!"!"
DỰ THẢO
QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN VẬN TẢI TAXI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020
MỞ ĐẦU
I. Sự cần thiết lập quy hoạch:
Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên 5.997,18 Km2, dân số 1,255 triệu người.
Cùng với sự phát triển chung của tỉnh, vận tải ô tô nói chung và vận tải hành
khách bằng taxi nói riêng đã phát triển rất nhanh cả về số lượng và chất lượng,
đáp ứng được cơ bản nhu cầu đi lại của nhân dân trên địa bàn, đóng góp một
phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp vận tải taxi có quy mô nhỏ lẻ, manh
mún, chủ yếu là doanh nghiệp có số lượng phương tiện dưới 50 chiếc; phương
tiện hoạt động phân bổ không đồng đều giữa các vùng, chủ yếu tập trung tại
thành phố Hà Tĩnh, huyện Kỳ Anh và thị xã Hồng Lĩnh nên không cân đối giữa
cung và cầu từng vùng trong tỉnh, gây lãng phí nhiều thời gian chờ đợi và chi phí
huy động phương tiện từ nơi có phương tiện đến các vùng chưa có phương tiện
phục vụ; phương tiện có chất lượng cao còn ít, nên sau một thời gian ngắn khai
thác sẽ nhanh chóng xuống cấp; chất lượng dịch vụ chưa tốt, chưa xây dựng
được nhiều đơn vị vận tải có uy tín, thương hiệu; công tác quản lý, điều hành,
doanh nghiệp hầu hết theo phương pháp tất cả các xe cùng nhận điểm đón khách
qua bộ đàm, gây tình trạng phóng nhanh vượt ẩu, chạy tắt đón đầu, dẫn đến tình
trạng mất trật tự an toàn và gây tai nạn giao thông; công tác nâng cao ý thức
trách nhiệm, kỹ năng giao tiếp, thái độ phục vụ của lái xe chưa được quan tâm nên
chưa đáp ứng được yêu cầu đi lại của hành khách trong giai đoạn hiện nay; chưa có
định hướng phát triển về vận tải taxi gây lãng phí và hiệu quả chưa cao trong đầu tư
kinh doanh của các doanh nghiệp.
Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, doanh nghiệp phần lớn không có đất nên phải thuê
đất của cá nhân và các cây xăng làm bãi đỗ xe giao ca, văn phòng làm việc và xưởng
sửa chữa; điểm đỗ xe chờ đón khách chưa được quy hoạch xây dựng nên tình trạng đỗ
xe tùy tiện trong khu vực nội thành phố, thị xã, thị trấn làm mất trật tự toàn giao thông.
1
!"!"
Từ những vấn đề trên, công tác lập #
!"!"$ là hết sức cần thiết, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân
dân ngày một tốt hơn, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông vận tải của tỉnh, nâng
cao chất lượng phục vụ, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần đảm bảo trật
tự an toàn giao thông, kiềm chế và tiến tới giảm tai nạn giao thông và phát triển kinh
tế xã hội của tỉnh.
II. Căn cứ lập quy hoạch:
- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008;
- Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh
và điều kiện kinh doanh bằng xe ô tô;
- Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ Giao thông vận tải
quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, vận tải tải hàng
hóa bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
- Quyết định số 1203/QĐ-UBND ngày 11/04/2008 về việc phê duyệt điều
chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT Hà Tĩnh đến năm 2020;
- Quyết định số 2254/QĐ-UBND ngày 12/07/2011 của UBND tỉnh về việc Phê
duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các tuyến vận
tải khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh đến năm 2020;
- Quyết định số 3833/QĐ-UBND ngày 01/12/2011 của UBND tỉnh về việc phê
duyệt Đề án “Phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn
2011-2020”;
- Các văn bản, tài liệu có pháp lý liên quan đến vận tải và quy trình, quy phạm
và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
III. Mục tiêu quy hoạch
1. Phạm vi lập Quy hoạch:
Quy hoạch phát triển vận tải taxi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến 2020.
2. Mục tiêu:
2.1. Mục tiêu chung:
- Phát triển vận tải taxi phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch
phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 của tỉnh và thực trạng cơ sở hạ tầng giao
thông vận tải; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân, đảm bảo trật tự
2
!"!"
an toàn giao thông; nâng cao chất lượng dịch vụ của đơn vị vận tải; đề ra định hướng
phát triển vận tải taxi và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động
vận tải trên địa bàn tỉnh.
2.2. Mục tiêu cụ thể như sau:
- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động vận tải hành khách công
cộng bằng xe taxi, số lượng phương tiện, chất lượng dịch vụ vận tải;
- Kết nối với các loại hình vận tải hành khách công cộng khác, nâng cao năng
lực quản lý điều hành; đề xuất, xây dựng các giải pháp quản lý hoạt động vận tải hành
khách công cộng bằng xe taxi có quy mô phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.
- Kiểm soát được tình hình hoạt động và sự gia tăng của các doanh nghiệp kinh
doanh vận tải về số lượng xe taxi trên địa bàn đảm bảo cân đối giữa cung và cầu để
hạn chế lãng phí xã hội, đầu tư kém hiệu quả trong hoạt động vận tải;
- Quy hoạch về số lượng phương tiện vận tải taxi trên địa bàn các huyện, thị xã,
thành phố trên địa bàn Hà Tĩnh.
- Tạo ra một lực lượng vận tải taxi đủ năng lực đáp ứng nhu cầu đi lại của hành
khách trên địa bàn tỉnh với chất lượng phục vụ tốt nhất để hạn chế phương tiện cá
nhân như: Xe máy, xe đạp
- Quy hoạch đất đai cho các đơn vị vận tải thuê xây dựng văn phòng, nhà xưởng,
bãi đỗ xe
- Nâng cao năng lực trong quản lý và điều hành vận tải taxi;
- Xây dựng cơ chế chính sách để thực hiện quy hoạch đã phê duyệt.
CHƯƠNG I
Tổng quan về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội,
hiện trạng Giao thông vận tải Hà Tĩnh
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Hà Tĩnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Miền Trung. Diện tích đất là 5.997,18 km2,
dân số đến năm 2013 là 1.255.080 người.
Vị trí địa lý Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An,
Phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình,
Phía Đông giáp biển Đông,
Phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
3
!"!"
Hà Tĩnh có hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển thuận lợi cho
việc giao lưu kinh tế đối nội và đối ngoại. Hướng Bắc - Nam có Quốc lộ 1, đường Hồ
Chí Minh, đường sắt chạy qua; hướng Đông - Tây có Quốc lộ 12C nối Cửa khẩu
Chalo, Quốc lộ 8 nối Cửa khẩu Cầu Treo với Cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương;
nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây của lưu vực sông Mêkông, là cửa ngõ
ngắn nhất thông ra biển Đông của Lào, các tỉnh Đông Bắc Thái Lan và Myanma. Hà
Tĩnh cách sân bay Vinh 50Km, Khu kinh tế Vũng Áng cách sân bay Đồng Hới 70km;
Quốc lộ 1 hiện đang được nâng cấp mở rộng, sau khi hoàn thành thời gian từ Hà Tĩnh
đến sân bay Vinh chỉ khoảng 40 phút và đến sân bay Đồng Hới khoảng 1 giờ.
2. Đặc điểm địa hình, khí hậu.
