PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP BIÊN HÒA
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN QUỐC TUẤN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI GIÚP HỌC SINH LUYỆN
CÁC MẪU CÂU TIẾNG ANH BẬC TIỂU HỌC
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Vân
Giáo viên chủ nhiệm lớp ( môn): Tiếng Anh
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: Tiếng Anh
Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học: 2011 - 2012
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy Vân
2. Ngày tháng năm sinh: 22/ 09/ 1982
3. Giới tính: Nữ
4. Địa chỉ: 51A, tổ 22, KP.2, Phường Trảng Dài, TP. Biên Hòa, Đồng Nai
5. Điện thoại: (CQ) 0613.830005 ; ĐTDĐ: 09.34.71.6666
6. E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn
II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: cử nhân
- Năm nhận bằng: 2006
- Chuyên ngành đào tạo: giảng dạy ngoại ngữ (Tiếng Anh)
III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm:
Số năm có kinh nghiệm: 9
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
“Hoạt động trò chơi giúp học sinh luyện mẫu câu tiếng Anh”
- 2 -
HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI GIÚP HỌC SINH LUYỆN
CÁC MẪU CÂU TIẾNG ANH BẬC TIỂU HỌC
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Mặc dù là một môn học mới và lạ dễ thu hút sự chú ý của học sinh tiểu học
với hình ảnh minh họa sinh động và vốn từ ngữ gần gũi với lứa tuổi học sinh,
Tiếng Anh vẫn là một môn học về ngôn ngữ nên không tránh khỏi việc gây nhàm
chán cho học sinh khi phải lập lại những mẫu câu cho thuần thục. Để giúp học sinh
tiếp thu tốt những kiến thức cơ bản của chương trình Tiếng Anh tiểu học, hướng
tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, tạo nền tảng
kiến thức vững chắc cho các em, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm tích hợp các
hoạt động trò chơi vào hoạt động thực hành mẫu câu nhằm gây hứng thú cho học
sinh trong quá trình học, giúp các em hiểu nhanh, nhớ lâu bài học của mình hơn
qua đề tài “Hoạt động trò chơi giúp học sinh luyện mẫu câu Tiếng Anh bậc tiểu
học”
II/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận
- Đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, để học sinh tự
tìm tòi, phát hiện và tiếp thu kiến thức trong khi giáo viên chỉ đóng vai trò
hướng dẫn là mục tiêu trọng tâm trong việc giúp học sinh ghi nhớ tốt bài học
của mình. Những hoạt động trò chơi cũng chỉ đơn giản là những trò chơi
biến tấu từ những trò chơi quen thuộc của các em như: oẳn tù xì, tiếp sức,
ghép câu . . . . Việc sử dụng hợp lý đồ dùng dạy học có sẵn và tự làm cũng
góp phần tích cực đến thành công của tiết học.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
- Sau đây là một vài hoạt động mà tôi đã mạnh dạn áp dụng trong các tiết học
của mình.
- 3 -
2.1. Oẳn Tù Xì
* Phạm vi áp dụng:
Let’s Learn English Book 3, page 19 Let’s Learn English Book 3, page 39
Luyện tập mẫu câu hỏi và trả lời có hình minh họa trong sách giáo khoa.
* Phương thức tiến hành:
- Sau khi giới thiệu từ vựng, mẫu câu và tiến hành thực hành theo nhóm. Học sinh
tiến hành thực hành mẫu câu theo nhóm đôi.
- Ở mỗi nhóm đôi, học sinh sẽ oẳn tù xì, bạn thắng sẽ chỉ tranh và hỏi, bạn thua sẽ
nhìn tranh và trả lời.
- Đối với mẫu câu tự giới thiệu, bạn thắng sẽ chỉ tranh và đọc to từ/ nhóm từ trong
tranh, bạn thua sẽ phải đặt câu với từ/ nhóm từ đó.
b. Ghép câu:
* Phạm vi áp dụng:
Luyện tập mẫu câu đối đáp
trong bàì đối thoại.
- 4 -
Let’s Learn English Book 3, page 26 Let’s Learn English Book 3, page 38
* Phương thức tiến hành:
- Bước vào phần luyện tập, học sinh được chia thành từng nhóm (4 hoặc 6) tùy
thuộc vào độ dài của bài đối thoại
- Mỗi thành viên của nhóm sẽ được phát một thẻ có chứa 1 câu trong bài đối thoại.
Nhiệm vụ của mổi em là phải học thuộc câu của mình và không để cho các bạn
nhìn thấy. Sau đó mỗi em sẽ đọc to câu của mình lên cho cả nhóm nghe và cùng
nhau sắp xếp những câu đó lại cho đúng theo thứ tự của bài đối thoại đã học.
Đáp án: 2, 4, 3, 1
- Nhóm học sinh có thể lên bảng đứng theo thứ tự này, hoặc viết câu trả lời vào
giấy hoặc bảng nhóm.
c. Chuyền banh.
* Phạm vi áp dụng:
- Luyện tập mẫu câu hỏi và trả lời trong tiết học ngữ liệu mới.
- Luyện tập mẫu câu hỏi và trả lời trong tiết ôn tập. Khi đó giáo viên phải
giới thiệu lại các mẫu câu cần ôn tập trong tiết
Vi dụ: - Where are you from? – I’m from London.
- 5 -
1. He’s my new pen friend. He’s English.
2. What are you doing Nam?
3. Who’s he?
4. I’m reading a letter from Tony.
- What does your father do? – He’s a taxi driver.
- What’s the date today? – It’s February 2
nd
2012.
