Việt Nam hiện nay
Theo s ố li ệu c ủa t ổng c ục th ống k ê ta c ó b ảng sau:
Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm
phân theo ngành kinh tế
Doanh
nghiệp
2000 2001 2002 2003 2004
TỔNG SỐ 42288 51680 62908 72012 91755
Nông nghiệp và lâm nghiệp 925 875 972 939 1015
Nông nghiệp và các hoạt động dịch vụ có liên
quan 595 584 657 671 726
Lâm nghiệp và các hoạt động dịch vụ có liên quan 330 291 315 268 289
Thuỷ sản 2453 2563 2407 1468 1354
Công nghiệp khai thác mỏ 427 634 879 1029 1192
Khai thác than cứng, than non và than bùn 38 41 46 52 58

Khai thác dầu thô và khí tự nhiên 2 2 2 2 5
Khai thác quặng kim loại 25 34 51 64 85
Khai thác đá và khai thác các mỏ khác 362 557 780 911 1044
Công nghiệp chế biến 10399 12353 14794 16916 20531
Sản xuất thực phẩm và đồ uống 3485 3592 3954 4114 4484
Sản xuất các sản phẩm thuốc lá, thuốc lào 24 28 24 26 25
Dệt 408 491 626 708 843
Sản xuất trang phục, thuộc da và nhuộm da lông
thú 579 763 997 1211 1567
Thuộc và sơ chế da; sản xuất va li, túi xách và yên
đệm 258 308 355 396 508
Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa,
rơm, rạ 742 887 1078 1186 1478
Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 386 488 563 680 817
Xuất bản, in và sao bản ghi 270 410 566 753 1073
Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế và
sản xuất nhiên liệu hạt nhân 11 12 13 10 17
Sản xuất hoá chất và các sản phẩm hoá chất 410 520 630 759 901
Sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic 467 616 806 911 1164
Sản xuất SP từ chất khoáng phi kim loại khác 1104 1216 1301 1385 1633
Sản xuất kim loại 116 169 223 267 324
Sản xuất các SP từ kim loại 623 868 1238 1573 2126
Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào
đâu 237 327 398 492 593
Sản xuất thiết bị văn phòng và máy tính 3 6 12 17 26
Sản xuất máy móc và thiết bị điện 166 196 243 287 371
Sản xuất radio, ti vi và thiết bị truyền thông 92 103 121 149 192
SX dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác, dụng cụ
quang học và đồng hồ 44 50 62 63 78
SX xe có động cơ, rơ-moóc 177 217 273 261 311

Sản xuất phương tiện vận tải khác 265 327 373 422 475
Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế và các sản phẩm
khác 527 746 923 1219 1488
Tái chế 5 13 15 27 37
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 112 153 185 253 1480
SX và phân phối điện, khí đốt và hơi nước 15 29 47 108 1319
Khai thác, lọc và phân phối nước 97 124 138 145 161
Xây dựng 3999 5693 7845 9717 12315
Thương nghiệp; sửa chữa xe có động cơ, sửa
chữa đồ dùng gia đình 17547 20722 24794 28396 36079
Bán, bảo dưỡng và sửa chữa xe có động cơ và
mô tô 3455 4294 5007 5360 7480
Bán buôn và đại lý (Trừ xe có động cơ) 6564 7938 10832 13652 17557
Bán lẻ, sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình 7528 8490 8955 9384 11042
Khách sạn và nhà hàng 1919 2405 2843 3287 3957
Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 1796 2545 3242 3976 5351
Vận tải đường bộ và đường ống 1002 1319 1755 2147 2649
Vận tải đường thuỷ 322 392 438 515 670
Vận tải hàng không 4 4 4 5 6
Các hoạt động phụ trợ vận tải và hoạt động của tổ
chức du lịch 455 804 1007 1254 1852
Bưu chính và viễn thông 13 26 38 55 174
Tài chính, tín dụng 935 1033 1043 1054 1129
Trung gian tài chính (Trừ bảo hiểm và trợ cấp hưu
trí) 917 1004 1013 1020 1046
Bảo hiểm và trợ cấp hưu trí (Trừ bảo đảm xã hội
bắt buộc) 12 15 15 16 40
Các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động tài chính, tiền 6 14 15 18 43
tệ
Hoạt động khoa học và công nghệ 6 8 12 18 15

Kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 1375 2195 3235 4132 6173
Các hoạt động liên quan đến bất động sản 200 342 458 578 873
Cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng cá nhân và gia
đình 40 46 83 132 204
Các hoạt động liên quan đến máy tính 89 186 300 413 640
Các hoạt động kinh doanh khác 1046 1621 2394 3009 4456
Giáo dục và đào tạo 77 86 124 187 296
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 25 47 81 90 137
Văn hoá và thể thao 120 144 183 222 268
Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 173 224 269 328 463
Thu dọn vật thải và cải thiện điều kiện vệ sinh
công cộng 86 125 138 159 226
Hoạt động dịch vụ khác 87 99 131 169 237
Bảng 2.1 (nguồn:tổng cục thống kê)
Qua bảng thống kê trên ta có thể thấy các DNCNVN hoạt động trong hai lĩnh vực l à
công nghiệp khai thác và công nghiêp chế biến. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực chế biến chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên bên cạnh đó là ngành công nghiệp phụ trợ
phục vụ chongành công nghiệp chế biến. Ngành công nghiệp phụ trợ của nước ta còn yếu
kémdẫn đến tình trạng là nguồn nguyên liệu đầu vào của một số ngành công nghiệp phải
nhập khẩu từ nước ngoài,như ngành dệt may, da giày, điện tử… Tình trạng đó làm giảm
tính chủ động của các doanh nghiệp và làm tăng chi phí sản xuất
2.2. Thu hút FDI vào các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
2.2.1. Tình hình thu hút FDI vào các DNCNVN
Với việc coi khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) là một bộ phận quan
trọng của nền kinh tế, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP, sau 20 năm thu hút đầu tư
(1988-2007), VN đã gặt hái được những thành công ngoài mong đợi.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), tính đến cuối năm 2007, cả nước đã thu hút được
hơn 9.500 dự án ĐTNN với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỉ USD (gồm cả vốn cấp mới và
vốn tăng thêm). Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động hoặc giải thể trước thời hạn,
hiện còn khoảng 8.590 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 83,1 tỉ USD. Trong số

này, đã có khoảng 50% số dự án triển khai góp vốn thực hiện đạt hơn 43 tỉ USD, chiếm
52,3% tổng vốn đăng ký.
Ta có số liệu thống kê Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép từ 1988 đến
2007 phân theo ngành kinh tế:
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép từ 1988 đến
2007 phân theo ngành kinh tế

