Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Giải pháp đẩy mạnh sử dụng công nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.73 KB, 39 trang )

Lời mở đầu
Với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong những
năm qua Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế đáng kể , tỉ lệ tăng
trưởng cao từ 7% đến hơn 8% trong những năm gần đây . Kinh tế mở cửa ,
các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra nhộn nhịp và có những bước tiến
nhanh, các nhà máy và khu công nghiệp được xây dựng ngày càng nhiều
thay thế dần đất nông nghiệp.
Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất to lớn đóng vai trò quyết định
sự phát triển của các ngành khác và của toàn bộ nền kinh tế . Đại diện cho
phương thức sản xuất tiến bộ, hoạt động sản xuất công nghiệp sử dụng các
thành tựu của khoa học công nghệ với những phương tiện kĩ thuật ngày càng
hiện đại, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên làm yếu tố đầu vào của
quá trình sản xuất. Chuyển hoá chúng thành của cải vật chất nhằm phục vụ
đời sống sinh hoạt của con người. Trong thời đại ngày nay phát triển bền
vững là yêu cầu đặt ra cho tất cả các quốc gia. Phát triển công nghiệp dù ở
mức độ nào cũng đều gây nên tình trạng ô nhiễm và ảnh hưởng tiêu cực đến
việc thực hiện yêu cầu phát triển bền vững. Ở Việt Nam hiện nay hàng loạt
vấn đề đang đặt ra cấp thiết, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, đặc biệt ở
các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.Công tác quản lí môi
trường trong phát triển công nghiệp còn nhiều yếu kém, phương hướng khắc
phục gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, em đã tìm hiểu về môi trường đối với
phát triển công nghiệp ở Việt Nam hiện nay, từ đó nêu ra thực trạng và giải
pháp cùng với sự cấp thiết của vấn đề này.
Em xin chân thành cảm ơn cô Lương Thu Hà đã hướng dẫn và giúp em
hoàn thành đề án này
I. Quan hệ giữa phát triển công nghiệp với môi trường sinh thái:
1.Hệ thống sản xuất công nhiệp và môi trường
Quá trình phát triển công nghiệp đã tạo nên mối quan hệ giữa con người với
tự nhiên, hình thành hệ thống sản xuất công nghiệp môi trường.
sản xuất công
nghiệp lao động


công nghệ
đầu vào môi trưòng
tài nguyên tự
nhiên
chất thải
chất thải
công nghiệp
đầu ra sản
phâm
Tiêu dùng
sinh hoạt
Ti
chất thải tiêu
dùng
Trong hệ thống sản xuất công nghiệp-môi trường, đầu vào là các yếu tố của
môi trường sinh thái được hình thành một cách tự nhiên qua những quy luật
vận động biến đổi của tự nhiên, còn đầu ra cũng là những yếu tố vật chất
nhưng dưới dạng nhân tạo đã qua sự chế biến công nghiệp và sử dụng của
con người hình thành dưới những tác động chủ đích của con người, phục vụ
lợi ích của con người
Môi trường sinh thái là khởi nguồn và nền tảng cần thiết của hoạt động sản
xuất công nghiệp. Đầu vào của hoạt động sản xuất công nghiệp là các yếu tố
của môi trường sinh thái. Môi trường sinh thái cung cấp và đảm bảo không
gian cần thiết cho sự phát triển sản xuất công nghiệp. Những yếu tố môi
trường như đất đai, địa hình, khí hậu vốn còn xa lạ chưa được sử dụng trở
thành không gian cần thiết cho con người sử dụng trực tiếp trong sản xuất
công nghiệp. Khi sản xuất công nghiệp phát triển và không ngừng mở rộng
làm cho các yếu tố của môi trường bị thu hẹp lại nhường chỗ cho môi trường
nhân tạo phục vụ trực tiếp nhu cầu của sản xuất và đơì sống sinh hoạt của
con người.Môi trường sinh thái còn cung cấp cơ sở nguyên liệu, năng lượng

cho hoạt động sản xuất công nghiệp.Các nguồn tài nguyên thiên nhiên tồn
tại dưới các hình thức khác nhau như đất, nước, không khí, khoáng sản hóa
thạch được sử dụng như những đầu vào của hoạt động sản xuất công
nghiệp.Quá trình sản xuất công nghiệp đã biến những tài nguyên đó thành
những sản phẩm hữu ích phục vụ trực tiếp đời sống con người.
Với tư cách là các yếu tố đầu vào của sản xuất công nghiệp, các nguồn
tài nguyên thuộc môi trường sinh thái có thể chia thành những nhóm khác
nhau với những đặc trưng riêng biệt: nhóm tài nguyên tự nhiên có khả năng
tái sinh và phát triển, nguồn tài nguyên không tái sinh, nguồn tài nguyên môi
trường bao quanh như không khí, nước, đất.
Đầu ra của hoạt động sản xuất công nghiệp thể hiện kết quả của quá
trình sản xuất hình thành sản phẩm vật chất phục vụ đời sống sinh hoạt của
con người.Những tài nguyên môi trường được sử dụng qua quá trình chế
biến công nghiệp thay đổi trạng thái tự nhiên của chúng,nâng cao giá trị sử
dụng, biến thành sản phẩm nhân tạo phục vụ con người. Đầu ra của sản xuất
công nghiệp tồn tại dưới hai dạng chủ yếu: các sản phẩm vật chất hữu ích
cho con người và chất thải công nghiệp do không sử dụng, khai thác hết các
yếu tố đầu vào.Trong nhóm đầu ra, phần chiếm tỷ trọng giá trị lớn nhất, ảnh
hưởng quyết định đến phát triển công nghiệp là các sản phẩm hữu ích.những
sản phẩm này, qua hệ thống kênh phân phối, được chuyển đến người tiêu
dùng.cuối cùng, chúng cũng trở lại với môi trường sinh thái, bởi vì qua quá
trình tiêu dùng, sản phẩm bị hao mòn, hỏng hóc, mất dần giá trị sử dụng và
quay trở lại môi trường dưới dạng chất thải tiêu dùng.
Mặt khác, do những giới hạn về trình độ công nghệ sử dụng trong công
nghiệp,nên không phải tất cả tài nguyên đầu vào đều được sử dụng triệt để
tạo ra những sản phẩm có ích.ngòai những sản phẩm có ích , một phần tài
nguyên không sử dụng hết trong quá trình sản xuất cũng được trở lại môi
trường dưới dạng phế thải công nghiệp.
Như vậy xét cho cùng, các yếu tố của môi trường dưới các dạng tài
nguyên khác nhau qua quá trình sản xuất công nghiệp và phục vụ đời sống

