Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tài liệu Báo cáo đề tài Phân tích cổ phiếu ngành ngân hàng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.42 KB, 18 trang )

Nhóm 8- Lớp Thị trường chứng khoán 7
Đề tài :
Phân tích cổ phiếu
ngành ngân hàng
Nhóm thực hiện: Nhóm 8- Lớp Tài chính doanh nghiệp A- K49.
Nhóm trưởng: Đỗ Thị Loan
Các thành viên: Bùi Thị Tú Anh
Lương Mai Chi
Nguyễn Thị Đoan
Trần Thanh Hoàng
Phạm Thị Hồng
Trần Thị Thu Nga
Nguyễn Văn Phượng
Nguyễn Thị Thêm
Phạm Thị Hoài Thương
Nguyễn Minh Trí
Nguyễn Đắc Trọng.
1
Nhóm 8- Lớp Thị trường chứng khoán 7

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................................2
Phần A.Tổng quan về ngành ngân hàng Việt Nam.
1.Quá trình hình thành và phát triển.
Ngành ngân hàng Việt Nam đã có một quá trình phát triển tuy không phải là dài
so với các nước trên thế giới nhưng đã có nhiều sự thay đổi. Nhìn toàn cảnh sự phát
triển của ngành ngân hàng Việt Nam có những nét chính sau:
Trước năm 1990, Hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống 1 cấp có nghĩa là
không có sự tách bạch giữa chức năng quản lý và chức năng kinh doanh, ngân hàng
Nhà nước đồng thời cũng là ngân hàng thương mại và ngược lại. Đây là kết quả của
một nền kinh tế tập trung, bao cấp, trong đó cấp phát vốn là nhiệm vụ cơ bản của hệ


thống ngân hàng.
Sau năm 1986, năm khởi đầu của công cuộc đổi mới đất nước, ngành ngân hàng
cũng đứng truớc yêu cầu phải thay đổi và cuối tháng 5/1990, hai pháp lệnh ngân
hàng ra đời (Pháp lệnh ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp
tác xã tín dụng và công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ
thống ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp.Trong đó lần đầu tiên đối tượng
nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được pháp luật phân biệt rạch ròi:
+ Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động kinh
doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; Thực thi nhiệm vụ của
một ngân hàng Trung ương là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền; Là ngân
hàng của các ngân hàng và là ngân hàng của nhà Nước; NHTW là cơ quan tổ chức
việc điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ ổn định giá trị đồng tiền làm làm
mục tiêu chủ yếu và chi phối căn bản các chính sách điều hành cụ thể đối với các hệ
thống ngân hàng cấp 2.
+ Cấp ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh
toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân do các định
chế tài chính ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện.
Cho đến thời điểm hiện nay, hệ thống ngân hàng vẫn là nhân tố nòng cốt, tích
cực trong việc huy động vốn phục vụ cho đầu tư phát triển nền kinh tế bên cạnh
kênh huy động vốn đang rất lớn mạnh là thị trường chứng khoán. Với sự phát triển
2
Nhóm 8- Lớp Thị trường chứng khoán 7
của hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM), nền văn minh tiền tệ Việt Nam đã
từng bước ổn định giá trị, tính đa dạng về phương tiện thanh toán thay tiền mặt và
không ngừng hoàn thiện các công nghệ điều hành cũng như công nghệ thanh toán
hiện đại hướng về các nhu cầu tiện ích đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân.
Hiện nay ngành ngân hàng có sự phát triển vô cùng mạnh mẽ. Sự tăng lên nhanh
chóng về số lượng của các ngân hàng, về quy mô vốn điều lệ, về mạng lưới giao
dịch cho thấy điều đó. Nhìn chung thì trên thị trường ngân hàng hiện nay, các ngân
hàng thương mại quốc doanh vẫn chiếm vai trò chủ đạo trên nhiều mảng hoạt động.