Số
dự
án
Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ)
(*)
Tổng số
Trong đó: Vốn điều lệ
Tổng số
Chia ra
Nước
ngoài
góp
Việt Nam
góp
Tổng số 9810
99596.
2 43129.0 36413.7 6715.3
Nông nghiệp và lâm nghiệp 518 3397.5 1512.2 1322.4 189.8
Thủy sản 156 515.1 249.3 188.4 60.9
Công nghiệp khai thác mỏ 119 3742.8 2892.3 2525.9 366.4
Công nghiệp chế biến 6323 52345.4 21328.6 18598.4 2730.2
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 30 1937.7 612.3 594.6 17.7
Xây dựng 254 6808.0 2171.3 1600.9 570.4

Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô,
xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình 108 641.9 292.2 192.9 99.3
Khách sạn và nhà hàng 291 7620.6 3144.9 2474.0 670.9
Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc 272 5072.3 3788.4 2918.7 869.7
Tài chính, tín dụng 65 862.7 791.1 730.6 60.5
Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản
và dịch vụ tư vấn 1341 14191.8 5252.3 4391.9 860.4
Giáo dục và đào tạo 101 146.8 72.7 60.3 12.4
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 54 591.4 224.8 188.5 36.3
HĐ văn hóa và thể thao 112 1683.5 769.4 603.1 166.3
HĐ phục vụ cá nhân và cộng đồng 66 38.7 27.2 23.1 4.1

(*)
Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã
được cấp giấy phép từ các năm trước.
Bảng 2.2 (nguồn : tổng cục thống kê)

Chođến cuối năm 2007 thì năm 2007 vẫn được coi là năm thành công của Vi ệt Nam
trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhưng đến năm 2008 thì ng ư ời
dân Việt Nam còn kinh ngạc hơn nữa trước con số khổng lồ của nguồn vốn đầu tưtrực
tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam.
Trong 7 tháng đầu năm 2008 lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam đã lên đến con số 45
triệu USD. Số vốn này gấp hơn 2,5 lần lượng vốn FDI thu hút được năm 2007 và bằng
một nửa của cả 20 năm(từ 1988 đến 2007).
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính chung cả vốn cấp mới và
tăng thêm trong 11 tháng đầu năm 2008, cả nước đã thu hút được 60,09 tỷ USD vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI).Tính riêng trong tháng 11/2008, cả nước có 106 dự án được cấp
Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 726 triệu USD, đưa tổng số dự án cấp
mới trong 11 tháng đầu năm 2008 lên 1.059 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 59 tỷ USD.
Ngoài ra, cũng trong tháng 11, có 25 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đầu tư là 272 triệu

USD, đưa tổng dự án tăng vốn 11 tháng đầu năm 2008 là 242 lượt dự án với tổng vốn đầu tư
đăng ký tăng thêm là 1,08 tỷ USD. Số vốn FDI đăng ký mới trong tháng 11 tập trung chủ
yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với tổng vốn đăng ký 32,5 tỷ USD, chiếm
53,7% về số dự án và 55,7% về vốn đầu tư đăng ký;
Dưới đây là bảng thống kê Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp phép từ 01/01-
22/5/2008


Số dự án Số vốn đăng ký (Nghìn USD)

(Dự án) Tổng số Trong đó: Vốn điều
lệ

TỔNG SỐ 324 14724671 5236137
Phân theo lĩnh vực đầu tư

Dầu khí 2 539500 539500

Công nghiệp nặng 67 450556 216655

Công nghiệp nhẹ 98 1181162 384227

Công nghiệp thực phẩm 15 153028 117898

Xây dựng 17 35240 31290

Nông, lâm nghiệp 11 80156 73642

Thủy sản 1 200 200


Dịch vụ 70 215684 79540

Giao thông vận tải, Bưu
điện
4 31763 7785

Khách sạn, du lịch 16 3910834 950655

Văn hoá, y tế, giáo dục 5 1615 1615

Xây dựng hạ tầng KCX-
KCN
4 153580 37667

Xây dựng khu đô thị mới 2 1268750 1268750

Xây dựng văn phòng, căn
hộ
12 6702603 1526713
Phân theo một số nước và vùng lãnh thổ

Bru-nây 8 26380 24980

Bun-ga-ri 2 12000 12000

Ca-na-đa 3 4233500 798500

Cayman Islands 2 103000 21000

CHDCND Triều Tiên 1 100 100


CHLB Đức 6 53051 11304

CHND Trung Hoa 24 91185 41661

Đặc khu HC Hồng Công 11 122725 76644
(TQ)

Đài Loan 39 201635 92007

Đan Mạch 6 32585 17345

Hà Lan 2 1500 1500

Hàn Quốc 79 439292 296531

Hoa Kỳ 19 1331476 489066

Hoa Kỳ và Ấn Độ 3 3020 2020

I-ta-li-a 2 19000 11000

Lào 1 10000 10000

Liên bang Nga 2 17700 15180

Ma-lai-xi-a 11 1478084 414057

Ma-ri-ti-us 2 14800 14500


Nhật Bản 37 846785 306389

Ôx-trây-li-a 4 15970 4845

Pháp 4 9500 2920

Phi-li-pin 2 7500 7200

Quần đảo Virgin thuộc
Anh
16 2694096 984854

Thái Lan 7 98580 88925

Thụy Điển 1 10000 1000

Thụy Sĩ 3 598 538

Vương quốc Anh 4 520950 519950

Xa-moa 3 90000 20100

Xin-ga-po 20 2239661 950023
Bảng 2.3 (nguồn:tổng cục thống kê)
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tổng số hơn 6000 dự án có vốn FDI còn hiệu lực
tại Việt Nam, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 4500 dự án ( chiếm hơn
67% tổng số dự án đầu tư ) với tổng số vốn đăng ký khoảng 28,9 tỷ USD ( chíêm 60%
tổng vốn đăng ký ), tổng vốn thực hiện gần 18 tỷ USD. Các dự án FDI vào lĩnh vực công
nghiệp, xây dựng đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Năm 2007, vốn FDI vào Việt Nam đạt hơn 20,3 tỷ USD, tăng 69,3% so với năm 2006, vượt

