Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 98 trang )

























Trang 1







Năm 2001







Chủ nhiệm đề tài: THÁI THỊ BI
( Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học )

Số Đăng ký: 03/2001 HĐNC


SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG”
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở AN GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

#"

MỤC LỤC
XoW
MỞ ĐẦU Trang 1
Phần I
Những vấn đề chung Trang 2
I. Lý do chọn đề tài Trang 2
II. Lòch sử của vấn đề nghiên cứu Trang 2
III. Mục đích yêu cầu Trang 2

IV. Nhiệm vụ nghiên cứu Trang 2
V. Đối tượng nghiên cứu Trang 2
VI. Quá trình thực hiện Trang 3
VII. Giả thuyết khoa học Trang 3
VIII. Phương pháp nghiên cứu Trang 3
IX. Dự kiến và những đóng góp các kết quả nghiên cứu
của đề tài Trang 3
PHẦN II
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài Trang 4
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc chăm sóc giáo dục
thiếu niên nhi đồng Trang 4
II.Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trực tiếp phụ trách Đội TNTP
Hồ Chí Minh và công tác nhi đồng Trang 10
III. Đội TNTP Hồ Chí Minh với nhi đồng Hồ Chí Minh Trang 12
IV. Công tác nhi đồng và Sao nhi đồng Trang 15
V. Mấy điểm cần chú ý trong công tác giáo dục
nhi đồng Trang 27
VI. Những phương pháp chủ yếu trong công tác
giáo dục nhi đồng Trang 28
CHƯƠNG II
Thực trạng về tổ chức sinh hoạt sao nhi đồng Trang 29
I. Vài nét về tình hình thiếu nhi và sinh hoạt
Trang 2
Sao nhi đồng Trang 29
II. Thực trạng sinh hoạt sao nhi đồng trong trường
tiểu học ở An Giang Trang 32
PHẦN THỨ BA
Mô hình thử nghiệm sinh hoạt sao nhi đồng trong

trường tiểu học ở An Giang Trang 74
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Trang 82
























Trang 3
MỞ ĐẦU

Đề tài “Sinh hoạt sao nhi đồng” trong trường tiểu học ở An Giang mang

mã số 03/2001 HĐNC được thực hiện từ tháng 1/2001 theo hợp đồng số 03
NCKH với trường Đại học An Giang đã hoàn thành vào tháng 12 năm 2001
đúng tiến độ , đúng kế hoạch , đúng mục đích với sản phẩm , một báo cáo
khoa học bao gồm các chuyên đề :
- Tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc chăm sóc , giáo dục thiếu niên nhi
đồng.
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trực tiếp phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh và
công tác nhi đồng.
- Đội TNTP Hồ Chí Minh với nhi đồng Hồ Chí Minh.
- Công tác nhi đồng và Sao nhi đồng
- Mấy điểm cần lưu ý trong công tác giáo dục nhi đồng.
- Một số phương pháp chủ yếu trong công tác giáo dục nhi đồng.
- Mô hình thử nghiệm sinh hoạt Sao nhi đồng .
- Các số liệu thống kê về kết quả điều tra xã hội học.
Trong quá trình thực hiện đề tài , chủ nhiệm đề tài nhận được sự giúp
đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban Giám Hiệu , Hội Đồng Khoa Học
trường Đại Học An Giang, Sở Giáo Dục và Đào Tạo An Giang . Hội Đồng Đội
Tỉnh và Hội Đồng phụ trách Đội Thành Phố Long Xuyên , cùng với sự tham
gia khảo sát thực tế một cách tích cực của Ban Giám Hiệu ; Cán bộ phụ trách
thiếu nhi và cán bộ Phòng Giáo Dục Thành Phố Long Xuyên , Huyện Chợ Mới
, Huyện Tri Tôn và Huyện Thoại Sơn . Đặc biệt là sự ủng hộ tích cực của Ban
Giám Hiệu, Đoàn TNCS và Tổng phụ trách Đội trường “B” Vónh Khánh huyện
Thoại Sơn, trường tiểu học Lê Q Đôn , trường tiểu học Châu Văn Liêm thành
phố Long Xuyên, nơi tổ chức thể nghiệm đề tài .
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các cơ quan , trường học và các
đồng chí đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học.
Lời tác giả










Trang 4
PHẦN I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I.
Lý do chọn đề tài :
1. Nhi đồng là lớp các em từ 6 tuổi đến 8 tuổi , đang học các lớp 1,2,3 của
trường tiểu học, là lực lượng dự bò của Đội TNTP Hồ Chí Minh . Đội
TNTP có trách nhiệm giúp đỡ nhi đồng khi hết tuổi có đủ điều kiện gia
nhập tổ chức Đội.
2. Trường tiểu học tách ra từ trường THCS nên hệ thống tổ chức Đội TNTP
ở đây chưa chặt chẽ , sự lãnh đạo , chỉ đạo phối hợp công tác giữa
Đoàn thanh niên và ngành Giáo Dục có nhiều lúng túng , hiệu quả công
tác thấp . Do vậy cần nghiên cứu tổ chức sinh hoạt Sao nhi đồng , tìm
ra cách tổ chức có hiệu quả là một yêu cầu quan trọng và cấp bách.
II.
Lòch sử của vấn đề nghiên cứu:
Trong nước : Năm 1998 Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp
với Bộ Giáo Dục – Đào tạo trong công tác tổ chức cho nhi đồng tiểu học nói
chung và sinh hoạt sao nhi đồng nói riêng nhưng cho đến nay chưa có đề tài
nào đi sâu nghiên cứu , tìm hiêu về vấn đề này.
III
Mục đích yêu cầu :
3. Tổ chức sinh hoạt sao nhi đồng trường tiểu học

4. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng chất lượng sinh hoạt sao nhi đồng
IV.
Nhiệm vụ nghiên cứu :
5. Tìm hiểu lý luận về sinh hoạt sao nhi đồng.
6. Nghiên cứu thực trạng việc tổ chức sinh hoạt sao nhi đồng.
7. Đề xuất một số phương hướng, biện pháp nhằm góp phần nâng cao
chất lượng sinh hoạt sao nhi đồng ở các trường tiểu học.
V.
Đối tượng nghiên cứu:
- Việc tổ chức sinh hoạt sao nhi đồng và hệ thống các giải pháp để tổ
chức sinh hoạt sao nhi đồng tiểu học.
8. Thời gian : từ năm 1998 trở lại đây.
9. Không gian : 13 trường tiểu học ở thành thò , nông thôn , miền núi,
vùng biên giới và vùng sâu ( 4 trường ở thành phố Long Xuyên , 3 trường ở
Chợ Mới , 3 trường ở Huyện Thoại Sơn và 3 trường ở Huyện Tri Tôn)
10. Khách thể :
- Nhi đồng 6-8 tuổi ( 1167 em)
- Giáo viên chủ nhiệm – phụ trách lớp nhi đồng ( 99 người)
- Tổng phụ trách Đội ( 62 đồng chí)
- Hiệu trưởng trường tiểu học ( 120 người)
Trang 5
VI.
Quá trình thực hiện :
11. Tháng 11 năm 2000 : Đọc tài liệu , xác đònh tên đề tài nghiên cứu
khoa học .
12. Tháng 12 năm 2000 : Đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học .
13. Tháng 1 năm 2001 : Bảo vệ đề cương nghiên cứu khoa học .
14. Tháng 2 năm 2001 : Tiếp tục đọc tài liệu , hoàn thành các biểu mẫu
nghiên cứu khoa học .
15. Tháng 3-4-5-6-7-8-9 năm 2001: Điều tra , khảo sát thực tế đề tài

nghiên cứu khoa học .
16. Tháng 11-12 năm 2001 : Thu thập số liệu , viết báo cáo nghiên cứu
khoa học .
VII.
Giả thuyết khoa học :
- Tổ chức sinh hoạt sao nhi đồng đã được tổ chức Đoàn , Đội quan
tâm . Song kết quả sinh hoạt sao nhi đồng tiểu học còn nhiều hạn chế do cán
bộ phụ trách nhi đồng còn thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc tổ
chức sinh hoạt sao nhi đồng tiểu học … Để nâng cao hiệu quả sinh hoạt sao
nhi đồng tiểu học , chúng ta cần có mô hình tổ chức sinh hoạt sao nhi đồng
tiểu học.
VIII.
Phương pháp nghiên cứu:
17. Phương pháp nghiên cứu tổng hợp các tài liệu .
18. Phương pháp điều tra xã hội học : Dùng hệ thống câu hỏi có sẵn
hướng dẫn đối tượng điều tra trả lời.
19. Phương pháp toạ đàm.
20. Phương pháp thử nghiệm , kiểm chứng.
IX.
Dự kiến và những đóng góp các kết quả nghiên cứu của đề tài:
21. Phục vụ chương trình giảng dạy bộ môn phương pháp công tác Đội
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ phụ trách nhi đồng cho trường
tiểu học.
22. Xây dựng lực lượng dự bò của tổ chức Đội TNTP , góp phần đào tạo
nguồn nhân lực tương lai của đất nước.
23. Xây dựng mô hình sinh hoạt sao nhi đồng tiểu học , giáo dục các
em thực hiện “ Chương trình dự bò đội viên TNTP”, dìu dắt , giúp đỡ
nhi đồng hoạt động có hiệu quả.







