Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc ở công ty Arksun Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.41 KB, 89 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MC LC
Thị trờng lý thuyết sản phẩm A: Tập hợp các đối tợng có nhu cầu...........20
Thị trờng tiềm năng của doanh nghiệp về sản phẩm A..............................20
Qu c gia .................................................................................................49
Cng Kinh doanh Quc t 46B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
DANH MC S , BNG BIU
Thị trờng lý thuyết sản phẩm A: Tập hợp các đối tợng có nhu cầu...........20
Thị trờng tiềm năng của doanh nghiệp về sản phẩm A..............................20
Bng 3 : Xut khu hng may mc vo th trng EU(15) nm 2002............49
Qu c gia .................................................................................................49
Cng Kinh doanh Quc t 46B
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm đầu thế kỷ XXI trở lại đây, Việt Nam đang nổi lên như
một nền kinh tế có động lực phát triển mạnh mẽ và đang hội nhập một cách toàn
diện, nhanh chóng với nền kinh tế khu vực và thế giới. Uy tín và mối quan hệ
kinh tế giữa Việt Nam và hầu hết các quốc gia , khu vực và vùng lãnh thổ trên
thế giới đã được nâng lên một cách rõ rệt. Điều đó thể hiện rõ nét ở sự sôi động
trong hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp trong và ngoài nước
trong giai đoạn vừa qua.Xu hướng hội nhập và phát triển này đã và đang đem
đến cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều cơ hội kinh doanh, trong đó, một
trong những điều đáng được chú tâm nhất chính là sự mở rộng của thị
trường_yếu tố cơ bản của mọi hoạt động sản xuất-kinh doanh.
Arksun Việt Nam là một trong những công ty sớm nhận ra tầm quan
trọng của hoạt động kinh doanh quốc tế thông qua xuất nhập khẩu.Chính vì lẽ
đó, ngay từ khi hình thành, công ty đã hướng mục tiêu của hoạt động kinh
doanh ra thị trường quốc tế,không ngừng tìm kiếm và khai thác thị trường
rộng lớn này.Đứng trước sự chuyển biến của nền kinh tế trong nước, Arksun
Việt Nam cũng đang nỗ lực để hòa nhập với xu thế và tận dụng thời cơ mới.


Qua quá trình thực tập tại công ty Arksun Việt Nam, nắm bắt được tình
hình hoạt động cũng như mục tiêu chiến lược của công ty kết hợp với những
kiến thức đã tích lũy, em hi mọng đề tài “Giải pháp mở rộng thị trường xuất
khẩu hàng may mặc ở công ty Arksun Việt Nam” sẽ đóng góp cho sự phát triển
sắp tới của công ty. Đề tài gồm 3 phần chính như sau:
*Chương I : Cơ sở lý luận về thị trường xuất khẩu
*Chương II : Thực trạng thị trường và hoạt động mở rộng thị trường xuất
khẩu tại công ty Arksun Việt Nam
*Chương II : Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu hàng
may mặc của công ty Arksun Việt Nam.
Em xin cám ơn các anh chị, cô chú, ban giám đốc công ty Arksun Việt
Nam và thầy giáo hướng dẫn, tiến sĩ Tạ Lợi đã giúp em hoàn thành đề tài này.
Đỗ Cường Kinh doanh Quốc tế 46B
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
I.XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
1.Khái niệm xuất khẩu hàng hóa
Hàng hóa là một trong những khái niệm cơ bản của kinh tế học, tuy
nhiên khái niệm về hàng hóa là có nhiều quan điểm khác nhau, và định nghĩa
về hàng hóa cũng thay đổi theo các giai đoạn phát triển kinh tế của con
người.Trong thời kỳ sơ khai của nền kinh tế, con người buôn bán bằng cách
trao đổi với nhau những vật dụng, công cụ hay lương thực thực phẩm thông
qua các công cụ trung gian như chính các vật phẩm đó hoặc cao hơn là vàng,
tiền v.v...Do đó trong một thời gian dài, hàng hóa được hiểu là những thứ tồn
tại dưới dạng vật chất, có hình dạng xác định trong không gian và có thể trao
đổi được.Tuy nhiên khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu con người cao hơn thì
những thứ vô hình, cũng có giá trị và có thể trao đổi được như : bằng phát
minh sánh chế, các sáng tác nghệ thuật, vận tải, bảo hiểm, v.v...Do đó hàng

hóa được hiểu rộng hơn là tất cả những gì có thể trao đổi được.
Khái niệm hiểu hàng hóa theo nghĩa rộng hiện nay được sử dụng phổ
biến hơn khái niệm hẹp, và thực tế cũng cho thấy sự đúng đắn của nó khi
hàng hóa vô hình ngày càng chiếm vai trò quan trọng nhất và doanh thu từ
hoạt động kinh doanh hàng hóa vô hình đang chiếm một phần tỷ trọng tăng
lên trong mọi nền kinh tế.
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán sản
phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm hay dịch vụ ấy phải
di chuyển ra khỏi biên giới một quốc gia.
Tuy nhiên hiện nay các hàng hóa mặc dù chưa ra khỏi biên giới quốc gia
nhưng được đưa qua những khu công nghiệp,khu chế xuất, các khu kinh tế
Đỗ Cường Kinh doanh Quốc tế 46B
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
...được gọi là khu hải quan riêng cũng được gọi là hàng hóa xuất khẩu. Do đó
khái niệm xuất khẩu hàng hóa đã được mở rộng hơn, luật Thương Mại Việt Nam
năm 2005 định nghĩa : ” Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi
lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam
được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật ”(điều 28).
2.Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa
2.1 Đối với nền kinh tế thế giới
Có thể nói, là một trong những hoạt động quan trọng nhất của ngoại
thương, xuất khẩu có tầm ảnh hưởng và chi phối đến toàn bộ nền kinh tế thế
giới.Đó là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế.Ở
những nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật, Trung Quốc v.v...
hoạt động xuất khẩu của những nước này có thể là động lực phát triển cho rất
nhiều quốc gia khác, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội to lớn.Mỗi sự thay đổi
trong chính sách xuất khẩu của các quốc gia này đều có ảnh hưởng đến cả nền
kinh tế thế giới.
Trước hết, hoạt động xuất khẩu tạo ra sự lưu thông hàng hóa trên phạm