sinh hoạt của con người cuối cùng lại quay trở lại môi trường nhưng dưới
dạng khác là phế thải công nghiệp hoặc rác thải sinh hoạt sẽ dẫn đến hình
thành hệ thống” sản xuất công nghiệp-môi trường”theo một vòng khép
kín.trong hệ thống này, sự phát triển quá nhanh của công nghiệp nếu không
tính đến những hậu quả về môi trường sẽ làm thay đổi hình thái môi
trường.chất thải tích tụ ngày càng nhiều trong môi trường,với tốc độ phân
hủy chậm làm đảo lộn những dạng cân bằng tổng thể vốn có của môi trường
sinh thái.
Hệ thống sản xuất công nghiệp-môi trường,thể hiện mối quan hệ chặt
chẽ giữa công nghiệp và môi trường. để hệ thống sản xuất công nghiệp phát
triển, các nguồn đầu vào phải được duy trì và phát triển. Việc phát triển công
nghiệp, hực hiện những mục tiêu và lợi ích kinh tế phục vụ con người không
tính đến lợi ích của môi trường đã làm gián đoạn các quá trình tự nhiên và
hệ quả chắc chắn là làm thay đổi trạng thái môi trường trong tương lai.
2. Quá trình phát triển công nghiệp và những tác động đến môi trường sinh
thái
a. Các giai đoạn phát triển của công nghiệp và những biến động môi trường
Quá trình phát triển công nghiệp dẫn đến những thay đổi của môi trường
sinh thái với quy mô, cường độ và tốc độ ngày càng lớn.công nghiệp là một
trong những nghành có tác động làm biến đổi nhanh chóng môi trường sinh
thái.xét trong quá trình phát triển của lòai người những tác động của hoạt
động sản xuất công nghiệp đến môi trường sinh thái có thể chia thành các
giai đọan sau:
Giai đoạn 1,trước nền văn minh công nghiệp, loài người sống chủ yếu
dựa vào nền văn minh nông nghiệp.tác động của hoạt động sản xuất công
nghiệp đến môi trường là rất ít do đó quy mô và hình thức tổ chức họat động
sản xuất công nghiệp cũng như khả năng nghiên cứu ứng dụng trong sản
xuất công nghiệp rất nhỏ bé. Sản xuất kiểu thủ công gia đình phân tán nhỏ lẻ
mới chỉ sử dụng một lượng nhỏ các nguồn tài nguyên môi trường làm đầu
vào cho hoạt động sản xuất công nghiệp. Đầu ra dưới dạng phê thải quy mô

nhỏ,sự tích tụ vào môi trường chưa vượt quá khả năng tự tái tạo của môi
trường sinh thái.sự biến đổi của môi trường tự nhiên diễn ra gần như dưới
tác động của những quy luật tự nhiên. Mối cân bằng tự nhiên được duy trì
trong suốt thời kỳ dài.con người với tư cách là một bộ phận nhỏ bé trong tự
nhiên sống chủ yếu dựa vào tự nhiên và phụ thuộc vào tự nhiên.Quan hệ
giữa tự nhiên với môi trường là quan hệ tự nhiên.
Giai đoạn 2, bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp, với sự phát triển
nhanh chóng của khoa học công nghệ mới ứng dụng vào sản xuất công
nghiệp. Thời kỳ này là sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất với đại
diện là nền sản xuất công nghiệp hiện đại ứng dụng những công nghệ tiên
tiến và mới nhất. Ở nhiều quốc gia, quá trình phát triển công nghiệp trong
giai đoạn này đồng nghĩa với quá trình phát triển công nghiệp hóa.kết quả là
đưa công nghiệp trở thành một nghành chủ đạo trong nền kinh tế với quy mô
và tốc độ phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước.Con người vượt qua
được những lệ thuộc vào tự nhiên,nhưng đồng thời cũng là quá trình thông
qua phát triển công nghiệp con người tăng cả về quy mô, cường độ và tốc độ
khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên vào phát triển của cải vật chất
phục vụ đời sống của con người.xét về khía cạnh môi trường,thời kỳ này là
thời kỳ làm suy giảm nhanh nhất khả năng tái tạo của tự nhiên. Hệ quả tất
yếu của một thời gian dài con người khai thác tài nguyên phát triển công
nghiệp phục vụ các mục tiêu kinh tế không tính tới những đòi hỏi bảo vệ và
gìn giữ môi trường nên nguồn tài nguyên bị suy kiệt, nguồn rác thải lớn tích
tụ nhiều gây hậu quả nghiêm trọng đến những biến đổi của các quy luật cân
bằng tự phá vỡ hệ cân bằng tự nhiên gây hậu quả nghiêm trọng cho chính
con người.trong giai đoạn này,nhiều khi con người đã tự luận giải cho khả
năng”chinh phục tự nhiên của mình”.con người đã phải trả giá cho hành
động phát triển công nghiệp
Giai đoan 3, với đặc chưng cơ bản là quá trình toàn cầu hóa diễn ra toàn
diện rộng rãi trong mọi lĩnh vực, mà trước tiên là trong các hoạt động sản
xuất thương mại. Giai đoạn phát triển cao của lực lượng sản xuất với nền

công nghiệp hiện đại được trang bị công nghệ tiên tiến nhất vượt xa các giai
đoạn trứoc đây, nâng cao khả năng khai thác tự nhiên cả tốc độ ứng dụng
công nghệ mới chưa từng có. Sự phát triển của văn minh nhân loại đến một
giai đoạn mới, nhìn nhận đầy đủ hơn về vai trò của môi trường sinh thái đối
với sự tồn tại và phát triển của chính loại người Sự phát triển công nghiệp
đã bước đầu được hoạch định với những chiến lược và chính sách có tính
toàn cầu với những rằng buộc chung để đảm bảo vừa phát triển kinh tế vừa
góp phần tái tạo gìn giữ và phát triển môi trường sinh thái phục vụ lợi ích
của chính con người trong tương lai.giai đoạn này vói những đặc trưng cơ
bản là phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường tạo sự phát triển
bền vững và được hợp tác của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế trong
bảo vệ và tái tạo môi trường sinh thái nhặm duy trì sự cân bằng sinh thái tạo
cơ sở cho sự phát triển lâu dài bền vững trong tương lai. Con người không
đánh đổi sự thiệt hại của môi trường lấy những lợi ích kinh tế trước mắt.
Tuy nhiên trong giai đoạn này, do quy luật phát triển không đồng
đều ,những nước đang phát triển còn nằm trong thời kỳ công nghiệp hóa
còn không tránh khỏi cạm bẫy,tập trung ưu tiên các chiến lược phát triển sản
xuất, tăng tốc độ phát triển kinh tế trong khi môi trường được coi là thứ yếu,
đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa với sự gia tăng tốc độ phát triển công
nghiệp cũng đồng nghĩa với khai thác ồ ạt tài nguyên tự nhiên và phát triển
kinh tế. hậu quả từ công nghiệp đến môi trường là bóp méo các quan hệ tự
nhiên vốn có. Nếu chính phủ các nước không có sự quan tâm thích đáng đến
môi trường, chủ động thực hiện các giải pháp để phát triển tạo nguồn tài
nguyên, thì ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến môi trường rất lớn
b.Những tác động của phát triển sản xuất công nghiệp đến môi trường sinh
thái.
Bắt đầu từ cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất, những phát minh công
nghệ mới ứng dụng cho công nghiệp đã đẩy mạnh quá trình khai thác biến
đổi nguồn tài nguyên thành của cải vật chất. lượng sản phẩm sản xuất ra tăng
nhanh cả vể tốc độ quy mô và chủng loại. con người đang được hưởng