Hà Tĩnh nằm phía Đông dãy Trường Sơn có địa hình hẹp và dốc nghiêng dần
từ Tây sang Đông. Địa hình đồi núi chiếm 80% diện tích tự nhiên, đồng bằng có diện
tích nhỏ, bị chia cắt bởi dãy núi, sông suối.
Điều kiện khí hậu: Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa và
đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa Đông lạnh.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về
suy yếu nên mùa Đông đã bớt lạnh hơn và ngắn hơn so với các tỉnh Miền Bắc và chia
làm hai mùa rõ rệt: 1mùa lạnh và 1 mùa nóng. Nhiệt độ bình quân ở Hà Tĩnh thường
cao. Nhiệt độ không khí vào mùa Đông chênh lệch thấp hơn mùa hè. Nhiệt độ đất bình
quân mùa đông thường từ 18 – 22C, ở mùa hè bình quân nhiệt độ đất thường thay đổi
theo loại đất, màu sắc đất, độ che phủ và độ ẩm của đất.
Hà Tĩnh có lượng mưa nhiều ở miền Bắc Việt Nam, trừ một phần nhỏ ở phía
Bắc, còn lại các vùng khác có lượng mưa bình quân hàng năm đều trên 2000mm, cá
biệt có nơi trên 3000mm; là khu vực bão lụt thường xẩy ra, đặc biệt thường vào dịp
tháng 8, tháng 9 hàng năm.
Núi trung bình uốn nếp khối nâng lên mạnh tạo thành một dãy hẹp nằm dọc theo
biên giới Việt Lào, bao gồm các núi cao từ 1000m trở lên, trong đó có một vài đỉnh
cao trên 2000m.
II. Tình hình Kinh tế xã hội.
1. Dân số và mật độ dân số:
Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Hà Tĩnh đến 31/12/2013 dân số toàn tỉnh
là 1.255.080 người, mật độ dân số trung bình đạt 209 người/km
2
.
4
!"!"
Bảng so sánh một số các chỉ tiêu dân số và mật độ dân số của Hà Tĩnh so với các
tỉnh trong khu vực.
TT Địa phương Dân số trung bình
%&'(')*+
Diện tích
(*)
%,
!
+
Mật độ dân số
%&')*
!
+
1 CẢ NƯỚC 8970,9 330.951,1 271
2 Thanh Hoá 3476 11132,2 312
3 Nghệ An 2978,7 16490,9 181
4 Hà Tĩnh 1255,08 5997,18 209
5 Quảng Bình 863,4 8065,3 107
6 Quảng Trị 612,5 4739,8 129
(Theo niên giám tỉnh Hà Tĩnh năm 2013)
Qua số liệu thống kê cho thấy dân số và mật độ dân số của Hà Tĩnh và các tỉnh
trong khu vực ở mức trung bình, mật độ dân số cao hơn so với Nghệ An, Quảng Bình
và Quảng Trị. Tuy nhiên, con số này còn ở mức thấp so với bình quân chung của cả
nước là 271 người/km
2
.
* Dân số bình quân và tỷ lệ tăng dân số từ 2010 – 2013:
Số
TT
Tên chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Dân số bq Người 1.227.670 1.229.200 1.238.830 1.255.080
2
Tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên
% 0,828 0,591 0,778 1,008
(Theo Niên giám năm 2013 Hà Tĩnh)
* Dân số phân theo huyện, thị xã , thành phố thuộc tỉnh
Số
TT
Tên TP, Huyện,
Thị xã
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 TP Hà Tĩnh 92.610 94.020 95.740 97.650
5
!"!"
2 TX Hồng Lĩnh 36.310 36.530 37.100 37.900
3 Kỳ Anh 173.320 174.640 177.690 182.250
4 Cẩm Xuyên 140.570 149.240 141.220 142.980
5 Hương Khê 100.170 100.160 101.150 102.490
6 Vũ Quang 31.060 30.580 30.060 29.900
7 Thạch Hà 129.140 129.410 130.290 131.660
8 Can lộc 128.880 128.430 128.720 130.150
9 Lộc Hà 79.170 79.540 80.810 81.740
10 Nghi Xuân 95.810 95.550 96.060 97.360
11 Đức Thọ 104.560 104.400 104.460 104.540
12 Hương Sơn 115.690 115.370 115.540 116.460
(theo Niên giám Hà Tĩnh năm 2013)
2. Tình hình phát triển kinh tế giai đoạn 2010 - 2013
Giai đoạn 2010-2013, kinh tế tăng trưởng nhanh, phát triển theo hướng bền
vững, có sự thay đổi về chất. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011-
2013 đạt 14,8%, trong đó năm 2011 đạt 11,68%, năm 2012 đạt 13,44%, năm 2013 đạt
19,2%; GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt 25,5 triệu đồng.
Mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế bước đầu đạt kết quả tốt, tiếp tục chuyển đổi mô
hình kinh tế theo hướng phát triển chiều sâu, cụ thể như sau (theo giá so sánh với năm
2010):
Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 2013
Mức tăng bq
2010 đến 2013
Tổng sản phẩm GDP
Tỷ
đồng
15.662,58 17.326,88 19.775,13 23.561,53
Tỷ lệ tăng trưởng
GDP/năm
% 100 111,14 113,89
119,15
14,8
GDP Bq đầu người/năm 1000 đ 12.725 16.610 21.006 25.537
6
!"!"
Tỷ lệ tăng GDP đầu
người/năm
% 100 130,53 126,47 121,57 13,5
Cơ cấu ngành kinh tế % 100 100 100 100
Nông nghiệp – Lâm –
Thủy sản
% 33,07 29,50 25,79 22,74
Công nghiệp – Xây dựng % 33,57 31,07 32,74 39,36
Dịch vụ % 32,73 39,43 41,47 38,00
(theo Niên giám Hà Tĩnh năm 2013)
3. Tình hình phát triển kinh tế các khu kinh tế, khu đô thị, cụm công
nghiệp tập trung, khu dân cư; dịch vụ và du lịch.
a, Khu kinh tế Vũng Áng là một trong năm Khu Kinh tế trọng điểm ven biển
được Chính phủ lựa chọn để tập trung đầu tư. Hiện tại, Khu Kinh tế Vũng Áng có trên
330 doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đầu tư với tổng
số vốn hơn 16 tỷ USD. Khu kinh tế trọng điểm này đang liên tục thu hút nhiều công
trình, dự án lớn mang tầm quốc gia và khu vực như: Khu liên hợp luyện thép và cảng
nước sâu Sơn Dương của Tập đoàn Formosa (10 tỷ USD), Nhà máy Nhiệt điện Vũng
Áng I (1,56 tỷ USD), Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II (2,4 tỷ USD)… Ngoài ra còn
nhiều dự án có quy mô đầu tư lớn đang hoàn chỉnh hồ sơ để được cấp phép chứng
nhận đầu tư. Trong số các dự án này, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I đã phát thương
mại vào ngày 27/12/2013; Khu liên hợp gang thép và và Cảng Sơn Dương Formosa
công suất giai đoạn I là 7,5 triệu tấn, vốn đầu tư gần 10 tỷ USD dự kiến sẽ đi vào hoạt
động trong năm nay Có thể nói, hiện tại Vũng Áng đã trở thành một trong những
Khu kinh tế dẫn đầu cả nước về số vốn đầu tư.
b, Mỏ sắt Thạch Khê: Có trử lượng 544 triệu tấn, nằm trên diện tích khoảng 200
ha ở ven biển Hà Tĩnh, được đánh giá có trữ lượng lớn vào hàng nhất nhì khu vực
Đông Nam Á, việc khai thác và xây dựng khu liên hợp thép từ mỏ Thạch Khê sẽ đáp
ứng nhu cầu ít nhất 7,62 triệu tấn tinh quặng/năm với hàm lượng 61% Fe và chủ động
90% phôi thép trong vòng 70 - 80 năm.
