Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

XÂY DỰNG WEBSITE ĐÁNH GIÁ TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843.69 KB, 78 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin trân thành cảm ơn thầy giáo Thiếu tá. TS. Ngô Hữu Phúc, giảng viên
khoa Công nghệ thông tin, Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự đã tận tình chỉ bảo và
hướng dẫn em hoàn thành đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo trong khoa Công nghệ thông
tin, Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự đã tận tình phân tích, hướng dẫn những ý
kiến quý báu giúp em thực hiện đồ án đi đúng hướng và đạt đúng mục đích.
Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Ngô Hữu Phúc, Website Đánh
giá tín nhiệm Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã cơ bản được hoàn thành nhưng
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của các
thầy cô, tất cả các bạn để hệ thống ngày càng hoàn thiện và hữu dụng hơn.

11
LỜI NÓI ĐẦU
Cho đến nay, ứng dụng công nghệ thông tin và việc tin học hóa được
xem là một trong những yêu tố mang tính quyết định trong hoạt động của các
Chính phủ, Tổ chức, cũng như của các Công ty; nó đóng vai trò hết sức quan
trọng, có thể tạo ra những bước đột phá mạnh mẽ.
Cùng với sự phát triển không ngừng về kỹ thuật máy tính và mạng điện tử,
mạng Internet là một trong những sản phẩm có giá trị hết sức lớn lao và ngày
càng trở nên một công cụ không thể thiếu, là nền tảng chính cho sự truyền tải,
truyền bá, trao đổi thông tin trên toàn cầu. Chính điều này đã thúc đẩy sự khai
sinh và phát triển của thương mại điện tử và chính phủ điện tử trên khắp thế
giới, làm biến đổi đáng kể bộ mặt văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống con
người, và là cơ sở cho sự bùng nổ các thành quả trong tất cả các lĩnh vực của
đời sống trên toàn thế giới.
Theo đó, việc xây dựng các website để phục vụ cho các yêu cầu của Tổ
chức, Công ty, thậm chí các Cá nhân, ngày nay ngày càng trở thành nhu cầu
thiết yếu. Đối với các Chính phủ và các Công ty thì việc xây dựng các website
riêng càng ngày càng trở nên cấp thiết. Thông qua những website này, thông tin
về họ, việc quản lý cũng như các công văn, thông báo, quyết định của Chính


phủ hay các sản phẩm, dịch vụ mới của công ty sẽ đến với những người quan
tâm, đến với khách hàng của họ một cách nhanh chóng và kịp thời, tránh được
những yếu điểm mà phương thức giao tiếp truyền thống thường gặp phải.
Hoạt động của một Tổ chức đánh giá tín nhiệm Doanh nghiệp có quy mô
lớn sẽ càng được tăng cường, mở rộng và đạt hiệu quả cần thiết nếu xây dựng
được một website tốt. Bắt nguồn từ nhu cầu cấp thiết cần có một website quản
lý và hỗ trợ cho hoạt động Đánh giá tín nhiệm Doanh nghiệp (hiện còn rất mới
ở nước ta); cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo Ngô Hữu Phúc, em đã thực
hiện đồ án “XÂY DỰNG WEBSITE ĐÁNH GIÁ TÍN NHIỆM DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ.” Việc ứng dụng nó trong tương lai còn là cả một
tiềm năng chưa khai thác hết. Trong khuôn khổ đồ án mới chỉ dừng lại ở khâu

22
tìm hiểu và xây dựng một số chức năng chính . Kính mong được sự đóng góp ý
kiến từ thầy Ngô Hữu Phúc, các thầy cô giáo và các bạn. Em sẽ tiếp tục tìm
hiểu để hoàn thành tối ưu mục đích yêu cầu của ứng dụng này.

33
MỤC LỤC
Bộ KH-ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư
DN Doanh nghiệp
DNVVN Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ
KD Kinh Doanh
Số ĐKKD Số Đăng ký Kinh doanh

