LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài này, trong suốt thời gian thực tập qua tôi đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình từ phía quý thầy, cô giáo Khoa Tài
nguyên và Môi trường, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cùng sự giúp đỡ
của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong bộ môn
Khoa học đất đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp này.
Đặc biệt là thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hữu Thành, giáo viên bộ môn khoa học
đất, Khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội,
người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cám ơn UBND, HTX DVNN xã Đặng Xá – Gia Lâm – Hà Nội đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu và nghiên cứu để phục vụ cho
đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên khích
lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Lê Thị Tú Anh
i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. UNESCO : Tổ chức Giáo Dục Khoa Học và Văn Hóa của Liên Hợp Quốc
2. FAO : Food and Agriculture organization of the United Nation:
Tổ chức Nông Lương thế giới
3. WB : World Bank: Ngân hàng thế giới
4. EC : Độ dẫn điện
5. DO : Oxy hòa tan
6. BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa
7. COD : Nhu cầu oxy hóa học
8. SAR : Tỉ lệ giữa ion với Na
+
với các ion dương khỏc cú trong nước
9. RAT : Rau an toàn
10. QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam
11. TCVN : Tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam
12. BTNMT : Bộ Tài Nguyên Môi Trường
13. TCCL : Tiêu chuẩn chất lượng
14. BVTV : Bảo vệ thực vật
15. TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
16. TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
17. ĐBSH : Đồng bằng Sông Hồng
18. KCN : Khu công nghiệp
19. BVMT : Bảo vệ môi trường
20. MNP/1000ml : Mật độ khuẩn lạc trên 100 ml
21. VCĐ : Vàm Cỏ Đông
22. CCN : Cụm công nghiệp
23. UBND : Ủy ban nhân dân
24. HTX : Hợp tác xã
25. XDCB : Xây dựng cơ bản
26. KLN : Kim loại nặng
27. IWMI : International Water Management Institute:
Viện quản lý nước quốc tế
ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Nguồn Nitơ ở Vương Quốc Anh từ năm 1938 – 1981.Error: Reference
source not found
Bảng 2.2: Lượng thuốc BVTV được sử dụng ở Việt Nam từ 1959 đến 1990
Error: Reference source not found
Bảng 2.3: Số lượng phân bón hóa học được sử dụng qua các năm Error:
Reference source not found
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Error: Reference source not found
Bảng 4.2: Tình hình lao động của xã Đặng Xá.Error: Reference source not found
Bảng 4.3. Diện tích trồng rau của 10 thôn trong xã, năm 2011 Error: Reference
source not found
Bảng 4.4. Diện tích, năng suất, sản lượng các loại rau chính tại xã Đặng Xá, vụ
Đụng Xuân 2011 – 2012 Error: Reference source not found
Bảng 4.5: Một số chỉ tiêu hóa lý đánh giá chất lượng nước tưới tại xã Đặng Xá
trong tháng 2 năm 2012 Error: Reference source not found
Bảng 4.6: Một số chỉ tiêu hóa lý đánh giá chất lượng nước tưới tại xã Đặng Xá
trong tháng 3 năm 2012 Error: Reference source not found
Bảng 4.7: Kết quả phân tích hàm lượng một số cation và kim loại nặng hòa tan
trong nước tại xã Đặng Xá trong tháng 2 năm 2012 Error: Reference source not
found
Bảng 4.8: Kết quả phân tích hàm lượng một số cation và kim loại nặng hòa tan
trong nước tại xã Đặng Xá trong tháng 3 năm 2012 Error: Reference source not
found
iii
DANH MỤC HèNH
Hình 4.1: Cơ cấu kinh tế của xã Đặng Xá Error: Reference source not found
Hình 4.2: Sự biến động giá trị DO trờn kờnh tưới thứ nhất tại xã Đặng Xá trong
2 tháng đầu năm 2012 Error: Reference source not found
Hình 4.3: Sự biến động giá trị DO trờn kờnh tưới thứ hai tại xã Đặng Xá trong 2
tháng đầu năm 2012 Error: Reference source not found
Hình 4.4: Sự biến động giá trị NH
4
+
trờn kênh tưới thứ nhất tại xã Đặng Xá
trong 2 tháng đầu năm 2012 Error: Reference source not found
Hình 4.5: Sự biến động giá trị NH4
+
trờn kênh tưới thứ hai tại xã Đặng Xá trong
2 tháng đầu năm 2012 Error: Reference source not found
Hình 4.6: Sự biến động giá trị COD trờn kờnh tưới thứ nhất tại xã Đặng Xá
trong 2 tháng đầu năm 2012 Error: Reference source not found
Hình 4.7: Sự biến động giá trị COD trờn kờnh tưới thứ hai tại xã Đặng Xá trong
2 tháng đầu năm 2012 Error: Reference source not found
iv
MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨUq 3
v
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của
sự sống và môi trường. Nước quyết định đến sự tồn tại và bền vững của đất
nước, nước là điều kiện để khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên khác. Nước
còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế của các ngành kinh tế, trong đó nước
đặc biệt có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Cùng với sự phát triển của đất nước ngành nông nghiệp đã góp phần không
nhỏ vào sự phát triển chung đó nhằm mục đích phát huy thế mạnh của mình. Khi
cuộc sống của con người được nâng cao, chất lượng cuộc sống cũng theo đó được
quan tâm nhiều hơn thì chất lượng về nông sản là vấn đề được coi trọng.
Rau xanh luôn đóng vai trò rất quan trọng trong ăn uống hằng ngày của
con người rau xanh có vai trò đặc biệt quan trọng. Rau xanh cung cấp vitamin và
muối khoáng, chất xơ và là nguồn chất sắt quan trọng. Ngoài ra còn là nhiều loại
thuốc dân gian bổ ích. Vì vậy rau xanh đã trở thành một sản phẩm nông nghiệp
có giá trị kinh tế cao và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Điều quan trọng là phải
đảm bảo rau sạch, không có vi khuẩn gây bệnh và các hóa chất độc nguy hiểm.