Trang 6
PHẦN II
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

I.
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC CHĂM SÓC GIÁO DỤC THIẾU
NIÊN NHI ĐỒNG:
Thiếu niên nhi đồng là tương lai của một quốc gia , một dân tộc , là niềm
tin của các bậc cha mẹ và xã hội. Thế hệ trẻ tốt hay xấu phản ánh sự thònh,
suy của quốc gia ấy.
Suốt 4000 năm lòch sử Việt Nam thời đại nào cũng xuất hiên những
thiếu niên , nhi đồng có tài , có đức góp phần của mình xây dựng bảo vệ Tổ
quốc. Những anh hùng: Thánh Gióng , Trần Quốc Toản ngày xưa đến Lý Tự
Trọng , Võ Thò Sáu , Kim Đồng, Vừ A Dính , Kơ Pa Kơ Lơn ở thời đại Hồ Chí
Minh đã minh chứng lòng quả cảm xả thân vì đất nước và những nhân tài như
: Nguyễn Hiền ( Đỗ Trạng Nguyên khi mới 13 tuổi) , Mạc Đónh Chi ( đỗ trạng
nguyên khi mới ở tuổi 16 ) và ngày nay những cuộc thi toán, hóa và các môn
học khác của thế giới , nhiều thiếu nhi nước ta đã giành giải cao,là niềm tự
hào của dân tộc , là những tấm gương sáng về tài năng của đất nước . Chúng
ta tự hào về các thế hệ trẻ Việt Nam.
“Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Mà hào kiệt không bao giờ thiếu “
( Nguyễn Trãi)

Chủ tòch Hồ Chí Minh thấy rõ vò trí , vai trò của thiếu niên , nhi đồng .
Trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường năm học đầu tiên của nước
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa , Bác viết :
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không , dân tộc Việt Nam
có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được
hay không , chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”
Suốt cuộc đời của Bác luôn chăm lo cho thiếu niên , nhi đồng và lãnh
đạo Đảng và Nhà nước luôn quan tâm giáo dục rèn luyện thiếu niên , nhi
đồng.
Bác Hồ luôn nhắc nhở các cháu phải chăm rèn luyện đạo đức , siêng
học , giữ gìn vệ sinh , rèn luyện thân thể , góp sức mình vào sự nghiệp của
đất nước . Đó là :
“ Yêu Tổ quốc , yêu đồng bào
Học tập tốt , lao động tốt
Trang 7
Đoàn kết tốt , kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiêm tốn , thật thà , dũng cảm”
Năm điều dạy của Bác đã trở thành những nội dung giáo dục toàn diện
cho thiếu nhi để toàn Đảng, toàn dân chăm lo , giáo dục các em và là kim chỉ
nam cho nền giáo dục nước ta từ khi giành độc lập đến nay. Tư tưởng của
Người mà nội dung quan trọng là giáo dục thiếu niên , nhi đồng , biết “Yêu tổ
quốc , yêu đồng bào”- Đây là phẩm chất đầu tiên ; Bổn phận của mỗi công
dân dù là nhỏ tuổi . Bác dạy thiếu niên nhi đồng yêu nươc bằng việc dạy các
em biết sử nước nhà;
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Dân ta phải biết sử ta . Sử ta sẽ dạy cho ta những chuyện vẻ vang của
tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên , có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp
Nam , yêu dân, trò nước tiếng để muôn đời”

Từ đó , Bác mong muốn thiếu nhi nước nhà biết tham gia vào công cuộc
kháng chiến bảo vệ Tổ quốc gắn liền với tình thương yêu dân tộc đồng bào và
gia đình.
Bác lấy gương Thánh Gióng , Trần Quốc Toản để thiếu niên , nhi đồng
noi theo . Bác hướng các cháu tham gia kháng chiến “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ ,
tuỳ theo sức của mình” Chính vì vậy Bác Hồ là người tạo thời cơ, điều kiện để
thiếu niên , nhi đồng Việt Nam thể hiện lòng yêu nước của mình cùng với cha
mẹ . Khi Bác phát động phong trào Trần Quốc Toản : “Bác không phải mong
các cháu tổ chức những đội Trần Quốc Toản để đi đánh giặc lập được nhiều
chiến công, mà cốt để tham gia kháng chiến bằng cách giúp đỡ đồng bào”và
Bác cũng kòp thời động viên nhi đồng tham gia ” Thi đua ái quốc” để góp phần
bảo vệ Tổ quốc như thế các cháu đã xứng đáng là dòng dõi Phù Đổng Thiên
Vương , Trần Quốc Toản . Thật xứng đáng là nhi đồng Việt Nam dân chủ
cộng hòa. Bác rất bằng lòng với các cháu .
Tư tưởng Hồ Chí Minh ,về giáo dục thế hệ trẻ nhằm đào tạo thiếu niên ,
nhi đồng trở thành “ Người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến só tốt
, người cán bộ tốt của nước nhà’, là “ những người kế tục sư ï nghiệp cách
mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta”.
Tìm hiểu tư tưởng chăm sóc , giáo dục thiếu niên , nhi đồng của Chủ
tòch Hồ Chí Minh chúng ta càng thấy sáng mãi truyền thống oai hùng của
dân tộc lòng tự hào của con cháu Rồng Tiên giàu tính nhân văn hướng thiếu
niên nhi đồng Việt Nam bước vào thế kỷ mới với những phẩm chất tốt đẹp với
tài năng trí tuệ của dân tộc Việt Nam .
Trang 8
Gắn với nội dung yêu Tổ quốc, yêu đồng bào . Chủ tòch Hồ Chí Minh
luôn yêu cầu và đònh hướng cho tuổi trẻ Việt Nam vươn lên về trí tuệ và ra sức
rèn luyện sức khỏe để trở thành những người cường tráng , tái tạo nòi giống .
Trung thu nào Bác cũng gửi thư cho thiếu niên nhi đồng Người cũng căn dặn
các cháu phải “ biết ăn ở sạch sẽ để có sức khoẻ “ Giữ gìn dân chủ , xây
dựng nước nhà , xây dựng đời sống mới , việc gì cũng cần có sức khoẻ mới

làm thành công . Mọi người dân khoẻ mạnh tức là cả nước khoẻ mạnh” Với tư
tưởng ấy Người luôn chăm lo đời sống của đồng bào gắn liền với việc chăm lo
sức khoẻ , đời sống cho thiếu niên nhi đồng.
“ Dân không đủ muối , Đảng phải chăm lo. Dân không có gạo ăn đủ
no, không có vải mặc đủ ấm , Đảng phải lo . Các cháu bé không có trường
học , Đảng phải lo . Tôi lo chuyện này lắm: Các cháu da bủng : mắt choẹt .
Tất cả mọi việc , Đảng phải lo.”
Chăm lo cho thiếu niên , nhi đồng có đủ sức khoẻ để học hành và phát
triển thể hiện tình thương bao la của Bác. Có được tư tưởng ấy vì Bác là một
chiến só cộng sản , là một lãnh tụ , nhưng Bác cũng là một con người đã phải
chòu đựng những khổ đau từ tuổi thiếu niên , Bác thương yêu trẻ thơ và mong
các cháu phát triển về mọi mặt..
Trong tư tưởng giáo dục thiếu niên nhi đồng lúc nào Bác cũng căn dặn
hướng dẫn cho các cháu “Học tập tốt , lao động tốt” “Muốn trở thành người
tài giỏi phải học giỏi”
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”
Bác dạy các cháu rất đơn giản , rất đời thường nhưng đầy triết lý của
quan điểm học gắn liền với hành. Bác dạy các cháu phải “ Biết ăn ngủ”, “ Biết
học hành”
“ Trước : các cháu chỉ học trong sách
Bây giờ :học và thực hành kết hợp với nhau” . Ví dụ : Trước kia :
học về nông học , thầy và trò chỉ học trong sách vở . Bây giờ : các cháu về
nông thôn cày , cấy, trồng trọt làm phân như thế Học kết hợp với hành” . Thực
chất là Bác dạy các cháu yêu lao động , biết giá trò của sức lao động làm ra
của cải.
“ Trước các cháu chưa biết khó nhọc của công nhân , nông dân .
Bây giờ các cháu biết lao động của công nông cần cù ,khó nhọc.
Trước không biết vì sao phải cần kiệm . Nay hiểu rõ là lao động khó
nhọc mới có cơm ăn , áo mặc , nên phải biết vì sao phải cần kiệm. Như thế là