Theo kế hoạch công ty khai thác mỏ sắt Thạch Khê đến năm 2015 dự kiến có
3000 lao động, đến năm 2020 có 10.000 lao động trong mỏ. Đây sẽ là điểm thu hút
hành khách đi lại rất lớn trong nội khu vực mỏ và từ vùng mỏ đến những vùng khác
trong tỉnh.
7
!"!"
Ngoi hai khu vc cụng nghip ln k trờn a bn tnh H Tnh cũn quy hoch
mt s khu, cm cụng nghip khỏc s l nhng im thu hỳt hnh khỏch ln nh khu
cụng nghip Bc Cm Xuyờn, khu cụng nghip H Vng huyn Can Lc, khu cụng
nghip Gia Lỏch huyn Nghi Xuõn.
c, Khu Kinh t ca khu Quc t Cu treo l mt trong tỏm khu kinh t ca khu
quc t trng im ca Vit Nam, c u tiờn u t giai on 2013-2015. V trớ khu
kinh t thun li cho vic giao lu v phỏt trin hp tỏc gia Vit Nam, Lo v Thỏi
Lan. Hnh khỏch, hng húa ca Lo v vựng ụng Bc Thỏi Lan c vn chuyn qua
Ca khu Quc t Cu Treo theo Quc l 8 n cng bin Vng ng - Sn Dng l
hnh trỡnh ngn nht n vi cỏc hi cng trờn th gii. Chớnh ph Vit Nam v Chớnh
ph Lo ó thng nht ch trng thnh lp Khu hp tỏc kinh t biờn gii theo mụ hỡnh
Hai quc gia mt chớnh sỏch nhm n gin húa th tc hi quan, thỳc y phỏt trin
thng mi, u t gia Vit Nam, Lo v cỏc nc trong khi ASEAN. Hin nay trong
Khu kinh t Ca khu Quc t Cu Treo cú trờn 360 doanh nghip ó c cp KKD
v CNT vi tng s vn hn 2.500 t ng;
d, Tim nng v du lch: H Tnh cú nhiu khu di tớch vn hoỏ, lch s khu du
lch sinh thỏi, danh lam thng cnh, nhiu bói tm bin rt p nh: Cỏc bói tm bin
Thiờn Cm, Thch Bng, Xuõn Thnh; sui Nớc núng nc St với mỏ nớc khoáng
thiên nhiên đạt tiêu chuẩn quốc tế là nơi du lịch dỡng bệnh cho khách thập phng;
cỏc khu di tớch lch s vn hoỏ Ngó ba ng Lc, Trn Phỳ, Nguyn Du; khu du lịch
sinh thái Kẻ Gỗ, rng bo tn thiờn nhiờn V Quang .v.v làm cho Hà Tĩnh trở nên sôi
động bởi các hoạt động kinh doanh thơng mại, du lịch, dịch vụ đến từ hai miền Nam
Bắc và các du khách quốc tế; có nguồn tài nguyên văn hoá nhân văn phong phú, lâu
đời với 328 di tích, trong đó có 58 di tích - thắng cảnh đã đợc xếp hạng quốc gia. Đây
là vùng đất có nhiều lễ hội hiện nay đang đợc khôi phục nh: lễ hội Rớc Hiến (Đức
Thọ), lễ hội Xuân Điền, lễ hội Hơng Tích (Can Lộc), lễ hội Nhợng Bạn (Cẩm Xuyên),
đền Củi (đền Bà Chúa Kho ở Nghi Xuân) - với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn du
khách.
Tt c nhng im thu hỳt khỏch i li nờu trờn l c s quan trng lm cn c
cho vic u t, phỏt trin mng li vn ti hnh khỏch phong phỳ v a dng.
4. Kh nng ỏp ng ca ngnh vn ti i vi s phỏt trin kinh t-xó hi
8
!"!"
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có 10 đơn vị vận tải taxi với 491 xe; có 25
đơn vị vận tải khách tuyến cố định với tổng số 225 xe; có 01 đơn vị vận tải xe buýt với
số lượng 51 xe; có 5 đơn vị vận tải khách hợp đồng với 17 xe; có 01 đơn vị vận tải con
– ten – nơ với 14 xe; có 155 đơn vị và các hộ cá thể vận tải hàng hóa với 13.293 xe.
* Vận tải taxi: Những năm gần đây vận tải taxi phát triển rất nhanh về số lượng
phương tiện. Số phương tiện hiện có 491 xe đang khai thác; đặc biệt là khu vực cảng
Vũng Áng đã tăng rất mạnh, có 4 đơn vị cùng khai thác khu vực này.
* Vận tải hành khách tuyến cố định: Toàn bộ có 61 tuyến, trong đó: Có 8 tuyến
có định nội tỉnh, 51 tuyến liên tỉnh và 02 tuyến Quốc tế; với tổng số phương tiện là
222 chiếc đang khai thác.
* Vận tải xe buýt: Từ năm 2009 đã hình thành vận tải xe buýt trên địa bàn. Đến
nay, đã có 04 tuyến xe buýt đưa vào hoạt động với số lượng gần 61 xe phục vụ khá tốt
nhu cầu đi lại của nhân dân, góp phần giảm thiểu phương tiện cá nhân, kiềm chế tai
nạn giao thông trên địa bàn. Dự kiến sẽ có thêm 02 tuyến hà Tĩnh đi Hương sơn và
Hương Sơn – Vinh đưa vào khai thác trong quý IV năm 2014 và đến năm 2020 có
trên 10 tuyến xe buýt đi vào khai thác.
* Vận tải Quốc tế: Có Công ty Cổ phần Vận tải Thọ Lam liên kết với các đơn vị
vận tải của Lào khai thác tuyến vận tải khách cố định Hà Tĩnh đi Khăm Muộn gồm 9
xe và tuyến Hà Tĩnh đi Viêng Chăn gồm 06 xe hoạt động.
* Vận tải hợp đồng: Nhìn chung loại hình vận tải hợp đồng chưa chuyên nghiệp,
chưa đáp ứng được so với nhu cầu; số lượng phương tiện còn ít nên đến mùa cao điểm
hè, lễ, tết còn thiếu phương tiện phục vụ, xe có chất lượng cao còn ít. Hiện tại có 05
đơn vị khai thác với số lượng 17 xe.
III. Hiện trạng GTVT trên địa bàn tỉnh
1. Hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ
1.1 Tổng quan về hệ thống giao thông đường bộ
Hà Tĩnh có mạng lưới giao thông vận tải tương đối hợp lý, bao gồm các loại
hình vận tải đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển. Trong đó mạng lưới
đường bộ giữ vai trò quan trọng trong giao lưu hàng hoá và phát triển kinh tế xã hội,
đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong và ngoài tỉnh.
9
!"!"