44
CHƯƠNG I
KHẢO SÁT HỆ THỐNG
I. MÔ TẢ HỆ THỐNG
I.1. Khái niệm Đánh giá Tín nhiệm Doanh nghiệp:

Tại Việt Nam, khái niệm đánh giá tín nhiệm còn rất mới mẻ đối với
các Doanh nghiệp. Chúng ta đang nỗ lực xây dựng một nền kinh tế thị
trường, trong đó, sự minh bạch là điều kiện thiết yếu, chủ động hội nhập
và phát triển. Trong một nền kinh tế đầy biến động như hiện nay, cạnh
tranh ngày càng khốc liệt, thì các doanh nghiệp phải thực sự biết mình là
ai, đứng ở vị trí nào và phải thực sự hiểu biết về đối tượng cạnh tranh:
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Website “Đánh giá tín nhiệm
doanh nghiệp” một mặt sẽ là công cụ theo dõi hoạt động của Chính phủ,
cầu nối thông tin giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tư không chỉ trên thị
trường chứng khoán mà còn trong việc lựa chọn đối tác của các nhà kinh
doanh trong và ngoài nước. Mặt khác, với kết quả xếp hạng một cách
khách quan, DN sẽ có thêm thông tin để tự điều chỉnh chiến lược kinh
doanh, cải tiến quy trình quản lý.
Như vậy, một tổ chức đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp cần thiết
phải có một đội ngũ chuyên gia thực sự giỏi, cùng với một quy trình đánh
giá khoa học, khách quan, chính xác, và phù hợp với điều kiện nền kinh tế
Việt Nam. Điều kiện quan trọng nhất, tổ chức muốn đánh giá Doanh
nghiệp và muốn khẳng định mình thì trước hết phải tạo dựng được uy thế
và uy tín trong cộng đồng Doanh nghiệp.
Mục đích xây dựng Website xuất phát từ nhu cầu thiết yếu phải có
một tổ chức ”Đánh giá tín nhiệm Doanh nghiệp”. Và Website là phương
tiện để tổ chức này quản lý và đánh giá DN. Mặt khác, Website cũng đạt

55
được sự hữu ích cần thiết của mình khi trở thành môi trường quản lý, giao
tiếp hiệu quả trong kinh doanh giữa Bộ KH-ĐT, các Sở, và các DNVVN;
là cầu nối các DNVVN với thị trường , với các nhà đầu tư trong và ngoài
nước,là nơi quảng bá dễ dàng và hiệu quả của các DN.
Đồng thời em xây dựng một cách thức quản lý Website giúp cho
những người quản trị dễ dàng trong việc phân quyền quản lý, thay đổi,

cập nhật nội dung website.
 Đối với Bộ KH-ĐT : Theo định kỳ Sở sẽ nộp báo cáo Tài chính của các
DN trong nội Sở. Một mặt, Bộ KH-ĐT nhận các báo cáo thống kê mức
tăng trưởng của các DN từ các Sở. Từ đó đưa ra hướng đầu tư và định
hướng phát triển cho các DN theo từng Sở cụ thể. Mặt khác, Bộ KH-ĐT
theo dõi trực tiếp các DN thông qua các kết quả báo cáo theo định kỳ của
các DN trên Website.
Toàn bộ các thông số thống kê báo cáo của các Sở tham gia sẽ được
hệ thống Website tự động cập nhật và đưa ra bảng đánh giá thứ hạng và
định mức rủi ro các DNVVN.
Tương tự, tất cả các thông số thống kê báo cáo của các DN tham gia
cũng sẽ được hệ thống Website tự động cập nhật và đưa ra bảng đánh giá
khác thứ hạng của DN mình.
- Vấn đề đặt ra là:
+ Sau khi nhận được kết quả báo cáo từ hai nguồn khác nhau (Sở
và trực tiếp các DN), Bộ KH-ĐT so sánh và nhận thấy : Giữa 2 kết quả
báo cáo có những số liệu chênh lệch. Điều này gây khó khăn cho việc
quản lý. Đặt ra bài toán về độ trung thực của thông tin, cả bên Sở và DN.
Do vậy, Website đưa ra bài toán đối với Bộ KH-ĐT về việc kiểm tra sự
trung thực thông tin
+ Từ đó, Bộ KH-ĐT sẽ có những quan tâm và kế hoạch phù hợp
hơn.
 Đối với các Sở:

66
- Nhiệm vụ của Sở:
+ Sở quản lý hoạt động của các DNVVN nội Sở. Theo định kỳ, Sở
nhận các báo cáo tài chính từ các DN, thống kê và báo cáo lên Bộ KH-
ĐT. Qua kết quả thống kê, sẽ có kế hoạch đầu tư cụ thể tới các DNVVN
nội Sở.

+ Một mặt, Sở nộp báo cáo thống kê lên Bộ KH-ĐT, nhận các chỉ
thị điều hướng xuống các DNVVN.
+ Mặt khác, Sở đưa ra và quản lý các kế hoạch đầu tư đối với vốn
đầu tư tới các DN. Thống kê và báo cáo hiệu quả sử dụng vốn lên Bộ KH-
ĐT.
 Đối với các DN: Theo định kỳ, các DNVVN cập nhật định kỳ kết quả
hoạt động KD của DN mình (theo các tham số yêu cầu (các chỉ tiêu định
lượng đầu vào theo hồi quy Logistic)), hệ thống sẽ tự động tính toán và
cập nhật kết quả thứ tự xếp hạng của các doanh nghiệp. Theo đó, kết quả
đánh giá luôn luôn được cập nhật.
Sau khi hoàn thành việc cập nhật các thông số đầu vào (Các kết quả
báo cáo tài chính hoạt động KD của DN mình), các DN sẽ nhận được kết
quả là thứ hạng của DN mình trong hệ thống các DN tham gia. Điều này
có ý nghĩa rất lớn đối với bản thân mỗi DN:
- Thứ nhất : Với kết quả thứ hạng của DN mình, DN tự xác định được vị
trí của mình trên Thương trường cạnh tranh. Với kết quả xếp hạng một
cách khách quan, DN sẽ có thêm thông tin để tự điều chỉnh chiến lược
kinh doanh, cải tiến quy trình quản lý.
- Thứ hai: Website trở thành một môi trường tốt nhất để các DN tiếp cận
được trực tiếp tới Bộ KH-ĐT, quảng bá DN mình tới các nhà Đầu tư
trong và ngoài nước.
- Mặt khác: Website cũng trở thành mối liên kết tất cả các DN trong cùng
ngành, khác ngành với nhau.
 Đối với các nhà Đầu tư: Việc tìm hiểu và tìm kiếm một DNVVN để đưa
ra quyết định đầu tư thực sự là bài toán đau đầu đối với các nhà Đầu tư

