Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Báo cáo thực tập tại công ty Sao thái Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.85 KB, 62 trang )

Báo cáo thực tập Viện Kinh tế và Quản lý
Mục Lục
LỜI NÓI ĐẦU………………………………………… …………………………… 3
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………………….61
Danh mục sơ đồ, bảng biểu……………………………………………………… 62
Tài liệu đính kèm………………………………………………………… ………63
Phạm Việt Anh TS.Trần Việt Hà
MSSV: 20114116 Page 1
Báo cáo thực tập Viện Kinh tế và Quản lý
LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh
trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thức sản xuất. Nói cách khác,
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là những quan hệ kinh doanh gắn trực tiếp với
tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh.
Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước
pháp luật trong kinh doanh. Bởi vậy nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính
của doanh nghiệp trên những góc độ khác nhau. Để tồn tại và phát triển các doanh
nghiệp cần chủ động về hoạt động SXKD nói chung và hoạt động tài chính nói riêng.
Để làm tiền đề đồ án tốt nghiệp em đã có một thời gian thực tập tại Công ty Cổ
phần Sao Thái Dương. Sau một thời gian tham gia thực tập tìm hiểu và sưu tầm tài liệu
của Công ty em đã hoàn thành báo cáo thực tập chuyên ngành Tài Chính - Ngân Hàng.
Trong quá trình viết, do sự hiểu biết thực tế còn hạn chế nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót, em mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý tận tình của các thầy, cô. Qua
đây em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong Công ty Cổ phần Sao Thái
Dương và đặc biệt là thầy giáo Trần Việt Hà đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản
báo cáo này.
Hà Nội, Ngày 31 tháng 3 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Phạm Việt Anh


Phạm Việt Anh TS.Trần Việt Hà
MSSV: 20114116 Page 2
Báo cáo thực tập Viện Kinh tế và Quản lý
1 PHẦN 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SAO
THÁI DƯƠNG
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ Phần Sao Thái Dương được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 0103001086 ngày 24/5/2002 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư - TP Hà Nội cấp.
Năm 2002 khi mới thành lập số vốn điều lệ của công ty là 500.000.000 đồng với sự
góp vốn của các cổ đông: Nguyễn Hữu Thắng, Nguyễn Thị Hương Liên, Nguyễn Thị
Hải Yến; tháng 9/2003 số vốn điều lệ của công ty tăng lên 2.000.000.000 đồng và đến
tháng 2/2008 số vốn điều lệ của công ty tăng lên 5.000.000.000 đồng do có sự tăng
vốn và đầu tư vốn của các cổ đông mới đó là: Nguyễn Tiến Thành, Ngô Văn Thiểm
nhằm mở rộng quy mô kinh doanh và đa dạng hoá sản phẩm
Sau nhiều năm thành lập, ban đầu chỉ có 10 người, nay tổng số cán bộ công
nhân viên là trên 600 người. Trong đó, cán bộ có trình độ đại học, sau đại học và hai
bằng đại học chiếm 16%; trung cấp chiếm 10%; sơ cấp, công nhân kỹ thuật chiếm
50%.
Tên đầy đủ của công ty là: Công ty Cổ phần Sao Thái Dương (hay Sunstar Join
Stock Company; có thể viết tắt là: Sunstar, JSC ).
Trụ sở chính của Công ty Cổ Phần Sao Thái Dương đặt tại: số 130 -Vĩnh Hưng
- Hoàng Mai - Hà Nội.
Mã số thuế: 0101252356
Tel/Fax: 04 6 444 219 - 04 643 1653
Chi nhánh Công ty Cổ Phần Sao Thái Dương tại Hà Nam là chi nhánh công ty
cổ phần được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số
0613.000059 ngày 16 tháng 10 năm 2006 và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi
nhánh thay đổi lần 1.
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi từ lần 1 đến lần 3 ngày 13

tháng 01 năm 2011 mã số doanh nghiệp là 0101252356001.
Phạm Việt Anh TS.Trần Việt Hà
MSSV: 20114116 Page 3
Báo cáo thực tập Viện Kinh tế và Quản lý
Trụ sở chính của chi nhánh Công ty tại Khu công nghiệp Đồng Văn - Huyện
Duy Tiên - tỉnh Hà Nam.
Mã số thuế: 0101252356 - 001.
Tel/Fax: 0351 583 111
Email:
Website: www.thaiduong.com.vn
Với tổng diện tích của công ty là: 22.000 m
2
trong đó:
- Nhà xưởng sản xuất: 12.000 m
2
;
- Nhà làm việc và văn phòng: 2.000 m
2
;
- Nhà kho: 8.000 m
2
.
1.2 Chức năng nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của công ty
1.2.1 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp
a) Chức năng
Công ty cổ phần Sao Thái Dương hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực như mỹ
phẩm, thuốc và thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ dược liệu:
+ Sản xuất và buôn bán dược phẩm :Bổ Tỳ dưỡng cốt , nước súc miệng , dầu gió
gừng ,dầu phong thấp gừng …,
+ Sản xuất và buôn bán Mỹ Phẩm: Kem nghệ Thái Dương, kem dưỡng da Tây thi , gót

