Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN cấp Tỉnh môn Tập đọc Lớp 3: Ứng dụng CNTT tạo bài giảng thân thiện trong dạy học môn Tập đọc lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 21 trang )

A- ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của đất nước qua mỗi thời kì lịch sử, nền giáo dục
Việt Nam cũng từng bước phát triển, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Trong những năm qua, Bộ giáo dục và Đào tạo đã phát động các cuộc vận
động và phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào “ Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”.
Năm học 2011-2012 là năm học thứ 4 thực hiện phong trào này. Hưởng
ứng phong trào thi đua của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh
Hoá, bản thân tôi và các thầy cô giáo trong trường Tiểu học Nga Vịnh, Nga Sơn
trong nhiều năm qua luôn trăn trở, tìm tòi các biện pháp thực hiện phong trào
được tối ưu nhất để mang lại hiệu quả giáo dục toàn diện.
Để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, với mỗi giáo viên
“tính thân thiện phải được thể hiện trên từng trang giáo án” ( theo lời của
NGNN Phạm Ngọc Quang – Nguyên PGĐ Sở, phát biểu trong buổi trò chuyện
với tập thể cán bộ giáo viên). Điều đó càng thúc đẩy tôi nhận thức sâu sắc hơn
việc cần thiết của đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học.
Ngày nay, thời đại Công nghệ thông tin ( CNTT ) đang tiến đến rất nhanh
và có tác động mạnh mẽ đến tất cả các mặt của đời sống xã hội. CNTT là một
trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Nó cùng với một số
ngành công nghệ khác làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của
đất nước. Do đó viêc ứng dụng CNTT trong giáo dục cũng được Đảng và Nhà
nước rất quan tâm. Cụm từ “ứng dụng CNTT trong dạy học” ngày càng được
nhiều người nhắc đến trong các trường phổ thông.
Năm học 2011-2012 cũng là năm học đang thực hiện phong trào “ tăng
cường ứng dụng CNTT và Tin học trong dạy học”. Tập thể cán bộ, giáo viên
trường Tiểu học Nga Vịnh đã nhận thức được rằng: việc ứng dụng CNTT phục
vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực
nhất, hiệu quả nhất. Bản thân tôi, mặc dù kiến thức về CNTT còn có những hạn
chế nhất định, song tôi cũng đã cố gắng tìm tòi, học hỏi để ứng dụng CNTT
trong công tác giảng dạy. Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học? Làm thế
nào để giúp học sinh tự tin, mạnh dạn, tích cực, chủ động và sáng tạo trong mỗi


giờ học? Đó là điều mà tôi luôn trăn trở. Vì vậy tôi đã mạnh dạn ứng dụng
CNTT trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 3. Qua đó cũng góp một phần nhỏ
vào thực hiện hai phong trào thi đua mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang phát
động.
1
B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
- Ban chấp hành TW Đảng khoá IX đã có định hướng cho phát triển giáo dục
“ Tập trung chỉ đạo phát triển giáo dục và đào tạo khoa học công nghệ thực sự
ngang tầm là quốc sách hàng đầu”. Nhà nước đã có Nghị định số 64/2007
NĐ- CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông
tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan Nhà nước và Chỉ thị số 55/2008 CT-
BDG ĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục Đào tạo về tăng cường
giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 -
2012. Văn bản số 9772/BDGĐT – CNTT kí ngày 20/10/2008 Hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2011- 2012.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chỉ thị số 40/2008/CT –
BGDĐT ngày 22/7/2008 phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học
thân thiện, học sịnh tích cực” và kế hoạch số 307/KH- BGDĐT ngày 22/7/2008
triển khai thực hiện phong trào này trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-
2013. Nội dung xây dựng tập trung chủ yếu vào những vấn đề sau:
1. Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp và an toàn.
2. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở
mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
3. Rèn kĩ năng sống cho học sinh.
4. Phát triển trò chơi dân gian, tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành
mạnh trong nhà trường.
5. Chỉ đạo chăm sóc tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn
hoá, cách mạng của quốc gia và ở địa phương.
Vì vậy chúng ta cần phải đồng thời quan tâm đặc biệt đến cả hai vấn đề.

