Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Quản lý thuế trong thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.79 KB, 19 trang )

QUẢN LÝ THUẾ TRONG LĨNH
VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
 Hà Nội ngày 18/03/2015
THAM LUẬN
Bối cảnh chung
 Thực tiễn quản lý thuế của ngành thuế trong những
năm vừa qua ghi nhận TMĐT đã có những bước phát
triển vượt bậc, đặc biệt là với sự ra đời của nhiều mô
hình kinh doanh mới trên các nền tảng ứng dụng công
nghệ khác nhau trong đó có ứng dụng nền tảng công
nghệ di động. Việc sử dụng nền tảng công nghệ di
động để thực hiện hoặc hỗ trợ hoạt động kinh doanh
như cung cấp hàng hóa, dịch vụ, cung cấp nội dung số
(phần mềm, file nhạc, phim ảnh), các giao dịch tiền
ảo, vật phẩm ảo trong các trò chơi trực tuyến, quảng
cáo trực tuyến không chỉ trên thế giới mà tại Việt Nam
đang trở thành một trào lưu mới của nền kinh tế.
Bối cảnh chung
 Là quốc gia có dân số trẻ, khả năng thích ứng nhanh
với các thiết bị điện tử, cùng với tốc độ phát triển
internet được coi là nhanh nhất Châu Á, Việt Nam
được đánh giá là một trong những nước có tiềm năng
phát triển về thương mại điện tử (TMĐT). Theo thống
kê của Công ty We Are Social có trụ sở tại Mỹ, số liệu
thống kê về Internet và di động tại Việt Nam trong
năm 2014 đã có những bước tiến đáng kể: số lượng
người dùng điện thoại thông minh ngày càng tăng,
chiếm tỷ lệ 20% trên tổng dân số, tỷ lệ sử dụng điện
thoại thông minh để tìm kiếm thông tin là 97%, truy
cập mạng xã hội là 20%, tìm kiếm sản phẩm là 95%
và mua hàng và thanh toán là 60%.


Thực trạng quản lý hoạt động TMĐT
 Theo khảo sát mới đây của Tổng cục Thuế, hầu hết
các DN TMĐT có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, một
số DN mới chỉ thành lập được vài năm nhưng doanh
thu đã lên tới cả nghìn tỷ đồng. Để đáp ứng yêu cầu
quản lý thuế đối với một lĩnh vực tương đối mới là
TMĐT, trong thời gian qua, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo
toàn ngành thực hiện rà soát, thu thập thông tin từ các
nguồn khác nhau nhằm nhận diện các cá nhân, tổ chức
có hoạt động kinh doanh TMĐT, xây dựng hồ sơ để
tiến hành phân tích rủi ro và lựa chọn các DN có
doanh thu lớn, rủi ro cao để đưa vào kế hoạch thanh
tra, kiểm tra hàng năm.
Thực trạng quản lý hoạt động TMĐT
 Theo hướng này, một số Cục Thuế lớn đã tiến
hành thanh tra, kiểm tra thí điểm các DN có hoạt
động kinh doanh TMĐT điển hình, như: quảng
cáo trực tuyến, trò chơi trực tuyến,… nhằm xác
định các sai phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ
thuế.
 Trong năm 2012, Cục Thuế Hà Nội đã thu thập hồ
sơ và khảo sát thông tin của 26 DN kinh doanh
TMĐT, từ đó đã ra quyết định thanh tra, kiểm tra
đối với 08 DN. Kết quả cho thấy, cơ quan thuế đã
giảm số thuế GTGT được khấu trừ 2,7 tỷ đồng;
giảm lỗ 26,6 tỷ đồng và truy thu 8,7 tỷ đồng.
Thực trạng quản lý hoạt động TMĐT
 Tương tự tại Cục Thuế TP Hồ Chí Minh, năm
2012 đã thanh tra 09 DN, qua đó đã kiến nghị
giảm lỗ 2.5 tỷ và truy thu 1,8 tỷ đồng. Trong năm