Tỉnh Hà Tĩnh có 7 tuyến quốc lộ quan trọng đi qua nhiều huyện, thành phố, thị
xã nối sang các tỉnh bạn đó là: Quốc lộ 1, Quốc lộ 8, Quốc lộ 8B, Quốc lộ 12C, Quốc
lộ 15, Quốc lộ 15B, Đường Hồ Chí Minh với tổng chiều dài 492,5 Km;
Tỉnh lộ có 10 tuyến với chiều dài 357,53 Km.
* Tổng chiều dài mạng lưới đường bộ là 16.481,71 Km, trong đó:
- Quốc lộ: 492,5 Km;
- Tỉnh lộ: 357,53 Km;
- Huyện lộ: 1.442,29 Km;
- Đường xã: 2.315,17 km;
- Đường thôn, xóm: 7.472,20 Km;
- Đường trục chính nội đồng: 4.196,13 Km;
- Đường nội đô: 127,6 Km;
- Đường Khu kinh tế: 105,29Km;
* Về cầu các loại: Các tuyến Quốc lộ có 174 cái với tổng chiều dài 6.140 m; các
tuyến tỉnh lộ có 44 cái với tổng chiều dài 2.164 m.
1.2 Hiện trạng kỹ thuật:
a. Tình trạng kỹ thuật mạng lưới đường trục chính trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh
- Các tuyến Quốc lộ đạt tiêu chuẩn từ đường cấp IV đến cấp III. Mặt đường đã
được nhựa hóa 484,5 Km/429,5 Km = 98,4 %; còn lại 8 Km = 1,6 % bằng bê tông xi
măng;
- Tỉnh lộ: Mặt đường nhựa có 249,83 Km/357,53 Km = 69,8%; còn lại 107,7 Km
= 30,2% bằng cấp phối, đường đất.
- Huyện lộ: Mặt đường nhựa, láng nhựa + BTXM với 85% tổng chiều dài
1.442,29 Km; còn lại 15% là đường cấp phối.
- Đường GTNT (đường xã + thôn, xóm): Đường nhựa +BTXM có 7.389
Km/9787,37 = 75,5%; còn lại 2.595Km = 24,5% là đường cấp phối, đường đất.
10
!"!"
b. Tình trạng khai thác
- Quốc Lộ: Các tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 8, Quốc lộ 15, 12C, Đường Hồ Chí
Minh đều có chất lượng tốt. Nhìn chung các Quốc lộ quanh năm thông xe tốt.
- Tỉnh lộ: Phần lớn các tỉnh lộ có lượng xe lưu thông khá tốt, đi lại quanh năm;
tuy nhiên một số tuyến như Tỉnh lộ 547, 546 chưa được mở rộng nên xe lưu thông ít,
đi lại khó khăn. Vì thế, tuyến xe buýt TP Hà Tĩnh đi Nghi Xuân theo lộ trình đi qua
tỉnh lộ 547, tỉnh lộ 546 chưa triển khai được.
2. Hiện trạng vận tải đường sắt, đường thuỷ, hàng không.
a. Về vận tải đường thuỷ
Hà Tĩnh có chiều dài 137 Km bờ biển, là cửa ngõ Vịnh Bắc bộ và có 4 cửa lạch
đổ ra biển: Cửa Hội, cửa Sót, cửa Nhượng và cửa Khẩu. Tổng diện tích các vùng biển
là 18.400 km², trải dài qua 5 huyện: Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ
Anh. Bên cạnh đó, biển Hà Tĩnh còn được đánh giá cao với nhiều tiềm năng, lợi thế về
phát triển kinh tế và chiến lược QPAN với cụm cảng nước sâu Sơn Dương, Vũng Áng.
Đặc biệt là cảng nước sâu Vũng Áng, Sơn Dương cho phép tiếp nhận tàu từ 5 vạn đến
40 vạn tấn.
Giao thông đường thủy nội địa chủ yếu là vận tải hàng hóa có 9 tuyến sông với
tổng chiều dài 437 km, mật độ sông là 7,2 km/100km
2
, hơn mật độ sông của cả nước
(28 km/km
2
), hầu hết là các sông nhỏ có tiêu chuẩn kỹ thuật cấp V, cấp VI và mang đặc
điểm chung của sông, kênh miền Trung là có độ dốc lớn, nhiều ghềnh, chiều dài khai
thác vận tải ngắn, hạn chế tĩnh không của cầu đường bộ.
Các tuyến sông do Trung ương quản lý có sông La, sông Nghèn, sông Rào Cái
(tổng chiều dài trên địa bàn tỉnh 88,5 km); sông do địa phương quản lý (158 km) gồm
có sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố, sông Nghèn (đoạn từ cầu Nghèn đến ngã ba sông
Lam, dài 23 km), sông Nhượng, sông Kinh (sông Cửa Khẩu).
b. Giao thông đường sắt:
Đường sắt Thống Nhất đi qua địa phận Hà Tĩnh dài 71 km (qua Đức Thọ, Vũ
Quang và Hương Khê); trên tuyến đường sắt có 7 ga, gồm có 03 ga hàng hóa và 4 ga
hành khách (trong đó có 02 ga chính là Yên Trung và Gia Phố).
c. Về vận tải hàng không:
Trên địa bàn Hà Tĩnh không có sân bay. Tuy nhiên, Trung tâm tỉnh Hà Tĩnh chỉ
11
!"!"
cách sân bay Vinh - Nghệ An 55 Km, đường Quốc lộ 1 đã được nâng cấp chất lượng
tốt, Quốc lộ 8 cũng đang giai đoạn hoàn thiện nối liền hầu hết trong tâm các huyện với
sân bay Vinh nên thuận lợi cho việc vận chuyển bằng máy bay.
Sân bay Vinh hiện đang thi công nâng cấp mở rộng thành sân bay có công suất
lớn của khu vực Miền Trung. Vì vậy, trong tương lai vận tải hàng không sẽ rất thuận
lợi đối với tỉnh Hà Tĩnh.
Khu kinh tế Vũng Áng của Hà Tĩnh cách sân bay Đồng Hới 70km; Quốc lộ 1
hiện đang được nâng cấp mở rộng, sau khi hoàn thành sẽ thuận lợi cho việc đi đến sân
bay này, thời gian từ Khu kinh tế Vũng Áng đến sân bay Đồng Hới khoảng 1 giờ.
3. Hiện trạng hoạt động khai thác vận tải hành khách công cộng của tỉnh
1. Tình hình chung về tổ chức khai thác vận tải
1.1 Vận tải Taxi: Thời gian qua, các đơn vị taxi chủ yếu tập trung tại địa bàn TP
Hà Tĩnh có 6 đơn vị, tại huyện Kỳ Anh có 03 đơn vị và Hương Khê có 01 đơn vị.
Trong mấy năm gần đây số lượng taxi trên địa bàn tăng nhanh, cụ thể như sau:
Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014
Tỷ lệ tăng
phương tiện
hàng năm (%)
Số lượng
phương tiện
khai thác
Chiếc 160 246 342 413 491 29%
1.2 Vận tải tuyến cố định:
Hiện tại, Hà Tĩnh có 61 tuyến vận tải khách cố định. Trong đó, nội tỉnh có 08
tuyến; liên tỉnh có 51 tuyến; vận tải Quốc tế có 02 tuyến.
Nhìn chung vận tải tuyến cố định đã đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại của nhân dân.
