Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

luận văn tài nguyên môi trường Ảnh hưởng của Cd đối với sức khỏe con người do nước thải của hoạt động khai thác khoáng sản.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.2 KB, 14 trang )

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 1946, ở vùng Funchen thuộc quận Toyoma (Nhật Bản) xuất hiện một
hội chứng với đặc điểm là biến dạng xương, dễ gẫy xương, đau cơ, rối loạn thận,
nhất là ở phụ nữ lớn tuổi sinh đẻ, làm hàng trăm người chết. Người bệnh thường bị
dằn vặt bởi những cơn đau đớn, nên người Nhật gọi là bệnh Itai (bệnh đau đớn).
Năm 1955, ở huyện Phusan cũng xuất hiện bệnh như trên và kết quả khám
nghiệm cho thấy bộ xương bị gẫy ở 70 chỗ, cơ thể co ngắn lại 30 cm. Những cái
chết thương tâm như vậy đã thu hút sự chú ý của giới y học trong và ngoài nước.
Cuối cùng, qua nghiên cứu đã phát hiện ra nguyên nhân: Công ty khoáng
sản khai thác mỏ và Xí Nghiệp Luyện Kim đã thải phế liệu xuống sông khiến
cho gạo, cá, tôm, cua ở đây chứa hàm lượng Cd cực cao - hàm luợng hấp thụ
mỗi ngày lên tới 600mg và gây nhiễm độc trầm trọng cho người.
Do vậy, Song hành cùng những thành tựu và đóng góp của ngành công
nghiệp khai thác khoáng sản là những hậu quả về môi trường tại các vùng khai thác.
Trong đó, ô nhiễm kim loại nặng đang là một mối lo ngại, cụ thể là Cd, cadimi là
một kim loại nặng, độc, ít bị hấp thụ trong đất và trong trầm tích, nó rất dễ đi vào cơ
thể người thông qua thức ăn, nước uống. Khi thâm nhập được vào cơ thể người,
cadimi được tích lũy trong thận và xương gây phá hủy chức năng thận và làm biến
dạng xương. Vì một số lý do trên em tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu: "Ảnh hưởng của
Cd đối với sức khỏe con người do nước thải của hoạt động khai thác khoáng sản".
1
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Ô nhiễm và suy thoái nguồn nước do hoạt động khoáng sản
Trong HĐKS, nước được sử dụng với khối lượng lớn cho hầu hết công đoạn
sản xuất. Quá trình sản xuất, tháo khô mỏ, đổ thải, v.v , đã gây những tác động tiêu
cực tới nguồn nước sản xuất nông nghiệp ở khu vực xung quanh khai trường. HĐKS
làm thay đổi địa hình, hệ thống nước mặt, điều kiện tàng trữ và thoát nước (tác
động cơ học); làm thay đổi tính chất vật lý, thành phần hoá học của nước (tác
động hoá học).
Khai thác tài nguyên dẫn đến môi trường nước bị ô nhiễm và cạn kiệt
Một khu vực khai thác kim loại nặng tại huyện Bát Xát (Lào Cai).


