Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Báo cáo thực tập HỆ THỐNG VHF ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI ĐÀI XA TẠI ĐỘI RADAR THÔNG TIN CÀ MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 73 trang )

MỤC LỤC
: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ
1.1. Tổ chức nhân sự
1
Hình 1.1 Cơ cấu đơn vị của đội radar thông tin Cà Mau
Nhân sự:
Nhân sự đội radar thông tin Cà Mau bao gồm:
- Đội trưởng: Kỹ sư Ngô Vĩnh Tiến
- Đội phó: Kỹ sư Ngô Việt Khái
- Và 10 nhân viên kỹ thuật phục trách kỹ thuật Radar - thông tin và điện- nguồn.
Chế độ làm việc:
- Hiện nay, đội kỹ thuật của trạm radar thông tin Cà Mau làm việc theo chế độ ca
kíp trực 24/24
- Làm việc phân chia làm 3 ca trực mỗi ngày:
 Ca sáng: 7h tới 12h
 Ca chiều: từ 12h tới 19h
 Ca tối: từ 19h tới 7h ngày hôm sau
- Mỗi ca trực bao gồm: 2 nhân viên thông tin và 1 nhân viên kỹ thuật phụ trách
bên nguồn.
- Và hiện nay Đội còn phối hợp khai thác vận hành, bảo dững hệ thống trang thiết
bị kỹ thuật tại Đài kiểm soát không lưu sân bay Cà Mau.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của trạm radar thông tin.
Trạm radar thông tin Cà Mau có chức năng truyền tín hiệu giám sát Radar, tín
hiệu VHF về kiểm soát không lưu ở trung tâm Hồ Chí Minh, phát tín hiệu giám sát và
tín hiệu thoại sóng VHF cho phi công bay trong vùng trời FIR phía Nam từ Hồ Chí
Minh đặt tại Cà Mau
2
Hình 1.2 Mô hình hoạt động của trạm Radar Cà Mau
Radar thứ cấp đơn xung Alennia – Ý: có chức năng định vị, giám sát và xác định quỹ
đạo tàu bay.
• VHF: gồm 2 thiết bị VHF


- VHF làm việc với tần số 120.9 MHz có chức năng liên lạc giữa mặt đất và
phi công.
- VHF làm việc với tần số 121.5 MHz là kênh tần số khẩn nguy.
• Vệ tinh VSAT: Có chức năng truyền thông tin từ trạm radar Cà Mau đến trạm
kiểm soát không lưu Miền Nam (ATCC Hồ Chí Minh).
• Cáp quang VNPT: Có chức năng truyền thông tin từ trạm radar Cà Mau đến
trạm kiểm soát không lưu miền Nam (ATCC Hồ Chí Minh).
3
• Cáp quang Viettel: Có chức năng truyền thông tin từ trạm radar Cà Mau đến
trung tâm ATCC Hồ Chí Minh. (Dự phòng cho vệ tinh VSAT).
• Nguồn: Cung cấp nguồn điện áp phù hợp cho tất cả các thiết bị máy móc trong
hệ thống.
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LÝ CƠ BẢN THU PHÁT VHF
2.1. Máy thu
4
Hình 2.1 Sơ đồ khối nguyên lý thu
Chức năng từng khối:
• Khối khuếch đại cao tần: chọn lọc, khuếch đại, xử lý tín hiệu RF đầu vào
• Khối đổi tần: chuyển đổi tần số tín hiệu cao tần RF thu được thành tín hiệu trung
tần IF.
• Khuếch đại trung tần: khuêch đại tín hiệu trung tần IF.
• Tách sóng: Là khối tách tín hiệu cao tần ra khỏi âm tần điều chế hay gọi là giải
điều chế.
• Khuếch đại âm tần: Khuếch đại, xử lý tín hiệu thoại đầu ra
• OSC: Tạo ra tần số dạo động để đưa vào bộ trộn tần (mixer)
Nguyên lý:
Tần số tín hiệu thu về từ anten VHF được đưa đến bộ lọc nhiễu, bộ lọc nhiễu sẽ
lọc bỏ các thành phần nhiễu, tạp âm không mong muốn từ môi trường giữ lại tần số
sóng mang mong muốn. Tín hiệu đó sẽ được đưa đến bộ trộn tần thứ nhất, tại đây tín
hiệu sẽ được kết hợp với tần số dao động OSC mục đích hạ tần số cao tần giảm xuống

