Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Luyện tập viết đoạn văn chứng minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.99 KB, 5 trang )

Giáo sinh: Trần Thị Thùy Trường THCS Tân Long
Tiết: 100 TẬP LÀM VĂN:
Ngày soạn: 20/2/2011
Ngày giảng: 23/2/2011
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Giúp HS: củng cố sâu kiến thức về cách làm bài văn nghị luận chứng minh.
2. Kĩ năng:
- HS biết vận dụng lí thuyết vào thực hành viết đoạn văn chứng minh.
- Rèn kĩ năng viết văn nghị luận, kĩ năng nói.
3. Thái độ:
- Có ý thức trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản.
4. Kĩ năng sống:
- Rèn kĩ năng lắng nghe, hợp tác, tư duy.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: giáo án, một số đoạn văn mẫu.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.
III. Tiến trình hoạt động dạy và học.
1. Ổn định tổ chức: lớp 7A3
Sĩ số: 30
Vắng: 0
2. Kiếm tra bài cũ ( 5ph)
Câu 1: Em hãy nêu các bước làm bài văn lập luận chứng minh?
Đáp án: Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện 4 bước: tìm hiểu
đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa.
Câu 2: Em hãy cho biết nhiệm vụ từng phần của dàn ý văn lập luận chứng minh?
Đáp án:
- Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh
- Thân bài: Nêu lý lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm đó là đúng đắn.
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh, chú ý lời văn phần


kết bài nên hô ứng với lời văn phần mở bài.
1
Giáo sinh: Trần Thị Thùy Trường THCS Tân Long
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU BÀI MỚI
Mục tiêu: tạo tâm thế, định hướng cho học sinh.
Phương pháp: thuyết trình.
Thời gian: 1ph
Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Tiết 100: Luyện
tập viết đoạn văn
chứng minh.
GV vào bài: giờ trước các em đã
được học một số tiết về nghị luận
chứng minh. Tiết học hôm nay
chúng ta sẽ củng cố một số yêu
cầu của nghị luận chứng minh và
tiếp tục luyện tập với các nội dung
đã học ở mức độ cao hơn. Để giúp
các em thành thạo hơn trong việc
viết đoạn văn chứng minh thì cô
và các em cùng đi tìm hiểu bài
ngày hôm nay.
HS lắng nghe
HOẠT ĐỘNG 2: CHUẨN BỊ BÀI Ở NHÀ
Mục tiêu: HS chuẩn bị bài ở nhà.
Phương pháp: Kiểm tra
Thời gian: 10ph.
Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS
I. Chuẩn bị ở nhà GV: Kiểm tra việc chuẩn bị bài

tập ở nhà của HS.
GV: Nhận xét việc chuẩn bị bài ở
nhà của các em.
GV giảng: Khi viết đoạn văn
chứng minh các em cần lưu ý một
số yêu cầu:
+ Ta cần hình dung đoạn đó
nằm ở vị trí nào của bài văn để có
những từ ngữ, câu chuyển đoạn
cho phù hợp.
+ Ở mỗi đoạn cần có câu chủ đề
nêu rõ luận điểm của đoạn văn.
Các ý, các khâu khác trong đoạn
phải tập trung làm sáng tỏ luận
điểm.
+ Các lí lẽ ( dẫn chứng) phải
được sắp xếp hợp lí để có quá
trình lập luận chứng minh được
HS giở vở bài tập
HS lắng nghe
2
Giáo sinh: Trần Thị Thùy Trường THCS Tân Long
thực sự rõ ràng, mạch lạc.
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH TRÊN LỚP
Mục tiêu: biết vận dụng lí thuyết vào thực hành.
Phương pháp: thuyết trình, thảo luận nhóm.
Thời gian: 25ph
II: Thực hành ở
trên lớp
GV chuyển ý: Để giúp các em

thành thạo hơn trong việc viết
đoạn văn chứng minh cô và các
em cùng đi thực hành một số đề
bài cụ thể chúng ta chuyển sang
phần II.
GV tổ chức cho HS hoạt động
theo nhóm.
+ Nhóm I: Đề 6 phần mở bài.
+ Nhóm II: Đề 4 phần thân bài.
+ Nhóm III: Đề 8 phần kết bài.
GV: Yêu cầu HS trong mỗi nhóm
đọc bài cho các bạn trong nhóm
nghe và chọn 2 bài tốt để đọc
trước lớp.
GV: gọi đại diện từng nhóm lên
trình bày phần mình được giao:
GV: gọi HS nhóm I lên trình bày
phần mở bài.
H: em mở bài bằng cách nào?
GV: gọi HS khác nhận xét
GV: Nhận xét và sửa bài cho các
em.
GV: đưa ra một mở bài mẫu của
đề 1.
“ Đi một ngày đàng, học một sàng
khôn” là một câu tục ngữ hay. Nó
không những đúc kết kinh nghiệm
học tập của người xưa mà còn thể
hiện khát vọng đi xa để mở rộng
tầm mắt.

 Mở bài theo cách: đi thẳng vào
vấn đề.
GV: gọi đại diện nhóm 2 lên trình
bày phần thân bài.
GV: gọi HS khác nhận xét.
HS lắng nghe
HS hoạt động theo
nhóm
HS trình bày
HS trả lời
HS nhận xét
HS trình bày
HS nhận xét
3
Giáo sinh: Trần Thị Thùy Trường THCS Tân Long
GV: nhận xét và sửa bài cho các
em.
GV: đưa ra một thân bài mẫu.
Thật vậy câu tục ngữ “ Đi một
ngày, đàng học một sàng khôn”
đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Câu tục ngữ khẳng định vai trò to
lớn của việc học hỏi để nâng cao
hiểu biết và vốn sống. Nếu chịu
khó đi thì ta sẽ học được nhiều
điều bổ ích để mở rộng tầm hiểu
biết cho bản thân. Chẳng hạn
trong học tập ngoài việc các em
được học kiến thức trong sách vở
thì hoạt động ngoại khóa, thăm

quan sẽ giúp các em có kiến thức
sâu rộng hơn. Vì vậy muốn mở
rộng tầm hiểu biết ngoài việc tiếp
xúc rộng rãi điều quan trọng là
phải có ý thức học tập, học hỏi thì
mới có sàng khôn.
GV: gọi đại diện nhóm 3 trình bày
phần kết bài.
GV: gọi HS nhận xét.
GV: nhận xét và sửa bài.
GV: treo bảng phụ phần kết bài.
Bài làm
Cho nên bảo vệ môi trường thiên
nhiên cũng chính là bảo vệ cuộc
sống của con người. Mỗi chúng ta
phải có ý thức tự giác trong việc
giữ gìn và bảo vệ môi trường
thiên nhiên ngày càng thêm xanh,
sạch, đẹp.
HS quan sát
HS trình bày
HS quan sát
4. Củng cố, đánh giá:
- Nhận xét bài làm của HS.
- Hệ thống lại nội dung chính đã học.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- HS ôn lại kiến thức về lập luận chứng minh.
- Chuẩn bị bài: ôn tập văn nghị luận.
* Tự rút kinh nghiệm:
4

Giáo sinh: Trần Thị Thùy Trường THCS Tân Long












5

×