77
tiềm năng. Việc tìm hiểu thủ công thực tế vốn tốn nhiều công sức và kinh
phí lại đem về hiệu quả không cao, kết quả nhận được thiếu tính khách
quan và chính xác. Thông qua website, qua bảng kết quả thứ hạng các

DNVVN được đánh giá trung thực qua nhiều tiêu chí, (thông tin đã được
sự xác thực của Bộ KH-ĐT), các nhà Đầu tư có cái nhìn khách quan, dễ
dàng tìm kiếm và đưa ra quyết định đầu tư tới DN thực sự quan tâm.
Website cũng trở thành một thị trường đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư
trong và ngoài nước.
 Đối với tất cả các Nhà quản lý Doanh nghiệp, các nhân viên Kinh
Doanh, Kế toán,…và đối với bất kỳ khách tham quan nào: Website
thực sự trở thành một “Ống kính hiển vi” trả lời cho câu hỏi về cái nhìn
tổng quát về kết quả đánh giá thứ hạng, tiềm năng hoạt động của các
DNVVN tất cả các lĩnh vực, trên tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Vô
hình chung, Website cũng trở thành một nơi tìm kiếm nhà tuyển dụng
tiềm năng cho các khách tham quan quan tâm.
 Hệ thống Website cũng có bộ phận dành cho tất cả các thành viên cập
nhật lỗi hệ thống yêu cầu xử lý, và bộ phận đóng góp ý kiến phản hồi.
I.2. Phát biểu bài toán
Xây dựng một Website hỗ trợ việc quản lý và định hướng đầu tư cho các
DNVVN do Bộ KH-ĐT quản lý. Website cho phép : Mỗi thành viên được
cấp một tài khoản:
 Bộ KH-ĐT:
- Có thể nhận các báo cáo từ các Sở (Thống kê báo cáo tài chính từ các
Doanh nghiệp, báo cáo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư…).
- Đưa ra các quyết định, thông tư tới các Sở, và tới trực tiếp các DN…

88
- Nhận trực tiếp các kết quả báo cáo tài chính từ các DN. (Điều này chưa
đạt được trong cách quản lý nhân công thực tế từ trước đến nay). Đây
cũng chính là một trong những hiệu quả hữu ích nhất của website.
- Cập nhật trực tiếp các thông tin do Sở, DN cung cấp; so sánh các kết quả
báo cáo nhận được. Đánh giá được mức độ hoạt động của Sở, các DN, và
đánh giá được mức độ trung thực của thông tin. Từ đó điều hướng và đưa

ra các kế hoạch cụ thể.
 Các Sở:
- Lấy nhận các báo cáo tài chính từ các DNVVN nội Sở. Thống kê và báo
cáo lên Bộ KH-ĐT.
- Nhận chỉ thị đầu tư vốn từ Bộ KH-ĐT. Đưa ra và thực thi các kế hoạch
đầu tư vốn tới các DN. Kiểm soát và thống kê kết quả, hiệu quả sử dụng
vốn đạt được. Gửi báo cáo lên Bộ KH-ĐT.
- Với tài khoản đăng nhập, các Sở cũng có thể truy cập vào điều chỉnh các
thông tin về các DN trực thuộc quản lý, chỉnh sửa các thông tin kết quả
báo cáo thống kê khi có sự thay đổi yêu cầu cập nhật.
- Cấp và quản trị tài khoản cho các DN đăng ký làm thành viên.
- Cấp và quy định quyền xác định cho các nhà Đầu tư tiềm năng…
 Các DNVVN:
- Đăng ký làm thành viên của Website. Với mỗi trường khóa là Số ĐKKD
được xác minh, DN sẽ đăng ký thành công làm thành viên DN của
Website.
- Với tài khoản thành viên: Theo định kỳ DN sẽ báo cáo tài chính lên Bộ
KH-ĐT, và lên Sở quản lý. Thực chất, cứ đến kỳ đánh giá, DN đăng nhập
tài khoản của mình và nhập vào một số tiêu chí hoạt động của DN theo
yêu cầu của hệ thống. Sau khi cập nhật, hệ thống tự động cập nhật kết quả
và gửi lên bộ phận quản lý của Bộ KH-ĐT, một mặt cũng cập nhật lên bộ
phận Sở trực thuộc quản lý; mặt khác hệ thống cũng tự động tính toán và
cập nhật vào bảng thứ hạng DN trong danh sách các DN tham gia hiển thị
trên Website.