sen ,dầu gội đầu ,sữa rửa mặt,
+ Gieo trồng chế biến ,thu mua ,buôn bán dược liệu
+ Đại lý mua , đại lý bán ,ký gửi hàng hóa…
+ Sản xuất và buôn bán hóa chất (trừ những loại hóa chất nhà nước cấm).
b) Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của công ty cổ phần Sao Thái Dương là sản xuất kinh doanh các sản
phẩm Dược phẩm, Mỹ phẩm có chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và
Phạm Việt Anh TS.Trần Việt Hà
MSSV: 20114116 Page 4
Báo cáo thực tập Viện Kinh tế và Quản lý
ngoài nước. Ngoài ra, còn hướng tới xuất khẩu đi một số nước có thị trường tiêu thụ
lớn.
Đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hòa nhập với môt trường cộng
đồng, đảm bảo việc sản xuất phải gắn liền với bảo vệ môi trường.
Đảm bảo quyền lợi và lương bổng, quan tâm chú ý tới đời sống của nhân viên
và công nhân,. Bên cạnh đó,bồi dưỡng và nâng cao tay nghề cho công nhân để nâng
cao khả năng cạnh tranh của công ty đối với đối thủ trong và ngoài nước cùng ngành.
1.2.2 Quy trình sản xuất sản phẩm
Công ty cổ phần Sao Thái Dương chuyên sản xuất và kinh doanh Dược phẩm
và Mỹ phẩm, sản phẩm được sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn. Các sản phẩm
thường có giá trị nhỏ, kích thước nhỏ, việc nghiên cứu, sản xuất thường diễn ra trong
một thời gian ngắn. Trong mỗi phân xưởng sản xuất lại được chia thành các tổ sản
xuất với chức năng, nhiệm vụ khác nhau, tạo ra tính chuyên môn hoá cao trong sản
xuất. Ở mỗi phân xưởng lại đảm trách sản xuất các mặt hàng có cùng tính chất và thực
hiện theo cùng một dây chuyền sản xuất với quy trình công nghệ khép kín, sản phẩm
được sản xuất hàng loạt, chu kỳ ngắn và thay đổi liên tục.
Hiện nay, Công ty cổ phần Sao Thái Dương có hai phân xưởng sản xuất chính
là phân xưởng sản xuất Dược phẩm và phân xưởng sản xuất Mỹ phẩm. Trước đây, do
chủng loại sản phẩm ít, hoạt động sản xuất được chia ra thành các tổ sản xuất từng mặt
hàng:

- Tổ sản xuất kem nghệ
- Tổ sản xuất trà gừng
- Tổ sản xuất Búp Sen
Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2007, cùng với sự phát triển lớn mạnh của Công ty
dẫn đến số lượng sản phẩm ngày càng tăng, đòi hỏi sự phân công trách nhiệm trong
sản xuất. Do đó, để phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm Công ty, hoạt động sản
xuất lại được chia thành các các tổ sản xuất với chức năng, nhiệm vụ khác nhau, nhằm
đảm bảo tính chuyên môn hoá trong sản xuất. Cụ thể, trong mỗi phân xưởng sẽ được
chia thành các tổ sản xuất như sau:
Phạm Việt Anh TS.Trần Việt Hà
MSSV: 20114116 Page 5
Báo cáo thực tập Viện Kinh tế và Quản lý
Phân xưởng sản xuất Mỹ phẩm: có nhiệm vụ sản xuất các loại Mỹ phẩm như:
kem nghệ Thái Dương, kem gót sen, bộ sản phẩm Tây Thi,…. Phân xưởng này gồm
các tổ sản xuất sau:
+ Tổ chiết xuất: lấy các thành phần cơ bản trong nguyên vật liệu để sản xuất
+ Tổ sơ chế dược liệu: sơ chế các nguyên vật liệu đầu vào tạo thành dạng hoà tan.
+ Tổ chế biến: pha chế các nguyên liệu với nhau
+ Tổ đóng gói: đóng gói bao bì, dán nhãn mác thuốc.
+ Tổ kiểm nghiệm: kiểm tra chất lượng sản phẩm
Phân xưởng sản xuất Dược phẩm:chuyên sản xuất các loại Dược phẩm như: bổ
tỳ dưỡng cốt, trà gừng Thái Dương, thực phẩm chức năng…Phân xưởng này gồm các
tổ sản xuất có chức năng, nhiệm vụ giống phân xưởng sản xuất Mỹ phẩm, bao gồm:
+ Tổ chiết xuất: nhằm chiết xuất các thành phần trong NVL cho sản xuất
+ Tổ sơ chế dược liệu: sơ chế các NVL đầu vào, ví dụ sơ chế nghệ thành dịch chiết
+ Tổ chế biến: pha chế các nguyên liệu để sản xuất với nhau
+ Tổ trình bày: đóng tuýp, hộp, bao bì, dãn nhãn mác thuốc
+ Tổ kiểm nghiệm: kiểm tra chất lượng thành phẩm trước khi nhập kho và đưa đi tiêu
thụ.
Ngoài ra Công ty còn có một phân xưởng phụ là phân xưởng cơ điện có nhiệm

vụ phục vụ cho các phân xưởng chính. Trong phân xưởng này là các tổ: tổ bốc vác, tổ
lò hơi, tổ vận hành máy.
1.2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban của công ty
a) Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Là một công ty cổ phần nên bộ máy tổ chức của Công ty được tổ chức theo luật
doanh nghiệp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong mỗi doanh
nghiệp việc xây dựng tốt bộ máy quản lý là rất quan trọng đối với sự thành bại của
Công ty. Một doanh nghiệp được quản lý tốt sẽ đứng vững trong mọi tình huống, vì
vậy công tác tổ chức quản lý là rất cần thiết, để thực hiện được điều đó đòi hỏi mỗi cán
bộ quản lý phải có năng lực nội bộ doanh nghiệp phải có sự đoàn kết, phối hợp với
nhau 1 cách có hiệu quả để thực hiện thành công mục tiêu chung của mình. Xuất phát
từ tầm quan trọng đó Công ty cổ phần Sao Thái Dương đã xây dựng mô hình quản lý
qua sơ đồ:
Phạm Việt Anh TS.Trần Việt Hà
MSSV: 20114116 Page 6
Báo cáo thực tập Viện Kinh tế và Quản lý
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Sao Thái Dương