tần số trung tần 1. Tín hiệu trung tần 1 sẽ được đưa đến bộ lọc thông dải để loại bỏ tần
số tạp một lần nữa chỉ giữ lại tin tức và tín hiệu sóng mang. Tiếp theo tín hiệu được
đưa đến bộ trộn tần 2( nếu máy thu có đổi tần 2 lần), tương tự tín hiệu sẽ được hạ từ tần
số trung tần 1 xuống tần số trung tần 2, sau đó được giải điều chế và khuếch đại đưa ra
loa hoặc qua mạch xử lý để truyền đi.
5
2.2 Máy phát
Sơ đồ khối:
Hình 2.2 Sơ đồ máy phát
Chức năng từng khối:
• Khối khuếch đại âm tần: Khuếch đại, xử lý tín hiệu thoại đầu vào
• Khối trộn tần điều chế AM: Thực hiệu điều chế tín hiệu thoại thành tín hiệu cao
tần RF
• Khối khuếch đại cao tần: Khuếch đại tín hiệu cao tần và đưa ra anten bức xạ
sóng điện từ.
• OSC: tạo ra tín hiệu cao tần tại một tần số chỉ định
Nguyên lý hoạt động
Tín hiệu âm tần sau khi khuyết đai được đưa vào bộ điều chế (tùy theo dạng điều
chế AM, FM). Điều chế là quá trình xử lý tín hiệu (voice, data …) để tín hiệu đó
chuyển sang tín hiệu tần số cao hơn. Tín hiệu được bức xạ nhờ tín hiệu sóng mang.
Sóng mang là sóng có dạng hình sin có tần số cao hơn so với tín hiệu âm tần. Trong
ngành hàng không dân dụng thì ICAO qui định dạng điều chế tín hiệu là điều chế biên
độ AM, điều chế biên độ AM là tín hiệu điều chế sẽ làm thay đổi biên độ của sóng
mang, hay nói cách khác giá trị biên độ sóng mang sẽ thay đổi phụ thuộc vào sự thay
đổi tín hiệu điều chế.
Tín hiệu sau khi điều chế tại đây tín hiệu được khuếch đại cao tần khuếch đại
để nâng cao công suất đủ lớn đưa ra anten bức xạ sóng điện từ.
6
Khối giám sát điều khiển đóng vai trò điều khiển hoạt động của toàn thiết bị như
một bộ hồi tiếp tín hiệu

CHƯƠNG 3 : HỆ THỐNG VHF ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI ĐÀI XA TẠI ĐỘI
RADAR THÔNG TIN CÀ MAU
2.1 Tổng quan hệ thống VHF Đội Radar thông tin Cà Mau
Hệ thống VHF tại đội Radar thông tin Cà Mau là hệ thống VHF đầu cuối kết nối
điều khiển đài xa sử dụng 2 tần số 120.9MHz(gồm hai hệ thống thiết bị CHÍNH/PHỤ)
và 121.5MHz. Mỗi hệ thống sử dụng riêng1 anten,có 2 thiết bị MAIN/STANDBY có
rơle chuyển đổi khi chọn sử dụng. Đường truyền được sử dụng là cáp quang Viettel,cáp
quang VNPT và truyền dẫn vệ tinh.
3.2 Hệ thống chính sóng VHF 120.9 MHz sử dụng thiết bị Park Air T6T
3.2.1 Sơ đồ khối của hệ thống 120.9 MHz sử dụng PARK AIR T6TR 50W
7
Hình 2.3 Sơ đồ khối hệ thống Park Air T6TR
Chức năng từng khối:
• Park Air T6TR 50 W: là thiết bị thu – phát với công suất ngõ ra là 50 W.
• MUX 2200E : là bộ ghép kênh có giao tiếp J5 card 4W E&M.
• CX900e: là bộ ghép kênh trong vệ tinh có giao tiếp S4P2 card 4W E&M.
8
• DECODE và ENCODE : tưong ứng là bộ giải mã và mã hóa tín hiệu qua bộ
ghép kênh đường cáp quang kết nối đầu xa.
3.2.2 Nguyên lý hoạt động
Hệ thống VHF sóng 120.9 MHz ở Đội Radar Cà Mau thực hiện chức năng trung
chuyển tín hiệu giữa phi công tàu bay qua vùng phía nam FIR HCM và Kiểm soát viên
không lưu ở trung tâm kiểm soát đường dài của Công ty Quản lý bay Miền Nam.Toàn
bộ hệ thống gồm có 1 bộ máy Main và 1 bộ máy Standby.
Hai thiết bị sử dụng chung 1 anten VHF phân cực đứng việc chọn dùng máy Main
hay máy Standby được điều khiển từ xa bởi kiểm soát viên Không lưu tại Công ty
Quản lý bay Miền Nam vì máy main và standby dùng chung một anten qua rơle
chuyển.
Thiết bị có hai chế độ hoạt động là chế độ local và chế độ remote. Chế độ local là
chế độ hoạt động tại trạm, khi thiết bị hoạt động ở chế độ này thì tại trạm có thể dùng

