Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Một số biện pháp làm giảm tỉ lệ học sinh yếu đọc ở lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.19 KB, 12 trang )

Một số biện pháp làm giảm tỉ lệ học sinh yếu đọc ở lớp 1
ĐỀ CƯƠNG TỔNG KẾT KINH NGHIỆM
I.LỜI MỞ ĐẦU
II.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
III.NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1.Tìm hiểu học sinh và phân loại từng đối tượng.
2.Lập hồ sơ chủ nhiệm và liên lạc với gia đình học sinh.
3.Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh.
4.Dạy học sinh yếu học đọc.
5.Phụ đạo và thi đua.
6.Kết hợp tốt giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình.
IV.KẾT QUẢ
V.BÀI HỌC KINH NGHIỆM
VI.KẾT LUẬN
GV: Bùi Thị Huệ - Trường Tiểu học Phước Vĩnh A Trang 1
Một số biện pháp làm giảm tỉ lệ học sinh yếu đọc ở lớp 1
I.LỜI MỞ ĐẦU:
Là giáo viên chủ nhiệm lớp, ai cũng không khỏi băn khoăn lúc đầu , sợ
lớp mình có nhiều học sinh yếu, làm ảnh hưởng đến uy tín thầy cô và nhà trường.
Nhất là những năm gần đây, tỷ lệ học sinh yếu ở Tiểu học nhiều, tuy rằng có giảm
nhưng số lượng không đáng kể, điều đáng nói là tỷ lệ học sinh yếu phần nhiều lại
rơi vào lớp 1.
Là giáo viên dạy lớp 1, tôi cũng rất khổ tâm khi học sinh mình học yếu. Vậy
nguyên nhân học sinh yếu là do đâu? Có phải do giáo viên không ý thức trách
nhiệm, xao lãng việc dạy học? Hay học sinh không ham thích học hay là do cha mẹ
không quan tâm đến con cái?
Đây là vấn đề mang tính cấp bách trong ngành giáo dục, cần tìm cách hạn chế
tỷ lệ học sinh yếu nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo nhân tài tương lai
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH LỚP:
Năm học 2009– 2010, tôi được Ban giám hiệu phân công dạy lớp 1A3,
gồm có 40 học sinh, trong đó có 22 em nữ. Đây là con số hơi đông so với lớp 1 ở


các trường trong huyện.
Một số em đã qua mẫu giáo nên thích ứng với môi trường lớp 1. Bên cạnh đó
có một số em thuộc gia đình lao động nghèo không có điều kiện cho con đi học mẫu
giáo, do đó các em còn quá nhút nhát, rụt rè, chưa có ý thức gì trong việc học ở
trường.
Sự việc trên đã làm tôi suy nghĩ: Làm thế nào để các em thích ứng với môi
trường lớp 1? Phải làm thế nào và áp dụng biệp pháp gì vào giảng dạy để đạt được
kết quả tốt vào cuối năm?
III. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Là học sinh mẫu giáo vừa bước vào môi trường lớp 1, các em còn nhiều bỡ
ngỡ, còn đâu giờ ca hát, vui chơi mà phải học biết bao nhiêu là thứ? Vì thế có một
số em sinh ra chán học, không chú ý đến việc giảng dạy của giáo viên mà ngồi chơi.
Đây là nỗi lo của giáo viên, phải làm sao giúp các em ham học, hòa mình vào môi
trường tập thể mới này.
GV: Bùi Thị Huệ - Trường Tiểu học Phước Vĩnh A Trang 2
Một số biện pháp làm giảm tỉ lệ học sinh yếu đọc ở lớp 1
Làm sao để biết từng đối tượng học sinh cũng như thành phần gia đình từng
em hầu có kế hoạch uốn nắn các em trong việc học để cuối năm không có học sinh
yếu.
Sau hai tuần thực học, tôi tiến hành khảo sát việc đọc của các em và có kết quả
như sau:
Đọc giỏi: 8 em
Đọc khá: 10 em
Đọc trung bình: 12 em
Đọc yếu: 10 em
Qua kết quả trên khiến tôi suy nghĩ rất nhiều phải làm gì để các em thích học,
đáp ứng được yêu cầu, nội dung học tập?
1.Tìm hiểu và phân loại từng đối tượng:
Đầu năm khi nhận lớp, tôi cố gắng để nhớ tên từng em, tìm hiểu và trao đổi với
các em qua vài câu chuyện, quan sát và lắng nghe câu trả lời của các em mà chia ra