Đó là: đổi mới phương pháp dạy học bằng nhiều hình thức nhằm giúp cho học
sinh phát triển năng lực tư duy, óc sáng tạo, có ý chí tự lực trong quá trình lĩnh
hội kiến thức; đồng thời cũng cần phải xây dựng trường học thân thiện - thân
thiện trên từng trang giáo án.
- “ Thân thiện ” là có tình cảm tốt, đối xử tử tế, và thân thiết với nhau.
“ Thân thiện ” đã hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lí và sự đùm bọc, cưu
mang đầy tình người về đạo lí. “Thân thiện” bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà
trường và thiên chức của giáo viên đối với thế hệ trẻ và xã hội, chứ không dừng
ở thái độ bề ngoài trong quan hệ đối xử.
“ Trường học thân thiện ” đương nhiên phải “ thân thiện ” với địa phương
– địa bàn hoạt động của nhà trường; phải “ thân thiện ” trong tập thể sư phạm
với nhau; giữa tập thể sư phạm với học sinh; “ Trường học thân thiện ” phải đảm
bảo cơ sở vật chất phù hợp với yêu cấu giáo dục và thoả mãn tâm lí người
hưởng thụ.
Xây dựng “ Trường học thân thiện ” nghĩa là phải:
+ Học tốt: Động viên và tiếp nhận tất cả các trẻ em ở độ tuổi đến trường, đảm
bảo học tập hết cấp học; xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn; từng
2
bước nâng cấp cơ sở vật chất, xây dựng trường học khang trang xanh – sạch –
đẹp; thầy đổi mới phương pháp dạy học, trò học tập hứng thú; giảm lưu ban, bỏ
học để nâng cao hiệu quả giáo dục.
+ Đẩy mạnh việc “ chơi mà học”: Nâng cao chất lượng các hoạt động thể thao,
văn hoá, văn nghệ, vui chơi trong đó coi trọng việc đưa trò chơi dân gian, các
hoạt động tập thể vui mà học phù hợp với lứa tuổi vào nhà trường.
+ Mỗi trường học là một địa chỉ nhận chăm sóc công trình văn hoá, lịch sử:
Động viên học sinh tham gia chăm sóc các công trình văn hoá lịch sử của đất
nước, mỗi nhà trường nhận sự hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ, tôn tạo một số khu di
tích lịch sử, văn hoá, tích cực chăm lo xây dựng các công trình công cộng, trồng
cây, chăm sóc cho đường phố, ngõ xóm sạch sẽ.
Thân thiện giữa tập thể sư phạm, nhất là các thầy cô với các em học sinh.

Thầy cô cùng các bộ phận khác trong nhà trường đều hoạt động theo phương
châm: “ Tất cả vì học sinh thân yêu”. Từ đó, trò sẽ quý mến, kính trọng thầy cô.
Sự thân thiện của các thầy, cô với các em là “khâu then chốt”, và mỗi thầy cô
giáo phải thể hiện được sự thân thiện ấy ở các mặt sau:
- Tận tâm trong giảng dạy và giáo dục các em. Muốn vậy, phải mạnh dạn
chuyển lối dạy cũ thụ động “thầy đọc - trò chép”, “thầy giảng, trò nghe” sang lối
dạy “thầy tổ chức, trò hoạt động”, “thầy chủ đạo, trò chủ động”, “thầy trò tương
tác” với quan điểm “dạy học lấy học sinh làm trung tâm” và “dạy học cá thể”.
Có vậy mới phát huy được tính tự giác, tích cực học tập của các em, mới thực
hiện được việc quan tâm đến từng em học sinh, nhất là đối với các em có hoàn
cảnh khó nhăn, các em học sinh “cá biệt”.
- Công tâm trong quan hệ ứng xử. Điều này cực kí khó, bởi người ta có thể chia
đều tiền bạc, chứ khó “chia đều” tình cảm. Tuy vậy, “đã mang lấy nghiệp vào
thân” thì không có cách nào khác là thầy, cô giáo phải rèn bằng được cho mình
“sự công tâm” trong quan hệ ứng xử, công tâm trong chăm sóc các em ( các em
có hoàn cảnh khó khăn hơn thì chăm sóc nhiều hơn chứ không phải công tâm là
cào bằng sự chăm sóc), công tâm trong việc đánh giá, cho điểm ( nghĩa là phải
công bằng, khách quan với lương tâm và thiên chức nhà giáo).
- Phải coi trọng việc giáo dục bình đẳng giới để các học sinh nam, nữ biết quý
trọng nhau, sống hoà đồng với nhau. Phải rèn kĩ năng sống cho học sinh thích
ứng với xã hội hiện đại ngày nay, bởi cuộc sống nhà trường là cuộc sống thực, là
một xã hội thu nhỏ. Đừng để trò phải “ngơ ngác” trước cuộc sống xã hội đang
từng ngày đổi thay, từng ngày hiện đại.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Thực trạng chung
Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy và làm đồ dùng dạy học ở các trường
Tiểu học đang còn nhiều hạn chế. Do công việc này đòi hỏi phải có trình độ về
CNTT, lại mất nhiều thời gian và công sức tìm tòi, khai thác thông tin, hình ảnh,
nội dung phù hợp với từng môn học, bài học.
Nhiều giáo viên cho rằng dạy học Tập đọc ở Tiểu học, đặc biệt là dạy học