99
- DN tự động truy cập vào bảng thông tin DN mình, cập nhật các thông tin
bổ sung, sửa đổi các thông số báo cáo khi có sự thay đổi thông tin.
 Các nhà Đầu tư:
- Khi có nhu cầu, Nhà Đầu tư có thể tìm kiếm DN từ trang tìm kiếm.

Website cung cấp cách thức tìm kiếm dễ dàng và hiệu quả cho các Nhà
ĐT thông qua các tiêu chí: Nhóm ngành KD, ngành KD, Tỉnh/TP, Bộ trực
thuộc Tỉnh/TP. Nhà ĐT có thể dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư nhờ kết
quả tìm được chính là bảng thứ hạng danh sách các DN quan tâm.
 Qua tìm hiểu và có quyết định đầu tư:
- Nhà đầu tư đăng ký một tài khoản. (Với trường khóa là Mã Tài khoản
Ngân Hàng hoặc Số ĐKKD đối với nhà Đầu tư là DN đã được xác minh).
- Tài khoản cho phép Nhà ĐT xem thông tin cụ thể hơn về các DN, các kết
quả KD của DN qua các kỳ đánh giá.
- Nhà Đầu tư gửi quyết định đầu tư tới Sở yêu cầu xác nhận; gửi thư mời
hợp tác đầu tư tới DN quan tâm.
 Đối với Khách tham quan:
- Theo dõi bảng cập nhật thứ hạng các DN.
- Xem một số thông tin tổng quát về các DN: Tên Công ty, Địa chỉ, Điện
thoại, Website công ty
- Đăng ký làm thành viên tham gia trao đổi đóng góp ý kiến trong mục
forum của Website.
- Đọc các mục thông tin cập nhật được cung cấp bởi Website.
 Về phần Admin quản trị Website:
- Có thể quản lý tất cả các tài khoản thành viên.
- Thay đổi các phương thức, tiêu chí đánh giá.
- Cập nhật tin tức, các phương pháp đánh giá và hoạt động đánh giá tín
nhiệm của các nước trên thế giới.
- Quản lý cập nhật nhóm ngành, loại hình kinh doanh của các DN…
- Quản trị banner, kết cấu, giao diện Website,…
I.3. Yêu cầu của đồ án
- Kết cấu Website thiết kế phù hợp với từng đối tượng: Bộ KH-ĐT, Sở trực
thuộc quản lý, Các DN thành viên, các nhà ĐT, khách vãng lai….Giao

1010

diện rõ ràng, bắt mắt. Cấu trúc hợp lý,các chức năng dễ sử dụng, dễ dàng
đạt hiệu quả mục đích sử dụng.
- Đảm bảo thông tin trung thực và chính xác.
- Bảo mật thông tin của người dùng.
- Quản trị dễ dàng và nhanh chóng.
- Có hai phần ngôn ngữ Tiếng Việt và Tiếng Anh. Nhằm mục đích phục vụ
cho các đối tượng sử dụng trong nước và quốc tế.
I.4. Mục đích của đồ án:
- Sử dụng thành thạo và hiệu quả các công nghệ: HTML, ASP.NET,
VB.NET, Hệ quản trị CSDL SQL2005…
- Rèn luyện kỹ năng xây dựng thành công Website ứng dụng.
- Xây dựng thành công Website “Đánh giá tín nhiệm Doanh nghiệp vừa
và nhỏ” và xây dựng kế hoạch triển khai thực tế.
I.5.Nhiệm vụ của đồ án:
I.5.1. Quản trị hệ thống (Administrator)
- Quản lý thành viên: Thêm, sửa, xóa thành viên. Kích hoạt, khóa tài
khoản. Quản lý các tin tức.
- Quản lý và quản trị CSDL, đảm bảo bảo mật, tính chặt chẽ thông
tin.
- Quản lý nội dung cho trang chủ, trang quản lý của từng đối tượng
như: cho phép từng nhóm tài khoản được sử dụng những chức
năng nhất định trên hệ thống.
- Quản lý các phương thức (và quy trình xử lý) sử dụng làm phương
tiện đánh giá.
- Thống kê các thông tin về Sở,các thông tin thống kê báo cáo từ các
Sở; thống kê các thông tin về DNVVN tham gia vào hệ thống, kết
quả báo cáo từ các DN.