vi toàn thế giới.Nhu cầu của con người là vô cùng phong phú nhưng khả năng
tự đáp ứng lại luôn có hạn. Chính vì thế hoạt động trao đổi đã diễn ra ngay từ
thuở sơ khai. Trong những thế kỷ 15-16, hoạt động này đã diển ra mạnh mẽ
khi người Châu Âu đi tìm kiếm các vùng đất mới và tiến hàng hoạt động giao
thương với Trung quốc, Ấn độ, tạo ra những con đường trao đổi hàng hóa nổi
tiếng như “con đường tơ lụa” , “ con đường gốm sứ” ,v.v...Ngày nay, hoạt
động xuất khẩu diễn ra vô cùng mạnh mẽ và sôi động trên tất cả các lĩnh
vực.Giá trị hàng hóa được xuất khẩu trên toàn thế giới tính trong một ngày sẽ
là một con số khổng lồ.Với những nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ
chẳng hạn, kim ngạch xuất khẩu trong năm 2007 đã đạt tới 1.620 tỷ USD, lớn
hơn nhiều lần GDP của nhiều nước phát triển cộng lại.
Đỗ Cường Kinh doanh Quốc tế 46B
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Xuất khẩu là sợi dây liên kết quan trọng giữa các nền kinh tế trên thế
giới.Nếu không có xuất khẩu, cũng sẽ không có nhập khẩu, mỗi quốc gia sẽ là
một nền kinh tế cô lập chắc chắn sẽ không thể phát triển. Thực tế điều này
hầu như không xảy ra và xu hướng hiện nay lại ngược lại hoàn toàn.Nhiều
quan hệ quốc tế đã được cải thiện đáng kể khi các tiềm năng xuất- nhập khẩu
được khai thác.Hiện nay, các quốc gia, khu vực cũng đang chủ động tiến hành
liên kết với một trong các mục đích chính là để xóa bỏ các rào cản, giúp hàng
hóa xuất khẩu có thể lưu thông dễ dàng hơn.
Xuất khẩu là một trong những yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy quá trình
phân công lao động quốc tế, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực và tài
nguyên.Mỗi quốc gia có một lợi thế riêng.Hoạt động xuất khẩu giúp quốc gia
đó đẩy mạnh hiệu quả khai thác lợi thế có được, có thể là về tài nguyên, về
nhân lực hay công nghệ, v.v...nhờ đó quá trình chuyên môn hóa quốc tế được
diễn ra.Bên cạnh những ý nghĩa và lợi ích đối với quốc gia xuất khẩu, việc
xuất khẩu cũng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế của quốc gia nhập khẩu, đặc
biệt là các nước chậm và đang phát triển, gián tiếp giúp các quốc gia này phát

triển nền kinh tế trong nước, tiếp cận được với những công nghệ, kinh nghiệm
cao hơn.Do đó xuất khẩu cũng góp phần giảm dần khoảng cách giữa các nền
kinh tế, tạo ra sự phát triển ở toàn bộ nền kinh tế thế giới.
Đối với một số mặt hàng đặc biệt như năng lượng ( điện và đặc biệt là
xăng dầu ) thì việc xuất khẩu những mặt hàng này có ảnh hưởng rất lớn đến
cả nền kinh tế thế giới.Chỉ một thay đổi nhỏ của những nước xuất khẩu mặt
hàng này ( ví dụ như hiệp hội xuất khẩu dầu lửa OPEC ) cũng có thể gây ra
những tác động to lớn đến toàn bộ thị trường.Có thể nói đây là những mặt
hàng xuất khẩu có vai trò cực kì quan trọng và vì thế luôn được quan tâm và
kiểm soát rất chặt chẽ.
Đỗ Cường Kinh doanh Quốc tế 46B
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
2.2 Đối với nền kinh tế quốc gia
Xuất khẩu là một trong những nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất của
mỗi quốc gia.Đối với các nước đang phát triển như Việt nam, việc nhập khẩu
các công nghệ, tiến bộ của nước ngoài để hiện đại hóa nền kinh tế trong nước
là một điều tất yếu, nhất là khi khả năng tự nghiên cứu và ứng dụng còn hạn
chế và chủ động “đi tắt đón đầu”. Tuy nhiên để thực hiện được điều đó thì
phải cần một lượng lớn ngoại tệ.Trong các nguồn cung ngoại tệ chính gồm :
kiều hối, đầu tư gián tiếp vào thị trường chứng khoán của các quỹ và nhà đầu
tư nước ngoài, đầu tư trực tiếp và gián tiếp, du lịch , các nghiệp vụ tín dụng
ngân hàng và xuất khẩu, thì xuất khẩu là công cụ giúp mang lại nhiều ngoại tệ
nhất và đồng thời đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế và ít nhược điểm nhất
so với các hình thức huy động ngoại tệ còn lại.
Việc đẩy mạnh xuất khẩu giúp quốc gia tăng cường hiệu quả khai thác
nguồn lực, phát huy tốt hơn các lợi thế qua đó tạo ra quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong nước.Xuất khẩu là công cụ để các quốc gia thể hiện và khai
thác lợi thế so sánh trong ngoại thương.Điều này có ý nghĩa quan trọng đối
với các nước kém và đang phát triển vì những nước này có lượng vốn hạn

chế, nên càng cần phải sử dụng có hiều quả, tập trung và tránh lãng phí.
Trong kinh doanh hàng hóa cũng như dịch vụ. điều quan trọng nhất
chính là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nếu chỉ bó gọn thị trường trong nước
thì nền kinh tế quốc gia nói chung sẽ chỉ phát triển đến một mức nhất định mà
thôi.Bên cạnh đó, nếu thị trường quá nhỏ, sẽ dẫn đến cạnh tranh quá gay gắt
và lợi thế có thể sẽ thuộc về một hoặc một nhóm doanh nghiệp, dễ dẫn đến
độc quyền, như vậy có thể gây hại cho nền kinh tế. Tuy nhiên, xuất khẩu giúp
thị trường trong nước mở rộng ra quốc tế, đem lại vô vàn cơ hội kinh doanh
mới cho mọi ngành nghề, lĩnh vực trong nước.Không những thế, nó còn có
thể mở ra những ngành nghề mới như : vận tải quốc tế, tư vấn quốc tế , v.v..
Đỗ Cường Kinh doanh Quốc tế 46B
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Trong nền kinh tế thế giới, quốc gia nào có kim ngạch xuất khẩu lớn sẽ
có một vị thế quan trọng không những trong kinh tế mà cả chính trị-xã
hội.Những quốc gia lớn luôn lấy thế mạnh về xuất khẩu làm công cụ tạo ra vị
thế của mình trên trường quốc tế. Đôi khi nó có thể được sử dụng để phục vụ
cả những mục đích chính trị. Những quốc gia nhỏ , kém phát triển cũng qua
xuất khẩu để có thêm hoặc thắt chặt hơn các mối quan hệ quốc tế, qua đó dần
dần nâng cao vị thế quốc gia mình.
Thông qua xuất khẩu, các quốc gia có thể học hỏi kinh nghiệm phát
triển, tiếp thu khoa học kỹ thuật mới từ các nước nhập khẩu để áp dụng phát
triển kinh tế trong nước.Thực tế đây là điều phổ biến ở rất nhiều quốc gia trên
thế giới.Điển hình như Trung Quốc,trước đây vốn được xem là nước có trình
độ kỹ thuật lạc hậu, chất lượng sản phẩm không cao, tuy nhiên với việc trong
vài năm trở lại đây, nước này đã chú trọng đến gia công và xuất khẩu, với kim
ngạch xuất khẩu năm 2007 lên đến 1.220 tỷ USD, đứng thứ 2 thế giới và được
mệnh danh là “công xưởng của thế giới” , Trung Quốc đã tận dụng điều này
để tiếp thu và nâng cao trình độ sản xuất trong nước.Giờ đây, rất nhiều mặt
hàng công nghệ cao đã được sản xuất ở Trung Quốc mà vẫn hạ được giá

