2
LỜI MỞ ĐẦU
Với triển vọng vĩ mô 2014 ổn định theo hướng tích cực qua các chỉ tiêu được
Chính phủ đề ra như GDP tăng trưởng 5.8%, lạm phát dưới 10% và tỷ giá ổn định, thị
trường chứng khoán 2014 được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng so với thời điểm hiện
tại.
Trong giai đoạn nền kinh tế bắt đầu đi lên sau giai đoạn tạo đáy, các lĩnh vực
kinh doanh đa phần sẽ được hưởng lợi nhưng với các mức độ khác nhau. Đối với
ngành bảo hiểm và tài chính, em có sự quan tâm đặc biệt đến Tập đoàn Bảo
Việt(BVH), BVH sẽ có lợi thế khi mà năm 2014 được dự báo lĩnh vực bảo hiểm và tài
chính sẽ phục hồi nhẹ.
Để hiểu rõ hơn về hoạt động của tập đoàn nhằm đưa ra quyết định đầu tư, em
đã quyết định chọn đề tài:
"PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU BVH"
cho bài tiểu luận môn Phân tích tài chính của mình.
Nội dung của bài tiểu luận gồm 3 chương:
Phần 1: Sơ lược về Tập đoàn Bảo Việt
Phần 2:Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động của Tập đoàn Bảo
Việt
Phần 3: Khuyến nghị
Do thời gian nghiên cứu có hạn và kiến thức còn hạn chế nên bải tiểu luận không
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của thẩy giáo cũng như tất cả
những ai quan tâm đến đề tài này để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
3
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU
2
Phần 1 : Sơ lược về Tập đoàn Bảo Việt
4
1.1. Quá trình hình thành và phát triển 4
1.1. Lĩnh vực kinh doanh 4
1.2. Tầm nhìn và các mục tiêu chiến lược giai đoạn 2011 – 2015 5
1.3. Thông tin niêm yết 6
1.4. Ban lãnh đạo 7
Phần 2 : Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động của
Tập đoàn Bảo
Việt
8
2.1. Thống kê cơ bản 8
2.1.1. Thông tin cổ phiếu 8
2.1.2. Cơ cấu sở hữu 8
2.1.3. Cổ đông lớn 8
2.1.4. Các chỉ số cơ bản 9
2.1.4. Đồ thị giá 10
2.2. Phân tích cơ bản cổ phiếu BVH 10
2.2.1. Cấu trúc doanh nghiệp 10
2.2.2. Đánh giá lĩnh vực kinh doanh chính 13
2.2.2.1. Bảo Việt Nhân thọ 13
2.2.2.2. Bảo hiểm Bảo Việt 16
2.2.2.3. Ngân hàng Bảo Việt 17
2.2.2.4. Chứng khoán 18
2.2.2.5. Quản lý quỹ 19
2.2.2.6. Hoạt động khác 20
Phần 3 : Khuyến nghị
21
4
Phần 1 : Sơ lược về Tập đoàn Bảo Việt
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam được thành lập ngày 15/01/1965. Đến nay,
Bảo Việt đã trở thành tập đoàn tài chính – bảo hiểm hàng đầu Việt Nam. Không chỉ có
mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc, Bảo Việt còn được biết đến là thương hiêu mạnh,
uy tín số 1 trong lĩnh vực bảo hiểm. Với khả năng tài chính mạnh, sự thông hiểu thị
trường trong nước, Bảo Việt là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam kinh doanh cả hai
loại hình bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Bảo Việt đã được công nhận là một trong
số 25 doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam; là doanh nghiệp bảo hiểm lâu đời, được
tin cậy đối với đông đảo các tầng lớp dân cư, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
Năm 2008, ra mắt Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt.
Năm 2009, cổ phiếu của tập đoàn Bảo Việt ( mã BVH ) chính thức được niêm
yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2011, Tập đoàn Bảo Việt hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 6.804 tỷ đồng
thông qua việc phát hành cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu.
Thông tin chung :
Ngày thành lập : 15/01/1965
Số ĐKKD : 0100111761
Ngày cấp ĐKKD : 08/05/2013
Vốn điều lệ : 6.804.714.340.000
Mã số thuế : 0100111761
Ngành nghề kinh doanh : Tài chính – Bảo hiểm nhân thọ
1.1. Lĩnh vực kinh doanh
Tập đoàn Bảo Việt thực hiện đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết;
kinh doanh dịch vụ tài chính và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
Bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm và bảo hiểm con người, kinh
doanh tái bảo hiểm, giám định tổn thất
Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh tái bảo hiểm
Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư chứng
khoán
5
Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành
chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán
Dịch vụ ngân hàng
Đầu tư, kinh doanh, quản lý dịch vụ bất động sản
1.2. Tầm nhìn và các mục tiêu chiến lược giai đoạn 2011 – 2015
Tầm nhìn đến năm 2015 của Bảo Việt là trở thành Tập đoàn Tài chính – Bảo
hiểm hàng đầu Việt Nam, có tiềm lực tài chính vững mạnh, từng bước hội nhập
vào thị trường khu vực và thế giới dựa trên ba trụ cột : bảo hiểm, ngân hàng và
đầu tư.
