MỤC LỤC
1
LỜI NÓI ĐẦU
Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước. Để quyết định
quản lý Nhà nước được các cơ quan, tổ chức và cá nhân chấp hành một cách
chính xác, đầy đủ thì các cơ quan, cá nhân đã ban hành quyết định phải đề ra
quy trình thực hiện quyết định. Trong quy trình đó không thể thiếu được hoạt
động thanh tra, kiểm tra. Thanh tra, kiểm tra là để đánh giá, nhận xét tình hình
và kết quả thực hiện quyết định quản lý; để kiểm nghiệm lại chính nội dung và
chất lượng quản lý; khi cần thiết phải bổ sung, sửa đổi, thậm chí phải huỷ bỏ
một phần hay toàn bộ quyết định quản lý. Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện
nay, hoạt động thanh tra càng trở nên cần thiết. Hiện nay, cách doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không ngừng tăng và đang dần khẳng định
được vị thế của mình trong nền kinh tế. Bên cạnh với việc thu hút đầu tư, Việt
Nam cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong quá trình quản lý,
giám sát tình hình thực hiện các quy định pháp luật của những doanh nghiệp
này, nhất là việc thực hiện pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
Nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của công tác thanh tra việc
thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp hiện nay, em đã quyết
định chọn đề tài: “Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật Bảo
hiểm xã hội tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt
Nam trong tình hình hiện nay”. Bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em
mong nhận được sự góp ý và nhận xét của cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG
1. Một số khái niệm cơ bản
- Thanh tra là việc kiểm tra, xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện pháp luật
của tổ chức, cá nhân do tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện theo trình tự
pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi
ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp
và tổ chức, cá nhân khác.
- Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực
hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
- Thanh tra lao động là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong lĩnh vực lao động đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành
pháp luật về lao động, quy định chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc
lĩnh vực lao động.
2. Mục đích của thanh tra lao động
Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý,
chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện
pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp
cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân
tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước;
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân. (Căn cứ theo điều 2, luật Thanh tra 2010).
3. Đối tượng thanh tra của thanh tra lao động
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nghĩa vụ chấp hành các
quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
(Theo điều 2, Nghị định 39/2013/NĐ-CP)
4. Cơ cấu tổ chức của thanh tra lao động
Căn cứ điều 5, Nghị định số 39/2013/NĐ-CP, các cơ quan thực hiện chức
năng thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Các cơ quan thanh tra nhà nước:
+ Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
+ Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
3
- Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành:
+ Tổng cục Dạy nghề;
+ Cục Quản lý Lao động ngoài nước.
5. Nguyên tắc hoạt động của thanh tra lao động
- Hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phải tuân
theo pháp luật, bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan, công khai, dân chủ
và kịp thời.
- Hoạt động thanh tra hành chính được tiến hành theo Đoàn thanh tra; hoạt động
thanh tra chuyên ngành được tiến hành theo Đoàn thanh tra hoặc do Thanh tra
viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành độc lập.
(Theo điều 4, Nghị định số 39/2013/NĐ-CP)
6. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Bộ lao động
Theo điểu 7, Nghị định số 39/2013/NĐ –CP, Thanh tra Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công
của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho các thanh tra viên,
công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Lao động -
Thương binh và Xã hội.
- Tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện
quy định của pháp luật về thanh tra.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương
binh và xã hội
- Nghiên cứu khoa học về thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã
hội.
- Hợp tác quốc tế về công tác thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương binh và
xã hội.
- Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng
Thanh tra Chính phủ về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,
phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
7. Hoạt động thanh tra lao động
Căn cứ điều 20, Nghị định số 39/2013/NĐ-CP, hoạt động thanh tra lao
động gồm có:
- Thanh tra hành chính: Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và
nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân
- Thanh tra chuyên ngành:
4
+ Việc thực hiện các quy định pháp luật lao động: Việc thực hiện các loại
báo cáo định kỳ; tuyển dụng và đào tạo lao động; hợp đồng lao động; thỏa ước
lao động tập thể; thời giờ làm việc và nghỉ ngơi; tiền công và trả công lao động;
an toàn lao động, vệ sinh lao động; việc thực hiện các quy định đối với lao động
nữ, lao động là người cao tuổi, lao động là người tàn tật, lao động chưa thành
niên; việc thực hiện các quy định đối với lao động là người nước ngoài; kỷ luật
lao động, trách nhiệm vật chất; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật
lao động;
+ Việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã
hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp): Việc thực hiện
pháp luật về bảo hiểm xã hội của tổ chức bảo hiểm xã hội; việc thực hiện pháp
luật về bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động và người lao động;
+ Việc thực hiện các quy định pháp luật về đưa người lao động Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Việc tổ chức bộ máy chuyên trách của
doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng; việc ký kết các hợp đồng liên quan đến việc người
lao động đi làm việc ở nước ngoài; tuyển chọn lao động; dạy nghề, ngoại ngữ
cho người lao động; tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động
trước khi đi làm việc ở nước ngoài; thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài; quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao
động đi làm việc ở nước ngoài; thực hiện các chế độ, chính sách đối với người
lao động đi làm việc ở nước ngoài; thanh lý hợp đồng giữa doanh nghiệp, tổ
chức sự nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài; việc thực hiện các
quy định khác của pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng;
+ Việc thực hiện các quy định pháp luật về dạy nghề; chính sách, chế độ
dạy nghề và học nghề: Điều kiện thành lập, tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị
dạy nghề, hoạt động của các cơ sở dạy nghề; việc thực hiện quy chế tuyển sinh,
thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề; quyền và nghĩa
vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề và học nghề; việc dạy
nghề cho người khuyết tật; kiểm định chất lượng dạy nghề; việc thực hiện các
chương trình, dự án về dạy nghề; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật
về dạy nghề;
+ Việc thực hiện chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người có công
với cách mạng: Việc thực hiện các quy định về đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn,
các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ; trách
nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện chính sách, chế độ
ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ; việc cấp phát, quản
lý, sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý; việc quản lý, sử dụng Quỹ
5
Đền ơn đáp nghĩa; việc thực hiện các quy định khác về ưu đãi người có công
với cách mạng;
+ Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo và trợ giúp xã hội;
việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và các chương trình
trợ giúp xã hội thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã
hội;
+ Việc thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách bảo vệ, chăm
sóc trẻ em trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của ngành Lao động - Thương
binh và Xã hội: Việc thực hiện chương trình hành động quốc gia vì trẻ em;
chương trình bảo vệ trẻ em, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và
các chương trình, kế hoạch khác về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
+ Việc thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới; việc thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, các biện pháp bảo đảm
bình đẳng giới;
+ Việc thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách, giải pháp
phòng ngừa tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy; quản lý sau cai nghiện; hỗ trợ
nạn nhân bị mua bán; tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo
dục - Lao động xã hội, cơ sở quản lý sau cai nghiện;
+ Các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực lao động, thương binh và xã
hội.
8. Phương thức thanh tra lao động
Công tác thanh tra lao động tiến hành bằng phương thức thanh tra viên
phụ
trách vùng thông qua phiếu tự kiểm tra (Quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH
ngày 16 tháng 02 năm 2006 về việc ban hành quy chế hoạt động thanh tra nhà
nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng, quyết định
02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02/2006 của Bộ LĐTBXH về việc ban
hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động)
6
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP FDI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I. Khái quát về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại
Việt Nam
Theo quy định tại Khoản 6, Điều 3 của Luật Đầu tư 2005, doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập
để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam do
nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.
Tính chung trong năm 2013, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm
là 22,35 tỷ USD. Hiện nay, khu vực FDI tăng trưởng ổn định ở hầu hết các lĩnh
vực. Tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên phạm vi toàn quốc thời
điểm 31/12/2013 là 9093 doanh nghiệp, gấp 6 lần năm 2000, bình quân giai
đoạn 2000-2013 mỗi năm tăng xấp xỉ 16%. Trong đó doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài là 7543 doanh nghiệp (chiếm 83% toàn bộ doanh nghiệp FDI) gấp
8,8 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000 - 2013 mỗi năm tăng xấp xỉ 20%.
Doanh nghiệp liên doanh là 1550 doanh nghiệp (chiếm 17% số doanh nghiệp
FDI) gấp 2,3 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000-2013 mỗi năm tăng 6,7%.
Số doanh nghiệp FDI đang hoạt động thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng
hiện chiếm tỷ lệ cao nhất với 73% (riêng ngành công nghiệp chiếm 66,4%).