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
b) Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
+ Hội đồng quản trị: Gồm 5 người và là những người nắm số cổ phẩn chi phối. Hội
đồng quản trị có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề lỉên quan đến mục
đích , quyền lợi của Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Đại hội
cổ đông về những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật, gây thiệt
hại cho công ty. Chủ tịch hội đồng quản trị là người lập ra chương trình, kế hoạch hoạt
động của Hội đồng quản trị và theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của
Hội đồng quản trị.
+ Ban giám đốc bao gồm:
Phạm Việt Anh TS.Trần Việt Hà
MSSV: 20114116 Page 7

HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng kế
hoạch
Phòng chất
lượng
Phòng tài
chính kế toán
Phòng kinh
doanh
Kho thành
phẩm
Kho
nguyên
vật liệu
Xưởng SX
mỹ phẩm
Xưởng SX
dược
phẩm
Báo cáo thực tập Viện Kinh tế và Quản lý
- Giám đốc: Do chủ tịch hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Là người
đại diện cho pháp nhân công ty, điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng chính
sách và pháp luật của nhà nước, chịu trách nhiệm về đời sống của cán bộ công nhân
viên trong công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các
quyền và nhiệm vụ được giao.

- Phó giám đốc: Do giám đốc công ty bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Phó giám
đốc được giám đốc uỷ quyền điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty và chịu
trách nhiệm về kết quả công việc của mình trước pháp luật và trước giám đốc công ty.
- Kế toán trưởng: Do giám đốc công ty bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Kế toán
trưởng giúp giám đốc công ty công việc quản lý tài chính và là người điều hành chỉ
đạo, tổ chức công tác hoạch toán thống kê của công ty.
+ Các phòng chức năng bao gồm:
- Phòng kinh doanh: Do trưởng phòng phụ trách và phó phòng giúp việc. Phòng
có nhiệm vụ chỉ đạo các nghiệp vụ kinh doanh toàn công ty, tìm hiểu và khảo sát thị
trường để nắm bắt nhu cầu cuả thị trường. Tham mưu cho giám đốc lập kế hoạch kinh
doanh quý và năm cho toàn công ty, đề xuất các biện pháp điều hành, chỉ đạo kinh
doanh, đồng thời còn thu mua nguyên vật liệu hoá chất, bao tiêu sản phẩm.
- Phòng chất lượng: ( Bao gồm Nghiên cứu - Kiểm tra - Kiểm nghiệm): Có
nhiệm vụ nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị trường sau đó thực
hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm và đưa sản phẩm đi kiểm nghiệm đánh giá chất
lượng tại Cục quản lý Dược Việt Nam.
- Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ quản bộ tài vốn tài sản của công ty, tổ
chức kiểm tra thực hiện chính sách kinh tế, tài chính, thống kê kịp thời, chính xác tình
hình tài sản, nguồn vốn của công ty. Thực hiện đầy đủ công tác ghi chép sổ sách các
nghiệp vụ phát sinh trong toàn công ty đồng thời kiểm tra thường xuyên hoạt động của
toàn bộ hoạt động của Công ty để sử dụng đồng vốn có hiệu quả.
- Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách công tác về tổ chức nhân sự và công việc
hành chính
Phạm Việt Anh TS.Trần Việt Hà
MSSV: 20114116 Page 8
Báo cáo thực tập Viện Kinh tế và Quản lý
- Phòng kế hoạch: Lên kế hoạch sản xuất từng loại sản phẩm với số lượng cụ
thể, dự kiến số lượng từng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và dự trữ trong trường
hợp nguyên vật liệu khan hiếm. Lên kế hoạch thu mua nguyên vật liệu chuẩn bị cho
toàn bộ quá trình sản xuất của công ty.

Chịu sự quản lý trực tiếp của ban Giám đốc và các phòng chức năng là hệ thống kho,
xưởng sản xuất dược phẩm, xưởng sản xuất mỹ phẩm.
+ Hệ thống kho gồm có: Một kho thành phẩm và một kho nguyên vật liệu.
+ Kho thành phẩm: Sau khi sản xuất, kiểm tra, đóng kiện thành phẩm được tập
kết vào dưới sự quản lý của thủ kho thành phẩm. Thủ kho còn có nhiệm vụ xuất hàng
khi có phiếu xuất cho khách hàng, cho nội bộ để nghiên cứu và kiểm kê thường xuyên
số lượng thành phẩm báo cáo cho phòng kế toán. Ngoài ra thủ kho còn có nhiệm vụ
nhận và quản lý hàng trả về từ các tỉnh.
+ Kho nguyên vật liệu: Dưới sự quản lý của thủ kho nguyên vật liệu, các
nguyên liệu khi về công ty được tập kết, phân loại và sắp xếp, khoa học. Khi có lệnh
yêu cầu xuất vật tư từ bộ phận sản xuất thủ khi xuất nguyên vật liệu với đúng chủng
loại và số lượng
+ Xưởng sản xuất Dược phẩm: Chuyên sản xuất các loại Dược phẩm khác nhau
nhưng đều tuân thủ chặt chẽ theo một quy trình chung.
+ Xưởng sản xuất Mỹ phẩm: Chuyên sản xuất các loại Mỹ phẩm khác nhau nhưng
đều tuân thủ chặt chẽ theo một quy trình chung.
1.3 Hoạt động Marketing của công ty
1.3.1 Đánh giá về tình hình tiêu thụ sản phẩm
Công ty luôn chú trọng phát triển mở rộng thị trường. Theo báo cáo của phòng
kinh doanh ,sản phẩm của Sao Thái Dương đã có mặt tại 64 tỉnh thành trên cả nước, đại lí
là kênh phân phối sản phẩm chính thức của Công ty, trong đó bao gồm các nhà thuốc, các
cửa hàng mỹ phẩm, Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và các nhà phân
phối khác.
Phạm Việt Anh TS.Trần Việt Hà
MSSV: 20114116 Page 9
Báo cáo thực tập Viện Kinh tế và Quản lý
Công ty Sao Thái Dương có lợi thế cạnh tranh trong lĩnhvực mỹ phẩm và hóa
mỹ phẩm so với các công ty khác trong nước. Ngoài ra, đội ngũ nguồn nhân lực lành
nghề có sự gắn bó sâu sắc và cống hiến hết mình cho công ty cũng là một lợi thế
mạnh.