Mục tiêu của Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt đến cuối năm
2015 là :
Tăng trưởng tổng tài sản bình quân hàng năm 17%, đạt 100.000 tỷ VND
cuối 2015.
Tăng trưởng Tổng doanh thu bình quân hàng năm 16%, đạt khoảng
26.000 – 28.000 tỷ VND cuối 2015.
Tăng trưởng Lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm 23%, đạt khoảng
2.600 – 2.800 tỷ VND, LNST thuộc Tập đoàn Bảo Việt đạt khoảng
2.200 – 2.300 tỷ VND.
Mục tiêu của Công ty Mẹ - Tập đoàn Bảo Việt đến cuối năm 2015 là :
Tăng vốn điều lệ đến năm 2015 đạt 9.500 tỷ nhằm đáp ứng nhu cầu tăng
vốn của các công ty con, phát triển hoạt động kinh doanh; Vốn chủ sở
hữu đạt 14.320 tỷ đồng cuối 2015;
Tăng trưởng Tổng doanh thu bình quân hàng năm 12%, đạt khoảng
2.100 – 2.200 tỷ VND cuối 2015;
Tăng trưởng LNST bình quân hàng năm 15%, đạt 1.500 – 1.700 tỷ VND
cuối 2015;
Tỷ lệ VCSH/VĐL 2015 đạt 16 – 18%, tỷ lệ chi trả cổ tức 2015 dự kiến
đạt 14 – 16%.
6
Đối với các lĩnh vực kinh doanh chính, mục tiêu chiến lược đến cuối
2015 là :
Bảo hiểm phi nhân thọ : Giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường bảo hiểm
phi nhân thọ về thị phần doanh thu phí bảo hiểm giữ lại. Cuối năm
2015, doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 8.800 tỷ đồng, LNST đạt 480
tỷ đồng.
Bảo hiểm nhân thọ : Giữ vững vị trí hàng đầu thị trường bảo hiểm
nhân thọ về doanh thu phí và chất lượng dịch vụ. Cuối năm 2015,
doanh thu phí bảo hiểm đạt 6.700 tỷ đồng, doanh thu khai thác mới
đạt 1.971 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng doanh thu khai thác mới hàng
năm đạt 21%, LNST đạt 580 tỷ đồng.
Ngân hàng : Trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu về chất lượng dịch
vụ. Cuối năm 2015, LNST đạt 1.350 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 70.000
tỷ đồng. Huy động vốn đạt 52.000 tỷ đồng.
Chứng khoán : Trở thành công ty chứng khoán hàng đầu về thị phần
môi giới. Cuối năm 2015, tổng doanh thu đạt 565 tỷ đồng, LNST đạt
370 tỷ đồng.
Quản lý quỹ : Trở thành công ty quản lý quỹ hàng đầu về tổng tài sản
quản lý, chất lượng dịch vụ và đa dạng sản phẩm. Cuối năm 2015,
quy mô tổng tài sản quản lý đạt 34.600 tỷ đồng, tổng doanh thu đạt
118 tỷ đồng, LNST đạt 43 tỷ đồng.