những lợi ích to lớn từ phát triển công nghiệp. tuy nhiên những hệ quả do
phát triển công nghiệp quá nhanh không tính tới đầy đủ những yêu cầu duy
trì khả năng tái tạo của môi trường đang đặt con người trước những thách
thức to lớn. bảo vệ môi trường trở thành vấn đề mang tính toàn cầu.
Ngoài những lợi ích và tiến bộ to lớn về kinh tế thu được, sự phát triển công
nghiệp trong những giai đoạn vừa qua còn kèm theo cả những hệ quả không
lành mạnh về môi trường sinh thái.
Trước hết sự phát triển công nghiệp là nhân tố quan trọng gây cạn kiệt
nguồn tài nguyên tự nhiên. Sự cạn kiệt suy giảm các nguồn tài nguyên tự
nhiên trong đó kể cả nguồn tài nguyên tưởng như vô tận sẵn có xung quanh
rất thiết yếu cho đời sống hàng ngày như không khí nước sạch cũng trở nên
khan hiếm. những tài nguyên có khả năng tái sinh theo quy luật sinh học của
tự nhiên đã không theo kịp tốc độ khai thác sử dụng chúng dẫn đến tuyệt
chủng của nhiều loại động vật trên trái đất. nguồn gen quý hiếm đại diện cho
sự sống trên trái đất ngày càng suy giảm đến mức báo động, hệ thống rừng
bị khai thác thái quá dẫn đến đất trống đồi trọc xa mạc hóa. Các nguồn tài
nguyên suy giảm nhanh chóng về trữ lượng nhiều loại còn rất ít và nguy cơ
còn không còn trong tương lai không xa nếu cứ duy trì tốc độ khai thác như
hiện nay.
Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức
khỏe con người. chất thải công nghiệp đang là một trong những nguồn chính
gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con người làm ô nhiễm đất nguồn
nước không khí. Lượng oxy và nguồn nước sạch giảm các loại khí độc như
SO
2,
CO
2 ,
NH
4,
CF

2
tăng nhanh dẫn đến hủy diệt môi trường sống của sinh
vật. nhiều loại vật liệu tự nhiên qua hoạt động sản xuất công nghiệp chế
biến làm tăng tính năng tác dụng và độ bền của chúng nhưng khả năng phân
hủy thấp. lượng phế thải công nghiệp và phế thải sinh họat khó bị phân hủy,
độc hại tích tụ dồn nén ngày càng nhiều là một nhân tố gây nên tình trạng
quá tải so với sức chịu đựng của môi trường sinh thái và trở thành nguồn ô
nhiễm nặng nề huỷ diệt chất hữu cơ, đe dọa sự phát triển của con người,
làm giảm năng lực tái tạo sự phục hồi của môi trường sinh thái.
Việc khái thác, sử dụng thiếu ý thức môi trường và lạm dụng tài
nguyên tự nhiên trong sản xuất công nghiệp đã gây ra mất cân bằng sinh thái
nghiêm trọng. Những thảm họa môi trường như bão lụt, động đất, sóng thần,
lốc xoáy, mưa axit… Thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại lớn cho con người.
Sự mất cân bằng sinh thái là nguy cơ lớn nhất đe dọa môi trường sống của
con người.
Tầng ozon suy giảm nghiêm trọng dẫn đến hiệu ứng nhà kính làm
tăng nhiệt độ của trái đất, khí hậu thay đổi, nước biển dâng cao, dẫn đến
nguy cơ hủy diệt dần môi trường sống. Những quy luật của tự nhiên bị phá
vỡ, biến dạng. Môi trường sinh thái phát triển với những bất trắc, không bền
vững. Sự phát triển công nghiệp còn dẫn đến diện tích đất tự nhiên, cây
xanh, thảm thực vật bị thu hẹp. Cảnh quan môi trường sinh thái bị phá vỡ,
biến dạng môi trường và thay đổi những quy luật của tự nhiên.
Những hoạt động công nghiệp làm gián đoạn các quá trình sinh thái
có những ảnh hưởng lan rộng. Ví dụ , trường hợp phá hủy tầng ozon của
tầng bình lưu hoặc các trận mưa axit đã tiêu diệt thực vật ở cách xa cản mưa
hàng nghìn km, hay sự ô nhiễm kim loại nặng làm giảm năng suốt của nước
ở hạ lưu cách xa thượng nguồn đến hàng nghìn km.
Phát triển sản xuất công nghiệp để gia tăng của cải phục vụ nhu cầu
của con người, nâng cao mức sống vật chất thông qua thiêt bị tiện nghi trang
bị cho con người trong cuộc sống ngày càng nhiều, đồng thời cũng dẫn đến

nguy cơ hủy diện môi trường sống làm cho chất lượng cuộc sống có thể
giảm đi. Những tác động tiêu cực do ưu tiên phát triển sản xuất công nghiệp,
khai thác thái quá tài nguyên môi trường mà không tính đến những yêu cầu
duy trì và tái tạo môi trường sinh thái sẽ là thảm họa đối với hành tinh.
II. Thực trạng ô nhiễm môi trường và quản lý môi trường trong phát triển
công nghiệp.
1. Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay.
Nước ta thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đương nhiên là kéo
theo đô thị hoá. Theo kinh nghiêm của nhiều nước, tình hình ô nhiễm môi
trường cũng gia tăng nhanh chóng. Nếu tốc độ tăng trưởng GDP trong vòng
10 năm tới tăng bình quân khoảng 7%/năm, trong đó GDP công nghiệp
khoảng 8-9%/năm, mức đô thị hoá từ 23% năm lên 33% năm 2000, thì đến
năm 2010 lượng ô nhiễm do công nghiệp có thể tăng lên gấp 2,4 lần so với
bây giờ.Trong quá trình phát triển, nhất là trong thập kỷ vừa qua, các đô thị
lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đã gặp phải nhiều vấn đề môi
trường ngày càng nghiêm trọng, do các hoạt động sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt gây ra. Tại thành phố Hồ Chí
Minh có 25 khu công nghiệp tập trung hoạt động với tổng số 611 nhà máy
trên diện tích 2298 ha đất. Theo kết quả tính toán, hoạt động của các khu
công nghiệp này cùng với 195 cơ sở trọng điểm bên ngoài khu công nghiệp,
thì mỗi ngày thải vào hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai tổng cộng
1.740.000 m3 nước thải công nghiệp, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ
lửng, 1.130 tấn BOD5 (làm giảm nhu cầu ôxy sinh hoá), 1789 tấn COD (làm
giảm nhu cầu ôxy hoá học), 104 tấn Nitơ, 15 tấn photpho và kim loại nặng.
Lượng chất thải này gây ô nhiễm cho môi trường nước của các con sông vốn
là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho một nội địa bàn dân cư rộng lớn, làm
ảnh hưởng đến các vi sinh vật và hệ sinh thái vốn là tác nhân thực hiện quá
trình phân huỷ và làm sạch các dòng sông.
Về ô nhiễm không khí, tác động của sản xuất công nghiệp cũng chiếm một
tỷ lệ rất lớn, ống khói từ các nhà máy thải ra rất nhiều chất độc ở thể hơi,