2
* Ví dụ: Sông Ba bị ô nhiễm do tuyển quặng
Bắt nguồn từ đỉnh núi Kon Ka Kinh hùng vĩ, sông Ba được xem là một trong
những dòng sông hiền hòa, thơ mộng nhất tỉnh Gia Lai. Không chỉ gắn liền với văn
hóa bao đời của người dân bản địa, sông Ba còn là nguồn sống của hàng triệu
người dân nơi dòng sông chảy qua. Nhưng kể từ ngày nhà máy tuyển quặng- Công
ty cổ phần Khoáng sản Hoàng Anh Gia Lai đi vào hoạt động, dòng sông bị ô
nhiễm trầm trọng.
Hồ tuần hoàn nước tại nhà máy.
Trong đề án bảo vệ môi trường, nhà máy phải xây dựng 7 hồ tuần hoàn để chứa
nước thải cho 3 dây chuyền trong quá trình tuyển quặng. Dù mới chỉ hoàn thành được 4
hồ tuần hoàn, nhưng nhà máy đã vội đi vào hoạt động. Công suất 3 dây chuyền lên đến
60 tấn quặng/ngày và phải cần thấp nhất là 40 m3 nước/dây chuyền. Như vậy, mỗi ngày
nhà máy tiêu tốn 120 m3 nước cho quá trình tuyển quặng, trong khi đó dung tích chứa
của 4 hồ ước khoảng 17.000 m3 nên nếu 3 dây chuyền cùng hoạt động thì chỉ cần một
thời gian ngắn, nước sẽ đầy hồ.
Do không đảm bảo quy trình tuần hoàn nước, cũng như hư hỏng tại các bờ đê
bảo vệ và 4 hồ sức chứa hạn chế, nước thải đã trực tiếp chảy thẳng ra sông Ba, nên
dòng sông thành màu đỏ, đục ngầu kéo dài từ xã Đông (huyện Kbang) đến huyện
Kông Chro, làm cho cuộc sống của hàng ngàn người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
3
Cống xả thẳng ra sông Ba
Tại Thái Nguyên, việc khai thác thiếc (Sn) ở xã Hà Thượng (huyện Đại Từ)
và khai thác chì (Pb), kẽm (Zn) ở làng Hích, xã Tân Long (huyện Đồng Hỷ) đang là
những điểm nóng về môi trường, bởi ở đây không chỉ có thiếc, chì, kẽm mà còn có
asen (As),(Cd) là hai kim loại có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe của con người.
Cd ít bị hấp thụ trong đất và trong trầm tích, nó di động hơn các kim loại khác, rất
dễ đi vào cơ thể người thông qua thức ăn. Khi thâm nhập vào cơ thể, Cd được tích
lũy trong thận và xương, phá hủy chức năng thận và làm biến dạng xương.
Như vậy những năm qua nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng

trong phát triển kinh tế đất nước. Trong đó, ngành công nghiệp khai thác khoáng
sản đã có nhiều đóng góp to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích không thể
phủ nhận, do nhiều nguyên nhân, việc khai thác khoáng sản đã để lại hậu quả về
môi trường, không chỉ ở các vùng khai thác mà cả ở những bãi thải, trong đó ô
nhiễm kim loại nặng đang là mối quan tâm không chỉ đối với những người làm
nhiệm vụ bảo vệ môi trường mà là của toàn xã hội.
2.2. Cadimi là gì? Cadimi độc thế nào?
Cadimi là ký hiệu Cd, là một kim lọai rất độc hại cho cơ thể con người và
động vật. Cd. Nguyên tố hoá học nhóm IIB, chu kì 5 bảng tuần hoàn các nguyên tố
hoá học; số thứ tự 48; nguyên tử khối 112,41. Do nhà hoá học Đức Stơrômayơ (F.
Stromeyer) tìm ra (1817). Là kim loại nặng, mềm, màu trắng xanh, dễ nóng chảy;
khối lượng riêng 8,65 g/cm
3
; t
nc
= 321,1
o
C, t
s
= 766,5
o
C. Bị mờ xỉn trong không
4
khí ẩm; vì có màng oxit bao phủ nên không bị gỉ. Dễ tan trong HNO
3
. Là một
nguyên tố hiếm, chiếm 8.10
–6
% khối lượng vỏ Trái Đất. Trong thiên nhiên, thường
tồn tại cùng với kẽm, đồng. Điều chế bằng cách dùng kẽm khử hoặc điện phân