1.3. Thông tin niêm yết
Ngày niêm yết : 25/06/2009
Nơi niêm yết : HOSTC
Mệnh giá : 10.000 VNĐ
Giá chào sàn : 38.500 VNĐ
Khối lượng đang niêm yết : 680.471.434 cổ phiếu
Tổng giá trị niêm yết : 6.804.714.340.000 VNĐ
7
1.4. Ban lãnh đạo
Chủ tịch HĐQT
Lê Quang Bình
Phó Chủ tịch HĐQT
Nguyễn Ngọc Anh
Thành viên HĐQT
Nguyễn Đức Tuấn
Thành viên HĐQT
Nguyễn Quốc Huy
Thành viên HĐQT
Lê Hải Phong
Thành viên HĐQT
Trần Trọng Phúc
Thành viên HĐQT
Dương Đức Chuyển
Thành viên HĐQT
Yukihira Yoshiharu
Thành viên HĐQT
Kono Shinzo
Trưởng ban kiếm soát
Phan Kim Bằng
8
Phần 2 : Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động của Tập đoàn
Bảo Việt
2.1. Thống kê cơ bản
2.1.1. Thông tin cổ phiếu
BVH là một trong 30 cổ phiếu có tính thanh khoản cao và giá trị vốn hóa lớn
nhất thị trường. BVH luôn đóng vai trò là cổ phiếu dẫn dắt trong rổ chỉ số
VN30 và nhóm cổ phiếu trong ngành bảo hiểm. Với tiềm lực tài chính mạnh và
duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định, vững chắc qua các năm, BVH luôn
bảo đảm tỷ lệ chi trả cổ tức cho cổ đông hàng năm ổn định ở mức 12% - 15%
và được đánh giá là cổ phiếu bảo hiểm có mức sinh lời cao nhất, thuộc nhóm
cổ phiếu blue-chip hấp dẫn nhất đối với nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Mã chứng khoán : BVH
Giá ngày 09/01/2014 : 38.800
Giá thấp nhất 52 tuần : 33.600
Giá cao nhất 52 tuần : 58.000
Khối lượng trung bình 10 ngày : 269.160
Khối lượng cổ phiếu lưu hành (Triệu) : 420
Giá trị vốn hóa thị trường (tỷ) : 26.402
2.1.2. Cơ cấu sở hữu
Đại diện vốn nhà nước : 74,17%
Cổ đông nước ngoài : 23,89%
Cổ đông khác : 1,94%
2.1.3. Cổ đông lớn
Bộ tài chính : 70,91%
Sumitomo Life Insurance Company : 18,00%
9
2.1.4. Các chỉ số cơ bản
CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
Đơn vị tính
Quý
3/2013
CKT/HN
Quý
2/2013
CKT/HN
Quý
1/2013
SX/HN
Quý
4/2012
CKT/HN
Thu nhập trên mỗi cổ
phần (EPS)
VNĐ
1,794 1,366 1,484 1,619
Giá trị sổ sách của cổ
phiếu (BVPS)
VNĐ
- 18,403 18,232 17,705
Chỉ số giá thị trường
trên thu nhập (P/E)
Lần
20.84 30.83 33.43 23.72
Chỉ số giá thị trường
trên giá trị sổ sách
(P/B)
Lần
- 2.29 2.72 2.17
Tỷ suất lợi nhuận gộp
biên
%
20.93 22.32 32.29 17.87
Tỷ suất sinh lợi trên
doanh thu thuần
%
28.13 5.69 4.05 13.9
Tỷ suất lợi nhuận trên
Vốn chủ sở hữu bình
quân (ROEA)
%
13.21 7.63 8.46 9.43
Tỷ suất sinh lợi trên
Tổng tài sản bình quân
(ROAA)
%
3.39 1.96 2.15 2.43
Tỷ số thanh toán hiện
hành (ngắn hạn)
Lần
- 2.85 0.49 4.59
CKT: Chưa kiểm toán KT: Kiểm toán SX: Soát xét HN: Hợp nhất CTM: Công ty mẹ ĐL: Đơn lẻ
Nguồn : www.baoviet.com.vn
10
2.1.4. Đồ thị giá
Nguồn : www.stockbiz.vn
2.2. Phân tích cơ bản cổ phiếu BVH
2.2.1. Cấu trúc doanh nghiệp
Tập đoàn Bảo Việt (BVH) là tập đoàn đầu tiên ở Việt Nam cung cấp đầy đủ
các dịch vụ tài chính bao gồm Ngân hàng thương mại ( Ngân hàng Bảo Việt ), ngân
hàng đầu tư ( Công ty chứng khoán Bảo Việt và Công ty quản lý quỹ Bảo Việt ), bảo
hiểm ( Bảo hiểm Bảo Việt và Bảo Việt Nhân Thọ ) và bất động sản ( Công ty đầu tư
Bảo Việt ). Ở cấp độ doanh nghiệp, danh mục kinh doanh đa dạng này đem lại cho
Bảo Việt lợi thế kinh tế theo phạm vi hoạt động và có tiềm năng tạo ra những lợi thế
cạnh tranh khác biệt. Tuy nhiên, cấu trúc phức tạp cũng tạo ra những thách thức cho
tập đoàn về mặt quản lý và công nghệ.
11
Công ty con Vốn điều lệ ( đồng)
Bảo hiểm Bảo Việt
1.500.000.000.000
Bảo Việt Nhân Thọ
1.500.000.000.000
Ngân hàng Bảo Việt
1.500.000.000.000
Công ty chứng khoán Bảo Việt
722.339.370.000
Công ty quản lý quỹ Bảo Việt
50.000.000.000
Công ty đầu tư Bảo Việt
100.000.000.000
Nguồn : www.baoviet.com.vn
Trong năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước đạt 5.03%, khá cao so với
tốc độ trung bình của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, thị trường ngân hàng, tài chính
và đầu tư vẫn chứa đựng nhiều rủi ro và biến động bất thường.