bụi, khí như CO2, NOx, SOx… Chính vì thế, tại nhiều khu vực trong các đô
thị có nồng độ các chất ô nhiễm lên khá cao. Tại Hà Nội, vào nhưng năm
1996-1997 ô nhiễm trầm trọng đã xảy ra ở xung quanh các nhà máy thuộc
khu công nghiệp Thượng Đình với đường kính khu vực ô nhiễm khoảng
1700 mét và nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép khoảng 2-4 lần; xung
quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Minh Khai – Mai Động, khu vực
ô nhiễm có đường kính khoảng 2500 mét và nồng độ bụi cũng cao hơn tiêu
chuẩn cho phép 2-3 lần. Cũng tại khu công nghiệp Thượng Đình, kết quả đo
đạc các năm 1997-1998 cho thấy nồng độ SO2 trong không khí vượt tiêu
chuẩn cho phép 2-4 lần.
Tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đến năm
2010, nếu tất cả 74 khu công nghiệp đều sử dụng hết diện tích, thì các xí
nghiệp sẽ thải ra một lượng chất thải rắn lên tới khoảng 3500 tấn/ngày tức là
gấp 29 lần so với hiện nay, trong đó có khoảng 700 tấn chất thải độc hại
2. Thực trạng quản lý môi trường ở Việt Nam hiện nay:
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế,
kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát
triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia
Chính phủ Việt Nam đã xây dựng được khuôn khổ pháp lý tốt cho công tác
quản lý môi trường, bắt đầu bằng Điều 29 của Hiến pháp năm 1992 và Luật
Bảo vệ môi trường năm 1994. Hiện nay,Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa
được thành lập trên cơ sở sáp nhập Cục Môi trường quốc gia, Tổng cục Địa
chính và Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn. Chiến lược Quốc gia về bảo vệ môi
trường 2001-2010 xác định ba mục tiêu chính sách lớn của quốc gia: ngăn
ngừa và kiểm soát ô nhiễm; bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên
thiên nhiên; và cải thiện chất lượng môi trường ở các khu vực thành thị,
nông thôn và khu công nghiệp. Kế hoạch Hành động Quốc gia về Bảo vệ
môi trường hiện nay (2001-2010) tiếp tục xác định các lĩnh vực ưu tiên, đó
là: phát triển bền vững, quản lý chất thải rắn và nước thải, quản lý rừng, tăng
cường các định chế về môi trường, giáo dục môi trường và sự tham gia của

cộng đồng vào việc bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, việc thực hiện các mục tiêu trên đây vẫn là một thách thức đối
với các cơ quan của Chính phủ. Các cơ quan này thường thiếu năng lực,
công cụ và tầm ảnh hưởng để làm cho việc bảo vệ môi trường trở thành một
nhân tố then chốt trong việc lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Do đó, hiện tại chi phí xây dựng hệ thống chất thải cùng với việc chưa có cơ
chế hỗ trợ thỏa đáng từ phía nhà nước, là một trong những nguyên nhân
khiến các nhà đầu tư chậm triển khai hệ thống này. Ngoài ra, hệ thống pháp
luật về bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp còn chưa hoàn chỉnh.
Chưa hình thành hệ thống các quy định thống nhất về công tác quản lý môi
trường theo các loại hình ô nhiễm rắn, lỏng, khí và chưa thích hợp với đặc
điểm của các KCN - đòi hỏi quản lý ô nhiễm theo từng ngành và theo cả hệ
thống trong KCN là chưa phù hợp. Quy định về thẩm định môi trường đối
với các dự án trong KCN chậm được đổi mới và không có chế tài mang tính
bắt buộc. Ngoài cơ chế hỗ trợ theo Quyết định 183 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ, thì cơ chế hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý chất thải ở KCN vẫn
chưa được hình thành. Hơn nữa, việc có nhiều đầu mối quản lý KCN cũng
dẫn đến hiệu quả phối hợp giữa các đơn vị trong quản lý môi trường trong
KCN chưa được tốt
Quản lý Nhà nước về tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường có vị trí
và vai trò cực kỳ quan trọng trong mối quan hệ giữa con người - xã hội - tự
nhiên: đó là vai trò quản lý, điều chỉnh, kiểm soát và giám sát việc khai thác,
sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Cho nên, Việt Nam
cần phải có sự hợp tác khu vực và quốc tế trong việc giải quyết vấn đề môi
trường.
3. Nguyên nhân của sự ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng trong phát
triển công nghiệp ở Việt Nam:
a, nguyên nhân từ các doanh nghiệp công nghiệp:
Cùng với nhịp độ hối hả của kinh tế thị trường các nhà máy xí nghiệp công
nghiệp cũng mọc lên ngày càng nhiều. Nhưng với sự canh tranh khốc liệt,

giảm giá thành là một chiến lược phổ biến, để làm được điều đó các nhà lãnh
đạo phải đưa ra chính sách giảm chi phí, cắt bớt chi phí xử lí chất thải là một
điều mà nhiều doanh nghiệp đã chọn. Vì chạy theo lợi nhuận cùng với sự
thiếu ý thức, nhận thức về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường, trách
nhiệm xã hội quá kém nhiếu công ty đã không quan tâm gì đến ảnh hưởng
của chất thải mà đưa thẳng chất thải ra môi trường. Ví dụ điển hình là các sự
kiện đáng buồn gần đây, phát hiện hang loạt các công ty thải chất độc ra môi
trường như công ty Vedan, hiện nay tổng lưu lượng nước thải ra sông Thị
Vải là 2500m3/ngày đêm. Tuy giảm nhiều so với trước đây, nhưng qua phân
tích mẫu nước thải trươc đây vẫn còn 3 chỉ tiêu chưa đạt chuẩn là độ màu,
colifon và COD.Ngày 10/09, đoàn kiểm tra Bộ TN&MT đã đến kiểm tra tại
Công ty Cổ phần hữu hạn Vedan (tại xã Phước Thái, huyện Long Thành,
Đồng Nai). Tiếp đoàn, ông Yeh Sheau Yeh (Diệp) - Giám đốc, thuộc Văn
phòng Tổng Giám đốc công ty khẳng định: Hệ thống xử lý nước thải của
nhà máy chỉ có hai miệng xả nước thải. Một tại rạch Nước Lớn, từ hệ thống
xử lý UABS và hệ thống hồ sinh học. Miệng thứ hai xả vào hệ thống thoát
nước giải nhiệt khu vực cảng Gò Dầu, thải nước từ hệ thống xử lý sinh học
hiếu khí bùn hoạt tính của Nhà máy Bột ngọt và Nhà máy Lysin.
Tuy nhiên, kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra phát hiện ra một hệ thống đường
ống bí mật xả chất thải ra cầu cảng số 2, đổ trực tiếp xuống sông Thị Vải. Cụ
thể, khi kiểm tra tại 12 bồn chứa mật rỉ đường có dung tích 15.000m
3
, đoàn
phát hiện bồn thứ 2 có dấu hiệu khác thường (rêu phủ xanh, bám bụi, sờ vào
mát lạnh, trong khi các bồn chứa khác thì nóng và không bám bụi).Chưa hết,
tại khu vực bể bán âm chứa dịch thải sau sản xuất lysin (từ Nhà máy Lysin)
và bột ngọt, có dung tích từ 6.000-7.000m
3
, đoàn kiểm tra phát hiện hai máy
bơm có công suất 350m

3
/h, dẫn ống về phía cầu cảng nối với hai trụ bơm
nêu trên. Khi yêu cầu công ty vận hành máy bơm tại bể chứa bán âm, cũng
phát hiện dịch lỏng màu nâu đỏ và hôi chảy ra ở miệng xả cầu cảngsố2. Như
vậy, Vedan Việt Nam đã xây dựng một đường ống bí mật (có đoạn chôn
ngầm, có đoạn đi trên mặt đất) ra cầu cảng số 2, chảy vào hai trụ bơm cắm
sâu xuống sông Thị Vải (khoảng 7-8m), mở trên mặt cầu cảng một miệng xả
hở bằng thép đường kính 20cm… để đổ trực tiếp nước thải thô ra sông Thị
Vải.Hệ thống thải nước “lậu” này trung bình vận hành khoảng 2h/ngày, tập
trung vào đêm tối.
Bị phát hiện, vẫn ngang nhiên xả nước thải.
Bị phát hiện, vẫn ngang nhiên xả nước thải.