Tiếp đến là khu vực dịch vụ với 25,7%. Trong khi số doanh nghiệp FDI hoạt
động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ có 123 doanh nghiệp,
chiếm 1,4%.
Tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI tại thời điểm
31/12/2013 trên 3,2 triệu người, gấp gần 8 lần năm 2000, trong đó doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài chiếm 92% (năm 2000 là 70,2%), doanh nghiệp liên
doanh với nước ngoài chiếm 8% (năm 2000 là 29,8%), bình quân mỗi năm thu
hút thêm 216,5 nghìn lao động, góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm của
nền kinh tế. Khu vực công nghiệp và xây dựng hiện thu hút lao động khu vực
FDI đạt tỷ lệ cao nhất với 91% (riêng ngành công nghiệp 90,2%).
Tổng số vốn của khu vực doanh nghiệp FDI sử dụng vào hoạt động sản
xuất kinh doanh thời điểm 31/12/2013 là 3411 nghìn tỷ đồng, gấp 14,2 lần năm
2000, bình quân giai đoạn 2000-2013 tăng 22,4%/năm. Trong đó vốn FDI đầu
tư vào khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 55,2% (riêng công nghiệp là
54,1%); tiếp đến là khu vực dịch vụ 44,5% và khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản 0,3%.
7
8
Biểu 1.Tổng quan FDI tại Việt Nam giai đoạn 2000-2013
Trong 12 tháng của năm 2013 đã có 57 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự
án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với số tổng vốn đầu tư đăng ký cấp
mới và tăng thêm là 5,875 tỷ USD, chiếm 26,3% tổng vốn đầu tư đăng ký tại
Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và
tăng thêm là 4,76 tỷ USD, chiếm 21,3% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng vị trí
thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,46 tỷ USD, chiếm
20% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Biểu 2. Cơ cấu FDI theo quốc gia năm 2013
II. Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm
xã hội tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam trong tình hình hiện
nay
1. Tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam hiện nay
Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, phụ thuộc cao vào xuất khẩu
thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là nền kinh tế lớn thứ 6 ở Đông Nam Á
trong số 10 quốc gia Đông Nam Á; lớn thứ 56 trên thế giới xét theo quy mô
tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2013 và đứng thứ 128 xét theo tổng sản
phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người. Tổng Thu nhập nội địa GDP năm
2013 là 171,392 tỷ USD
2. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
- Thanh tra Bộ Lao động – thương binh và xã hội là cơ quan thực hiện việc thanh
tra việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp FDI trong
phạm vi cấp quốc gia.
- Chức năng, nhiệm vụ của thanh tra Bộ:
+ Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo sự
phân công của Bộ trưởng; kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý nhà
nước về lao động, người có công và xã hội.
+ Chủ trì xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng; tổ chức thực hiện
kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra Bộ; hướng dẫn, theo dõi,
đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của cơ
quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ.
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ; thanh tra
9
công vụ; thanh tra việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc
ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên
môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ.
(Theo điều 2, Quyết định số 614/QĐ-LĐTBXH)
3. Hình thức thanh tra
Thanh tra theo chương trình, kế hoạch được phê duyệt
4. Những bất cập, tồn tại trong quá trình thanh tra
- Tình trạng nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội đang diễn ra rất trầm trọng
Nợ đọng BHXH gần đây rất lớn, nằm ở các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh trên 40%, doanh nghiệp FDI là 14%. Con số nợ, trốn đóng BHXH hiện
nay đã lên tới 12.000 tỷ đồng. Tuy việc thực hiện pháp luật về Bảo hiểm xã hội
của các doanh nghiệp FDI có chiều hướng tốt hơn nhưng con số các doanh
nghiệp nợ BHXH vẫn đang ở mức báo động. Tình trạng này có nhiều nguyên
nhân trong đó quan trọng nhất là ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động
trong việc đóng BHXH cho người lao động, thậm chí có những doanh nghiệp đã
thu tiền đóng BHXH của người lao động nhưng lại không đóng, dẫn đến việc
khi người lao động đến thời gian được nghỉ, được hưởng chế độ thì mới biết
doanh nghiệp chưa nộp. Sở dĩ chủ sử dụng lao động nợ đọng BHXH là từ chính
sách, do mức phạt chậm đóng BHXH chỉ chiếm 10% nhưng nếu vay bên ngoài
lãi suất lên đến 15-20%/năm, vì vậy, doanh nghiệp chấp nhận nợ BHXH để có
vốn quay vòng.