tư tưởng biến đổi”
Trang 9
Tư tưởng giáo dục của Chủ tòch Hồ Chí Minh thực sự trở thành mục tiêu
giáo dục của nhà trường xã hội chủ nghóa để giáo dục thế hệ trẻ để trở
thành những công dân có ích cho Tổ quốc vừa hồng ,vừa chuyên..
Tư tưởng chăm sóc , giáo dục thiếu niên , nhi đồng của Bác luôn gắn
liền với thực tiễn , tạo cho thế hệ trẻ hiểu giá trò lao động để căm thù kẻ ăn
bám , bóc lột .Từ đó, chính thiếu niên , nhi đồng phải rèn luyện để học tập
lao động tốt , thành người phục vụ quê hương đất nước .Với tầm nhìn xa
trông rộng . Bác còn hướng cho các học sinh học xong trở về lao động , xây
dựng quê hương phát triển , tránh bỏ quê hương tìm đến nơi an nhàn.
“ Để đáp đền công ơn , các cháu không phải học rồi ở đây ,mà phải trở
về giúp đỡ đồng bào.” Lời dạy này của Bác đến nay vẫn giữ nguyên giá trò.
Tư tưởng chăm sóc giáo dục thiếu niên , nhi đồng của Hồ Chủ Tòch là
sự xuyên suốt cả quá trình đào tạo, rèn luyện của một con người từ tuổi thơ ấu
đến khi trưởng thành, phát triển toàn diện để trở thành “ người công dân và
cán bộ tốt , những người chủ tương lai tốt của nước nhà’
Từ lời dạy của Bác , thiếu niên , nhi đồng Việt Nam đã tạo được những
phong trào thi đua rộng lớn với nội dung “ Nói lời hay, làm việc tốt , phấn đấu
trở thành con ngoan ,trò giỏi ,đội viên tốt”. “ Cháu ngoan Bác Hồ” là phần
thưởng cao quý cho những thiếu niên , nhi đồng ở khắp mọi miền đất nước
phấn đấu rèn luyện đạt được 5 điều Bác dạy.
Tư tưởng chăm sóc , giáo dục thiếu niên, nhi đồng của Chủ tòch Hồ Chí
Minh là toàn diện gắn liền với điều kiện thực tiễn và sự phát triển của đất
nước. Chủ tòch Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vó đại của dân tộc mà còn là
người thầy giáo vô cùng kính yêu, có những phương thức giáo dục hoàn thiện
và khoa học mang hiệu quả cao , không chỉ đối với thiếu niên , nhi đồng mà
cả với mọi công dân , mọi người thầy đứng trên bục giảng.
Bác căn dặn : “ Khi giáo dục phải thiết thực không được làm cho các
cháu thành những con “vẹt”, làm sao cho các cháu khi chơi là được học , mà

khi học vui vẻ như được chơi” hoặc như : “ Cách dạy phải nhẹ nhàng và vui
vẻ , chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn”
Rõ ràng về phương pháp giáo dục , Bác là bậc thầy . Bởi vì Bác hiểu rõ
tâm lý trẻ em hơn thế , bởi vì Bác rất thương yêu trẻ em . Bác luôn nhắc nhở
thầy cô giáo:
“Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ . Muốn làm được thế thì trước hết
phải yêu trẻ . Các cháu nhỏ hay quấy , phải bền bó , chòu khó mới nuôi dạy
được các cháu . Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì
sau này cây lên tốt . Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”.
Bác còn chăm lo cho các cháu xây dựng đoàn thể của mình , để thông
qua đoàn thể đó các cháu đoàn kết học tập giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc
Trang 10
sống. Đó là việc Bác và Đảng ta đã thành lập “ Đội nhi đồng Cứu vong” nay là
“Đội thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh”
Trải qua 60 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng , của Bác Hồ , Đội TNTP
Hồ Chí Minh đã trở thành một lực lượng giáo dục và có phương thức giáo dục
riêng của tổ chức là thông qua các hoạt động Đội TNTP phát triển như hôm
nay là nhờ vào tầm nhìn xa trông rộng của Bác. Ngay từ khi mới thành lập
Đội , Bác đã từng vận động các em vào Đội với tinh thần kháng chiến cứu
nước:
“ Vậy nên con trẻ nước ta
Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh”
Bác hướng các cháu phải đấu tranh thông qua tổ chức của mình là “ Hội
nhi đồng Cứu vong”. Bác căn dặn nhi đồng “ Ra sức giúp việc cho Nhi đồng
cứu vong hội (Các em đã vào hội đó chưa ? “.Em nào chưa vào thì nên vào
hội cho vui) “ Vui chơi một cách có tổ chức, có đoàn kết”.
Thông qua tổ chức để học tập và rèn luyện , thông qua các tổ chức để
đoàn kết , để tham gia các hoạt động xã hội góp phần nhỏ bé của mình vào
sự nghiệp chung.”Ngoài giờ học ở trường , tham gia vào hội cứu quốc để tập
luyện thêm cho quen với đời sống chiến só và để giúp đỡ một vài việc nhẹ

nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước “.
Rõ ràng tư tưởng giáo dục của Bác không xa với thực tiễn. Bác luôn gắn
nội dung giáo dục phù hợp với phương pháp giáo dục để đạt hiệu quả cao
nhất , để đối tượng được giáo dục gắn bóvới môi trường giáo dục và xã hội.
Ngay từ khi mới thành lập Đội Bác cũng đã viết :
“ Nhi đồng cứu quốc “ hội ta
y là lực lượng ấy là cứu sinh
y là bộ phận Việt Minh
Dân mình khắc cứu dân mình mới xong “
Bác thấy rõ vai trò của tổ chức Đội , xây dựng thành một lực lượng Cách mạng
. Từ năm 1926 Bác đã sớm đào tạo những nòng cốt của Đội , Bác đã viết thư
gởi Quốc tế Cộng Sản về việc mình đã làm và sau đó Bác viết cho Ủy ban
thiếu nhi Liên Xô gởi thiếu nhi nước ta sang học để đào tạo cán bộ Cách
mạng của Đảng .
Suốt cuộc đời Bác luôn lo cho dân cho đất nước .Với sự nghiệp giáo
dục, Bác là nhà sư phạm tài ba , người thầy mẫu mực. Bác coi phương pháp
làm gương của thầy cô giáo , của các bậc cha mẹ và sự phối hợp giáo dục
gồm 3 môi trường : Nhà trường , gia đình và xã hội là hết sức quan trọng Bác
nói với cán bộ trong ngành giáo dục :
“ Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và
ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Và muốn giáo dục các cháu
Trang 11
tốt thì “Giáo dục thiếu niên , nhi đồng là trách nhiệm của các cô các chú , của
gia đình , của nhà trường của đoàn thể , của xã hội… Cho nên muốn giáo dục
các cháu thành người tốt , nhà trường đoàn thể , gia đình , xã hội đều phải kết
hợp chặt chẽ với nhau “.
Bác coi ” Giáo dục nhi đồng là một khoa học “ tư tưởng đó của Bác đã
thấm nhuần vào sự nghiệp giáo dục ở nước ta . Bác căn dặn các thầy cô giáo
, các anh chò phụ trách phải luôn luôn làm gương cho thiếu niên , nhi đồng cho
học sinh noi theo . “ Trẻ em hay bắt chước cho nên thầy cô giáo cán bộ phụ

