Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.76 KB, 84 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
CƠ SỞ ĐÀO TẠO MIỀN TRUNG
KHOA CÔNG NGHỆ
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giảng viên hướng dẫn : TRƯƠNG THỊ THU HƯƠNG
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ DUNG
TRIỆU THỊ MẾN
ĐẶNG THỊ TUYẾT NHUNG
Lớp : DHMT7B
Khoá : 2011-2015
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn BGH trường ĐH Công nghiệp TP
Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để sinh viên chúng em có một môi trường học tập tốt nhất
cả về cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất.
Chúng em xin cảm ơn Viện Khoa Học Công Nghệ & Quản Lý Môi Trường đã
giúp chúng em có cơ hội và điều kiện để mở mang tìm hiểu kiến thức và kinh nghiệm
trong quá trình học tập và thực tế. Đặc biệt, chúng em xin chân thành cảm ơn cô Trương
Thị Thu Hương đã chỉ bảo tận tình, là chỗ dựa rất lớn cho chúng em về mặt kiến thức và
kinh nghiệm để nhóm chúng em hoàn thành khóa thực tập tốt nghiệp này.
Thông qua báo cáo thực tập này, em xin cảm ơn ban lãnh đạo Sở Tài nguyên và
Môi trường thành phố Hồ Chí Minh , các anh chị phòng Quản lý tài nguyên nước và
khoáng sản và các bộ phận phòng ban khác đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em tiếp cận
thực tế tại cơ quan cũng như cung cấp và hướng dẫn cho em những tài liệu cần thiết trong
suốt thời gian thực tập.
Hy vọng thông qua những nỗ lực tìm hiểu, chúng em sẽ giúp bản thân và các bạn
củng cố kiến thức trong lĩnh vực quản lý môi trường với đề tài: Quản lý Nhà Nước về


Tài Nguyên nước dưới đất Thành Phố Hồ Chí Minh.
Quả thực, kiến thức là một kho tàng mênh mông, vô hạn mà sự hiểu biết cũng như
khả năng tìm tòi của chúng em vẫn còn rất nhiều hạn chế. Vậy nên, với những giới hạn về
kiến thức cũng như thời gian, trong quá trình tìm hiểu và hoàn thành báo cáo, nhóm
chúng em không tránh khỏi những thiếu sót, mong thầy cô và các anh chị tận tình góp ý
để chúng em càng hoàn thiện hơn nữa những kiến thức của mình.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước – tài nguyên quý giá. Nước đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con
người và sinh vật. Nước cũng là yếu tố không thế thiếu trong hầu hết các quá trình của sự
sống. Là thành phần không thể thiếu trong cấu trúc tế bào, chiếm khoảng 60-70% trọng
lượng của cơ thể người (thậm trí lên tới 99% đối với loài sứa), nước phân phối ở khắp nơi
như máu, cơ bắp, não bộ, phổi, xương khớp Các nghiên cứu đã chứng minh, con người
Con người có thể chịu đựng đói ăn trong vài tháng, nhưng thiếu nước trong vài ngày là đã
có nhiều nguy cơ tử vong.
Theo Luật Tài nguyên nước của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy
định: " Tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước
biển thuộc lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ". Ngoài ra nước là động
lực chủ yếu chi phối mọi hoạt động dân sinh kinh tế của con người. Nước được sử dụng
rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ điện, giao thông vận tải, chăn nuôi
thuỷ sản v.v Do tính chất quan trọng của nước như vậy nên UNESCO lấy ngày 22/3 làm
ngày nước thế giới.
Tài nguyên nước là một thành phần gắn với mức độ phát triển của xã hội loài
người tức là cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ mà tài nguyên nước ngày
càng được bổ sung trong ngân quỹ nước các quốc gia. Thời kỳ nguyên thuỷ, tài nguyên
nước chỉ bó hẹp ở các khe suối, khi con người chưa có khả năng khai thác sông, hồ và các
thuỷ vực khác. Chỉ khi kỹ thuật khoan phát triển thì nước ngầm tầng sâu mới trở thành tài

nguyên nước. Và ngày nay với các công nghệ sinh hoá học tiên tiến thì việc tạo ra nước
ngọt từ nước biển cũng không thành vấn đề lớn. Tương lai các khối băng trên các núi cao
và các vùng cực cũng nằm trong tầm khai thác của con người và nó là một nguồn tài
nguyên nước tiềm năng lớn.
Tuy mang đặc tính vĩnh cửu nhưng trữ lượng hàng năm không phải là vô tận, tức là
sức tái tạo của dòng chảy cũng nằm trong một giới hạn nào đó không phụ thuộc vào mong
muốn của con người. Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, áp lực từ sự
gia tăng dân số không ngừng và nhu cầu sử dụng lớn trongmọi ngành nghề kinh tế, xã
Quản lý nhà nước về Tài nguyên nước TP.HCM Page 3
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
hội, nhu cầu sử dụng nước, đặc biệt là nước sạch ngày một gia tăng. Vậy nhưng thực tế
hiện nay thì nguồn nước sạch, nhất là nước ngầm ngày một cạn kiệt và việc sử dụng
không hợp lý đã bị ô nhiễm nặng nề. Nó trở thành thách thức lớn cho mọi nhà quản lý. Đó
là làm thế nào vừa cung cấp đầy đủ nước sạch phục vụ phát triễn kinh tế xã hội mà vẫn
đảm bảo nguồn nước cho tương lai và bảo vệ môi trường?
Trước thực trạng cấp bách của tài nguyên nước, công tác quản lý nhà nước được
cho là yếu tố chìa khóa quyết định sống còn đối với tài nguyên nước nói chung và tài
nguyên nước ngầm nói riêng. Đề tài “Quản lý nhà nước về tài nguyên nước ngầm thành
phố Hồ Chí Minh” sẽ giới thiệu sơ lược về tài nguyên nước và thực trạng sử dụng, đồng
thời giới thiệu về hệ thống quản lý nhà nước về tài nguyên nước nói chung và tài nguyên
nước ngầm nói riêng.
2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG THỰC TẬP
Mục tiêu
Nghiên cứu về hệ thống quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương của nước
ta cũng như công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh, từ đó cải thiện kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn đối với công tác bảo
vệ, quản lý tài nguyên nước.
Mục đích:
− Củng cố kiến thức lý thuyết và áp dụng vào thực tiễn công tác quản lý và bảo vệ tài
nguyên nước dưới đất.

