•
VÕ THỊ DIỆU
•
THÁI ANH KIỆT
•
PHẠM VĂN LÀNH
•
TRẦN THỊ THÚY NHI
•
PHẠM THỊ MỸ XUYÊN
•
TRỊNH PHƯỚC CƯỜNG
SINH LÝ HOẠT ĐỘNG THẦN
SINH LÝ HOẠT ĐỘNG THẦN
KINH CẤP CAO
KINH CẤP CAO
1. Khái niệm về hoạt động thần kinh cấp
cao
2. Các phương pháp nghiên cứu hoạt động
thần kinh cấp cao
3. Nghiên cứu về PXCĐk ở Pavlov.
4. Phân loại PXCĐk và cơ chế hình thành
phản xạ có điều kiện.
1
1
. Khái niệm về hoạt động thần
. Khái niệm về hoạt động thần
kinh cấp cao
kinh cấp cao
Một em bé mới sinh có thể mỉm cười với
một người lạ đến bắt chuyện với bé và
cũng có thể nhận biết được người mẹ của
mình. Một chú cún con có thể đến nũng
nịu mừng rỡ bên người chủ mình khi chủ
vừa về nhà. Những khả năng đó được gọi
là hoạt động thần kinh cấp cao ở người và
động vật.
VẬY THẾ NÀO LÀ HOẠT ĐỘNG
VẬY THẾ NÀO LÀ HOẠT ĐỘNG
THẦN KINH CẤP CAO?
THẦN KINH CẤP CAO?
Hoạt động thần kinh cấp cao: là hoạt
động của hệ thần kinh trung ương nhằm
điều hòa, phối hợp các chức năng của các
cơ quan trong cơ thể, đồng thời bảo đảm
cho cơ thể thích ứng được với những điều
kiện của môi trường sống luôn luôn biến
động hay bảo đảm được mối quan hệ phức
tạp giữa cơ thể với thế giới bên ngoài.
1. Khái niệm về hoạt động thần
1. Khái niệm về hoạt động thần
kinh cấp cao
kinh cấp cao
•
Bên cạnh đó, hệ thần kinh trung ương còn
có chức năng điều hòa và phối hợp chức
năng của tất cả các cơ quan trong cơ thể
thành một khối thống nhất. Hoạt động đó
của hệ thần kinh trung ương được gọi là
hoạt động thần kinh cấp thấp.
1. Khái niệm về hoạt động thần
1. Khái niệm về hoạt động thần
kinh cấp cao
kinh cấp cao
Về hoạt động thần kinh cấp cao và cấp
thấp, I.P.Pavlov viết”…các hoạt động của
bán cầu đại não cùng với phần dưới vỏ não
bảo đảm cho quan hệ phức tạp và bình
thường của toàn bộ cơ thể với thế giới bên
ngoài có thể thay cho khái niệm “tinh
thần” gọi là hoạt động thần kinh cấp cao
hay tập tính của con vật.
1. Khái niệm về hoạt động thần
1. Khái niệm về hoạt động thần
kinh cấp cao
kinh cấp cao
Đối lập với vỏ não, hoạt động của các
phần não bộ khác và của tủy sống, chủ
yếu điều hòa mối quan hệ và tập hợp các
phần của cơ thể với nhau được gọi là hoạt
động thần kinh cấp thấp”.
Hoạt động thần kinh cấp cao được thực
hiện dựa trên phản xạ có điều kiện, còn
hoạt động thần kinh cấp thấp được thực
hiện trên cơ sở phản xạ không điều kiện.
Hai hệ hoạt động này gắn bó và tác dụng
lẫn nhau rất chặt chẽ.
2. Các phương pháp nghiên cứu
2. Các phương pháp nghiên cứu
hoạt động thần kinh cấp cao
hoạt động thần kinh cấp cao
•
2.1. Phương pháp kinh điển nghiên cứu
các phản xạ có điều kiện của I.P.Pavlov
•
2.2. Phương pháp thao tác hay cách sử
dụng công cụ
2.1. Phương pháp kinh điển nghiên
2.1. Phương pháp kinh điển nghiên
cứu các phản xạ có điều kiện của
cứu các phản xạ có điều kiện của
I.P.Pavlov
I.P.Pavlov
•
Các phản xạ có điều kiện bài tiết nước bọt
được I.P.Pavlov và cộng sự nghiên cứu đầu
tiên trên chó vào những năm đầu của thế
kỷ XX
•
Đối tượng nghiên cứu:
Có thể sử dụng để nghiên cứu hoạt
động thần kinh cấp cao trên nhiều đối
tượng nghiên cứu khác nhau. Pavlov chon
đối tượng là chó vì:
Chó là loài động vật khoẻ mạnh, dẻo dai.