Trong tình hình đó, BVH đã đạt được kết quả kinh doanh khả quan. Năm 2012,
lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ chiếm 45% tổng doanh thu, BVH hiện đang nắm giữ 24%
thị phần bảo hiểm nhân thọ trên toàn quốc. Hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ đóng
góp 39%, mảng ngân hàng đóng góp 9% tổng doanh thu, còn lại là doanh thu từ hoạt
động đầu tư khác.
Năm 2012, doanh thu từ hoạt động bảo hiểm đạt 8.414 tỷ đồng, tăng nhẹ 5% so
với năm 2011 nhờ doanh thu bảo hiểm nhân thọ đạt 5.208 tỷ đồng, tăng 16%, doanh
thu bảo hiểm phi nhân thọ đạt 5.384 tỷ đồng, tăng 10%. Doanh thu có sự tăng trưởng
nhẹ nhưng chi phí cho kinh doanh bảo hiểm lại tăng khá mạnh nên biên lợi nhuận gộp
giảm từ 22% trong năm 2011 xuống còn 19% trong năm 2012, dẫn đến lợi nhuận gộp
đạt 1.589 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ 2011. Với mức lợi nhuận gộp sụt giảm này
12
đã không đủ để bù đắp chi phí quản lý ở mức 1.947 tỷ đồng, dẫn đến BVH bị lỗ 689 tỷ
đồng từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên, nhờ lợi nhuận tài chính đạt 2.319
tỷ đồng, tăng 58% đã giúp BVH có lợi nhuận sau thuế đạt 1.431 tỷ đồng, tăng 19% so
với năm 2011. Tập đoàn chi trả cổ tức năm 2012 với tỷ lệ 15% bằng tiền mặt.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2013, BVH đạt doanh thu kinh doanh bảo hiểm 4.206
tỷ đồng, tăng 1%, lợi nhuận sau thuế đạt 653 tỷ đồng, giảm 12% so với lũy kế 6 tháng
đầu năm 2012.
Năm 2012, tỷ số thanh toán hiện thời đạt 4,66 lần và tỷ số thanh toán nhanh đạt
4,63 lần, tỷ lệ này tương đương với năm 2011. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, tỷ số
thanh toán hiện thời đạt 2,85 lần và tỷ số thanh toán nhanh đạt 2,83 lần. Tỷ lệ này
cũng không thay đổi nhiều so với 6 tháng đầu năm 2012.
Qua đó cho thấy khả năng thanh toán của BVH rất ổn định và an toàn. Lượng
tài sản ngắn hạn dồi dào đủ để đảm bảo thanh toán hết những khoản nợ ngắn hạn.
Năm 2012, nợ chiếm tỷ lệ 226% trên vốn chủ sở hữu, tương đương với năm
2011. Trong 6 tháng đầu năm 2012, nợ chiếm tỷ lệ 267% trên vốn chủ sở hữu so với 6
tháng đầu năm 2013 giảm còn 232%. Xét thấy tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trong 6
tháng đầu năm 2013 được giảm nhẹ nhưng nhìn chung nợ chiếm tỷ lệ rất cao so với
vốn chủ sở hữu.
Năm 2012, nợ chiếm 69% trên tổng tài sản, tỷ lệ này tương đương với năm
2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013, nợ chiếm 70% tổng tài sản, tỷ lệ này cũng không
thay đổi nhiều so với 6 tháng đầu năm 2012. Xét thấy, mặc dù nợ chiếm tỷ trọng cao
trong tổng tài sản, nhưng nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng nhỏ, tính đến thời điểm cuối
quý 2/2013 nợ ngắn hạn chỉ chiếm 20% tổng nợ phải trả, do đó lượng tài sản ngắn hạn
vẫn đảm bảo thanh toán hết những khoản nợ ngắn hạn. Vì vậy, mặc dù tỷ trọng nợ cao
nhưng khả năng thanh toán ngắn hạn vẫn đảm bảo an toàn.
Năm 2011, vòng quay phải thu đạt 1,2 vòng so với năm 2012 giảm còn 0,8
vòng. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, vòng quay khoản phải thu đạt 0,4 vòng, tốc độ
13
này không biến động mạnh so với 6 tháng đầu năm 2012. Qua đó cho thấy vòng quay
khoản phải thu rất chậm, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn lưu động.