Tập đọc ở lớp 3 không cần thiết phải tốn công sức để ứng dụng CNTT, chỉ cần
3
dạy “ chay”, làm sao cho học sinh đọc được và nắm được nội dung bài học là
được. Hơn nữa một số giáo viên chưa nhận thức đúng việc ứng dụng CNTT vào
dạy học vì cho rằng đây là việc làm chưa thật cần thiết, dẫn đến việc chưa có
nhiều giáo viên ứng dụng CNTT để soạn giáo án trình chiếu.
Bản thân khi dạy học Tập đọc ở Tiểu học phải thể hiện sự thân thiện cao
trong cách truyền đạt hay trong lời nói, cử chỉ, điệu bộ của giáo viên. Sự thân
thiện trong cách đánh giá, trong từng nội dung bài học phù hợp để học sinh
mạnh dạn, tự tin, cởi mở trong học tập; phải liên hệ được những nét đẹp văn hoá
lịch sử và nét đẹp thiên nhiên của quê hương đất nước nói chung và của địa
phương nói riêng. Song hầu hết giáo viên chưa nhận thức đúng đắn được vai trò
quan trọng này trong dạy học phân môn Tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở
lớp 3 nói riêng. Vì vậy mà dạy học Tập đọc chưa “thân thiện”, chưa giúp học
sinh học tập tích cực, phát huy sự sáng tạo, tìm tòi cho các em. Như vậy là chưa
đáp ứng được hai phong trào thi đua mà BGD&ĐT đã đề ra trong giáo dục.
Hơn nữa cơ sở vật chất ở hầu hết các trường Tiểu học còn nhiều thiếu
thốn. Đa phần các nhà trường thường chỉ có 1 bộ máy chiếu, chưa có máy Scan,
máy chụp ảnh để phục vụ, hỗ trợ cho giáo viên trong công tác giảng dạy ứng
dụng CNTT trong dạy học.
2. Thực trạng đối với giáo viên và học sinh
Bản thân tôi đã có một chút kiến thức về CNTT nên tôi muốn đi sâu tìm
hiểu thêm về việc ứng dụng CNTT trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 3, một
phần để nâng cao trình độ chuyên môn, một phần tạo sự thân thiện, giúp học
sinh học tập tích cực, có kĩ năng sống và có hiểu biết ban đầu về vẻ đẹp thiên
nhiên, nét đẹp văn hoá lịch sử của con người và đất nước Việt Nam nói chung,
của địa phương nói riêng.
Học sinh lớp tôi chủ nhiệm phần đa là con em nhà nông ở một xã nghèo
nên việc được tiếp xúc với CNTT rất ít. Các em mới chỉ được tiếp xúc gián tiếp
với CNTT qua tivi, đài, báo. Hơn nữa học sinh vẫn chưa được tiếp xúc với việc

học Tập đọc mà giáo viên sử dụng giáo án trình chiếu. Chính vì vậy mà các em
ngay đầu năm vẫn còn rụt rè, thiếu tự tin trong học tập. Việc giao tiếp “thân
thiện” giữa học sinh với giáo viên còn hạn chế. Nên chất lượng trong việc dạy
học phân môn Tập đọc nói riêng và học bộ môn Tiếng Việt nói chung là chưa
cao.
Đầu năm khảo sát chất lượng phân môn Tập đọc, kết quả như sau:
Tổng số
HS
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
22 1 4,5 4 18,2 13 59,1 4 18,2
Từ kết quả thực trạng trên cho thấy, chất lượng của học sinh nói chung
còn yếu trong học Tập đọc. Vì vậy mà tôi đưa ra kinh nghiệm “ Ứng dụng công
nghệ thông tin tạo bài giảng thân thiện trong dạy học phân môn tập đọc
4
lớp 3 . ” Với mong muốn giúp học sinh mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động, sáng
tạo trong học tập và trong giao tiếp. Từ đó sẽ nâng cao hiệu quả dạy học Tập đọc
nói riêng và dạy học môn Tiếng Việt ở lớp 3 nói chung, đáp ứng được mục tiêu
giáo dục hiện nay.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các giải pháp thực hiện
Để thực hiện “ Ứng dụng CNTT tạo bài giảng thân thiện trong dạy học
phân môn Tập đọc 3”, tôi đã và đang tiến hành một số giải pháp sau:
1.1. Xây dựng các tiêu chí về bài giảng điện tử thân thiện
a. Các tiêu chí về mặt khoa học
Đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu đối với một bài giảng điện tử. Tiêu
chí về mặt khoa học thể hiện tính chính xác về nội dung chứa đựng trong bài
giảng. Nội dung của bài giảng phù hợp với chương trình đào tạo, phù hợp với
kiến thức và kĩ năng của học sinh. Các hình ảnh, tư liệu, ngôn ngữ hay câu hỏi
phải chính xác, phù hợp hợp nội dung bài học, với chương trình hiện hành, với