Theo đoàn
kiểm tra Bộ TN&MT việc lắp đặt, vận hành hệ thống máy bơm và đường
ống kỹ thuật xả nước thải của Công ty Vedan diễn ra từ năm 1994. Như vậy,
đồng nghĩa với gần 14 năm qua, Vedan đã tống thẳng nước thải chưa qua xử
lý xuống sông Thị Vải, mà không bị phát hiện xử lý .Đoàn kiểm tra lập biên
bản, yêu cầu Công ty Vedan giữ nguyên hiện trạng toàn bộ hệ thống đường
ống mà đoàn phát hiện để chờ kết quả xử lý từ cơ quan chức năng. Chấm dứt
việc bơm dịch thải lỏng chưa qua xử lý ra sông Thị Vải. Tuy nhiên, “lệnh”
cấm này không làm Vedan “nao núng”. Bằng chứng là ngày 12/09 (tức 2
ngày sau khi đoàn kiểm tra Bộ TN&MT phát hiện, lập biên bản) Công ty
Vedan lại tổ chức bơm hàng ngàn khối nước thải chưa qua xử lý, bốc mùi
hôi thối nồng nặc ra sông Thị Vải và bị Cục Cảnh sát Môi trường bất ngờ ập
vào bắt quả tang. Ngày 15/09, trả lời báo chí về việc Công ty Vedan thải
nước độc hại vào môi trường từ năm 1994 nhưng không bị phát hiện, xử lý,
ông Hoàng Văn Thống (Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở
TN&MT Đồng Nai) cho biết: Trung bình một năm Sở lập đoàn hai lần đi
kiểm tra Công ty Vedan, tuy nhiên do thời gian ngắn (1 ngày), nên không đủ

thời gian, năng lực để phát hiện ra. Theo một nguồn tin trong ngày 15/09,
bước đầu cơ quan thanh tra phát hiện nước thải của Công ty Vedan ra sông
Thị Vải có chứa nhiều axitsunfurit gây hại cho môi trường. Công ty này
cũng thừa nhận mỗi ngày thải ra khoảng 1.500m
3
nước thải độc hại ra sông
Thị Vải.
Tiếp đó là hàng loạt các công ty khác bị phát hiện vi phạm gây ô nhiễm
môi trường, như công ty Miwon, Việt trì, Phú thọ. Ngày 30/9, đoàn Thanh
tra Sở Tài nguyên Môi trường cùng PC36 Công an tỉnh Phú Thọ đã tiến
hành kiểm tra đột xuất tại Công ty Miwon (sản xuất bột ngọt tại TP Việt Trì,
100% vốn Hàn Quốc) và bắt quả tang công ty này đang xả nước thải công
nghiệp chưa đạt tiêu chuẩn theo đường ống qua khu dân cư phố Gát ra sông
Hồng suốt 1 năm qua.Từ năm 1996, dân ở 2 phường Thọ Sơn, Tiên Cát (TP
Việt Trì) đã phải hứng chịu mùi hôi thối và nguồn nước thải ô nhiễm nặng
của doanh nghiệp này. Năm 2007, đường ống dẫn nước thải của Miwon bị
vỡ khiến toàn bộ khu dân cư phải sống chung với ô nhiễm và lá cây quanh
khu vực bị cháy đen.Đáng chú ý là các giếng nước sinh hoạt của người dân
đã phải bỏ vì ngả màu, bốc mùi khó chịu. Theo phản ánh của các hộ dân
sống quanh Công ty Miwon, tính đến thời điểm này căn bệnh ung thư, chủ
yếu là ung thư phổi và ung thư tuỷ sống đã cướp đi sinh mạng của hàng chục
người dân và hàng chục người khác đang trong quá trình điều trị bệnh.Theo
Sở TNMT Phú Thọ, mỗi ngày công ty Miwon xả thải khoảng 150m3 nước
thải chưa đạt tiêu chuẩn ra sông Hồng. Nhưng để có số liệu chính xác thì cần
phải tính toán lại, bởi nếu căn cứ vào công suất của nhà máy thì có thể lên
tới 900 m3/ngày đêm.Cơ quan chức năng cho hay, hệ thống xử lý nước thải
của Miwon chỉ hoạt động được vài ngày sau khi lắp đặt rồi dừng lại. Phó
Giám đốc Miwon, ông Trương Quang Bình, thừa nhận vấn đề này và cho
biết Miwon chưa có giấy phép hoạt động về hệ thống xử lí nước thải. Miwon
đang "giết" sông Hồng bằng cách thải ra đây một thứ nước đen ngòm (tại

khu vực bến đò Chiểu Dương).
Đây chỉ là 2 công ty điển hình về dẫn chứng chạy theo lợi nhuận mà bất
chấp gây ô nhiễm môi trường, còn có các công t y khác như công ty Hào
Dương thải nước thải độc hại ra sông Đồn điền….Việc gây ô nhiễm từ các
nhà máy công nghiệp là khó tránh khỏi nhưng các công ty cũng đã thật sự tỏ
ra vô trách nhiệm đôi với công tác xử lý chất thải độc hại ra môi trường.
b. Nguyên nhân từ các nhà quản lý:
Trong nền kinh tế thị trường, chính phủ đóng vai trò rất quan trọng trong
xác định định hướng và chính sách phát triển kinh tế- xã hội cho mỗi quốc
gia và khả năng quản lý điều hành trong thực hiện hệ thống chính sách đã
ban hành.Hệ thống chính sách có thể có những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu
cực đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Những chính sách tổng thể
toàn diện đảm bảo phát triển đồng bộ lâu dài bền vững tất gia.những chính
sách tổng thể toàn diện đảm bảo phát triển đồng bộ lâu dài bền vững tất cả
mọi lĩnh vực vừa góp phần thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế. Vừa bảo
vệ môi trường, giải quyết hài hòa các vấn đề kinh tế với môi trường, đảm
bảo duy trì hệ sinh thái và phát triển lâu dài trong tương lai.Tuy nhiên,
không phải quốc gia nào cũng nhận thức rõ điều đó. Đáp ứng những yêu cầu
đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố.nhưng ở các nước đang phát triển, với sức ép
giải quyết nghèo đói, các chính sách thường có xu hướng thiên về ưu tiên
cho những mục tiêu phát triển kinh tế. Thực tế cho thấy, tiềm lực kinh tế của
mỗi quốc gia khẳng định sức mạnh và vị thế cạnh tranh cũng như quyền lực
trên thế giới.vì vậy,tham vọng và ưu tiên cho phát triển kinh tế trở thành
mục tiêu số một của nhiều quốc gia. Các chính phủ thường đưa ra các chính
sách và chiến lược phát triển hoàn toàn chỉ dựa trên cơ sở tính hợp lý về
kinh tế. Căn cứ vào nhận thức đó, nhiều vấn đề môi trường được xếp vào vị
trí thứ yếu hoặc bị bỏ qua. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng
có tác động tiêu cực đến môi trường. Trong cuộc chạy đua phát triển kinh tế
phục vụ lợi ích quốc gia, chính phủ các nước đều đề ra các chính sách ưu
tiên hàng đầu cho các mục tiêu phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển công