Năm 2011, vòng quay khoản phải trả đạt 0,3 vòng so với năm 2012 tăng lên 0,4
vòng. Tính đến 6 tháng đầu năm 2012, vòng quay các khoản phải trả đạt 0,1 vòng so
với 6 tháng đầu năm 2013 tăng lên 0,2 vòng. Xét thấy kỳ thanh toán công nợ vẫn còn
chậm.
Các tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
ROE trong năm 2012 không có sự biến động mạnh. Tỷ suất ROA năm 2012 đạt 3%,
tương đương với năm 2011. Tương tự chỉ số ROE năm 2012 đạt 10%, cũng không
thay đổi nhiều so với năm 2011. Chỉ số EPS năm 2011 đạt 1.768 đồng/cp, so với năm
2012 tăng lên 19% và đạt 2.103 đồng/cp. Năm 2012, BVH đạt E/P là 5%, thấp hơn lãi
suất ngân hàng. Xét thấy trong năm 2013, kết quả kinh doanh và tình hình tài chính
của BVH khá lành mạnh. Tuy nhiên, bước qua 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận của
BVH giảm mạnh, các tỷ suất sinh lời đều không hấp dẫn, xét thấy BVH chỉ thích hợp
cho mục đích đầu tư ngắn hạn.
2.2.2. Đánh giá lĩnh vực kinh doanh chính
2.2.2.1. Bảo Việt Nhân thọ
Thị trường bảo hiểm nhân thọ chưa phát triển hết tiềm năng.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam, một trong những thị trường có tốc độ phát triển
nhanh nhất thế giới, đã mở rộng nhanh chóng trong những năm gần đây. Mặc dù còn
non trẻ nhưng thị trường bảo hiểm Việt Nam đã vượt qua một số nước trong khu vực
về số lượng và quy mô của các công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm.
Cuối năm 2012, trên thị trường đã có hơn 200.000 đại lý bảo hiểm và tổng vốn
chủ sở hữu của các công ty bảo hiểm nhân thọ đạt 10.600 tỷ đồng. Số lượng hợp đồng
bảo hiểm mới trong năm 2012 là 822.946, tăng 22% so với năm 2011.
Từ năm 2004 đến năm 2012, thị trường bảo hiểm nhân thọ đạt tốc độ tăng
trưởng trung bình hằng năm 11,6%. Trong năm 2012, tổng doanh thu bảo hiểm nhân
14
thọ đạt 13.792 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ phí hoạt động bảo hiểm từ hợp đồng
mới đạt 3.743 tỷ đồng.
Tuy nhiên, cả thị trường nhân thọ và phi nhân thọ đều chưa phát huy hết tiềm
năng. Doanh thu từ hoạt động bảo hiểm hiện nay chỉ mới chiếm khoảng 1,7% GDP
trong khi tỷ lệ này tại các nước phát triển là từ 8-15%. Điều này cho thấy rằng thị
trường bảo hiểm Việt Nam là một thị trường đầy hứa hẹn với nhiều tiềm năng lớn.
Năm 2013, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam được kỳ vọng đạt doanh thu
15.434 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2012. Trong dài hạn, tốc độ tăng trưởng được
dự báo vào khoảng trung bình 15-20% trong 5 năm tới.
Thị trường bảo hiểm nhân thọ đang cạnh tranh lớn
Hiện tại có 12 công ty bảo hiểm nhân thọ trong đó có 11 công ty nước ngoài
được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Các công ty dẫn đầu thị trường bao gồm
Prudential, Bảo Việt Nhân Thọ và Manulife. Đến cuối năm 1012, Prudential chiếm
39% thị phần, theo sau là Bảo Việt Nhân Thọ với 29% và Manulife với 11% thị phần
doanh thu.
Thị phần về hợp đồng mới cũng không thay đổi nhiều so với năm 2011. Ba đơn vị
dẫn đầu thị trường vẫn là Prudential với 30%, Bảo Việt Nhân Thọ với 25% và
Manulife với 11% thị phần. Thị phần có thể sẽ thay đổi trong tương lai khi những
công ty nhỏ đang ra sức nâng hạng của mình.
Bên cạnh những cái tên cũ, thị trường trong những năm gần đây đã đón nhận nhiều
công ty bảo hiểm mới như Korea life, Great Eastern. Không chỉ những công ty lớn mà
cả những công ty nhỏ cũng đang chạy đua giành thị phần. Với tốc độ tăng trưởng lên
đến 113% trong năm 2012, Korea life nhanh chóng chiếm 3% thị phần về doanh thu
từ hợp đồng mới, được xếp hạng là một trong những công ty bảo hiểm có tốc độ tăng
trưởng cao.