thành, và hàng hóa Trung Quốc cũng không còn mang tiếng là hàng chất
lượng kém nữa.
Xuất khẩu cũng giúp tạo công ăn việc làm cho lao động trong nước, tạo
động lực cho nhiều ngành kinh tế khác phát triển. Có thể lấy một ví dụ điển
hình là : nếu một quốc gia có đường bờ biển và ngành vận tải biển, nếu trong
hoạt động xuất khẩu, các hợp đồng xuất khẩu được ký kết theo phương thức
CIF thì sẽ đồng thời tạo cơ hội kinh doanh cho chính các hãng tàu trong nước
và thúc đẩy ngành vận tải biển phát triển, không những thế, hãng bảo hiểm
cũng có thêm khách hàng quốc tế và các hợp đồng bảo hiểm vận tải.Đó là
điều thường gặp ở các quốc gia đang phát triển vì các ngành, lĩnh vực của họ
có mối liên hệ khá chặt chẽ với nhau, điều mà nhiều quốc gia đang phát triển
Đỗ Cường Kinh doanh Quốc tế 46B
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
chưa làm được.
Xuất khẩu có thể mở lối ra cho nhiều ngành nghề, sản phẩm mà việc tiêu
thụ trong nước có thể gặp nhiều khó khăn hoặc ít có cơ hội phát triển hơn, ví
dụ như ngành thủ công nghiệp, văn hóa-du lịch , v.v...
2.3 Đối với doanh nghiệp
Trên thực tế, các doanh nghiệp chính là những người nhạy bén nắm bắt
được tầm quan trọng của xuất khẩu vì nó đem lại cho họ rất nhiều cơ hội tiếp
cận những thị trường mới, những cơ hội kinh doanh mới và các quan hệ hợp
tác làm ăn mới đầy tiềm năng.Việc thị trường được mở rộng đồng nghĩa với
việc khách hàng thực tế cũng như khách hàng tiềm năng tăng lên, không
những làm tăng doanh thu , đặc biệt là doanh thu theo ngoại tệ của doanh
nghiệp, tăng uy tín, thương hiệu mà còn đảm bảo tương lai cho hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, giảm thiểu các rủi ro từ thị trường.
Xuất khẩu đặt ra cho doanh nghiệp nhiều nhu cầu, đòi hỏi mới như : mở
rộng quy mô để đáp ứng được nhu cầu thị trường, tăng cường hiệu quả sản
xuất và nâng cao chất lượng để thỏa mãn nhu cầu mới, nghiên cứu sản phẩm

mới phù hợp với thị trường, có thể phải thay đổi cả quy trình sản xuất, cải tiến
kỹ thuật để vượt qua được những rào cản phi thuế quan,v.v...Tính cạnh tranh
trên thị trường mới cũng luôn rất gay gắt, đặc biệt là những thị trường khó
tính hoặc có lợi thế về quy mô, do đó cũng đặt ra cho doanh nghiệp yêu cầu tự
hoàn thiện để thích nghi và tồn tại được.Như vậy xuất khẩu không những là
cơ hội mà cũng là thử thách để các doanh nghiệp vươn lên phát triển và tự
hoàn thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình.
3.Các hình thức xuất khẩu hàng hóa
3.1 Xuất khẩu tại chỗ
-Khái niệm : Xuất khẩu tại chỗ là hình thức mà hàng hóa sản xuất tại
Việt Nam bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng cho một doanh
nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài
Đỗ Cường Kinh doanh Quốc tế 46B
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Xuất khẩu tại chỗ có đặc điểm :
+Hợp đồng kí kết là hợp đồng ngoại thương
+Hàng hóa không xuất ra khỏi Việt Nam
+Thương nhân nước ngoài phải tiến hành thanh toán ngay tại quốc gia
xuất khẩu
+Vẫn phải thực hiện đầy đủ các thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật
Xuất khẩu tại chỗ có nhiều ưu điểm về chi phí và rủi ro thấp cũng như
các ưu đãi về thuế, tuy nhiên thủ tục lại phức tạp và sức cạnh tranh của hàng
hóa bị ảnh hưởng nhiều bởi nền kinh tế trong nước, do đó thích hợp với các
doanh nghiệp có vốn FDI hoặc các doanh nghiệp Việt Nam đang tìm cách tiếp
cận thị trường mới.
3.2 Gia công xuất khẩu
-Khái niệm :Gia công xuất khẩu là phương thức xuất khẩu trong đó người
đặt gia công ở nước ngoài cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu thành
phẩm hoặc bán thành phẩm, v.v.. và định mức cho trước; người nhận gia công

trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng;
toàn bộ sản phẩm được giao lại cho bên đặt gia công để thu tiền công.
Hình thức xuất khẩu này có đặc điểm :
+Sản phẩm thường được sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công.
+Toàn bộ sản phẩm sau khi hoàn thành được giao lại cho bên đặt gia công
+Bên đặt gia công có thể giúp đỡ kỹ thuật cho bên nhận gia công
+Doanh nghiệp gia công sau khi hoàn thành hợp đồng phải thanh khoản
với cơ quan hải quan.
Gia công xuất khẩu có ưu thế về chi phí và rủi ro rất thấp nhưng hiệu quả
thấp, lợi nhuận không cao, không phải hình thức kinh doanh lâu dài, do đó chỉ
phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mới bắt đầu thâm nhập thị trường
quốc tế hoặc các doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực và kỹ thuật sản xuất
thì tiến hành song song gia công và xuất khẩu tự doanh.
Đỗ Cường Kinh doanh Quốc tế 46B
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
3.3 Ủy thác xuất khẩu
-Khái niệm : Ủy thác xuất khẩu là hình thức kinh doanh dịch vụ thương
mại thông qua xuất khẩu hàng hóa cho một doanh nghiệp và hưởng phí.
Ủy thác xuất khẩu có đặc điểm :
+Bên nhận ủy thác thực hiện hợp đồng ủy thác chứ không phải hợp đồng
ngoại thương.
+Bên nhận ủy thác không được nhận lợi nhuận từ hàng hóa xuất khẩu.
Hình thức xuất khẩu này có ưu điểm là chi phí thấp, đòi hỏi ít vốn nhưng
lại kém chủ động và dễ phát sinh tranh chấp thương mại giữa các bên.Do đó
nó chủ yếu phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, mới tham gia vào thị trường.
3.4 Xuất khẩu tự doanh
-Khái niệm : Xuất khẩu tự doanh là việc doanh nghiệp tự tổ chức sản
xuất hoặc thu mua và tự tìm kiếm khách hàng để xuất khẩu.
Với hình thức này, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động từ khâu tìm kiếm,

sản xuất đến tìm khách hàng và tiêu thụ sản phẩm.Hình thức này giúp doanh
nghiệp mở rộng thị trường, quy mô và năng lực cạnh tranh rất tốt, tích lũy
được kinh nghiệm kinh doanh quốc tế không qua trung gian và nâng cao hiệu
quả kinh doanh. Tuy nhiên nó cũng đòi hỏi chi phí rất cao, đặc biệt là công
tác tìm hiểu thị trường và thị hiếu khách hàng, đòi hỏi doanh nghiệp có vốn
lớn và thường sản phẩm đã có thương hiệu nhất định.Rủi ro cũng cao hơn các
phương thức xuất khẩu khác. Do đó thường những doanh nghiệp lớn và muốn
mở rộng thị trường hoặc các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm trong hoạt động
xuất khẩu mới sử dụng hình thức xuất khẩu tự doanh.
3.5 Tạm nhập tái xuất
-Khái niệm : Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ
nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi
là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm
thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó
ra khỏi Việt Nam ( theo Luật thương mại năm 2005).
Đỗ Cường Kinh doanh Quốc tế 46B
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Hình thức tạm nhập tái xuất có đặc điểm :
+Quá trình thực hiện gồm việc tiến hành 2 hợp đồng riêng biệt : hợp
đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu trên cùng một hàng hóa.
+Hàng hóa tạm nhập được hoàn thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+Việc thanh toán được thực hiện theo các quy định về quản lý ngoại hối
của nhà nước.
Hình thức xuất khẩu này có nhiều ưu điểm như : không phải chịu thuế
nhập khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ khá lớn và nhiều kinh nghiệm kinh
doanh quốc tế; tuy nhiên hợp đồng thường có thời gian thực hiện dài, rủi ro
khá cao, thủ tục hai quan phức tạp.
*Ngoài những hình thức xuất khẩu chủ yếu trên, còn có một số hình thức
xuất khẩu khác như : chuyển khẩu, mậu dịch biên giới, tổ chức phân phối tại

nước nhập khẩu.
4.Nội dung hoạt động xuất khẩu hàng hóa
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa thực chất về mục đích cũng là một hoạt
động tiêu thụ hàng hóa nhưng là ở thị trường nước ngoài.Do đó về đặc điểm
và nội dung cơ bản nó cũng giống với hoạt động tiêu thụ hàng hóa trong
nước.Tuy nhiên nội dung hoạt động xuất khẩu hàng hóa lại phức tạp hơn
nhiều do nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố hơn đặc biệt là các yếu tố quốc tế
và cách thức tiến hành, thủ tục cũng phức tạp hơn. Nhìn chung, hoạt động
xuất khẩu hàng hóa được tiến hành qua các bước chính như sau :
4.1 Nghiên cứu thị trường quốc tế
Bước đầu tiên không thể thiếu đối với bất kì một mặt hàng nào muốn
có thể tiêu thụ tại một thị trường nhất định là phải phù hợp với nhu cầu và
yêu cầu của thị trường đó. Muốn biết được điều đó, doanh nghiệp xuất
khẩu phải tiến hành nghiên cứu kỹ thị trường.Việc nghiên cứu thị trường
quốc tế bao gồm :
Đỗ Cường Kinh doanh Quốc tế 46B
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
+Nghiên cứu thị trường hàng hóa quốc tế : nghiên cứu các sản phẩm
cùng loại ( cạnh tranh ) , các sản phẩm thay thế , các sản phẩm hỗ trợ , v.v...
hiện có trên thị trường; đặc trưng các sản phẩm này và thị hiếu, đánh giá
người tiêu dùng về các sản phẩm đã có...từ các thông tin đó có thể giúp doanh
nghiệp hình dung trước vị trí sản phẩm khi đưa vào thị trường.
+Nghiên cứu dung lượng thị trường : Xem xét thị phần hiện tại của thị
trường, số lượng người tiêu dùng hiện có, số lượng khách hàng tiềm năng, các
xu hướng về thị hiếu người tiêu dùng v.v...từ đó có thể bước đầu xác định thị
phần dự kiến của sản phẩm...
+Lực chọn đối tác : lựa chọn đối tác thích hợp để quảng bá, phân phối và
tiêu thụ sản phẩm.
+Nghiên cứu giá cả : nghiên cứu mức giá các sản phẩm hiện có trên thị