muối cađimi. Dùng để mạ cađimi, sản xuất ắc quy có công suất lớn; làm thanh điều
chỉnh trong lò phản ứng hạt nhân. Nhiều hợp chất của Cd là chất độc.
Tự thân Cd đã gây độc cho cơ thể. Ngoài ra, vì Cd là nguyên tố cùng một
nhóm với kẽm có hoạt động sinh hóa học mạnh hơn kẽm nên tranh chấp với kẽm,
đẩy kẽm ra khỏi hệ thống sinh - hóa học mà kẽm tham gia, khi đã chiếm chỗ của
kẽm thì khó lòng mà loại ra, dẫn đến việc rối loạn hệ thống hoạt động sinh - hóa học
kẽm. Thêm nữa, tuy hiếm hơn nhưng cadimi cũng tranh chấp, thay thế một số vị trí trong
hệ thống hoạt động sinh hóa học của magiê canxi. Hoạt động sinh hóa học kẽm có mối
quan hệ mật thiết cân bằng với các hoạt động sinh hóa học của các vi lượng khác. Theo tác
động dây chuyền, điều này sẽ ảnh hưởng không lợi đến hệ thống hoạt động sinh hóa học
của các vi lượng khác. Do đó có thể coi tác hại của cadimi là tác hại kép.
- Về mặt lâm sàng đã nhận thấy Cd:
+ Ngộ độc cấp: Trong vòng 4 -24 giờ (tùy theo lượng, đường nhiễm) sẽ gây đau
thắt ngực, khó thở, tím tái, sốt cao, nhịp tim chậm, buồn nôn, nôn, đau bụng tiêu chảy.
+ Ngộ độc mãn: Gây vàng men răng, rối loạn chức năng gan (tăng enzym),
đau xương, thiếu máu, tăng huyết áp, nếu có thai thì bị dị dạng thai.
Bị nhiễm lâu ngày, cadimi làm rối loạn hệ thống hoạt động sinh hóa học của kẽm
canxi và nhiều hệ thống hoạt động sinh hóa học khác, làm chậm phát triển xương,
còi xương (khi trẻ), loãng xương (khi già), gây ra nhiều bệnh lý khác thường, có
thể dẫn đến tử vong Nhiều công trình nghiên cứu của thế giới cho biết cadimi là
yếu tố gây ung thư tiền liệt tuyến, phổi, vú.
2.3. Vòng tuần hoàn sinh địa hóa và hiệu ứng hoá sinh của Cadimi
* Vòng tuần hoàn sinh địa hóa của Cadimi:
Cadimi (Cd) và Kẽm (Zn) cùng với thủy ngân và các nguyên tố khác của phân
nhóm phụ trong bảng tuần hoàn tồn tại trong tự nhiên rất rải rác, một phần trong vỏ
5
trái đất, cặn lắng trong nước biển, trong nước sông, nước ngọt, nước ngầm, không
khí và trong động thực vật.
Hợp chất quan trọng nhất của Zn và Cd là các oxyt ZnO và CdO, sunfit (ZnS,
CdS) và cacbonat (ZnCO

3
, CdCO
3
). Zn là nguyên tố cần thiết cho cơ thể sống thì
Cd lại không cần thiết cho cơ thể sống và có thể thay thế bằng Zn trong một số cấu
trúc của cơ thể trữ lại trong người và gây độc.
Đặc trưng của chúng là dòng vật chất đi vào khí quyến ít ỏi (cỡ nonagam).
Lượng các hợp chất Zn phát thải khoảng trừng 900.10
3
tấn/năm (95% do hoạt động
nhân tạo), còn đối với Cadimi là 8-9.10
3
tấn/năm (90% do hoạt động nhân tạo).
Hàm lượng của Cd và Zn được thể hiện qua bảng sau:
Hàm lượng của Cd và Zn được thể hiện qua bảng sau:
Thành phần môi trường Đơn vị Kẽm Cadimi
Vỏ trái đất mg.kg
1
75 0,11
Trầm tích đáy biển mg.kg
1
165 0,42
Trầm tích sông mg.kg
1
350 1
Đất mg.kg
1
60 0,6
Nước sông
µg.l

-1
20 0,4
Nước hồ
µg.l
-1
30…120 0,1…0,6
Nước biển (bề mặt) ng.l
-1
7 1
Nước biển (trung bình) ng.l
-1
70 10
Khí quyển (Vùng công nghiệp) ng.l
-1
300 3
Khí quyển (trung bình) ng.l
-1
10 1
Nước thải công nghiệp mg.kg
1
5000 1000
Tảo mg.kg
1
250 2
Rau mg.l
-1
300 0,2…1,2
Thịt cá mg.kg
1
5 0,05

Nguồn gốc Cd đi vào nước là do quá trình khai thác Zn (tuyển nổi) và những
ứng dụng trong công nghiệp (quá trình gia công xử lý bề mặt có dùng các loại bột
màu là hợp chất của kẽm).
Độ linh động của các hợp chất Zn và Cd trong thủy quyển được xác định bởi
độ tan của hydroxyt, cacbonat, sunfit kẽm hay cadimi và ảnh hưởng của độ hòa tan
do sự thay đổi pH và sự tạo phức.
Những hợp chất của cadimi khó hòa tan như CdCO
3
(pK
L
= 13), Cd(OH)
2
(pK
L
= 13,8), CdS (pK
L
= 27,2), sẽ trở lên linh dộng dễ tan khi pH của môi trường
giảm xuống, theo cân bằng sau:
Cd(OH)
2