Đặng Xá là một xã thuộc vùng ven đô Hà Nội, có truyền thống và tiềm
năng rất lớn trong sản xuất rau. Hiện nay nhiều diện tích trồng rau của xã đang
có xu hướng chuyển dịch sang quy trình sản xuất rau an toàn. Đây là vùng cung
cấp một lượng khá lớn sản phẩm rau cho nhu cầu tiêu dùng của người dân đô
thị. Ngoài ra, phát triển nghề trồng rau an toàn nhằm phát huy những thuận lợi
về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã. Việc đẩy mạnh sản xuất và đảm
bảo chất lượng của rau luôn được sự quan tâm của các cấp ban ngành ở xã chú
trọng. Để sản xuất rau đủ tiêu chuẩn chất lượng, đạt hiệu quả năng suất cao có
rất nhiều yếu tố chi phối như: đất trồng màu mỡ không bị ô nhiễm bởi kim loại
nặng, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, đặc biệt phải kể đến nguồn nước tưới vì
nước tưới rất cần thiết trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau
1
sạch nói riêng. Tuy nhiên do các hoạt động nông nghiệp, sinh hoạt, chăn nuôi
của địa phương đã thải vào các nguồn nước gây ra hậu quả đáng kể cho ngành
sản xuất rau. Để tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp nói chung và trong lĩnh
vực trồng trọt ở xã Đặng Xá nói riêng, phát triển bền vững, bảo vệ môi truờng
sinh thái, tạo ra những sản phẩm có chất lượng, an toàn phục vụ cho người dân
và du khách, nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích, góp
phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống người lao động, việc đánh giá chất lượng
nước phục vụ cho sản xuất rau tại xã Đặng Xá là một yêu cầu cần thiết.
Xuất phát từ thực tế đó, được sự phân công của khoa tài nguyên và môi
trường, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Nguyễn Hữu Thành, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá chất lượng nước sử dụng trong sản xuất rau
vụ đụng xuõn tại xã Đặng Xá – Gia Lâm – Hà Nội”.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá chất lượng nước sử dụng trong sản xuất rau vụ đụng xuõn ở
xã Đặng Xá – Gia Lâm – Hà Nội.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng nước tại xã Đặng Xá.
2.2. Yêu cầu nghiên cứu
- Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước để phân tích và làm rõ
được tình hình sử dụng nước tưới của khu vực nghiên cứu.
- Thông tin điều tra, thu thập có liên quan đến đề tài nghiên cứu phải đảm
bảo độ tin cậy.
2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨUq
2.1. Vai trò của nước tưới trong sản xuất nông nghiệp
Nước là một loại tài nguyên quý giá. Không có nước thì không có sự sống
trên hành tinh chúng ta. Nước là động lực chủ yếu chi phối mọi hoạt động dân
sinh, kinh tế của con người. Nước sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp, thủy điện, giao thông vận tải, nuôi trồng thủy sản…Do tính chất
quan trọng của nước như vậy nên UNESCO lấy ngày 22/3 hằng năm là ngày
Nước thế giới.
Khi xã hội càng phát triển cùng với nhu cầu về mọi mặt của đời sống con
người ngày càng tăng. Cùng với các hoạt động của con người đã gây ảnh hưởng
xấy tới sự cân bằng sinh thái, đồng thời các hoạt động kinh tế và gia tăng dân số
đã dẫn đến sự khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên. Trong tổng thể các tài
nguyên mà con người khai thác, nước chiếm một vị trí quan trọng.
Cho đến nay, Việt Nam cơ bản vẫn là nước nông nghiệp. Nông nghiệp là
khu vực sản xuất vật chất chủ yếu. Nền nông nghiệp đóng vai trò và vị thế hết
sức quan trọng trong suốt các chặng đường lịch sử xây dựng và phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước, vì vậy từ bao đời nay ở bất cứ thời đại nào chúng ta
cũng đều coi trọng phát triển sản xuất nông nghiệp. Sự hưng thịnh của sản xuất
nông nghiệp cũng đồng nghĩa với sự hưng thịnh của đất nước.
Từ xa xưa đến nay, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nước đóng vai
trò quan trọng hàng đầu. Nước ta là nước nông nghiệp, từ xa xưa ông cha ta cú
cõu: “Nhất nước, nhỡ phõn” điều này càng khẳng định thêm vai trò của nước đối
với sản xuất nông nghiệp. Nước có tác dụng hòa tan chất dinh dưỡng để nuụi
cõy, nước tham gia vào quá trình quang hợp của cây. Không có nước cây sẽ bị
chết. Trong quá trình phát triển cây cần lượng nước đáng kể, lượng nước này
phụ thuộc vào các loại cây trồng. Kết quả nghiên cứu của viện Khoa học Thủy
Lợi và Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cho thấy lượng nước cần dùng cho
3
vụ 1 đối với các loại cây trồng là rất lớn: Cây lúa cần 4000 – 6500 m
3
/ha, cây ngô
1900 – 2300 m
3/
/ha, khoai lang 1200 – 1500 m
3
/ha, bắp cải 3000 – 4500 m
3
/ha [1].
Ngoài ra, người ta biết được là trung bình trong cây rau có tới 85 – 95% là
nước, tức là so với các cây trồng khác trong nông nghiệp, cây rau là loại chứa
nhiều nước nhất. Đồng thời hệ số bốc thoát nước của các loại rau lại rất cao, từ
500 đến 800, đó là khối lượng (m
3
) nước cần tiêu thụ để rau tạo ra một tấn sản
phẩm khô. Hệ số đó ở dưa chuột là 713, cải bắp 539, bầu bí là 700 – 834, cà
chua 570, khoai tây 300 – 636
Tóm lại, nước vừa làm tăng năng suất, vừa làm tăng chất lượng cũng như
giá trị hàng hoá của rau, có nghĩa là vai trò của nước đối với cây rau vụ đông
xuân là rất lớn. Khi cây rau được bón phân đầy đủ đồng thời lượng nước tưới
cũng được cung cấp thoả đỏng thỡ chắc chắn năng suất rau sẽ cao vì nhờ có
nước trong đất mà các chất dinh dưỡng trong phân bón, kể cả phân hữu cơ và
phõn khoỏng, dễ dàng hoà tan trong dung dịch đất, dễ dàng được rễ cây hút để
nuụi cõy, hơn nữa nhờ có đủ nước nên ở tế bào rễ áp suất thẩm thấu được tạo ra
đủ để lấy được nước, dự ớt trong keo đất. Qua nghiên cứu, người ta đã thấy cây
cải bắp, nếu độ ẩm trong đất dưới 60%, dự bún đủ phân, năng suất vẫn thấp hơn
tới 12% so với nơi độ ẩm đất đạt 80%. Hoặc nếu được tưới 3 lần trong quá trình
sinh trưởng của rau để độ ẩm đất đạt 70% thì năng suất tăng 68 – 70% so với nơi
không tưới dù bón phân đầy đủ. Tuy vậy, nếu tưới tăng tới 6 lần, độ ẩm đất 80%
thì năng suất rau chỉ tăng 52%. Điều này cho thấy nhu cầu nước của cây rau
cũng có giới hạn [2].
