Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

đồ án kiến trúc xây dựng CAO ỐC Ở KẾT HỢP THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.51 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KIẾN TRÚC
ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP:
CAO ỐC Ở KẾT HỢP
THƯƠNG MẠI
SVTH:BÙI TIẾN THUẦN
LỚP: TCKTO4
THÁNG 2 NĂM 2009
NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG :
I –NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ THỂ LOẠI VÀ ĐỀ TÀI :
1.Sơ lược trích dẫn đề tài “Phát triển kiến trúc nhà ở tại các đô thị Việt Nam
đến Năm 2010”
2. Thể loại Nhà ở
3. Đề tài Chung cư cao tầng
II- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI & HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH :
1.Lý do chọn đề tài
2.Hướng nghiên cứu
III- TÀI LIỆU CƠ SỞ ĐỂÛ XÁC ĐỊNH QUI MÔ CÔNG TRÌNH :
1. Một số kết quả điều tra :
2. Tham khảo diện tích căn hộ :
IV- NHIỆM VỤ THIẾT KẾ :
1. Qui hoạch :
2.Kiến trúc :
3.kỷ thuật
V- TÀI LIỆU THAM KHẢO :
VI- BẢN ĐỒ & SỐ LIỆU LIÊN QUAN :
1.Vị trí khu đất :
2. Hiện trạng :
3. Các taøi liệu và bản đồ :
I – NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ THỂ LOẠI ĐỀ TÀI :
1. Sơ lược trích dẫn đề tài “phát triển kiến trúc nhà ở tại các đô thị Việt Nam


đến năm 2010”
-Tình hình thực hiện các chính sách nhà ở đất ở trong thời gian qua:
Năm 1991 sau khi ban hành pháp lệnh nhà ở, Nhà nước thực hiện chủ trương
chuyển từ cơ chế bao cấp nhà ở sang cơ chế tạo điều kiện để huy động tiềm năng
của nhân dânđầu tư xây dựng nhà ở. Bước chuyển này rất cơ bản, đã thu hút
nguồn vốn rất lớn trong nhân dân vào phát triển nhà ở trong đô thị. Kết quả là quĩ
nhà đất tăng nhanh, khắc phục tư tưởng ỷ lại trông chờ vào nhà nước.
Từ 1991-1995 các đô thị trong cả nước đã cải tạo xây dựng mới được 26 triệu
m
2
nhà ở. Hà Nội 2,6 triệu m
2
, trong đó vốn nhân dân chiếm 80%. Thành phố Hồ
chí Minh 8,2 triệu m
2
, vốn nhân dân chiếm 4,7 trệu m
2
. Ở các đô thị khác tỉ lệ vốn
huy động của nhân daân chiếm trên 90%.
Năn 1993, sau một thời gian thí điểm hóa giá nhà cấp 3, cấp 4, Nhà nước chủ
trương toàn bộ quỉ nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước sang kinh doanh dưới hình thức
bán hoạc cho thuê. Trên tinh thần đó 07-1994 Chính phủ đã ban hành chính sách
về mua bán và kinh doanh nhà ở,thể chế hóa việc bán nhà thuộc cơ chế Nhà nước
cho người đang ở thuê, thay cho chính sách hóa giá trước đó.
Tuy nhiên những người ăn lương Nhà nước không thể có tiền mua nhà. Để
giúp đỡ họ, Chính phủ đã qui định giá chuyển quyền sử dụng đất ở đối với nhà
một hộ độc lập chỉ bằng 40%, đối với nhà nhiều tầng nhiều hộ bằng 10% của
khung giá đất ban hành theo nghị quyết 87/CP ngày 16/08/1994. Giá nhà tính theo
giá trị còn lại, và các hệ số điều chỉnh giá trị sử dụng, đồng thời cho phép các địa
phương căn cứ vào điều kiện cụ thể có thể tiếp tục giảm đến 50% đối với nhà