nghiệp. Hệ quả là việc phát triển công nghiệp, khai thác tài nguyên vì mục
tiêu phát triển kinh tế ngắn hạn trước mắt mà không chú ý đầy đủ đến bảo vệ
môi trường trong nhiều năm liền đã để lại những hậu quả to lớn làm giảm
khả năng phát triển công nghiệp trong tương lai. Quá trình phát triển công
nghiệp nhanh,thiếu những định hướng, quy hoạch và giải pháp tổng thể dài
hạn đã phá hoại chính những nền tảng giúp cho sự tăng trưởng bền vững. Hệ
thống chính sách và chiến lược phát triển thường phụ thuộc chặt chẽ vào
trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Khi một quốc gia chưa vượt qua
ngưỡng nghèo đói, áp lực phát triển kinh tế vẫn là hàng đầu. Vấn đề môi
trường chưa được quan tâm đúng mức. Thời kỳ đầu của quá trình công
nghiệp hóa, các quốc gia tập trung phát triển kinh tế, khai thác tối đa nguồn
tài nguyên để tạo nguồn tích luỹ cho tăng trưởng kinh tế. Cùng với quá trình
đó là sự suy giảm các nguồn tài nguyên và nhiều vấn đề môi trường xuất
hiện.công nghiệp hoá phát triển đến trình độ nhất định, đất nước vượt qua
ngưỡng nghèo đói, ý thức và sự quan tâm đến bảo vệ môi trường gia tăng,
mức độ khai thác tài nguyên được điều chỉnh cùng với những giải pháp hạn
chế việc gây ô nhiễm môi trường. Sau đó, nhờ những tiến bộ về kinh tế xã
hội và năng lực công nghệ quốc gia, ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường
tăng lên, kết quả các nguồn tài nguyên dần được phục hồi. Đó là quy luật khi
phát triển vượt qua đói nghèo, bằng các chính sách và chiến lược công
nghiệp hóa thành công,với những biện pháp tích cực sẽ làm cho môi trường
được phục hồi năng lực quản lý phát triển kinh tế-xã hội cũng là một nhân tố
quan trọng và phát triển năng lực quản lý phát triển kinh tế-xã hội cũng là
một nhân tố quan trọng khác ảnh hưởng đến môi trường. Năng lực quy
hoạch phát triển công nghiệp yếu kém có ảnh hưởng không nhỏ t ới sự phát
triển không đồng đều của các nghành, các vùng, tập trung thái quá, gây lãng
phí tài nguyên, tàn phá cảnh quan môi trường ở nhiều vùng. Hệ thống pháp
luật không đầy đủ, thiếu đồng bộ hoặc tính hiệu lực trong thực thi luật pháp
thấp,khả năng hạn chế trong đánh giá, kiểm soát môi trường,công tác tổ
chức quản lý và xử lý chất thải công nghiệp thường xuyên là những trở ngại

lớn trong việc phát triển một nền công nghiệp có hiệu quả gắn liền với bảo
vệ môi trường, gìn giữ và tái tạo nguồn tài nguyên.
Ngoài ra, các nước đang phát triển cần quan tâm tới chính sách và chiến
lược của các nước công nghiệp phát triển.nhằm duy trì lợi thế về tài nguyên
trong dài hạn, một số quốc gia phát triển có xu hướng chuyển các nghành
khai thác sử dụng nhiều tài nguyên, đặc biệt là các nghành công nghiệp gây
nhiều ô nhiễm, sang các nước kém phát triển.với hạn chế cơ bản về năng lực
tài chính,năng lực công nghệ và năng lực quản lý, kiểm soát, lại phải chịu sự
phát triển của những nghành gây ô nhiễm và sử dụng nhiều tài nguyên đã
dẫn các nước kém phát triển đến nguy cơ giảm nhanh, suy kiệt nguồn tài
nguyên và tăng mức độ ô nhiễm môi trường.
Mặc dù nhà nước chủ trương bảo vệ môi trường để phát triển bền vững
nhưng lực lượng quản lý còn mỏng, ngân sách còn hạn hẹp.Sự quản lý của
nhà nước còn chưa nghiêm túc và nghiêm khắc với các doanh nghiệp công
nghiệp,cùng với đó nước ta là nước đi sau các nước phát triển công nghiệp
nên kinh nghiệm con thiếu.Qua các ví dụ đáng báo động từ việc thải chất
độc hại ra môi trường của nhiều nàh máy hiện nay ngoài việc cho thấy sự
thiếu ý thức từ các doanh nghiệp thì cũng nói lên sự yếu kém của các nhà
quản lý môi trường. Các vụ việc xảy ra đã rất lâu mà sao bây giờ mới bị phát
hiện? Từ sau khi thành lập (1991) đến nay, Vedan Việt Nam từng bị cơ
quan chức năng nhiều lần phát hiện có những dấu hiệu gây ô nhiễm môi
trường; tuy nhiên, được “giơ cao đánh khẽ”.
Vụ gây ô nhiễm diễn ra đã lâu, nhưng giờ mới bị phát hiện, “Trách nhiệm
chủ yếu do địa phương ở Đồng Nai. Bộ từng có cảnh báo về trường hợp
này”. Trước câu hỏi liệu có khả năng có một sự ‘làm ngơ’ nào đó trong vụ
này, phó tổng cục trưởng Bùi Canh Tuyến nói: “Chuyện đó là chuyện của Sở
Tài Nguyên - Môi trường Đồng Nai”. Tờ Tuổi Trẻ cho hay, 15 năm qua đã
có hàng chục đoàn thanh - kiểm tra nhưng Vedan chỉ bị nhắc nhở với hai lần
xử phạt hành chính với mức phạt cao nhất 30 triệu đồng. Hay đối với vụ xả
nước thải độc hại của công ty Miwon, lúng túng trước sai phạm của Miwon,