1111
- Quản lý các thông tin phản hồi từ cụ thể các đối tượng thành viên

của hệ thống: Bộ KH-ĐT, các Sở trực thuộc, Các DN, các nhà ĐT.
I.5.2. Thành viên hệ thống:
-Quản lý thông tin đăng ký, đăng nhập, thông tin cá nhân tham gia vào hệ
thống.
- Mỗi nhóm thành viên thực hiện đúng nhiệm vụ và mục đích của mình
được phép trong Website.
I.6. Giới thiệu môi trường và công cụ lập trình
I.6.1. Giới thiệu .NET FRAMEWORK
.NET Framework là cơ sở hạ tầng bằng việc cung cấp cho người dùng
cách thức sử dụng đa ngôn ngữ lập trình để truy cập thông tin, file, hoặc các
chương trình của họ ở mọi lúc mọi nơi trên mọi cấu hình phần cứng và thiết
bị.
Tâm điểm của .NET Framework là CLR (Common Language Runtime)
và tập phân cấp các bộ thư viện hợp nhất và ASP.NET. CLR quản lý sự thực
thi của đoạn mã .NET và cung cấp các dịch vụ tạo quá trình phát triển chương
trình ứng dụng dễ dàng hơn. Các trình biên dịch và các công cụ làm cho chức
năng của thư viện thực thi runtime trở nên phong phú và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, dịch vụ Web trong .NET Framework cho phép bạn phát triển
ứng dụng Internet hay Intranet trong hiện tại lẫn tương lai bằng bất cứ ngôn

1212
ngữ lập trình và truy cập đến hệ thống bất kỳ. CLR cung cấp sự dễ dàng cho
các nhà phát triển Visual Basic .NET khi thiết kế và xây dựng ứng dụng mà
những đối tượng của chúng có thể tương tác với các đối tượng được viết bằng
ngôn ngữ khác.
Sự tương tác này có thể bởi vì các trình biên dịch ngôn ngữ và các công
cụ phát triển hướng đến sử dụng CLR với một hệ thống kiểu dữ liệu chung
định nghĩa bởi thư viện runtime như hình2.1.
Ta có thể tham khảo tất cả những thành phần cấu thành trong .NET
Framework như hình 2.1, mức trên cùng là trình biên dịch Visual Basic hoặc

các trình biên dịch của các ngôn ngữ khác trong bộ Visual Studio .NET.
Trong hình 2.1, cũng cho biết ta có thể sử dụng Visual Studio.NET kết
hợp với môi trường phát triển (Intergrated Development Environment - IDE)
để lập trình ASP.NET. Visual Basic, C
++
, C # .v.v

1313
ADO.NET và XML trong .NET Framework
.NET Framework còn kết hợp mô hình lập trình đơn giản, dễ sử dụng với
các giao thức mở và biến đổi được của Internet.
Nhờ nền tảng vững vàng và tài nguyên phong phú của .NET
FRAMEWORK với hơn 5000 class (lớp) bao gồm XML,Data Access, File
Upload… nên việc thiết kế các đặc tính trong một ứng dụng trở nên dễ dàng
và nhẹ nhàng hơn.
I.6.2. Giới thiệu về ASP.NET

1414
Đầu năm 2002, Microsoft đã cho ra đời một công nghệ mới đó chính là
ASP.NET. Đây thực sự là một bước nhảy vượt bậc của ASP cả về phương
diện tinh tế lẫn hiệu quả cho các developers. Nó tiếp tục cung cấp khả năng
linh động về mặt hỗ trợ ngôn ngữ, nhưng hơn hẳn về mặt lĩnh vực ngôn ngữ
script vốn đã trở nên hoàn thiện và trở thành ngôn ngữ cơ bản của các
developers. Việc phát triển trong ASP.NET không chỉ yêu cầu hiểu biết về
HTML và thiết kế web mà còn khả năng nắm bắt những khái niệm của lập
trình và phát triển hướng đối tượng.
ASP.NET là một kỹ thuật phía server (server-side) dành cho việc thiết
kế các ứng dụng web trên môi trường .NET.
ASP.NET là một kỹ thuật server-side. Hầu hết những web designers bắt
đầu sự nghiệp của họ bằng việc học các kỹ thuật client-side như HTML,

JavaScript và Cascading Style Sheets (CSS). Khi một trình duyệt web yêu cầu
một trang web được tạo ra bởi các kỹ thuật client-side, web server đơn giản
lấy các files mà được yêu cầu và gửi chúng xuống. Phía client chịu trách
nhiệm hoàn toàn trong việc đọc các định dạng trong các files này và biên dịch
chúng và xuất ra màn hình.
Với kỹ thuật server-side như ASP.NET thì hoàn toàn khác, thay vì việc
biên dịch từ phía client, các đoạn mã server-side sẽ được biên dịch bởi web
server. Trong trường hợp này, các đoạn mã sẽ được đọc bởi server và dùng để
phát sinh ra HTML, JavaScript và CSS để gửi cho trình duyệt. Chính vì việc
xử lý mã xảy ra trên server nên nó được gọi là kỹ thuật server-side.
ASP.NET cho phép bạn viết ứng dụng web bằng các loại ngôn ngữ lập trình
quen thuộc khác nhau.
ASP là một kỹ thuật dành cho việc phát triển các ứng dụng web. Một
ứng dụng web đơn giản chỉ các trang web động. Các ứng dụng thường được