nhiều tầng. Như vậy giá bán nhà thực tế chỉ bằng 15%-20% giá thị trường. Riêng
các đối tượng có công cách mạng còn được miễ giả giá đất từ 35%-100% . Như
vậy với mức tiền thuê hiện tại thì trong vòng 15 năm có thể mua được căn hộ
đang thuê.
Với mục tiêu mỗi năm tăng hơn 10 triệu m
2
nhà ở , ta thấy nhiệm vụ phát triển
nhà ở trong những năm tới thật nặng nề. Nếu không có những chính sách tốt,
những hứớng đi hợp lý thì khó có thể đạt được mục tiêu ấy. Mặt khác muốn phát
triển đô thị và nhà ở một cách bền vững cần phải có quan điểm mục tiêu, phương
hướng lâu dài cho cả quốc gia. Đó là căn cứ để các địa phương, các đô thị trong cả
nước tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế xã hội củ địa phương mình mà vạch ra
phương hướng phát triển riêng, lựa chọn đúng các dự án đầu tư phù hợp với sự
phát triển trước mắt và lâu dài.
-Chính sách về phát triển kiến trúc qui hoạch
Nhà ở đô thị nhất thiết phải được xây dựng thông qua các dự án theo qui hoạch
đã được phê duyệt. Đầu tư để phát triển nhà ở phải đi đôi với đầu tư cho các công
trình cơ sở hạ tầng, các khu chức năng khác như : thương nghiệp, dịch vụ, văn hóa
thể thao, công sở… Từ đặc điểm lịch sử, trình độ phát triển kinh tế-xã hội của các
đô thị nước ta, nhà ở đô thị có thể được xây theo phố, hoặc xây theo đơn vị ở,
nhóm nhà, đồng bộ với các công trình phúc lợi khác.
Việc xây dựng những khu nhà ở mới, cũng như cải tạo các khu ở củ cần phải
tìm ra một kiểu đơn vị ở mới sao cho phù hợp với lối sống hiện đại, luôn luôn phát
triển nhưng vẫn kế thừa những đặc điểm truyền thống trong lối sống của dân tộc
ta.
Tùy theo tính chất của từng đô thị xác định tầng cao cho thật phù hợp với quỉ
đất, tập quán và lối sống địa phương, với các thành phố nhất thiết phải nâng cao
tầng cao cho nhà ở để tiết kiệm đất và taêng mỹ quan cho đô thị. Các thành phố
lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, trung tâm các thành phố thuộc tỉnh, phải xây nhà
cao tầng. Đô thị các vùng trung du, miền núi, điều kiện đất đai khả dĩ có thể xây

dựng thấp tầng hơn. Các thành phố nghỉ mát, du lịch, có thể kết hợp nhà cao tầng
và biệt thự, “nhà vườn”, nhà phố…
Chính sách kiến trúc – qui hoạch phụ thuộc rất lớn vào khả năng phát triển kinh
tế – xã hội củ đô thị, phụ thuộc vào khả năng thu nhhập của từng nhóm dân cư đô
thị. Những người có thu nhập cao có thể thuê hoạc mua nhà có diện tích rộng,tiện
nghi cao, nhóm “trung lưu” cần có chổ ở vừa phải cả ve diện tích vàà tiện nghi.
Với nhóm người có thu nhập thấp, phải tạo cho họ những căn hộ có diện tích và
tiện nghi tối thiểu.
Không gian chức năng đô thị Việt Nam sẽ rất phong phú thường gồm: vùng
trung tâm, vùng ngoại vi, khu hành chính, khu thương mại, khu văn hóa, khu khoa
học; các khu ở còn lại gồm: khu biệt thự, khu chung cư, khu kí túc xá, khu mới,
khu củ…Vì vậy trong bố trí qui hoạch phải tính đến chiều cao, hình khối, bóng đổ
công trình, màu sắc, ánh sáng, cây xanh,…sao cho kiến trúc đô thị hài hòa, sinh
dộng, mang bản sắc Việt Nam.
Cùng với xây dựng mới, cần có chính sách tốt về quản lý quỉ đất nhà ở, cống
xuống cấp nhà củ để bộ mặt đô thị luôn khang trang, có chính sách khuyến khích
bảo tồn, tôn tạo những ngôi nhà cổ,có giá trị nghệ thuật về mặt kiến trúc bằng cách
hổ trợ một phần đầu tư kinh phí cải tạo hạ tầng, thay thế phục chế…
2. Thể loại Nhà ở :
Kiến trúc nhà ở cũng như kiến trúc nói chung – với tư caùch là một thiên nhiên
thứ hai hòa nhập với môi trường tự nhiên và nhân tạo, có đóng góp rất lớn vào sự
lành mạnh hóa nếp sống xã hội. Từ những hình thức cư trú đơn sơ trong xã hội
nguyên thủy đến những ngôi nhà hiện đại ngày nay là cả một quá trình lịch sử phát
triển sáng tạo không ngừng của toàn xã hội. Trong quá trình đó, kiến trúc đóng vai trò
như một người chỉ huy và nghệ thuật của một ngành tổng hợp.
Việc tạo ra một môi trường trong đó con người sinh sống, làm việc và nghỉ
ngơi là hết sức quan trọng . Nhà ở được làm ra – dù với cấp độ nào – chính là để đáp
ứng một phần nhu cầu bức thiết ấy của con người. Mọi sự thay đổi về cơ chế xã hội,
điều kiện sống, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, đều có ảnh hưởng đến kiến
trúc nhà ở hôm nay và ngày mai.