Tuy nhiên sự trỗi dậy của khối ngân hàng thương mại cổ phần và trong tương lai là
khối ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã và đang đe dọa vai trò này. Ngành ngân
hàng đã và đang có những đóng góp hết sức to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế
quốc dân và bản thân kinh doanh ngân hàng đã và đang đem lại những khoản lợi
nhuận khổng lồ cho các ông chủ ngân hàng, nhưng để đánh giá được đấy đủ thực
trạng và triển vọng kinh doanh của ngành ngân hàng Việt Nam, cần thiết phải đánh
giá tổng thể và dựa trên số liệu đáng tin cậy.
2.Số lượng ngân hàng giai đoạn năm 1991-2008.
Trong lịch sử nền kinh tế thương mại qua các năm, ngành ngân hàng đã có sự
thay đổi nhanh chóng cả về số lượng và quy mô. Số lượng ngân hàng tăng từ 9 ngân
hàng trong năm 1991 lên 80 ngân hàng năm 2007, và 81 năm 2008. Số lượng ngân
hàng tăng thêm chủ yếu tập trung vào 2 khối ngân hàng thương mại cổ phần và chi
nhánh ngân hàng nước ngoài cho thấy sức hấp dẫn cuả ngành ngân hàng Việt Nam
đối với các nhà đầu tư trong nước cũng như các tổ chức tài chính quốc tế.

Năm 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2005 2006 2007 2008
NHTMLD 1 3 4 4 4 4 4 5 5 6
NHTMQD 4 4 4 5 5 5 5 5 4 5
CNNHTMNN 0 8 18 24 26 26 29 31 35 44
NHTMCP 4 41 48 51 48 39 37 34 35 36

Năm 2008, trên thị trường NHTM Việt Nam có 6 ngân hàng thương mại liên
doanh, 5 ngân hàng thương mại quốc doanh, 44 chi nhánh ngân hàng thương mại
nước ngoài và 36 ngân hàng thương mại cổ phần. Chúng ta có thể thấy số lượng
ngân hàng TMCP ở Việt Nam trong giai đoạn năm 1991-1993, từ con số 4 NH lên
đến 41 NH, các năm sau đó số lượng các ngân hàng TMCP tiếp tục tăng lên và đạt
đến đỉnh điểm là 51 vào năm 1997...Sau đó 1 số ngân hàng NHTMCP do hoạt động
không hiệu quả và bị phá sản, bị mua lại, dẫn đến số lượng các ngân hàng TMCP
giảm xuống và đến năm 2008 số NHTMCP là 36. Và năm 2009 là 39. Các chi
nhánh NHTM nước ngoài thì có số lượng ngày càng tăng lên cùng với sự mở cửa và

sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam, đến năm 2008 số lượng các chi
nhánh NHTMNN đã đạt 44, đến năm 2009 là 40. Như vậy Tính đến năm 2008 và
2009 các NHTMQD và CNNHTMNN đang dẫn đầu về số lượng . Các NHTMQD
và NHTMLD tuy không có số lượng vượt trội nhưng xét về thị phần cả huy động
vốn và cho vay các NHTMQD vẫn đang đứng đầu trên thị trường.
3
Nhóm 8- Lớp Thị trường chứng khoán 7

Phần B. Thực trạng ngành ngân hàng hiện nay.
1.Năm 2008
Ngành ngân hàng trong năm 2008 đã trải qua nhiều biến động khó khăn.
Lạm phát:
Đầu năm phải đối mặt với lạm phát tăng cao (24%) do đó việc thắt chặt tiền tệ
đã gây khó khăn không nhỏ cho ngân hàng.
Thứ nhất: họ phải tăng lãi suất vay tăng lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay
quá cao khiến càng ít doanh nghiệp vay vốn, làm cản trở đến việc kinh doanh của
ngân hàng.
Thứ hai: Do lãi suất cao nên khả năng hoàn trả của các con nợ bị giảm sút,
việc thu hồi nợ khó khăn hơn, các khoản nợ xấu gia tăng, tăng khả năng rủi ro của
các ngân hàng.
Thứ ba: Do lý do thứ hai nên các ngân hàng trở nên dè dặt trong việc cho vay
vốn, tiền không được mang ra sử dụng lưu thông trở thành những khoản tiền vô ích,
làm tăng chi phí cho ngân hàng.
Cơn bão tài chính Mỹ:
Gần cuối năm 2008, ngành tài chính ngân hàng phải đón nhận tin cơn bão tài chính
ở Mỹ.
Cạnh tranh giữa các ngân hàng:
Đầu tiên là sự cạnh tranh các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước
ngoài. Càng ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam. Lợi thế của
họ là có nhiều vốn, có tiềm lực tài chính và quản lý. HSBC là ngân hàng nước ngoài