Đã được thuần hoá lâu đời, là người bạn
đồng hành của con người từ thời tiền sử,
biết nghe người.
Bán cầu đại não phát triển. Các phản xạ
bài tiết nước bọt dễ thành lập, không gây
tổn hại đến động vật.
Lượng nước bọt tiết ra dễ thu nhận, cường
độ của phản xạ cũng dễ dàng xác định
chính xác bằng giọt hoặc bằng độ chia của
ống thu nước bọt.
Chuẩn bị thí nghiệm:
Chuẩn bị thí nghiệm:
•
Con vật chuẩn bị trước.
•
Con vật cần phải phẩu thuật tách ống dẫn
nước bọt cùng với mảnh màng nhầy xung
quanh miệng ống rồi đưa ra ngoài xoang
miệng, khâu vào da ở vị trí thích hợp.
•
Thí nghiệm thành lập phản xạ bài tiết
nước bọt có điều kiện tiến hành khi vết
thương đã lành.
Chuẩn bị thí nghiệm:
Chuẩn bị thí nghiệm:
•
Con vật đưa vào phòng cách âm có trang
thiết bị cần thiết để cố định cho ăn, thu
ghi kết quả, tách biệt với người làm thí
nghiệm.
•
Trong phòng thí nghiệm còn bố trí các
dụng cụ để gây kích thích có điều kiện như
chuông, máy gõ nhịp, máy gãi, bóng
điện Kích thích không điều kiện thường
được dùng là thức ăn (bột thịt, lạc khô,
bột thịt trộn với bột lạc) hoặc dung dịch
axit (dung dịch axit HCl 0,1-0,5%).
•
Người làm thí nghiệm thông qua công tắc ở
bàn điều khiển đặt ở ngoài phòng cách âm
có thể điều khiển các kích thích có điều
kiện và không điều kiện.
Cách tiến hành:
Cách tiến hành:
•
Trước khi thành lập phản xạ có điều kiện
cần tập cho cho con chó làm quen với
phòng thí nghiệm.
•
Cố định chó trên giá thí nghiệm, gắn phểu
thu nước bọt vào da chó nơi có lỗ nước bọt
chảy ra và nối thông phểu với hệ thống
ống dẫn nước bọt đến thước đo. Đóng cửa
phòng cách âm.
Cách tiến hành:
Cách tiến hành:
•
Cho kích thích có điều kiện (ánh sáng) tác
dụng và sau đó khoảng 2-5 giây cho kích
thích không điều kiện (thức ăn) tác dụng.
(Thức ăn là kích thích thích ứng gây phản
xạ tiết nước bọt không điều kiện).
Việc cho chó ăn sau khi bật ánh sáng
được I.P.Pavlov gọi là sự củng cố tín
hiệu có điều kiện bằng kích thích
không điều kiện.
•
Lập lại thí nghiệm nhiều lần.
Kết quả:
Kết quả:
•
Sau khoảng 5-10 lần phối hợp bật ánh
sáng và cho chó ăn, mỗi lần cách nhau 5
phút, ánh sáng trước đó không có liên
quan gì với phản xạ tiết nước bọt, bắt đầu
có tác dụng gây tiết nước bọt.
•
Sự xuất hiện phản xạ tiết nước bọt khi bật
ánh sáng lên là biểu hiện của sự hình
thành phản xạ tiết nước bọt có điều kiện.
Như vậy: ánh sáng đã trở thành tác
nhân gây tiết nước bọt giống như tác dụng
của thức ăn => hình thành phản xạ có
điều kiện.
2.2. Phương pháp thao tác hay
2.2. Phương pháp thao tác hay
cách sử dụng công cụ
cách sử dụng công cụ
•
Nguyên tắc của phương pháp này là con
vật thí nghiệm phải thực hiện một động
tác nào đó để sau đó nhận được thưởng
(thức ăn, nước uống) hoặc tránh được
phạt (điện giật).
•
Trong phương pháp thao tác người ta
thường dùng chiếc lồng hay chuồng thí
nghiệm, bên trong có để một bàn đạp -
dụng cụ để con vật thao tác (dẫm chân lên
bàn đạp).