Sự khác biệt tâm sinh lý, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp chuyên môn, tập quán
sinh hoạt, của từng đối tượng, từng địa phương, từng dân tộc cũng phải được chú
trọng khi nghiên cứu kiến trúc nhà ở nhằm đảm bảo nhu cầu sống tiện nghi, thoải mái
cho con người.
Điều kiện khí hậu tự nhiên, địa chất thủy văn, vốn là yếu tố quan trọng mang
lại nét đặc trưng trong sắc thái kiến trúc của mỗi dân tộc. Mặt khác, trong khi những
yếu tố như kinh tế, chính trị, xã hội, thường xuyên biến đổi thì khí hậu là yếu tố ít có
khả năng biến động nhất. Do đó, thiết kế thích ứng với điều kiện khí hậu tự nhiên là
một nguyên tắc quan trọng trong kiến trúc. Với nước ta, kiến trúc nhà ở cần mang
những đặc điểm nhiệt đới nóng ẩm rõ nét. Để đạt được điều đó cần coù sự kết hợp một
cách hài hòa giữa yếu tố truyền thống dân tộc với những thành tựu khoa học kỹ thuật
tiên tiến và tiếp thu kinh nghiệm hiện đại thế giới.
Tất cả những yếu tố nêu trên cho thấy kiến trúc nhà ở là moät vấn đề khá phức
tạp, nhưng đồng thời cũng là một đề tài hấp dẫn thu hút không chỉ với người làm kiến
trúc mà với cả nhiều ngành có liên quan.
3. Đề tài Chung cư cao tầng kết hợp thương mại:
Quá trình công nghiệp hoùa, đô thị hóa kéo theo làn sóng di dân vào các đô thị
đã tạo ra một mật độ xây dựng dày đặc, đất đai căng thẳng, nhu cầu nhà ở tăng cao,
hình thành các đường phố kiểu hành lang, các khu ổ chuột tối tăm nghèo nàn. Từ đó,
nhà chung cư ra đời với ý tưởng ” tiến hành một cuộc cách mạng giành lấy ánh sáng
mặt trời và cây xanh “cho nơi ở. Cùng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật và nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, chung cư cao ốc đã xuất hiện và trở thành
loại hình cư trú hiện đại, phù hợp với môi trường và cảnh quan kiến trúc đô thị.
Nhà chung cư là loại hình nhà ở tập hợp nhiều căn hộ riêng biệt bố trí liền kề
nhau trong cùng một taàng lầu của một đơn nguyên nhà ở. Trong đó, loại chung cư có
qui mô từ 6 tầng trở lên dược xem là chung cư cao tầng. Nhưng chung cư cao tầng –
cũng như các loại hình kiến trúc cao tầng khác – không phải là việc giản đơn xếp
chồng lên nhau các kiến trúc thấp tầng mà nó cần được xem như một thành phố thu
nhỏ phát triển theo chiều đứng, đặt ra những yêu cầu riêng trong việc thiết kế kiến
trúc, kết cấu, trang thiết bị, cần phải được nghiên cưùu giải quyết một cách thận

trọng.
Chung cư cao tầng đã bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ năm 1996. Chung cư cao
tầng có thể được xây dựng như một quần thể gồm nhiều đơn nguyên ghép lại hoặc
đứng độc lập thành một nhà tháp, trong đó các căn hộ tập trung xung quanh nút giao
thông với cầu thang bộ và thang máy.
Trong thiết kế chung cư cao tầng cần quan tâm đến những yếu tố:
• Đối tượng sử dụng.
• Tính quần cư, quan hệ láng giềng.
• Đặc trưng môi trươøng khí hậu địa phương.
• Cân đối giữa hiệu quả kinh tế với tính thẩm mỹ kiến trúc.
Chung cư cao tầng thường được xây dựng tại vị trí quan trọng trong khu dân
cư, gần các trục giao thông, những nơi có cảnh quan đẹp, Nếu được đặt nơi thích
hợp thì loại nhà này sẽ đem lại những hiệu quả cao về thẩm mỹ, làm phong phú thêm
cảnh quan kiến trúc khu vực cũng như đô thị.

II- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI & HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH :
1. Lý do chọn đề tài :
Quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số đã tạo ra một áp lực to lớn tại các
thành phố lớn về nhiều mặt, đặc biệt là vấn đề nhà ở. Riêng đối với thành phố Hồ Chí
Minh – một đô thị cực lớn và đang phát triển, áp lực nhà ở hết sức nặng nề và đòi hỏi
những giải pháp cấp bách.
Với dân số hiện nay khoảng 5 triệu người (dân số thật lên đến 8 triệu người, tốc
độ tăng dân số bình quân 150.000 người/năm), diện tích tự nhiên khoảng 2.039 km
2
,
mật độ cư trú trung bình 2.300 người/km
2
, trong đó tại nội thành mật độ gần 24.000
người/km
2

, cho thấy tp.Hồ Chí Minh hiện đang có mật độ cư trú rất dày đặc. Mặt
khác, theo Sở nhà đất TP, thành phố hiện có khoảng 67.000 căn nhà lụp xụp, trong đó
có 46.000 nhà ổ chuột, diện tích ở khoảng 4 – 6 m
2
/người chiếm đa số, khoảng
300.000 người đang có nhu cầu bức xúc về nhà ở.
Thông qua tình hình và các số liệu nêu trên cho thấy việc xây dựng nhà ở cao
tầng là hoàn toàn phù hợp với thực tế của thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cũng như
trong tương lai.
2. Hướng nghiên cứu chính:
Chung cư cao tầng được thiết kế đứng độc lập thành một nhà tháp kết hợp với
khu thương mại. Đối tượng sử dụng là cán bộ, công chức nhà nước, người có thu nhập
trung bình. Các vấn đề được tập trung nghiên cứu :
• Phù hợp khí hậu nhiệt đới noùng ẩm.
• Dựa trên tập quán sống truyền thống
• Phù hợp cấu trúc nhà ở nhiều thế hệ.
• Căn hộ có sân vườn.
• Mặt bằng có thể thay đổi linh hoạt ( người thiết kế
chỉ làm vỏ bao che, định vị lõi phục vụ, xác định vị trí và diện tích của từng căn hộ.
Mặt bằng từng căn hộ sẽ do người mua tự thiết kế với vách ngăn sử dụng tấm 3D dựa
theo các thiết kế mẫu phù hợp với khối tích công trình).

III- CƠ SỞ XÁC ĐỊNH QUI MÔ CÔNG TRÌNH :
1. Một số kết quả điều tra :
Nguyện vọng của người dân (theo Tạp chí Xây dưng – số 10/1999) :
Loại nhà Vị trí Tỉ lệ
(%)ä
Chung cư cao tầng đủ tiện nghi Gần trung tâm 65
Nhà liên kế Ven đô 26,2
Biệt thự Ngoại ô 8.8

Diện tich ở (m
2
/ng) Tỉ lệ (%) Diện tich ở (m
2
/ng) Tỉ lệ (%)
< 8m
2
0,6 11 – 14 m
2
50,2
8 – 10 m
2
15,0 > 14 m
2
34,2

2. Tham khảo diện tích căn hộ :
BẢNG 1 : THEO % TCN – 109 – 83
Số
phòng
Số
người
Diện
tích
căn
hộû
S(m
2
)
Các phòng chính trong

Căn hộ
Các phòng phụ trong căn hộ
Phòng
sinh
hoạt
S.
ngủ
riêng
Tổng
diện
tích ở
Bếp
(m
2
)
Kho
(m
2
)

tắm
rửa
Lôgia ban
công nghỉ
Lôgia ban
công phục vụ
Sảnh
vào lối
đi (m
2

)
Số
lượng
Diện
tích
Số
lượng
Diện
tích
1
2 28 14 14 4 3,5 1 1 4
2 - 3
15%
S ở
3 34 18 18 4-5 1 3,5 1 4
2 4-5
46-
48
14-16 1(10) 24-26 4-5 1 4,5 1 4 1 3,5
3,5-5,5
15%
S ở
3 6-7
58-
60
16 (8-10) 34-36 5 1 4,5 2 4 1 3,5
4 8-9
70-
72
18 (8-10) 44-46 5 1,5 4,5 2 6 1 3,5