Tuy nhiên chiến lược mở rộng thị trường còn chưa đạt kết quả tốt, các mặt hàng
chưa được người tiêu dùng biết đến một cách phổ biến. Lợi thế cạnh tranh đối với các
sản phẩm ngoại nhập chưa được cao khi người tiêu dùng vì thói quen tiêu dùng của họ
và sự e ngại về chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước.
Những sản phẩm nổi tiếng được ưa chuộng của công ty như dầu gội dược liệu thái
dương 3 mùi lá, thực phẩm chức năng viên uống Rocket , Gót sen, Nước súc miệng Thái
Dương …
Bảng 1.2: Tình hình tiêu thụ của Công ty Sao Thái Dương trong 3 năm
Sản phẩm Đ.vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
So sánh
2013/12
2012/201
1
Dầu gội TD 3
dây mùi lá
Dây 734.532 929.272 1.145.786 123,30% 126,51%
TPCN Rocket
hộp 10 gói
Hộp 71.234 86.397 95.481 110,51% 121,29%
Gót sen Hộp 113.421 249.883 389.492 155,87% 220,31%
Nước súc miệng
TD bạc hà
Lọ 82.673 189.762 381.642 201,12% 229,53%
(Nguồn: Phòng TCKT cung cấp)
Qua bảng trên, ta thấy được rằng tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty tăng đều
qua mỗi năm, điều đó chứng tỏ rằng công ty đã có sự cải thiện về chất lượng cũng như giá
cả của sản phẩm nhằm phù hợp với thị trường Việt Nam hơn, tuy nhiên doanh số bán
hàng vẫn chưa cao bởi vì công ty vẫn đang tập trung vào lĩnh vực tiêu dùng trong nước,
chưa mở rộng sang các thị trường tiềm năng nước ngoài.
Phạm Việt Anh TS.Trần Việt Hà

MSSV: 20114116 Page 10
Báo cáo thực tập Viện Kinh tế và Quản lý
1.3.2 Các chính sách Marketing
a) Chính sách giá
Bảng 1.3 : Giá bán sản phẩm dầu gội của các hãng
STT Tên Dung tích(ml) Giá(đ) Giá/1ml (đ)
1 Oxy Perfect 180 46.000 255,56
2 Head and Shoulders 420 200.000 476,19
3 Clearmen 480 102.000 212,50
4 Thái dương 3 200 40.000 200,00
(Nguồn: Internet)
Từ bảng trên, ta có thể thấy, nếu so sánh về giá trên 1ml dầu gội, giá của dầu
gội dược liệu thái dương 3 là rẻ nhất so với các hãng dầu gội khác ở Việt Nam. Giá cả
của công ty rất cạnh tranh, rẻ hơn đáng kể so với mặt bằng chung, tuy nhiên công ty
còn non trẻ, chưa có thị phần lớn, với chính sách giá khá là cạnh tranh thế này thì hoàn
toàn trong tương lai có thể vươn lên, là một đối thủ đáng gờm với các hãng dầu gội lớn
khác ở Việt Nam.
b) Chính sách sản phẩm
Chính sách sản phẩm luôn giữ vai trò quan trọng, nó có ý nghĩa sống còn đối
với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bởi nó chính là nền tảng của chiến lược
kinh doanh. Chỉ có khi nào hình thành được chính sách sản phẩm doanh nghiệp mới có
phương hướng đầu tư nghiên cứu, sản xuất và thực hiện tốt chính sách sản phẩm. Từ
đó sẽ tạo điều kiện cho các chính sách khác như giá cả, phân phối, khuếch trương
triển khai có hiệu quả. Đồng thời xây dựng một chính sách sản phẩm đúng đắn sẽ giúp
doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu của mình như mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu
an toàn trong kinh doanh.
Nắm bắt được vai trò quan trọng này, công ty Sao Thái Dương đã đề ra mục
tiêu là không ngừng nghiên cứu, cải thiện chất lượng sản phẩm, đề cao tính an toàn,
thân thiện với môi trường để tạo ra các sản phẩm mới có hiệu quả cao nhất, mẫu mã
bao bì đẹp hơn nhằm đáp ứng về nhu cầu của khách hàng. Đã có nhiều phản hồi khá