(R)
+ 2H
+
(L)
↔ Cd
L
+2
+ 2H
2

O
CdCO
3(R)
+ 2H
+
(L)
↔ Cd
L
+2
+ CO
2
+ H
2
O
6
Dưới điều kiện hiếu khí, tại lớp nước bề mặt đại dương thì phức Clo sẽ được
tạo thành với cadimi:
Cd
+2
+ Cl
-
↔ CdCl
+
Cd
+2
+ Cl
-
+ OH
-
= Cd(OH)Cl

Trong môi trường thiếu oxy, sẽ xuất hiện CdS kết tủa:
CdCl
+
+ H
2
S ↔ CdS + 2H
+
+Cl
-
Nếu gặp oxy sẽ được các vi sinh vật giúp đỡ để oxy hóa thành sunfat và trở
lên linh động hơn: CdS + 2O
2
↔Cd
+2
+SO
4
-2
* Hiệu ứng hóa sinh của Cd:
Trong tự nhiên Cd có trong khoáng vật chứa kẽm. Cây cối đang phát triển đòi
hỏi Zn và chúng cũng tách và làm giầu Cd với một cơ chế hóa sinh tương tự.
Phần lớn Cd xâm nhập vào cơ thể được giữ lại ở thận và được đào thải. Một
phần nhỏ được liên kết mạnh nhất với protein của cơ thể thành thionin - kim loại có
mặt ở thận và phần còn lại được giữ trong cơ thể, tích tụ lại và tăng dần cùng tuổi tác.
Đến khi lượng Cd đủ lớn nó sẽ thế chỗ Zn ở các enzim quan trọng gây ra rối
loạn trao đổi chất.
Cd → Cd tự do trong cơ thể → Trao đổi với Zn trong enzim. Tác hại
+ Rối loạn chức năng thận.
+ Thiếu máu.
+ Tăng huyết áp.
+ Phá hủy tủy xương.

+ Ung thư.
Cd vào cơ thể theo 2 con đường: Hô hấp và ăn uống → Liên kết tạo thành
thionin - kim loại → Bị thận đào thải 99%, 1% dự trữ trong thận và các bộ phận
khác. Theo nhiều nghiên cứu thì người hút thuốc lá có nguy cơ bị nhiễm cađimi.
2.4. Ảnh hưởng của Cd đối với sức khoẻ con người
Cadimi là một kim loại nặng có hại, vào cơ thể qua thực phẩm và nước uống.
Cadimi dễ dàng chuyển từ đất lên lúa gạo, rau xanh và bám chặt ở đó. Sử dụng liều
cao Cd có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe người vì Cd có khả năng tích lũy do chu
kỳ bán hủy khá lâu ở động vật có vú. Gan, thận là hai cơ quan nhạy cảm nhất với
Cd. Cd có thể gây ngộ độc cấp tính khi ăn liều rất cao, có thể tử vong do hệ thống
phân phối rất rộng.
7
Một số nghiên cứu thấy có sự liên quan giữa phơi nhiễm với Cd và ảnh hưởng
đến chuyển hóa canxi ở xương và có nguy cơ gây loãng xương và giảm khoáng
xương. Cũng trong nghiên cứu OSCAR, thì đậm độ xương tăng gấp hai lần ở
những người có hàm lượng Cd máu từ 0,6-1,1 microgam/l, tăng gấp 3 lần ở người
có hàm lượng Cd máu trên 1,1 microgam/l.
* Ví dụ do ngộ độc Cd:
Ví dụ 1: Ăn gạo nhiễm chất cađimi
Vừa qua, trên một số phương tiện thông tin, báo chí có đề cập vấn đề một loại
gạo thơm hương nhài, sản xuất tại tỉnh Tak - Thái Lan, bị ô nhiễm gấp vài chục lần
lượng cadimi (Cd) (0,1-44mg/kg gạo) so với tiêu chuẩn quốc tế quy định, đã và đang
làm ảnh hưởng tới sức khỏe của hàng ngàn cư dân tại đó và ảnh hưởng tới người tiêu
dùng trên nhiều nước đã nhập loại gạo này để sử dụng, trong đó có Việt Nam.
Cách đây không lâu, dân chúng ở một huyện vùng đông bắc Trung Quốc đã
sử dụng nước thải của ngành công nghiệp khai khoáng có chứa chất cađimi tưới
trực tiếp cho lúa. Ruộng lúa được tưới nước thải này mọc rất tốt, sản lượng lúa
cũng rất cao, hạt thóc thu họach về trông không khác gì những hạt thóc bình
thường khác. Nhưng khi xét nghiệm các hạt gạo đã xay giã, người ta phát hiện ra
hàm lượng chất cađimi trong gạo vượt quá mức độ cho phép. Loại gạo này được