3,5-5,5
10%
S ở

BẢNG 2 : THEO PGS.PTS ĐẶNG TỐ TUẤN
Số nhân khẩu trong gia đình
Diện tích căn hộ (m
2
)
Loại thấp Trung bình Loại cao
2 người 30 36 45
3 người 36 45 54
4 người 45 54 75
5 người 54 75 90
6 người 75 90 108
7 người 90 108 150
BẢNG 3 :
I – THỂ LOẠI VÀ ĐỀ TÀI :
1) Thể loại Nhà ở :
Kieán trúc nhà ở cũng như kiến trúc nói chung – với tư cách là một thiên nhiên
thứ hai hòa nhập với môi trường tự nhiên và nhân tạo, có đóng góp rất lớn vào sự
lành mạnh hóa nếp sống xã hội. Từ những hình thức cư trú đơn sơ trong xã hội
nguyên thủy đến những ngôi nhà hiện đại ngày nay là cả một quá trình lịch sử phát
triển sáng tạo không ngừng của toàn xã hội. Trong quá trình đó, kiến trúc đóng vai trò
như một người chỉ huy và nghệ thuật của một ngành tổng hợp.
Việc tạo ra một môi trường trong đó con người sinh sống, làm việc và nghỉ
ngơi là hết sức quan trọng . Nhà ở được làm ra – dù với cấp độ nào – chính là để đáp
ứng một phần nhu cầu bức thiết ấy của con người. Mọi sự thay đổi về cơ chế xã hội,
điều kiện sống, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, đều có ảnh hưởng đến kiến
trúc nhà ở hôm nay và ngày mai.

Sự khác biệt tâm sinh lý, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp chuyên môn, tập quán
sinh hoạt, của từng đối tượng, từng địa phương, từng dân tộc cũng phải được chú
trọng khi nghiên cứu kiến trúc nhà ở nhằm đảm bảo nhu cầu sống tiện nghi, thoải mái
cho con người.
IV- LẬP NHIỆM VỤ THIẾT KẾ :
1. Qui hoạch :
Qui hoạch một cụm dân cư sinh sống trong một môi trường thiên nhiên yên
tĩnh cùng với các tiện nghi và dịch vụ phù hợp lối sống đô thị. Khu ở được quy hoạch
với đầy đủ các công trình dịch vụ thương mại thiết yếu, nhà trẻ, công viên nhỏ, vườn
hoa trung tâm, bãi xe ôtô,
Khu đất qui hoạch có mối liên hệ chặt chẽ với các khu chức năng khác của
thành phố, thuận tiện cho người dân trong các nhóm nhà sinh hoạt và làm việc, giảm
qũy thời gian đi lại. Mạng lưới đường phố được thiết kế theo dạng ô cờ nhằm đảm bảo
phân phối tương đối đều các phương tiện giao thông đi lại.
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật :
- Diện tích đất được chọn : 4,25 ha
- Quy mô dân số : 3000 người
- Mật độ dân số : 700 người /ha
- Mật độ xây dựng : 40%
- Tiêu chuẩn nhà trẻ : 100 em/1000 dân
- Tiêu chuẩn cấp nước : 250 lít/Người/ Ngày
- Tiêu chuẩn cấp điện : 150 Kw/Người/ Năm
Thiết kế quy hoạch bao gồm các loại nhà ở ít tầng bố trí xen với các chung cư
cao ốc và các công trình công cộng. Công tác quy hoạch phải đảm bảo >85% các công
trình được đón gió chủ đạo trên cơ sở tôn trọng địa hình cảnh quan chung của khu vực
bao gồm hệ thống kênh rạch, hệ sinh thái của vùng. Qua đó nâng cao giá trị cảnh quan
đặc thù cũng như cải tạo điều kiện vi khí hậu chung cho khu ở.
2. Kiến trúc :
Chung cư cao tầng được thiết kế đảm bảo cân đối và hợp lý về diện tích, không
gian sử dụng và mỹ quan, đạt được cac yêu cầu sau :