tích cực về chất lượng sản phẩm, tuy nhiên công ty vẫn cần nâng cao chất lượng hơn
Phạm Việt Anh TS.Trần Việt Hà
MSSV: 20114116 Page 11
Báo cáo thực tập Viện Kinh tế và Quản lý
nữa để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cũng như hướng tới tương lai nhập khẩu
sang các thị trường nước ngoài.
c) Thị trường tiêu thụ
Đối với ngành Dược - Mỹ phẩm, uy tín thương hiệu là đặc biệt quan trọng đối
với việc tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, mỗi sản phẩm phải thể hiện sự khác biệt vượt trội
so với các sản phẩm khác cùng loại. Trong những năm vừa qua, Công ty đã nỗ lực đầu
tư vào quá trình nghiên cứu chiều sâu để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao. Vì vậy,
thương hiệu Thái Dương hiện nay đã được đông đảo người tiêu dùng tín nhiệm. Các
sản phẩm của Công ty được bán rộng rãi trên thị trường toàn quốc, trong đó thị trường
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn như: Hải Phòng, Thanh Hoá, Đà
Nẵng, Cần Thơ, là các thị trường có sức tiêu thụ lớn của Công ty. Công ty đã và
đang triển khai tiếp thị sản phẩm ra nước ngoài như: Nga, Trung Quốc, Do đặc thù
hàng hoá của Công ty là Dược - Mỹ phẩm, nên cạnh tranh ở nước ngoài rất khó khăn.
Tuy nhiên qua thăm dò, một số sản phẩm của Công ty thích hợp với xứ lạnh và với
chất lượng tốt thì khả năng xuất khẩu là rất cao. Do đó mạng lưới kinh doanh của
Công ty là khá rộng.
1.4 Đặc điểm về lao động, tiền lương
1.4.1 Cơ cấu lao động
Đến cuối năm 2013, Công ty Cổ phần Sao Thái Dương có khoảng 590 cán bộ
quản lý và công nhân viên. Trong đó số lượng công nhân là 350 người.
a) Cơ cấu lao động theo giới tính
Cơ cấu lao động theo giới tính của Chi nhánh Công ty Cổ phần Sao Thái
Dương tại Hà Nam được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.4 : Cơ cấu lao động theo giới tính của Chi nhánh Công ty trong năm 2013
Phạm Việt Anh TS.Trần Việt Hà
MSSV: 20114116 Page 12

Báo cáo thực tập Viện Kinh tế và Quản lý
STT Đơn vị Tổng LĐ Nữ %nữ/tổng
1
Ban giám đốc 5 4 80
2
Kế toán 15 14 93,33
3
Nghiên cứu 5 3 60
4
Kinh doanh 10 3 30
5
Đảm bảo chất lượng 8 8 100
6
Kiểm tra chất lượng 7 7 100
7
Hành Chính 10 10 100
8
Cơ điện 12 1 8,33
9
Tổ lò hơi – nước 6 0 0
10
Tổ sơ chế 8 1 12,5
11
Tổ hoàn cốm 11 11 100
12
Tổ nước súc miệng 14 10 71,43
13
Tổ rượu 36 15 41,67
14
Tổ thuốc nước – dầu chai 22 18 81,81

15
Tổ dầu dây 15 10 66,67
16
Tổ viên nang 9 5 55,56
17
Tổ kem 16 16 100
18
Tổ đóng gói cấp II 80 80 100
19
Tổ chiết xuất 5 0 0
20
Nhân viên bán hàng 296 50 16,89
Tổng 590 266 45,08
(Nguồn: Báo cáo lao động của Công ty năm 2013)
Qua bảng số liệu trên ta thấy lực lượng lao động chủ yếu của Công ty là lao
động nữ, chiếm 45.08%. Cơ cấu này phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của
Công ty sản xuất Dược – Hóa mỹ phẩm, đòi hỏi sự khéo léo, kiên trì nên lao động nữ
có thể đáp ứng tốt công việc hơn so với lao động nam nhưng nhân viên bán hàng lại
cần có những người có sức khỏe tốt. Tỷ lệ lao động ở các tổ trực tiếp sản xuất là cao
Phạm Việt Anh TS.Trần Việt Hà
MSSV: 20114116 Page 13
Báo cáo thực tập Viện Kinh tế và Quản lý
nhất. Ngược lại ở tổ chiết xuất, tổ lò hơi, phòng cơ điện có 100% là lao động nam. Tỷ
lệ lao động này qua các năm có sự thay đổi rất ít. Qua đó thấy cơ cấu lao động theo
giới của Công ty tương đối hợp lý.
Lao động sản xuất của Công ty trẻ, chủ yếu là thanh niên, đặc biệt đối với các
công việc không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm thì lao động trẻ càng nhiều. Điều này có
thuận lợi là lao động trẻ có sức khỏe để đảm nhận công việc, khéo léo, tiếp thu nhanh
các tiến bộ của khoa học công nghệ, nhiệt tình trong công việc. Tuy nhiên lực lượng
lao động trẻ nhiều đồng nghĩa với thiếu kinh nghiệm làm việc. Do đó Công ty cần

nhiều chi phí để đào tạo cho công nhân. Bên cạnh đó, lao động trẻ là những người dễ
thích nghi với điều kiện làm việc nên khi họ cảm thấy công việc không phù hợp, mức
lương họ nhận được không tương xứng với sức lao động bỏ ra thì sẽ dễ chuyển đến nơi
khác làm việc, ảnh hưởng đến công tác bố trí lao động, hiệu quả hoạt động của công.
b) Cơ cấu lao động theo chất lượng
Ở Công ty số lao động có trình độ từ trung cấp trở lên chủ yếu tập trung ở cán
bộ quản lý và cán bộ chuyên môn. Khối công nhân của Công ty chủ yếu là lao động
phổ thông giản đơn, chủ yếu chỉ qua học nghề. Chất lượng lao động từ 2011-2013
được thể hiện ở bảng sau:
Phạm Việt Anh TS.Trần Việt Hà
MSSV: 20114116 Page 14
Báo cáo thực tập Viện Kinh tế và Quản lý
Bảng 1.5: Chất lượng lao động của Công ty từ 2011-2013
STT
Chỉ tiêu Năm 2011 % Năm 2012 % Năm 2013
%
1
LĐ hiện có Tổng
446 100 487 100 590
100
3
Trình độ
Trên ĐH
16 3,54 19 3,90 24 4,06
4
ĐH
51 11,43 60 12,32 66 11,18
5