- Tình trạng đóng BHXH sai quy định vẫn diễn ra phổ biến
Các doanh nghiệp thường có động thái như đóng không đúng tiền lương
thực tế, đóng không đủ số lao động, thu tiền của người lao động rồi chiếm dụng,
nợ đọng BHXH kéo dài để lách đóng BHXH cho người lao động. Phổ biến
nhất là tình trạng hạ thấp tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động
so với thực tế. Khi đó, số tiền mà doanh nghiệp phải đóng cho BHXH sẽ giảm
xuống đáng kể, điều này đồng nghĩa với việc quyền lợi của người lao động cũng
bị giảm theo.
- Lực lượng thanh tra lao động còn quá mỏng
Hiện nay, cả nước có gần 500 thanh tra viên chịu trách nhiệm giám sát
hơn 400.000 doanh nghiệp với hàng triệu lao động trong nhiều lĩnh vực tài
chính, tổ chức, lao động, trẻ em, bình đẳng giới Tính riêng số doanh nghiệp
FDI cũng tới hơn 9000 doanh nghiệp. Như vậy, tương quan giữa số thanh tra lao
động với số doanh nghiệp cần thanh tra có sự chênh lệch quá lớn. Bình quân
một thanh tra viên phải thanh tra hàng nghìn doanh nghiệp. Điều này là không
thể. Có địa phương chỉ có 2 – 3 thanh tra lao động Do vậy, việc số lượng thanh
tra viên lao động quá ít này đã dẫn đến hệ quả là số doanh nghiệp được thanh tra
10
hang năm cũng chỉ dừng lại ở con số rất ít chưa kể đến chất lượng thanh tra đã
được đảm bảo hay chưa.
- Lực lượng thanh tra lao động thiếu chuyên môn, nghiệp vụ
Thực tế thì lực lượng thanh tra vừa thiếu về số lượng, vừa yếu kém về
trình độ. Có tới 30 - 50% cán bộ mới ra trường hoặc chuyển công tác. 25% cán
bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp. Thêm nữa, thanh tra chuyên ngành Bảo hiểm
xã hội hiện nay chủ yếu là kiêm nhiệm, không được đào tạo chuyên sâu về lĩnh
vực bảo hiểm xã hội. Với trình độ của lực lượng thanh tra lao động hiện nay thì
chưa thể đáp ứng được yêu cầu thanh tra các doanh nghiệp nói chung, các
doanh nghiệp FDI nói riêng và nhất là trong tình hình hiện nay khi số lượng các
doanh nghiệp FDI đang không ngừng tăng lên.
- Công tác quản lý về BHXH còn nhiều hạn chế
Trong tình hình kinh tế khó khan hiện nay, việc nợ đóng, trốn đóng
BHXH là một trong những giải pháp mà các doanh nghiệp FDI lựa chọn để gia
tăng lợi nhuận. Do quy định mức lãi suất chậm đóng BHXH thấp hơn mức lãi
suất vay ngân hàng nên nhiều doanh nghiệp cố tình nợ BHXH, chấp nhận chịu
phạt để chiếm dụng quỹ BHXH, bỏ mặc quyền lợi của người lao động.
Trong khi đó chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH còn nhiều bất
cập, như mức xử phạt thấp, thủ tục xử phạt phức tạp, chưa có quy định xử lý
hình sự khi chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động Đồng thời cơ
quan BHXH không có chức năng thanh tra, xử phạt vi phạm BHXH, do đó khi
kiểm tra, phát hiện các đơn vị sử dụng lao động vi phạm pháp luật về BHXH,
thì cũng chỉ nhắc nhở đề nghị doanh nghiệp chấp hành, hoặc phản ánh với
UBND các cấp để xử lý.