53,2% kế hoạch dự kiến cả năm (13 tỷ USD).Trong đó vốn đăng ký là 17,85 tỷ USD của 1.445
dự án mới, tăng 73,5% về số dự án và 96,3% về vốn đăng ký so với năm trước, đồng thời có
379 dự án bổ sung với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm là 2,4 triệu USD, bằng 78% về số dự
án và 84,9% về vốn bổ sung so với năm 2006, vốn đầu tư đăng ký tiếp tục tập trung trong lĩnh
vực công nghiệp, chiếm 62,9% về số dự án và 50,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Đầu tư nước ngoài đã đóng góp đáng kể vào giá trị sản lượng công nghiệp, góp phần nâng
cao tốc độ tăng trưởng công nghiệp của cả nước. Với lợi thế về máy móc thiết bị và kỹ thuật
hiện đại, có thị trường ổn định, được khuyến khích bằng các cơ chế, chính sách ngày cáng
thông thoáng, khu vực có vốn FDI trong công nghiệp đã và đang phát triển khá nhanh và ổn
định, luôn có xu hướng tăng nhanh hơn các khu vực khác. Mặt khác, vai trò của các dự án FDI
trong cơ cấu công nghiệp đang ngày càng được củng cố, tỷ trọng của khối doanh nghiệp có
vốn FDI trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng dần, từ 16,9% năm 1991 lên 23,65% năm
1995, 26,5% năm 1996, 41,3% năm 2000 và 36,4% năm 2006, tương đương với các doanh
nghiệp nhà nước.
Việt Nam đã thu hút được nhiều tập đoàn lớn vào kinh doanh tại Việt Nam. Hiện có trên 110
các tập đoàn đa quốc gia (TNCs) trong danh sách 500 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới
(do tạp chí uy tín Fortune 500 công bố) đã đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 11,09 tỉ
USD, chiếm một tỉ trọng lớn, 20% tổng vốn FDI của cả nước. Các tập đoàn này đầu tư vào các
lĩnh vực giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Ví dụ như trong lĩnh vực
dầu khí có BP, Statoil, ConocoPhilips, Petronas, Chevron; điện năng lượng có BP, EDF, Tokyo
Electric, AES; ôtô-xe máy có Honda, Toyota, DaimlerCrysler
Khu vực kinh tế có vốn FDI hiện chiếm 100% về khai thác dầu thô, chiếm sản lượng chủ yếu
về sản xuất ô tô, máy giặt, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, thiết bị văn phòng, máy tính; chiếm 63%
sản lượng xe có động cơ; khoảng 60% sản lượng thép cán; 33% sản lượng máy móc, thiết bị
điện, điện tử; 76% sản lượng dụng cụ y tế chính xác; 55% sản lượng sợi các loại; 49% sản
lượng da giày; 25% sản lượng thực phẩm chế biến và đồ uống… Trong thời gian gần đây, các
lĩnh vực công nghiệp như dầu khí, điện, cơ khí, thép, dệt may, rượu - bia-nước giải khát, da
giày, thuốc lá, nhựa giấy… thu hút thêm nhiều các dự án FDI.
Xu hướng hiện nay đầu tư vào các dự án lớn gia tăng: năm 2006, để chuẩn bị đón đầu cho
việc gia nhập WTO của Việt Nam, một loạt công ty lớn đã đặt chân đến Việt Nam trong đó có

những dự án lớn được cấp phép như tập đoàn Intel đã đầu tư 605 triệu USD xây dựng nhà
máy tại Việt Nam, ngày 10/11/2006 công bố mở rộng lên 1 tỷ USD; dự án nhà máy sản xuất
thép của Tập đoàn Posco (Hàn Quốc) tại khu công nghiệp Phú Mỹ II có tổng vốn đầu tư đăng
ký trên 1,2 tỷ USD
Năm 2007, nhiều dự án lớn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp được cấp được cấp phép
trong đó điển hình là các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp sản xuất thép. Một số dự án lớn
đã được cấp phép đầu tư và triển khai thực hiện như: Nhà máy cuộn cán nóng liên doanh giữa
Tổng Công ty Thép Việt Nam và Tập đoàn ESSAR (Ấn Độ) tại Bà Rịa – Vũng Tàu công suất 2
triệu tấn, tổng đầu tư trên 500 triệu USD; Nhà máy cán nguội 1,2 triệu tấn/năm và cuộn cán
nóng 3 triệu tấn/năm tổng đầu tư trên 1 tỷ USD của Tập đoàn POSCO (Hàn Quốc) tại Phú Mỹ,
Bà Rịa - Vũng Tàu; Nhà máy Liên hợp thép Hà Tĩnh liên doanh giữa Tập đoàn TATA (Ấn Độ) với
Tổng Công ty Thép Việt Nam sản xuất thép cuộn cán nóng cán nguội, thép tấm với công suất
dự kiến 4,5 - 5 triệu tấn/năm, tổng đầu tư khoảng 3,5 tỷ USD; Nhà máy thép liên hợp liên doanh
giữa Tập đoàn thép POSCO (Hàn Quốc) với Tập đoàn Vinashin công suất dự kiến 5 triệu
tấn/năm sản xuất thép tấm, thép cuộn cán nóng, cán nguội; Liên hợp thép giữa Công ty Thép
Jinnan (Trung Quốc) với Tycoon (Đài Loan - Trung Quốc) công suất 5 triệu tấn phôi/năm đầu tư
trên 1 tỷ USD ở Dung Quất (Quảng Ngãi)… Những dự án này khi đưa vào thực hiện sẽ góp
phần rất lớn giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu xuất khẩu thép vào năm 2010.
Sự tham gia của các dự án FDI vào ngành công nghiệp đã tạo ra một môi trường kinh doanh
cạnh tran, góp phần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà
nước. Trong quá trình hợp tác với các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp trong nước đã tiến
hành đổi mới công nghệ sản xuất. Bên cạnh đó, FDI trong ngành công nghiệp đã đào tạo cho
Việt Nam một đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, được tiếp xúc với công nghệ mới, kỹ năng
sản xuất tiên tiến.
Các dự án FDI trong lĩnh vực công nghiệp không chỉ khai thác thị trường trong nước mà còn
góp phần làm tăng kim ngạch thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu. Điển hình như ngành công
nghiệp điện tử, mặc dù kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm điện tử năm 2005 chỉ chiếm 4%
tổng kim ngạch thương mại, song đã đạt tốc độ tăng tới 34,4%. Trong thời gian tới, khi một số
dự án của các tập đoàn lớn được đưa vào hoạt động, góp phần thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu
của nước ta.