1515
lưu trữ thông tin trong database và cho phép khách truy cập có thể truy xuất
và thay đổi thông tin. Nhiều kỹ thuật và ngôn ngữ lập trình khác cũng đã được
phát triển để tạo ra các ứng dụng web như PHP, JSP, Ruby on Rails, CGI và
ColdFusion. Tuy nhiên thay vì trói buộc bạn vào một ngôn ngữ và một công
nghệ nhất định, ASP.NET cho phép bạn viết ứng dụng web bằng các loại ngôn
ngữ lập trình quen thuộc khác nhau.
ASP.NET sử dụng .NET Framework, .NET Framework là sự tổng hợp
tất các các kỷ thuật cần thiết cho việc xây dựng một ứng dụng nền desktop,
ứng dụng web, web services…. thành một gói duy nhất nhằm tạo ra cho chúng
khả năng giao tiếp với hơn 40 ngôn ngữ lập trình.
Thậm chí với những sự lý giải kỹ càng như vậy, bạn vẫn ngạc nhiên tự hỏi
điều gì làm nên một ASP.NET tốt như vậy. Sự thật là có rất nhiều kỹ thuật
server-side với điểm mạnh và điểm yếu riêng nhưng ASP.NET có những tính
năng gần như là duy nhất.

• ASP cho phép bạn sử dụng ngôn ngữ lập trình mà bạn ưa thích hoặc
gần gủi với chúng. Hiện tại, thì .NET Framework hỗ trợ trên 40 ngôn
ngữ lập trình khác nhau mà đa phần đều có thể được sử dụng để xây
dựng nên những web sites ASP.NET. Chẳng hạn như C# (C sharp) và
Visual Basic.
• Nhưng trang ASP.NET được Compiled chứ không phải là Interpreted.
Khác với các trang ASP được Interpreted, điều này có nghĩa là mỗi lần
người dùng yêu cầu một trang, máy chủ sẽ đọc các đoạn mã vào bộ
nhớ, xử lý cách thức thực thi các đoạn mã và thực thi chúng. Đối với
ASP.NET, máy chủ chỉ càn xử lý cách thức thực thi một lần duy nhất.
Đoạn mã sẽ được Compiled thành các files mã nhị phân cái mà được
thực thi rất nhanh mà không cần phải đọc lại. Chính điều này tạo ra
bước tiến nhảy vọt về hiệu suất so với ASP

1616
• ASP đã cả khả năng toàn quyền truy xuất tới các chức năng của .NET
Framework. Hỗ trợ XML, web services, giao tiếp với CSDL, email…
và rất nhiều các kỹ thuật khác được tích hợp vào .NET, giúp bạn tiết
kiệm được công sức.
• ASP cho phép bạn phân chia các đoạn mã server-side và HTML. Khi
bạn phải làm việc với cả đội ngũ lập trình và thiết kế, sự tách biệt này
cho phép các lập trình viên chỉnh sửa server-side code mà không cần
dính dáng gì tới đội ngũ thiết kế.
• ASP giúp cho việc tái sử dụng những yếu tố giao diện người dùng trong
nhiều web form vì nó cho phép chúng ta lưu các thành phần này một
cách độc lập.
• Bạn có được một công cụ tuyệt vời hỗ trợ phát triển các ứng dụng
ASP.NET hoàn toàn miễn phí, đó là Visual Web Developer, một trình
soạn thảo trực quan mạnh mẽ có tính năng Code Autocompletion, Code
Format, Database Integration Functionality, Visual HTML editor,

Debugging…
I.6.3. Biên dịch trang ASPX
Các trang ASP.NET có đuôi là *.apsx. Khi người sử dụng lần đầu
tiên triệu gọi trang ASPX, thì IIS triệu gọi trình biên dịch dịch trang
ASPX (trang Code-bihind) thành tập tin Class. Tiếp theo, tập tin Class
này được biên dịch thành tập tin DLL. Cuối cùng, trang DLL thực thi
và trả về kết quả cho người sử dụng (xem hình 2.2).
• Trong trường hợp người sử dụng triệu gọi lại trang ASPX, thì tập tin
DLL sẽ được gọi và thực thi để trả kết quả về cho người sử dụng. Trang
ASPX sẽ chỉ biên dịch lại tập tin DLL khi chúng tìm thấy cấu trúc của
nó thay đổi hoặc chúng không tìm thấy tập tin DLL tương ứng.