micro key phát tại trạm thay vì tại Công ty Quản lý bay Miền Nam (để kiểm tra khi
được phép). Ở chế độ remote thì việc phát tín hiệu được phát ở Công ty Quản lý bay
Miền Nam. Cả 2 chế độ được thiết lập trên các thiết bị VHF tại Đội Radar Cà Mau.
a) Thiết bị VHF Main
• Khi thu:
Hoạt động như một trạm trung chuyển. Trường hợp tại vùng phía nam FIR
HCM có máy bay bay qua vùng thông báo bay có yêu cầu liên lạc với kiểm soát viên
Không lưu để thông báo chuyến bay, hỏi các thông tin khí tượng, xác định tọa độ
bay… thì khi đó máy bay sẽ phát xạ ra tín hiệu sóng điện từ ra không gian trong vung
đảm nhiệm trạm VHF Cà Mau theo đúng tần số VHF của trạm, lúc này anten VHF
trạm thu được tín hiệu và đưa đến rơle, vì rơle mặc định kết nối với máy Main, nên tín
hiệu sẽ chuyển trực tiếp tới máy Park Air T6TR 50W. Khi sóng điện từ cảm ứng trên
anten đủ ngưỡng so với ngưỡng thu quy định của máy (SQ) thì máy sẽ mở thu, tại đây
tín hiệu thu về RF đầu tiên đưa vào bộ xử lý cao tần sau đó trộn tần để đưa tín hiệu từ
RF từ 120.9 MHz xuống còn IF 450 kHz. Sau đó tín hiệu được giải điều chế để tìm lại
tín hiệu ban đầu.
9
Cuối cùng tìn hiệu được khuếch đại rồi đưa ra loa tại mặt trước của Park Air và
trích 1 đường line tín hiệu SQ và AF Rx (AF Tx đối với đường truyền về ATCC)
chuyển đến MUX 2200E J5 đưa vào đường cáp quang Viettel rồi truyền đến trạm
Viettel Cà Mau truyền tới Viettel HCM và đưa tới Công ty Quản lý bay Miền Nam,
hoặc tín hiệu đưa qua đường truyền vệ tinh S4P2 (4 Wire E&M) VSAT phát về HCM.
Tại Công ty Quản lý bay Miền Nam tín hiệu được thu nhận tới thiết bị trung tâm và xử
lý rồi chuyển đến kiểm soát viên Không lưu nghe.
• Khi phát:
Tại Công ty Quản lý bay Miền Nam, Kiểm soát viên Không lưu muốn liên lạc
với phi công tại vùng phía nam FIR HCM thì tại đây Kiểm soát viên không lưu phải
Key máy (PTT) và nói thoại (TX AF) sau đó tín hiệu sẽ được đưa qua bộ xử lý tín hiệu
này kết nối đầu xa của thiết bị trung tâm qua hệ thống vệ tinh lên vệ tinh hoặc qua cáp
quang của VIETTEL. Tại Cà Mau anten vệ tinh hoặc hệ thống cáp quang VIETTEL sẽ

