Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Báo cáo Đề tài “ thiết kế thiết bị xếp dỡ hàng tự động vào kho”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.39 KB, 11 trang )

Báo cáo thực tập nhóm I KTHK-K50
Mở đầu
Ngày nay, cùng với sự phát triển chung của nền công nghiệp, cùng sự phát
triển cuả nền kinh tế , khối lượng hàng hóa sản xuất ngày càng nhiều đòi hỏi
phải có những hệ thống kho hàng đủ lớn để đáp ứng được những nhu cầu đó.
Tuy nhiên ở thời buổi “ tấc đất, tấc vàng” như hiện nay để có một mặt bằng
đủ lớn là cực kỳ khó khăn và tốn kém. Chưa kể các doanh nghiệp nhỏ không
đủ tiềm lực tài chính sẽ thật khó để có được cho mình một kho hàng ưng ý
và vì thế hoặc họ phải đi thuê kho hàng với giá rất đắt hoặc phải tăng chiều
cao của kho hàng và thiết kế hệ thống lưu trữ cho phù hợp
Khi những kho hàng trở lên lớn hơn, cao hơn việc vận chuyển, xếp dỡ
hàng lại càng trở lên khó khăn hơn cho con người điều đó đồng nghĩa với
việc cần thêm nhiều công nhân hơn cho khâu lưu trữ hàng kéo theo chi phí
cho một sản phẩm sẽ tăng lên và làm giá cả mặt hàng tăng nên , làm giảm
tính cạnh tranh của sản phẩm ,giảm lợi nhuận của doanh nghiệp
Làm thế nào để giảm nhân công lao động? làm thế nào để giảm diện
tích mặt bằng cho kho hàng? Làm thế nào để giảm khó khăn cho con người
và nâng cao năng suất lao động?
Các hệ thống kho hàng tự động ra đời để giải quyết tất cả những khó
khăn đó…
Trên thế giới cũng đã có rất nhiều hãng đã nghiên cứu, thiết kế và sản
xuất các máy bốc dỡ hàng tự động tuy nhiên hiện tại ở Việt Nam những loại
máy mang nhãn hiệu “made in Việt Nam” hầu như chưa có.Đó chính là lý
do chúng em được giao nhiệm vụ nghiên cứu đề tài này.
GVHD : Phạm Gia Điềm
1
Báo cáo thực tập nhóm I KTHK-K50
Đi tìm ý tưởng
Với yêu cầu thiết kế xe nâng hạ tự động xếp dỡ hàng hóa từ kho như hình
vẽ :
Yêu cầu đối với thiết bị nâng hạ là phải linh hoạt,nâng hạ được hàng hóa


đưa vào 2 bên dãy kho hàng , thiết kế cho khối hàng hóa nặng 20kg.
Sau 2 tuần tìm các tài liệu liên quan đến yêu cầu đặt ra,bọn em đã tìm hiểu
được các các kiểu xe nâng hạ sau:
GVHD : Phạm Gia Điềm
2
Báo cáo thực tập nhóm I KTHK-K50
1,Kiểu này sử dụng dây cứng để kéo và đẩy khối hàng
Ưu điểm ; đơn giản
Nhược điểm : Chỉ nâng hạ về 1 phía,sử dụng cho những kiện hàng có khối
lượng nhỏ
GVHD : Phạm Gia Điềm
3
Báo cáo thực tập nhóm I KTHK-K50
2,Loại xe tự hành
GVHD : Phạm Gia Điềm
4
Báo cáo thực tập nhóm I KTHK-K50
Loại này dùng cho nơi có diện tích kho bãi rộng ,linh hoạt,nâng được khối
lượng hàng lớn và cồng kềnh
Nhược điểm : Phần điều khiển rất phức tạp
3. Loại tay gạt :loại này sử dung cơ cấu tay gạt, rất đơn giản,dễ chế tạo, nhỏ
gọn.

Tuy nhiên nó có hành trình ngắn,độ linh hoạt không cao,sử dụng cho những
khối hàng có kích thước và khối lượng nhỏ.
GVHD : Phạm Gia Điềm
5
Báo cáo thực tập nhóm I KTHK-K50
4.Loại bàn trượt :
Loại này tiết kiệm được không gian vì thế phù hợp với kho hàng có không

gian hẹp 2 bên. Độ linh hoạt cao vì bàn trượt có thể vươn cả về 2 phía để
bốc dỡ hàng.
Nhược : cơ cấu cồng kềnh….
Sau khi tham khảo các mẫu nhóm em đã quyết định nghiên cứu theo mẫu
thứ 4 :bàn trượt. Do nó phù hợp với yêu cầu đề ra là xe bốc dỡ hàng phải
linh hoạt và bốc dỡ đươc cả 2 bên dãy kho hàng.
GVHD : Phạm Gia Điềm
6
Báo cáo thực tập nhóm I KTHK-K50
Giải Pháp
Thiết bị bốc dỡ hàng hóa được chia làm 3 phần chính
+) Phần di chuyển dọc kho hàng
+)Phần nâng hạ
+)Phần xếp, lấy hàng
Với các giải pháp cụ thể như sau
1) phần di chuyển dọc kho hàng:
Ta dùng hệ thống thanh ray và bánh xe để di chuyển với 2 thanh ray dưới
và 1 thanh ray trên .Thanh ray dưới có nhiệm vụ dẫn hướng và làm đường
cho xe chạy. Thanh ray trên vừa dẫn hướng vừa giúp ổn định máy .
2)Phần nâng hạ
Ta dùng cơ cấu xích để nâng hạ . Cơ cấu này vừa đơn giản , dễ chế tạo lại
vừa dễ điều khiển, giá thành rẻ
GVHD : Phạm Gia Điềm
7
Báo cáo thực tập nhóm I KTHK-K50
Phần thân bao gồm gân tăng cứng, có đối trọng để cân bằng, các cơ cấu
chuyển động lên xuống và dọc theo đường ray, hộp điều khiển …
3)Phần lấy và xếp hàng
Đây là phần quan trọng nhất và đòi hỏi mất nhiểu thời gian thiết kế nhất,
là trọng tâm của đợt thực tập.