Sản xuất nông nghiệp tạo ra lương thực – thực phẩm cho con người. Việc
tăng khối lượng các sản phẩm nông nghiệp một mặt nhờ tăng đầu tư các biện
pháp tổng hợp vào nông nghiệp, mặt khác tăng diện tích canh tác. Khi diện tích
đất canh tác tăng lên đồng nghĩa với nhu cầu nước sử dụng trong sản xuất nông
nghiệp cũng tăng lên đáng kể.
4
Lợi ích của việc tưới nước rất lớn, nó không chỉ cho phép tăng diện tích
canh tác, tăng vụ, tăng sản lượng mà cả tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp,
nhất là ở vựng khụ hạn thiếu nước [3].
Trong tổng số khối lượng nước được khai thác sử dụng trên toàn thế giới
hiện nay là 3,800 tỷ m
3
thì việc tưới nước trong nông nghiệp sử dụng 70%
( 2,700 tỷ m
3
) [4].
Từ đầu những năm 60 của thế kỷ trước, thực hiện cuộc cách mạng xanh,
nhiều nước châu Á đặc biệt là Ấn Độ đã đẩy mạnh xây dựng hạ tầng thủy lợi,
đưa diện tích tưới lúa tăng nhanh nhằm giải quyết tốt vấn đề lương thực đối với
một nước đông dân. Tính đến năm 2003:
- Ấn Độ đã đưa diện tích tưới lên 57 triệu ha trong đó diện tích gieo cấy
lúa đạt 44 triệu ha, sản lượng thóc đạt 132 triệu tấn. Tổng sản lượng ngũ cốc đạt
232 triệu tấn.
- Trung Quốc đưa diện tích tưới lên 54,9 triệu ha (chủ yếu tăng vào những
năm 1955 – 1980) trong đó diện tích gieo cấy lúa đạt 27,4 triệu ha, sản lượng
thóc đạt 166,4 triệu tấn; Tổng sản lượng ngũ cốc đạt 377,46 triệu tấn.
- Các nước châu Á khác nằm trong vùng gió mùa đều tăng đáng kể diện
tích tưới trong đó phải kể đến Indonờsia, Thái Lan, ViệtNam.
Theo FAO và WB, nhìn chung trên toàn thế giới diện tích tưới đã tăng 2
lần so với 1950, năm 2002 diện tích tưới đã đạt 276,719 triệu ha trong đó khu
vực châu Á - Thái Bình Dương đạt 178,831 triệu ha và theo nguồn tài liệu của
WB và FAO do IWMI tập hợp phân tích và vừa mới xuất bản năm 2007 thì diện
tích tưới đã tăng trong các thập kỷ qua như sau:
• 1961 – 1970 tăng 2,1%
• 1970 – 1980 tăng 2,2%
• 1981 – 1990 tăng 1,6%
• 1991 – 2000 tăng 1,2%
• 2000 – 2003 tăng 0,1%
5
Lý do tốc độ tăng về diện tích tưới giảm dần vì diện tích dễ thủy lợi hóa
không còn nhiều, người ta phải đụng đến những vùng đất khó giải quyết về tưới,
xuất đầu tư cao trong khi giá mặt bằng lương thực lại tăng chậm và điều quan
trọng là trong điều kiện nguồn nước có hạn người ta phải tính đến hiệu quả của
việc sử dụng nước xem sử dụng nước sao cho có hiệu quả cao và phát triển bền
vững [4].
Như vậy, thông qua số liệu điều tra về diện tích đất được tưới thì nước là
nguồn tài nguyên không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong
hoạt động trồng trọt.
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước dùng trong sản xuất nông nghiệp
Nước được dùng vào rất nhiều mục đích khác nhau như công nghiệp, sinh
hoạt, nông nghiệp, giao thông vận tải…
Trong phát triển công nghiệp và đô thị, nước cũng có vai trò to lớn. Công
nghiệp hóa hiện đại hóa là xu hướng phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia.
Cùng với đó nhu cầu sử dụng nước cũng tăng lên. Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
ngày càng lớn, ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong sinh hoạt hằng ngày, nước sạch là một nhu cầu cấp thiết của sự
sống. thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và phát sinh nhiều căn
bệnh nguy hiểm.
Nước còn là môi trường sống của nhiều sinh vật từ thực vật, động vật đến
vi sinh vật.
Nước được xem là nguồn khoáng sản và năng lượng to lớn của nhân loại.
Đây là một tiềm năng cần được con người khai thác và sử dụng hợp lý.
Trong phát triển nông nghiệp, nước đóng vai trò quan trọng nhất, quyết
định đến năng suất cây trồng và vật nuôi. Đặc biệt đối với quốc gia nghèo, nơi
sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân thì nước
lại càng có ý nghĩa sống còn. Tuy vậy, do bùng nổ dân số, khai thác quá mức
các nguồn nước, tài nguyên rừng bị tàn phá trầm trọng nờn cỏc nước này đang
6
phải đối mặt với những thách thức lớn trong bảo việc bảo vệ, duy trì nguồn nước
cho phát triển nông nghiệp bền vững, giải quyết vấn đề lương thực. Do đó, việc
đánh giá chất lượng nước tưới có ý nghĩa quan trọng trong nông nghiệp, đặc biệt
là trong hoạt động trồng trọt.
Để đánh giá chất lượng nước thường phải xem xét một số chỉ tiêu có ảnh
hưởng nhất định đến sự sinh trưởng, phát triển cũng như chất lượng sản phẩm
của các loại cây trồng trong nông nghiệp. Đó là các chỉ tiêu :
- pH là một trong những thông số quan trọng để đánh giá chất lượng
nguồn nước, nó quyết định đến tính acid, bazơ cũng như khả năng hòa tan của
các chất tan trong nước. Sự thay đổi pH dẫn tới sự thay đổi thành phần hóa học
của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng cacbonat…), các quá trình sinh học
trong nước [5].