− Tự rèn luyện năng lực thực hành công tác quản lý môi trường nói chung và tài
nguyên nói riêng
− Tham gia các công tác thực địa để có cái nhìn trân thực và khách quan nhất về tình
hình tài nguyên nước dưới đất tại Thành phố Hồ Chí Minh
− Tiếp cận với các số liệu thông kê, kết quả điều tra hay các bài báo cáo đã được
thực hiện trước đó, từ đó khái quát hóa và trình bày kết quả nghiên cứu qua báo
cáo tốt nghiệp.
Quản lý nhà nước về Tài nguyên nước TP.HCM Page 4
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Nội Dung:
− Tìm hiểu cơ chế chính sách quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước nói chung và
đối với tài nguyên nước dưới đất nói riêng.
− Đặc điểm tài nguyên nước dưới đất tại Tp.HCM
− Đánh giá hiện trạng quản lý tài nguyên nước dưới đất. Đồng thời đưa ra các biện pháp
khắc phục và quản lý hiệu quả tài nguyên nước dưới đất.
3. ĐỊA ĐIỂM, PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC TẬP
 Địa điểm thực tập
Đơn vị: Sở Tài Nguyên Môi Trường Thành phố Hồ Chí Minh.
Phòng thực tập: Phòng quản lý Tài nguyên và Khoáng sản.
Địa chỉ: 63 Lý Tự Trọng, Quận 1, TP.HCM
Điện Thoại: 84-8-8293661
- Fax: 84-8-8231806
- Email:
 Thời gian thực tập
Thời gian thực tập bắt đầu từ ngày 1/8/2014 đến ngày 15/9/2014. Trong đó, các
hoạt động thực tập được thực hiện theo kế hoạch như sau:
− Từ ngày 1/8 đến ngày 18/8 : Tìm hiểu tổng quan về Luật, Hệ thống cơ quan nhà
nước về quản lý tài nguyên nước tại thành phố Hồ Chí Minh
− Từ ngày 18/8 đến ngày 1/9 : Tìm hiểu về nội dung và hiện trạng quản lý tài nguyên
nước tại thanh phố Hồ Chí Minh.

− Từ ngày 1/9 đến ngày 15/9 : Tiến hành viết báo cáo
 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên các tài liệu về công tác quản lý tài nguyên nước trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra những kết luận cũng như kiến nghị giúp cho
việc thực thi pháp luật trong quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên nước nói chung và
tài nguyên nước dưới đất nói riêng trở nên tốt hơn.
4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Quản lý nhà nước về Tài nguyên nước TP.HCM Page 5
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Phương pháp tìm kiếm dữ liệu: Sưu tầm các tài liệu có sẵn, số liệu xảy ra trong quá
khứ; khám phá hay dịch thuật tài liệu mới. Sau đó chọn lọc đánh giá, phân tích tổng hợp
dữ liệu.
Phương pháp thực nghiệm : Tiến hành thực hiện khảo sát thực địa lấy mẫu, thí
nghiệm, khảo sát, phân tích.
Phương pháp thống kê: Hệ thống hóa các chỉ tiêu cần thống kê, tiến hành điều tra
thống kê, tổng hợp thống kê, phân tích và dự đoán.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1. GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP
TÊN CƠ QUAN: Sở Tài Nguyên Môi Trường Thành phố Hồ Chí Minh. PHÒNG THỰC
TẬP: Phòng quản lý Tài nguyên và Khoáng sản.
• Địa chỉ: 63 Lý Tự Trọng, Quận 1, TP.HCM
• SĐT: 84-8-8293661
• Fax: 84-8-8231806
• Email:
• Website: />1.1.1. Sở Tài Nguyên Môi Trường Thành phố Hồ Chí Minh
1.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết
định số 121/2003/QĐ-UB ngày 18/7/2003 của Ủy ban Nhân dân Thành phố trên cơ sở bộ
máy tổ chức thuộc lĩnh vực địa chính của Sở Địa chính - Nhà đất và tiếp nhận các tổ chức
thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi

trường từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Khoa học - Công nghệ và Môi
trường, Sở Công nghiệp và Sở Giao thông Công chính.
Tuy mới được thành lập, gặp khó khăn từ nhiều nguồn cán bộ quy tụ lại nhưng với
quyết tâm, Sở Tài nguyên và Môi trường đã vừa tiếp thu những nền tảng và thành quả từ
các lĩnh vực khác sát nhập lại, nhất là lĩnh vực địa chính của Sở Địa chính – Nhà đất đã
được hình thành và phát triển gần 30 năm nay (tiền thân là Ban Quản lý ruộng đất, sau đổi
tên là Ban Quản lý đất đai, Sở Địa chính) vừa củng cố, xây dựng tổ chức bộ máy và hoạt
động của Sở để đưa Sở đi vào hoạt động ổn định và không ngừng phát triển.
Quản lý nhà nước về Tài nguyên nước TP.HCM Page 6
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Các mốc thời gian gắn liền với lịch sử thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường như
sau:
+ Năm 1976: Phòng Quy hoạch và Quản lý ruộng đất thuộc Sở Nông nghiệp thành phố.
+ Năm 1981: thành lập Ban Quản lý ruộng đất
+ Năm 1993: Đổi tên thành Ban Quản lý đất đai
+ Năm 1994: Đổi tên thành Sở Địa chính
+ Năm 1998: Sáp nhập với Sở Nhà đất thành Sở Địa chính – Nhà đất
+ Tháng 8 Năm 2003: thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường, là cơ quan
chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí
tượng thủy văn, đo đạc bản đồ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
1.1.1.2. Các cơ quan trực thuộc
 Chi Cục Bảo vệ môi trường;
 Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố;
 Văn phòng Biến đổi khí hậu;
 Trung tâm Phát triển quỹ đất;
 Trung tâm Đo đạc bản đồ;
 Trung tâm Kiểm định bản đồ và Tư vấn Tài nguyên Môi trường;
 Ban Quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải Thành phố;
 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