trường, thu nhập người tiêu dùng, đánh giá của họ về giá hiện hành, từ đó có
các điều chỉnh và dự kiến giá bán.
4.2 Lập phương án kinh doanh
Trong bước này, thông thường doanh nghiệp tiến hàng 3 hoạt động :
+Đánh giá thị trường : thông qua các thông tin đã thu thập được từ bước
thứ nhất, doanh nghiệp xác định các thông số cần thiết của thị trường như:
quy mô, thị phần, dung lượng...; đánh giá xu hướng phát triển của thị trường
và những cơ hội và thách thức trên thị trường đó.
+Đánh giá doanh nghiệp : trên cơ sở các số liệu và quá trình nghiên cứu
sản phẩm, tình hình hoạt động kinh doanh...doanh nghiệp tiến hành đánh giá
điểm mạnh, điểm yếu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu.
+Lập kế hoạch sản xuất : doanh nghiệp xác định các chỉ tiêu cho sản
xuất sản phẩm như : số lượng, năng xuất, giá bán,v.v..
4.3 Đàm phán và ký kết hợp đồng
Đàm phán là việc các doanh nghiệp xuất khẩu trao đổi, thương lượng để
đi đến nhất trí với nhau về các vấn đề liên quan đến hợp đồng.Đàm phán
Đỗ Cường Kinh doanh Quốc tế 46B
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
thường được thực hiện theo một số phương thức như :
+Đàm phán trực tiếp.
+Đàm phán qua thư tín.
+Đàm phán qua điện thoại.
4.4 Thực hiện hợp đồng
Sau khi kí kết hợp đồng, doanh nghiệp xuất khẩu tiến hành thực hiện hợp
đồng theo quy trình sau :
+Mở và kiểm tra L/C (nếu có)
+Xin giấy phép xuất khập khẩu (nếu có )
+Chuẩn bị hàng xuất
+Thuê tàu

+Kiểm định hàng hóa
+Mua bảo hiểm hàng hóa (nếu có)
+Làm thủ tục hải quan
+Giao hàng lên tàu
+Thanh toán
+Giải quyết tranh chấp (nếu có)
II. MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
1. Khái niệm
Thị trường xuất khẩu là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng
hóa dịch vụ quốc tế trong đó doanh nghiệp đóng vai trò là bên bán sản phẩm
của mình.
Như vậy, hiểu một các đơn giản thì mở rộng thị trường chính là việc mở
rộng không gian trao đổi buôn bán hàng hóa.Thực tế đó là việc mở rộng về
địa lý và khách hàng của chính sản phẩm ban đầu.Trong thời kỳ phát triển
hưng thịnh của ngoại thương, các quốc gia phương tây đã ồ ạt đi khai phá các
vùng đất mới, chiếm cứ là thuộc địa đồng thời biến những nơi mới tìm được
trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của chính quốc.
Đỗ Cường Kinh doanh Quốc tế 46B
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Tuy nhiên, khi sản xuất đạt năng xuất cao, việc mở rộng quy mô về địa
lý dần khó khăn hơn, khái niệm mở rộng thị trường cũng được mở rộng ra và
hiểu với ý nghĩa gồm cả các hoạt động nhằm : đa dạng hóa sản phẩm, tìm tòi
đáp ứng những nhu cầu mới của chính những khách hàng cũ,v.v...
Việc mở rộng thị trường nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới cho
doanh nghiệp, tăng doanh thu và lợi nhuận cho chủ sở hữu.Đó là quan niệm
phổ biến nhất,tuy nhiên theo quan niệm người Nhật thì thứ quyết định hiệu
quả hoạt động kinh doanh không phải là doanh thu mà là thị phần vì “doanh
thu mất có thể lấy lại được nhưng thị phần mất thì rất khó có thể lấy lại
được”, do đó người Nhật coi mục đích quan trọng nhất của việc mở rộng thị

trường là phải tăng thị phần.
Như vậy, dù quan điểm nào thì mục đích của hoạt động mở rộng thị
trường xuất khẩu xét đến cùng vẫn là nhằm tăng quy mô hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp trên trường quốc tế.
2.Các biện pháp để mở rộng thị trường xuất khẩu
2.1 Giải pháp về công nghệ
Các thị trường xuất khẩu mà doanh nghiệp hướng tới thường luôn đòi
hỏi rất cao về chất lượng hàng hóa; bên cạnh đó là những quy định đã được
tiêu chuẩn hóa về các mặt khác như : an toàn, vệ sinh, thân thiện với môi
trường , v.v...Do đó để đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu từ phía thị
trường và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, doanh nghiệp phải đặc biệt chú
trọng tới yếu tố công nghệ và không ngừng hoàn thiện quy trình sản xuất, liên
tục đổi mới, hiện đại hóa công nghệ sử dụng.Sự lạc hậu về công nghệ luôn
khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều bất lợi khi xuất khẩu.
2.2. Chiến lược sản phẩm
Trong chiến lược về sản phẩm, có 2 chiến lược thường được sử dụng
nhiều nhất là : chiến lược về giá và chiến lược về chất lượng.
Đỗ Cường Kinh doanh Quốc tế 46B
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
*Chiến lược hạ giá thành sản phẩm
Đối với bất kỳ sản phẩm nào, giá thành luôn là một công cụ cạnh tranh
mạnh và thường được ưu tiên hàng đầu.Do đó trong chiến lược về giá, để tăng
sức cạnh tranh của sản phẩm, điều đầu tiên người ta thường nghĩ tới chính là
hạ giá.
Hạ giá thành của sản phẩm là những nỗ lực của doanh nghiệp nhằm đưa
giá sản phẩm xuống mức thấp nhất có thể thông qua giảm các loại chi phí.Hạ
giá hợp lý đồng nghĩa với sức cạnh tranh của sản phẩm so với hàng hóa cùng
loại sẽ tăng lên rõ rệt.
Có nhiều phương pháp để hạ giá thành như : giảm thiểu chi phí nguyên