44 9,82 55 11,29 62 10,50

6
TC
49 10,95 58 11,90 72 12,20
7
Bậc 1
204 45,71 198 40,65 228 38,64
8
Bậc 2
42 9,40 48 9,85 58 9,83
9
Bậc 3
18 4,03 21 4,31 31 5,25
10
Bậc 4
12 2,68 13 2,66 22 3,72
11
Bậc 5
10 2,23 12 2,46 18 3,05
12
Bậc 6
1 0,21 3 0,61 9 1,52
(Nguồn: Báo cáo lao động các năm 2011,2012,2013)
Phạm Việt Anh TS.Trần Việt Hà
MSSV: 20114116 Page 15
Báo cáo thực tập Viện Kinh tế và Quản lý
Qua số liệu của bảng trên ta thấy chất lượng lao động của Công ty nhìn chung
có tăng lên nhưng tốc độ tăng còn chậm và có chất lượng không cao. Số lao động có
trình độ từ trung cấp trở lên năm 2012 đều tăng lên so với năm 2011 nhưng đến 2013
lại có xu hướng giảm xuống. Đây là vấn đề cần được xem xét của Công ty. Ở cả 2 năm
2012 và 2013 công nhân bậc 1 và bậc 3 đều tăng lên trong khi đó công nhân bậc 2

giảm xuống. Trình độ tay nghề của công nhân trong Công ty không cao, lao động có
trình độ cấp bậc từ bậc 1 đến bậc 3 chiếm tỷ lệ cao, chiếm 84,4% so với tổng lao động
năm 2012 và 85,15 % năm 2013. Nguyên nhân là do ở Công ty dây chuyền sản xuất có
tính chuyên môn hóa rất cao, một người lao động chỉ thực hiện một hoặc một vài công
đoạn rất nhỏ nên không cần yêu cầu công nhân có trình độ cao mới có thể hoàn thành
được công việc. Tuy vậy cũng cần nâng cao kinh nghiệm làm việc cho người lao động
để có thể giảm bớt được đội ngũ lao động giản đơn, nhằm tiết kiệm chi phí lao động có
thể.
1.4.2 Các hình thức phân phối tiền lương ở doanh nghiệp
Hiện nay, Công ty đang áp dụng 3 hình thức trả lương : theo thời gian, theo
doanh thu và theo sản phẩm.
a) Trả lương theo thời gian ( cho khối hành chính )
Công thức:
Tổng lương được lĩnh = Thu nhập từ tiền lương + Các khoản phụ cấp - Các khoản
khấu trừ
Trong đó:
Thu nhập từ tiền lương = x Số công thực tế
Lương thỏa thuận = 3.500.000VND x hệ số cấp bậc
Các khoản phụ cấp: Tiền ăn ca = 20.000 VND x số ngày công thực tế
Hỗ trợ lễ tết ( nếu có): 200.000VND
Các khoản khấu trừ:
Phạm Việt Anh TS.Trần Việt Hà
MSSV: 20114116 Page 16
Báo cáo thực tập Viện Kinh tế và Quản lý
- Khấu trừ BHXH (8%) = Lương CB x 8%
- Khấu trừ BHYT(1,5%) = Lương CB x 1,5%
- Khấu trừ BHTN (1%) = Lương CB x 1%
Khác như thuế thu nhập, theo quy định hiện hành.
Cụ thể, diễn giải lương của Bà Nguyễn Thị Thanh Xuân, phó giám đốc chi
nhánh Hà Nam tháng 12 năm 2014 như sau:

Hệ số lương của Phó giám đốc là : 3,4
Lương cơ bản là : 4.410.000VND
Số ngày công : 27
Vậy Thu nhập từ tiền lương = x 27 = 11.900.000VND
Tiền ăn ca: 20.000 x 27 = 540.000 VND
Tiền hỗ trợ tết dương lịch : 200.000 VND
Các khoản khấu trừ:
- BHXH = 4.410.000 x 8% = 352.800VND
- BHYT = 4.410.000 x 1,5% = 66.150VND
- BHTN = 4.410.000 x 1% = 44.100VND
- KPCĐ = 4.410.000 x 1% = 44.100 VND
Tổng các khoản khấu trừ = 352.000 + 66.150 + 44.100 + 44.100 = 507.150VND
Tổng lương thực tế được nhận :
11.900.000 + 200.000 + 540.000 – 507.150 = 12.132.850 VND
b) Trả lương theo doanh thu ( cho khối bán hàng )
Phạm Việt Anh TS.Trần Việt Hà
MSSV: 20114116 Page 17
Báo cáo thực tập Viện Kinh tế và Quản lý
Công thức:
Tổng lương thực nhận = Lương CB + Doanh thu x 4% + Các khoản phụ cấp – Các
khoản khấu trừ
Cụ thể, diễn giải lương của nhân viên bán hàng Trần Thị Kim Tuyết tháng 12 năm
2014:
Lương CB: 2.247.000VND
Doanh thu tháng 12: 120.345.561VND
Vậy Lương theo doanh thu = 120.345.561 x 4% = 4.813.822VND
Tiền thưởng tết: 200.000VND
Tiền ăn ca: 27 x 20.000 = 540.000VND
Các khoản khấu trừ:
- BHXH = 2.247.000 x 8% =179.760VND