thu về tín hiệu đó chuyển đến máy tín hiệu phát đi gồm có PTT, TxAF. Máy Park Air
T6TR nhận tín hiệu, sau quá trình điều chế và khuếch đại lên 50W sau đó đưa ra hệ
thống anten VHF phát xạ sóng điện từ ra không gian vùng thông báo bay đảm bảo
trách cho máy bay thu để phi công tiếp nhận.
b) Thiết bị Standby
Nguyên lý hoạt động cũng tương tự như ở thiết bị Main, chỉ khác là ở hệ thống
Standby còn có bộ Encoder và Decoder, cách thức truyền chỉ truyền qua 1 đường
truyền cáp quang của VNPT. Khác với hệ thống Main ở chỗ là anten hệ thống Main
được mặc định hoạt động, nhưng hệ thống Standby muốn sử dụng hoạt động thì ở
Công ty Quản lý bay Miền Nam nhân viên Kiểm soát viên không lưu chọn ấn Select để
chọn Thiết bị Standby hoạt động (tín hiệu select được chọn thì ở anten VHF rơle sẽ
đóng chuyển sang hệ thống Standby).
Tín hiệu giữ đường truyền: Để ENCODER (Thiết bị trung tâm ATCC ) và
DECODER (Cà Mau) bắt tay (connect) với nhau ta cần tín hiệu giữ đường truyền. Khi
có tín hiệu này thì đèn 14 trên ENCODER và DECODER sẽ sáng.
10
Bình thường trên đường truyền khi không có key thoại, thì chỉ có tín hiệu 1200Hz
và 1800Hz được mã hóa bằng các mã mark và space làm nhiệm vụ giữ đường truyền. Khi
có key thoại, có tín hiệu PTT-3145Hz sẽ thay các mã mark và space làm nhiệm vụ giữ
đường truyền.
Trên lý thuyết, tín hiệu thoại được truyền trong dải tần từ 300 tới 3400Hz. Nhưng
trong thực tế, tín hiệu thoại được truyền trong dải tần từ 300 tới 2700Hz và dải tần từ 2700
tới 3400Hz dùng cho tín hiệu PTT.
Bộ ENCODER và DECODER này sử dụng nhằm mục đích tiết kiệm đường truyền,
một đường truyền sử dụng bộ mã hóa và giải mã này xài được hai tần số sóng VHF cả
Main và Standby.
c) Phần đường truyền dẫn
• VHF 120.9 MHz Main qua đương truyền vệ tinh:
Hình 2.4 Sơ đồ đấu nối tín hiệu qua đường vệ tinh
• VHF 120.9 MHz Main qua đường truyền cáp quang Viettel:

11
Hình 2.5 Sơ đồ đấu nối tín hiệu qua đường cáp quang Viettel
Ở phía DB 25 đường truyền cáp quang Viettel có 2 chân loop là 2 chân select để giải
trợ đấu chéo khi đường truyền cáp quang VNPT hỏng (tức là lấy đường truyền Main hổ
trợ cho Standby có điều khiển relay chuyển anten).Khi thực hiện việc này phải thông
báo cho KSVKL biết để thực hiện chọn Stanby.
• VHF 120.9 MHz Standby qua đường truyền cáp quang VNPT:
12
Hình 2.6 Sơ đồ đấu nối tín hiệu qua đường cáp quang VNPT
3.2.3 Cấu tạo và khai thác máy Transceiver PARK AIR T6TR
a) Sơ đồ khối, nguyên lý hoạt động, chức năng từng khối:
13
Hình 2.7 Sơ đồ khối máy Transceiver T6TR
Chức năng từng khối :
• Power supply: Khối nguồn đầu ra 29V
• PSU Regulator: Cung cấp các mức điện áp cho
các khối
14
• PA Module: Khối khuếch đại cao tần công suất
50W, kết nối với anten
• PA Control & Rx RF: Khối điều khiển khuếch
đại và máy thu RF có chức năng điều khiển khối khuếch đại và thu sóng RF từ
anten
• Processor: Khối xử lý có chức năng điều chế
và dải điều chế, đưa tín hiệu thoại AF ra loa, xử lý các thông tin của tín hiệu để
hiển thị ra Front Panel đầu vào là đường truyền cáp quang và vệ tinh
• Front Panel: Khối hiển thị ở mặt trước của
máy bao gồm các đèn báo tín hiệu, LCD và loa
Nguyên lý thu – phát :
• Khi thu: Máy bay phát sóng VHF trong vùng