2013, Tổng cục Thuế trực tiếp thanh tra 4 doanh
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT và đã
truy thu trên 80 tỷ đồng. Mặc dù vậy, con số này
vẫn là quá ít ỏi so với dư địa nguồn thu từ lĩnh
vực kinh doanh TMĐT. Từ thực tiễn công tác
thanh tra, kiểm tra các DN kinh doanh trong
lĩnh vực TMĐT, cơ quan thuế bước đầu đã
nhận diện được một số sai phạm có tính chất
điển hình.
Thực trạng quản lý hoạt động TMĐT
 Đối với loại hình quảng cáo trực tuyến bằng
Google, các DN vi phạm thường không kê khai
đủ hoặc kê khai sai doanh thu thuế GTGT; không
kê khai thuế nhà thấu đối với dịch vụ của một số
công ty đa quốc gia như Goole, Yahoo… có phát
sinh dịch vụ ở Việt Nam. Đối với loại hình kinh
doanh thẻ điện thoại hoặc thẻ game online, các
hành vi vi phạm chủ yếu là chiết khấu thanh toán
cho khách hàng theo tỷ lệ không phù hợp với
khoản chiết khấu nhận được từ nhà cung cấp;
các DN sử dụng tài khoản cá nhân để thanh toán
các khoản phí dịch vụ nước ngoài không kê khai
doanh thu tính thuế.
Thực trạng quản lý hoạt động TMĐT
 Đa số các DN sử dụng website để quảng bá sản phẩm,
hàng hóa, bán trực tiếp cho người tiêu dùng là cá
nhân, nhưng không xuất hóa đơn bán hàng, không kê
khai doanh thu tính thuế GTGT và TNDN. Khi có
thông tin thanh tra, kiểm tra, người nộp thuế xóa dữ
liệu hoặc không cung cấp dữ liệu của máy chủ, trong

khi đó, trình độ tin học của cán bộ thanh tra còn hạn
chế nên rất khó phát hiện sai phạm; đối với một số
doanh nghiệp thuê máy chủ để vận hành trang web
bán hàng, cơ quan thuế gặp nhiều khó khăn trong việc
thu thập thông tin từ các đơn vị cho thuê máy chủ do
cơ chế bảo mật thông tin của khách hàng.
Thực trạng quản lý hoạt động TMĐT
 Ngoài ra, trong quá trình tìm kiếm, thu thập thông tin trên báo
chí, trên mạng internet, ngành thuế cũng đã phát hiện được
nhiều cá nhân tiến hành các giao dịch mua bán tiền “ảo”,
chuyển nhượng các vật phẩm “ảo” trong game hay cho thuê
ứng dụng để đặt quảng cáo trực tuyến có doanh thu lên đến
hàng chục tỷ, thậm chí hàng trăm tỷ đồng nhưng chưa kê
khai, nộp thuế đầy đủ.
 Do TMĐT có những tính chất đặc thù như quy mô hoạt động
rộng trên môi trường internet có tính phi biên giới; dễ dàng
thay đổi, che dấu hoặc xóa dữ liệu giao dịch nên cơ quan thuế
gặp không ít khó khăn trong việc xác định thu nhập thực tế
của doanh nghiệp.
Thực trạng quản lý hoạt động TMĐT
 Mặt khác, với phương thức thanh toán trực tuyến rất
linh hoạt và đa dạng hiện nay (như ví điện tử, thẻ visa
cá nhân, hệ thống thanh toán quốc tế paypal), các cá
nhân, tổ chức hoàn toàn có thể thực hiện các giao dịch
qua mạng internet từ khâu đặt hàng cho đến khâu
thanh toán. Trong khi đó, việc thu thập, xác minh
thông tin dữ liệu về lịch sử giao dịch, sao kê tài khoản
ngân hàng từ các ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh
toán hoặc các đơn vị làm trung gian thanh toán (ví
điện tử) còn hạn chế, đặc biệt là đối với các giao dịch

TMĐT xuyên biên giới, dẫn đến thất thu NSNN
không nhỏ.
Thực trạng quản lý hoạt động TMĐT
 Ngoài ra, liên quan đến cơ sở pháp lý, mặc dù các văn bản
pháp lý hiện hành điều chỉnh hoạt động TMĐT đã tương đối
đầy đủ, như Luật Thương mại, Luật Công nghệ thông tin,
Luật Giao dịch điện tử, nghị định về chữ ký số và dịch vụ
chứng thực chữ ký số,… tuy nhiên, do hoạt động TMĐT có
tính chất đặc thù nên đã làm phát sinh một số “khoảng trống”
mà chính sách thuế hiện nay chưa có quy định cụ thể, khiến
cho cơ quan thuế và người nộp thuế gặp lúng túng trong việc
thực thi. Đơn cử như tại Lâm Đồng hay tại Bến Tre trong thời
gian vừa qua đã phát sinh vướng mắc về chính sách thuế đối
với thu nhập cá nhân từ hành vi chuyển nhượng, mua bán vật
phẩm“ảo” trong game online,mua bán tiền “ảo” trên mạng
internet.
Thực trạng quản lý hoạt động TMĐT
 Thực tế, giá trị giao dịch của loại hình mua bán này
lên tới hàng chục tỷ đồng, thậm chí hàng trăm tỷ
đồng, nhưng do hiện nay các văn bản về thuế chưa
hướng dẫn rõ các cá nhân có thu nhập từ mua bán vật
phẩm ảo trong trò chơi trực tuyến hoặc mua bán tiền
ảo trên mạng có phải làthu nhập từ hoạt động kinh
doanh hay không, hay thu nhập từ bản quyền, nên
chưa có chế tài xử lý.
Giải pháp quản lý thuế TMĐT
 Để nâng cao hiệu quả quản lý thuế và tăngthu NSNN
từ hoạt động kinh doanh TMĐT trong thời gian tới,
ngành thuế dự kiến tập trung vào các nhóm giải pháp
sau:

 Thứ nhất, trong năm 2015, Tổng cục Thuế sẽ nghiên
cứu tham mưu Bộ Tài chính ban hành bổ sung một số
quy định về thuế còn chưa điều chỉnh để tránh thất
thu, tiến đến xây dựng và ban hành một thông tư
hướng dẫn đầy đủ, toàn diện về thuế đối với hoạt
động TMĐT để người nộp thuế dễ thực hiện và chấp
hành pháp luật thuế đầy đủ.
Giải pháp quản lý thuế TMĐT
 Thứ hai, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các doanh
nghiệp có hoạt động TMĐT theo lĩnh vực kinh doanh, theo
nhóm giao dịch, bao gồm các thông tin: thông tin định danh
(tên, địa chỉ công ty, địa chỉ website, ngành nghề kinh doanh,
số giấy phép đăng ký hoạt động sàn giao dịch TMĐT, );
thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế; thông tin về
tình hình tài chính. Xây dựng cơ sở dữ liệu và triển khai rộng
rãi các dịch vụ thuế điện tử như khai thuế điện tử, hoá đơn
điện tử, nộp thuế online, đảm bảo 100% người nộp thuế đều
có điều kiện tiếp cận các phương tiện này, để bắt nhịp cùng
với TMĐT, đồng thời giảm thời gian tuân thủ về thuế của các
hoạt động kinh doanh truyền thống.
Giải pháp quản lý thuế TMĐT
 Thứ ba, thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý
thuế đối với hoạt động TMĐT, tổng hợp các hành vi
trốn/tránh thuế phổ biến của người nộp thuế, phân loại
người nộp thuế theo các nhóm điển hình để có các
biện pháp quản lý thuế phù hợp. Ví dụ, đối với người
nộp thuế là những doanh nghiệp có rủi ro lớn về thuế,
sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra; đối với các đối
tượng mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh qua
mạng không có cơ sở thường trú tại Việt Nam để xây

dựng cơ chế quản lý phù hợp với thông lệ quốc tế,
chống thất thu thuế;
Giải pháp quản lý thuế TMĐT
 đối với người nộp thuế là các cá nhân kinh doanh nhỏ
lẻ tham gia vào các giao dịch nhỏ lẻ, số lượng lượng
lớn và giá trị giao dịch thấp, sẽ đẩy mạng công tác
tuyên truyền, giáo dục để họ chấp hành pháp luật thuế
đầy đủ.
 Thứ tư, tổ chức đào tạo cho các công chức làm công
tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT nhằm trang
bị kiến thức về TMĐT, kiến thức ngoại ngữ, công
nghệ thông tin và kỹ năng thanh tra, kiểm tra bằng
phương pháp máy tính.
Giải pháp quản lý thuế TMĐT
 Thứ năm, tăng cường phối hợp với cáccác tổ chức
quốc tế, cơ quan thuế các nước, các Bộ, ngành(Bộ
Công thương; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ
Công An; Ngân hàng Nhà nước),các công ty viễn
thông, các công ty hoạt động trong lĩnh vực công
nghệ thông tin, truyền dẫn, cung cấp hạ tầng
mạng; cung cấp sàn giao dịch TMĐT, đăng ký tên
miền, thuê máy chủ, thuê đường truyền dẫn, thanh
toán qua ngân hàng để xác định các hành vi vi
phạm pháp luật thuế và kịp thời có biện pháp xử
lý nhằm tăng cường tính tuân thủ của NNT.
Giải pháp quản lý thuế TMĐT
 Tổng cục Thuế rất mong nhận được sự quan tâm, hợp
tác toàn diện từ phía các Bộ, ngành liên quan, hiệp hội
và cộng đồng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
TMĐT để từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý và

nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt
động TMĐTđồng thời góp phần tạo môi trường cạnh
tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!

×