Một số tuyến có số lượng lớn và chất lượng phương tiện tốt, đa phần là xe giường nằm
chất lượng cao như tuyến Hà Tĩnh đi Hà Nội; Hà Tĩnh đi TP Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh –
Quảng Ninh
1.3. Vận tải xe buýt
12
!"!"
Trên địa bàn tỉnh có 1 đơn vị kinh doanh vận tải khác bằng xe buýt với tổng số
xe buýt 51 xe (ngoài ra có 10 xe của Công ty TNHH TM&XD Đông Bắc – Chi nhánh
Nghệ An cùng khai thác tuyến Hà Tĩnh – Vinh); hiện đã có 04 tuyến xe buýt đưa vào
hoạt động gồm:
TT Tên tuyến
Cự ly
(km) Số xe hoạt động
(xe)
1
TP Hà Tĩnh – Vũng Áng,
Kỳ Phương 72 30
2 TP Hà Tĩnh – TP Vinh 55 20
3 TP Hà Tĩnh - Hương Khê 50 9
4 TP Hà Tĩnh – Lộc Hà 18 2
Tổng cộng 61
Dự kiến tháng 12 năm 2014 tuyến Hà Tĩnh đi Hương Sơn và Quý I/2015 tuyến
Hương Sơn đi Vinh sẽ đưa vào hoạt động. Theo Quy hoạch, đến 2020 sẽ có trên 10
tuyến xe buýt khác đưa vào khai thác.
1.4. Vận chuyển khách theo hợp đồng: Hiện tại toàn tỉnh có 17 xe khai thác.
Vận tải hợp đồng chủ yếu phục vụ nhu cầu đi tham quan nghỉ mát, du kịch của tổ chức
cá nhân trên địa bàn; thông thường nhu cầu đi tham quan du lịch các vùng, miền trong
cả nước tăng cao vào dịp hè, lễ, Tết. Tuy nhiên, lượng xe hợp đồng còn ít nên vào dịp
cao điểm không đủ xe để phục vụ; các đơn vị vận tải chưa chuyên nghiệp nên tính
phục vụ chưa tốt so với yêu cầu.
2. Cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải
2.1. Bến xe khách; bãi đỗ xe, điểm dừng, đón trả khách
2.1.1 Bến xe khách
Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 9 bến xe nhưng mới chỉ có 4 bến xe đạt loại IV đủ
tiêu chuẩn để mở các tuyến liên tỉnh từ 300km trở lên như bến xe Thành phố Hà Tĩnh,
Bến xe Hồng Lĩnh, Bến xe Tây Sơn, Bến xe Kỳ Lâm. Còn lại 4 bến là các bến xe loại
V ở các huyện vì thế nên chưa có sự liên kết giữa các huyện thị và thành phố. Một số
huyện chưa xây dựng được bến xe như huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Vũ Quang, Lộc
13
!"!"
Hà nên nhu cầu đi lại của người dân ở các huyện này chủ yếu là bằng phương tiện cá
nhân. Tại các bến xe thì chưa được chú trọng nâng cấp đầu tư khi số lượng xe vận tải
hành khách tuyến cố định ngày càng tăng sẽ dẫn đến quá tải và không đáp ứng được
nhu cầu nhất là trong những dịp cao điểm như diện tích bãi đậu xe một số bến xe đang
xuống cấp, hệ thống ánh sáng cũng như các hệ thống phục vụ cho bến xe chưa được
nâng cấp, sửa chữa. Với số lượng xe ngày càng tăng cao mà các bến xe đủ tiêu chuẩn
ít nên một số bến xe xảy ra tình trạng ùn tắc do không bố trí được giờ xe xuất bến nhất
là đối với các tuyến liên tỉnh đường dài.
Với số lượng và cơ sở hạ tầng các bến xe khách như hiện nay, chưa đáp ứng
được nhu cầu đi lại của nhân dân; mặt khác do các bến xe khách tại các huyện chủ yếu
là các bến xe loại nhỏ, không đủ tiêu chuẩn bến xe loại 4, phục vụ cho xe khách hoạt
động tuyến tỉnh trên 300 Km.
Theo quy hoạch đã phê duyệt nhưng chưa được các tổ chức, cá nhân đầu tư xây
dựng nên còn thiếu bến xe phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Đặc biệt là huyện
vùng kinh tế khó khăn.
Các bến xe trên địa bàn Hà Tĩnh gồm 9 bến xe sau đây:
STT Tên bến xe Diện tích mặt bằng
(m2)
Loại bến xe
1 TP Hà Tĩnh 5.329 4
2 TX Hồng Lĩnh 15.000 4
3 Kỳ Anh 1.400 5
4 Kỳ Lâm 3000 4
5 Hương Khê 1.167 5
6 Hương Sơn 1.500 5
7 Đức Thọ 1.500 5
14
!"!"
8 Tây Sơn 5000m2 4
9 Cẩm Xuyên 10.000
2
(đang xây dựng)
2.1.2 Đặc điểm các điễm đỗ xe taxi
Điễm đỗ xe taxi có 02 loại, bao gồm điểm đỗ xe do đơn vị vận tải xây dựng để
giao ca hàng ngày và điểm đỗ xe công cộng để dừng đón, trả khách.
Phần lớn các đơn vị vận tải taxi đều không có đất nên phải thuê đất của đơn vị,
cá nhân khác làm bãi đỗ xe giao ca, văn phòng, nhà xưởng (phần lớn sử dụng các cây
xăng để giao ca). Vì vậy, diện tích hẹp, lấn ra lề đường và thiếu các trang thiết bị cần
thiết, gây mất trật tự an toàn giao thông.
Tương tự, điểm dừng đỗ xe taxi công cộng hiện tại chưa được xây dựng bài bản
mà chúng ta đang tạm thời sử dụng lề đường để đỗ xe, đón, trả khách dẫn đến tình
trạng xe taxi dừng đón khách tuỳ tiện không đúng điểm dừng quy định gây mất trật tự
an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.
2.1.3 Trạm dừng nghỉ
Theo dự kiến quy hoạch Hà Tĩnh có 06 Trạm dừng nghỉ gồm trên Quốc lộ 1 có
02 trạm tại Hồng Lĩnh và Kỳ Phong; đường Hồ Chí Minh có 02 trạm tại Phố Châu và
La Khê – Hương Khê; đường cao tốc (đường Hồ Chí Minh nhánh Đông) gồm 02 trạm
tại Đồng Lộc và Kỳ Thương.
Tuy nhiên, đến nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chỉ mới có Trạm dừng nghỉ Hồng
Lĩnh (bến xe Hồng Lĩnh) đã đầu tư xây dựng nhưng chưa hoàn chỉnh các hạng mục
công trình theo quy hoạch.
2.1.4 Các điểm dừng, đón trả khách
Từ trước đến nay điểm dừng đón khách chưa được quy hoạch xây dựng nên xe
vận tải khách tuyến cố định dừng đón khách tuỳ tiện, gây mất trật tự an toàn giao
thông. Thực hiện Thông tư số 18/2012/TT-BGTVT (nay là Thông tư số 63/2014/TT-
BGTVT), Hà Tĩnh đã khảo sát và hiện đang trình UBND tỉnh phê duyệt phương án bố
trí điểm dừng xe khách tuyến cố định trên địa bàn tỉnh.
3. Hiện trạng phương tiện vận tải
15
!"!"