hoạt động của anten với tín hiệu vượt ngưỡng thu (Squelch Threshold -107 dBm)
thì anten thu về máy. Có 1 relay ở bên ngoài nối giữa máy Main và Standby bình
thường mặc định tín hiệu anten thu về máy Main nhưng khi có tín hiệu Select từ
kiểm soát viên không lưu ( KSKVL) thì chuyển sang máy Standby. Tín hiệu RF
bypass PA Module vào khối PA Control & Rx RF, tín hiệu đựoc trộn tần và đưa từ
RF xuống IF 450 kHz. Sau đó tín hiệu vào khối Processor được dải điều chế thành
AF, một phần được đưa ra loa một phần được đưa vào đường truyền vào ATCC.
• Khi phát: tín hiệu thoại AF từ ATCC thông qua
đường truyền cáp quang/vệ tinh vào cổng Marc Audio của khối Processor một phần
được chuyển ra loa, một phần được điều chế, sau đó được khuếch đại cao tần thành
sóng RF 50W ở PA Module rồi đưa ra Anten bức xạ sóng điện từ truyền cho máy
bay thu.
b) Đặc điểm kỹ thuật
- Giải tần: [118 – 136.975 Mhz] – [112 – 155.975]
- Khoảng cách kênh: 25khz và 8khz
- Độ ổn định tần số: 1ppm ( 1/1000000)
- Dạng sóng: AM
- Lưu được 100 kênh
- Kích thước: 2U 19” – rộng : 483mm – dài : 430mm – cao : 88mm
- Nặng: 13.5kg
- Nguồn: AC 110 – 230V, 47 – 63 Hz; DC 21.6 – 32V,
15
tự động chuyển đổi AC – DC
- Công suất tiêu thụ: Phát: AC 300VA, DC 8.5A
Thu: AC 60VA – DC 1A
- Nhiệt độ:
Hoạt động: -20
0
C – 55
0

C
Lưu trữ: -30
0
C – 70
0
C
- Độ ẩm: 5 – 90%
- Quạt thông gió: quạt làm mát chạy phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
- Độ cao hoạt động: 5000m – Phát : 15000m
- Tiêu chuẩn: ICAO Annex 10, ETSI EN 300-676 , EN 301-489
Truyền phát:
- Công suất sóng mang: 5W – 50W
- Độ căn bằng công suất: < +1 dB với tần số
< ±1 dB với nhiệt độ
< ±1 dB với VSWR lên đến 2.5:1
< ±1 dB với nguồn DC 24-32 V,
< +1-3 dB với nguồn DC 21.6-32 V
- Bù sóng mang: 25 KHz : thoại AM, 2, 3, 4 và 5 theo tiêu
chuẩn ICAO
- Quang phổ: Nhiễu: < -150 dBc/Hz at >2 MHz offset
Sóng hài: < -36 dBm
Tạp nhiễu :< -46 dBm
- Điều chế: AM – 92%
- Nhiễu điều chế: -45dB
- Méo: <5% điều kiện bình thường
<10% điều kiện tuyệt đối
(VSWR >2.5:1, nguồn DC <24 V)
- Đáp ứng tần số:
thoạiAM (25kHz) +0.5 - 1.5 dB 300 đến 3400 Hz
-20 dB nếu nhỏ hơn <100 Hz,