1717
I.6.4. Các đối tượng trong ASP.NET
1. Đối tượng Request
Ðối tượng Request dùng để nhận thông tin yêu cầu được gởi từ
Client Side đến Server Side. Nó được cài đặt trong lớp HttpRequest
thuộc tên miền System.Web. Khi sử dụng đối tượng Request ta có thể sử
dụng các thành phần (collection) và thuộc tính của nó cho trong bảng
Bảng 1. Các thuộc tính và phương thức của Request
Thuộc tính/Phương thức Mô tả
FilePath Trả về đường dẫn ảo của yêu cầu, thuộc tính
này tương đương vơi SCRIPT_NAME trong

1818
ASP.
Files Trả về HttpFileCollection của tập nhiều tập
tin được tải lên Server (sử dụng cho dạng
multi-part/forms).
Form Trả về một tập dữ liệu của nội dung từ

Form(NameValueCollection). Tham khảo
Request Collection trong phần kế tiếp.
Params Thuộc tính này sử dụng để lấy giá trị của
phương thức trong Form, QueryString,
ServerVariable hay Cookie
Path Ðường dẫn ảo của yêu cầu, tương đương với
PATH_INFO trong ASP.
PathInfo Ðường dẫn ảo của yêu cầu, tương đương với
PATH_INFO trong ASP.
PhysicalApplicationPath Ðường dẫn vật lý của thư mục gốc, tương
đương với APPL_PHYSICAL_PATH
PhysicalPath Ðường dẫn vật lý của yêu cầu, tương đương
với PATH_TRANSLATED trong ASP.
QueryString Trả về một tập dữ liệu của nội dung từ
QueryString (NameValueCollection). Cách
truy cập tập dữ liệu này khác với truy cập tập
dữ liệu từ Form của ASP.
TotalBytes Dung lượng của Stream trong luồng dữ liệu.
Url Ðối tượng Url chứa đựng chi tiết của yêu cầu.
Ðối tượng Url (từ không gian tên System)

1919
bao gồm các thông tin chi tiết như Port,
DNS,
UserHostAddress Ðịa chỉ IP của người sử dụng, tương đương
với REMOTE_ADDR trong ASP.
UserHostName Tên DNS của người sử dụng, tương đương
với REMOTE_NAME trong ASP.
MapPath Chuyển đổi đường dẫn ảo thành đường dẫn
vật lý.

SaveAS Lưu yêu cầu HTTP vào đĩa.
2. Đối tượng Respose
Ðối tượng Respose dùng để gửi thông tin ngược trở lại Client Side từ
Server Side. Nó được cài đặt trong lớp HttpResponse thuộc tên miền
System.Web. Các thuộc tính và phương thức hay sử dụng đối với đối tương
này cho trong bảng 2.2.
Bảng 2. Các thuộc tính và phương thức của Response
Thuộc tính/Phương thức Mô tả
Expires Thuộc tính này chỉ định thời gian trước khi
trang đó được lưu trong bộ nhớ Catch của
trình duyệt. Người sử dụng có thể trở lại các
trang trước đó khi khoảng thời gian này chưa
hết.

2020
Redirect Chuyển hướng đến địa chỉ file trong cùng ứng
dụng hay URL khác trong lúc thi hành.
Write Ghi thông tin từ các kiểu dữ liệu như Char,
Object, String, Array ra trang Web.
WriteFile Ghi một luồng dữ liệu ra tập tin chỉ định.
ContentType Chỉ định nội dung phúc đáp.
Flush() Phương thức này gửi Buffer của Response
đến client.
3. Đối tượng Application
Cung cấp các truy xuất đến các phương thức và sự kiện mở rộng của ứng
dụng cho tất cả các phiên giao dịch. Cũng cung cấp truy xuất đến cache mở
rộng của ứng dụng để chứa các thông tin đó.
Ðối tượng Apllication trong ASP.NET được cài đặt trong lớp
HttpApplicationState thuộc không gian tên System.Web. Mặc dù, ASP.NET
hỗ trợ hầu hết các chức năng của ASP bằng Contents và StaticObjects

Collections, nhưng chúng cũng có một số khác nhau mà chúng ta cần tìm
hiểu. Chẳng hạn, hai phát biểu như sau là tương đương.
Application.Contents.Remove("Counter")
Application.Remove("Counter")
Các thuộc tính mới thêm vào của đối tượng Application được cho trong bảng
Bảng 3. Các thuộc tính và phương thức của Application
Thuộc tính/Phương thức Mô tả