xã hội hiện đại. Nội dung của bài giảng điện tử phải giúp học sinh có khả năng
hiểu rõ và tốt nhất nội dung bài học. Từ đó học sinh có khả năng và kĩ năng đọc
hiểu tốt nhất.
b. Các tiêu chí về mặt lí luận dạy học
Một bài giảng điện tử phải thực hiện được những chức năng lí luận dạy
học mà phần mềm đảm nhận. Bài giảng điện tử phải thực hiện đầy đủ các hoạt
động của quá trình học, từ khâu giới thiệu bài ( sử dụng tranh ảnh, nội dung liên
quan đến bài học), hướng dẫn luyện đọc ( luyện đọc đúng, tìm hiểu từ ngữ khó
của bài, luyện đọc câu văn dài), hướng dẫn tìm hiểu bài ( tìm hiểu câu hỏi của
bài đọc để rút ra nội dung bài học), luyện đọc lại ( hướng dẫn luyện đọc những
đoạn văn hay của bài, đọc lại thật tốt toàn bài), liên hệ thực tế của địa phương
( nếu có). Nội dung của bài giảng điện tử phải gắn liền chương trình, cấu trúc
tổng thể của bài giảng phải hợp lí, cần có những minh chứng cụ thể cho các nội
dung cần truyền thụ. Tiến trình của một tiết học phải được thể hiện rõ ràng trong
bài giảng điện tử.
c. Các tiêu chí về mặt sư phạm
Bài giảng điện tử cần phải thể hiện rõ tính ưu việt về mặt tổ chức dạy học
với hình thức lớp – bài truyền thống. Những ưu việt của giáo án trình chiếu
trong bài giảng phải có tác dụng gây động cơ học và tích cực hoá hoạt động học
tập của học sinh. Thông qua việc trình bày kiến thức một cách trực quan, dễ hiểu
những chương trình mô phỏng để giúp học sinh đọc - hiểu bài tốt, khắc sâu nội
dung học tập. Bài giảng điện tử phải thể hiện một cách tường minh việc giao
nhiệm vụ học tập một cách hợp lí theo tiến trình logic của bài giảng, có tính chất
nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ, giải quyết. Đồng thời phải giúp cá biệt hoá học
tập của học sinh, tạo môi trường để học sinh có thể làm việc theo nhóm, cá nhân.
Các bài giảng điện tử phải có phần luyện tập mở rộng, liên hệ thực tế giúp học
5
sinh hình thành và rèn luyện kĩ năng, khắc sâu kiến thức đã lĩnh hội và khả năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
d. Các tiêu chí về mặt kĩ thuật

Giao diện trên màn hình phải thân thiện, các đối tượng phải sắp xếp một
cách hợp lí với sự phát triển của nội dung bài giảng. Việc sử dụng các tương tác
âm thanh, màu sắc phải hợp lí, không quá lạm dụng khả năng biểu diễn thông tin
dưới dạng hình ảnh của máy tính. Một tiêu chí rất quan trọng đối với bài giảng
điện tử đó là tính dễ sử dụng, sự ổn định của phần mềm và khả năng thích ứng
tốt với các hệ thống máy tính, các hệ điều hành khác nhau. Bài giảng điện tử
phải có phần hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt để cho người dùng dễ sử dụng.
Trong bài giảng điện tử phải có các nút điều khiển để giáo viên dễ dàng định vị
đến một nội dung cần thực hiện, các chức năng siêu liên kết phải được khai thác
triệt để góp phần mở rộng thông tin liên quan đến bài học.
1.2. Xây dựng và soạn giáo án trình chiếu phù hợp để tạo bài giảng thân
thiện
- Không phải bài học nào cũng làm được đồ dùng dạy học và giáo án trình chiếu.
Chính vì vậy, giáo viên phải chọn lựa nội dung, kiến thức phù hợp trong việc
ứng dụng CNTT để tạo ra những đoạn clip ảnh hay tạo các slide hình, slide chữ
sinh động, hấp dẫn phù hợp đặc điểm lứa tuổi học sinh, với nội dung bài học. Từ
đó, giúp học sinh chủ động, tích cực học tập, có kĩ năng sống, có vốn hiểu biết
sơ giản về những nét đẹp văn hoá, lịch sử, con người và thiên nhiên đất nước,
địa phương. Như vậy sẽ tạo được hiệu quả giờ học cao nhất.
- Phải biết khai thác và sử dụng Internet tìm kiếm thông tin, tư liệu, hình ảnh để
chọn lựa thông tin, tư liệu làm đồ dùng dạy học và soạn giáo án trình chiếu. Đặc
biệt sử dụng hình ảnh, tư liệu về cảnh đẹp thiên nhiên, văn hoá lịch sử địa
phương giúp học sinh có sự liên hệ thực tế, tạo mối quan hệ thân thiện, nhẹ
nhàng, gần gũi với cuộc sống học sinh
- Dạy học Tập đọc ở Tiểu học, nhất là ở lớp 3 giáo viên cần phải cố gắng tạo và
rèn cho mình một tác phong nhẹ nhàng, gần gũi. Ngôn ngữ trong sáng, truyền
cảm, cử chỉ dịu dàng, thân thiện; đánh giá tích cực, công bằng.
1.3. Sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học
Chúng ta cần phải hiểu đúng về “bài giảng điện tử”, là để hỗ trợ trong
dạy học chứ không phải dùng “bài giảng điện tử” biến thành một buổi trình