 Quỹ Bảo vệ môi trường.
1.1.1.3. Sơ đồ tổ chức
Sở Tài nguyên và Môi trường bao gồm: Văn phòng, Thanh tra và các phòng
chuyên môn, nghiệp vụ. Căn cứ tính chất, đặc điểm, yêu cầu quản lý cụ thể, Giám đốc
Sở Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập, bãi bỏ, sáp nhập hoặc điều chỉnh
các phòng chuyên môn, nghiệp vụ trên cơ sở thỏa thuận với Giám đốc Sở Nội vụ
nhưng không vượt quá số lượng theo quy định.
Quản lý nhà nước về Tài nguyên nước TP.HCM Page 7
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Hình 1. Sơ đồ tổ chức Sở Tài Nguyên và Môi Trường TP.HCM
1.1.1.4. Chức năng nhiệm vụ
Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành
phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố về lĩnh vực tài nguyên
và môi trường, bao gồm: Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa
chất, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ; tổng hợp và thống nhất quản lý
các vấn đề về biển và đảo; thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản
lý của Sở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố có chức năng chính sau:
 Tham mưu ban hành văn bản trình Ủy ban nhân dân Thành phố:
+ Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác chỉ đạo công tác quản lý nhà nước
về lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí
tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ, biển và hải đảo (sau đây gọi chung là tài nguyên và
môi trường) trên địa bàn thành phố;
+ Dự thảo quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm; chương trình, đề án, dự án về
lĩnh vực tài nguyên và môi trường và các giải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi
trường phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố;
Quản lý nhà nước về Tài nguyên nước TP.HCM Page 8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Dự thảo Quy định tiêu chuẩn chức danh đối với cấp trưởng, cấp phó các đơn vị

trực thuộc Sở và Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường quận,
huyện.
 Tham mưu ban hành văn bản Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố
+ Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Thành phố về lĩnh vực tài nguyên và môi trường;
+ Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể, tổ chức lại các chi cục và đơn vị
sự nghiệp thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; dự thảo quyết định quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của chi cục thuộc Sở theo quy định của pháp luật;
+ Dự thảo các văn bản quy định cụ thể về quan hệ công tác giữa Sở Tài nguyên và
Môi trường với các Sở có liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện.
1.1.1.5. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trong lĩnh vực Tài nguyên nước
BTNMT chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập quy hoạch, kế hoạch
quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;
tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
Tổ chức thẩm định các đề án, dự án về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, chuyển
nước giữa các lưu vực sông thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân Thành phố;
Tổ chức thực hiện việc xác định ngưỡng giới hạn khai thác nước đối với các sông,
các tầng chứa nước, các khu vực dự trữ nước, các khu vực hạn chế khai thác nước; kế
hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước trên địa bàn thành phố;
Tổ chức thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình
chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, giấy phép
xả nước thải vào nguồn nước và giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất theo thẩm
quyền; thực hiện việc cấp phép và thu phí, lệ phí về tài nguyên nước theo quy định của
pháp luật; thanh tra, kiểm tra các hoạt động về tài nguyên nước quy định trong giấy phép;
Tổ chức thực hiện công tác điều tra cơ bản, kiểm kê, thống kê, lưu trữ số liệu tài
nguyên nước trên địa bàn; tổ chức quản lý, khai thác các công trình quan trắc tài nguyên
nước do địa phương đầu tư xây dựng;
Quản lý nhà nước về Tài nguyên nước TP.HCM Page 9
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng nước, các nguồn thải vào nguồn nước trên

địa bàn; lập danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt;
Hướng dẫn, kiểm tra việc trám lấp giếng không sử dụng theo quy định của pháp
luật;
Tham gia tổ chức phối hợp liên ngành của Trung ương, thường trực tổ chức phối
hợp liên ngành của địa phương về quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn nước lưu vực sông.
1.1.2. Phòng quản lý tài nguyên nước và khoáng sản
1.1.2.1. Chức năng
Tham mưu cho lãnh đọ Sở thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, địa chất; khí tượng thủy văn; qản lý tổng hợp biền hải đạo trên địa
bàn thành phố
1.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Tham mưu Sở chủ trì xây dựng và thực hiện chiến lược, lập và thực hiện quy
hoạch tài nguyên nước, kế hoạch khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản, tài nguyên biển và môi trường biển, vùng ven biển, hải đảo trên địa bàn thành
phố
Tổ chức điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước, tài nguyên khoáng
sản, tài nguyên biển theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành; góp ý đối với dự thảo
các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
Phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; phối hợp trong việc
tuần tra, kiếm soát các hoạt động chuyên ngành về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo
vệ môi trường vũng biển, ven biển và hải đảo
Tham gia nghiên cứu, ứng dụng kết quả khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý
tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, khí tượng thuỷ văn, tài nguyên biển trên địa bàn
thành phố
Thực hiện thẩm định cấp phép, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung,
đình chỉ hiệu lục, thu hồi các loại giấy phép thăm dò, khai thac, sử dung tài nguyên nước,
hành nghề khan nước dưới đất, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn thành phố
Quản lý nhà nước về Tài nguyên nước TP.HCM Page 10
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Thẩm định hồ sơ về việc cấp, gia hạn, thu hồi, trả lại giấy phép hoạt động khoáng
sản, ho phép chuyển nhượng, cho phép tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản
trong trường hợp được thừa kế, phê duyệt trữ lượng khoáng sản và các đề án đóng cửa
mở; tổ chức thẩm định báo cáo thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
va than bùn
Thẩm định hồ sơ về việc cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung thu hồi giấy phép hoạt
động của các công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng trên địa bàn thành phố
Tham gia xây dựng phương án phòng chống, khắc phục hạy quả thiên tai trên địa
bàn thành phố; Tham gia bảo vệ các công trình nghiên cứu, quan trắc khí tượng thủy văn’
chủ trì thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình khí tượng thủy
văn chuyên dùng
Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác quản lý tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản, khí tưởng thủy văn, biển và hải đảo cho Phòng Tài nguyên nước và Môi
trường quận, huyện
Xét duyệt các dự án về tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản theo phân cấp của
Bộ, Ủy ban nhân dân thành phố
Thực hiện các công tác có liên quan đến quản lý tai biến địa chất
Khoanh định, vùng cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất, vùng cần bổ sung nhân
tạo nước dưới đất; xác định dòng chảy tối thiểu, ngưỡng khai thác theo hưởng dẫn của Bộ
Tài nguyên và Môi trường
Khẳng định, đề xuất và tổ chức thực hiện sau khi được Ủy ban nhân dân Thành
phố phê duyệt đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của ủy ban nhân dân thành
phố về các khu vực cấm hoạt động khoáng sản; khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng
sán; khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; các biện pháp bảo vệ khoáng sản
chưa khai thác
Lập kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với khoáng sản thuộc thẩm
quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân thành phố; tổ chức tiếp nhận hồ sơ đấu giá quyền
khai thác khoáng sản để chuyển tổ chức bản đầu giá chuyên nghiệp thực hiện; chuẩn bị hồ
sơ, tài liệu trước và sau phiên đấu giá, hoặc tổ chức, tham gia Hội đồng đấu giá quyền
Quản lý nhà nước về Tài nguyên nước TP.HCM Page 11