các nhà khoa học gọi là ”gạo cađimi” và bị xếp vào lọai lương thực độc hại cấm sử
dụng. Vì sao ”gạo cađimi” lại bị cấm sử dụng? Muốn giải đáp câu hỏi này, chúng
ta hãy xem lại bi kịch xảy ra ở Nhật Bản xung quanh những hạt ”gạo cađimi”.
Năm 1955, ở huyện Phusan nước Nhật xuất hiện một lọai bệnh kỳ lạ. Thoạt
nhiên người bệnh cảm thấy đau lưng và các khớp xương, sau đó vài ngày thấy đau
đớn toàn thân, ngay thở và ăn uống cũng rất đau. Tiếp đó xương trong cơ thể bệnh
nhân tự gãy và dẫn đến tử vong, nhiều người bệnh không chịu nổi đau đớn đã tự sát.
Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, có tử thi xương bị gãy ở 70 chỗ, cơ thể co
ngắn lại khỏang 30 cm. Các bác sĩ không biết kết luận đó là bệnh gì và tạm gọi là
”bệnh đau xương”. Căn bệnh kỳ lạ hoành hành suốt hơn 20 năm, chỉ riêng từ 1963 -
1967 đã có 207 người chết vì bệnh này, số người mắc bệnh không thống kê xuể.
8
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, các nhà khoa học đã tìm ra thủ phạm của căn
bệnh kỳ lạ này và chất cađimi trong gạo. Cađimi sau khi xâm nhập vào cơ thể con
người sẽ lọai bỏ chất canxi trong xương và thế vào đó khiến cho xương bị xốp,
giòn, dễ gãy. Vùng đồng bằng huyện Phusan ở Nhật Bản vốn là nơi đất đai phì
nhiêu màu mỡ, từng được mệnh danh là ”quê hương của gạo và cá”. Nhưng năm
1931, một công ty khóang sản đã khai thác một mỏ kẽm (Zn) và mở xưởng luyện
kẽm ở thượng lưu sông Sen tông. Nước thải của xưởng luyện kẽm này có chứa
chất cađimi chảy vào sông Sentông, dân chúng ở huyện Phusan không hay biết vẫn
tiếp tục dẫn nước sông tưới ruộng. Chẳng bao lâu vùng đồng bằng phì nhiêu bị ô
nhiễm. Cađimi xâm nhập vào lúa gạo rồi xâm nhập vào cơ thể con người gây ra
căn bệnh quái ác kể trên.
Kể từ đó trở đi không riêng Nhật Bản mà tất cả các nước trên thế giới đều
cảnh báo và nghiêm cấm dân chúng không được ăn gạo đã bị nhiễm chất cađimi.
Ví dụ 2: Đồ chơi, đồ trang sức có chất độc cadimi:
Hơn 7.500 món trong số 7.608 sợi dây chuyền, lắc tay, nhẫn xi mạ Trung Quốc
bị quản lý thị trường TP HCM thu giữ trong vụ scandal hồi tháng 01/2010 vừa được
9
xác nhận là chứa chất cadimi. Đây là kết quả xét nghiệm chính thức đầu tiên kể từ sau