• Phù hợp điều kiện khí hậu, tập quán sinh hoạt gia đình và hoàn cảnh kinh
tế xã hội địa phương.
• Tổ chức giao thông ngang và đứng trong chung cư đảm bảo thuận tiện,
không gây tác động xấu và phiền hà giữa các căn hộ.
• Đáp ứng yêu cầu cải tạo - chỉnh trang đô thị, đảm bảo cảnh quan đô thị và
mỹ quan kiến trúc hiện đại, văn minh, dân tộc.
• Đưa không gian cây xanh vào từng căn hộ.
• Tổ chức mặt bằng linh hoạt, tạo điều kiện cho người mua tự thiết kế.
NỘI DUNG THIẾT KẾ :
Chung cư cao ốc 17 tầng có thương mại dịch vụ.
a. Tầng hầm :
 Nhà xe 4 &2 bánh : 1800 m
2
 Kho trung tâm : 1200 m
2
 Phòng kỹ thuật : 24 m
2
 Máy phát điện, biến thế : 36 m
2
 Máy bơm, bể chứa H
2
O : 400 m
2
 Bảo vệ, WC : 40 m
2
b. Mặt bằng trệt :
* Khối siêu thị :
- Sảnh siêu thị : 48 m
2
- Bán hàng : 1400 m

2
- Kho trung chuyển : 120 m
2
- Giải khát : 24 m
2
- WC siêu thị : 48 m
2
- Quản lý điều hành : 160 m
2
* Khối ở :
- Sảnh chính : 48 m
2
- Sảnh phụ : 16 m
2
- Thư từ sách báo : 16 m
2
- Dịch vụ : 80 m
2
c. Mặt bằng lầu 1 :
- Bán hàng : 1200 m
2
- Kho trung chuyển : 120 m
2
- Hành chánh, quản lý : 120 m
2
- Khu chơi game : 140 m
2
- Quán ăn nhẹ, giải khát : 120 m
2
- Vệ sinh : 48 m

2
- Quản lý khối ở : : 48 m
2
.
d. Mặt bằng lầu 2 :
- Nhà hàng ngoài trời: : 1200 m
2
- WC + Bếp : 200 m
2
- Sân chơi trẻ em : 400 m
2
e.Lầu 3 – 16 :
Bố trí 70 căn hộ, gồm 3 loại :
Loại căn hộ Diện tích (m
2
) Số lượng (căn) Tỉ lệ %
A 117 14 20
B 84 36 51
C 64 20 29
Tổng cộng 70 100
• Căn hộ loại A, DT = 117 m
2

 Phòng khách :20 m
2
 Phòng ngủ + WC : 18 m
2
 Phòng ngủ (12 m
2
x 2) : 24 m

2
 Bếp + Ăn : 15 m
2
 WC (6 m
2
x 2) :12 m
2

 Giao thông :10 m
2
 Sân vườn : 18 m
2

• Căn hộ loại B, DT = 84 m
2
 Phòng khách :18 m
2
 Phòng ngủ + WC : 18 m
2
 Phòng ngủ : 12 m
2
 Bếp + Ăn : 12 m
2
 WC : 6 m
2

 Giao thông : 6 m
2
 Sân vườn : 12 m
2


• Căn hộ loại C, DT = 64 m
2
 Phòng khách : 16 m
2
 Phòng ngủ : 12 m
2
 Bếp + Ăn : 12 m
2
 WC : 6 m
2

 Giao thoâng : 6 m
2
 Sân vườn : 12 m
2

3. Kỹ thuật :
a. Kết cấu :
- Kết cấu khung sườn beton cốt thép chịu lực đổ toàn khối.
-Sàn beton cốt thép toàn khối, chiều dày d = 100 mm.
- Tạo khe lún giữa khôí thấp tầng (siêu thị) và khối cao ốc.
b. Cấu tạo kiến trúc :
- Vỏ bao che dùng tường xây gạch dày d = 300 mm.
- Vách ngăn trong nhà dùng tấm 3D dày d = 100 mm.
- Sàn mái beton cốt thép toàn khối, cấu tạo chống thấm.
- Cấu tạo trang trí nội và ngoại thất.
c. Trang thiết bị kỹ thuật :
• Hệ thống năng lượng.
- Nguồn điện lấy từ lưới điện quốc gia qua các trạm Nhà Bè và nhà máy điện