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
khai thác khoáng sản theo quy định trong trường hợp không có tổ chức hội hoạt động
trong lĩnh vực chuyên nghiệp
Quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức hội hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn
theo phân công của Lãnh đạo Sở
Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở giao
Lãnh đạo Phòng Quản lý tài nguyên nước và khoáng sản được quyền thừa lệnh
giám đốc Sở kỷ các văn bản nhằm trao đổi thông tin, nghiệp vụ liên quan đến nhiệm vụ
được giao
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
2.1.1. Một số khái niệm
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng
vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công
nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt.
Các nguồn nước ngọt bao gồm: Nước mặt, nước dưới đất và dòng chảy ngầm.
 Nước mặt
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Nước
mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại
dương, bốc hơi và thấm xuống đất.
Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nước trong hệ
thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác. Các yếu tố này như
khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ chứa nhân tạo, độ thấm của đất
bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm của dòng chảy mặn trong lưu vực, thời
lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phương. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến
tỷ lệ mất nước.
Brasil được đánh giá là quốc gia có nguồn nước mặt cung cấp nước ngọt lớn nhất
thế giới, sau đó là Nga và Canada
Quản lý nhà nước về Tài nguyên nước TP.HCM Page 12
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

 Nước dưới đất
Nước dưới đất hay còn gọi là nước ngầm là một dạng nước ngọt được chứa trong
các lỗ rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm nước bên
dưới mực nước ngầm. Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm nông, nước ngầm sâu và
nước chôn vùi.
Nước ngầm cũng có những đặc điểm giống như nước mặt như: nguồn vào (bổ
cấp), nguồn ra và chứa. Sự khác biệt chủ yếu với nước mặt là do tốc độ luân chuyển chậm
(dòng thấm rất chậm so với nước mặt), khả năng giữ nước ngầm nhìn chung lớn hơn nước
mặt khi so sánh về lượng nước đầu vào. Sự khác biệt này làm cho con người sử dụng nó
một cách vô tội vạ trong một thời gian dài mà không cần dự trữ. Đó là quan niệm sai lầm,
khi mà nguồn nước khai thác vượt quá lượng bổ cấp sẽ là cạn kiệt tầng chứa nước và
không thể phục hồi. Nguồn cung cấp nước cho nước ngầm là nước mặt thấm vào tầng
chứa. Các nguồn thoát tự nhiên như suối và thấm vào các đại dương.
 Dòng chảy ngầm
Trên suốt dòng sông, lượng nước chảy về hạ nguồn thường bao gồm hai dạng là
dòng chảy trên mặt và chảy thành dòng ngầm trong các đá bị nứt nẻ (không phải nước
ngầm) dưới các con sông. Đối với một số thung lũng lớn, yếu tố không quan sát được này
có thể có lưu lượng lớn hơn rất nhiều so với dòng chảy mặt. Dòng chảy ngầm thường
hình thành một bề mặt động lực học giữa nước mặt và nước ngầm thật sự. Nó nhận nước
từ nguồn nước ngầm khi tầng ngậm nước đã được bổ cấp đầy đủ và bổ sung nước vào
tầng nước ngầm khi nước ngầm cạn kiệt. Dạng dòng chảy này phổ biến ở các khu
vực karst do ở đây có rất nhiều hố sụt và dòng sông ngầm.
2.1.2. Vai trò của tài nguyên nước
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật trên quả đất.
Nếu không có nước thì chắc chắn không có sự sống xuất hiện trên quả đất, thiếu nước thì
cả nền văn minh hiện nay cũng không tồn tại được. Từ xưa, con người đã biết đến vai trò
quan trọng của nước; các nhà khoa học cổ đại đã coi nước là thành phần cơ bản của vật
chất và trong quá trình phát triển của xã hội loài người thì các nền văn minh lớn của nhân
Quản lý nhà nước về Tài nguyên nước TP.HCM Page 13
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