trách .vv… phải gương mẫu từ lời nói đến việc làm … muốn dạy cho trẻ em
thành con người tốt trước hết các cô các chú phải là người tốt”.
Với phương pháp giáo dục này , Bác luôn động viên gương người tốt ,
việc tốt , để mọi người noi theo . Riêng với thiếu niên , nhi đồng Bác thường
xuyên khen ngợi những cháu có thành tích tiêu biểu . Đó là những “ Cháu
ngoan Bác Hồ” , Bác tặng thưởng huy hiệu và động viên kòp thời bằng những
lá thư , bằng cách tuyên dương ở các hội nghò .
Suốt đời Chủ tòch Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác chăm sóc giáo
dục thiếu niên , nhi đồng với một tình thương yêu bao la. Tư tưởng của người
là cơ sở , nền tảng việc hoạch đònh chiến lược và phương pháp giáo dục , rèn
luyện thiếu niên , nhi đồng nói riêng , thế hệ trẻ Việt Nam nói chung của Đảng
ta .
Bác căn dặn chúng ta “ Bồi dưỡng thế hệ Cách mạng cho đời sau là một
việc rất quan trọng và rất cần thiết “
Trẻ em có quyền được chăm sóc , được nuôi dưỡng . Nhà nước và xã
hội phải hợp sức chăm lo cho quyền lợi trẻ em, tạo những điều kiện tốt nhất
để chăm sóc , bảo vệ và giáo dục trẻ em ngày càng chu đáo . Trẻ em là hạnh
phúc của gia đình , là tương lai của đất nước , là lớp người kế tục sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc .Nhận thức được như vậy Đảng và Nhà nước ta đã
ra các văn kiện hết sức quan trọng nhằm bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ
em : “ Luật bảo vệ , chăm sóc và bảo vệ trẻ em “ ( 08/1991); “ Luật phổ cập
giáo dục tiểu học “ ( 10/1991) …ngoài ra còn có nhiều văn bản khác của Đảng
, Nhà nước , các ngành các cấp và đoàn TNCS Hồ Chí Minh chuyên về bảo
vệ , chăm sóc , giáo dục thiếu nhi được ban hành .
Đảng , Nhà nước còn thành lập ra các tổ chức người lớn từ Trung ương
đến đòa phương lo chăm sóc, giáo dục trẻ em . Ngoài các bộ , ngành như Bộ
giáo dục và đào tạo , Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh , Hội chữ thập đỏ Việt Nam , Ủy ban thanh thiếu niên nhi
đồng của Quốc hội … còn nhiều các cơ sở trực tiếp chăm sóc , giáo dục các
em như : Trường học , bệnh viện, cung thiếu nhi, nhà văn hóa , các cơ quan

sách báo , truyền thanh , truyền hình …
Trang 12
Tháng 01/1990 , Việt Nam là nước thứ 2 trên thế giới , nước đầu tiên ở
Châu á ký phê chuẩn công ước của Liên hiệp Quốc về quyền trẻ em , đó là
biểu hiện rõ nét quan điểm tiến bộ của Đảng và Nhà nước ta với trẻ em trên
thế giới nói chung và trẻ em Việt Nam nói riêng .
Các cuộc “ Hội quân “ , “ Hội khoẻ Phù Đổng “ , “ Đại hội cháu ngoan
Bác Hồ “ , “Họp mặt trẻ em các dân tộc “ , “ Họp mặt thiếu nhi nghèo vượt khó
“….được tổ chức từ các đòa phương đến Trung ương là những biểu hiện cụ thể ,
sinh động của sự quan tâm chăm sóc , giáo dục , trẻ em của Đảng , Nhà
nước ta .

II )
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TRỰC TIẾP PHỤ TRÁCH ĐỘI TNTP HỒ CHÍ
MINH VÀ CÔNG TÁC NHI ĐỒNG:
1/ Công tác thiếu niên nhi đồng là một bộ phận quan trọng trong công tác
thanh vận của Đảng , là một nhiệm vụ trọng yếu của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
:
Trong tất cả các giai đoạn Cách mạng , Đảng ta đều tổ chức , giáo dục
động viên được các thế hệ trẻ nối tiếp nhau một lòng theo Đảng , ngoan
cường chiến đấu , dũng cảm hy sinh , góp phần xứng đáng vào chiến thắng
của dân tộc .
Tiêu biểu cho lớp trẻ Cách mạng Việt Nam là hàng triệu chiến só thanh
niên quân đội đã chiến đấu hy sinh vì tổ quốc , hàng chục vạn Đảng viên trẻ ,
hàng triệu đoàn viên đang phấn đấu vì lý tưởng của Đảng , hàng triệu đội viên
thiếu niên nhi đồng “ Cháu ngoan Bác Hồ “ .
Ngay từ khi ra đời , Đảng đã luôn luôn giành cho thế hệ trẻ Việt Nam
một sự quan tâm đặc biệt , và rất coi trọng công tác “ Bồi dưỡng thế hệ Cách
mạng cho đời sau “. Bản thân cuộc sống và cuộc đấu tranh cũng đã đặt ra
những nhiệm vụ cấp bách : phải giáo dục thế hệ trẻ theo tinh thần CSCN ,

phải thu hút thanh niên , thiếu niên nhi đồng tham gia vào sự nghiệp vó đại bảo
vệ tổ quốc và xây dựng xã hội mới . Đó là một trong những nhiệm vụ có ý
nghóa chiến lược của Cách mạng Việt Nam .
Đảng CSVN đã sáng lập ra Đoàn TNCS Hồ Chí Minh , Đội TNTP Hồ
Chí Minh . Đội nhi đồng Hồ Chí Minh . Đó là tổ chức chính trò , là trường học
cộng sản của thế hệ trẻ Việt Nam . Đoàn trực tiếp gíup Đảng giáo dục , bồi
dưỡng thế hệ trẻ xứng đáng với sứ mệnh lòch sử giao phó . Nói về thế hệ trẻ,
Đảng ta đều đề cập đến thanh niên , thiếu niên nhi đồng . Như vậy , thiếu niên
nhi đồng nằm trong phạm trù “ Thế hệ trẻ “ nói chung là một bộ phận quan
trọng trong công tác thanh vận của Đảng .
2) Đảng giao cho Đoàn thanh niên trực tiêp phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh,
tổ chức nhi đồng Hồ Chí Minh , và Đảng khẳng đònh chỉ có Đoàn thanh niên
Trang 13
mới có điều kiện thuận lợi nhất để giúp đỡ thiếu nhi hoàn thành nhiệm vụ lòch
sử của nó
Quan điểm đó được nêu ra rất rõ ràng cụ thể trong các văn kiện , nghò
quyết của Đảng , và thể hiện đầy đủ trong suốt quá trình lãnh đạo Cách mạng
của Đảng ta .
Ngay từ đại hội I của Đảng , Đảng đã giao trách nhiệm cho Đoàn thanh
niên tập hợp các em thợ thuyền , nông dân bò áp bức bóc lột vào tổ chức “
Đồng tử quân “ , “ Hồng nhi Đội “ ( tổ chức tiền thân của đội TNTP , đội nhi
đồng Hồ Chí Minh ngày nay ) để cùng cha anh đấu tránh cách mạng .
* Nghò quyết đại hội Đảng lần thứ IV nhấn mạnh : “ Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh có trách nhiệm phụ trách đội TNTP Hồ Chí Minh và đội nhi đồng Hồ Chí
Minh, chăm lo giáo dục thiếu niên nhi đồng theo 5 điều Bác Hồ dạy “ .
-Trong đại hội đại biểu Đoàn toàn miền bắc năm 1974 đồng chí
Trường Chinh thay mặt cho Đảng nêu rõ : “ Đoàn thanh niên cần quan tâm
hơn nữa đến việc xây dựng củng cố Đội TNTP Hồ Chí Minh , tăng cường công
tác giáo dục thiếu niên nhi đồng nhằm bồi dưỡng đào tạo lực lượng hậu bò cho
Đoàn . Lực lượng chăm sóc gíáo dục thiếu niên nhi đồng chỉ có thể là Đoàn