chiếu cho học sinh xem. Qua thực tế tiến hành các bài giảng điện tử cho thấy
rằng việc sử dụng các bài giảng điện tử cũng cần có những thiết bị truyền thống
hỗ trợ như bảng viết, lời giải thích, lời liên kết, chuyển ý hay những câu hỏi nhỏ.
Vì không phải những gì diễn ra trong giờ học đều được đưa vào “bài giảng điện
tử”
Khi sử dụng bài giảng điện tử thì hình thức tổ chức dạy học truyền thống
đã được thay đổi. Các phương tiện dạy học hiện đại hơn, các thiết bị ngoại vi
cũng đòi hỏi nhiều hơn và đặc biệt là giáo viên phải đầu tư rất nhiều công sức để
soạn các bài giảng điện tử. Tuy nhiên các bài giảng điện tử sau khi đã đáp ứng
được yêu cầu và đưa vào sử dụng thì dễ dàng bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện và
6
đặc biệt thuận lợi trong việc chuyển giao, phổ biến đến cho học sinh và đồng
nghiệp.
2. Một số ví dụ cụ thể và biện pháp đã thực hiện
Xây dựng một số bài giảng điện tử giúp học sinh luyện đọc tốt, hiểu nghĩa
từ ngữ, các địa danh, hiểu nội dung bài học một cách trực quan, cụ thể, sinh
động, hệ thống, gắn kết. Từ đó hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc đúng, đọc –
hiểu, đọc diễn cảm tốt nhất cho học sinh. Giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã
lĩnh hội, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phù hợp với đối tượng học sinh và
gắn chặt với nét đẹp truyền thống văn hoá lịch sử, thiên nhiên của địa phương.
2.1.Mô phỏng qua bài “Cửa Tùng” – Tiếng Việt 3- tập 1 (trang 109-110)
Đây là một bài Tập đọc thuộc chủ điểm Bắc – Trung – Nam, ngợi ca vẻ
đẹp kì diệu của Cửa Tùng – một bãi biển đẹp thuộc miền Trung nước ta.
Tôi đã sử dụng hình ảnh thực tế trình chiếu cho học sinh quan sát để giới
thiệu về bãi biển Cửa Tùng - một trong những bãi biển đẹp nhất nước ta.
Cửa Tùng là một bãi biển đẹp tuyệt vời ở Quảng Trị. Đây là vùng bãi biển trải dài
gần 1km nằm ở thôn Ân Đức, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh, là một vịnh nhỏ ăn sâu
vào chân dải đất đồi bazan chạy sát biển gọi là Bãi Lay.
Để giúp các em hiểu được: Bến Hải là sông chảy qua tỉnh nào? Tôi đã đưa
ra hình ảnh lược đồ sông Bến Hải chảy qua tỉnh Quảng Trị, yêu cầu các em quan

sát để đưa ra ý kiến đúng là: Bến Hải là sông chảy qua tỉnh Quảng Trị.
7
Để giúp học sinh hiểu: cầu Hiền Lương là cầu bắc qua sông Bến Hải. Tôi
đã tạo các slides hình ảnh cầu Hiền Lương, trình chiếu để các em có cái nhìn
trực quan, sinh động hơn về cầu Hiền Lương xưa và nay.
Cửa Tùng
TỈNH QUẢNG TRỊ
Sông Bến Hải
Cầu Hiền Lương
Biển
Đông
8

cầu Hiền Lương xưa cầu Hiền Lương nay
Sau đó tôi đã giúp học sinh hiểu thêm một vài nét về cây cầu Hiền Lương
ngày nay: Hai chiếc cầu Hiền Lương cùng in bóng mình xuống dòng Bến Hải,
trong bóng nước không thể phân biệt đâu là cầu bê tông đâu là cầu bằng sắt.
Cả hai bóng hai cầu đều xao động trong sóng nước, cùng chụm đầu vào phía bờ
Bắc thành hình chữ V đậm nét.
Khi giúp học sinh hiểu nghĩa từ “đồi mồi” - chính là một loại rùa biển,
mai có vân đẹp - tôi đã tạo một slide chụp ảnh con Đồi mồi, trình chiếu cho cả
lớp quan sát để cùng đưa ra ý chung nhất từ một hình ảnh cụ thể, sinh động và
rất đẹp về loài vật này.
9
Còn khi giải nghĩa từ “bạch kim” là kim loại quý, màu trắng sáng; nghĩa
trong bài: màu trắng sáng. Tôi đã dùng hình ảnh những sản phẩm làm từ bạch
kim để giúp các em cùng nhau thảo luận, từ đó có một hiểu biết cụ thể hơn về
kim loại hiếm này.
Để giúp học sinh hiểu rõ hơn: Vì sao bãi biển Cửa Tùng được gọi là “Bà
chúa của các bãi tắm”, tôi đã tạo các slides hình ảnh chụp cảnh đẹp của bãi biển