- Độ dẫn điện (EC): Là đại lượng phản ánh khả năng dẫn điện của dung
dịch. Độ dẫn điện phụ thuộc vào sự có mặt của các ion, nồng độ, độ linh động,
hóa trị của chúng và nhiệt độ của dung dịch nước. Nước chứa nhiều hợp chất vô
cơ hòa tan sẽ có độ dẫn điện cao [32].
- Oxy hòa tan(DO): Là nồng độ oxy hòa tan có mặt trong nước, một mặt
được hòa tan từ oxy không khí, một mặt sinh ra từ các phản ứng tổng hợp quang
hóa của tảo và các thực vật sống trong nước. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hòa
tan oxy vào nước là nhiệt độ, áp suất khí quyển, dòng chảy, đặc điểm địa
hỡnh…Giỏ trị DO trong nước phụ thuộc vào tính chất vật lý, hóa học và các
chất hoạt động sinh học xảy ra trong đó. Các dòng sông, ao hồ có hàm lượng
DO cao thường có nhiều loại sinh vật sinh sống. Khi DO trong nước thấp làm
khả năng sinh trưởng của động vật thủy sinh sẽ giảm, thậm chí làm biến mất một
số loài nếu DO giảm đột ngột [32].
- Nhu cầu oxy hóa học (COD): Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hoàn
toàn các chất hữu cơ khi mẫu nước được xử lý với chất oxy hóa mạnh (K
2
Cr
2
O
7
)
trong những điều kiện nhất định. COD là chỉ tiêu để đánh giá mức độ ô nhiễm
7
của nước (nước thải, nước mặt, nước sinh hoạt) kể cả chất hữu cơ dễ phân hủy
và khó phân hủy sinh học [32].
- Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD): Là lượng oxy cần thiết cho vi sinh vật để
oxy hóa và ổn định các chất hữu cơ trong nước, trong những điều kiện nhất
định. BOD gián tiếp chỉ ra mức độ ô nhiễm do các chất có khả năng bị oxy hóa
sinh học mà đặc biệt là các chất hữu cơ. BOD
5
là thông số được sử dụng phổ
biến nhất đú chớnh là oxy cần thiết để oxy hóa sinh học chất hữu cơ trong 5
ngày ở nhiệt độ 20
0
C [32].
- Hàm lượng amoni (NH4
+
): Là một trong những thông số quyết định để
đánh giá chất lượng nước thải sinh hoạt cũng như chất lượng nước nói chung.
Trong điều kiện bình thường, hàm lượng NH4
+
là một trong các loại chất dinh
dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật cũng như thực
vật nói chung. Tuy nhiên, khi hàm lượng NH4
+
trong nước quá lớn thì sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng nước cũng như khả năng sinh trưởng, phát triển của các
loại sinh vật [5].
- Nitrat (NO
3
-
): Nitrat luôn luôn có mặt trong nước do một số nguyên
nhân sau: sự phân hủy các loại tàn thể sinh vật trong tự nhiên; do việc sử dụng
phân bón hóa học; và từ các quá trình phân giải các hợp chất chứa nitơ trong
nước cống và nước thải công nghiệp.
Nước uống có nhiều nitrat sẽ gây ra bệnh ung thư thanh quản. Nước mặt
chứa nhiều nitrat (>10 mg/l) sẽ gây ra bệnh methamoglobin làm giảm mất khả
năng dẫn truyền oxy đi nuôi cơ thể của hồng cầu. Khi bị bệnh này cơ thể thiếu
oxy, khó thở, tím xanh…Trẻ em bị nặng hơn người lớn (do sức đề kháng kém)
tỷ lệ trẻ em mắc bệnh nhiều hơn người lớn nên gọi bệnh này là bệnh “trẻ xanh”
[7].
- Kim loại nặng (KLN): Là những kim loại có khối lượng phân tử lớn
(Hg, Cr, Cd, As…). Các kim loại này có ích ở nồng độ thấp nhưng rất độc nếu ở
nồng độ cao. Các loại động vật thủy sinh, đặc biệt là động vật đáy sẽ tích lũy
8
lượng lớn các kim loại nặng trong cơ thể. Thông qua dây chuyền thực phẩm mà
kim loại nặng được tích lũy trong con người và gây độc với tính chất bệnh lý rất
phức tạp [32].
- Tỷ lệ giữa ion Na
+
với các ion dương có trong nước (tỷ số SAR). Trong
số các ion hòa tan trong nước (Na
+,
K
+,
Ca
2+,
Mg
2+
…) thì Na
+
có tác dụng mạnh
nhất đến đất đai và cây trồng. Ion Na
+
có khả năng trao đổi mạnh với các ion
trong keo đất, làm thay đổi cấu trúc đất. Hàm lượng Na
+
cao sẽ làm thay đổi tính
chất vật lý, hóa học của đất đai, gây thoái hóa đất ảnh hưởng đến sinh trưởng và
phát triển của cây trồng. Nếu nồng độ các muối ở trong nước cao dẫn đến sự
hình thành đất mặn, nếu trong đất có nhiều muối Na
+
sẽ làm cho đất có phản ứng
kiềm [30].
Năm 2008, Việt Nam đưa ra quy chuẩn 08:2008/BTNMT để đánh giá
chất lượng nước mặt đã đề cập khá đầy đủ đến giới hạn cho phép của các thông
số như: pH, oxy hòa tan, COD, BOD, coliform, Cu, Pb, Zn, Cd…quy chuẩn này
giúp cho việc đánh giá và kiểm soát chất lượng nguồn nước mặt, từ đó làm căn
cứ để bảo vệ và sử dụng nguồn nước cho phù hợp (phụ lục 1).
Năm 2000, Việt Nam đã đưa ra tiêu chuẩn 6773 – 2000 để đánh giá chất
lượng nước dùng trong thủy lợi. Tiêu chuẩn 6773 – 2000 đã đề cập đến giới hạn
cho phép của các thông số như: Tổng chất rắn hòa tan; Tỷ số SAR của nước
tưới; Bo; Oxy hòa tan; Hóa chất trừ cỏ; Hg; Cd; As…Tiờu chuẩn này là cơ sở để
lựa chọn chất lượng nguồn nước thủy lợi phù hợp, nhằm tránh ô nhiễm và suy
thoái môi trường đất, nước dưới đất và bảo vệ cây trồng (phụ lục 2).