Chiều 2-10, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, trả lời câu hỏi về
việc Miwon đã xả nước thải chưa xử lý ra thẳng sông Hồng trong gần 2 năm
qua, nhưng không bị đình chỉ và xử lý là do đâu, Giám đốc Sở TN-MT Phú
Thọ Vũ Văn Thủy cho biết đã xử lý - Đã xử lý sao sai phạm vẫn tiếp diễn?
Ông Thủy giải thích là đến tuần tới mới tiến hành thanh tra và phân tích
thêm mẫu nước, làm rõ sai phạm của Miwon rồi mới có biện pháp xử
lý.Trong khi trước đó, PC36 đã tiến hành kiểm tra Miwon và lập biên bản về
hành vi sai phạm, đồng thời Phó Giám đốc Miwon Trương Quang Bình đã
thừa nhận sai phạm khi xả thẳng nước thải chưa qua xử lý ra sông Hồng.
Ông Thủy giải thích thêm: “Cục Bảo vệ môi trường và Sở TN-MT đã tiến
hành kiểm tra và xử phạt Miwon, đồng thời đã có kết luận, Miwon sai phạm
chỉ là sự cố (?!)”. Trong khi đó, ông Nguyễn Công Đức, cán bộ Phòng Quản
lý môi trường (Sở TN-MT Phú Thọ), khẳng định: “Vi phạm của Công ty
Miwon đã rõ. Từ ngày 19-3-2007, Công ty Miwon đã được UBND tỉnh Phú
Thọ phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án mở rộng đầu
tư sản xuất bột ngọt giai đoạn II bằng công nghệ lên men tại Quyết định số
593/QĐ-UBND. Theo quyết định này, hệ thống nước thải, xử lý môi trường
phải bảo đảm theo quy định và phải được báo cáo lên Sở TN-MT mới được
phép hoạt động”. Tuy nhiên, Miwon đã bất chấp những quy định trên. Điều
đáng nói là suốt từ năm 2007 đến nay, vi phạm của Miwon là mười mươi
nhưng Sở TN-MT Phú Thọ vẫn chưa có biện pháp đình chỉ hoạt động và xử
lý cương quyết? Còn rất nhiều điều chưa rõ trong công tác giám sát quản lý
môi trường hiện nay.
III. Giải pháp bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp ở Việt Nam
hiện nay:
1.Sử dụng công cụ kinh tế và các công cụ khác nhằm bảo vệ môi trường:
Các công cụ quản lí môi trường là các phương pháp và kĩ thuật dung để
nâng cao chất lượng của việc ra quyết định hay quản lý thông tin hoặc tác
dộng đến những thay đổi trong hành vi của những người khác nhằm mục
đích chung là nâng cao lết quả thực hiện các yêu cầu môi trường trong công

nghiệp. Như vậy các công cụ quản lý môi trường có thể được sử dụng bởi
các công ty dể theo dõi quản lý tốt hơn hay nâng ccao kết quả thực hiện các
yêu cầu quản lý môi trượng của họ và bởt các chính phủ để gây ảnh hưởng
đến việc thực hiện các yêu cầu môi trường của các nhóm công ty, các nhóm
này có thể là ngành, vùng, quốc gia hay quốc tế.
a.Các công cụ kinh tế nhằm bảo vệ môi trường:
Nguyên lý hiệu quả đòi hỏi các nguồn lực hiếm của xã hội phải được phân
bổ tối ưu nhằm đáp ứng các mục tiêu môi trưòng với các chi phí thấp nhất
trong xã hội. Sự phân bổ tối ưu đòi hỏi sử dụng lượng tối ưu của mỗi nguồn
lực đôíi với giá của các nhân tố khác của sản xuất. Các công cụ kinh tế thay
đổi sự tối ưu các tài nguyên môi trường trong phương trình kinh tế bằng
cách tăng giá tỉ đối của nguyên liệu đầu vào hay các phát tan tao ra bởi quá
trính đầu ra. Các công cụ kinh tế về phía đầu vào bao gồm thuế giá nguồn
lực, thuế lượng nguồn lực, hoạc giấy phép mua bán được mang đặc thù
ngành. Các công cụ về phia đầu ra có thể là thuế phát tán hay các hệ thống
giấy phép mua bán được mang đặc thù ngành. Các công cụ về phía đầu ra
có thể là thuế phát tán hay các hệ thống giấy phép mua bán được. Ở nước ta
phương pháp quản lý môi trường bằng các công cụ kinh tế đang ở giai đoạn
khởi đầu nghiên cứu áp dụng, chưa có kinh nghiệm thực tế, vì vậy phần này
được soạn thảo theo kinh nghiệm quốc tế.trong những năm gần đây nhiều
nước trên thế giới đã sử dụng những công cụ kinh tế khác nhau ( các loại
phí, giấy thải có thể bán được, hệ thống ký quỹ và hoàn trả, khuyến khích
thực thi, các chính sách thuế môi trường tài nguyên, quy định đền bù thiệt
hại do ô nhiễm môi trường…)nhằm đem lại sự mềm dẻo, hiệu quả, chi phí
hiệu quả cho các biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Phần lớn những công cụ này
đã kích thích những người gây ô nhiễm có khả năng hoàn thành các mục tiêu
môi trường bằng các phương tiện co hiệu quả, chi phí hiệu quả cao nhất. Với
những nức độ khác nhau, chúng sử dụng những nguyên tắc “người gây ô
nhiễm phải trả” và người hưởng lợi phải trả. Theo nguyên tắc này thì người
gây ô nhiễm phải trả, thì mức ô nhiễm cao sẽ chịu phạt cao hơn, còn mức ô

nhiễm thấp hơn thì chịu phạt thấp hơn, hoạc thậm chí còn được thưởng nữa.
b, Các công cụ khác:
Công cụ giáo dục: Việt Nam đã chú trọng đến công tác giáo dục trong
nhiều năm nhất là những năm cuối thập kỉ 90, công tác giáo dục môi trường
ở Việt Nam cũng đã thu được những kết quả bước đầu và rút ra được những
bài học kinh nghiệm đẻ tiếp tục nâng cao hiệu quả trong những năm tới.
Song so với yêu cầu còn chưa đáp ứng kịp. Công tác giáo dục môi trường là
sử dụng tổng hợp các biện pháp tác động nhằm nâng cao nhận thức môi
trường cho quần chúng, đẻ họ có kĩ năng và tự giác tham gia vào sự nghiệp
bảo vệ môi trường. Công tác giáo dục môi trường ở Việt Nam trong thời
gian tới được sử dụng hai loại bộ phận lớn sau: Thứ nhất, mở rộng địa bàn,
đối tượng, thời gian, lực lượng tham gia vào công tác giáo dục môi truờng.
Thứ hai , cần xác định nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục môi
trường cho các đối tượng.
Công cụ pháp luật: Trình tự tiến hành phương pháp quản li môi trường là
nhà nước định ra pháp luật các tiêu chuẩn, quy định, giấy phép…Về bảo vệ
môi trường, các cơ quan quản lý môi trường nhà nước sử dụng quyền hạn
của mình tiến hành giám sát,kiểm soát thanh tra xử phạt để tiến hành tất cả
các cơ sở sản xuất , các tập thể cá nhân, các thành viên trong xã hội thực thi
đúng các điều khoản trong luật pháp, tiêu chuẩn và quy định về bảo vệ môi
trường đã được ban hành.Trong phần lớn các trường hợp, phương pháp
“mệnh lệnh và kiểm soát” còn quy định thời gian biểu cho việc đáp ứng các
tiêu chuẩn, các thủ tục cấp phép và cưỡng chế thực thi đối với các cơ sở sản
xuất, quy trách nhiệm pháp lí và các hình phạt đối với người vi phạm. Trách
nhiệm xác định và buộc thực hiện các tiêu chuẩn cùng các yêu cầu khác
được chia sẻ, theo các quy định của pháp luật,giữa các cấp chính quyền
trung ương và địa phương.
Sử dụng khoa học kĩ thuật: Khoa học công nghệ là chìa khoá cho con
người khám phá tự nhiên.những thành tựu khoa học công nghệ được ứng
dụng trong công nghiệp nhằm khai thác tự nhiên, sản xuất cung cấp sản