Hiệp Phước. Mạng lưới điện cao thế, trung thế, và hạ thế xây dựng tại khu đô thị mới
này dự kiến dùng cáp ngầm để đạm bảo an tòan và mỹ quan đô thị.
- Máy phát điện dự phòng Diezel cung cấp cho các bộ phận va thiết bị thiết
yếu khi có sự cố. Dùng bộ đổi điện tự động.
• Hệ thoáng cấp thoát nước.
Cấp nước:
- Sử dụng nguồn nước từ hệ thống cấp nước chung của thành phố, theo tuyến
ống BOT của Thủ Đức Hiệp Phước,và nguồn nước ngầm từ nhà máy Bình
Hưng.Hai tuyến cấp nước cho khu đô thị mới trên đường Bình Thuận với 600
và 1000.
- Nước từ hệ thống cấp nước chung được đưa vào bể chứa ở tầng hầm rồi bơm
lên hồ nước sân thượng. Phân vùng cấp nước theo chiều cao để giảm áp lực
nước tại các họng chữa cháy và vòi nước sinh hoạt.
Thoát nước:
-Thoát nước mưa: Tận dụng tối đa hệ thống kênh rạch hiện có phục vụ cho
thoát nước
-Thoát nước thải: Thoát vào hệ thống cống, và được đưa vào các trạm xử lý
tập trung tại: Bà Lào, Cây Khô, Xóm Củi, Rạch Đỉa.
- Hệ thống thoát nước mưa và thoát nước sinh hoạt được tách riêng.
• Hệ thống thông gió và điều tiết không khí.
- Hệ thống thông gió tầng hầm.
- Hệ thống quạt gió tăng áp trong thang thoát hiểm nhằm ngăn khói khi có hỏa
hoạn.
- Hệ thống hút gió cho phòng bếp, vệ sinh, trong các căn hộ.
- Máy điều hòa cục bộ trong các căn hộ có nhu cầu.
- Hệ thống điều tiết không khí trung tâm cho khu siêu thị.
• Hệ thống điện tử tin học.
- Hệ thống anten truyền hình trung tâm.
- Hệ thống điện thoại trung tâm.
- Hệ thống quản lý tin học, đóng mở cửa tự động, camera bảo vệ,

• Hệ thống giao thông đứng.
- Thang cuốn trong siêu thị.
- Thang máy sự cố vẫn hoạt động bình thường cùng với thang máy thứ hai.
- Thang bộ của khối cao tầng chu yếu dùng cho thoát hiểm.
• Hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động.
• Hệ thống chống sét dùng kim thu sét.
V- TÀI LIỆU THAM KHẢO :
Stt Tên tài liệu Tác giả
01
02
03
04
05
06
Chiến lược nhà ở đô thị đến năm 2010
Kiến trúc nhà cao tầng
Kiến trúc nhà ở
Cơ sở khí hậu học của thiết kế kiến trúc
Vi khí hậu công trình trong điều kiện nóng ẩm
Nguyên lý cấu tạo kiến trúc
Viện nghiên cưú kiến trúc
Hồ Thế Đức
Đặng Thái Hoàng
Phạm Ngọc Đăng
Phạm Ngọc Toàn
Phan Tấn Hài
Võ Đình Diệp
07
08
09

10
11
12
13
14
Cây xanh trong kiến trúc
Xã hội học và vấn đề nhà ở
Những dữ liệu của Kiến trúc sư
Kết cấu nhà cao tầng
Graphic Standards Architectural
Tiêu chuẩn thiết kế Việt nam
Đồ án tốt nghiệp kiến trúc K90, K93, K94,K95
Tập san xây dựng, Tạp chí kiến trúc,
Cao Xuân Lương
Nguyễn Thanh Thủy
Trương Quang Thao
Neufert
Wolfgang Schueller
VI- BẢN ĐỒ & SỐ LIỆU LIÊN QUAN :
1.Vị trí khu đất :
Thuộc khu đô thị mới Nam Sài Gòn, thuộc phường Tân Phong, Q.7, tp Hồ Chí
Minh
Phía Bắc : Giáp đường Nguyễn Văn Linh (Đường Tân Thuận), cách trung tâm Q.1
3Km theo trục đường Bắc N am.
Phía Nam : Giáp huyện Nhà Bè qua rạch Đĩa.
Phía Đông: Giáp khu A (Trung tâm đô thị mới-Phú Mỹ Hưng)
Phía Tây : Giáp huyện Bình Chánh, qua rạch Oâng Lớn.