thanh niên ; …. Lực lượng tổ chức và giáo dục thiếu niên nhi đồng phải là đoàn
thanh niên “.
- Để giúp Đoàn thanh niên có điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ phụ
trách Đội của mình , Đảng có chỉ thò nghò quyết yêu cầu các cấp bộ Đảng ,
chính quyền các cơ quan , đoàn thể hỗ trợ tích cực cho Đoàn thanh niên làm
tốt công tác giáo dục tổ chức thiếu nhi .
-Chăm sóc , giáo dục , bảo vệ thiếu niên nhi đồng là sự nghiệp chung
của toàn Đảng, toàn dân , toàn xã hội . Song Đảng tin tưởng giao trách nhiệm
cho đoàn thanh niên giữ vai trò chính trong việc phụ trách thiếu niên nhi đồng.
Đoàn thành niên có trách nhiệm “ Bồi dưỡng vun xới cho những mầm non của
Tổ Quốc , và góp phần xây dựng nên một thế hệ của ngày mai, của xã hội ,
XHCN“
- Đoàn ta rất phấn khởi , tự hào được đảm nhận sứ mệnh lòch sử này ,
coi việc làm đó là lẽ sống , là vinh dự là hạnh phúc lớn lao của mình . Dưới sự
lãnh đạo của Đảng , Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tập hợp và tổ chức toàn bộ
thế hệ trẻ phát huy vai trò xung kích của Cách mạng trên mỗi lónh vực hoạt
động trong xã hội .
Đối với công tác thiếu niên nhi đồng trong bất kỳ hoàn cảnh nào ,
Đoàn ta vẫn trực tiếp phụ trách thiếu niên nhi đồng , coi đó là một trong những
nhiệm vụ chủ yếu của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh .
- Trong mỗi thời kỳ cách mạng Đoàn đã có những chủ trương đúng ,
kòp thời chuyển hướng công tác Đội .
Trang 14
Các hội nghò BCHTƯ Đoàn đã đề ra những nghò quyết riêng về công
tác thiếu nhi .
-1995 Trung ương Đoàn và Bộ Giáo dục đã ra nghò quyết liên tòch
nhằm đẩy mạnh phong trào thiếu nhi và tăng cường công tác xây dựng Đội
trong trường học . Nội dung giáo dục vào hoạt động của Đội đã được cụ thể
hoá một bước trong từng năm học .
Đội ngũ cán bộ phụ trách là khâu quan trọng nhất , đến nay cũng đã

và đang được tăng cường , đặc biệt là cán bộ tổng phụ trách Đội .
Tất cả những việc làm trên chứng tỏ Đoàn thanh niên đã nhận thức
được vai trò của vò trí , chức năng nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp chăm
sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng .
Những nhu cầu cuộc sống của thanh niên hôm nay sẽ làm cơ sở cho
nhu cầu cuộc sống của thiếu niên ngày mai và cả hôm nay .
- Những hoạt động của thanh niên rất gần và hấp dẫn trẻ em . Đó là
cơ sở để Đoàn thanh niên hiểu thấu những ước mơ nguyện vọng , quyền lợi
chính đáng của thiếu niên nhi đồng và sẳn sàng đấu tranh giành quyền lợi
chính đáng cho thiếu niên nhi đồng .
Đoàn thanh niên có thế mạnh trong việc tập hợp các em vào tổ
chức, để động viên , hướng dẫn và giáo dục CSCN cho trẻ em theo 5 điều
Bác Hồ dạy .
III )
ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH VỚI NHI ĐỒNG HỒ CHÍ
MINH
1)
Phụ trách nhi đồng là nhiệm vụ của đội TNTP
Chương III của điều lệ đội TNTP Hồ Chí Minh (Điều lệ được thông qua
ngày 30/07/1998 tại Hội nghò lần thứ III , Ban chấp hành Trung Ương Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh ) qui đònh : Nhi đồng từ 6 đến 8 tuổi là lớp dự bò của Đội
TNTP Hồ Chí Minh Đội giúp đỡ nhi đồng thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, xứng
đáng là con ngoan , trò giỏi , bạn tốt , trở thành đội viên thiếu niên tiền phong.
Liên đội và chi đội có nhiệm vụ phụ trách và phân công đội viên hướng dấn
sao nhi đồng sinh hoạt vui chơi theo chương trình dự bò đội viên TNTP . Như
vậy , việc Đoàn TNCS trao cho Đội TNTP nhiệm vụ phụ trách nhi đồng là có
cơ sở lý luận và thực tiễn

a)
Cơ sở lý luận :

Tuổi thiếu niên , nhi đồng ( 6 đến 14 tuổi ) là quá trình hình thành và
phát triển liên tục của sinh lý , tâm lý và nhân cách .
Thiếu nhi rất cần tập thể, thích hoạt động và sống hoà mình trog tập thể
. Trong hoạt động tập thể , thiếu nhi có những bạn cùng học , cùng độ tuổi ,
Trang 15
thấy mình được bình đẳng , tìm cho mình một chỗ đứng và được thỏa mãn
nhiều nhu cầu trong học tập , vui chơi và giải trí .
Giữa thiếu niên và nhi đồng , mặc dù có những đặc điểm khác nhau
trong nhân cách nhưng lại có nhiều điểm tương hợp , hỗ trợ nhau phát triển .
Trong quan hệ vơi nhi đồng , thiếu niên thường không muốn chơi cùng ,
sợ bò người khác cho là “ cá mè một lứa “ . Nhưng ngược lại , thiếu niên muốn
mình được ở cương vò chủ trò , tổ chức , điều khiển nhi đồng hoạt động . Vì
vậy nếu được các anh chò phụ trách , thầy cô giáo tín nhiệm giao phó giúp đỡ,
hướng dẫn nhi đồng hoạt động , thì thiếu niên lại thấy tự hào , có thái độ hành
vi gương mẫu để nhi đồng noi theo , cố gắng hoàn thành trách nhiệm được
giao .
Thiếu niên , nhi đồng rất ham thích hoạt động . Có thể nói vui chơi giải
trí , hát, múa, thể dục thể thao … như cơm ăn , nước uống của thiếu nhi . Đó là
đặc điểm nổi bật của tâm lý lứa tuổi thiếu nhi . Vì vậy việc giao cho Đội TNTP
phụ trách nhi đồng là hợp lý và bởi các lý sau:
Thứ nhất , các em cùng được tiếp thu một nền giáo dục xã hội chủ nghóa
, có cùng mục đích , mục tiêu và phương pháp giáo dục . Về nội dung giáo
dục có sự kế thừa phát triển , liên hệ chặt chẽ .
Thứ hai , về lực lượng giáo dục trong nhà trường có hai lực lượng chủ
yếu , là nhà trường với đội ngũ các thầy cô giáo có phương pháp sư phạm , là
tổ chức Đội TNTP được nhà nước thừa nhận vai trò trong trường học , cùng với
nhà trường giáo dục thiếu nhi .
Nhà trường và Đội TNTP cùng lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi làm nội
dung , mục đích giáo dục . Nhà trường thực hiện giáo dục đào tạo chủ yếu
thông qua các tiết dạy trên lớp , Đội thực hiện giáo dục chủ yếu thông qua

hoạt động ngoài giờ trên lớp , trên đòa bàn dân cư . Cả hai hỗ trợ cho nhau rất
tốt .
Thứ ba , chương trình giáo dục đào tạo của nhà trường bảo đảm tính hệ
thống , liên tục từ cấp 1 ( tiểu học) đến cấp 2 ( THCS) . Chương trình rèn
luyện đội viên của Đội cũng vậy , bảo đảm tính hệ thống , liên tục từ chương
trình dự bò đội viên ( cho nhi đồng ) và các chương trình đội viên hạng ba ,
hạng nhì và hạng nhất cho các lứa tuổi thiếu niên ( nhỏ , vừa và lớn ) .
b)
Cơ sở thực tiễn :
Nhi đồng là lớp dự bò của Đội TNTP . Trước đây , về mặt tổ chức , tuy
Đội TNTP và tổ chức nhi đồng là 2 tổ chức độc lập tương đối với nhau , nhưng
trong thực tế hoạt động lại gần như là một tổ chức , nếu có khác chăng chủ
yếu ở màu cờ , sắc áo , khăn quàng , huy hiệu . Ở một số nước XHCN trước
đây cũng vậy, thiếu niên Cộng hoà dân chủ Đức đeo khăn quàng đỏ , nhi
Trang 16
đồng thì đeo khăn quàng xanh … Sự lãnh đạo , chỉ đạo nhi đồng và thiếu niên
đều tập trung cho Đoàn TNCS .
Qua thực tiễn hoạt động của Đoàn và Đội ở Việt Nam , việc thống nhất
tổ chức , coi nhi đồng là lực lượng dự bò của Đội TNTP là hoàn toàn hợp lý .
Tổ chức Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi , “là lực lượng
giáo dục trong và ngoài nhà trường “.
Thực tiễn công tác Đội trong thời gian qua cho chúng ta nhiều kinh
nghiệm quý báu về việc duy trì và chỉ đạo chặt chẽ sự phụ trách của Đội đối
với nhi đồng .
Trước đây khi tiểu học và trung học cơ sở chung trong một cơ sở trường
học (phổ thông cơ sở ) thì việc phân công các chi đội TNTP ; phân công các
nhóm thiếu niên phụ trách các lớp nh đồng , Sao nhi đồng lớp dưới rất thuận
lợi , bởi vì các em cùng một tổ chức : trường học và đội TNTP . Nay do yêu
cầu đổi mới , tiểu học và trung học cơ sở tách riêng nhưng trong mối liên quan
đào tạo và giáo dục thì việc bố trí thiếu niên các lớp 4,5 phụ trách , giúp đỡ nhi