liệu đầu vào; đổi mới công nghệ, sử dụng các công nghệ có hiệu quả tương
đương hoặc cao hơn nhưng lại tốn ít chi phí hơn; mở rộng quy mô sản xuất để
khai thác lợi thế về quy mô; khai thác đường cong kinh nghiệm; nâng cao
hiệu quả công tác quản trị chi phí; áp dụng các phương thức sản xuất tiết kiệm
chi phí, chẳng hạn phương pháp lưu kho “just in time” của Toyota; v.v...Tuy
nhiên, một mặt doanh nghiệp áp dụng các cách thức để gảm chi phí , hạ giá
thành sản phẩm, nhưng mặt khác vẫn phải chú trọng đến chất lượng sản
phẩm.Đây là hai vấn đề tưởng chừng trái ngược nhau nhưng thực tế lại luôn
gắn bó không thể tách rời hoặc xem nhẹ bên nào.
Hạ giá trong thời đại hiện nay vẫn là chính sách được ưu tiên, tuy nhiên
trong kinh doanh, muốn thực sự thành công thì doanh nghiệp không phải chỉ
sử dụng chính sách giảm giá mà phải sử dụng chính sách giá một cách linh
hoạt, phải dựa trên cả những đặc trưng của sản phẩm và thị trường nữa.Nếu
không khéo léo thì có thể chính việc giảm giá lại đem lại thất bại chứ không
phải thành công.
*Chính sách về chất lượng.
Trong nhiều trường hợp, chính sách sản phẩm về chất lượng lại có
Đỗ Cường Kinh doanh Quốc tế 46B
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
hướng đi ngược với chính sách về giá, khi ưu tiên phát triển chất lượng sản
phẩm cho dù giá có thể tăng.
“Chất lượng của một sản phẩm nào đó là tổng hợp tất cả các tính chất
biểu thị giá trị sử dụng, phù hợp với nhu cầu của xã hội nhất định,đảm bảo
yêu cầu của người sử dụng nhưng cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế
và khả năng của từng nước”
Trên thực tế chất lượng mới là vũ khí cạnh tranh số một ( nhưng có thể
không biểu hiện rõ rệt như giá) vì chất lượng có ảnh hưởng quyết định tới thái
độ và niềm tin của người tiêu dùng đến sản phẩm.Xét cho cùng chất lượng
mới là tiêu chí cuối cùng mà người sản xuất và khách hàng hướng tới.

Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng cũng phải quan tâm tới việc giảm
chi phí, đặc biệt là tránh lãng phí , phải xét đến tính hiệu quả kinh tế về lâu
dài.Đồng thời, dù chất lượng tốt đến mấy cũng phải có giá phù hợp, nếu
không cũng sẽ dẫn đến thất bại. Như vậy có thể thấy, muốn đạt được thành
công thì doanh nghiệp phải khéo léo sử dụng kết hợp cả hai chính sách này
trong chiến lược sản phẩm của mình.
2.3 Chính sách phân phối
Trên thực tế, các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta thường gặp rất ngiều
khó khăn trong hoạt động thị trường do thiếu kinh nghiệm.Do đó trong hoạt
động trao đổi, xuất khẩu hàng hóa, sản phẩm trong nước thường nhận phần
thiệt hoặc thậm chí xảy ra tranh chấp thương mại.Do đó việc nâng cao năng
lực họat động thị trường là điều vô cùng cần thiết hiện nay.Trọng tâm là phải
xác định được chính sách thương mại của doang nghiệp để qua đó xác định
cách thức ứng xử trên thị trường.
Chính sách phân phối sản phẩm gồm toàn bộ các hoạt động, giải pháp,
cách thức thực hiện cũng như chiến lược, chiến thuật phân phối nhằm đảm bảo
quá trình đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng đạt hiệu quả cao.
Đỗ Cường Kinh doanh Quốc tế 46B
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Nội dung của chính sách phân phối sản phẩm khá rộng, bao gồm từ việc
xác định mục tiêu, phân tích và dự báo thị trường, lựa chọn các kênh phân
phối, lên phương án tiêu thụ, lựa chọn các đối tác phân phối trung gian, các
biện pháp, chiến lược nhằm duy trì sự thông suốt của dòng hàng hóa môt cách
có hiệu quả...
Phân phối là một hoạt động quan trọng ngay trước khi bán hàng. Hệ
thống phân phối giống như các rễ của doanh nghiệp, quyết định sự vững chắc
của doanh nghiệp trên thị trường. Do đó việc mở rộng và nâng cao hiệu quả
hệ thống phân phối của riêng mình hiện đang được các doanh nghiệp lớn hết
sức chú ý. Bên cạnh những kênh phân phối trung gian có tính chuyên nghiệp

như hệ thống các siêu thị Walmart, BigC ... thì các doanh nghiệp đang dần tự
xây dựng hệ thống phân phối riêng, ví dụ chuỗi siêu thị G7 của Trung
Nguyên....Tiền đề quan trọng nhất để có thể xây dựng chính sách phân phối
hiện quả chính là công tác nghiên cứu-phân tích thị trường.
2.4 Chính sách Marketing
Trong thời đại hiện nay, Marketing đang đóng vai trò ngày càng quan
trọng trong chính sách tiêu thụ sản phẩm của mọi doanh nghiệp.Các công cụ
marketing được sử dụng mọi lúc, mọi nơi :
-Quảng cáo : Bao gồm các hoạt động giới thiệu và lan truyền các
thông tin cần thiết về sản phẩm và cả hình ảnh doanh nghiệp nhằm kích
thích, thu hút sự chú ý của khách hàng tới hàng hóa, dịch vụ.Quảng cáo là
một trong những công cụ quan trọng và được sử dụng phổ biến nhất, với sự
đa dạng về hình thức như : quảng cáo qua tivi, qua radio, qua báo và tạp
chí, poster áp phích, v.v..
-Xúc tiến bán hàng : gồm các hoạt động của doanh nghiệp thực hiện trong
một phạm vi không gian và thời gian nhất định , với mục đích thu hút và thúc
đẩy tới hàng vi mua hàng của khách hàng ngay tại nơi trưng bày sản phẩm.
Đỗ Cường Kinh doanh Quốc tế 46B
18
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
-Dịch vụ bán hàng và sau bán hàng : thu hút khách hàng vào những
quyền lợi hay giá trị tăng phụ tăng thêm của sản phẩm (như dịch vụ vận
chuyển, bảo hành, tư vấn,v.v..)
-Quan hệ công chúng : bao gồm các họat động của doanh nghiệp nhằm
duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các tầng lớp công chúng thông qua
các hoạt động tiếp xúc trực tiếp được tổ chức một cách thường xuyên có hệ
thống nhằm tranh thủ sự ủng hộ của một nhóm người khác giúp nâng cao uy
tín và thanh thế của công ty.
Ngoài những công cụ truyền thống trên, hiện nay, các doanh nghiệp phải
nắm bắt công nghệ mới để áp dụng và tạo ra những công cụ marketing mới có