So với QCVN 08:2008/BTNMT thì TCVN 6773 – 2000 đó cú những chỉ
tiêu mà QCVN 08:2008/BTNMT chưa đề cập đến như: Tổng chất rắn hòa tan, tỷ
số SAR, Bo. Như vậy, TCVN 6773:2008 đã bổ sung và làm phong phú thêm
những chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thủy lợi, góp phần vào việc sử dụng
nguồn nước tưới hiệu quả.
9
2.3. Tình hình chất lượng nước sử dụng trong nông nghiệp trên thế giới.
Mặc dù nước là yếu tố để duy trì cuộc sống, nhưng trong quá trình hoạt
động của mình, con người đã gây ra tác động xấu đến chất lượng nước. Cùng
với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, ô nhiễm nước và suy thoái chất
lượng nước ngày càng trở nên trầm trọng [31]. Ngày nay những tác động do
hoạt động của con người đến môi trường nước với hậu quả là tình trạng đó môi
trường phải tiếp nhận các loại chất thải từ các ngành sản xuất nông nghiệp cũng
như công nghiệp và chất thải sinh hoạt với số lượng khổng lồ.
Chất lượng nước ở ao, hồ, sông, suối phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở
các quốc gia trên thế giới có chiều hướng giảm, chủ yếu là do các hoạt động
phát triển kinh tế của con người đã gây ra những hậu quả đáng lo ngại.
Theo nghiên cứu của Ezzat et al., 2002 về chất lượng nước sông Nile ở Ai
Cập cho thấy chất lượng nước sụng tại đây đang trong tình trạng báo động. Hiện
tại có hơn 700 cơ sở công nghiệp hoạt động dọc theo lưu vực sông và hầu hết
nước thải được thải thẳng ra môi trường mà chưa qua xử lý. Thành phần nước
thải chứa nhiều các chất độc hại như kim loại nặng, các vi sinh vật gây bệnh, các
hóa chất công nghiệp, do đó khi tích đọng xuống đỏy, nú tạo thành lượng bùn
rất lớn và gây ảnh hưởng đến hoạt động sống của các sinh vật tầng đáy, kết quả
là chúng bị chết [6].
Bên cạnh đó, chất lượng nước sông phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại
các quốc qua ở khu vực Châu phi cũng không có tín hiệu khả quan. Hầu hết
nước từ cỏc sụng, suối, ao, hồ và thủy vực đã khan hiếm nay lại chịu sự tác động
từ nước thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt
nờn đó bị suy giảm đáng kể cả về chất lượng và số lượng.
Cụ thể, tại Zimbabwe việc xả thải công nghiệp và đô thị hóa đã làm cho
hồ Chivero bị ô nhiễm, chất lượng nước ngày càng suy giảm, sự tích lũy của các
hợp chất amoniac đã dẫn đến nhiều loại cá sống trong hồ bị chết hàng loạt.
10
Trong khi đó, năm 1991 tại Nam Phi Công ty Cổ phần Năng lượng
nguyên tử gây ra một vụ tràn dầu rất lớn gần đập Hartbeesport làm cho các loại
cá và động vật thủy sinh sống trong hồ bị chết. Việc các nguồn nước sông bị ô
nhiễm đã gây ra một nguy cơ nghiêm trọng cho các hoạt động nông nghiệp, mục
đích sử dụng nước cho sinh hoạt [8].
Trong khi đó tại Trung Quốc, hầu hết cỏc kờnh rạch, sông và hồ đang bị ô
nhiễm từ các hoạt động xả thải của các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp và sinh hoạt. Kết quả là nguồn nước của nhiều thành phố và khu vực bị ô
nhiễm nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp nói
chung và hoạt động tròng trọt nói riêng [9].
Tại Thái Lan tình hình chất lượng môi trường nước ở nhiều khu vực cũng
đang trong tình trạng tương tự. Theo kết quả nghiên cứu của Thares Srisatit và
cộng sự cho thấy tại Bangkok môi trường nước tại các khu công nghiệp đang
trong tình trạng báo động. Trong 30 mẫu phân tích thỡ cú đến 27 mẫu cho thấy
các chỉ tiêu BOD5, COD, N tổng vượt TCCP từ 4 – 6 lần, trong đó có một số chỉ
tiờu như Pb, As vượt TCCP từ 7 – 8 lần [10].
Hiện nay đường thủy và sông ngòi nói chung ở châu Âu đều nhiễm độc,
nhất là từ các hợp chất hữu cơ có chứa clo. Nguyên nhân là dọc hai bờ sông có
nhiều nhà máy, xí nghiệp hóa chất, như ở Sông Ranh chẳng hạn. Ở Hà Lan
người ta đã phát hiện ra loại nông dược độc hại và những chất vi ô nhiễm
(Micropolluant) trong nước uống bắt nguồn từ sông Ranh.
Ô nhiễm nước do nitrat (NO
3
-
) từ nông nghiệp là vấn đề nghiêm trọng.
Nông nghiệp hiện đại ngày nay sử dụng quá nhiều phân hóa học (nhất là phân
đạm). Khoảng chừng 20 năm qua, lượng NO
3
-
đã khuyếch tán trong đất và gây ô
nhiễm nước có lượng NO
3
-
quá mức quy định. Tuy nhiên không phải tất cả
lượng phân bón hóa học được cây trồng hấp thụ hết, cây trồng chỉ hấp thụ một
phần. Các kết quả quan trắc trên thế giới cho thấy đối với các nước nhiệt đới, hệ
số này chỉ khoảng 50 – 60% đối với hoa màu và ít khi vượt quá 30 – 40% đối
11
với lỳa. Bún nhiều phân hóa học có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng với hậu
quả là ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sinh vật. Các
số liệu quan trắc cho thấy, nồng độ NO
3
-
ngày càng cao trong các nguồn nước
một phần do chất thải sinh hoạt nhưng chủ yếu do việc gia tăng sử dụng phân
hóa học trong thâm canh Nông Nghiệp nhằm tăng năng suất cây trồng [11].
Có thể thấy rõ điều đó qua bảng 2.1
Bảng 2.1: Nguồn Nitơ ở Vương Quốc Anh từ năm 1938 – 1981
Năm Nước mưa
Chất thải
chăn nuôi
Chất thải
sinh hoạt
Phân hóa
học
1938 - 1939 260 610 170 50
1940 -1949 240 540 180 90
1950 - 1959 260 670 200 180
1960 - 1969 260 780 220 490
1970 - 1972 240 810 230 730
1980 - 1981 - 600 - 1.150
Nguồn: Trích từ dự án “ thiết kế mạng lưới giám sát chất lượng nước trên hệ
thống thủy nông Bắc Hưng Hải”, 2005.