Lợi dụng sơ hở của pháp luật, nhiều doanh nghiệp nói chung và các
doanh nghiệp FDI nói riêng tìm đủ mọi cách để lách luật. Theo quy định, những
lao động được ký hợp đồng từ 12 tháng trở lên thuộc diện bắt buộc phải đóng
bảo hiểm thất nghiệp kể từ ngày 1-1-2009, trong đó người lao động phải đóng
1% tiền lương và chủ sử dụng đóng 1%. Tuy nhiên, để trốn đóng khoản này,
nhiều chủ doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng thời vụ với người lao động. Ngoài ra
khi doanh nghiệp sử dụng lao động phổ thông sẽ ký hợp đồng theo kiểu gia hạn,
đầu tiên sẽ ký hợp đồng lao động lần thứ nhất, hợp đồng lao động xác định thời
hạn lần hai, rồi hợp đồng lao động gia hạn… để kéo dài thời gian người lao
động được ký hợp đồng chính thức.
11
CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA VỀ VIỆC THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI)
1. Cần tăng cường thêm lực lượng thanh tra lao động cả về số lượng và chất
lượng
Hiện tại, lực lượng thanh tra còn quá mỏng và yếu về chuyên môn,
nghiệp vụ. Do đó, việc tăng cường số và chất lượng thanh tra là yêu cầu vô cùng
cấp thiết. Cùng với sự gia tăng không ngừng các doanh nghiệp FDI, số lượng
thanh tra lao động cũng cần được tăng cường để giảm thiểu số lượng doanh
nghiệp bình quân mà một thanh tra viên cần phụ trách. Thêm vào đó, lực lượng
thanh tra lao động cần được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc
biệt là trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội.
2. Cần có chế tài xử phạt đủ sức răn đe đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp
luật về Bảo hiểm xã hội
Hiện nay, chế tài xử lý vi phạm về trốn đóng, nợ, đóng BHXH sai quy
định còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Lãi suất chậm đóng BHXH thấp hơn lãi
suất vay ngân hàng nên các doanh nghiệp chấp nhận chịu lãi chậm đóng BHXH
để chiếm dụng tiền BHXH. Do đó, nên tăng mức lãi suất chậm đóng BHXH lên
cao hơn so với lãi suất ngân hang để hạn chế tình trạng chậm đóng, trốn đóng
BHXH.
Ngoài ra cần bổ sung một số quy định nghiêm ngặt về xử phạt các doanh
nghiệp vi phạm luật BHXH.
3. Trao quyền thanh tra cho cơ quan Bảo hiểm xã hội
Hiện nay, BHXH là cơ quan trực tiếp thu, chi và phát hiện ra các vi phạm
về BHXH. Tuy nhiên lại không có thẩm quyền thanh tra, xử lý vi phạm mà chỉ
dừng lại ở mức nhắc nhở. Hơn nữa, cơ quan hiểu rõ nhất về BHXH- các quy
định và các hành vi vi phạm chính là cơ quan BHXH. Do đó, việc thêm chức
năng thanh tra cho BHXH là cần thiết và có thể giúp nâng cao hiệu quả thanh
tra lao động nói chung và chuyên ngành BHXH nói riêng.
4. Có chính sách tuyên truyền giáo dục về BHXH cho các doanh nghiệp và người
lao động
Trước hết là tuyên truyền cho chủ các doanh nghiệp về việc nâng cao tinh
thần tự giác trong việc thực hiện pháp luật về BHXH. Điều này không những
đảm bảo đời sống cho người lao động mà còn giúp doanh nghiệp phát triển,
nâng cao uy tín và vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Tuyên truyền, giáo dục người lao động tự đứng dậy đấu tranh đòi quyền
lợi cho mình, không để người sử dụng lao động chiếm dụng tiền BHXH của
mình dưới mọi hình thức. Cần giúp người lao động hiểu ra rằng việc tham gia
12
BHXH đầy đủ chính là việc đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình của