loại đều xuất hiện và phát triển trên lưu vực của các con sông lớn như: nền văn minh
Lưỡng hà ở Tây Á nằm ở lưu vực hai con sông lớn là Tigre và Euphrate (thuộc Irak hiện
nay); nền văn minh Ai Cập ở hạ lưu sông Nil; nền văn minh sông Hằng ở Ấn Ðộ; nền văn
minh Hoàng hà ở Trung Quốc; nền văn minh sông Hồng ở Việt Nam
2.1.2.1. Vai trò của nước đối với con người
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn được vài
ngày, nhưng không thể nhịn uống nước. Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, 65-
75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương. Nước tồn tại ở hai
dạng: nước trong tế bào và nước ngoài tế bào. Nước ngoài tế bào có trong huyết tương
máu, dịch limpho, nước bọt… Huyết tương chiếm khoảng 20% lượng dịch ngoài tế bào
của cơ thể (3-4 lít). Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất
diễn ra không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh
dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước. Một
người nặng 60 kg cần cung cấp 2-3 lít nước để đổi mới lượng nước của có thể, và duy trì
các hoạt động sống bình thường.
Uống không đủ nước ảnh hưởng đến chức năng của tế bào cũng như chức năng các
hệ thống trong cơ thể. như suy giảm chức năng thận. Những người thường xuyên uống
không đủ nước da thường khô, tóc dễ gãy, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, đau đầu, có thể
xuất hiện táo bón, hình thành sỏi ở thận và túi mật. Khi cơ thể mất trên 10% lượng nước
có khả năng gây trụy tim mạch, hạ huyết áp, nhịp tim tăng cao. Nguy hiểm hơn, bạn có
thể tử vong nếu lượng nước mất trên 20%”. Bên cạnh oxy, nước đóng vai trò quan trọng
thứ hai để duy trì sự sống.
Tóm lại, nước rất cần cho cơ thể, mỗi người phải tập cho mình một thói quen uống
nước để cơ thể không bị thiếu nước. Có thể nhận biết cơ thể bị thiếu nước qua cảm giác
khát hoặc màu của nước tiểu, nước tiểu có màu vàng đậm chứng tỏ cơ thể đang bị thiếu
nước.Duy trì cho cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng nước là yếu tố quan trọng bảo đảm sức
khỏe của mỗi người.
2.1.2.2. Vai trò của nước đối với sinh vật
Quản lý nhà nước về Tài nguyên nước TP.HCM Page 14
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 - 90% khối lượng cơ
thể sinh vật là nước, có trường hợp nước chiếm tỷ lệ cao hơn, tới 98% như ở một số cây
mọng nước, ở ruột khoang (ví dụ: thủy tức).
Nước là dung môi cho các chất vô cơ, các chất hữu cơ có mang gốc phân cực (ưa
nước) như hydroxyl, amin, các boxyl…
Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ.
Nước là môi trường hoà tan chất vô cơ và phương tiện vận chuyển chất vô cơ và hữu cơ
trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật.
Nước bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định. Do
nước chiếm một lượng lớn trong tế bào thực vật, duy trì độ trương của tế bào cho
nên làm cho thực vật có một hình dáng nhất định.
Nước nối liền cây với đất và khí quyển góp phần tích cực trong việc bảo
đảm mối liên hệ khăng khít sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường. Trong quá
trình trao đổi giữa cây và môi trường đất có sự tham gia tích cực của ion H+ và OH- do
nước phân ly ra.
Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Nước còn là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật.
Cuối cùng nước giữ vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống của các sinh vật,
nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
2.1.2.3. Vai trò của nước đối với sản xuất phục vụ cho đời sống con người
Trong nông nghiệp: tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần nước đề phát triển. Từ
một hạt cải bắp phát triển thành một cây rau thương phẩm cần 25 lít nước; lúa cần 4.500
lít nước để cho ra 1 kg hạt. Dân gian ta có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”,
qua đó chúng ta có thể thấy được vai trò của nước trong nông nghiệp. Theo FAO, tưới
nước và phân bón là hai yếu tố quyết định hàng đầu là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có
vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí
trong đất, làm cho tốc độ tăng sản lượng lương thực vượt qua tốc độ tăng dân số thế giới.
Đối với VIệt Nam, nước đã cùng với con người làm lên nền Văn minh lúa nước tại châu
Quản lý nhà nước về Tài nguyên nước TP.HCM Page 15
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

thổ sông Hồng – các nôi Văn minh của dân tộc, của đất nước, đã làm nên các hệ sinh thái
nông nghiệp có năng xuất và tính bền vững vào loại cao nhất thế giới, đã làm nên một
nước Việt Nam có xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới hiện nay. Nước Việt Nam theo
nghĩa đen đúng của nó là nước – H
2
O.
Trong Công nghiệp: Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Nước dùng
để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa chất màu và
các phản ứng hóa học. Để sản xuất 1 tấn gang cần 300 tấn nước, một tấn xút cần 800 tấn
nước. Người ta ước tính rằng 15% sử dụng nước trên toàn thế giới công nghiệp như: các
nhà máy điện, sử dụng nước để làm mát hoặc như một nguồn năng lượng, quặng và nhà
máy lọc dầu, sử dụng nước trong quá trình hóa học, và các nhà máy sản xuất, sử dụng
nước như một dung môi. Mỗi ngành công nghiêp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi công
nghệ yêu cầu một lượng nước, loại nước khác nhau. Nước góp phần làm động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế. Nếu không có nước thì chắc chắn toàn bộ các hệ thống sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp…trên hành tinh này đều ngừng hoạt động và không tồn tại.
Từ 3.000 năm trước công nguyên, người Ai Cập đã biết dùng hệ thống tưới nước
để trồng trọt và ngày nay con người đã khám phá thêm nhiều khả năng của nước đảm bảo
cho sự phát triển của xã hội trong tương lai: nước là nguồn cung cấp thực phẩm và
nguyên liệu công nghiệp dồi dào, nước rất quan trọng trong nông nghiệp, công nghiệp,
trong sinh hoạt, thể thao, giải trí và cho rất nhiều hoạt động khác của con người. Ngoài ra
nước còn được coi là một khoáng sản đặc biệt vì nó tàng trữ một nguồn năng lượng lớn và
lại hòa tan nhiều vật chất có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu nhiều mặt của con người.
2.2. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN NƯỚC
Trên thế giới lượng nước toàn cầu là khoảng 1386 triệu km
3
, trong đó nước biển và
đại dương chiếm tới 96,5%. Chỉ còn lại khoảng 3,5% lượng nước trong đất liền và trong
khí quyển, nhưng hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các
cực. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một

tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí. Trong đó nước ngọt là nguồn tài nguyên
tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi.
Nhu cầu nước đã vượt cung ở một vài nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang
Quản lý nhà nước về Tài nguyên nước TP.HCM Page 16
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
tiếp tục tăng làm cho nhu cầu nước càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc
bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần đây. Trong suốt
thế kỷ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nước trên thế giới đã bị biến mất cùng với các
môi trường hỗ trợ có giá trị của chúng. Các hệ sinh thái nước ngọt mang đậm tính đa dạng
sinh học hiện đang suy giảm nhanh hơn các hệ sinh thái biển và đất liền.