3.1. Số lượng phương tiện vận tải
Trong những năm gần đây phương tiện vận tải của tỉnh tăng nhanh về cả số lượng
và chất lượng, đã đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Số phương tiện vận tải hàng
hoá và hành khách chủ yếu là của tư nhân hoặc của các công ty cổ phần. Số lượng
phương tiện có đến 31/8/2014 như sau:
Đơn vị tính Số lượng phương
tiện
Ghi chú
Tổng số
Chiếc
26.162
Ô tô tải
Chiếc
13.293
Xe con (<9c)
Chiếc
11.085
Xe khách
Chiếc
1.784
(theo số liệu Phòng CSGT - Công an tỉnh cấp)
* Phương tiện các loại những năm gần đây
Tốc độ tăng phương tiện bình quân hàng năm khá cao, đạt 17%/năm
Năm Xe ô tô xe mô tô
Tổng số (ô
tô+xe máy) Tốc độ tăng trưởng về xe ô tô so với năm trước
2009 14896 289837 304733 Năm 2009 tăng trưởng 25% ô tô so với năm 2008
2010 16929 323044 339973 Năm 2010 tăng trưởng 14% ô tô so với năm 2009
2011 18359 360056 378415 Năm 2011 tăng trưởng 9% ô tô so với năm 2010
2012 21494 402262 423756 Năm 2012 tăng trưởng 17% ô tô so với năm 2011
2013 25204 447707 472911 Năm 2013 tăng trưởng 17% ô tô so với năm 2012
3.2. Chất lượng, an toàn khi tham gia vận tải
Trong mấy năm gần đây, phương tiện vận tải đường bộ đã được các đơn vị vận
tải đầu tư thay thế phương tiện cũ, lạc hậu; đặc biệt là các tuyến liên tỉnh được đầu tư
nhiều xe giường nằm chất lượng cao; toàn tỉnh đến nay có trên 100 xe giường nằm
phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân. Hoạt động vận tải đã đi vào nề nếp, xe chạy
đúng giờ, đúng luồng tuyến, chất lượng phục vụ hành khách ngày được nâng cao. Đặc
biệt cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp đã sử dụng thiết bị GSHT để quản lý hoạt
16
!"!"
ng vn ti, hn ch c nhiu vi phm v Lut GTB nh chy quỏ tc , hn
ch c tai nn giao thụng trờn a bn tnh.
4. Tỡnh hỡnh khai thỏc vn ti.
4.1. Tỡnh hỡnh hot ng ca cỏc n v khai thỏc vn ti taxi.
Phn ln cỏc n v cú quy mụ nh, ch yu l n v cú lng phng tin di
70 chic. n v cú trờn 100 xe cú 01 doanh nghip; t 50 n 100 xe cú 02 doanh
nghip. Cỏc doanh nghip c phõn b ch yu l trờn a bn thnh ph H Tnh (6
n v) v huyn K Anh (3 n v); phng tin phc v tp trung ch yu hot ng
ti thnh ph H Tnh; mt s ớt tp trung ti huyn K Anh, th xó Hng Lnh. Nhiu
a phng cha cú xe taxi phc v nh Hng Sn, V Quang, Lc H, Nghi Xuõn,
Can Lc, c Th.
S phng tin ca tng doanh nghip hin ang khai thỏc trờn a bn:
S TT
Tờn doanh nghip
S phng tin
ang khai thỏc
1
CT TNHH TM Đức tài
9
2
Cụng ty CPVT Hong K
15
3
Công ty cpvt taxi Lam Hồng
64
4
Công ty CP TAXI Hà Tĩnh
76
5
Công ty TNHH MTV Mai Linh Hà tĩnh
203
6
Công ty Cổ phần taxi Rồng Việt
43
7
Doanh nghiệp TN Mận Vũ
30
8
Công ty TNHH Phỳ Th nh
27
9
Công ty TNHH Tiến Kình- CN Hà Tĩnh
20
10
Công ty CPVT&DL MEKONG Hà Tĩnh
4
Tng
491
4.2. Sn lng vn ti hnh khỏch
1. Sn lng vn ti taxi:
17
!"!"
Tên chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014
Tỷ lệ tăng
phương
tiện hàng
năm (%)
Số lượng
phương tiện khai
thác
Chiếc 160 246 342 413 491 29%
Sản lượng
lượt
người
115.200 138.360 165.000 204.435 240.640 21%
2. Sản lượng vận tải khách cố định trên các tuyến như sau:
a, Sản lượng vận tải tuyến cố định nội tỉnh: (có biểu kèm theo);
b, Sản lượng vận tải tuyến liên tỉnh: (có biểu kèm theo);
c, Sản lượng vận tải tuyến Quốc tế: (có biểu kèm theo);
3. Sản lượng vận tải xe buýt: (có biểu kèm theo);
4. Sản lượng vận tải khách hợp đồng: (có biểu kèm theo);
5. Sản lượng vận tải hành khách đường bộ:
Khối lượng vận tải hành khách (từ 2009 – 2013) trung bình hàng năm từ 14 - 15
triệu hành khách, tăng bình quân 20,4%/năm; Khối lượng luân chuyển hành khách từ:
2.400 – 2.500 triệu HK.KM, tăng bình quân 23,8 %/năm, cụ thể như sau:
Số TT 2009 2010 2011 2012 2013
1000 Người 7.517 9.628 11.210 13.189 15.751
Tỷ lệ tăng khối
lượng VC so với
năm trước (%)
22,5 28,1 16,4 17,7 19,4
1000 Người km 1.183.881 1.615.873 1.772.925 2.068.500 2.517.646
Tỷ lệ tăng khối
lượng LC hàng
năm (%)
34,5 36,5 9,7 16,7 21,71
Tỷ lệ tăng Bq
khối lượng VC
từ 2009 đến 2013
Khối lượng vận chuyển tăng 20,4%/năm;
Khối lượng luân chuyển tăng 23,8 %/năm.
18
!"!"
(Theo Niên giám Hà Tĩnh 2013)
4.3. Phương pháp quản lý và điều hành vận tải của các đơn vị vận tải taxi
Tất cả các đơn vị vận tải taxi đều áp dụng phương pháp điều hành tập trung. Điều
hành phương tiện hoạt động hàng ngày thông qua bộ đàm nội bộ. Trình độ năng lực
của bộ máy quản lý điều hành doanh nghiệp còn hạn chế; tình trạng áp dụng xe
thương quyền, đơn vị chỉ thu tiền quản lý còn phổ biến; công tác quản lý lái xe phần
lớn là giao khoán tiền lương theo doanh thu của từng xe cho lái xe nên có tình trạng
chỉ bố trí 01 lái/xe dẫn đến lái xe làm việc quá thời gian làm việc trong ngày theo quy
định; cơ chế điều hành tất cả các xe đều cùng nhận điểm gây tình trạng phóng nhanh
vượt ẩu, chạy tắt, đón đầu gây mất an toàn trong hoạt động vận tải; công tác quản lý
của doanh nghiệp về đôn đốc lái xe, nhân viên phục vụ chấp hành việc thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật bị buông lỏng; công tác tuyên truyền nâng cao đạo đức
trách nhiệm đội ngũ lái xe chưa được quan tâm thường xuyên dẫn đến tình trạng các
đơn vị vận tải hoạt động chưa thực hiện đúng các quy định pháp luật trong hoạt động
vận tải; lái xe chưa có ý thức chấp hành Luật GTĐB và nâng cao tinh thần thái độ,
phục vụ hành khách.