tích cực nhất hiện nay. HSBC đã được Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép
thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Việc thành lập ngân
hàng con cho phép HSBC mở rộng mạng lưới phân phối rộng hơn, tới các khách
hàng hiện tại cũng như khách hàng mới. HSBC trở thành ngân hàng nước ngoài đầu
tiên tại Việt Nam sở hữu 20% cổ phần tại một ngân hàng trong nước sau khi nâng
cổ phần sở hữu tại Techcombank từ 14,4% lên 20%. Điều này cho phép HSBC mở
rộng sức ảnh hưởng và gia tăng tầm hoạt động của mình. Sức ép cạnh tranh ngày
càng gia tăng đối với các ngân hàng nội.
Cạnh tranh với ngân hàng trong nước: Điều này là hiển nhiên nhưng có xu thế
mới đó là việc hợp tác của các ngân hàng nội. Việc rõ ràng nhất là “liên minh
ATM”. (Vietcombank và Techcombank). Điều này làm gia tăng tầm hoạt động, khả
năng cạnh tranh, sức thu hút khách hàng hơn là những ngân hàng không nằm trong
liên minh.
2.Ngành ngân hàng 6 tháng đầu năm 2009
Bước sang năm 2009, nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, hệ thống
ngân hàng Việt Nam đã dần đi vào hoạt động ổn định. Đặc biệt vừa qua gói kích
cầu của Chính phủ đã phát huy tác dụng đúng lúc, giúp hoạt động của ngành tài
chính khởi sắc hơn. Đến thời điểm này, nhiều ngân hàng thương mại thông báo đã
hoàn thành những kế hoạch kinh doanh chính của cả năm 2009.
4
Nhóm 8- Lớp Thị trường chứng khoán 7
a) Quy mô vốn điều lệ.
Năm 2008 và 2009 là khoảng thời gian mà rất nhiều ngân hàng tiến hành tăng
vốn điều lệ theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP về danh mục mức vốn pháp định
của các tổ chức tín dụng do Chính phủ ban hành, đối với ngân hàng TMCP, mức
vốn pháp định áp dụng cho đến cuối năm 2008 là 1.000 tỷ đồng và áp dụng cho đến
cuối năm 2010 là 3.000 tỷ đồng. Theo kế hoạch đề ra trong năm nay của nhiều ngân
hàng (NH) thì vốn điều lệ sẽ được điều chỉnh tăng lên ở mức khá cao so với năm
2007. Nhiều NH đặt kế hoạch tăng vốn lên hàng đầu, với tham vọng nâng cao tiềm
lực tài chính, mở rộng tín dụng.

LienVietBank vừa thực hiện kế hoạch tăng VĐL lên 3.650 tỷ đồng. Eximbank
cũng được NHNN chấp thuận kế hoạch nâng vốn từ 7.219 tỷ đồng lên hơn 8.800 tỷ
đồng vào cuối tháng 6/2009. Thực hiện kế hoạch tăng VĐL năm 2009 đã được đại
hội cổ đông (ĐHCĐ) chấp thuận, từ ngày 15/7, SCB chính thức tăng vốn từ hơn
3.299 tỷ đồng lên trên 3.636 tỷ đồng thông qua việc phát hành CP trả cổ tức đợt
2/2008 và CP thưởng từ nguồn thặng dư vốn.
Trước đó, DongA Bank cũng đã hoàn thành kế hoạch tăng vốn từ 2.800 tỷ
đồng lên 3.400 tỷ đồng. Kế hoạch từ nay đến cuối năm các NH như: Sacombank,
ACB và kể cả DongA Bank cũng tăng thêm VĐL. Và không chỉ có các NH lớn,
ngay cả những NH nhỏ cũng không đứng ngoài cuộc mà đang xúc tiến để hoàn
thành kế hoạch đề ra. Trong đó, nhiều NH quy mô vừa và nhỏ có tham vọng tăng
vốn gấp đôi so với hiện tại, cho dù cuối năm trước phải chạy đua với thời gian mới
đáp ứng được lộ trình.
Ngoại trừ SHB thì cả VCB, STB và ACB đều là những ngân hàng lớn và có
thể coi là những tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng. Bên cạnh ngân hàng mẹ,
các ngân hàng này có các công ty con hoạt động trong các lĩnh vực chứng khoán,
quản lý quỹ, cho thuê tài chính, kinh doanh vàng ngoại tệ…
Dưới đây là một số những so sánh khái quát về hoạt động cũng như tầm ảnh
hưởng của các ngân hàng này tới thị trường.
VCB ACB STB SHB
Giá trị thị
trường
(tỷ
đồng)
60.504 31.292 17.513 6.540
Vốn điều lệ
(tỷ đồng)
12.101 6.322 5.116 2.000
Vốn chủ sở
hữu