thông tin xôn xao rằng nữ trang Trung Quốc rẻ tiền có chứa độc tố Cd.
Đối với các loại trang sức, cadimi dù không dễ bị nhiễm độc vào cơ thể như
ăn uống, tuy nhiên theo các kỹ sư hóa học, việc tiếp xúc lâu ngày với những sản
phẩm có hàm lượng cadimi cao chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. "Nguy hiểm
hơn cả là phụ huynh mua các loại trang sức xi mạ cho trẻ bởi các em thường có
thói quen "ngậm vào miệng".
Cadimi có trong đồ chơi, đồ trang sức là kim loại gây độc cho cơ thể
Loại nữ trang xi mạ có chứa cadimi được phát hiện.
10
Như vậy, Cadimi là một chất gây độc cho đối với con người. Nếu tiếp xúc với
lượng lớn, nó có thể gây ngộ độc cấp. Biểu hiện thường thấy là đau thắt ngực, khó
thở, chậm nhịp tim, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy. Tiếp xúc lâu dài có thể làm rối
loạn chức năng gan, đau xương, thiếu máu, tăng huyết áp, nếu có thai thì bị dị dạng
thai. Với trẻ em, việc nhiễm lâu ngày có thể làm chậm phát triển xương, còi xương.
Ngoài ra, đây còn là chất có thể gây ung thư.
2.5. Các biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm Cd trong nước thải của hoạt
động khai thác khoáng sản
Do đặc thù nước thải của ngành công nghiệp khai khoáng, luyện kim có chứa
các kim loại nặng như crom, chì, đồng, sắt, nhôm, niken, kẽm, Cadimi… các kim
loại này có trong nước sẽ trực tiếp ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.
Ngoài ra các kim loại nặng có khả năng tích tụ trong các động vật sống trong nước
như cá, ốc, tôm, cua,… gián tiếp gây tác động đến sức khoẻ con người.
* Để xử lý các nước thải chứa kim loại (Cd) có thể sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp kết tủa hoá học: phương pháp này dựa trên phản ứng hoá học
giữa chất đưa vào nước thải với kim loại cần tách. ở độ PH thích hợp sẽ tạo thành
hợp chất kết tủa và được tách ra khỏi bằng phương pháp lắng.
- Phương pháp trao đổi ion: Dựa trên nguyên tắc của phương pháp trao đổi ion
dùng trong ion từ nhựa hữu cơ tổng hợp, các chất cao phân tử có gốc hyđrocacbon
và các nhóm chất trao đổi ion. Quá trình trao đổi ion được tiến hành trong các cột
cationit và anionnit.

- Phương pháp điện hóa: Dựa trên cơ sở của quá trình oxi hoá khử để tách kim
loại trên các điện cực nhúng trong nước thải chứa kim loại nặng khi có dòng điện
một chiều chạy qua. Bằng phương pháp này cho phép tách các ion kim loại ra khỏi
nước mà không cần cho thêm hoá chất, tuy nhiên thích hợp cho nước thải có nồng
độ kim loại cao (>1 g/l).
- Phương pháp sinh học: Dựa trên nguyên tắc một số loài thực vật, vi sinh vật
trong nước sử dụng kim loại như chất vi lượng trong quá trình phát triển. Sau thời
gian điều tra, nghiên cứu nhóm chuyên gia Viện Công nghệ Môi trường đã xác
11
định được 5 loài thực vật đáp ứng các yêu cầu khả năng hấp thụ, chống chịu kim loại
nặng, tốc độ tăng trưởng, khả năng nhân giống và biện pháp gieo trồng Đó là các
loài ráng sẹo gà dải (Pteris vittata), ráng chò chanh (Pityrogramma calomelanes) - 2
loài bản địa, cỏ vetiver hay còn gọi là hương lau (Vetiveria zizanioides), cỏ mần trầu
(Eleusina indica) và nghể nước (Polygonum hydro piper).
Trong số các loài thực vật này, cỏ vetiver đã được gây trồng từ lâu tại các tỉnh
Nam Định, Thái Bình và một số tỉnh ven biển miền Trung để chiết xuất tinh dầu.
Nhờ có bộ rễ rất phát triển mà gần đây loài cỏ này được trồng để chống xói lở đất
trên đường Hồ Chí Minh. Cỏ vetiver còn có khả năng hấp thụ rất tốt các chất hòa
tan trong nước như nitơ (N), phốt pho (P) và các nguyên tố kim loại nặng có trong
nước bị ô nhiễm.
Cỏ vetiver là 1 trong 5 loài thực vật được trồng để hút kim loại nặng
* Ăn uống, sử dụng trang sức, đồ chơi như thế nào để phòng tránh nhiễm độc
(Cd) hiệu quả?
12
Ô nhiễm kim loại xảy ra khắp mọi nơi và hầu như ai cũng gặp phải ở mức độ
này hay mức độ khác. Tuy vậy, vẫn có những bí quyết không phải nhỏ có thể giúp
chúng ta giảm thiểu nguy cơ ngộ độc kim loại, đó là:
- Tránh ăn uống các thực phẩm chứa KL có hàm lượng cao. Như đã biết, tổng
lượng cadmi đổ vào đại dương lên tới 8.000 tấn/năm và chúng thường tích tụ với
hàm lượng cao ở các loài thuỷ sản, nhất là tôm, cua, mực thẻ, bạch tuộc… khiến