Trong giai đoạn 2008-2010, có thể dự báo việc thu hút vốn ĐTNN tiếp tục giữ nhịp độ tăng
trưởng cao với cơ hội hiện có. Làn sóng đầu tư mới từ các đối tác tiềm năng như Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Trung Đông,…đã đến Việt Nam với cam kết thoả thuận hàng
chục tỷ USD, trong đó có một số dự án có quy mô vốn trên 1 tỷ USD dự kiến đầu tư vào lĩnh
vực công nghệ cao, xây dựng nhà máy lọc dầu, điện, khu dịch vụ chất lượng cao)
2.2.3.Xu hướng thu hút FDI hiện nay
Mặc dù hiện nay kinh tế toàn cầu đang bị khủng hoảng nhưng,theo ông Thắng Cục
trưởng Cục Đầu tư nước ngoài với cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, không quốc gia
nào không bị ảnh hưởng, nhưng tùy vào điều kiện và hoàn cảnh từng quốc gia mà mức độ
ảnh hưởng khác nhau. “Đối với Việt Nam, chúng ta có những đặc thù riêng. Hiện nay,
Việt Nam vẫn là điểm đến của các nhà đầu tư quốc tế. Cũng theo ông Thắng, qua thăm
dò khả năng đầu tư tiếp của các nhà đầu tư cho thấy, họ có quyết tâm đầu tư cao, vì các
dự án mà họ được cấp phép có tính khả thi cao và sẽ mang lại lợi nhuận cho họ trong
tương lai. Đồng thời, các nhà đầu tư này cũng đánh giá rằng, khó khăn hiện tại của Việt
Nam chỉ là khó khăn tạm thời và trong trung và dài hạn, họ vẫn tiếp tục đổ vốn vào.
Trong khi đó, Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương xem việc giải ngân vốn FDI là
một nhiệm vụ cấp bách trong thời gian tới.
2.3. Đánh giá tình hình thu hút FDI hiện nay trong các DNCNVN
2.3.1.Một số tồn tại trong việc thu hút FDI
Một số TNCs còn dè dặt khi đầu tư vào Việt Nam
Theo mức độ thống kê được cho thấy các TNCs còn rất dè dặt khi đầu tư vào Việt
Nam. Thật vậy, phần lớn các TNCs đến Việt Nam có nguồn gốc châu Á. Các TNCs lớn
có nguồn gốc từ Mỹ và Châu Âu rất ít. Chỉ đạt khoảng 47% về vốn và 36% về số dự án
đầu tư. Trong 500 TNCs hàng đầu thế giới chỉ có 106 TNCs có mặt tại Việt Nam trong
khi con số này của Trung Quốc là 400. Trong số 106 TNCs có mặt tại Việt Nam thì chỉ
có 10% là các TNCs của Châu Âu và Mỹ. Những dự án mà các TNCs đầu tư vào Việt
Nam chưa tương xứng cả về quy mô lẫn vốn công nghệ. Chẳng hạn tập đoàn Chevron
Texaco (Hoa Kỳ) – 1 tập đoàn kinh doanh năng lượng hàng đầu thế giới với hoạt động
rộng khắp trên 200 nước, đứng thứ 3 toàn cầu về trữ lượng dầu và khí, đứng thứ 4 trong
lĩnh vực sản xuất dầu và khí tự nhiên (2.7triệu thùng dầu khí/ngày) và kinh doanh dầu

nhờn đầu tư vào Việt Nam với 2 dự án là Caltex dầu nhờn và Caltex nhựa đường với số
vốn chỉ là 34,3 triệu USD. Hãng Ford của Hoa Kỳ - một hãng sản xuất ô tô hàng đầu thế
giới, đứng thứ 3 trong top 100 TNCs hàng đầu thế giới với tổng giá trị tài sản năm 2004
là 305,34 tỷ USD cũng mới chỉ có 1 dựa án đầu tư vào Việt Nam với số vốn đăng ký là
102,7 triệu USD
- Hiện tượng chuyển giá
Các hoạt động trao đổi trong nội bộ TNCs hoặc giữa các TNCs tạo ra một kênh lưu
thông riêng trong đó giá cả được gọi là giá chuyển giao (tranfer price).
Theo luật pháp quốc tế, giá cả trao đổi sản phẩm dịch vụ giữa các chi nhánh trong nội
bộ TNCs phải được xác định trên cơ sở tiêu chuẩn giá thị trường (arm’s length standard)
mà không tính đến yếu tố quan hệ giữa chúng. Tuy nhiên, trên thực tế ít có TNCs nào lại
tuân thủ theo đúng yêu cầu đó của pháp luật quốc tế mà thường định giá chuyển giao theo
cách có lợi nhất cho mình.
Khi các công ty này định giá cao hoặc thấp hơn giá thị trường thì xảy ra hiện tượng
chuyển giá. Hiện tượng này thường diễn ra theo 2 hướng cơ bản là:
Một là: Nâng giá đầu vào đối với tài sản góp vốn, chi phí vật liệu, chi phí khấu hao tài
sản cố định, các chi phí quản lý…
Hai là: Giảm giá đầu ra. Tức là các TNCs thường giảm giá bán sản phẩm thấp hơn so
với mức giá được xác định là mức giá tối ưu.
Các TNCs thực hiện việc chuyển giá nhằm một số mục đích chính như sau :
- Chuyển thu nhập từ một nước có thuế cao sang 1 nước có thuế thấp, làm giảm lợi tức,
giảm thu nhập phải kê khai để trốn thuế.
- Giảm thuế nhập khẩu khi nước nhập khẩu áp dụng biểu thuế nhập khẩu tính theo tỷ lệ
phần trăm trên giá nhập khẩu.
Hiện tượng chuyển giá không chỉ gây thiệt hại cho chính phủ nước chủ nhà do bị thất thu
thuế, giảm phần lợi nhuận của bên góp vốn của nước chủ nhà do giá trị góp vốn của họ
thấp mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại quốc tế. Do các quy luật của thị trường
tự do, đặc biệt là quy luật cung cầu không hoạt động trong các TNCs nên gây ra nhiễu
loạn quá trình lưu thông quốc tế. Điều này dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành
mạnh, tăng tính độc quyền, giảm khả năng kiểm soát của nước chủ nhà.