5. Tình hình trật tự an toàn giao thông.
- Tình hình tai nạn giao thông trong những năm gần đây có chiều hướng giảm
dần cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương. Tuy nhiên, diễn biến tai
nạn giao thông vẫn phức tạp, số người bị chết và bị thương còn lớn gây nhiều hậu quả
nghiêm trọng. Cụ thể như sau:
TT Năm Số vụ TNGT Số người chết Số người bị thương
1 2009 173 206 111
2 2010 228 250 149
3 2011
184 213 149
4 2012
204 138 158
5 2013
168 136 141
(Theo số liệu của Ban ATGT tỉnh)
(Ghi chú: Năm 2009, 2010 và 2011 chỉ thống kê các vụ nghiêm trọng chết người. Năm
2012 và năm 2013 thống kê cả số vụ va chạm giao thông làm bị thương nhẹ)
- Phân tích nguyên nhân TNGT:
19
!"!"
Năm
Nguyên nhân gây tai nạn
Vi phạm tốc
độ, không
chú ý quan
sát (số vụ)
Vượt sai
quy định
(số vụ)
Chuyển
hướng sai
quy định
(số vụ)
Đi sai phần
đường
(số vụ)
Nguyên nhân
khác
(số vụ)
2009 29 22 20 55 47
2010 38 29 27 72 62
2011 31 23 22 58 50
2012 34 26 24 65 53
2013 28 21 20 53 46
6. Hiện trạng các quy hoạch kết nối các loại phương thức vận tải của địa
phương:
Về hiện trạng các quy hoạch kết nối các loại phương thức vận tải của địa
phương: Hiện tại tỉnh Hà Tĩnh đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch phát triển Giao
thông vận tải tỉnh tại Quyết định số 1203/QĐ-UBND ngày 11/04/2008 về việc phê
duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT Hà Tĩnh đến năm
2020; Quyết định số 2254/QĐ-UBND ngày 12/07/2011 của UBND tỉnh về việc Phê
duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các tuyến vận
tải khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Quyết định số 3833/QĐ-
UBND ngày 01/12/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Phát triển mạng
lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn 2011- 2020”;
Thời gian qua, các loại hình vận tải về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường
thuỷ nội địa cũng như vận tải bằng ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, hợp đồng, taxi đã
có sự kết nối với nhau đáp ứng nhu cầu vận tải trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, sự kết nối
chưa được sâu, rõ nét; chưa có quy hoạch tổng thể và phương án phối hợp chung giữa
các loại hình vận tải; đầu tư phương tiện chưa hợp lý giữa các loại hình và giữa các
vùng miền trên địa bàn tỉnh làm mất cân đối cung cầu vận tải trên địa bàn tỉnh và lãng
phí, hiệu quả chưa cao trong hoạt động vận tải.
7. Đánh giá chung
20
!"!"
7.1 Những kết quả đạt được trong thời gian qua:
- Các doanh nghiệp vận tải khách đã cố gắng không ngừng đầu tư, đổi mới
phương tiện, số lượng phương tiện ngày càng tăng nhanh, đáp ứng nhanh chóng, kịp
thời nhu cầu đi lại của hành khách.
- Ngày càng nâng cao chất lượng phương tiện, chất lượng phục vụ hành khách;
tăng sức cạnh tranh, tạo thuận lợi cho người dân có nhiều sự lựa chọn.
- Công tác quản lý nhà nước về vận tải được quan tâm đúng mức nên hoạt động
vận tải ngày càng đi vào nề nếp.
7.2 Khó khăn, tồn tại:
- Tuy số lượng phương tiện taxi tăng nhanh nhưng phần lớn có chất lượng
chưa cao, chỉ có Công ty Mai Linh, Hoa Sim đầu tư loại xe VIOS, INOVA có chất
lượng tương đối tốt, còn lại các công ty khác phần lớn là MATIZ, SPARK và KIA dẫn
đến phương tiện khai thác sau một vài năm là bị xuống cấp;
- Các cơ chế chính sách cho giao thông tĩnh chưa được quan tâm đầy đủ; chưa quy
hoạch xây dựng được bãi đỗ xe cũng như bãi đỗ xe giao ca để khắc phục tình trạng xe
dừng đỗ tuỳ tiện ở lòng lề đường gây mất trật tự an toàn giao thông và mỹ quan đô thị;
- Số phương tiện tăng nhanh nhưng phân bố ở các vùng trong tỉnh không đồng
đều, chủ yếu tập trung trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, Hương
Khê, thị trấn Kỳ Anh, Khu công nghiệp Cảng Vũng Áng; còn lại các huyện thị khác
hầu như có không đáng kể nên vẫn chưa thực sự đáp ứng được hết nhu cầu đi lại của
người dân, làm mất nhiều thời gian chờ đợi và chi phí đi lại cao do mất quảng đường
huy động phương tiện từ các vùng có phương tiện nêu trên đến các vùng không có
phương tiện (mất 2 lần huy động phí);
- Do đặc thù của loại hình kinh doanh này đều áp dụng phương pháp điều hành
nhận điểm đón khách theo bộ đàm. Tất cả các xe đều có thể nhận điểm khi có lệnh từ
tổng đài hoặc đón khách tại các điểm dọc đường khi có khách yêu cầu nên không có vị
trí dừng đỗ cố định để đón khách khi có thông tin từ tổng đài. Chính vì vậy, các xe
21
!"!"
buộc đua tốc độ để nhận khách, nhiều xe phóng nhanh, vượt ẩu, chạy tắt đón đầu để
tranh giành khách;
- Tình trạng một số đơn vị áp dụng cơ chế góp vốn xe thương quyền, khoán cho
lái xe, chỉ thu tiền dịch vụ hàng tháng dẫn đến tình trạng nhiều xe chỉ bố trí 01 lái xe.
Vì vậy phần lớn lái xe làm việc quá thời gian quy định trong ngày, gây mất ngủ dễ gây
tai nạn giao thông;
- Do khó khăn trong việc tuyển chọn lái xe buộc các đơn vị phải tiếp nhận lái
xe taxi chưa có kinh nghiệm nhiều trong nghề, nhận thức chưa cao, thái độ, giao tiếp
của một số lái xe chưa được văn minh lịch sự; đồng thời doanh nghiệp chưa quan tâm
kiểm tra định kỳ sức khỏe lái xe để loại bỏ lái xe sử dụng ma túy, không đủ tiêu chuẩn
sức khỏe điều khiển phương tiện.
7.3. Một số nguyên nhân chủ yếu
- Công tác quy hoạch chưa đồng bộ, còn chồng chéo, không cân đối giữa các
vùng trong tỉnh; chưa định hướng phát triển bền vững đối với vận tải taxi trên địa bàn
tỉnh;
- Công tác quản lý nhà nước còn bất cập, chưa sát với thực tế;
- Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý, các ngành còn hạn chế; công tác thanh
tra, kiểm tra chưa mang tính chất thường xuyên, chặt chẽ;
- Bộ máy điều hành, năng lực quản lý điều hành của doanh nghiệp còn hạn chế;
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động vận tải taxi chưa được quan tâm đúng
mức.