cho các động vật có xương sống cư trú tận vùng Nam Cực như hải cẩu, cá heo…
cũng bị ngộ độc cadmi do ăn phải các loại hải sản trên. Nội tạng động vật thường
là nơi tích tụ KL và hàng loạt độc tố khác, vì vậy nếu khoái khẩu món ăn này cũng
dễ biến mình thành nạn nhân của ngộ độc kim loại.
- Không được ăn gạo đã bị nhiễm chất cađimi, không sử dụng loại gạo hương
nhài Jasmine nguồn gốc từ Thái Lan và các loại gạo chưa công bố chất lượng an
toàn vệ sinh tại Cục an toàn vệ sinh thực phẩm -Bộ y tế. Tốt nhất nên sử dụng các
loại gạo thơm của Việt Nam.
- Không uống nước có hàm lượng Cadimi lớn hơn 0,003 mg/l.(tiêu chuẩn của
Bộ Y tế về giới hạn hàm lượng Cd trong nước uống).
- Chưa thể chứng minh được mức độ thôi nhiễm chất độc của đồ trang sức xi
mạ vào cơ thể, tuy nhiên trước kết quả xét nghiệm cho thấy nhiều sản phẩm có
chứa kim loại độc hại ở hàm lượng cao, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân
phải thật cẩn trọng, thậm chí nếu không cần thiết thì không nên sử dụng những sản
phẩm xi mạ rẻ tiền, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
13
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Song hành cùng những thành tựu và đóng góp của ngành công nghiệp khai
thác khoáng sản là những hậu quả về môi trường tại các vùng khai thác, trong đó ô
nhiễm kim loại nặng đang là một mối lo ngại. Đặc biệt là sự ô nhiễm Cd có trong
nước thải của công nghiệp khai khoáng.
Cadimi là nguyên tố độc có tác động mạnh mẽ đến hệ thống enzim, cản trở các
chức năng thiết yếu của chúng và gây độc đến cơ thể con người chủ yếu thông qua
chuỗi thức ăn. Qua vòng tuần hoàn sinh địa hóa của Cd cho thấy được vai trò của con
người tác động nên chúng, dòng vật chất đi vào khí quyển của nguyên tố Cd là rất lớn do
hoạt động nhân tạo.Chính vì vậy, có biện pháp hạn chế ô nhiễm kim loại nặng nói
chung, Cd nói riêng và các nguyên tố kim loại nặng khác là hết sức cần thiết.
3.2. Kiến nghị
Ta thấy một nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người là do

nhiễm độc Cd do nước thải của ngành công nghiệp khai khoáng. Để giảm những
tác động có hại đến sức khoẻ con người từ kim loại nặng điều đáng quan tâm nhất là
phải giảm lượng thải từ các nguồn thải có chứa Cd như:
- Các cơ sở sản xuất nên áp dụng công nghệ sạch, sản xuất sạch hơn.
- Các cơ sở sản xuất lắp đặt hệ thống xử lý ô nhiễm ngay từ khi thành lập.
- Nguồn thải Cd vào môi trường một phần là do quá trình khai thác Zn (tuyển
nổi) và những ứng dụng trong công nghiệp. Vì vậy, ta nên tập trung sản xuất sạch hơn
ngay từ giai đoạn đầu.
Các biện pháp giảm thiểu nồng độ của nguyên tố Cd vào môi trường cần thực
hiện một cách đồng bộ các giải pháp trên.
14

×