Ngoài việc cạnh tranh với các công ty cùng ngành, các công ty bảo hiểm nhân thọ còn
phải cạnh tranh với những định chế tài chính khác trong việc thu hút nguồn vốn nhàn
rỗi từ dân cư. Với tình hình lãi xuất tiền gửi trên thị trường khá cao như hiện nay cũng
15
ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Nhiều khách hàng có
thể sẽ chấm dứt hợp đồng trước thời hạn để chuyển sang gửi tiền ở ngân hàng nhằm
kiếm được lãi xuất cao hơn.
Nhìn chung, với chi phí hoạt động khá cao, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo
hiểm gốc không phải là nguồn đóng góp chính vào tổng lợi nhuận của các doanh
nghiệp bảo hiểm. Một số công ty còn bị lỗ từ hoạt động kinh doanh chính. Hầu hết lợi
nhuận của các công ty bảo hiểm đến từ hoạt động đầu tư tài chính.
Bảo Việt nhân thọ đang mất dần thị phần
Bảo Việt nhân thọ là công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên và là công ty bảo hiểm
nhân thọ trong nước duy nhất tại Việt Nam. Với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường,
Bảo Việt nhân thọ đã mất dần thị phần về tay các công ty nước ngoài. Mặc dù vẫn
đứng thứ hai trên thị trường nhưng thị phần của Bảo Việt Nhân thọ đã giảm dần.
Với sự hỗ trợ chuyển giao công nghệ từ đối tác chiến lược duy nhất – HSBC,
Bảo Việt đang tiếp tục đầu tư vào những dự án phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng và
phát triển dài hạn theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, do hoạt động của ngân hàng Bảo
Việt và công ty chứng khoán Bảo Việt còn khá yếu nên việc triển khai những sản
phẩm này có thể sẽ gặp khó khăn.
Hoạt động kinh doanh
Bảo Việt nhân thọ là công ty con với 100% vốn điều lệ là do BVH đầu tư. Đây
là công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên trên thị trường Việt Nam. Bảo Việt Nhân thọ,
công ty bảo hiểm nhân thọ đứng thứ hai trên thị trường, hiện đang hoạt động với hơn
60 chi nhánh và hơn 600 trung tâm chăm sóc khách hàng trên toàn quốc.
Thay đổi quan trọng trong mô hình tổ chức của Bảo Việt nhân thọ năm 2010
nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh. Thay đổi này bao gồm việc tái cấu trúc doanh
nghiệp theo mô hình quản lý tập trung, phát triển và nâng cao trình độ, tính chuyên
nghiệp của hệ thống phân phối, cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng, phát triển hệ
thống công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh.
16
Triển vọng tương lai
Hiện tại chỉ có 5% dân số Việt Nam có tham gia bảo hiểm nhân thọ. Tỷ lệ này
khá thấp so với các nước đang phát triển. Vì vậy, Việt Nam là một môi trường đầy
hứa hẹn nhiều tiềm năng cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ. Nền kinh
tế Việt Nam được dự báo là một trong những nền kinh tế phát triển nhất trong số các
nước Đông Nam Á trong thời gian tới. Điều này có nghĩa là trong tương lai thu nhập
của người dân sẽ tăng cao, vì vậy nhu cầu bảo hiểm nhân thọ sẽ tăng cao.
2.2.2.2. Bảo hiểm Bảo Việt
Mặc dù nền kinh tế vĩ mô vẫn có nhiều biến động khó lường nhưng bảo hiểm
phi nhân thọ vẫn tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Trong 5 năm qua, thị
trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam tăng trưởng trung bình hằng năm 25%, hơn
1,5 lần GDP danh nghĩa trong cùng thời kỳ.
Cạnh tranh gay gắt
Không chỉ trên thị trường bảo hiểm nhân thọ, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
cũng có sự cạnh tranh gay gắt. Đến cuối năm 2012, đã có tới 30 công ty kinh doanh
bảo hiểm phi nhân thọ đang hoạt động tại Việt Nam. Top 5 công ty dẫn đầu thị trường
bao gồm Bảo Việt, PIV, Bảo Minh, PJICO và PTI nắm giữ khoảng 70% thị phần về
doanh thu trong những năm qua.
Cũng như bảo hiểm nhân thọ, thị phần bảo hiểm phi nhân thọ của Bảo Việt
theo doanh thu bảo hiểm gốc trên thị trường phi nhân thọ cũng giảm dần từ 27% năm
2011 xuống còn 25% năm 2012. Đặc biệt trong 2 tháng đầu năm 2012, PVI đã vượt
qua Bảo Việt để dành vị trí dẫn đầu trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.
Triển vọng tương lai
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhiều lĩnh vực đã tăng trưởng mạnh
thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ bảo hiểm có liên quan. Bên cạnh đó, thu nhập
của người dân ngày càng gia tăng nên nhu cầu bảo hiểm phương tiện giao thông và
bảo hiểm y tế cũng gia tăng theo.