từng đối tượng để giáo dục, rèn luyện giúp các em học tốt.
a.Học sinh khá, giỏi có thể thích ứng với môi trường lớp 1:
Đây là những học sinh có sức khỏe tốt, thích ứng với chương trình lớp 1, các
em được học tốt ở mẫu giáo, nên ý thức học tập, sinh hoạt, vui chơi cao. Tuy lúc
đầu các em có bỡ ngỡ khi bước vào lớp 1 nhưng do tính nhạy bén nên các em hòa
mình nhanh chóng.
b.Học sinh có tính dễ nhớ, dễ quên ( học trung bình):
Những đối tượng này ở lớp thường có thể hình nhỏ nhắn hoặc to so với lứa
tuổi lớp 1, học lực trung bình. Các em nhút nhát không phát biểu, khi học hay ngồi
thu mình sợ cô nhìn thấy, họa hoằn mới nói được một câu, các em cũng nhớ bài khi
cô dạy, nhưng xong rồi lại quên ngay. Dạng này được tôi gọi đọc bài thường xuyên
để rèn luyện tính mạnh dạn, cần đọc bài to để tác động trí nhớ lâu.
c.Học sinh yếu ( không có sự quan tâm của cha mẹ )
Đây là những học sinh yếu, thiếu sự quan tâm của gia đình, có em cá biệt
không sống chung với cha mẹ, mà sống với ông bà, các em mặc cảm học yếu sinh
ra ù lì, không thích học, hay quậy phá các bạn trong giờ học.
GV: Bùi Thị Huệ - Trường Tiểu học Phước Vĩnh A Trang 3
Một số biện pháp làm giảm tỉ lệ học sinh yếu đọc ở lớp 1
Sau khi phân loại đối tượng học sinh, những đối tượng nào cần phải có sự
quan tâm của cô xuyên suốt năm học, tôi lập sổ chủ nhiệm để liên lạc với phụ
huynh.
2.Lập sổ chủ nhiệm để liên lạc với gia đình học sinh:
Những em khá, giỏi, có trí tiếp thu bài tốt được sự quan tâm chăm sóc
của cha mẹ tôi xếp chung nhóm, còn những em trung bình, yếu, tôi xếp vào 1 nhóm
và ghi nhận cụ thể từng em vào sổ chủ nhiệm để tiện theo dõi việc học của các em,
có tổng kết tiến bộ của các em vào cuối mỗi tuần, mỗi tháng.
Kinh nghiệm trong giảng dạy tôi thấy các em học trung bình và yếu cần
phải được chú ý nhiều vì nếu ta thấy các em học yếu mà bỏ bê các em, các em sẽ
học kém đi, còn nếu ta nóng lòng mà la mắng các em thì cũng không có hiệu quả
trong việc học, cho nên muốn giảm tỷ lệ học sinh yếu tôi rất chú trọng đến những

đối tượng này để đưa vào khuôn mẫu kỷ luật, nề nế, giúp các em có thái độ học tập
đúng đắn tạo đà cho các em chịu học, hiểu được bài. Bởi vì khi các em không hiểu
bài cũ thì đến bài mới làm sao các em nắm được nhiều lần như vậy khiến các các
em bất cần, mặc kệ.
Đối với học sinh trung bình tôi liên hệ với phụ huynh bằng cách cùng
với giáo viên thúc giục con em mình học thêm bài khi về nhà nếu các em cố gắng sẽ
bằng bạn.
Qua học tập của các em, mỗi ngày tôi đều ghi nhận vào sổ chủ nhiệm, có
sơ kết vào cuối tuần để kịp thời phát hiện sự tiến bộ hay thua sút học tập để có
hướng dạy vào tuần tới.
Sau phần lập sổ chủ nhiệm cụ thể, tôi ổn định chỗ ngồi cho các em.
3.Ổn định chỗ ngồi cho học sinh:
Ở phần sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh, tôi chú trọng các em trung bình,
yếu, làm thế nào để các em đều được giáo viên gọi đọc bài, nhắc nhở làm bài và có
bạn ngồi kế để cùng học tiến bộ, tôi sắp em đọc chưa thông cho ngồi kế bạn đọc
thạo, các em quậy phá tôi cho ngồi gần gần bàn giáo viên để thường xuyên gọi đọc
bài, trả lời câu hỏi để nắm tình hình học tập của các em.
GV: Bùi Thị Huệ - Trường Tiểu học Phước Vĩnh A Trang 4
Một số biện pháp làm giảm tỉ lệ học sinh yếu đọc ở lớp 1