Cửa Tùng ở các góc nhìn để trình chiếu cho các em quan sát thêm. Từ đó học
sinh có cảm nhận sâu sắc hơn về “Cửa Tùng là bà chúa của các bãi tắm”. Qua đó
học sinh hình thành được tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh đẹp non sông, gấm vóc
Việt Nam.
10
Bãi biển Cửa Tùng ở các góc nhìn và thời điểm khác nhau
Muốn học sinh hiểu được: Màu sắc nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt?
( có ba màu nước biển trong một ngày). Tôi đã sử dụng những slides hình ảnh ba
màu nước biển phù hợp với không gian, thời gian của buổi sáng ( Bình minh,
nước biển nhuộm màu hồng nhạt), buổi trưa ( nước biển xanh lơ ), buổi chiều
( nước biển đổi sang màu xanh lục ); yêu cầu học sinh quan sát và thảo luận
nhóm đôi màu sắc nước biển. Từ đó các em có thể hình dung và nắm bắt một
cách chính xác sắc màu đặc biệt và kì diệu của biển Cửa Tùng.
11
Bình minh Buổi trưa

Dạy học Tập đọc lớp 3 đòi hỏi giáo viên phải có ngôn ngữ truyền cảm, cử
chỉ nhẹ nhàng để học sinh có cảm giác thân thiện, gần gũi. Đồng thời những câu
hỏi đưa ra cũng cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu; những lời chuyển ý phải tạo sự
gắn kết, thân thiện. Phần mở rộng kiến thức hay liên hệ thực tế cũng cần gần
gũi, không quá xa lạ nhưng lại không thể mất đi sự mới mẻ, cuốn hút.
Phần liên hệ thực tế : Tôi đưa ra câu hỏi: Tỉnh ta có bãi biển nào đẹp?
(Học sinh nêu: Bãi biển Sầm Sơn). Tôi tiếp tục dùng hình ảnh thực tế trình chiếu
cho học sinh quan sát để giúp các em hiểu được Sầm Sơn cũng là một trong
những bãi biển đẹp của nước ta và là bãi biển đẹp nhất quê hương Thanh Hoá.
Qua đó, các em thêm yêu quý và tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên xứ Thanh.


Vẻ đẹp của biển Sầm Sơn - Thanh Hoá
12

Chiều tà
Như vậy, với việc ứng dụng CNTT trong dạy bài “Cửa Tùng”, tôi thấy
học sinh rất hứng thú, tích cực học tập. Các em đã hiểu nghĩa từ, nội dung bài rất
tốt. Hơn thế tất cả học sinh đều đọc bài tốt hơn nhiều so với các tiết dạy “chay”.
Điều đặc biệt là các em đều cảm thấy tự tin, yêu mến và tự hào về cảnh đẹp
thiên nhiên đất nước nói chung và cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương Thanh
Hoá nói riêng
2.2. Mô phỏng qua bài “ Hai Bà Trưng”- SGK Tiếng Việt 3- Tập 2
( trang 4, 5)
Đây là bài Tập đọc thuộc chủ điểm Bảo về Tổ quốc, đã khơi dậy lại một
thời kì lịch sử oai hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên của nước ta. Qua bài học
giúp các em sống lại những chiến công hiển hách của Hai Bà Trưng. Từ đó giúp
học sinh nắm được tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng
và nhân dân ta. Càng thêm tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Ngay hoạt động giới thiệu bài, tôi đã sử dụng slide hình ảnh “Hai Bà
Trưng cưỡi voi ra trận” trình chiếu cho học sinh quan sát, kết hợp với những câu
hỏi mang tính gợi mở để các em tự rút ra nội dung bức tranh: Hai Bà Trưng cưỡi
voi, dẫn đầu đoàn quân khởi nghĩa. Đoàn quân hăng hái xông trận, người mang
cung nỏ, giáo mác, người mang rìu búa, người khiêng trống, người phất cờ, …
giặc chết ngổn ngang, số còn lại chạy toán loạn,…Từ đó, học sinh bước đầu có
cái nhìn khái quát về nội dung bài đọc.
Giúp học sinh có một cái nhìn trực quan, sinh động về thành Luy Lâu –
vùng đất nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, tôi cũng dùng một slide
hình ảnh về thành Luy Lâu để trình chiếu và giới thiệu cho cả lớp biết:
13