hiệu quả rất cao, ví dụ như quảng cáo qua thư điện tử, liên kết quảng cáo qua
các dịch vụ trực tuyến, v.v..
2.5 Biện pháp thúc đẩy từ phía nhà nước
Trong cơ chế thị trường, vai trò quản lý của nhà nước có tầm quan trọng
nhất định và tác động rất lớn tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.Việc
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không có sự
hỗ trợ từ phía nhà nước thông qua các chính sách, hoạt động của mình :
-Xây dựng chính sách thị trường quốc gia trong đó định hướng phát triền
thị trường quốc tế ở các nhóm hàng nhất định.
-Hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu, đổi mới công nghệ để
nâng cao sức cạnh tranh; thực hiện ưu đãi tín dụng,v.v...
-Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia thị trường quốc tế, đồng thời phải
minh bạch, rõ ràng và chặt chẽ , phù hợp với thông lệ, luật pháp quốc tế để
giảm rủi ro về luật và tranh chấp có thể phát sinh cho doanh nghiệp.
3.Vai trò của hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu
Mở rộng thị trường xuất khẩu hiện nay là tất yếu khách quan, là ưu tiên
Đỗ Cường Kinh doanh Quốc tế 46B
19
Chuyờn thc tp chuyờn ngnh
hng u ca hu ht cỏc doanh nghip trong nc ó, ang hoc s tham gia
vo th trng buụn bỏn ton cu.Vi sc ộp cnh tranh trờn tt c cỏc th
trng ngy mt gia tng theo qua trỡnh hi nhp, quy mụ th trng gim dn
mt cỏch tng i, cỏc doanh nghip thng xuyờn phi i mt vi nguy c
tt hu, do ú vic m rng th trng xut khu l chin lc sng cũn trong
giai on sp ti.
M rng th trng xut khu a doanh nghip ti nhng c hi mi
m nu nm bt c thỡ doanh nghip s cú th khai thỏc nhng tim nng
ca th trng, gia tng tc tiờu th sn phm, tng doanh thu v li nhun
ng thi cng tng uy tớn ca doanh nghip v thng hiu sn phm.

Sơ đồ 1: Cấu trúc thị trờng tiêu thụ sản phẩm A
Thị trờng lý thuyết sản phẩm A: Tập hợp các đối tợng có nhu cầu
Thị trờng tiềm năng của doanh nghiệp về sản phẩm A
Ngời không tiêu
dùng tuyệt đối.
Thị trờng hiện tại về sản phẩm A Ngời không tiêu
dùng tơng đối
Thị trờng các đối
thủ cạnh tranh
Thị trờng của
doanh nghiệp
(Nguồn: Marketing dới góc độ quản trị doanh nghiệp, NXB Thống kê Hà Nội)
Khụng mt doanh nghip no cú th khai thỏc ht th trng ca bt kỡ
mt sn phm no,v nh vy cng cú ngha doanh nghip cha t ti mc
sn xut kinh doanh hiu qu nht.S trờn cho thy th trng tim nn ca
sn phm luụn ln hn th trng hin ti ca nú.Nhng ngi cha tiờu dựng
sn phm ca doanh nghip thc t mt phn h li cú th l nhng khỏch
hng tim nng doanh nghip khai thỏc.Vn ch l doanh nghip cú
nhn ra c nhúm khỏch hng ú khụng, lm th no nhn ra h v lm th
no bin nhu cu tiờu dựng ca h thnh hnh vi mua hng thc t.Mt
khỏc, s trờn cng ỳng vi mi sn phm hng húa v dch v, do ú c
hi m rng th trng xut khu l ca mi doanh nghip v nú cng rt a
Cng Kinh doanh Quc t 46B
20
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
dạng, không chỉ bó hẹp trong phạm vi ngành nghề lĩnh vực mà doanh nghiệp
đang hoạt động.Do đó trong quá trình phát triển của mình, mọi doanh nghiệp
luôn tìm cách mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu vô cùng
rộng lớn.
Với những lợi ích và tầm quan trọng như vậy, trong xu hướng phát triển

như hiện nay thì không một doanh nghiệp nào lại muốn bỏ qua cơ hội mà mở
rộng thị trường xuất khẩu đem lại.Những doanh nghiệp có sự quan tâm đầu tư
thích đáng và làm tốt hoạt động này sẽ chắc chắn đi đến thành công, vươn lên
một tầm cao mới; ngược lại, doanh nghiệp nào không chủ động nắm bắt xu
thế thì sẽ tụt hậu và có thể bị loại bỏ trước sức ép cạnh tranh.Mở rộng thị
trường xuất khẩu là một xu hướng tất yếu và khách quan.
4.Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng thị trường xuất khẩu
Dựa vào các quan điểm về thị trường và mở rộng thị trường xuất khẩu
thì mục đích của hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu chính là tăng doanh
thu-lợi nhuận ( quân điểm phương Tây) và mở rộng thị phần (quan điểm Nhật
Bản). Do đó đây cũng chính là 2 chỉ tiêu chính giúp doanh nghiệp đánh giá
hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của mình.
4.1 Chỉ tiêu về thị phần
Trong chỉ tiêu về thị phần, kết quả quan trọng nhất mà hoạt động mở
rộng thị trường xuất khẩu phải đem lại chính là sự tăng trưởng thị phần và tốc
độ tăng trưởng thị phần trên thị trường xuất khẩu của sản phẩm.
-Tăng trưởng thị phần : cho thấy hoạt động mở rộng thị trường đã đem
lại hiệu quả; số lượng hàng hóa tiêu thụ tăng; số lượng người tiêu dùng tăng;
sức cạnh trang của sản phẩm tăng lên so với các sản phẩm cạnh tranh.Thị
phần tăng lên là một tín hiệu quan trọng cho thấy úy tín của doanh nghiệp trên
thị trường đã tăng lên và lòng tin của khách hàng vào sản phẩm cũng cao hơn.
Thị phần có thể tăng trong 2 trường hợp :
Đỗ Cường Kinh doanh Quốc tế 46B
21
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
+Thị phần tăng lên ở thị trường hiện tại : thể hiện ở phần thị trường mà
doanh nghiệp nắm giữ tăng lên so với trước và so với các đối thủ cạnh tranh.
Điều đó cho thấy doanh nghiệp đang đi đúng hướng và chính sách sản phẩm
tỏ ra có hiệu quả và phải tiếp tục duy trì xu hướng này.
+Thị phần tăng lên ở thị trường mới : thể hiện ở dung lượng đoạn thị