Chương trình
khung trong việc định vị các nguồn tài nguyên nước cho các đối tượng sử dụng nước
được gọi là quyền về nước (water rights).
Theo hiểu biết hiện nay thì nước trên hành tinh của chúng ta phát sinh từ 3 nguồn:
bên trong lòng đất, từ các thiên thạch ngoài quả đất mang vào và từ tầng trên của khí
quyển; trong đó thì nguồn gốc từ bên trong lòng đất là chủ yếu. Nước có nguồn gốc bên
trong lòng đất được hình thành ở lớp vỏ giữa của quả đất do quá trình phân hóa các lớp
nham thạch ở nhiệt độ cao tạo ra, sau đó theo các khe nứt của lớp vỏ ngoài nước thoát dần
qua lớp vỏ ngoài thì biến thành thể hơi, bốc hơi và cuối cùng ngưng tụ lại thành thể lỏng
và rơi xuống mặt đất. Trên mặt đất, nước chảy tràn từ nơi cao đến nơi thấp và tràn ngập
các vùng trủng tạo nên các đại dương mênh mông và các sông hồ nguyên thủy. Theo sự
tính toán thì khối lượng nước ở trạng thái tự do phủ lên trên trái đất khoảng 1,4 tỉ km3,
nhưng so với trử lượng nước ở lớp vỏ giữa của qủa đất ( khoảng 200 tỉ km3) thì chẳng
đáng kể vì nó chỉ chiếm không đến 1%. Tổng lượng nước tự nhiên trên thế giới theo ước
tính có khác nhau theo các tác giả và dao động từ 1.385.985.000 km3 (Lvovits, Xokolov -
1974) đến 1.457.802.450 km3 (F.Sargent - 1974).
Bảng 2.1. Trữ lượng nước trên thế giới (theo F. Sargent, 1974)
Loại nước Trữ lượng (km3)
Biển và đại dương 1.370.322.000

Nước ngầm 60.000.000
Băng và băng hà 26.660.000
Quản lý nhà nước về Tài nguyên nước TP.HCM Page 17
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Hồ nước ngọt 125.000
Hồ nước mặn 105.000
Khí ẩm trong đất 75.000
Hơi nước trong khí ẩm 14.000
Nước sông 1.000
Tuyết trên lục địa 250
Quản lý nhà nước về Tài nguyên nước TP.HCM Page 18
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.2.1. Nước mặn
Nước mặn là thuật ngữ chung để chỉ nước chứa một hàm lượng đáng kể các muối
hòa tan (chủ yếu là NaCl). Hàm lượng này thông thường được biểu diễn dưới dạng phần
nghìn (ppt) hay phần triệu (ppm) hoặc phần trăm (%) hay g/l. Các mức hàm lượng muối
được USGS Hoa Kỳ sử dụng để phân loại nước mặn thành ba thể loại.
• Nước hơi mặn chứa muối trong phạm vi 1.000 tới 3.000 ppm (1 tới 3 ppt).
• Nước mặn vừa phải chứa khoảng 3.000 tới 10.000 ppm (3 tới 10 ppt).
• Nước mặn nhiều chứa khoảng 10.000 tới 35.000 ppm (10 tới 35 ppt) muối.
Trên Trái Đất, nước biển trong các đại dương là nguồn nước mặn phổ biến nhất và
cũng là nguồn nước lớn nhất. Độ mặn trung bình của đại dương là khoảng 35.000 ppm
hay 35 ppt hoặc 3,5%, tương đương với 35 g/l. Hàm lượng nước mặn tự nhiên cao nhất có
tại hồ Assal ở Djibouti với nồng độ 34,8%
2.2.2. Nước ngọt
Nước ngọt hay nước nhạt là loại nước chứa một lượng tối thiểu các muối hòa tan,
đặc biệt là clorua natri (thường có nồng độ các loại muối hay còn gọi là độ mặn trong
khoảng 0,01 - 0,5 ppt hoặc tới 1 ppt), vì thế nó được phân biệt tương đối rõ ràng với nước
lợ hay các loại nước mặn và nước muối. Tất cả các nguồn nước ngọt có xuất phát điểm là
từ các cơn mưa được tạo ra do sự ngưng tụ tới hạn của hơi nước trong không khí, rơi

xuống ao, hồ, sông của mặt đất cũng như trong các nguồn nước ngầm hoặc do sự tan chảy
của băng hay tuyết. Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước
ngọt và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đã vượt cung ở một vài
nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu cầu nước
càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu hệ
sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần đây.
Trong suốt thế kỷ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nước trên thế giới đã bị biến
mất cùng với các môi trường hỗ trợ có giá trị của chúng. Các hệ sinh thái nước ngọt mang
đậm tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm nhanh hơn các hệ sinh thái biển và đất liền.
Theo Korzun va các cộng sự (1978), Lượng nước ngọt mà con người có thể sử
dụng được khoảng 35 triệu km3, chiếm 2,53% lượng nước toàn cầu. Tuy nhiên trong tổng
Quản lý nhà nước về Tài nguyên nước TP.HCM Page 19
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
số lượng nước ngọt đó, băng và tuyết chiếm tới 24 triệu km3 và nước ngầm nằm ở độ sâu
tới 600m so với mực nước biển chiếm 10,53 triệu km3. Lượng nước ngọt trong các hồ
chứa là 91.000 km3 và trong các sông suối là 2120 km3.
2.2.3. Nước mặt
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước.
Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi
chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi
các lưu vực, tổng lượng nước trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào
một số yếu tố khác. Các yếu tố này như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và
các hồ chứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm của
dòng chảy mặt trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phương. Tất cả
các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước. Sự bốc hơi nước trong đất, ao, hồ,
sông, biển; sự thoát hơi nước ở thực vật và động vật , hơi nước vào trong không khí sau
đó bị ngưng tụ lại trở về thể lỏng rơi xuống mặt đất hình thành mưa, nước mưa chảy tràn
trên mặt đất từ nơi cao đến nơi thấp tạo nên các dòng chảy hình thành nên thác, ghềnh,
suối, sông và được tích tụ lại ở những nơi thấp trên lục địa hình thành hồ hoặc được đưa
thẳng ra biển hình thành nên lớp nước trên bề mặt của vỏ trái đất.