Thành Luy Lâu
Để học sinh hiểu rõ hơn về khí thế oai phong, tinh thần phấn khích của
đoàn quân khởi nghĩa, tôi đã tạo các slides hình ảnh chụp lại cảnh tượng đó,
trình chiếu cho học sinh quan sát:


Phần mở rộng, khắc sâu kiến thức bài học, tôi đã tạo một số slides hình
ảnh về đền thờ Hai Bà Trưng ngày nay và những hình ảnh lễ hội của nhân dân ta
để tưởng nhớ công lao to lớn của Hai Bà ( từ mùng 6 đến 10 tháng Giêng âm
lịch).
14
Đền thờ Hai Bà Trưng ở huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan
làm lễ dâng hương tại đến Hai Bà Trưng
Hàng vạn người về trảy hội mỗi năm
Phần liên hệ lịch sử địa phương: Cuộc khởi nghĩa Ba Đình
Tôi cung cấp cho học sinh một số thông tin về Khởi nghĩa Ba Đình: là
một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ 19 của
nhân dân Việt Nam chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp, diễn ra vào năm
1886-1887 tại Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Sau đó sẽ dùng slide
15
hình ảnh về nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa Ba Đình bị bắt, song tinh thần và
khí phách của họ luôn kiên định.
Sau đó tôi đã tạo các slides hình ảnh về Đảng bộ và nhân dân huyện Nga
Sơn tổ chức liên hoan văn nghệ kỉ niệm 125 năm khởi nghĩa Ba Đình, trình
chiếu cho các em quan sát (sử dụng lời dẫn và câu hỏi liên hệ địa phương ). Từ
đó học sinh càng tự hào về truyền thống tốt đẹp của nhân dân và Đảng Bộ quê
nhà.
16
Các tiết mục văn nghệ làm sống lại khí thế hào hùng của cuộc khởi nghĩa
Như vậy, với cách dạy của bài này, tôi thấy rõ hiệu quả của giờ học Tập
đọc. Học sinh đã thực sự tự tin và gắn kết với lịch sử của địa phương, của dân
tộc thông qua giờ học ứng dụng CNTT.
2.3 Mô phỏng qua bài “ Hội đua voi ở Tây Nguyên” Tiếng Việt 3- Tập 2
( trang 60 - 61)

Bằng việc tạo ra một slide ảnh về Hội đua voi ở Tây Nguyên trình chiếu
cho học sinh quan sát, kết hợp những câu hỏi gợi mở của giáo viên về nội dung
bức tranh, tôi giúp học sinh có một cái nhìn khái quát về khung cảnh trường đua
để các em có thể đọc và tìm hiểu nội dung bài tốt.
17
Tôi cũng đã sử dụng những slides hình ảnh thực tế về Lễ hội đua voi ở
Tây nguyên - một lễ hội lớn và nổi tiếng, mang đậm nét đẹp văn hoá của nhân
dân Tây Nguyên được tổ chức hàng năm tại vùng “Đất Voi”, trình chiếu để giúp
học sinh hiểu một cách sâu sắc về nét đẹp văn hoá của đồng bào Tây Nguyên:


Phần liên hệ thực tế địa phương, tôi đã đưa ra những câu hỏi để từ đó giúp
các em hiểu rõ về nét đẹp văn hoá của quê hương Nga Sơn: đó là hội chọi gà - lễ
hội nổi tiếng nhất ở vùng đất Nga Liên, Nga Sơn. Vì vậy tôi đã tạo những clips
18
quay lại cảnh chọi gà thi thật hấp dẫn và kịch tính mang đậm nét đẹp văn hoá
của vùng đất miền Biển:

Clip:
Có thể nói, với việc đổi mới phương pháp dạy học ứng dụng CNTT trong
dạy học Tập đọc, tôi thấy trong và sau tiết học, học sinh đã rèn được rất nhiều kĩ
năng: kĩ năng đọc – hiểu, đọc diễn cảm; kĩ năng sống ( kĩ năng giao tiếp, trình
bày, phân tích, tổng hợp vấn đề,…). Đặc biệt là học sinh thực sự hứng thú, tự tin
trong học tập và các em đã có tình cảm yêu mến, tự hào về nét đẹp văn hoá, lịch
sử, vẻ đẹp thiên nhiên đất nước, con người Việt nam nói chung và ở địa phương
các em nói riêng.
IV. KIỂM NGHIỆM
Thực tế sau khi áp dụng phương pháp dạy học đổi mới trong dạy học Tập
đọc lớp 3, tôi thấy mỗi giờ học Tập đọc đều đạt được hiệu quả rất cao, cụ thể là:
- Giúp học sinh hình thành và rèn luyện được kĩ năng đọc – hiểu, đọc diễn cảm