Nguồn nước giàu các chất dinh dưỡng N, P có khả năng bị phú dưỡng
hóa. Hiện nay, trên thế giới có 30 – 40% số hồ chưa bị phú dưỡng húa. Trờn
30% trong số 800 hồ ở Tây Ban Nha và nhiều hồ ở Nam Phi, Australia và
Mehico cũng bị phú dưỡng hóa. Tuy nhiên, các hồ cực lớn như hồ Baikal (chứa
20% lượng nước ngọt toàn cầu) chưa bị phú dưỡng [12].
Ngoài ra, lượng hóa chất sử dụng cho cây trồng cũng ảnh hưởng đến môi
trường nước. Theo báo cáo của cơ quan quản lí nước Vương Quốc Anh, trong
năm 1992 sản xuất nông nghiệp đã gây ra 12% trong tổng số sự cố ô nhiễm môi
trường. Do tác hại của sâu bệnh và cảm nhận của nông dân muốn đảm bảo an
toàn cho cây trồng nên chi phí sử dụng hóa chất bảo vệ trong sản xuất nông
nghiệp ngày một tăng (khoảng 20 tỷ USD hàng năm). Khi dùng thuốc trừ sâu,
một phần lượng hóa chất sử dụng được cho cây trồng hấp thụ hoặc được phân
hủy bởi quá trình sinh học hay hóa học, phần còn lại bị thất thoát, xâm nhập vào
12
môi trường nước qua quá trình rửa trôi bề mặt hay thấm sâu gõy ụ nhiễm nước.
Theo đánh giá trên thế giới, lượng thất thoát hóa chất bảo vệ thực vật do dòng
chảy là không cao, thường ít khi vượt quá 0,5% lượng được sử dụng, nhưng
cũng có nơi con số này đạt tới 5% [11].
Các nhà máy sản xuất công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, húa chất…đó
thải các chất ô nhiễm trực tiếp ra môi trường mà chưa qua xử lý, đồng thời việc
sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng…trong
thời gian dài làm cho chất lượng nước ngày càng suy giảm nghiêm trọng. Ngoài
ra, khí thải của các động cơ ô tô, xe máy, chất đốt có pha chì và nguồn nước thải
sinh hoạt chưa được xử lý cũng làm ảnh hưởng đến môi trường nước [14].
Nhìn chung, chúng ta thấy rõ tính phức tạp của việc nghiên cứu môi
trường đặc biệt là sự tương hỗ giữa nước tưới nông nghiệp với đất nông nghiệp,
với quá trình phát triển và với chất lượng nguồn nước phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp. Ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo
ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ thuật, do
đó vấn đề này đã thu hút rất nhiều các nhà khoa học của tất cả các quốc gia trên
thế giới nghiên cứu nhằm kiểm soát, ngăn chặn và hạn chế sự ô nhiễm môi
trường đến sự sống trên trái đất.
Cho đến những năm 60 của thế kỷ XIX, ô nhiễm nguồn nước chủ yếu là
do nước thải công nghiệp, nước cống rãnh ở các khu dân cư và trang trại chăn
nuôi không được xử lý, đổ vào nguồn nước và mới chỉ xảy ra ở các khu vực đô
thị, nơi có hoạt động công nghiệp phát triển, dân số tập trung đông đúc, lượng
chất thải vượt quá khả năng tự làm sạch môi trường.
Ở Anh Quốc đầu thế kỷ XIX, sông Tamise rất sạch, nó trở thành ống cống
lộ thiên vào giữa thế kỷ này. Cỏc sụng khỏc cũng có tình trạng tương tự trước
khi người ta đưa ra các biện pháp nghiêm ngặt.
Nước pháp rộng lớn, tuy đã chú trọng nhiều hơn đến công nghệ phân tán
chất ô nhiễm trong nước nhưng chất lượng nước trờn cỏc dòng sông vẫn bị ô
13
nhiễm nghiêm trọng. Cuối thế kỷ 18 dân Paris vẫn còn uống nước sông Seine, từ
đó đến nay đó cú đổi khác đi rất nhiều, cỏc sụng lớn và nước ngầm nhiều nơi
không còn dùng làm nước cho nông nghiệp nữa, 5000 km sông của Pháp bị ô
nhiễm mãn tính. Sông Rhin trước đây là khu vực sinh sống thuận lợi của hơn 30
triệu người. Nhưng từ khi xuất hiện các xí nghiệp công nghiệp, các nhà máy hóa
chất, luyện kim…một lượng lớn các chất thải đã thải trực tiếp vào dòng sông
làm cho chất lượng nước sông Rhin bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến các hoạt động
nông nghiệp cung cấp cho những khu vực xung quanh [13].
Hoàng Hà là con sông dài thứ nhì tại Hoa Lục (dài 5464 km), và từng là
“chiếc nụi” của nền văn minh Trung Hoa. Con sông này đã từng cung cấp nước
cho khoảng 150 triệu dân và tưới tiêu cho khoảng 15% đất đai Trung Hoa. Hiện
nay cả số lượng và chất lượng tại các con sông này đều bị giảm sút nghiêm
trọng, đặc biệt vào hồi đầu tháng 10 của năm 2006 mực nước sụng đó bị rút
xuống mức thấp nhất kể từ 5 năm trở lại đây. Nguyên nhân chính của tình trạng
này là do các nhà máy, xí nghiệp mọc lên rất nhiều ở hai bên bờ sông, các chất
thải của những nhà máy này không được xử lý đã thải bỏ trực tiếp vào dòng
sông đã làm cho nước sông bị ô nhiễm tới mức độ báo động. Trong suốt 3 thập
niên qua, Hoa Lục từ một nước nghèo nàn trở thành một trong 5 cường quốc
kinh tế của thế giới, nhưng song song với thành tựu này là sự ô nhiễm trầm
trọng về môi sinh và nước uống [34].
Ô nhiễm nước không chỉ bởi các tác nhân thải bỏ trực tiếp vào nguồn
nước mà còn do các hạt bụi, khí thải của các khu công nghiệp. chớnh vỡ vấn đề
này nghiên cứu ô nhiễm nguồn nước của hệ thống thủy nông nói chung và các
con sông nói riêng cần được đặt trong nguyên nhân ô nhiễm môi trường nó để từ
đó vạch ra các biện pháp xử lý có hiệu quả ngăn chặn tác hại trước mắt cho cây
trồng, động vật và con người.