- Tỷ trọng vốn FDI của TNCs trong tổng vốn FDI chưa cao
Việt nam đã đạt được một số kết quả đáng kể trong việc thu hút vốn FDI của các TNCs.
Tuy nhiên, tỷ trọng vốn FDI của các TNCs trong tổng số vốn FDI chung vẫn còn rất thấp.
Điều này được thể hiện qua Bảng 2.1 về “Tỷ trọng vốn FDI từ các TNCs trong tổng vốn
FDI của toàn xã hội”. Nếu tính riêng cho từng giai đoạn thì tỷ trọng cụ thể là: giai đoạn
1988-1990 vốn FDI từ TNCs chiếm 0,3% tổng vốn FDI toàn xã hội; giai đoạn 1991-1995
là 27,4%; giai đoạn 1996-2000 là 18,7% và giai đoạn 2001-2005 là 17,7%.
- Cơ cấu kinh tế còn nhiều bất cập
Chúng ta không thể phủ nhận những vai trò tích cực của TNCs trong việc phát triển kinh
tế của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn tồn tại những mặt hạn chế
trong đó có cơ cấu kinh tế chưa hợp lý.
Một là thực tế kinh ngạch xuất khẩu hàng năm tuy tăng khá mạnh nhưng chưa đạt mức
mong muốn trong khi kim ngạch nhập khẩu lại tăng mạnh hơn. Chẳng hạn giá trị xuất
khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2001-2005 là 34,231 tỷ USD
thì giá trị nhập khẩu là 44,471 tỷ USD; gấp 1,3 lần so với gía trị xuất khẩu. Điều này cho
thấy rằng sự phát triển kinh tế của Việt Nam phụ thuộc ngày càng nặng vào nhập khẩu
nguyên liệu từ nước ngoài.
Rõ ràng, với thực tế này hy vọng giảm tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu từ 69% vào năm
2000 xuống 20% vào năm 2010 như trong chiến lược nhập khẩu thời kỳ 2001-2010 đã
xác định khó có thể trở thành hiện thực. Còn mục tiêu giảm nhập siêu, dù là giảm rất từ
từ (từ 1.000 tỷ USD vào năm 2000 xuống còn 981 tỷ USD vào năm 2003) dường như đã
vượt khỏi tầm tay của chúng ta.
Hai là cơ cấu kinh tế hiện nay không những dẫn đến nhập siêu tăng mà còn là nguyên
nhân quan trọng chủ yếu dẫn đến sự “giậm chân tại chỗ” của thị trường trong nước.
Mặt khác, với xu thế phát triển công nghiệp và dịch vụ ngày càng tập trung nhanh hơn
vào một số trung tâm như hiện nay, dân cư khu vực nông thôn hầu như vẫn phải đứng
ngoài làn sóng công nghiệp hoá. Điều này cũng có nghĩa là sự phát triển của hai khu vực
sương sống của nền kinh tế là công nghiệp và dịch vụ đang ngày càng mang lại lợi ích
cho dân cư khu vực đô thị còn nguồn thu nhập chủ yếu cho dân cư nông thôn (vốn chiếm
gần 3/4 dân số của cả nước) vẫn chỉ là khu vực nông nghiệp. Do đó, nông dân ngày càng

nghèo đi một cách tương đối. Thực tế này không những dẫn đến khoảng cách dầu nghèo
ngày càng tăng nhanh mà hệ quả tất yếu trước mắt là sức mua của thị trường trong nước
không thể tăng nhanh như mong muốn.
Tóm lại, các TNCs đã góp phần tích cực và to lớn vào sự thành công trong phát triển kinh
tế xã hội của Việt Nam nhưng trong cơ cấu kinh tế ngành cũng như địa bàn nói chung
đang tồn tại nhiều bất cập đòi hỏi phải có những giải pháp mạnh mẽ và đồng bộ hơn của
nhà nước.
2.3.2.Nguyên nhân của những tồn tại
Qua những phân tích ở trên đã phần nào cho thấy một số tồn tại trong thực tế thu hút vốn
FDI từ các TNCs tại Việt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên
trong đó phải kể đến một số nguyên nhân chính sau:
- Còn tồn tại những quan điểm chưa đúng về các TNCs.
Hiện nay có một số quan niệm cho rằng khi TNCs đầu tư vào một nước nào đó thì chúng
sẽ thao túng nền kinh tế và bộ máy quản lý của nước chủ nhà thông qua các hoạt động
như: tìm cách nâng giá, đầu cơ, độc quyền. Một số người còn cho rằng đầu tư trực tiếp
của các TNCs là một công cụ để áp đặt chủ nghĩa thực dân mới của các nước phát triển
đối với các nước đang và kém phát triển. Họ chưa thấy được tính độc lập và tự chủ của
nước tiếp nhận đầu tư trên cơ sở hệ thống pháp luật để đảm bảo lợi ích dân tộc. Bên cạnh
đó, cũng không ít trường hợp lo ngại các thế lực thù địch quốc tế sử dụng đầu tư nước
ngoài như một công cụ “diễn biến hoà bình” làm chệch hướng phát triển của Việt Nam,
làm thay đổ bản chất xã hội và thường nhấn mạnh đến mặt tiêu cực của nền kinh tế thị
trường.
Hơn nữa, một số người cho rằng khi các TNCs vào Việt Nam sẽ thao túng thị trường và
làm cho nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào nước ngoài. Mục tiêu của các TNCs mâu
thuẫn với mục tiêu chiến lược chung về phát triển kinh tế xã hội của nhà nước là tăng
trưởng đồng đều, cao và bền vững.
Như chúng ta đã biết, mục tiêu của các TNCs là lợi nhuận, thị phần, doanh số, ưu thế
cạnh tranh và phát triển ổn định. Theo mục tiêu của mình, các TNCs thường lựa chọn và
quyết định đầu tư vào những nơi có thị trường, bảo toàn, gia tăng vốn và sinh lợi cao. Họ
không ngẫu nhiêu đầu tư 100% vốn vào những khu công nghiệp hay những trung tâm