- BHYT = 2.247.000 x 1,5% = 33.705VND
- BHTN = 2.247.000 x 1% = 22.470VND
- KPCĐ = 2.247.000 x 1% = 22.470VND
Tổng các khoản khấu trừ: 179.760+33.705+22.470+22.470 = 258.405VND
Vậy tổng lương được nhận:
2.247.000 + 4.813.822 + 200.000 + 540.000 - 258.405 = 7.542.417VND
c) Trả lương theo sản phẩm ( cho khối sản xuất )
Công thức:
Phạm Việt Anh TS.Trần Việt Hà
MSSV: 20114116 Page 18
Báo cáo thực tập Viện Kinh tế và Quản lý
Tổng lương được nhận = Công hệ số x 160.000VND + Phụ cấp - khoản khấu trừ.
Trong đó:
Công hệ số = Công thời gian + hệ số công.
160.000VND = số tiền 1 công.
Phụ cấp: hỗ trợ lễ tết ( nếu có )
Cụ thể, diễn giải lương của công nhân Nguyễn Kim Anh, tổ đóng gói cấp II tháng 12
năm 2014:
Lương cơ bản: 2.247.000VND
Công thời gian: 27
Hệ số công: 1,0
Công hệ số: 27 + 1 = 28
Hỗ trợ lễ tết (tết Dương lịch) : 200.000VND
Các khoản khấu trừ:
- BHXH = 2.247.000 x 8% =179.760VND
- BHYT = 2.247.000 x 1,5% = 33.705VND
- BHTN = 2.247.000 x 1% = 22.470VND
- KPCĐ = 2.247.000 x 1% = 22.470VND
Tổng các khoản khấu trừ: 179.760+33.705+22.470+22.470 = 258.405VND
Tổng lương được nhận:

28 x 160.000 + 200.000 - 258.405 = 4.421.595VND
Phạm Việt Anh TS.Trần Việt Hà
MSSV: 20114116 Page 19
Báo cáo thực tập Viện Kinh tế và Quản lý
1.5 Đặc điểm về vật tư, tài sản cố định
1.5.1 Về vật tư
a) Các loại vật tư, nguyên vật liệu
Vật tư mà công ty sử dụng bao gồm nhiều loại khác nhau về công dụng, phẩm
cấp chất lượng…Toàn bộ vật tư của công ty chia thành những loại sau:
• Nguyên vật liệu chính: Các loại thảo dược, thảo mộc từ thiên nhiên, có công
dụng chữa bệnh và làm đẹp như: Gừng, tỏi, cam thảo, hoa cúc, đinh lăng, ;
các hợp chất hóa học như Ethanol, các loại acid, cồn thực phẩm,
• Nguyên vật liệu phụ: Hương liệu, chất tạo màu, tinh dầu,
• Nhiên liệu: xăng, dầu…phục vụ cho phương tiện vận tải và các máy móc
thiết bị hoạt động trong quá trình sản xuất sản phẩm.
• Các loại vật tư khác
b) Nguồn cung ứng vật tư
Hầu hết các sản phẩm của Công ty đều được bào chế từ các hương liệu thiên
nhiên, các cây dược thảo và một số hoá chất phụ liệu khác. Công ty đã thiết lập được
mối quan hệ với các bạn hàng cung cấp nguyên liệu cả trong nước và các nhà trung
gian nhập khẩu. Đối với những nguyên liệu thảo dược như: Nghệ, gừng, tỏi, đinh lăng,
bạch quả, cỏ mần trầu, cỏ ngũ sắc bí đào, bồ kết, hồi đầu, lúc nắc….có theo mùa vụ và
có một số rất khan hiếm như nhân sâm, hoa đào… nên Công ty đã chủ động thiết lập
bạn hàng với những nhà cung cấp trong nước lâu năm. Ngoài ra tại chi nhánh Đồng
Văn Công ty đã xây dựng đựơc một số vùng trồng nguyên liệu như: Nghệ, gừng, tỏi
…Do đó nguồn nguyên liệu dược thảo luôn đảm bảo tiên độ sản xuất tuy nhiên đây là
các thảo dược tươi nên việc dự trữ gặp rất nhiều khó khăn nên Công ty luôn luôn phải
tìm nguồn hàng thường xuyên.
Còn với các hoá chất phụ liệu công ty đặt hàng qua các nhà trung gian nhập
khẩu cho nên giá thành và tiến độ sản xuất nhiều khi phải phụ thuộc vào các nhà cung

cấp này. Hiện Công ty đang thiết lập bạn hàng với nhiều nhà cung cấp trong nước như
Công ty Hoá Dược Hà Nội, Công ty dược Traphaco và tiến hành các biện pháp dự trữ
nhằm cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất và chủ động giá thành sản xuất sản phẩm.
Phạm Việt Anh TS.Trần Việt Hà
MSSV: 20114116 Page 20
Báo cáo thực tập Viện Kinh tế và Quản lý
c) Tình hình tiêu hao vật tư
Do đặc thù các sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú về chủng loại
cũng như công dụng, chính vì thế mà mỗi một sản phẩm lại có một định mức tiêu hao
nguyên vật liệu hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là định mức tiêu hao vật tư của sản
phẩm Quý Phi Đỏ (mỹ phẩm):
Bảng 1.6: ĐM SẢN PHẨM QUÝ PHI ĐỎ (MP)
Lô 10.000 lọ 120ml, q/c lOOhộp/kiện.
STT Tên Đvt
Công
thức đăng

%
ĐM xây
dựng 10.000
lọ 120ml
(kg)
Đơn giá
Thành tiền
(VND)
1 Nước tinh khiết vừa đủ kg 54,34 652 0
2 Sodium lauryl ether sulfat (Sless) kg 8,5 102 40.000 4.080.000
3 Dịch cất trầu không kg 15 180 7.063 1.271.340
4 Coco amidobetain (CAB) kg 7 84 30.000 2.520.000
5 PEG - 75 - Lanolin (Solan E) kg 5 60 189.454 11.367.240