Trong quá trình chảy tràn, nước hòa tan các muối khoáng trong các nham thạch nơi
nó chảy qua, một số vật liệu nhẹ không hòa tan được cuốn theo dòng chảy và bồi lắng ở
nơi khác thấp hơn, sự tích tụ muối khoáng trong nước biển sau một thời gian dài của quá
trình lịch sử của quả đất dần dần làm cho nước biển càng trở nên mặn. Có hai loại nước
mặt là nước ngọt hiện diện trong sông, ao, hồ trên các lục địa và nước mặn hiện diện
trong biển, các đại dương mênh mông, trong các hồ nước mặn trên các lục địa.
2.2.4. Nước ngầm
Nước ngầm hay còn gọi là nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các lỗ
rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm nước bên dưới
mực nước ngầm. Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm nông, nước ngầm sâu và
nước chôn vùi. "Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm
Quản lý nhà nước về Tài nguyên nước TP.HCM Page 20
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất, có
thể khai thác cho các hoạt động sống của con người".
Nước ngầm cũng có những đặc điểm giống như nước mặt như: nguồn vào (bổ cấp),
nguồn ra và chứa. Sự khác biệt chủ yếu với nước mặt là do tốc độ luân chuyển chậm (dòng
thấm rất chậm so với nước mặt), khả năng giữ nước ngầm nhìn chung lớn hơn nước mặt khi
so sánh về lượng nước đầu vào. Nguồn cung cấp nước cho nước ngầm là nước mặt thấm
vào tầng chứa. Các nguồn thoát tự nhiên như suối và thấm vào các đại dương.
Theo độ sâu phân bố, có thể chia nước ngầm thành nước ngầm tầng mặt và nước
ngầm tầng sâu. Ðặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di chuyển nhanh trong các
lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình. Nước ngầm tầng mặt thường không
có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt. Do vậy, thành phần và mực nước biến đổi nhiều,
phụ thuộc vào trạng thái của nước mặt. Loại nước ngầm tầng mặt rất dễ bị ô nhiễm. Nước
ngầm tầng sâu thường nằm trong lớp đất đá xốp được ngăn cách bên trên và phía dưới bởi
các lớp không thấm nước. Theo không gian phân bố, một lớp nước ngầm tầng sâu thường
có ba vùng chức năng:
• Vùng thu nhận nước.
• Vùng chuyển tải nước.

• Vùng khai thác nước có áp.
Khoảng cách giữa vùng thu nhận và vùng khai thác nước thường khá xa, từ vàichục
đến vài trăm km. Các lỗ khoan nước ở vùng khai thác thường có áp lực. Ðây là loại nước
ngầm có chất lượng tốt và lưu lượng ổn định. Trong các khu vực phát triển đá cacbonat
thường tồn tại loại nước ngầm caxtơ di chuyển theo các khe nứt caxtơ. Trong các dải cồn
cát vùng ven biển thường có các thấu kính nước ngọt nằm trên mực nước biển.
Có hai loại nước ngầm: nước ngầm không có áp lực và nước ngầm có áp lực.
• Nước ngầm không có áp lực: là dạng nước được giữ lại trong các lớp đá ngậm nước
và lớp đá nầy nằm bên trên lớp đá không thấm như lớp diệp thạch hoặc lớp sét nén
chặt. Loại nước ngầm nầy có áp suất rất yếu, nên muốn khai thác nó phải thì phải đào
giếng xuyên qua lớp đá ngậm rồi dùng bơm hút nước lên. Nước ngầm loại nầy thường
ở không sâu dưới mặt đất,ì có nhiều trong mùa mưa và ít dần trong mùa khô.
Quản lý nhà nước về Tài nguyên nước TP.HCM Page 21
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
• Nước ngầm có áp lực: là dạng nước được giữ lại trong các lớp đá ngậm nước và lớp
đá nầy bị kẹp giữa hai lớp sét hoặc diệp thạch không thấm. Do bị kẹp chặt giữa hai
lớp đá không thấm nên nước có một áp lực rất lớn vì thế khi khai thác người ta dùng
khoan xuyên qua lớp đá không thấm bên trên và chạm vào lớp nước này nó sẽ tự
phun lên mà không cần phải bơm. Loại nước ngầm nầy thường ở sâu dưới mặt đất, có
trử lượng lớn và thời gian hình thành nó phải mất hàng trăm năm thậm chí hàng nghìn
năm.
Lượng mưa trung bình hằng năm trên bề mặt trái đất khoảng 800 mm Tuy nhiên
sự phân bố mưa là không đồng đều giữa các khu vực trên thế giới, tạo nên những vùng
mưa nhiều, dư thừa nước và những vùng mưa ít, thiếu nước. Vùng dư thừa nước là nơi
lượng mưa cao, thỏa mãn được nhu cầu nước tiềm năng của thảm thực vật. Vùng thiếu
nước là nơi mưa ít không đủ cho thảm thực vật phát triển. Nhìn chung, châu Phi, Trung
Đông, miền Tây nước Mỹ, Tây Bắc Mehico, một phần của Chile, Argentina và phần lớn
Australia được coi la những vùng thiếu nước. Nguồn nước trên các con sông là nguồn
nước ngọt quan trọng, đáp ứng các nhu cầu nước của con người và sinh vật trên cạn. Theo
Shiklomanov (1990), lưu lượng nước trên các dòng sông, thông qua chu trình nước toàn

cầu, thể hiện sự biến động nhiều hơn lượng nước chứa trong các hồ, lượng nước ngầm và
các khối băng. Dưới đây là bảng Lượng nước chảy trên sông của thế giới
Bảng 2.2. Lượng nước chảy trên sông của thế giới
Khu vực
Dòng chảy hàng
năm (Km3)
% so với toàn cầu
Diện tích
1000Km2
Châu Âu 321 7 10.500
Châu Á 14.410 31 43.475
Châu Phi 4.570 10 30.120
Bắc và Trung Mỹ 8.200 17 24.200
Nam Mỹ 11.765 25 17.800
Quản lý nhà nước về Tài nguyên nước TP.HCM Page 22
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Úc 348 1 7.683
Châu Đại Dương 2.040 4 1.267
Châu Nam Cực 2.230 5 13.977
Tổng số 46.768 100 149.022
So với nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm có trữ lượng lớn hơn rất nhiều so với
nước của các con sông và hồ chứa. Đây là nguồn nước ngọt rất dồi dào của nhân loại. Nếu
chúng ta biết bảo vệ và khai thác hợp lý thì nước ngầm sẽ cho chúng ta nguồn nước ngọt
bền vững.
Tài nguyên nước ở Việt Nam được đánh giá là đa dạng và phong phú, bao gồm cả
nguồn nước mặt và nước ngầm ở các thủy vực tự nhiên và nhân tạo như sông, suối, hồ tự
nhiên, hồ nhân tạo, giếng khơi, hồ đập, ao, đầm phá và các túi nước ngầm.
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Có lương mưa bình quân hàng năm
lớn (1800 – 2000 mm) và có một hệ thống sông ngòi chằng chịt, tạo nên nguồn nước rất
phong phú. Nếu tính các sông có độ dài trên 10 km thì chúng ta có tới 2500 con sông, với