2.4. Tình hình chất lượng nước sử dụng trong nông nghiệp ở Việt Nam
14
Nước ta có nền nông nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công nghiệp
và các đô thị chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều
nơi với các mức độ nghiêm trọng khác nhau.
+ Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, dùng để tưới lúa và hoa
màu, chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Việc sử dụng nông
dược và phân bón hóa học càng góp thêm phần ô nhiễm môi trường nông thôn.
+ Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước quan trọng, mỗi ngành có một
loại nước thải khác nhau. Khu công nghiệp Thỏi Nguyờn thải nước biển Sông
Cầu thành màu đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số. Khu công
nghiệp Việt Trì xả mỗi ngày hành ngàn mét khối nước thải của nhà máy hóa
chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt… xuống Sông Hồng làm nước bị ô nhiễm bẩn đáng
kể. Khu công nghiệp Biờn Hũa và TP.HCM tạo ra nguồn nước thải công nghiệp
và sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm bẩn tất cả các sông rạch ở đây và cả vùng phụ
cận.
+ Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do dân số
và các đô thị. Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải của các cơ sở
tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị ở
nước ta.
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dự các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng
trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình
trạng ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại.
• Ô nhiễm do hoạt động của khu công nghiệp, làng nghề
Công nghiệp là một trong những ngành làm ô nhiễm nước đáng kể. Vấn
đề lớn nhất đối với chất thải công nghiệp là chỳng cú khối lượng lớn, thành phần
chất thải đa dạng và chứa nhiều chất độc hại, rất bền vững và khó phân hủy qua
con đường sinh học như các kim loại nặng: Cu, Pb, Cr… các chất hữu cơ có
chứa phenol, dầu mỡ…
15
Do công nghệ sản xuất của nước ta phần lớn là cũ và lạc hậu, lại không
hoặc rất ít các thiết bị xử lý nước thải, khí thải, rác thải, hạ tầng cơ sở đô thị
đồng thời quá trình đô thị hóa phát triển trong mấy năm gần đây lại khá nhanh,
gây ra hiện tượng môi trường bị quá tải. Ô nhiễm môi trường nước ở các đô thị
và khu chế xuất ở nước ta nói chung và đặc biệt vùng ĐBSH nói riêng đang ở
tình trạng báo động do các nguồn nước mặt ( sông, ao, hồ ) đều là nơi tiếp nhận
nước thải chưa qua xử lý và có nồng độ các chất ô nhiễm cao như: chất rắn lơ
lửng, nhu cầu oxy sinh hóa, nhu cầu oxy hóa học… giá trị của các thông số này
đều gấp từ 5 – 10 lần trị số tiêu chuẩn cho phép [15].
Thành phố Hồ Chí Minh với gần 8 triệu dân, mỗi ngày sử dụng nguồn
nước máy từ sông Đồng Nai đưa về. Nhưng hiện nay trên đầu nguồn của dòng
sông này có đến 53 KCN, trong đó có những nhà máy sản xuất nguyên liệu dùng
để sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón, xà phũng… ngày ngày xả nước thải chưa
được xử lý ra sông với lượng từ 3.000 – 10.000 m
3
nước thải/ngày. Chính vì vậy
chất lượng nước tại các con sông này hiện nay bị suy giảm nghiêm trọng, mặt
khác theo dòng chảy đến hạ lưu, chất lượng nước Thành Phố Hồ Chí Minh bị
ảnh hưởng nặng nề [16].
Theo kết quả nghiên cứu của Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn –
Chi cục BVMT Thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy chất lượng nước sông Sài
Gòn đều vượt qua TCCP. Cũng theo báo cáo này cho thấy chất lượng DO rất
thấp chỉ đạt 2,8 – 4,7 mg/l. Trong khi đó, TCCP là trên 6 mg/l, hàm lượng
Colifom vượt TCCP gấp 220 lần. Và nguyên nhân chủ yếu gây ra hậu quả trên
là do việc xả thải từ các hoạt động của các nhà máy trên địa bàn [17].
Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh và sự gia tăng dân số
gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi
trường nước ở nhiều khu đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô
nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ
sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công
16
trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do công nghiệp là rất nặng. Ví dụ
như ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy, bột giấy, nước thải
thường có độ pH trung bình từ 9 – 11 ; chỉ số nhu cầu oxy sinh hóa ( BOD), nhu
cầu oxy hóa học 9 COD ) có thể lên đến 700mg/l và 2.500mg/l; hàm lượng chất
rắn lơ lửng…cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của các
ngành này có chứa xyanua ( CN
-
) vượt đến 84 lần, H
2
S vượt 4,2 lần, hàm lượng
NH
3
vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nờn đó gõy ô nhiễm nặng nề các nguồn
nước mặt trong vùng dân cư [18].
Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công
nghiệp tập trung là rất lớn [19].
Ví dụ tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn
nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính
500.000 m
3
/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhộm, dệt. Ở thành phố Thỏi
Nguyờn,nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang
thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực
thành phố Thỏi Nguyờn chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu; nước thải từ
sản xuất giấy có pH từ 8,4 – 9 và hàm lượng NH
4
+
là 4mg/l, hàm lượng chất hữu
cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi hôi khó chịu…
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, bộ mặt
nông thôn cũng có nhiều đổi mới do có sự đóng góp của kinh tế các làng nghề.
Bên cạnh thành tựu về kinh tế, làng nghề đã và đang gây ra các hậu quả nghiêm
trọng về mặt môi trường. Trong các công đoạn của công nghệ tái chế giấy, nước
thải công đoạn ngâm, tẩy, nghiền trong tái chế giấy, nước thải công đoạn ngâm,
tẩy, nghiền trong tái chế giấy chiếm khoảng 50% tổng lượng thải, chứa nhiều
hóa chất như xút, nước giaven, phèn, nhựa thông, phẩm màu, xơ sợi. Nước thải
thường chứa nhiều bột giấy, lượng cặn có thể lên tới 300 – 600 mg/l.
Theo các kết quả khảo sát cho thấy, nước thải sản xuất tại các làng nghề
có COD, BOD
5
, SS vượt TCVN từ 1,5 – 15 lần.
17
Trong số các làng nghề tái chế giấy có làng nghề Dương Ổ và Phỳ Lõm ở
Bắc Ninh là hai làng nghề có quy mô sản xuất lớn. Tổng khối lượng nước thải
lên tới 3500 m
3
/ngày. Hàng ngày đã thải vào nguồn nước mặt khoảng 1.450 -
3000 kg COD và 3000 kg bột giấy [35].