- What are you doing? – I’m writing a letter.
- How often do you play football?- Sometimes.
. . . . . . . . . .
* Phương thức tiến hành:
- Chuẩn bị 4 quả banh (2 quả banh có dấu chấm hỏi và 2 quả banh trả lời)
- Chia lớp ra thành 2 nhóm, phát cho mỗi nhóm 2 quả (1 có dấu chấm hỏi và 1
không có).
- Cả lớp vừa hát đồng thanh (hoặc nghe đĩa CD/ băng cassette) vừa chuyền banh;
khi có hiệu lệnh của giáo viên ( gõ thước/ vỗ tay/ ngưng nhạc), học sinh nào đang
giữ quả banh có dấu chấm hỏi của nhóm 1 sẽ đặt câu hỏi cho bạn có quả banh trả
lời của nhóm 2 và ngược lại.
d. Gọi tên (còn được gọi là bắn súng, đắm thuyền)
* Phạm vi áp dụng:
- Luyện tập mẫu câu hỏi và trả lời/ mẫu câu đối đáp trong tiết học ngữ liệu
mới.
Ví dụ: (Let’s Learn English Book 3, page 51)
- How often do you play football? - Sometimes
- What did you do at the Festival? - I drew a picture
- Luyện tập mẫu câu hỏi và trả lời/ mẫu câu đối đáp trong tiết ôn tập. Khi đó
giáo viên phải giới thiệu lại các mẫu câu cần ôn tập trong tiết
- 6 -
Vi dụ: - Where were you yesterday? – I was at home.
- What’s the matter with you? – I have a headache.
- I have a fever. – You should see a doctor
. . . . . . . . . .
* Phương thức tiến hành:
- Chia lớp thành 2 đội chơi. Mỗi đội chơi là 1 chiếc thuyền. Nhiệm vụ của mỗi
thuyền viên là trả lời câu hỏi sau đó đặt câu hỏi và gọi tên 1 thành viên của đội bạn
để bạn ấy trả lời. Nếu đội bạn trả lời được, tiến trình trên tiếp tục được thực hiện.
Nếu đội bạn không trả lời được xem như thuyền của đội đó bị thủng 1 lổ. Trong 1
khoảng thời gian nhất định mà giáo viên quy định, thuyền nào có ít lỗ thủng hơn
thì đội đó thắng.
III/ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
1. Đối với giáo viên:
- Giáo viên có thể khai thác triệt để tranh ảnh có sẵn trong sách giáo khoa,
do đó không mất nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị.
- Đồ dùng có giá thành thấp, chỉ cần làm một lần và có thể sử dụng lâu dài.
- 7 -
- Các hoạt động chơi mà học đã thu hút được sự tham gia hoạt động nhiệt
tình của tất cả các đối tượng học sinh trong tiết học.
2. Đối với học sinh:
- Động tác oẳn tù xì tạo được sự bất ngờ trong việc chia nhiệm vụ hỏi và trả
lời, vì nếu cứ thay phiên hỏi và trả lời như bình thường thì các em sẽ biết
trước câu mình phải hỏi( hoặc trả lời) do đó sẽ không chú ý đến những gì
bạn mình nói.
- Hoạt động ghép câu giúp các em thuần thục trong hoạt động đối thoại tạo
sự tự tin cho các em trong quá trình giao tiếp sau này.
- Hoạt động chia đội chuyền banh tạo được sự bất ngờ tạo hứng thú trong
hoạt động học tập.
- Ngoài việc củng cố tinh thần đồng đội cho học sinh, hoạt động gọi tên (bắn
súng, đắm thuyền) làm cho các em ý thức hơn trong việc giúp đỡ các bạn
yếu hơn vì nếu bạn không trả lời được thì cả đội sẽ thua. Đây là điểm thành
công nhất trong hoạt động trò chơi này.
Kết quả đạt được khi áp dụng các hoạt động trò chơi vào thực tế dạy và học
tại lớp:
Tiết dạy
Số HS tích cực
tham gia học tập
%
Số HS chưa tích cực
tham gia học tập
%
Không áp dụng
các hoạt động
trò chơi
105/152 69,8% 47 30,2%
Có áp dụng các
hoạt dộng trò
chơi
144/152 94,7% 8 5,3%
IV/ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
- Qua thực tế giảng dạy tại lớp, tôi nhận thấy việc áp dụng đề tài mang lại hiệu quả
cao, các em có hứng thú với việc học hơn và qua đó chất lượng giáo dục được cải
thiện đáng kể. Qua đó kính đề xuất Ban Giám hiệu nhà trường cho áp dụng và phát
triển các hoạt động trò chơi này vào hoạt động dạy và học trong phạm vi toàn
trường.
- 8 -
V/ TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Let’s Learn English ( Student’s book 3)
- Let’s Learn English ( Workbook 3)
- Let’s Go 1A
- Let’s Go 1B
- Let’s Go 2A
NGƯỜI THỰC HIỆN
Nguyễn Thị Thùy Vân
- 9 -
PHÒNG GD&ĐT TP BIÊN HÒA
Trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Đa, ngày 03 tháng 10 năm 2011
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2011 - 2012
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI GIÚP HỌC SINH LUYỆN
CÁC MẪU CÂU TIẾNG ANH BẬC TIỂU HỌC
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thùy Vân - Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực
khác)
- Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: Tiếng Anh
- Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác: ……
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
- Có giải pháp hoàn toàn mới
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách: Tốt Khá Đạt
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt Khá Đạt
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt Khá Đạt
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của
người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng
kiến kinh nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
- 10 -