Các bước tiến hành như sau:
Các bước tiến hành như sau:
•
Cho con vật thí nghiệm (chó, mèo ) vào
lồng hay chuồng thí nghiệm, bắt con vật
đè chân trước lên bàn đạp nằm trước chậu
thức ăn hoặc lợi dụng động tác đó một
cách ngẫu nhiên và lập tức củng cố bằng
thức ăn ngay.
•
Thí nghiệm cứ lặp đi lặp lại nhiều lần như
vậy, con vật sẽ biết tự dẫm chân lên bàn
đạp để tìm thức ăn.
Các bước tiến hành như sau:
Các bước tiến hành như sau:
•
Sau khi phản ứng dẫm chân lên bàn đạp
đã vững chắc, người ta mới tiến hành
thành lập phản xạ có điều kiên.
Để thành lập phản xạ có điều kiện
thông thường người ta cho tác dụng một
kích thích có điều kiện nào đó (tiếng
chuông, ánh sáng, ) và trong trường hợp
kích thích có điều kiện đó trùng với động
tác dẫm chân lên bàn đạp của con vật,
mới đưa thức ăn cho nó.
•
Lặp lại thí nghiệm nhiều lần thì phản xạ sẽ
hình thành: con vật chỉ dẫm chân lên bàn
đạp khi có tác dụng của kích thích có điều
kiện.
Phương pháp nghiên cứu tập tính của
động vật trong chuồng mê lộ:
•
Chuồng mê lộ là một chiếc hộp có kích
thước to nhỏ khác nhau tuỳ thuộc đối
tượng nghiên cứu.
•
trong hộp có các vách ngăn, tạo thành
nhiều ngõ ngách, trong đó có một đường
có thể chạy từ chỗ xuất phát đến ngăn
cuối cùng được gọi là đích.
Phương pháp nghiên cứu tập tính của
Phương pháp nghiên cứu tập tính của
động vật trong chuồng mê lộ:
động vật trong chuồng mê lộ:
•
Ở đích có thức ăn hoặc một con vật khác
giới để làm tác nhân củng cố.
•
Thời gian con vật chạy trong mê lộ đến
đích để nhận thức ăn hay gặp đối tượng
khác giới phụ thuộc vào cách chọn đúng
đường trong số nhiều ngõ ngách đó.
•
Qua tập dượt nhiều lần con vật sẽ tìm
đúng đường chạy đến đích.
Phản xạ được thành lập gọi là phản xạ
chạy trong mê lộ.
Các phương pháp khác:
Các phương pháp khác:
Ngoài các phương pháp trên người ta
còn sử dụng các phương pháp phụ như cắt
bỏ từng phần hay cắt bỏ hoàn toàn vỏ bán
cầu đại não, phương pháp kích thích trực
tiếp vào vỏ não hoặc các cấu trúc dưới vỏ,
phương pháp tác dụng bằng các dược liệu,
phương pháp điện sinh lý, phương pháp
điều khiển học để nghiên cứu hoạt động
thần kinh cấp cao.
3 Nghiên cứu về PXCĐk ở Pavlov.
3 Nghiên cứu về PXCĐk ở Pavlov.
Sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao
(HĐTKCC) nghiên cứu các quy luật hoạt
động của các trung tâm cao cấp thuộc não
bộ ở người và động vật cụ thể là nghiên
cứu hoạt động của noron trong bán cầu
đại não. Người sáng lập ra thuyết HĐTKCC
của sinh lý học là I.P.Pavlov, ông là người
đầu tiên nghiên cứu não bằng thực ngiệm
khác quan.
Dựa vào kết quả thực nghiệm của
mình. Pavlov cho thấy mọi hoạt động hành
vi đều là các phản xạ.
3 Nghiên cứu về PXCĐk ở Pavlov.
3 Nghiên cứu về PXCĐk ở Pavlov.
•
3.1 Các nguyên tắc cơ bản của học thuyết
Pavlov về PXCĐK
•
3.2 Cơ chế hình thành PXCĐK
3.1 Các nguyên tắc cơ bản của
3.1 Các nguyên tắc cơ bản của
học thuyết Pavlov về PXCĐK
học thuyết Pavlov về PXCĐK
Học thuyết về PXCĐK ở Pavlov xây dựng dựa
trên 3 nguyên tắc chính:
Nguyên tắc định tính
Nguyên tắc cấu trúc
Nguyên tắc phân tích và tổng hợp