phẩm cho xã hội. Tiến bộ khoa học công nghệ có tác động tích cực tới môi
trường sinh thái, đem lại hiệu quả về sinh thái, kiểm soát ô nhiễm, giáo dục
môi trường nhằm đẩy mạnh các hành vi mang tính trách nhiệm với môi
trường góp phần thúc đẩy công nghiệp phát triển nhanh hơn. Các sáng chế
công nghệ làm xuất hiện thêm những nghành nghề mới. Sự thay thế nguồn
tài nguyên từ công nghệ mới tạo ra khả năng lớn tái tạo môi trường sinh thái,
những tiến bộ nhanh chóng vượt bậc của khoa học công nghệ trong những
năm gần đây ở mọi lĩnh vực đang tạo cơ hội cho việc tái tạo và phát triển
nhiều nguồn tài nguyên quý hiếm, nguồn tài nguyên mới với năng suất cao
có khả năng phục hồi nguồn động thực vật.
Tiến bộ khoa học công nghệ cũng cho phép khai thác sử dụng một
cách tiết kiệm, hợp lý hơn các nguồn tài nguyên.công nghệ tiên tiến, hiện đã
cho phép tận dụng nhiều loại tài nguyên trước đây còn bỏ phí vào hoạt động
sản xuất công nghiệp, sử dụng triệt để nguồn tài nguyên, giảm mức tiêu
dùng nguyên vật liệu, giảm lượng chất thải vào môi trường. Công nghệ xử lý
chất thải cũng đang có sự phát triển mạnh góp phần không nhỏ cho xử lý
chất thải cũng đang có sự phát triển mạnh góp phần không nhỏ cho xử lý có
hiệu quả hơn nguồn chất thải công nghiệp, biến chất thải thành các nguồn tài
nguyên có thể tái sử dụng, vừa giảm ô nhiễm, vừa tiết kiệm lượng tài nguyên
khai thác trong tự nhiên.những công nghệ mới hiện đại định hướng và thân
thiện với môi trường, như công nghệ sạch, công nghệ không gây ô nhiễm,
đang được khuyến khích nghiên cứu phát triển mở ra triển vọng lớn hơn
trong giải quyết các vấn đề môi trường, đảm bảo kết hợp hài hoà giữa yêu
cầu thực hiện mục tiêu kinh tế với mục tiêu gìn giữ và bảo vệ môi trường.
Công nghệ tiên tiến trong xử lý, tái chế chất thải đang tạo ra triển vọng to
lớn cho giảm lượng phế thải tích tụ trong tự nhiên. Các phương pháp nghiên
cứu và ứng dụng khoa học mới, áp dụng các giải pháp ngăn ngừa những ảnh
hưởng tiêu cực của phát triển công nghiệp đến môi trường từ đầu nguồn
đang có tác dụng rất lớn làm giảm các nguồn chất thải độc hại gây ảnh
hưởng đến khả năng tự phục hồi của tự nhiên.Với sự hiểu biết khoa học

nhận biết các quy luật vận động của hiện tượng, sự vật của tự nhiên,con
người đang chủ động đưa ra những giải pháp khoa học tích cực để tạo ra môi
trường sống hoà nhập với tự nhiên hơn.Dự báo trong tương lai, khoa học sẽ
là một cứu cánh quan trọng đảm bảo sự kết hợp phát triển hài hoà của công
nghiệp với gìn giữ bảo vệ môi trường. Khai thác những mặt tích cực của
khoa học công nghệ là hướng lựa chọn quan trọng trong phát triển công
nghiệp trong tương lai.
2.Giải pháp vĩ mô nhằm bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp ở
Việt Nam hiện nay:
a. Phát triển công nghiệp với đảm bảo phát triển môi trường sinh thái bền
vững.
Bền vững phải được coi là tiêu chuẩn chính để đánh giá những hoạt
động phát triển công nghiệp đã hoặc đang diễn ra. Đặc trưng của phát triển
bền vững là cách tiếp cận mang tính toàn diện, tổng thể, toàn cầu, kết hợp
giữa dài hạn và ngắn hạn. Phát triển công nghiệp với đảm bảo phát triển môi
trường sinh thái bền vững thể hiện thông qua những điểm chủ yếu sau: Phát
triển công nghiệp phải gắn chặt với môi trường, nhằm tạo điều kiện sống cho
con người tốt hơn và đạt được sự cân bằng sinh thái giữa con người với môi
trường. Phát triển công nghiệp gắn với đảm bảo duy trì sự phát triển cho
tương lai và cho thế hệ mai sau. Vừa thúc đẩy phát triển công nghiệp trước
mắt phục vụ những mục tiêu tăng trưởng kinh tế vừa đạo điều kiện cho sự
phát triển trong tương lai, kết hợp lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, kết
hợp hôm nay ngày mai và tương lai của thế hệ mai sau, của dân tộc, của loài
người. Đảm bảo sự hài hoà phù hợp giữa yêu cầu của thiên nhiên và những
nhu cầu thiết yếu của con người về sản phẩm công nghiệp cung cấp, sự lành
mạnh của môi trường.Phát triển công nghiệp trong quan hệ cân đối hài hoà
với nguồn tài nguyên môi trường sẵn có. Xây dựng chiến lược phát triển
toàn diện nhằm vào việc sử dụng tài nguyên bền vững cũng như sự tiếp cận
công bằng đối với các yếu tố của môi trường sinh thái. Con người cũng phải
tồn tại với những quần thể động, thực vật và môi trường thiên nhiên, phản

ánh không gian sống với đảm bảo mức dinh dưỡng và các tiện nghi cần thiết
cho cuộc sống. Các yếu tố bộ phận này cần có quy mô, tỷ lệ phát triển hài
hoà phù hợp với quy luật cân bằng sinh thái. Yêu cầu này quan tâm đồng
thời tới phát triển công nghiệp phục vụ nhu cầu của con người và quản lý tự
nhiên một cách sáng suốt. Do đó, công nghiệp phải phát triển trong mối
quan hệ duy trì được sức khỏe và năng suất của tất cả các bộ phận cấu thành
của hệ sinh thái, góp phần tái tạo, nâng cao năng lực sức chứa của môi
trường. Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên pham vi toàn
cầu, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của tất cả các dân tộc,quốc gia trên thế
giới. Sự phát triển bền vững phải được phản ánh trong tất cả các lĩnh vực
kinh tế, xã hội văn hoá và sinh thái nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của
con người. Bền vững về kinh tế, công nghiệp có nhiệm vụ tạo nên của cải và
cải thiện các điều kiện đời sống vật chất, đảm bảo sự phân phối công bằng.
Việc sử dụng tài nguyên phải không gây hại tới môi trường, không làm giảm
khả năng của nguồn tài nguyên cá khả năng tái tạo để chúng tiếp tục cung
cấp đủ hơn nữa. Sự vững chắc lâu dài về kinh tế tuỳ thuộc vào việc sử dụng
sao cho không làm cạn kiệt nó mà không tái tạo được.bền vững xã hội, văn
hoá phải đảm bảo đạt được và duy trì hệ thống tiêu chuẩn xã hội, văn hoá
cần được tôn trọng để đạt được sự bền vững, thông qua phúc lợi dành cho
sức khoẻ, giáo dục nhà ở và việc làm. Các nền tảng cộng đồng và những hệ

×