tốt.
- Tạo được môi trường rèn luyện và phát triển kĩ năng sống cho học sinh phù
hợp với đặc điểm lứa tuổi Tiểu học. Đặc biệt tập trung rèn luyện được những kĩ
năng như:
+ Kĩ năng giao tiếp, ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, thói quen
và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm, cá thể.
+ Kĩ năng ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ
nạn xã hội; thái độ thân thiện với bạn bè, lễ phép, kính trọng thầy cô, người lớp
tuổi.
- Hình thành và phát triển tình cảm yêu mến, tự hào về nét đẹp văn hoá, lịch sử,
vẻ đẹp thiên nhiên đất nước, con người Việt Nam nói chung và của địa phương
nơi các em sinh sống nói riêng.
- Tạo điều kiện tốt cho học sinh đến trường an toàn, thân thiện, vui vẻ, kích
thích học sinh tham gia một cách hứng thú trong các hoạt động với thái độ tự
giác, chủ động và có ý sáng tạo.
19
- Phát huy tính chủ động, sáng tạo của thầy cô trong việc đổi mới phương pháp
giáo dục. Tạo mối quan hệ tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Qua một thời gian thử nghiệm trên lớp 3A do tôi phụ trách, kết quả thu
được của phân môn Tập đọc trong lần kiểm tra định kì lần 3 như sau:
Tổng số
HS
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
22 11 50 9 40,9 2 9,1 0 0
Từ kết quả trên cho thấy việc ứng dụng CNTT tạo bài giảng thân thiện
trong dạy học Tập đọc lớp 3 mà tôi đã tiến hành là đúng đắn.
C – KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Dạy Tiếng Việt là dạy giao tiếp cho học sinh. Thông qua các bài giảng,

giáo viên tạo không khí thân thiện, gần gũi hơn với học sinh trong giao tiếp, ứng
xử. Từ đó, các em sẽ tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô giáo và
hứng thú, tự giác, tích cực trong học tập. Đó chính là thành công của bài giảng
thân thiện bằng ứng dụng CNTT trong giờ học tập đọc.
Qua quá trình thực hiện “Ứng dụng CNTT tạo bài giảng thân thiện trong
dạy học phân môn Tập đọc 3”, được sự giúp đỡ và chỉ đạo của Ban Giám hiệu
nhà trường Tiểu học Nga Vịnh cùng các đồng nghiệp trong trường, tôi thực sự
phấn khởi vì đã tạo được sự gắn bó giữa thầy và trò, tạo cho các em niềm đam
mê và học tập, gắn bó hơn với trường, với lớp; kết quả dạy học Tập đọc đạt hiệu
quả cao. Từ đó cho thấy, mỗi thầy cô giáo cần thấy rõ trách nhiệm của mình làm
sao phải tích cực trau dồi kiến thức về CNTT để đổi mới phương pháp giảng dạy
nhằm tạo sự gần gũi hơn đối với các em học sinh, cùng góp phần làm cho phong
trào đạt nhiều kết quả tích cực.
2. Đề xuất
Để ứng dụng CNTT tạo bài giảng thân thiện trong dạy học Tập đọc được
đồng bộ hoá ở các nhà trường, tôi xin đề xuất một số vấn đề sau:
20
- Các cơ quan, tổ chức cấp trên cần tạo điều kiện cho giáo viên được tập huấn
các chương trình ứng dụng CNTT trong dạy học để bổ sung kiến thức và giao
lưu học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.
- Các cơ quan ban ngành, nhà trường và phụ huynh học sinh cần tạo điều kiện
giúp đỡ để nâng cao về cơ sở vật chất như máy tính xách tay, máy chiếu, máy
photocopy, máy scan, máy ảnh, ….để nhiều giáo viên có thể ứng dụng CNTT
trong dạy học, góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong thực hiện phong
trào.
- Công tác thi đua khen thưởng cần được đẩy mạnh mới khuyến khích giáo viên
tích cực sáng tạo để ứng dụng CNTT trong giáo dục.
Trên đây là một số giải pháp mà tôi đã thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả
dạy học Tập đọc lớp 3 nói riêng và trong dạy học nói chung. Trong quá trình
tiến hành thực hiện, do điều kiện thời gian có hạn, điều kiện cơ sở vật chất của

nhà trường còn nhiều thiếu thốn, tôi đã không thể minh hoạ được qua nhiều bài
học. Các giải pháp được rút ra trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm chắc
chắn vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến
của các đồng chí lãnh đạo cấp trên, của Ban Giám hiệu nhà trường và các đồng
nghiệp để giải pháp mà tôi thực hiện sẽ đạt được hiệu quả cao nhất.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Nga Vịnh, ngày 30 tháng 3 năm 2012
Người viết SKKN
Nguyễn Thị Thư
21

×