đồng các lớp 1,2 vẫn thuận lợi . Riêng việc bố trí thiếu niên các lớp 6,7,8 ở
THCS đến phụ trách , hướng dẫn nhi đồng lớp 1,2 có phần khó khăn . Nếu
các cấp quản lý giáo dục , cấp bộ Đoàn cơ sở phối hợp chặt chẽ thì sự việc
cũng triển khai thuận lợi . Thực tế nhiều đòa phương vẫn làm tốt việc cử thiếu
niên phụ trách nhi đồng , nhất là ở những nơi trường tiểu học và trường THCS
cùng chung một đòa điểm nằm cạnh nhau .
Sự lãnh đạo , chỉ đạo của Đoàn TNCS đối với thiếu nhi trong một thể
thống nhất . Tham gia hoạt động Đội chủ yếu là thiếu nhi . Trong các câu lạc
bộ , nhà văn hóa , trong các phong trào gần đây ( nói lời hay , làm việc tốt ),
viên gạch hồng , áo lụa tặng bà …) đều huy động cả nhi đồng , thiếu niên cùng
tham gia . Sự phân biệt giữa nhi đồng và thiếu niên chủ yếu ở các buổi sinh
hoạt Đội và sinh hoạt Sao nhi đồng . Chương trình dự bò đội viên TNTP . Điều
đó có nghóa công tác chỉ đạo , tổ chức , kiểm tra đánh giá công tác Đội bao
hàm cả công tác nhi đồng .
Nhi đồng và thiếu niên được nói chung gọi là “ thiếu nhi”, đó là thực tế
bởi vì các em cùng nhỏ tuổi , cùng sống sinh hoạt , học tập trong một đòa bàn,
khu vực . Các em biết nhau rất rõ từ hoàn cảnh gia đình , sở thích , tác phong
sinh hoạt … , vì vậy dễ gần gũi, thông cảm và có điều kiện giúp đỡ nhau khi
cần thiết .
Nhi đồng là lực lượng dự bò của Đội TNTP . Nhi đồng không có tổ chức
riêng như trước đây , bởi nhi đồng còn nhỏ tuổi , chưa có ý thức đầy đủ về tổ
chức , chưa thể tự quản tổ chức các hoạt động của mình như tổ chức Đội
TNTP được . Vì vậy , Đội TNTP phải coi đây như là một thành viên của mình
Trang 17
và tổ chức nhi đồng hoạt động theo nhóm (Sao nhi đồng ) , dưới sự hướng dẫn
của mình .
Từ một số cơ sở thực tiễn nêu trên , Đoàn TNCS giao cho Đội TNTP
phụ trách , dìu dắt , giúp đỡ nhi đồng là hoàn toàn hợp lý . Đó cũng là con
đường biện chứng , khoa học để củng cố và phát triển tổ chức Đội vững mạnh
IV)

CÔNG TÁC NHI ĐỒNG VÀ SAO NHI ĐỒNG
1/
Nhi đồng : Bao gồm các em từ 6 đến 8 tuổi có ý thức chưa đầy đủ hoặc
chưa đủ năng lực để tự quản lý , vì vậy cần một tổ chức để tập hợp và tổ chức
tiến hành các hoạt động thường xuyên phù hợp lứa tuổi các em . Đó là Sao
nhi đồng .
Điều 10 , 11 chương III , Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh được thông qua
ngày 30/7/1998 tại hội nghò lần thứ 3 , khóa VII , Ban chấp hành trung ương
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ghi rõ :
- Nhi đồng từ 6 đến 8 tuổi là lớp dự bò của Đội TNTP Hồ Chí Minh
- Đội giúp đỡ nhi đồng thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy , xứng đáng là
con ngoan , trò giỏi , bạn tốt và trở thành đội viên TNTP .
- Liên đội và Chi đội có nhiệm vụ phụ trách và phân công đội viên
hướng dẫn nhi đồng sinh hoạt , học tập , vui chơi theo chương trình dự bò rèn
luyện đội viên , mỗi Sao nhi đồng có số lượng tối thiểu 5 em , trong đó có một
trưởng Sao.
Như vậy , việc Đoàn TNCS trao cho Đội TNTP nhiệm vụ phụ trách
nhi đồng là phù hợp với qui luật , nguyên tắc của giáo dục học Mác-LêNin,
đồng thời đáp ứng với đòi hỏi và điều kiện thực tiễn của Cách mạng Việt Nam.

2/
Những qui đònh chung về nhi đồng và Sao nhi đồng .

Căn cứ vào Điều lệ Đội và hướng dẫn của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về
công tác nhi đồng và Sao nhi đồng , những qui đònh chung về nhi đồng và Sao
nhi đồng được đề ra như sau :
a) Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức được giao trách nhiệm phụ trách , giúp đỡ
, hướng dẫn , dìu dắt nhi đồng hoạt động ( theo mô hình Sao nhi đồng ).
Ở đâu có nhi đồng , có tổ chức Đội thì ở đó có Sao nhi đồng , đây là tổ
chức cơ sở duy nhất của nhi đồng . Mỗi Liên đội , Chi đội có trách nhiệm tổ

chức , hướng dẫn nhi đồng theo chương trình rèn luyện dự bò đội viên TNTP
Hồ Chí Minh .
b) Mỗi Sao nhi đồng có một phụ trách Sao và một trưởng Sao. Phụ trách Sao
là đội viên , do Chi đội chọn cử , phân công giúp đỡ các em . Ngoài ra , mỗi
Chi đội có thể cử thêm một số đội viên cùng hỗ trợ phụ trách Sao tổ chức cho
Trang 18
nhi đồng hoạt động . Trưởng Sao là nhi đồng do các em bầu , hoặc chọn cử
dưới sự hướng dẫn của phụ trách Sao .
c) Trong trường tiểu học , phụ trách nhi đồng đồng thời cũng là giáo viên chủ
nhiệm của lớp mình . Phụ trách nhi đồng có trách nhiệm hướng dẫn các phụ
trách Sao , trưởng Sao tổ chức hoạt động dưới sự chỉ đạo của Tổng phụ trách
và là cầu nối giữa Đoàn , Đội với các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường
với nhi đồng .
d) Bài hát truyền thống của nhi đồng là bài : “ Nhanh bước nhanh nhi đồng “
của nhạc só Phong Nhã .
e) Lời ghi nhớ của nhi đồng là :
“ Vâng lời Bác Hồ dạy
Em xin hứa sẵn sàng
Là con ngoan trò giỏi
Cháu Bác Hồ kính yêu “.
Nhi đồng phải thuộc lời ghi nhớ và đồng thanh đọc trong các buổi lễ
quan trọng của mình dưới sự điều khiển của phụ trách Sao .
g) Mục tiêu phấn đấu của nhi đồng là : làm theo 5 điều Bác Hồ dạy , phấn đấu
trở thành con ngoan , trò giỏi , bạn tốt và trở thành đội viên thiếu niên tiền
phong Hồ Chí Minh .
h) Mỗi Sao có một tên gọi . Tên Sao do các em tự chọn (có sự gợi ý của phụ
trách Sao )
thường gắn với những đức tính tốt mà các em cần phấn đấu như : “ Sao chăm
chỉ “ , “Sao thật thà “ , “Sao vui vẻ”,” Sao dũng cảm “ .
i) Mỗi tuần sinh hoạt Sao một lần dưới sự hướng dẫn của phụ trách Sao .

Hàng tháng , hoặc vào những ngày lễ , các Sao trong cùng một lớp hoặc cùng
một nơi ở cần được vui chơi sinh hoạt chung do các anh , chò phụ trách Sao
hoặc thầy , cô giáo trực tiếp hướng dẫn.