Việc sắp xếp đôi bạn ngồi gần nhau sẽ giúp các em cùng học, cùng chơi và
cũng tiến bộ như em Hải đầu năm không biết gì ngồi gần em Luyến học khá, lúc
nào em Luyến cũng nhắc nhở em Hải đọc bài, viết bài đôi khi còn nhắc bạn đừng
nói chuyện chú ý nghe cô giảng bài. Qua gần 3 tháng tôi thấy em Hải tiến bộ rõ rệt,
em đánh vần và đọc được các tiếng tuy những tiếng có vần khó em đọc hơi lâu.
Do vậy ta thấy tâm lý trẻ con hay bắt chước nhưng phải có sự quan tâm,
dìu dắt của thầy cô thì sự bắt chước đó mới có hiệu quả tốt.
4.Dạy học sinh yếu, kém học văn hóa:
Qua một tháng thực học tôi nắm được tình hình học tập của lớp như sau:
học sinh yếu, kém có 10 em, trong đó môn Toán các em tiếp thu tốt, chữ viết tương

đối, chỉ có đọc âm, vần còn yếu. Ở lớp Một đọc là cốt lõi, đóng vai trò quan trọng,
nó quyết định việc lên lớp hay ở lại lớp của học sinh, các em đọc đúng sẽ viết đúng.
Vì thế tôi quan tâm dạy đọc vần cho các em, học sinh muốn học tốt vần phải nắm
vững chữ cái nên phần dạy âm cho các em củng rất quan trọng. Tôi đã đầu tư nhiều
cho bài dạy, kết hợp tốt phương pháp tích cực giúp các em hiểu bài sâu hơn.
*Phương pháp dạy học sinh so sánh các âm theo nhóm:
Trên cơ sở các nét giống nhau và khác nhau giữa các âm cũ, mới, giữa
các nét viết giống nhau và qua so sánh các nhóm âm giúp học sinh tiếp thu bài mới
đồng thời củng cố lại kiến thức cũ cho học sinh. Tôi chia các chữ cái làm 3 nhóm:
+Nhóm có nét móc: i, u, ư, d, đ, t, n, m
+Nhóm có nét chữ tròn: o, ô, ơ, a, ă, â, q, g
+Nhóm có nét hất, nét khuyết: e, ê, l, k, h
Đối với các nhóm chữ trên, tôi cho học sinh giỏi đọc 3 âm một lần, sau
đó gọi học sinh yếu, kém đọc nhiều lần, so sánh chữ cái giống nhau và khác nhau
trong nhóm và thêm dấu phụ để trở thành chữ cái khác.
Ví dụ:
Âm a thêm dấu ^ sẽ có âm â, thêm dấu sẽ có âm ă,…
Với phương pháp so sánh trên giúp học sinh nhớ tên âm chính xác, biết
phân biệt cái giống và khác nhau, tránh nhầm lẫn khi đọc tên âm, từ đọc đúng các
GV: Bùi Thị Huệ - Trường Tiểu học Phước Vĩnh A Trang 5
Một số biện pháp làm giảm tỉ lệ học sinh yếu đọc ở lớp 1
em sẽ viết đúng.
*Phương pháp dạy vần mới:
Khi dạy học vần tôi dạy đúng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng mà Sở giáo
dục đã triển khai kết hợp thêm phương pháp tích cực vào cách dạy, giúp các em
hiểu sâu, nắm kiến thức trọng tâm bài.
Ngoài những phương pháp dạy ở lớp tôi tự đặt ra phương pháp riêng để
dạy số học sinh trung bình, yếu. Tôi dùng phương pháp gợi mở bằng tranh vẽ, giúp
học sinh nhắc lại vần vừa học, đồng thời học sinh biết tổng hợp tiếng, đúng cấu tạo
vị trí.