17
Trong kế hoạch kinh doanh năm 2013, Bảo hiểm Bảo Việt đặt kế hoạch tổng
doanh thu hơn 5.972 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 16%. Lợi nhuận sau thuế ước tính
tăng hơn 25,4% so với năm 2011.
2.2.2.3. Ngân hàng Bảo Việt
Ngân hàng Bảo Việt thành lập vào tháng 12 năm 2008. Vì mới thành lập nên
hoạt động kinh doanh của ngân hàng Bảo Việt thiếu cạnh tranh về quy mô.
ROE của ngân hàng Bảo Việt khá thấp so với trung bình ngành. ROA và ROE
của ngân hàng Bảo Việt năm 2012 là 1,3% và 8,7%. ROE của BVB khá thấp so với
trung bình ngành. Điều này có thể được giải thích là do BVB còn đang ở những năm
đầu hoạt động, vì vậy chi phí hoàn thiện bộ máy tổ chức, phát triển công nghệ, mở
rộng mạng lưới và tìm kiếm khách hàng là khá cao.
Lợi thế cạnh tranh không rõ ràng
Mặc dù nhận được nhiều sự hỗ trợ từ công ty mẹ, BVB vẫn chưa tạo được lợi
thế cạnh tranh rõ ràng so với các ngân hàng khác. Sản phẩm bankassurance được hỗ
trợ từ phía Bảo hiểm Bảo Việt và Bảo Việt Nhân thọ, đã được chào đón và tạo ra một
dấu ấn trên thị trường. Tuy nhiên đây không phải là sản phẩm độc quyền của BVB.
BVB phải đối mặt với sự cạnh tranh từ nhiều ngân hàng khác cũng đang triển khai sản
phẩm ngân hàng – bảo hiểm.
Triển vọng tương lai
Với lợi thế dịch vụ tài chính toàn diện của BVH, BVB có thể tận dụng những
thế mạnh của các thành viên khác trong tập đoàn để cung cấp cho khách hàng những
sản phẩm tài chính kết hợp.
Trong kế hoạch dài hạn, mục tiêu của BVB là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng
đầu về chất lượng dịch vụ. Vào cuối năm 2015, lợi nhuận sau thuế được kỳ vọng đạt
1.350 tỷ đồng. Với tình hình hiện nay, để đạt được kế hoạch này là một thách thức lớn
cho BVB.
18
2.2.2.4. Chứng khoán
Sự cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán trên thị trường là rất cao. Vào cuối
năm 2010, có 102 công ty chứng khoán đang hoạt động tại Việt Nam. Lĩnh vực kinh
doanh cốt lỗi – môi giới là lĩnh vực có sự cạnh tranh gay gắt và không sinh lợi. Trong
quý 1 năm 2011, 10 công ty dẫn đầu chiếm 51,59% thị trường môi giới trên HOSE và
44,34% trên HNX. Trên HOSE, SSI dẫn đầu với 11,74% thị phần, theo sau là TLS với
8.85% và HSC với 6.38%. Với tình hình thanh toán kém của thị trường như hiện nay,
nhiều công ty chứng khoán đã phải giảm phí môi giới để cạnh tranh với các công ty
khác trong việc thu hút khách hàng. Điều này cũng ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu
môi giới của các công ty.
Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) là công ty chứng khoán đầu tiên được
thành lập ở Việt Nam với vốn điều lệ ban đầu là 49 tỷ đồng. Đến nay, vốn điều lệ của
BVSC là 722 tỷ đồng, trong đó BVH nắm 59,92% số cổ phần. Trong quý 1 năm 2011,
BVSC chỉ đứng thứ 7 về thị phần môi giới trên HOSE.
Trước đây, lợi thế cạnh tranh của BVSC là ở mảng dịch vụ tư vấn tài chính.
Với nguồn gốc là công ty tài chính Bảo Việt, BVSC là lựa chọn về dịch vụ tư vấn tài
chính của nhiều doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa và niêm yết. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, lợi thế cạnh tranh này đã dần mất đi vì các công ty
nhà nước cổ phần hóa và niêm yết lên sàn không còn chiếm một tỉ lệ lớn trong toàn thị
trường như trước kia.