kinh tế lớn của Việt Nam. Do đó, trong khi các công ty TNCs tăng cường đầu tư vào
những ngành khai thác dầu khí, điện tử, dệt may…với mức lợi nhuận thường đạt 40-60%
thì những lĩnh vực khác chỉ đạt dưới 20%.
Bên cạnh đó, các TNCs khi chuyển giao công nghệ cho các chi nhánh của chúng ở nước
ngoài thường giữ lại những khâu quan trọng nhất, những “chìa khoá kỹ thuật” của dây
truyền công nghệ đó. Đồng thời, nhiều phụ tùng thay thế và nguyên liệu quý hiếm để
cung cấp cho dây truyền đó cũng do TNCs cung cấp từ chính quốc hay từ các chi nhánh
khác ở nước ngoài. Vì vậy, mỗi khi có sự thay đổi chiến lược thì nền kinh tế của nước
chủ nhà sẽ lâm vào khó khăn. Thực tế này là hoàn toàn dễ hiểu và bình thường trong quá
trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.
Do đó, chúng ta nên nhìn nhận hiện tượng này một cách khách quan. Các TNCs đầu tư
vào Việt Nam trước hết là vì lợi ích của chính họ chứ không phải vì mục đích nhân đạo.
Nhưng khi TNCs đầu tư vào Việt Nam thì chính chúng ta cũng được hưởng lợi do hoạt
động này mang lại. Những lợi ích của TNCs chỉ có thể có được nếu nền kinh tế Việt Nam
tăng trưởng và ổn định. Mục tiêu của TNCs không hề mâu thuẫn với mục tiêu phát triển
kinh tế chung của Việt Nam. Có chăng chỉ là ở từng ngành cụ thể. Chẳng hạn khi TNCs
đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ thúc đẩy hai ngành này phát triển
mạnh hơn trong khi ngành nông lâm nghiệp lại nhận được ít vốn đầu tư và có tốc độ phát
triển chậm hơn. Về mặt tổng thể thì tất cả các ngành đều phát triển còn đứng ở góc độ
của ngành nông lâm nghiệp thì ngành này lại kém phát triển hơn.
Vì vậy, cần có quan điểm đúng đắn về các TNCs cũng như vai trò của nó đối với sự phát
triển kinh tế của các nước nhận đầu tư nói chung và Việt Nam nói riêng. Có như vậy Việt
Nam mới thực sự khai thác được những thế mạnh về vốn và công nghệ của các TNCs để
phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.
- Chi phí kinh doanh cho hoạt động đầu tư tại Việt Nam còn cao.
Theo đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài thì chi phí kinh doanh tại Việt Nam như
điện, nước, viễn thông…xếp vào loại cao so với khu vực. Theo các chuyên gia Nhật Bản
thì giá điện, cước viễn thông, máy bay, vận tải, chi phí cảng biển cầu đường của Việt
Nam cao hơn gấp 2 lần so với các nước trong khu vực. Chẳng hạn giá vận chuyển một
Container 40feet từ Việt Nam đi Nhật Bản là 1500 USD, gấp 2 lần so với Malaysia, cao

hơn 500USD so với Philipin, 600USD so với Ấn Độ, 200USD so với từ Thái Lan.
Hơn nữa, chi phí ngoài hàng rào về hạ tầng chưa được giải quyết kịp thời, thoả đáng. Các
khoản chi phí ngoài luật (tư vấn, đút lót chạy thủ tục, chi phí vô hình cho chờ đợi….)
không chỉ làm tăng chi phí cho nhà đầu tư mà còn ảnh hưởng xấu tới hình ảnh về đầu tư
của Việt Nam.
Chính chi phí kinh doanh cao đang là một trong những nguyên nhân chính hạn chế dòng
vốn đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư của các TNCs nói riêng vào Việt Nam.
- Công tác quản lý của nhà nước còn nhiều bất cập
Công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư trong những năm qua đã đạt được những
tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, so với các quốc gia khác thì các thủ tục hành chính của nước
ta còn khá nặng nề. Tình trạng tuỳ tiện của cơ quan thừa hành như một số chi cục thuế,
hải quan ở các cửa khẩu, quản lý thị trường địa phương …đã làm các doanh nghiệp đầu
tư nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn.
Trong khi đó, các cơ quan nhà nước thiếu phối hợp trong việc thu thập và xử lý thông tin,
giám sát hoạt động, hướng dẫn và giúp đỡ các nhà đầu tư khắc phục những khó khăn
trong công tác kinh doanh. Do vậy, công tác quản lý này vừa có cả hiện tượng buông
lỏng, vừa gây phiền hà bằng các thủ tục hành chính phức tạp. Chính điều này đã hạn chế
khả năng thu hút các TNCs của Việt Nam.
- Hoạt động xúc tiến đầu tư còn nhiều hạn chế
Cuộc cạnh tranh để thu hút vốn đầu tư nước ngoài giữa các nước trong khu vực đang diễn
ra gay gắt. Các TNCs đang hướng vào những quốc gia có môi trường đầu tư hấp dẫn
nhất. Do vậy, xúc tiến đầu tư là một công cụ quan trọng để thực hiện chính sách đầu tư
nước ngoài.
Xúc tiến đầu tư không đơn giản chỉ là hoạt động tuyên truyền, quảng bá để mở rộng thị
trường nội địa cho các nhà đầu tư nước ngoài , mà là hệ thống các biện pháp tiếp thị tổng
hợp của chiến lược quốc gia về sản phẩm, giá cả, môi trường đầu tư để thu hút đầu tư
nước ngoài từ các thị trường và đối tác khác nhau.
Trong hoạt động xúc tiến đầu tư hiện nay, Bộ Kế hoạch Đầu tư xây dựng chính sách đầu
tư nước ngoài và chiến lược xúc tiến đầu tư cho cả nước. Mặc dù không xác định rõ ràng
nhưng bộ Kế hoach và Đầu tư được coi là cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia. Các Sở Kế