CHƯƠNG II
Quy hoạch phát triển vận tải taxi trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
I. Dự báo nhu cầu vận tải:
1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
22
!"!"
1.1. Định hướng phát triển chung trong thời gian tới.
1.1.1. Quan điểm
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 phải phù hợp
với Chiến lược phát triển phát triển Kinh tế xã hội của cả nước.
Phát huy nội lực kết hợp với thu hút các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển
kinh tế xã hội bền vững, tạo sức cạnh tranh trong và ngoài nước; tập trung đầu tư có
trọng điểm như Khu kinh tế Vũng Áng, Cầu Treo để tạo ra sự đột phá về tăng trưởng
trong khu vực, từ đó tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế và chuyển dịch mạnh
mẽ về cơ cấu kinh tế toàn tỉnh.
Phát triển kinh tế gắn với công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao chất
lượng cuộc sống nhân dân, giảm dần tỷ lệ hộ nghèo; tập trung đào tạo nguồn nhân lực
có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn phát triển nguồn nhân lực với phát
triển và ứng dụng khoa học công nghệ.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế xã hội với xây dựng hệ thống chính trị
vững mạnh, củng cố quốc phòng, an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
1.1.2. Mục tiêu tổng quát
- Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững trên cơ sở đẩy mạnh phát
triển công nghiệp và dịch vụ, tái cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp gắn với chương trình
xây dựng nông thôn mới.
- Tích cực huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế, đẩy mạnh hỗ
trợ doanh nghiệp.
- Đảm bảo an sinh xã hội; quan tâm công tác đào tạo nghề và giải quyết việc
làm, xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển các khu kinh tế trọng điểm;
tiếp tục củng cố chất lượng hoạt động giáo dục đào tạo và y tế, dân số.
- Củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đẩy
mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
1.1.3 Mục tiêu cụ thể:
- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân giai đoạn 2014 –
2020 đạt 18,4%; Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2014 phấn đấu đạt 23%, GDP bình
quân đầu người trên 30 triệu đồng; năm 2015: Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 25,5 %,
GDP bình quân đạt 38 triệu đồng; năm 2020: Tốc độ tăng trưởng là 21,1%; GDP bình
quân đầu người đạt 97.7 triệu đồng
23
!"!"
- Về quốc phòng - an ninh: 100% đơn vị đạt tiêu chuẩn cơ sở an toàn làm chủ -
sẵn sàng chiến đấu, 100% xã, phường ổn định chính trị.
1.2 Định hướng phát triển một số ngành kinh tế chủ yếu:
Số
TT
Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2015 Năm 2020
1 GDP bình quân
Triệu
đồng/năm
23.561,53
44.000.00
0
154.000.000
1
Tốc độ tăng trưởng so
với năm trước
% 19,15 25,5 21,1
2
GDP bình quân đầu
người
Triệu
đồng/năm
25,537 38,0 97,7
3 Cơ cấu kinh tế % 100 100 100
Nông nghiệp % 22,74 23,4 13,15
Công nghiệp % 39,36 45,8 54,7
Dịch vụ % 38,00 31,8 32,2
(Năm 2013 theo Niên giám Hà Tĩnh năm 2013; 2015 và 2020 theo điều chỉnh
Quy hoạch phát triển KTXH tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020).
1.3. Dự báo dân số.
Để dự báo dân số, chúng ta căn cứ vào tình hình phát triển dân số năm hiện
trạng; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của những năm trước; đồng thời căn cứ vào chủ
trương, chính sách hạn chế sự gia tăng dân số của nhà nước ta, đó là đến năm 2020
dân số nước ta không vượt quá 120 triệu dân; kế hoạch nhà nước giao cho tỉnh phấn
đấu giảm tỷ lệ sinh hàng năm.
Muốn vậy, Hà Tĩnh cũng cần phấn đấu duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giai
đoạn 2014 – 2020 dưới 1%; mức giảm sinh giai đoạn 2014 đến 2020 là 0,063%/năm.
Dân số năm dự báo được tính theo công thức sau đây:
Nt = No (1 + Pt/100)
Trong đó: Nt: Dân số năm dự báo;
N0: Dân số năm liền kề trước năm dự báo;
Pt: Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên của năm dự báo;
24
!"!"
Trên cơ sở số liệu điều tra về biến động dân số của tỉnh và dự kiến phấn đấu
giảm tỷ lệ phát triển của tỉnh, ta có kết quả dự báo đến năm 2020 như sau:
Chỉ tiêu
Đơn
vị
tính
Ước TH
năm
2014
KH 2015 KH 2016 KH 2017 KH 2018 KH 2019 KH 2020
- Dân số
cuối kỳ
Người 1.283.998 1.295.964 1.307.912 1.319.147 1,329,647 1,339,793 1,349,171
- Tỷ lệ tăng
dân số
%
0.
932
0.
922
0
.859
0.7
96
0.
763
0.
700
(Theo Chi Cục dân số kế hoạch hoá gia đình Hà Tĩnh)
2. Định hướng phát triển mạng lưới giao thông tương lai.
* Đường bộ: Hiện Hà Tĩnh đang triển khai nâng cấp các tuyến đường QL1, QL
8. Ngoài ra, trong quy hoạch Hà Tĩnh có đường ven biển từ đầu từ Vũng Áng, Kỳ Anh
đi dọc theo ven biển các huyện Thạch Hà, Can Lộc, Nghi Xuân kết nối với Cửa Lò -
Nghệ An. Hiện tuyến đường này đang thi công giai đoạn 1; đây là tuyến đường có ý
nghĩa quan trọng phục vụ dân sinh và an ninh quốc phòng của tỉnh.
Theo Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ, đến năm 2020, đường bộ cao
tốc Bắc Nam đoạn Vinh Hà Tĩnh (Bãi Vọt) – Quảng Trị sẽ được đầu tư với quy mô 4
– 6 làn xe, đường cao tốc Hồng Lĩnh – Hương Sơn sẽ được đầu tư với quy mô 4 làn xe
sau năm 2020; Đường Hồ Chí Minh nhánh Đông đoạn Khe Cò, Hương Sơn đến Yên
Lộc, Can Lộc sẽ được đầu tư 4 làn xe sau năm 2020.
* Đường Sắt: Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội – TP Hồ Chí Mịnh hiện đang
được Nhật Bản và Hàn Quốc lập báo cáo đầu tư; theo dự kiến tuyến này sẽ đi về phía
Tây đường QL 1, cách Ql 1 từ 0,5 đến 0,3 Km; tuyến có 02 ga tại TP Hà Tĩnh và ga tại
Khu Kinh tế Vũng Áng.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt Việt Nam được Chính phủ phê
duyệt tuyến đường sắt Vũng Áng – Mụ Dạ sẽ được đầu tư trong giai đoạn trước năm
2020; ngoài ra, tỉnh đang đề nghị quy hoạch tuyến đường sắt Thạch Khê – Vũng Áng;
* Hàng Không: Tỉnh đang đề nghị Quy hoạch sân bay Hà Tĩnh dự kiến diện tích
300 ha tại địa bàn các xã Thạch Hội, Cẩm Hòa, Cẩm Yên.
3. Dự báo nhu cầu vận tải hành khách.
3.1. Phương pháp dự báo nhu cầu vận tải hành khách.
Dự báo nhu cầu vận tải được căn cứ vào các yếu tố sau:
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân thời kỳ tính toán.
25