-30 dB nếu nhỏ hơn >4000 Hz
thoại AM (8.33kHz) +0.5 - 1.5 dB 350 đến 2500 Hz
-10 dB nếu nhỏ hơn <100 Hz,
-30 dB nếu nhỏ hơn >3200 Hz
- ALC (Vogad) Thiết bị điều chỉnh độ lợi thoại: phạm vi điều chỉnh 30dB, thời
gian nén<20ms, thời gian xả > 2ms
- Thời gian phát đi: Tắt hoặc tăng lên 510 giây với mõi bước là 2 giây
16
Thu nhận:
- Độ nhạy: 12dB SINAD with ITU/T weighting
107 dBm*, 118-136.975 MHz
- Độ chọn lọc: Thoại AM (25khz) <6 dB tại ±11 kHz
>80 dB tại ±25 kHz
- Độ xuyên biến điệu: >=80 dB, nhiễu tại 100 kHz và 200 kHz
- Blocking: >=95 dB tại >200 kHz, ≥105 dB tại >3 MHz
- Điều chế chéo: >=95 dB tại >200 kHz, ≥105 dB tại >3 MHz
- Bức xạ anten: < 81dBm
- Công suất vào Max: +36dBm cho 20s , 27dBm để tiếp tục
- Đáp ứng tần số:
Thoại AM (25khz) +1 - 2dB 300 đến 3400 Hz
-20 dB tại <100 Hz, -30 dB tại >4000 Hz
Thoại AM (8khz) +1 – 2 dB 350 đến 2500 Hz
-10 dB tại <100 Hz, -30 dB tại >4000 Hz
- Độ méo: <5%
- Độ lợi RF : <3 dB từ độ nhậy tham chiếu đến +10 dBm
Nhỏ nhất 10 dB SINAD với đầu vào lên đến
+17dBm
- Độ lợi Audio: <1 dB với độ sâu điều chế từ 30% đến 100%
- Squelch: Có thể điều chỉnh từ -114 dBm đến -60 dBm bước
điều chỉnh là 1 dB

c) Khai thác:
Mặt trước Park Air :
Hình 2.8 Mặt trước Park Air
Các đèn mặt máy:
17
- 1. Ready: sáng vàng – thiết bị sẵn sàng hoạt động
- 2. Alarm: sáng đỏ – thiết bị có lỗi, nếu đèn sáng chớp thì công suất ra lớn hơn
1dB nhưng không quá 3dB
- 3. Receive: sáng cam – thiết bị đang nhận tín hiệu
- 4. Transmit: sáng cam – thiết bị đang phát tin hiệu
- 5. Standby: sáng vàng – thiết bị hoạt động chế độ chờ
- 6. LCD: Màn hình LCD sẽ hiển thị tần số, kênh, Mode và âm lượng.
- 7. Scroll/Select: vặn trái, vặn phải, ấn chọn.
- 8. Headset/ Microphone/Diagnostics: là cổng kết nối 7 chân, lỗ cấm DIN, dùng
gắn Microphone hoặc kết nối PC với thiết bị.
Hình 2.9 Chân cắm Microphone
Số
chân
Tín hiệu Đặc điểm Sử dụng
1 Microphone
ground
0 V. Microphone/headset
2 Transmit data RS232, tốc độ Baud là 115200, 8
bit dữ liệu, 1 bit stop, không có
bit parity
PC/laptop
3 Microphone PTT 0V đến PTT. Microphone/headset
18
4 Receive data RS232. Tốc độ baud là 115200, 8
bit dữ liệu, 1 bit stop, không có

bit party
PC/laptop
5 Sidetone/headset
drive
Mức điều chỉnh âm lượng từ 0V
đến 3V
Microphone/headset
6 Microphone
input
Chế độ bị động: 2 đến 35 mV.
Chế độ chủ động: 8 đến 140 mV.
Microphone/headset
7 Ground 0 V. PC hoặc laptop
- 9. Reference: Cổng kết nối các thiết bị kiểm tra bảo trì.
- 10. Loa
Hoạt động tùy chỉnh của Sroll/Select Switch
19
Các thông số cấu hình thực tế tại máy:
Thông số Mode Khoảng điều chỉnh Thông số tại máy
Menu lock screen All Locked or unlocked Unlocked
Enter standby mode All Yes or No -
Enter standby mode All Yes or No -
Set mode off
operation
All AM-voice or VDL Mode
2 (optional)
AM-voice
20
Set polarities AM-voice STD or INV STD
Band edges All 118.000 to 136.975 MHz