trường mà sản phẩm mới của công ty hoặc sản phẩm cũ chiếm được trên thị
trường mới ( với thị phần ban đầu là 0 ). Điều đó thể hiện sản phẩm của doanh
nghiệp đã có một chỗ đứng nhất định trên thị trường, được một bộ phận khách
hàng chấp nhận, do đó phải đấy mạnh các biện pháp marketing để phát triển
thị trường mới này.
Đi đôi với việc tăng thị phần thông thường là sự tăng lên về doanh thu và
lợi nhuận doanh nghiệp.Tuy nhiên trong trường hợp các doanh nghiệp ưu tiên
phát triển dài hạn, áp dụng chính sách giá đặc biệt thị có thể doanh thu-lợi
nhuận không tăng theo thị phần.Điều này xảy ra ít hơn nhưng không phải là
điều xấu, ngược lại nó cho thấy doanh nghiệp đã có sự quan tâm đúng đắn tới
phát triển dài hạn.Trong hiện tại doanh thu của doang nghiệp chưa tương
xứng với thị phần, nhưng khi đã nắm được một lượng thị phần lớn, có được
niềm tin người tiêu dùng thì nó sẽ đảm bảo cho doanh thu trong tương lai.
4.2 Chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu
-Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu trên thị trường xuất khẩu đã có : Đây
là chỉ tiêu quan trọng và trực quan nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động mở
rộng thị trường xuất khẩu.Doanh thu của sản phẩm xuất khẩu tăng lên cho
thấy hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu đã đem lại kết quả tốt và ngược
lại.
-Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu trên thị trường mới : Điều này cho thấy
hoạt động mở rộng thị trường đã đem lại một hiệu quả nhất định vì sản phẩm
đã được chấp nhận, tiêu thụ và đem lại doanh thu cho doang nghiệp.Nó là tín
Đỗ Cường Kinh doanh Quốc tế 46B
22
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
hiệu tốt cho thấy co hội mới của doanh nghiệp và thị trường mới này cần phải
được đầu tư hơn nữa.
-Tốc độc tăng doanh thu so với tốc độ tăng trưởng của thị trường : đây là
tiêu chí quan trọng nhất cho thấy hiệu quả của hoạt động mở rộng thị trường
xuất khẩu.Nếu tốc độ tăng doanh thu của sản phẩm cao hơn tốc độ tăng

trưởng của thị trường chứng tỏ hoạt động mở rộng thị trường là hiệu quả và
đã khai thác được tốt thị trường theo chiều sâu, nắm bắt được những cơ hội
mà các doanh nghiệp khác chưa thấy hoặc chưa khai thác tốt.Nếu tốc độ tăng
doanh thu của sản phẩm thấp hơn tốc độ tăng trưởng thị trường thì cho thấy
hoạt động mở rộng thị trường là chưa thực sự hiệu quả, doanh nghiệp mới chỉ
khai thác thị trường theo chiều rộng, đã bỏ qua những có hội kinh doanh nào
đó mà các doanh nghiệp khác đã tận dụng được, do đó cần thay đổi và đầu tư
thêm cho công tác này.
-Tỷ trọng doanh thu từ xuất khẩu : cũng cho thấy một cách tương đối
hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm của công ty so với
các hoạt động tại thị trường trong nước và các hoạt động khác.
4.3 Chỉ tiêu về số thị trường mới tăng thêm :
Số thị trường mới tăng thêm là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh
giá hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường của bất kì công ty nào.Việc tìm
kiếm và thâm nhập những thị trường mới là biện pháp nhằm mở rộng hoạt
động kinh doanh và tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới cho công
ty.Không chỉ những doanh nghiệp đang gặp khó khăn trên thị trường cũ mà
cả những doanh nghiệp đang hoạt động tốt tại những thị trường hiện có cũng
phải chú ý tới việc này vì nó đảm bảo cho việc thực hiện chiến lược dài hạn
của công ty.
Với bất kỳ công ty nào thì việc có mặt tại một thị trường mới luôn là một
sự kiện rất quan trọng , có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh
Đỗ Cường Kinh doanh Quốc tế 46B
23
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
doanh của công ty. Do đó việc công ty có thêm những thị trường mới cũng là
một bằng chứng cho thấy hoạt động mở rộng thị trường của công ty đã được
chú ý và thực hiện rất tốt.
III.SỰ CẦN THIẾT MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI
CÔNG TY ARKSUN VIỆT NAM

Mọi doanh nghiệp kinh doanh đều luôn luôn phải chú trọng tới việc đảm
bảo sự cân bằng và ổn định giữa chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Chiến lược ngắn hạn
giúp tạo lợi ích trước mắt và động lực phát triển cho công ty còn chiến lược
dài hạn ổn định và duy trì sự phát triển đó trong thời gian dài.Cả hai chiến
lược này đều có ý nghĩa và tầm quan trọng như nhau và luôn phải được đồng
thời chú ý trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh.Trong xu thế liên kết quốc
tế, hội nhập kinh tế quốc tế của các nền kinh tế trên thế giới, thách thức cũng
như cơ hội trên thị trường toàn cầu đang tác động tới từng doanh nghiệp trên
tất cả mọi lĩnh vực cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn.Trong đó, thách thức lớn
nhất nhưng cũng là cơ hội lớn nhất cho các doanh nghiệp chính là thị
trường.Sức ép cạnh tranh đang hiện diện rõ rệt và ngày càng mạnh mẽ, cái
thời mà các doanh nghiệp chỉ biết tập trung vào thị trường trong nước mà
không quan tâm tới thị trường quốc tế đã qua rồi.Giờ đây việc tham gia vào
thị trường quốc tế, chủ yếu thông qua xuất khẩu, đã nằm trong chiến lược phát
triển của mọi công ty, trong đó có cả Arksun Việt Nam.
Là một doanh nghiệp hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực xuất khẩu
hàng may mặc, một trong những sản phẩm có thế mạnh về xuất khẩu của Việt
Nam, công ty Arksun biết rõ những cơ hội, thế mạnh của mình để phát triển.
Tuy nhiên công ty cung nhận thức được những thách thức có ảnh hưởng lớn
đến chiến lược của mình.Đó là thách thức từ đối thủ cạnh tranh, chủ yếu đến
từ Trung Quốc với lợi thế vượt trội về giá cả và số lượng.Thách thức từ thị
trường vì những thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn trên thế giới như Mỹ
Đỗ Cường Kinh doanh Quốc tế 46B
24
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
và EU luôn tạo ra một rào cản rất lớn đối với hàng hóa nhập khẩu, vì thế việc
vượt qua được những rào cản này đối với một doanh nghiệp nhỏ của Việt
Nam là một điều không dễ dàng.Trước những thách thức lớn như vậy, việc
mở rộng thị trường xuất khẩu là tất yếu để giúp doanh nghiệp có được chỗ

đứng vững chãi trên thị trường quốc tế và cạnh tranh được với đối thủ mạnh
trong điều kiện khắt khe của thị trường.
CHƯƠNG II
Đỗ Cường Kinh doanh Quốc tế 46B
25

×