hoach và Đầu tư, ban quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất là cơ quan xúc tiến đầu tư
cấp dưới. Trên thực tế, trước năm 2004 không có một cơ quan chuyên trách về xúc tiến
đầu tư. Sau khi thành lập Cục Đầu tư Nước ngoài thuộc Bộ Kế hoach và Đầu tư mới ra
đời tổ chức xúc tiến đầu tư độc lập trực thuộc Cục này.
Tuy vậy, hoạt động xúc tiến đầu tư chưa trở thành hoạt động chủ yếu của các cơ quan
quản lý nhà nước và còn nhiều nhược điểm:
Thông tin trình bày trong các tài liệu về xúc tiến đầu tư không bao quát được nhu cầu mà
nhà đầu tư cần biết như kết cấu hạ tầng và các chi phí, lao động và giá cả, …. Các thông
tin về dự án không đủ mềm dẻo cần thiết được cung cấp để các nhà đầu tư tham khảo mà
thường khẳng định trên cơ sở lợi ích của Bên Việt Nam, không qua tâm đầy đủ đến lợi
ích của nhà đầu tư.
Chất lượng của các trang thông tin điện tử nói chung là thấp, không được cập nhật thông
tin đầy đủ.So với trang thông tin điện tử của các cơ quan xúc tiến đầu tư trong khu vực
thì chất lượng còn kém nhiều.Trang thông tin điện tử ngoài Tiếng Anh và Tiếng Việt nên
lập thêm một số ngôn ngữ phổ thông khác để nhà đầu tư có thể chọn được ngôn ngữ thích
hợp.
Việt Nam còn thiếu chuyên viên có trình độ cao để thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư.
Các hoạt động xúc tiến đầu tư của nước ta thường được kế hợp với các chuyến công tác
nước ngoài hoặc tổ chức qua các cuộc hội thảo tại các thành phố lớn trong nước do lãnh
đạo chính quyền tỉnh, thành phố chủ trì mà chưa trở thành hoạt động thường xuyên do
các cơ quan chuyên trách thực hiện. Trong một số trường hợp hoạt động xúc tiến đầu tư
mạng nặng tính hình thức, chỉ để tuyên truyền, quảng bá tiềm năng và thế mạnh của từng
địa phương .
Những nhược điểm của xúc tiến đầu tư ở Việt Nam có thể khắc phục được nếu thực hiện
nghiêm chỉnh chiến lược xúc tiến đầu tư nước ngoài do Bộ Kế hoach và Đầu tư đưa ra.
- Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động Việt Nam trong các TNCs chưa
đáp ứng được yêu cầu.
Việt Nam có lực lượng lao động khoảng hơn 40 triệu người. Mỗi năm lực lượng lao động
tăng thêm khoảng 1,3 đến 1,5 triệu người. chi phí lao động tương đối thấp so với các
nước khác trong khu vực. Đây chính là điểm lợi thế của Việt Nam.

Mặc dù tỷ lệ biết chữ của Việt Nam cao so với các nước khác nhưng lực lượng nhân công
qua đào tạo lại tương đối thấp. Theo số liệu thống kế do Bộ lao động - Thương binh Xã
hội công bố thì chỉ có khoảng 12% lực lượng nhân công Việt Nam được qua đào tạo. Lực
lượng nhân công không có chuyên môn kỹ thuật dư thừa trong khi đó lại thiếu lao động
có chuyên môn kỹ thuật cao.
Nếu xét chi phí lao động thì chi phí lao động của Việt Nam cao hơn nhiều so với
Inđônêxia, nếu xét tới lao động có trình độ kỹ thuật và có năng suất cao thì lao động Việt
Nam lại không thể so sánh với Thái Lan, Malaixia, Singapore. Năng suất lao động của
Việt Nam chỉ bằng 30% mức trung bình thế giới. Thêm nữa, phần lớn các doanh nghiệp
phải tự đào tạo tay nghề cho người lao động (chiếm 85,06%), chứ không phải lao động
được đào tạo qua hệ thống trường dạy nghề tập trung. Điều này dẫn đến chi phí đào tạo
cho lao động cao nhưng trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật của người lao động lại thấp.
Theo phỏng vấn của nhiều công ty TNCs cho thấy sự thiếu nhận thức kinh doanh, quản lý
và kỹ thuật là những hạn chế chính của lao động Việt Nam. Thị trường lao động Việt
Nam vẫn đang trong giai đoạn hình thành và chưa phát triển. sự chuyển dịch lao động
giữa các ngành kinh tế khác nhau tương đối thấp so với các nước khác. Cụ thể là giữa
khối nhà nước với tư nhân. Việc yêu cầu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải
tuyển lao động trong nước thông qua các cơ quan tuyển dụng đã hạn chế tính linh hoạt
của thị trường lao động.
Tóm lại, mặc dù Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về đội ngũ nhân công rẻ và trẻ nhưng
chất lượng lao động vẫn thấp.Tình trạng này đã làm giảm tính cạnh tranh của Việt Nam
trong các ngành công nghệ cao. Một vấn đề thuộc chiến lược đào tạo quốc gia được đặt ra
là đào tạo đội ngũ lao động lành nghề, có năng suất cao chứ không phải chỉ vì "giá rẻ",
làm cho nguồn lực lao động của Việt Nam thực sự trở thành một lợi thế cạnh tranh so với
các nước trong khu vực.
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP
3.1.Giải pháp về phía Chính Phủ,Bộ,ngành Trung ương
Thực hiện chính sách đối ngoại và thu hút đầu tư mở rộng, hiện nay Việt Nam đã
giao lưu thương mại với hơn 180 nước và vùng lãnh thổ, đầu tư trên 5.300 dự án với
tổng vốn đầu tư khoảng 50 tỉ đôla vào Việt Nam. Lợi thế lớn của Việt Nam là nằm ở