or 112.000 to 155.975
MHz
118.000 and 136.975
MHz or 112.000 and
155.975 MHz
LCD backlight All 15 to 120s , On or Off 30s
RF power All 5 to 50 W 50W
Audio line in level AM-voice -30 to +10 dBm -7 dBm
Audio line out level AM-voice -30 to +10 dBm -15 dBm
Inhibit AM-voice On or Off Off
PTT (key) AM-voice On (key) or Off (key) Off
Tx time out AM-voice 2 to 510s or off 180s
Modulation depth AM-voice 5 to 95% 92%
Mute AM-voice On of Off On
VOGAD AM-voice On of Off On
Antenna C/O delay AM-voice On of Off On
Offset AM-voice 0, ±2.5, ±4, ±5, ±7.3,
±7.5, ±8 kHz
+5 kHz
21
Filter AM-voice Off, A14, A16 and B16 Off
Squelch AM-voice -114 to -60 dBm in 1 dB
steps. With the RF pre-
attenuator selected, the
range is -108 to -54 dBm
-109 dBm
RF pre-attenuation AM-voice On or Off Off
Squelch defeat AM-voice On or Off Off
Squelch noise
compensation

AM-voice On or Off On
Squelch carrier
override
AM-voice On or Off Off
Audio AGC AM-voice On or Off On
Loudspeaker AM-voice On or Off On
Step AM-voice 8.33, 25 kHz or both 25 kHz
Mic AM-voice Active or Passive Passive
Key priority AM-voice Local- Remote or
Remote-Local
Local-Remote
Local PTT AM-voice Enabled or Disable Enabled
22
Mặt sau Park Air:
Hình 2.10 Mặt sau Park Air
Connector Type Usage
AC Supply IEC Đưa điện AC 220V vào thiết bị
DC Supply XLR 3-pin Đưa điện DC 24V vào thiết bị
External speaker
3.5mm jack Đưa âm thanh ra loa ngoài
MARC DB9
Kết nối máy phát với một thiết bị điều
khiển từ xa
23
MARC Audio RJ45
Cổng kết nối luân phiên cho tín hiệu Audio
và Ptt
MARC DATA RJ45
Cổng kết nối luân phiên tín hiệu Data tới hệ
thống dữ liệu tương thích

Facilities
15-way D-Type
Cổng cung cấp nâng câp thiết bị khi cần
thiết
T1/E1 RJ45
Được sử dụng kết nối với mạng dữ liệu và
tín hiệu số. Khi AM được chọn , được sử
dụng như một cổng E1
IP RJ45 Dùng kết nối mạng nội bộ
- Trong thực tế sử dụng chỉ dùng MARC Audio connector để truyền nhận tín hiệu
từ máy đến ATCC trong chế độ làm việc Romote
- Marc Audio connector là cổng RJ45 8 chân đựoc mô tả như sau:
Hình 3.11 Cổng RJ45 8
Số chân Tín hiệu Đặc điểm
1 Audio line out(-) Dây đầu ra 600 ohm cân bằng, -30 đến +10 dBm.
+60 đến -60 VAC hoặc DC, dòng lớn nhất 200
mA. Đường truyền Tx
2 Audio line out(+)
3 Fast antenna change- Tín hiệu PTT khi phát ATCC (cho phép phát )
24
over/PTT (output)
4 Audio line out(+) Dây đầu vào 600 ohm, -30 đến +10 dBm. Đường
truyền Rx
5 Audio line out(-)
6 Squelch (output) Relay bán dẫn, +60 đến -60 VAC hoặc DC, dòng
lớn nhất 200 mA, tín hiệu squelch khi nhận từ
ATCC (cho phép nhận)
7 Ground 0 V.
8 PTT (input) Đầu vào PTT khi nhận từ ATCC
3.3 Hệ thống VHF phụ sóng 120.9 Mhz

3.3.1 Sơ đồ khối:
25

×