Hiện nay các nhà máy, xí nghiệp, làng nghề thủ công tỉnh Hà Tây đang xả
nguồn nước thải trực tiếp ra sụng Đỏy, làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
nguồn nước mặt và nước ngầm, ảnh hưởng đến sức khỏe và sản xuất của nhân
dân thuộc lưu vực con sông này. Qua kết quả thí nghiệm nhiều mẫu nước sông
cho thấy, các chỉ tiêu hóa, lý và vi khuẩn độc hại đều vượt quá tiêu chuẩn cho
phép rất cao. Theo kết quả phân tích mẫu nước sụng Đỏy ở khu vực hơn 50 làng
nghề thủ công với tổng chiều dài gần 40 km đang bị ô nhiễm nặng, chủ yếu là
các làng nghề chế biến nông sản, kim khí, dệt thảm, nhuộm vải… Ô nhiễm
nghiêm trọng nhất là khu vực làng nghề Kim khí Phựng Xỏ (Thạch Thất) bởi
toàn bộ nước thải xả trực tiếp ra mương máng chảy vào sông Đáy. Kết quả thí
nghiệm cho thấy: BOD tạp chất và vi khuẩn là 186 mg/l nước vượt quá tiêu
chuẩn cho phép hơn 7 lần; COD là 611 mg/l, vượt quá tiêu chuẩn cho phép hơn
6 lần, hàm lượng các chất rắn lơ lửng là 96 mg/l, vượt quá tiêu chuẩn cho phép
là 1,25 lần; hàm lượng nitrat là 19,2 mg/l, vượt quá tiêu chuẩn cho phép 1,3 lần
[20].
• Ô nhiễm do nước thải, rác thải sinh hoạt của con người
Dân số tăng nhanh vượt quá tốc độ phát triển của cơ sở hạ tầng vệ sinh,
đặc biệt là khu vực nông thôn làm cho tỉ lệ ô nhiễm nước về mặt hữu cơ và vi
sinh ngày càng cao. Nước thải sinh hoạt thường chứa một lượng lớn các chất
protein và bị phân hủy bởi các vi khuẩn trong điều kiện yếm khí sẽ sản sinh ra
amoniac ở mức có thể gây độc hại cho nhiều loài động vật thủy sinh. Nước thải
sinh hoạt và chăn nuôi không những có nồng độ BOD cao mà tổng lượng cũng
rất lớn, nếu không được xử lý, chảy vào cỏc kờnh tiêu nước mưa sẽ làm cho
nước ở kênh bị ô nhiễm nặng nhiều lần khi bẩn như nước cống.
18
Tại lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn, nước thải sinh hoạt của người dân
là một trong những nguyên nhân quan trọng làm suy giảm chất lượng nước lưu
vực sông. Trung bình mỗi ngày, lượng nước thải sinh hoạt thải ra lưu vực có
chứa 375 tấn TSS, 244 tấn BOD
5
, 456 tấn COD, 46 tấn dầu mỡ động thực
vật,cựng nhiều vi khuẩn và vi trùng gây bệnh. Ngoài ra, trong lưu vực sông
Đồng Nai – Sài Gũn cú đến 75 khu bãi rác thải, hàng ngàn khu chăn nuôi. Hầu
hết các tỉnh chưa có hệ thống xử lý rác thải. rác thải được chôn lấp không đảm
bảo kỹ thuật làm cho các chất độc hại ngấm vào nước ngầm, phân bón từ sản
xuất nông nghiệp mà cây trồng hấp thụ chưa hết đổ ra sông. Tất cả những
nguyên nhân này làm cho chất lượng lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn ngày
càng suy giảm nghiêm trọng [21].
Thành phố Huế là nơi có Di Sản Văn hóa thế giới và cũng là nơi có điều
kiện tự nhiên khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra các sự cố và tai biến môi
trường. Đối với người dân thành phố Huế, sông Hương có vai trò rất quan trọng:
vừa là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất; vừa là nơi tiếp nhận nước thải;
vừa có vai trò to lớn về mặt thẫm mỹ và phát triển kinh tế thành phố. Vì vậy,
chất lượng nước sông Hương được người dân thành phố Huế cũng như cả nước
quan tâm. Thời gian gần đây, chất lượng môi trường sông Hương đã có dấu hiệu
ô nhiễm cục bộ ở một vài nơi, nhất là đoạn sông qua thành phố Huế. Việc
nghiên cứu, quản lý và kiểm tra chất lượng môi trường nước sông Hương của
các chuyên gia cho thấy có rất nhiều nguyên nhân chính do rác thải và nước thải
sinh hoạt của người dân đã thải bỏ trực tiờp vào dòng sông [22].
Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh. Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có
hệ thống xử tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận( sông, hồ, kênh,
mương). Mặt khỏc, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn
các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thông xử lý nước thải; một lượng rác
19
thải rắn trong thành phố không được thu gom hết được…là những nguồn quan
trọng gây ra ô nhiễm nước.
Ở các khu đô thị như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải
Dương…nước thải sinh hoạt cũng không được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi
tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP), các thông số chất
lơ lửng (SS), BOD, COD; Ôxy hòa tan (DO) đều vượt từ 5 – 10 lần, thậm chí 20
lần TCCP.
• Ô nhiễm nước do hoạt động sản xuất nông nghiệp
Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp,
hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở
hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được
xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn
nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông
Nghiệp và phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ
1.500 – 3.500 MNP/100ml ở các vùng ven sông tiền và sông Hậu, tăng lên tới
3.800 – 12.500 MNP/100ml ở cỏc kờnh tưới tiêu.
Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật,
các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi
trường nước và sức khỏe người dân.
Theo thống kê của cục BVTV thì lượng thuốc BVTV được sử dụng ở Việt
Nam từ năm 1959 đến 1990 như sau:
Bảng 2.2: Lượng thuốc BVTV được sử dụng ở Việt Nam từ 1959 đến 1990
Năm Lượng sử dụng
1959 – 1960 100 – 200
1961 – 1962 600 – 1000
1963 – 1965 4000 – 5000
1966 – 1975 8000 – 12000
1977 – 1988 20000 – 22000
1989 – 1990 10000 – 16000
Nguồn: Nguyễn Đình Mạnh, 2000 [7]
20