Ví dụ:
Dạy vần an, học sinh đọc an
-Vần an có âm gì? (a và n)
-Thêm s và dấu huyền có tiếng gì? (sàn)
Tôi đưa tranh hỏi: tranh vẽ gì? (nhà sàn)
Hãy đánh vần bằng trí nhớ từ nhà sàn và đọc trơn từ nhà sàn
Tôi cho học sinh yếu đọc lại vần an nhiều lần để khắc sâu và đánh vần
tiếng, đọc tiếng. Khi các em nhận ra vần mới, tôi cho các em nhắc lại cấu tạo vị trí
vần nhiều lần, để cho các em nhớ các tiếng, tôi cho các em tổng tiếng bằng cách
ghép âm, dấu. Đến phần củng cố, tôi kiểm tra số học sinh yếu bằng cách cho các
em ghép chữ thành vần và nhắc lại cái giống nhau và khác nhau giữa các vần. Sau
cùng các em viết lại vào bảng 3, 4 lần, đọc to, rõ ràng cho các bạn nghe. Cuối cùng
để đánh giá chung sự tiến bộ của các đối tượng này tôi kiểm tra các em trong tiết ôn
vần cuối tuần.
Người ta thường nói “văn ôn, võ luyện” nên ở các tiết ôn vần tôi kiểm
tra các phần sau giúp các em nắm vững:
-Cấu tạo vần trong nhóm vần.
-Đọc thành thạo các từ ứng dụng.
-Tôi hỏi bất chợt vần, tiếng, từ vừa học rồi cho học sinh đọc, viết. Em nào
thuộc bài tôi ghi vào sổ chủ nhiệm, còn em nào không thuộc hay đọc còn vấp tôi
GV: Bùi Thị Huệ - Trường Tiểu học Phước Vĩnh A Trang 6
Một số biện pháp làm giảm tỉ lệ học sinh yếu đọc ở lớp 1
liên hệ với phụ huynh để giúp các em ôn lại ở nhà và ngày sau tôi sẽ kiểm tra lại.
Với phương pháp trên, các em yếu như: Hải, Quý, Phúc, Tuấn, Phương,… đã
có tiến bộ rõ nét.
Tôi có thể kết luận rằng: Đối với học sinh lớp 1 dù các em có cùng lứa
tuổi nhưng do các em có nhiều đặc điểm khác nhau, nếu ta giảng dạy chung một
công thức sẽ không có kết quả bằng áp dụng nhiều hình thức sáng tạo sẽ giúp học
sinh nắm vững bài.
5. Phụ đạo và thi đua:

Vì là lớp bán trú nên việc phụ đạo rất thuận lợi, tôi cho các em học lại bài buổi
sáng, học sinh yếu tôi gọi đọc bài nhiều hơn để nắm vững kiến thức bài.
Tôi tổ chức nhiều hình thức giúp các em nhớ lại vần, tiếng, từ và hứng thú
trong học tập.
*Ghép âm thành tiếng, đổi vị trí âm thành tiếng khác:
Ví dụ:
Ghép âm b vào a được tiếng gì? (ba)
Nếu thay âm b là l, c, r, x,…em nào đọc được tiếng mới nào?
-Tôi cho học sinh yếu đọc nhiều lần to, rõ và viết bảng. Để giúp các em
mở rộng thêm tiếng mới, tôi cho học sinh ghép thêm dấu thanh vào (chú ý tiếng có
nghĩa). Khi các em ghép âm thạo, tôi cho các em đổi chỗ âm thành vần, tiếng,…
*Ghép âm đầu vào vần thành tiếng:
Ví dụ:
Học vần am, tôi cho các em ghép thêm âm đầu để có tiếng: nam, tham,
tam, các em đọc, viết bảng, sau đó tự hêm dấu để thành tiếng mới: nám, thảm,
tám.
Các em đã ghép vần, tiếng thành thạo tôi cho các em thi đua trả lời câu
hỏi qua “ hái hoa dân chủ” em nào hái được hoa nào thì mở hoa đó ra đọc, em nào
đọc đúng tôi tuyên dương và khen thưởng, giúp các em tự tin và ham học hơn.
Việc phụ đạo và thi đua đã có nề nếp các em đã tiến bộ, tôi nghĩ đến việc
kết hợp với gia đình để giúp các em học tiến bộ hơn.
GV: Bùi Thị Huệ - Trường Tiểu học Phước Vĩnh A Trang 7
Một số biện pháp làm giảm tỉ lệ học sinh yếu đọc ở lớp 1
6. Kết hợp tốt giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình:
Số học sinh yếu ở lớp tương đối nhiều, tôi cần sự hỗ trợ của phụ huynh,
muốn học sinh học tốt thì giáo dục nhà trường phải kết hợp tốt với giáo dục gia
đình, nó đảm bảo tính hệ thống giữa việc dạy ở lớp và việc dạy ở nhà của phụ
huynh, trong phương pháp dạy cần phải thống nhất với phụ huynh, nếu có sự giảng
dạy chồng chéo giữa nhà trường và gia đình sẽ làm cho các em hoang mang, mất tự
tin.