Thị trường vốn suy giảm
Nhìn chung năm 2010 là một năm khó khăn của thị trường chứng khoán. Hầu
hết thời gian trong năm, thị trường khá tĩnh lặng, VN-Index giảm và thanh khoản biến
động. VN-Index đóng của năm 2010 ở mức 478,75 điểm, giảm 2,04% và HNX-Index
đóng của ở mức 114,24 điểm, giảm 32,07% so với đầu năm. Do những biến động của
kinh tế vĩ mô bao gồm lãi xuất cao, lạm phát, sự biến động của tỉ giá hối đoái, sự kiểm
soát của ngân hàng nhà nước về vốn đầu tư vào thị trường nên dòng tiền của nhà đầu
tư luôn có xu hướng giảm.
19
Cùng với sự suy giảm của thị trường chứng khoán là những sự khó khăn trong
hoạt động của các công ty chứng khoán. Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong
năm 2010, 20 trong tổng số 105 công ty chứng khoán đã bị thua lỗ. Thị trường không
còn hấp dẫn với các nhà đầu tư như những năm trước vì vậy nhiều nhà đầu tư đã phải
rồi bỏ thị trường chứng khoán. Điều đó làm cho doanh thu phí môi giới của công ty
chứng khoán giảm mạnh. Bên cạnh đó, vì sự giảm sút của thị trường nên lợi nhuận từ
hoạt động đầu tư cũng giảm mạnh. Nhiều công ty đã phải trích lập dự phòng cho các
khoản đầu tư tài chính. Trong bối cảnh đó, BVSC lỗ 93 tỷ đồng và là thành viên duy
nhất trong tập đoàn không có lời trong năm 2010.
Triển vọng tương lai
Trong khi việc cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán trong các lĩnh vực cốt
lõi như môi giới, dịch vụ tư vấn vẫn đang diễn ra gay gắt, nă, 2011 BVSC vẫn đặt ra
mục tiêu khả quan với tăng trưởng doanh thu hơn 4%, lợi nhuận trước thuế 100 tỷ
đồng. BVSC sẽ tích cực hợp tác với các thành viên khác trong tập đoàn để mở rộng
kênh phân phối, chia sẻ thông tin đầu tư và cung cấp cho khách hàng những sản phẩm
tài chính toàn diện.
Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính của BVSC quý 1 năm 2011, lỗ sau thuế là 54
tỷ đồng trong khi cùng kì năm trước, công ty đạt lợi nhuận sau thuế là 9.6 tỷ đồng.
Với tình hình chứng khoán ở Việt Nam như hiên nay, đạt được mục tiêu đề ra là một
thách thức lớn cho BVSC.
2.2.2.5. Quản lý quỹ
Hoạt động kinh doanh phụ thuộc
Hầu hết tài sản quản lý của BVF là từ quỹ thành viên của Bảo hiểm Bảo Việt
và Bảo Việt nhân thọ. Vì vậy, hoạt động kinh doanh của những thành viên này từ tập
đoàn.
Hiệu quả đầu tư
Năm 2012 là năm khó khăn đối với thị trường chứng khoán và đầu tư nói
chung. Ngày 31/12/2012, vốn điều lệ của BVF là 50 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm
20
2012 đạt 21 tỷ đồng, giảm 43% so với 2009. ROE và ROA lần lượt là 26,9% và 22%.
Theo BVF, tỷ suất lợi nhuận của các danh mục ủy thác của các đơn vị thành viên đều
vượt so với yêu cầu, cơ cấu danh mục đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
2.2.2.6. Hoạt động khác
Bên cạnh việc hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng,
chứng khoán và quản lý quỹ, BVH còn có một công ty con – Công ty đầu tư Bảo Việt
(BVI), hoạt động trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản.
Ngoài việc đầu tư vào những dự án và kinh doanh bất động sản, BVI còn khai
thác lĩnh vực kinh doanh máy móc thiết bị xây dựng. Trong lĩnh vực quản lý tòa nhà,
BVI đã áp dụng những kỹ thuật và phương pháp quản lý tiên tiến để nâng cấp chất
lượng quản lý tại các tòa nhà Bảo Việt đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Trong kế hoạch kinh doanh 2013, BVI đặt ra mục tiêu tăng trưởng doanh thu
200% và lợi nhuận trước thuế tăng 8 lần so với năm 2012.
21
Phần 3 : Khuyến nghị
Xuất phát từ tiềm năng phát triển của ngành bảo hiểm nói chung và các
hoạt động khác như ngân hàng, chứng khoán, quản lý quỹ và đầu tư bất động
sản nói riêng, tôi kỳ vọng vào sự tăng trưởng bền vững về doanh thu, lợi nhuận
và thu nhập trên mỗi cổ phiếu của BVH trong thời gian tới. Cộng thêm xem xét
vị thế, thương hiệu của doanh nghiệp, giá trị nội tại và năng lực phát triển trong
tương lai của BVH, khuyến nghị tham gia đầu tư ngắn hạn vào cổ phiếu BVH.