2121
AllKeys Trả về một mảng dạng chuỗi chứa đựng
tên của các phần tử trạng thái ứng dụng.
Count Trả về số phần tử trong ứng dụng.
Add Thêm phần tử vào ứng dụng.
Remove Xóa phần tử chỉ định.
Clear Xoá tất cả các phần tử trong ứng dụng.
Get Trả về một phần tử chỉ định.
GetKey Trả về khoá của phần tử chỉ định.
Set Cập nhật giá trị của phần tử trong ứng
dụng.
4. Đối tượng Session
Khi có nhu cầu truyền giá trị từ trang này sang trang khác trong một phiên
làm việc, ta sử dụng đối tượng Session. Bằng các sử dụng phương thức và
thuộc tính của đối tượng này. Ta có thể khởi tạo, gán giá trị, truy cập và huỷ
đối tượng này trong một phiên làm việc nhằm quản lý người sử dụng khi họ
truy cập vào Web Site. Web Server sẽ tự động tạo ra đối tượng Session khi
chúng chưa tạo ra, đối tượng này sẽ có chu trình sống cho đến khi một trong
các điều kiện sau xảy ra:
1 - Người sử dụng đóng trình duyệt, tức là đóng cửa sổ cuối cùng
của cùng một trình duyệt.
2 - Khi thời gian sống (expiry) của chúng hết hạn.

3 - Chúng ta khai báo huỷ bỏ đối tượng Session bằng các phương
thức của chúng.

2222
Ðối tượng Session được cài đặt trong lớp HttpSessionState thuộc không
gian tên System.Web.SessionState. Hai thuộc tính Contents và StaticObjects
tương tự như trong đối tượng Application nhưng chỉ tính trong một phiên giao
dịch. Các thuộc tính và phương thức hay dùng của nó được cho trong bảng 2.
Bảng 4. Các thuộc tính và phương thức của Session
Thuộc tính/Phương thức Mô tả
Count Trả về số phần tử trong Session (phiên làm
việc).
Clear Xoá tất cả các phần tử trong Session.
SessionID Trả về một giá trị là 1 chuỗi mà trình chủ cấp
cho Session
Remove Ðối với ASP.NET, bạn có thể xoá Session
bằng cách chỉ định tên. Trong trường hợp bạn
muốn xoá một phần tử trong Session theo chỉ
mục, bạn phải sử dụng phương thức
RemoveAt(i).
RemoveAll() Xóa tất cả.
RemoveAt Khi bạn muốn xoá một phần tử trong Session
theo chỉ mục, bạn phải sử dụng phương thức

2323
RemoveAt(i).
I.6.5. Đối tượng trong VB.NET
a. Đối tượng DataSet :
Đối tượng Dataset là một đối tượng của ADO.NET, cung cấp cách
thông thường nhất để trình bày và thao tác dữ liệu. Điều quan trọng là ở đây

bạn không nên nghĩ đối tượng này như một cơ sở dữ liệu mà chúng là một đối
tượng nhắm bắt dữ liệu từ bất kì một nguồn dữ liệu khác.
Bạn không chỉ sử dụng đối tượng Dataset để truy vấn dữ liệu mà còn
di chuyển dữ liệu bất kì thời điểm nào, sau đó gửi dữ liệu thông qua XML.
Tập dữ liệu được địng dạng XML, và cũng có thể một đối tượng nhị
phân, và có thể đọc hay ghi XML, trong thực tế là XML.
Trong trường hợp phân phối dữ liệu trên mạng, vì bạn có khái niệm
trình bày dữ liệu bằng XML, module Target sẽ nhận XML và sử dụng chúng
như cách tốt nhất để biểu diễn khối dữ liệu, tham khảo hình sau đây, dễ dàng
nhận thấy sự kết hợp giữa ADO.NET và XML trên .NET Framework.

2424
Đối tượng Dataset trong ADO.NET, được định nghĩa trong không gian
tên System.Data, không gian tin này chứa đựng các lớp và phương thức với
mục đích thao tác dữ liệu trong đối tượng Dataset, trong không gian tên
System.Data bao gồm các đối tượng:
Phương thức Diễn giải
ReadXML
ReadXMLSchema
WriteXML
WriteXMLSchema
Đọc lược đồ XML và dữ liệu vào DataSet.
Đọc lược đồ XML vào DataSet.
Ghi tập tin XML từ DataSet.
Ghi lược đồ XML từ DataSet.
Bảng phương thức của đối tượng DataSet
Đối tượng DataSet có thể sử dụng bất kì dữ liệu, chế độ mở của chúng
thông qua định dạng XML. Như chúng tôi đã trìng bày trong phần trên của
chương này, DataSet có khả năng đọc và ghi dữ liệu trên chính chúng và lược
đồ như XML.

Tuy nhiên, khả năng này cho phép bạn tạo hay cập nhật dữ liệu trên tập
dữ liệu sử dụng XML, hay giải pháp XML như trong SQL Server 2000.
XML là khái niệm cơ bản để trình bày dữ liệu văn bản, điều này cũng
có nghĩa bạn đã truy cập thông qua Firewall, không giống như các dữ liệu nhị

2525

×