3 )
Một số nội dung , hình thức giáo dục Đội với nhi đồng .
a) Về nội dung giáo dục
Nội dung giáo dục của nhi đồng phải bám sát vào mục tiêu giáo dục nhi
đồng :
“ Đội giúp đỡ nhi đồng theo 5 điều Bác Hồ dạy, xứng đáng là con ngoan , trò
giỏi , bạn tốt và trở thành Đội viên thiếu niên tiền phong”.
Đi sâu vào các nội dung chủ yếu sau :
- Giáo dục đạo đức tác phong : cần đi vào những nội dung cụ thể diễn ra
trong sinh hoạt hàng ngày như kính trọng ông bà , cha mẹ và thầy cô giáo.
Trước khi đi chơi phải xin phép và khi về phải chào ông , bà , cha mẹ . anh
,chò .
Trang 19
- Gần gũi thân thiện với bạn bè , yêu quý các em nhỏ , sẵn sàng nhân
khuyết điểm , sửa chữa lỗi , không nói tục , chửi bậy.
- Giáo dục ý thức , nề nếp học tập : chăm chỉ , không bỏ học , đi học
đúng giờ , chú ý nghe giảng , không nói chuyện riêng , hăng hái phát biểu ý
kiến ; làm bài tập , viết bài đầy đủ , giữ gìn sách vở , chữ viết đẹp đúng chính
tả.
- Giáo dục lao động : tự phục vụ bản thân cho tốt ( đánh răng , rửa mặt,
gấp quần áo , vệ sinh cá nhân ): giúp bố mẹ làm những việc vừa sức như
quét nhà , trông em , trông nhà , cho gà ăn , tập làm đồ chơi , may quần áo
cho búp bê , nặn, vẽ …
- Giáo dục thẩm mỹ : biết giữ gìn quần áo sạch sẽ , gọn gàng , không vẽ
, viết bậy vào sách , lên bàn , lên tường : biết giữ gìn vườn hoa cây cảnh trong
gia đình cũng như ở nhà trường và các nơi công cộng ; thích hát múa , thích

xem ca nhạc, kòch .
- Giáo dục sức khoẻ , vệ sinh :ở sạch, ăn sạch , uống sạch , tập thể dục
thường xuyên , giữ gìn vệ sinh thân thể , giữ vệ sinh nhà cửa , trường lớp và
vệ sinh nơi công cộng.
b)
Về hình thức giáo dục : Cần xây dựng các hình thức hoạt động đơn giản ,
quy mô nhỏ , thường xuyên thay đổi . Trong các hoạt động cần chú trọng
các hình thức hát , múa , kể chuyện , trò chuyện , đọc sách báo , đố vui , cuộc
thi nhỏ . Ngoài các hình thức sinh hoạt chủ đề như đã nêu ở trên , các anh chò
phụ trách Sao, các nhà giáo dục cần sáng tạo các hình thức khác phù hợp
với đặc điểm của đòa phương , đặc điểm dân tộc nơi các em sinh sống. Tránh
áp đặt những hành vi tâm lý xấu đối với các em.
4)
Một số mô hình sinh hoạt Sao nhi đồng và sinh hoạt nhi đồng
a)
Lễ chọn đặt tên Sao , bầu trưởng Sao
* Lễ đặt tên Sao :
Bước 1 : Khởi động bằng bài hát tập thể , trò chơi , băng reo ( 5-7 phút)
Bước 2: Phụ trách Sao nêu lý do cần thiết phải chọn đặt tên Sao. (Mỗi
Sao phải có tên để phân biệt với các Sao khác ) và đề nghò các em hãy chọn
một đức tính tốt để đặt tên cho Sao của mình.
Bước 3 : Cho các em tự do thảo luận lựa chọn tên Sao của mình . Phụ
trách Sao gợi ý các tên Sao theo đònh hướng đã chuẩn bò trước , cho các em
tiếp tục thảo luận , nếu các em nhất trí , cho các em biểu quyết chọn tên Sao
cho Sao của mình . Phụ trách Sao gợi ý cho các em hiểu được ý nghóa tên
Sao của mình , từ đó quyết tâm phấn đấu rèn luyện xứng đáng với tên đó.
Bước 4 : Phụ trách Sao cho các em chơi trò chơi , học hát , múa , nghe
kể chuyện.

Trang 20

*
Bầu trưởng Sao:
Bước 1 : Phụ trách Sao cho các em khởi động bằng hát tập thể , trò chơi
, băng reo ( 5-7 phút )
Bước 2: Phụ trách Sao nêu lý do cần thiết phải bầu trưởng Sao . Thực
hiện điều lệ Đội , tổ chức tự quản lẫn nhau, giúp nhau tốt hơn trong vui chơi ,
học tập rèn luyện.
Bước 3 : Phụ trách Sao đưa ra tiêu chuẩn của trưởng Sao để đònh
hướng cho các em trong thảo luận, ứng cử , đề cử trưởng Sao : Học khá ,
ngoan ngoãn , vâng lời ông bà , cha mẹ , thầy cô giáo , mạnh dạn , chăm chỉ
học tập , hay giúp đỡ bạn bè . Phụ trách Sao cần điều khiển khéo léo , tránh
áp đặt , có thể gợi ý , dẫn dắt hướng thảo luận của các em theo đònh hướng.
Bước 4: Phụ trách Sao cho các emchơi trò chơi , học hát , múa , kể
chuyện , hoạt động theo sở thích như : vẽ , nặn , xé giấy , cắt dán sau đó kết
thúc buổi lễ.
Chú ý : thời gian để bầu trưởng Sao khoảng 35-40 phút.
*
Lễ công nhận Sao nhi đồng:
Lễ công nhận Sao nhi đồng được tiến hành ở lớp một , sau khi bắt đầu
năm học một vài tuần khi các em đã quen nhau , chơi với nhau.
-
Công tác chuẩn bò :
Chi đội phân công phụ trách Sao cùng một số đội viên dạy cho nhi đồng
một số bài hát , điệu múa , trò chơi , tập kể một số câu chuyện , tập nghi thức
chào Đội, hướng dẫn các em chuẩn bò trang phục , trang trí lớp học, , kê bàn
ghế , chuẩn bò phù hiệu cho các Sao , lên danh sách các Sao , gửi giấy mời.
- Diễn biến buổi lễ : Ban chỉ huy ( BCH) chi đội đỡ đầu điều khiển buổi
lễ .
+ BCH Đội cử người làm công tác tuyên bố lý do , giới thiệu đại điểu
+ Bắt nhòp cho các em bài hát truyền thống của nhi đồng , đọc tên từng

Sao và danh sách các em , sau đó BCH lên gắn phù hiệu tượng trưng cho
các em trong từng Sao.
+ Phụ trách nhi đồng hoặc giáo viên chủ nhiệm lớp lên căn dặn các em
sau đó cho các em đồng thanh đọc lời ghi nhớ của nhi đồng.
+ Cho các em chuyển sang chơi trò chơi , múa hát , kể chuyên và kết
thúc buổi lễ.
Thời gian của buổi lễ chỉ nên từ 40-50 phút.
* Sinh hoạt nhi đồng
Các Sao trong cùng một lớp hay trên cùng một đòa bàn dân cư sinh
hoạt hàng tháng chung một lần , đó là sinh hoạt nhi đồng. Trong trường tiểu
học , sinh hoạt nhi đồng do phụ trách nhi đồng ( giáo viên chủ nhiệm ) và các
Trang 21
phụ trách Sao điều hành . Thường thường buổi sinh hoạt diễn ra trong lớp ,
hoặc nếu thời tiết cho phép thì có thể tổ chức ở sân trường hay dưới bóng cây.
Tiến trình buổi sinh hoạt có thể như sau:
- Một phụ trách Sao Tập hợp toàn thể các sao theo nghi thức Đội, tiến
hành điểm số , báo cáo ( trưởng Sao điều khiển Sao của mình , điểm số , báo
cáo phụ trách Sao ) . Phụ trách Sao sau khi đã nhận đủ các báo cáo về chỉnh
đốn đội hình sẽ báo cáo phụ trách nhi đồng.
- Toàn Sao đứng nghiêm , hát bài truyền thống của nhi đồng ( Bài
Nhanh bước nhanh nhi đồng) sau đó sơ kết tình hình nhi đồng trong tháng
( ngắn gọn): Các phụ trách Sao báo cáo tình hình với phụ trách nhi đồng . Phụ
trách nhi đồng cần nhanh chóng tập hợp tình hình , nhận xét những nét chính
về hoạt động của lớp nhi đồng trong tháng ( chú ý nhấn mạnh một số mặt
nổi bật và tuyên dương cá nhân , Sao có thành tích , nhắc nhở một số mặt
còn yếu kém của cá nhân hay của các Sao để đặt kế hoạch khắc phục).
Chú ý : Sau khi nhận xét tình tình của mỗi Sao cần tuyên dương ngay
những thành tích nổi bật của Sao đó ( bằng cách gắn ( trao ) bông hoa tượng
trưng , còn các Sao khác vừa hô một khẩu hiệu vui nhộn nào đó , vừa tặng
một tràng pháo tay , sau đó một em