tổng chiều dài lên tới 52000 km. trong đó hai hệ thống sông lớn nhất là sông hồng và
sông Cửu Long đã tạo nên hai vùng dồng bằng trù phú nhất cho nông nghiệp phát triển.
Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi ở miền trung cũng rất phong phú, tạo nên đồng bằng ven
biển, tuy hẹp nhưng rất quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước.
Tổng trữ lượng tiềm tàng khả năng khai thác nước dưới đất chưa kể phần hải đảo
ước tính ở nước ta khoảng 60 tỷ m
3
/năm. Trữ lượng nước ở giai đoạn tìm kiếm thăm dò sơ
bộ mới đạt khoảng 8 tỷ m
3
/năm (khoảng 13% tổng trữ lượng).
Nếu kể cả nước mặt và nước dưới đất trên phạm vi lãnh thổ thì bình quân đầu
người đạt 4400 m
3
/người, năm (Thế giới 7400m
3
/người, năm). Theo chỉ tiêu đánh giá của
Hội Tài nguyên nước Quốc tế IWRA thì quốc gia nào dưới 4000m
3
/người, năm là quốc
gia thiếu nước. Như vậy, nước ta là một trong những nước đang và sẽ thiếu nước trong
một tương lai rất gần (Thực tế nếu kể cả lượng nước từ các lãnh thổ nước ngoài chảy vào
thì Việt Nam trung bình đạt khoảng 10.600m
3
/người, năm)
Quản lý nhà nước về Tài nguyên nước TP.HCM Page 23
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.3. TÀI NGUYÊN NƯỚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở phía Nam Việt Nam là thành phố lớn nhất nước.
Diện tích tự nhiên là 2.095 km

2
và dân số khoảng 7 triệu người, có mạng lưới sông ngòi
kênh rạch rất đa dạng,với tổng diện tích mặt nước 35.500 ha Nhu cầu nước cấp hiện
nay là 1,7 triệu m
3
/ngày và dự báo năm 2020 khoảng 3,2 triệu m
3
/ngày. Nguồn nước cấp
chính hiện nay là nước mặt và nước dưới đất. Đặc điểm tài nguyên nước thành phố Hồ
Chí minh như sau:
2.3.1. Tài nguyên nước mưa
Lượng mưa trung bình năm là 1935mm, lớn nhất 2718mm, nhỏ nhất 1392mm, số
ngày mưa trung bình năm là 159 ngày. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng mưa
và chiếm 80% tổng lượng mưa năm.
2.3.2. Tài nguyên nước mặt
Hệ thống sông Đồng Nai gồm sông chính là sông Đồng Nai và 4 phụ lưu lớn là
sông La Ngà, sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ. Hệ thống sông Đồng Nai với các
hồ chứa ở thượng nguồn đóng vai trò quan trọng và chủ yếu trong việc cung cấp nước cho
các nhu cầu nông nghiệp, công nghiệp và sinh họat của thành phố nói riêng và các tỉnh
miền Đông Nam bộ nói chung. Diện tích của lưu vực hệ thống sông này là 48.268 km
2
với tỏng lượng nước mặt hàng năm nhận được là 38,6 tỷ m
3
.
Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác,
có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm
cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố.
Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ
Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông Sài
Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m

đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và
Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí
Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn. Ngoài các
con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng
Quản lý nhà nước về Tài nguyên nước TP.HCM Page 24
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị
Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi ,dài khoảng7.880km.
Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh khai thác nước từ hệ thống sông này khoảng 1,3
triệu m
3
/ngày (sông Đồng Nai khoảng 1 triệu m
3
/ngày và sông Sài Gòn 0,3 triệu m
3
/ngày).
Dự báo vào năm 2020 tổng lượng nước khai thác từ hệ sông sông này khoảng 3 triệu
m
3
/ngày.
Chất lượng nước mặt hiện nay:
Khu vực thượng và trung lưu các sông lớn trong lưu vực (trước hồ Trị An trên sông
Đồng Nai, trước đập Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn, toàn bộ sông Bé, sông La Ngà) chưa
bị ô nhiễm và nước có chất lượng đạt tiêu chuẩn của WHO và tiêu chuẩn môi trường Việt
Nam (nguồn nước loại A).
Ở khu vực hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai (sau đập Trị An trên sông Đồng Nai, sau
đập Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, sông Thị Vải), nguồn nước đã có
dấu hiệu ô nhiễm rõ rệt do tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là ô nhiễm
môi trường nước trên các hệ thống kênh rạch nội thành, nội thị và ven đô. Chất ô nhiễm
chủ yếu là: các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, dầu mỡ, vi trùng từ chất thải công nghiệp,

sinh hoạt và nông nghiệp.
2.3.3. Tài nguyên nước dưới đất
2.3.3.1. Các tầng chứa nước
Thành phố Hồ Chí Minh có 5 đơn vị chứa nước chính sau:
+ Tầng chứa nước Holocen (Q
2
):
Chúng thường phân bố trên vùng có độ cao địa hình thấp, từ nhỏ hơn 2-5m, đôi nơi
ở độ cao địa hình từ 7-8m nhưng chiều dày nhỏ. Chiều dày thay đổi rất lớn từ 2-5m đến 5-
42m và có xu hướng tăng dần từ bắc xuống nam.
Thành phần đất đá chủ yếu là bùn sét, bột sét, bột lẫn cát mịn và các thấu kính cát
hạt mịn lẫn mùn thực vật có màu xám tro, xám nâu. Mực nước tĩnh thay đổi từ 0,5 đến
Quản lý nhà nước về Tài nguyên nước TP.HCM Page 25

×