Ví dụ:
-Phương pháp giảng dạy ở nhà trường:
+Đánh vần tiếng cam: cờ- am- cam
- Phương pháp giảng dạy ở gia đình:
+Đánh vần tiếng cam: a- mờ- am - cờ - am- cam (đánh vần ngược, viết
chính tả sai).
Nhìn phương pháp dạy của phụ huynh ta thấy không đúng theo phương
pháp giảng dạy ở nhà trường làm các em hoang mang. Tranh thủ lúc phụ huynh đưa
rước con, tôi hướng dẫn cách đánh vần, tiếng, từ để phụ huynh nắm và dạy đúng
theo phương pháp giảng dạy ở nhà trường. Các em sẽ được cha mẹ củng cố lại kiến
thức học ở nhà trường một cách chính xác.
Ngoài ra tôi còn báo cáo tình hình học tập của các em qua sổ liên lạc
vào cuối mỗi tháng, sự tiến bộ của các em làm phụ huynh phấn khởi và nỗ lực cùng
tôi dạy các em tốt hơn.
Nhờ sự kết hợp tốt giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình nên
học sinh lớp tôi có tiến bộ rõ rệt, các em bớt ù lỳ, trở nên hiếu động, hăng hái phát
biểu ý kiến, ham học hơn, con số học sinh yếu đã giảm nhiều, tôi sẽ cố gắng phụ
đạo thêm để cuối năm số học sinh yếu không còn.
IV. KẾT QUẢ:
Qua việc áp dụng biện pháp như trên vào năm học trước, lớp tôi có
những kết quả như sau: Số học sinh yếu đầu năm là 10 em, qua kiểm tra cuối kỳ I
số học sinh yếu còn 5 em, đến kiểm tra giữa kỳ II số học sinh yếu còn 2 em, đến
GV: Bùi Thị Huệ - Trường Tiểu học Phước Vĩnh A Trang 8
Một số biện pháp làm giảm tỉ lệ học sinh yếu đọc ở lớp 1
kiểm tra cuối kỳ II thì số học sinh yếu không còn em nào nữa, các em đều được lên
lớp 100%. Năm học 2009 – 2010, tôi tiếp tục áp dụng và thấy kết quả rất khả quan
qua từng đợt kiểm tra:
TSHS
THỜI
GIAN

GIỎI % KHÁ %
T.
BÌNH
% YẾU %
40 Giữa kỳ I
22 55% 8 20% 6 15% 4 10%
Cuối kỳ I
28 70% 10 25% 2 5% 0 0%
Kết quả này làm tôi rất phấn khởi, tôi sẽ cố gắng duy trì và phát huy
hơn nữa để có thể áp dụng vào những năm học sau.
V.KINH NGHIỆM:
Muốn dạy học sinh học tập đạt kết quả cao, giáo viên cần phải ý thức
được trách nhiệm của mình, thương yêu chăm sóc các em, nhất là học sinh yếu,
kém. Luôn học hỏi chuyên môn, đầu tư, tìm tòi những phương pháp dạy cho học
sinh yếu, kém. Cần kết hộp tốt giữ giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình để có
sự thống nhất trong việc dạy học giúp học sinh học tập tốt hơn.
VI.KẾT LUẬN:
Hiện nay ở Tiểu học các lớp 1, 2, 3, 4, 5 đối tượng học sinh yếu, kém
vẫn còn tồn tại, tỷ lệ học sinh yếu có giảm qua thống kê nhưng số giảm này không
đáng kể. Do đó giáo viên cần nhiệt tình hơn trong giảng dạy, luôn nêu cao tinh thần
trách nhiệm, quan tâm, chăm sóc đặc biệt đối với học sinh yếu này thì số học sinh
yếu ở lớp sẽ giảm.
Với quyết tâm của bản thân cộng với sự giúp đỡ, hỗ trợ của đồng
nghiệp, Ban giám hiệu và Công đoàn trường đang là nguồn động lực giúp tôi hoàn
thành nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân tài cho xã hội.

GV: Bùi Thị Huệ - Trường Tiểu học Phước Vĩnh A Trang 9
Một số biện pháp làm giảm tỉ lệ học sinh yếu đọc ở lớp 1
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, song không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo để đề tài này được hoàn

thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Phước Vĩnh, ngày 20/ 01/ 2010
Người viết
Bùi Thị Huệ
GV: Bùi Thị Huệ - Trường Tiểu học Phước Vĩnh A Trang
10
Một số biện pháp làm giảm tỉ lệ học sinh yếu đọc ở lớp 1
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
GV: Bùi Thị Huệ - Trường Tiểu học Phước Vĩnh A Trang
11
Một số biện pháp làm giảm tỉ lệ học sinh yếu đọc ở lớp 1
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
GV: Bùi Thị Huệ - Trường Tiểu học Phước Vĩnh A Trang
12

×