(tỷ đồng)
13.790 7.766 7.638 2.267
Tổng Tài sản
(tỷ đồng)
221.950 105.306 67.469 14.381
5
Nhóm 8- Lớp Thị trường chứng khoán 7
Tổng huy động
(tỷ đồng)
196.507 75.113 58.635 n/a
Dư nợ cho vay
(tỷ đồng)
112.793 34.833 33.708 n/a
LNTT 2008
(
tỷ đồng)
3325 2561 1110 269
KH LNTT 2009
(tỷ đồng)
3320 2700 1600
Số điểm giao
dịch 271 n/a 247 n/a
CBCNV 9.212 n/a 6.016
n/a
Xét trên một số tiêu chí hoạt động như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, huy động, dư
nợ… thì Vietcombank có quy mô lớn hơn rất nhiều so với ACB và Sacombank.
Trong khi đó, đây lại là hai ngân hàng lớn nhất trong số các ngân hàng TMCP tư
nhân.
Tính đến 31/12/2008, tổng tài sản của VCB đạt 222 nghìn tỷ đồng, gấp đôi ACB
(105 nghìn tỷ) và gấp 3 lần STB (67 nghìn tỷ). Với tổng tài sản chỉ đạt hơn 14 nghìn

tỷ, SHB thuộc nhóm có quy mô vốn nhỏ trong số các ngân hàng TMCP.
Điều này cũng phản ánh sự cách biệt quy mô giữa nhóm 4 ngân hàng thương mại
nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank) với khối ngân hàng
TMCP tư nhân.
VCB có thế mạnh trong các lĩnh vực Ngân hàng bán buôn, Tài trợ thương mại,
Thanh toán quốc tế, Kinh doanh ngoại tệ, hoạt động thẻ. Với lợi thế quy mô vốn
lớn, VCB có thể dàn xếp vốn hoặc tham gia đầu tư vào các dự án lớn trong các lĩnh
vực như dầu khí, điện, đóng tàu… Do đó, khách hàng của VCB cũng chủ yếu là các
Tập đoàn, doanh nghiệp lớn.
Với nguồn lực hạn chế hơn, ACB, STB cũng như hầu hết các ngân hàng tư nhân
khác tập trung phát triển lĩnh vực ngân hàng bán lẻ. Đối tượng khách hàng chính là
các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
b) Lợi nhuận ngành ngân hàng
Sau hơn một năm chịu dư chấn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, con số
lợi nhuận tương đối cao của các ngân hàng là những tín hiệu tốt với nền kinh tế Việt
Nam nói chung và với ngành tài chính – ngân hàng nói riêng.
Sáu tháng đầu năm 2009, Ngân hàng Á Châu (ACB) đạt 105.439 tỷ đồng vốn
huy động (trong đó huy động từ dân cư là 102.478 tỷ đồng), dư nợ cho vay đạt
50.349 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế (sau khi trích lập dự phòng rủi ro tối đa theo
qui định và chưa bao gồm lợi nhuận của các công ty con) đạt trên 1200 tỷ đồng.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank): Lợi
nhuận trước thuế đạt khoảng 2.450 tỷ đồng (đã trích lập dự phòng rủi ro theo quy
6

×