( hoặc các Sao bạn ) hát tặng sao vừa được tuyên dương)
- Sau khi nhận xét , tuyên dương các Sao trong lớp , phụ trách Sao nhi
đồng cho các em nhi đồng sinh hoạt văn nghệ , đố vui , chơi trò chơi , hoặc tổ
chức một cuộc thi ngắn gọn giữa các Sao . Sau đó phổ biến chủ đề ( chủ
điểm) và các hoạt động
của tháng tới ( đối với các phụ trách sao cần yêu cầu
ghi chép, hoặc phát cho mỗi người một chương trình hoạt động đã in sẵn).
Chú ý :Buổi sinh hoạt nhi đồng chỉ nên kéo dài từ 50 đến 60 phút.
b) Sinh hoạt Sao theo chủ điểm :
Chủ điểm : Con ngoan hiếu thảo
Trình tự buổi sinh hoạt:
Bước 1 : ổn đònh tổ chức , hát 1 bài ( 2-3 phút)b
Bước 2 : Kiểm tra thi đua về học tập , kỷ luật , vệ sinh . Khen thưởng
(tặng hoa, quả cho các em xuất sắc ) . Nhắc nhở , phê bình em chưa ngoan.
Bước 3: Thực hiện chủ điểm ( 15-20 phút)
-Giới thiệu chủ điểm
- Hái hoa dân chủ hoặc trả lời miệng câu hỏi như :
- Đọc bài thơ nói về công ơn to lớn của cha mẹ.
-Kể các câu chuyện nói về con ngoan , hiếu thảo ? ( Ba cô gái ,Tích
Chu , Sự tích hoa cúc v.v..).
- Em đã yêu ai trong từng câu chuyện ? Vì sao?
- Em đã làm việc gì để ông bà , cha mẹ vui lòng?
Trang 22
- Em còn điều gì làm ông bà , cha mẹ chưa vui lòng?
- Trò chơi : Đi chợ giúp cha mẹ
(Hàng hóa là các tờ bìa để tên các hàng như : rau muống, cà chua , rau
cải , thòt cá v.v..)
Cách chơi : Các em xếp hàng dọc , cách xa chỗ để hàng . Phụ trách
Sao ( PTS)ra
Lệnh: Đi chợ giúp mẹ mua : cá , trứng , rau muống.

Em nhi đồng chạy nhanh đến chợ ( chỗ để hàng) nhặt đúng số lượng
hàng mà PTS yêu cầu rồi chạy nhanh về nói tên các hàng đã mua được. Cứ
như vậy cho vài ba em chơi. Ai nhanh , mua đúng là “ Con ngoan giúp mẹ’
4. Hát , đọc thơ nói về tình cảm gia đình. Ví dụ:
“ Cả nhà thương nhau” ( Phạm Trọng Cầu ) , “Mẹ và Cô”( Phạm Tuyên),
“Bàn tay mẹ” ( Bùi Đình Thảo)
Bước 4: Nhận xét buổi sinh hoạt ( 3 phút ) có thể đặt câu hỏi đối với các
em:
-Có không
-Có bổ ích không
-Có trật tự không
Kết thúc , cho các em đọc lời hứa nhi đồng( đồng thanh)
Vâng lời Bác Hồ dạy
Em xin hứa sẵn sàng
Là con ngoan trò giỏi
Cháu Bác Hồ kính yêu!
Bước 5: Dặn dò các em về nhà giúp đỡ bố mẹ những công việc vừa sức
, ngoan ngoãn, học giỏi để bố mẹ vui lòng.

Chủ điểm : Trò giỏi
Bước 1 : Ổn đònh tổ chức, cho các em hát một bài.
Bước 2 : Kiểm tra thi đua , khen các em thực hiện tốt nhắc nhở các em
thực hiện chưa tốt .
Bước 3 : Thực hiện chủ điểm: Trò giỏi
a. Giới thiệu chủ điểm .
b. Câu hỏi hái hoa dân chủ
-Muốn thành trò giỏi em phải thực hiện những gì ?

-Trong lớp , trong Sao có bạn học chưa giỏi thì chúng ta phải làm gì ?
( giúp đỡ – Đôi bạn cùng tiến).

-Khi em gặp bài khó thì em phải làm gì ?
c. Trò chơi : Trò giỏi , chăm chỉ , siêng năng v.v…
Trang 23
Viết mẫu lên bảng : chăm chỉ v.v…
Ghi bảng đen thành 3-4 hàng dọc , cho 3 hoặc 4 em thi lên viết.
Chăm chỉ chăm chỉ chăm chỉ
Trò giỏi trò giỏi trò giỏi
Cả lớp nhận xét ai là người viết đẹp, viết nhanh nhất là thắng. Cho 3-
4 em khác lên chơi viết tiếp.
Trò chơi : thi điền dấu thích hợp vào ô trống ( theo chương trình toán học
của từng lớp)
4. Hát bài :”Ngày đầu tiên đi học” ( Nguyễn Ngọc Thiện)
hay bài “Cô giáo em” hoặc bài “ Về trường của em”
Bước 4 : Nhận xét buổi sinh hoạt – Đồng thanh đọc lời hứa Nhi đồng.
Bước 5: Dặn dò về nhà làm bài , học bài thật tốt để đạt điểm 10 vui lòng
thầy , cô giáo và cha mẹ.

Chủ điểm : Sạch sẽ , khoẻ mạnh

Bước 1: Ổn đònh tổ chức – hát 1 bài
Bước 2 : Kiểm tra thi đua
-Khen thưởng
-Nhắc nhở
Bước 3: Thực hiện chủ điểm
-Giới thiệu chủ điểm
-Câu hỏi thảo luận
Các em thường mắc bệnh gì ? ( 6 bệnh học sinh thường mắc)
-Sâu răng
-Đau mắt
-Cận thò

-Viêm phế quản
-Giun , sán
-Tiêu chảy v.v…
Tác hại khi mắc bệnh?
-Đau tức khó chòu
-Ốm phải nghỉ học
-Nguy hiểm chết người , thành tàn tật
-Tốn tiền của bố mẹ v.v..
-Cách phòng tránh bệnh :
Trò chơi : Phòng tránh bệnh : Bác só dặn em.
Cách làm ; có nhiều giấy khổ nhỏ , mỗi tờ ghi một việc làm về vệ sinh
phòng bệnh như :
Trang 24
-Rửa tay trước khi ăn ,sau khi đi vệ sinh .
-Không dụi tay bẩn lên mắt
-Đánh răng vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ
-Ăn uống đủ chất
-Dùng muối iốt
-Không tắm nước ao , hồ , sông nước bẩn v.v… Mỗi em nhận 1 tờ giấy ,
đọc to nội dung và trả lời : Đề phòng tránh bệnh gì ?
Ví dụ : Rửa tay trước khi ăn , sau khi đi vệ sinh để phòng tránh bệnh
tiêu chảy , giun sán . Sau khi đã trả lời hết , những tờ giấy được dán lên
tờ bìa to thành thông điệp về vệ sinh – sức khoẻ của lớp.
-Hàt bài: “Mẹ mua cho bàn chải xinh” hay “ Quét nhà” (Hà Đức Cận )v.v…
Bước 4 : Nhận xét và yêu cầu các em đọc lời hứa.
Bước 5 : Dặn dò các em về nhà thực hiện : ăn sạch , uống sạch ,ở sạch
để đề phòng bệnh tật , nâng cao sức khoẻ.

Chủ điểm : Cử chỉ đẹp – lời nói hay


Bước 1 : Ổn đònh , hát tập thể một bài
Bước 2 : Kiểm tra thi đua
-Khen thưởng
-Nhắc nhở
Bước 3 : Thực hiện chủ đề
-Giới thiệu chủ đề
-Hái hoa hoặc hỏi miệng
-Khi ở nhà , khi ra đường , khi ở lớp , ở trường em đã làm việc gì , nói
năng thế nào để thể hiện là có cử chỉ đẹp , lời nói hay ?
Mỗi em nói một ý ( hoặc viết vào mảnh giấy)
-Ăn cơm phải mời bố mẹ , ông bà
-Khi đi học về phải chào hỏi
-Đến trường phải chào cô giáo
-Giúp đỡ bạn bè
-Biết nói lời cảm ơn , xin lỗi
-Không chạy nhảy , xô đẩy bạn
-Giúp đỡ người già , em nhỏ v.v…
Các tờ giấy nhỏ do các em trả lời được dán trên tờ bìa to và đọc cho cả
lớp nghe.
3.Câu đố :
Nếu em mắc lỗi Nếu em té ngã
Thì có từ nào Có người giúp em
Trang 25

×