người lao động
13
PHỤ LỤC 1
FDI tại Việt Nam giai đoạn 2000-2013
Năm Số dự án
Vốn đăng ký
(triệu USD)
Vốn thực hiện
(triệu USD)
2000 391 2762,8 2398,7
2001 555 3265,7 2398,7
2002 808 2993,4 2884,7
2003 791 3172,7 2723,3
2004 811 4534,3 2708,4
2005 970 6840 3300,5
2006 987 12004,5 4100,4
2007 1544 21347,8 8034,1
2008 1171 71726,8 11500,2
2009 1208 23107,5 10000,5
2010 1237 19886,8 11000,3
2011 1191 15618 11000,1
2012 1287 16348 10046,6
2013 1530 21600 11500
Nguồn: Tổng cục Thống kê
14
PHỤ LỤC 2
Cơ cấu FDI vào Việt Nam năm 2013 theo lĩnh vực đầu tư
TT Ngành
Số dự
án cấp
mới
Số lượt
dự án
tăng
vốn
Vốn đăng ký cấp
mới và tăng thêm
(triệu USD)
Tăng/giảm
2013 2012
1CN chế biến,chế tạo (1) 605 329 16.636,84 9.100,26 82,82%
2
SX,phân phối điện, khí,
nước, điều hòa (13)
3 3 2.031,30 93,38 2075,28%
3KD bất động sản(2) 20 5 951,01 1.850,71 -48,61%
4
Bán buôn, bán lẻ; sửa
chữa(3)
190 39 545,02 483,25 12,78%
5
HĐ chuyên môn,
KHCN(9)
174 33 415,01 82,77 401,38%
6
Dịch vụ lưu trú và ăn
uống(7)
17 2 240,42 108,23 122,13%
7Xây dựng(6) 102 17 211,21 180,82 16,81%
8Giáo dục và đào tạo(10) 8 4 117,92 86,47 36,37%
9Y tế và trợ giúp XH(8) 8 1 89,70 136,81 -34,44%
10
Nông,lâm nghiệp;thủy
sản(11)
10 8 86,73 87,89 -1,32%
Nguồn: Cục xúc tiến đầu tư
15
PHỤ LỤC 3
Cơ cấu FDI vào Việt Nam năm 2013 theo đối tác đầu tư
TT Đối tác
Số dự án cấp
mới
Số lượt
dự án
tăng vốn
Vốn đăng ký cấp mới
và tăng thêm (triệu
USD)
Tăng/giảm
2013 2012
1 Nhật Bản (1) 291 125 5.747,82 5.137,91 11,87%
2 Singapore(2) 105 34 4.376,86 1.727,51 153,36%
3 Hàn Quốc (3) 366 122 4.293,56 1.178,08 264,45%
4 Trung Quốc (9) 89 11 2.304,14 344,86 568,14%
5
Liên bang Nga
(30)
11 1 1.021,83 55,22 1750,58%
6 Hồng Kông (6) 57 19 701,98 657,63 6,74%
7 Đài Loan(7) 66 52 595,50 453,05 31,44%
8 Thái Lan (12) 39 14 405,74 177,29 128,85%
9 Hà Lan (16) 16 10 393,95 92,72 324,86%
10
Cayman Islands
(55)
3 1 358,68 4,16 8522,07%
Nguồn: Cục xúc tiến đầu tư
16
PHỤ LỤC 4
Cơ cấu FDI vào Việt Nam năm 2013 theo địa bàn đầu tư
Địa phương
Số dự án cấp
mới
Số lượt
dự án
tăng vốn
Vốn đăng ký cấp mới và
tăng thêm (triệu USD)
Tăng/giảm
2013 2012
Thái Nguyên (37) 18 2 3.400,41 26,58 12695,05%
Thanh Hóa (26) 4 4 2.921,20 64,00 4464,38%
Hải Phòng (2) 27 34 2.612,56 1.169,80 123,33%
Bình Thuận (23) 10 2 2.030,75 80,34 2427,69%
TP Hồ Chí Minh
(3)
399 87 1.554,56 1.116,48 39,24%
Bắc Ninh (6) 105 20 1.527,94 1.105,66 38,19%
Đồng Nai (4) 77 45 1.152,07 1.115,03 3,32%
Hà Nội (5) 231 76 1.026,51 1.111,64 -7,66%
Bình Định (33) 7 1 1.024,73 33,42 2966,40%
Bình Dương (1) 99 77 989,23 2.536,34 -61,00%
Nguồn: Cục xúc tiến đầu tư
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật lao động năm 2012;
2. Luật thanh tra năm 2010;
3. Nghị định số 39/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra
ngành Lao động - Thương binh và Xã hội;
4. Quyết định số 614/QĐ-LĐTBXH về việc quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra bộ;
5. Nguyên Đức, Số liệu chính thức FDI vào Việt Nam 2013: 22,35 tỷ
USD, Báo đầu tư, năm 2014;
6. Báo cáo tình hình thu hút đầu tư FDI năm 2013, Cục xúc tiến đầu tư,
năm 2014;
7. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam giai đoan 2000-2013, Tổng cục thống kê,
năm 2014;
18