Với yêu cầu tiết kiệm không gian,cơ cấu chắc khỏe, linh hoạt có thể lấy
hàng từ cả 2 phía vừa có thể phát triển thành nhiều kích cỡ cho nhiều loại
hàng hóa có khối lượng khác nhau. Sau một thời gian tìm hiểu cũng như
phân tích nhóm đã quyết định dùng cơ cấu bàn trượt 5 tầng để thỏa mãn tất
cả các yêu cầu đó.
Cơ cấu này gồm 4 tầng chuyển động và một phần cố định với bàn nâng hạ.
với nguyên lý hoạt động như sau:
Động cơ được gắn với đĩa xích cố định ở tầng 1( tầng này cố định), đĩa
xích ăn khớp với dây xích được gắn chặt vào tầng 2 . ở tầng 1 có một chốt
gắn cố định với tầng dưới của dây xích khác ở trên tầng 2( dây xích này
được lắp vào các đĩa xích có khả năng quy quanh trục của nó).Tương tự các
tầng 2-3-4-5 cũng được liên kết theo kiểu chốt-dây xích như trên. Khi động
cơ hoạt động, đĩa xích ở tầng 1 quy làm đĩa trên chuyển động tịnh tiến. Do
đĩa 1 cố định nên làm tầng trên của xích 2 chuyển động cùng chiều với
chuyển động của đĩa 2 nhưng chuyển động tương đối so với đĩa 2 và do
GVHD : Phạm Gia Điềm
8
Báo cáo thực tập nhóm I KTHK-K50
được gắn chặt với một chốt ở đáy đĩa 3 nên chuyển động này làm đĩa 3
chuyển động tịnh tiến tương đối với đĩa 2. Tương tự như thế cho đĩa 4, đĩa 5
cũng chuyển động tịnh tiến và cùng chiều so với đĩa ngay bên dưới nó. Khi
kết thúc hành trình , động cơ dừng lại và cơ cấu vươn ra được chiều dài tối
đa gấp 2 lần chiều dài của bàn nâng.( xem hình dưới)
GVHD : Phạm Gia Điềm
9
Báo cáo thực tập nhóm I KTHK-K50
Sau đây là hình tổng quan hệ thống
GVHD : Phạm Gia Điềm
10
Báo cáo thực tập nhóm I KTHK-K50

Kết Luận
Đề tài “ thiết kế thiết bị xếp dỡ hàng tự động vào kho” là một đề tài rất
thiết thực và có tính khả thi cao, mang tính thương mại lớn. Tuy nhiên với
sinh viên năm thứ 4 thì đề tài là khá mới và khó. với sinh viên ngành kỹ
thuật hàng không thì đó càng là một thách thức lớn hơn. Tuy nhiên sau 4
tuần làm việc khẩn trương và nghiêm túc nhóm thực tập đã hoàn thành được
các yêu cầu của thầy giáo hướng dẫn và bước đầu cũng đã có những kết quả
khá tốt giúp ích rất lớn cho quá trình thiết kế chi tiết tiếp theo, đó là:
+) Chọn được mô hình thiết kế
+) Đưa ra giải pháp phù hợp để giải quyết bài toán
+) Thiết kế được sơ bộ mô hình 3D trên phần mềm solidworks
+) Đưa ra được các bản vẽ chi tiết quan trọng
Với những kết quả đạt được đó , các thành viên trong nhóm đã xác định
được các bước tính toán chi tiết để đưa ra sản phẩm, hình dung được quy
trình thiết kế một sản phẩm cơ khí mang tính thương mại như thế nào , nâng
cao được khả năng làm việc theo nhóm và tự tin hơn trong công việc. Từ đó
chúng em có hướng phát triển tiếp trong tươn lai với sản phẩm này như sau:
+) tiếp tục nghiên cứu để tối ưu hóa ý tưởng
+) tính toán thiết kế chi tiết để đưa ra bản vẽ chi tiết, bản vẽ chế tạo
+) gia công lắp ráp mô hình
+) chế tạo sản phẩm thực tế làm thương mại
Qua bài báo cáo này em xin gửi lời cám ơn chân thành tới các thầy
trong ban hướng dẫn tốt thực tập tốt nghiệp đã tạo cho chúng em những điều
kiện thuận lợi để chúng em làm việc. Đặc biệt là thầy giáo Phạm Gia Điềm
đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo để chúng em hoàn thành được đợt
thực tập kỹ thuật này. Với sự hiểu biết còn hạn chế của sinh viên năm thứ 4
chắc chắn trong thiết kế của bọn em còn có những khiếm khuyết , chúng em
rất mong có được sự góp ý của các thầy để sản phẩm của bọn em hoàn thiện
hơn và mang tính cạnh tranh cao hơn khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cám ơn

Hà nội ngày 07 tháng 07 năm 2009
Nhóm thực tập 1 lớp kỹ thuật hàng không-K50
1)Phạm Tuấn Anh
2)Vũ Tuấn Anh
3)Nguyễn Văn Dũng
4) Nguyễn Viết Dũng
5)Phạm Văn Dũng
6) Phạm Phúc Đường
GVHD : Phạm Gia Điềm
11

×