6 CDE (Palmkernel Diethanolamid) kg 3 36 56.909 2.048.724
7 Glycerin kg 3 36 20.000 720.000
8 Menthol kg 0,5 6 631.497 3.788.982
9 Tinh dầu bạc hà kg 0,5 6 900.000 5.400.000
10 Citric Acid kg 0,5 6 92.727 556.362
11
Dimethylol Dimethyl hydantoin
(DMDM)
kg 0,4 4,8 104.750 502.800
12 sodium chloride/ NaCl kg 0,2 2,4 3.310 7.944
13 sodium fluoride/ NaF kg 0,05 0,6 145.454 87.272
14
Ethylen diamin Tetraacetic Acid
(EDTA)
kg 0,01 0,12 181.818 21.818
15 Hương sà bông (Luxu)/ Kayak kg 2 24 230.215 5.525.160
16 Lọ Quý Phi Đỏ bộ 10.000 1.317 13.170.000
17 Vỏ hộp + toa Quý Phi Đỏ bộ 10.000 895 8.950.000
18 Thùng carton Quý Phi Đỏ cái 100 13.000 1.300.000
19 Ethanol 96% ( cồn 96%) rửa lọ kg 100 17.500 1.750.000
Cộng 63.067.643
Giá thành đơn vị 6.307
Giá bán buôn sản phẩm 11.364
Tỷ lệ giá vốn/giá bán 55,5%
Phạm Việt Anh TS.Trần Việt Hà
MSSV: 20114116 Page 21
Báo cáo thực tập Viện Kinh tế và Quản lý
1.5.2 Về tài sản cố định
a) Chủng loại, cơ cấu TSCĐ
Tài sản cố định được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố

định được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.
b) Phương pháp khấu hao
Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng.
Nguyên giá TSCĐ chia cho số năm sử dụng và tính tiếp mức khấu hao của các
tháng. Số năm sử dụng của TSCĐ căn cứ vào quy định năm sử dụng của tài sản cố
định mà nhà nước đó ban hành. Công thức tính mức khấu hao TSCĐ tại công ty cụ thể
như sau:
Nguyên giá tài sản cố định
Mức khấu hao theo năm =
Số năm sử dụng tài sản
Mức khấu hao theo năm
Mức khấu hao theo tháng =
12 tháng
Việc tính và trích khấu hao đối với TSCĐ tăng, công ty thực hiện bằng cách
làm trên tháng, theo nguyên tắc: “Nếu tài sản cố định phát sinh tăng trước ngày 05 của
tháng, thì tháng đó sẽ tính cả mức khấu hao TSCĐ tăng đó. Nếu phát sinh tăng sau
ngày 25 của tháng thì mức khấu hao theo tháng TSCĐ tăng đó sẽ được tính sang tháng
kế tiếp”.
Thời gian khấu hao được ước tính như sau:
Phạm Việt Anh TS.Trần Việt Hà
MSSV: 20114116 Page 22
Báo cáo thực tập Viện Kinh tế và Quản lý
- Nhà cửa vật kiến trúc: 25 năm
- Phương tiện vận tải: 6-10 năm
- Thiết bị quản lý: 3-7 năm
- Máy móc, thiết bị sản xuất: 3-8 năm
c) Tình trạng tài sản cố định
Phạm Việt Anh TS.Trần Việt Hà
MSSV: 20114116 Page 23
Báo cáo thực tập Viện Kinh tế và Quản lý

Đ/vị tính: đồng
Nhóm TSCĐ NG (1/1/2013) Tăng TK Giảm TK NG(31/12/2013) Tỷ trọng
GT Hao mòn
lũy kế
GT còn lại tại
31/12/2013
Nhà cửa, vật
kiến trúc
23.521.514.437 1.208.010.273 0 24.729.524.710 21,98% 5.503.980.154 19.225.544.576
Máy móc,
thiết bị
55.291.665.974 15.193.803.481 2.826.475.733 67.658.993.722 60,14% 28.028.633.388 39.630.360.334
Phương tiện
vận tải
16.008.909.089 2.002.384.546 0 18.011.293.635 16,01% 6.470.570.925 11.540.722.710
Thiết bị quản

4.550.106.262 95.431.059 2.546.721.734 2.098.815.587 1,87% 1.104.487.285 994.328.302
Tổng 99.372.195.762 18.499.029.359 5.373.197.467
112.498.627.65
4
100% 41.107.671.732 71.390.955.922
(Nguồn: Phòng TCKT cung cấp)
Bảng 1.7 : Tình hình TSCĐ của công ty tính đến ngày 31/12/2013
Phạm Việt Anh TS.Trần Việt Hà
MSSV: 20114116 Page 24
Báo cáo thực tập Viện Kinh tế và Quản lý
Nhận xét:
Tổng giá trị TSCĐ đầu kỳ = 99.372.195.762 đ
Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ = 18.499.029.359 đ

Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ = 5.373.197.467 đ
Khấu hao lũy kế tính đến hết ngày 31/12/2013 = 41.107.671.732 đ
Giá trị còn lại tính đến hết ngày 31/12/2013 = 71.390.955.922 đ
Qua phân tích kết cấu TSCĐ ta thấy: Máy móc thiết bị chiếm tỷ cao nhất với
60,14%, sau đó là nhà cửa, vật kiến trúc với 21,98%, phương tiện vận tải là 16,01% và
cuối cùng nhỏ nhất là thiết bị quản lý. Cơ cấu về TSCĐ như trên là hoàn toàn hợp lý vì
máy móc thiết bị tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, chứng tỏ công ty
đã tập trung đầu tư nâng cao công nghệ. Ngoài ra, các nhà kho, nhà xưởng, phòng
nghiên cứu cũng được công ty chú trọng thứ hai. Mặt khác, phương tiện vận chuyển
hàng hóa và thiết bị quản lý cũng đã được công ty đâu tư.
Kết luận: Giá trị TSCĐ trong kỳ đều có mức hao mòn không nhiều. TSCĐ tăng
trong kì chủ yếu do tăng máy móc thiết bị, điều đó chứng tỏ công ty đã mạnh dạn đầu
tư vào trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy
nhiên công ty cần chú trọng tình hình cân đối TSCĐ để có cơ cấu hợp lý nhất.
Phạm Việt Anh TS.Trần Việt Hà
MSSV: 20114116 Page 25

×