vị trí trung tâm trong vùng kinh tế của Trung Quốc và các nước Châu Á, nên rất
thuận lợi cho giao thương quốc tế. Việt Nam có một nền chính trị ổn định và một xã
hội an toàn, thân thiện, đồng thời với số dân 80 triệu người, nguồn lao động có văn
hóa, cần cù và cầu tiến, Việt Nam thực sự là một thị trường tiềm năng lớn trong khu
vực. Mặt khác Việt Nam là thành viên các nước Asean và Khu vực mậu dịch tự do
AFTA với tổng dân số là 500 triệu người, và đang tích cực đàm phán để gia nhập tổ
chức thương mại thế giới WTO Do vậy hàng hóa sản xuất tại Việt Nam dễ dàng
thâm nhập vào các nước Asean, Trung Quốc, Mỹ và các nước Châu Âu với nhiều ưu
đãi về thuế quan dành cho quốc gia đang phát triển.
Nhằm cải thiện môi trường đầu tư ngày càng tốt hơn, Chính phủ Việt Nam đang có
một số chủ trương chính sách mới, đó là:
Thứ nhất: Chính phủ Việt Nam đã thông qua Luật đầu tư chung cho các loại hình
doanh nghiệp, đối xử bình đẳng quốc gia, không phân biệt giữa đầu tư trong nước và
đầu tư nước ngoài, hoàn toàn xóa bỏ phân biệt về giá và lệ phí đối với nhà đầu tư
nứơc ngoài.
Thứ hai: Ngoài các chương trình hợp tác đa phương, Chính phủ Việt Nam đã ký hiệp
định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 50 nước và vùng lãnh thổ
trên thế giới, tích cực đàm phán gia nhập WTO. Các cam kết quốc tế của Việt Nam
đều hướng tới mục tiêu chung là nhằm mở cửa thị trường, tự do hóa hoạt động đầu
tư nước ngoài.
Thứ ba: Tiếp tục thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước,
đồng thời đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước với phạm vi rộng lớn
hơn, bao gồm cả một số tổng công ty, doanh nghiệp lớn làm ăn có hiệu quả, kể cả
các ngành trước nay nhà nước giữ độc quyền như: Điện lực, Bưu chính Viễn thông,
Ngân hàng Các nàh đầu tư nước ngoài đều đều được mua cổ phiếu của các Donah
nghiệp trong nước.
Thứ tư: Chính phủ đã cho phép chuyển đổi một số Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, và đang có chủ trương mở rộng tỉ lệ
mua cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài trong Doanh nghiệp.
3.2. Kiến nghị của bản thân

Ở nước ta, bên cạnh nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, vốn đầu tư nước
ngoài là một trong những nguồn vốn quan trọng. Trong nguồn vốn nước ngoài, FDI được
coi là nguồn vốn thích hợp đối với nước ta. Vai trò của FDI trong những năm qua đã
được khẳng định, đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Đầu
tư nước ngoài hiện chiếm khoảng trên 13% GDP cả nước.
Cạnh tranh thu hút vốn đầu tư cũng đang diễn ra quyết liệt giữa nước ta với nhiều nước
trong khu vực và trên thế giới, nhất là các nước khu vực Đông và Nam Âu, khu vực Đông
Nam Á với hoàn cảnh tương tự, nhưng có một số mặt lợi thế hơn ta.
Theo đại sứ Nhật Bản tại VN trên thế giới đang có cuộc cạnh tranh đầu tư rất khốc liệt
và VN cần phải nhìn nhận rằng môi trường đầu tư của VN chưa hấp dẫn. Khi hàng rào
quan thuế bị bãi bỏ, các công ty đa quốc gia sẽ tập trung sản xuất tại những nước có phí
tổn thấp nhất trong khu vực AFTA. Thách thức của VN là làm sao giữ chân các cơ sở
hiện có của các công ty đa quốc gia và tạo cơ hội để các công ty đa quốc gia đầu tư vào
VN.
Thực vậy nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào VN đang có xu hướng chựng lại.
Giai đoạn 1991-1995 vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội,
giai đoạn 1996-2000 chiếm 24%, 2 năm 2001-2002 chỉ chiếm hơn 18,5%.
Chúng ta thường nhấn mạnh Việt Nam là thành viên của ASEAN, nằm trong khu
vực châu Á - Thái Bình Dương với những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên và lao
động, đặc biệt là môi trường kinh tế chính trị ổn định, nên là thị trường có tiềm năng
thu hút vốn FDI. Qua số liệu đầu tư nước ngoài trên thế giới, cho thấy 70-75% dòng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài di chuyển trong nội bộ các nước phát triển, chỉ có 25-
30% di chuyển đến các nước đang phát triển và kém phát triển. Điều đó cho thấy các
nước chủ đầu tư không phải chỉ dựa vào khai thác lợi thế của các nước nhận đầu tư là
có nguồn tài nguyên dồi dào và lao động rẻ. Tài nguyên dồi dào và lao động rẻ không
phải là nhân tố quan trọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Để thấy rõ các nguyên nhân khiến môi trường đầu tư VN kém hấp dẫn thu hút FDI,
chúng ta thây phụ thuộc khá nhiều vào chính sách nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực
tiếp nước ngoài. Thực vậy với số dân tương đồng với VN, tỉnh Quảng Đông thu hút đầu
tư từ Nhật nhiều hơn gấp đôi, khoảng 20 tỷ yên. Năm 2001 VN thu hút số vốn đầu tư từ

Nhật chỉ bằng 1/33 của Trung Quốc, 1/12 của Thái Lan, bằng 1/5 cuả Malaysia hoặc
Indonesia. Trung Quốc trở thành nước thu hút đầu tư nhiều nhất thế giới.
Do vậy nhà nước cần có các chính sách để tạo điều kiện cho việc thu hút FDI được dễ
dàng hơn. Dưới đây là một số kiến nghị của bản than tôi
Thứ nhất, cần có chính sách ưu tiên phát triển ngành trong từng tỉnh và khu công
nghiệp mà vừa qua chúng ta còn chưa có. Trước hết cần coi trọng và nâng cao hiệu quả
đầu tư nước ngoài dựa trên lợi thế của từng tỉnh và khu công nghiệp. Đối với một số vùng
cần nêu bật định hướng thu hút FDI vào một số ngành, các ngành sản xuất tư liệu sản
xuất, các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học và vốn cao, các ngành hỗ trợ và liên
quan.
Thứ hai, cần phải có chính sách chuyển giao công nghệ đối với các dự án đầu tư trực
tiếp nước ngoài, nếu không chúng ta sẽ chỉ là một thị trường tiêu thụ khổng lồ với dân số
80 triệu dân cho các nước
Thứ ba, cần chú trọng phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, song điều đó
không có nghĩa là không chú trọng thu hút FDI vào phát triển các ngành sản xuất tư liệu
sản xuất, công nghiệp nặng để đảm bảo sản xuất hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh
của sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế. Bài học quan trọng nhất của các nước NIC
trong những năm qua là phải xây dựng được một cơ cấu sản phẩm hợp lý, một cơ cấu sản
phẩm phải tự sản xuất các tư liệu sản xuất cung cấp cho toàn bộ nền kinh tế, tập trung thu
hút FDI vào các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật, vốn cao do các sản phẩm công nghiệp
nhẹ sử dụng nhiều lao động mất khả năng cạnh tranh quốc tế, sức lao động không còn là
lợi thế nữa

×