2. Hiện trạng :
a. Đánh giá ưu nhược điểm của khu đất :

* Ưu Điểm :
Khu đất có hệ thống đường giao thông liên hệ với các đầu mối giao thông và
các phân khu chức năng khác, nằm cách trung tâm Q1 3Km và được bố trí gần các
công trình phúc lợi hoàn chỉnh của khu đô thị mới Nam Sài Gòn
Nằm trong khu TT đô thị mới nên có một hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại
Nằm gần bờ sông & dãy cây xanh ven sông thoáng mát, cảnh quan đẹp.
* Nhược điểm :
Nằm trong khu qui hoạch mới Nam Sài Gòn, tuy có nhiều dự án phát triển,
được sự quan tâm xúc tiến từ nhiều phía, tuy nhiên tốc độ và qui mô phát triển còn
phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế xã hội chung của cả nước, và sự kêu gọi đầu
tư từ nước ngoài.
b. Điều kiện tự nhiên :
•Địa hình :
Khu đất qui hoạch có địa hình tương đối thấp, nhiều ao hồ kênh rạch, hướng dốc
không rõ ràng, cao độ mặt đất thay đổi từ 7,1-7,3 (Cao độ giả định).
•Địa chất:
Nền đất có cấu tạo địa chất là phù sa mới, thành phần gồm những đất mịn hạt như
bùn sét, nhiều tạp chất hữu cơ, thường có màu đen, xám tro. Sức chịu tải nền thấp
R=0,5-0,8 kg/cm
2
•Thủy văn
Khu đất nằm kế rạch Oâng Lớn, chịu ảnh hưởng trực tiếp thủy triều trên sông Nhà Bè,
chế độ bán nhật triều không đều. Theo số liệu quan trắc tại trạm Nhà Beø, mực nước
cao nhất (H
max
) và mực nước thấp nhất (H
min
) tương ứng với các tần suất (P) khác nhau
như sau:
Tần

suất(P)
01% 05% 10% 25% 50% 75% 90% 99%
H
max
1,55 1,48 1,45 1,40 1,35 1,31 1,28 1,23
H
min
-1,98 -2,12 -2,2 -2,32 -2,46 -2,58 -2,69 -2,87
•Khí hậu:
Vị trí xây dựng nằm trong khu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa
khô.
Mùa khô tiếp nhận không khí từ phía Bắc nên về đêm, không khí lạnh và khô.
Mùa khô chịu ảnh hưởng trực tiếp gió tây nam nóng và khô.
• Nhiệt độ không khí :
- Nhiệt độ trung bình hàng năm : 27,55
0
C
- Nhiệt độ trung bình cao nhất – Tháng 4 : 29 – 30,3
0
C
- Nhiệt độ trung bình thấp nhất – Tháng 12 : 25,20
0
C
- Nhiệt độ cao nhất lịch sử quan trắc : 40
0
C (Tháng 4/1912)
- Nhiệt độ thấp nhất lịch sử quan trắc: 13
0
C (Tháng 1/1937)
• Độ ẩm không khí :

- Độ ẩm không khí trung bình trong năm : 82%
- Độ ẩm không khí trung bình của tháng cao nhất – Tháng 7-8 : 87%
- Độ ẩm không khí trung bình của tháng thấp nhất – Tháng 3 : 74%
• Lượng mưa :
- Lượng mưa trung bình hàng năm : 1979 mm
- Lượng mưa trung bình tháng cao nhất – Tháng 9-10 : 300 – 400 mm
- Lượng mưa tập trung trên 90% vào các tháng từ tháng 6 đến tháng 11. Các
tháng còn lại chiếm chưa đầy 10%.
• Nắng:
- Số giờ nắng trung bình năm : 6,3 giờ nắng/ngày
- Tổng số giờ nắng trong năm : 2500 giờ
- Lượng bốc hơi khá lớn :
+ Trong năm : 1350 mm
+ Trung bình : 3,7 mm/ngày

• Gió :
Thịnh hành 3 hướng chính
- Mùa khô : Gió Đông N am và Đông, tần suất 30 – 40%. Ngoài ra, còn có
gió Đông Bắc lạnh và khô thổi từ tháng 11 đến tháng 12.
- Mùa mưa : Gió Tây Nam, tần suất 66%. Tố độ gió trung bình 3m/s, mạnh
nhất 22,6 m/s.
• Bão:
Tình hình bão kể cả áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến khu vực thành phố
qua thống kê từ năm 1952 đến 1998 khả năng xuất hiện:
3 cơn bão trong 1 năm: 04% số năm
2 cơn bão trong 1 năm: 16% số năm
1 cơn bão trong 1 năm: 20% số năm
0 cơn bão trong 1 năm: 60% số năm
3. Các Bản đồ và tài liệu :


×