Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.36 KB, 2 trang )
PHÒNG GD&ĐT SA PA
TRƯỜNG THCS SAN SẢ HỒ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
San Sả Hồ, ngày 24 tháng 2 năm 2010
BẢN THUYẾT MINH
Bài 19 tiết 38– cuộc khởi nghĩa Nam Sơn (Lịch sử 7)
Cuộc khởi nghĩa Nam Sơn 1418-1427
Hình 41 lược đồ tiến quân ra bắc của nghĩa quân Nam Sơn được sử dụng khi sử
dụng mục II, ý 3 – tiến quân ra bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)
Giới thiệu khái quát: Đông quan tên đất đương thời
: Thái Bình tên đất ngày nay
: Thành luỹ của địch
: Thành luỹ của địch bị bao vây.
Mũi tên màu đỏ là Đường tiến công của nghĩa quân (đạo thứ nhất)
Mũi tên màu xanh là Đường tiến công của nghĩa quân (đạo thứ hai)
Mũi tên màu vàng là đường tiến công của nghĩa quân (đạo thứ ba)
Nội dung: tháng 9 năm 1426 Lê Lợi quyết định tiến quân ra bắc. Nghĩa quân chia
làm ba đạo, với lực lượng khoảng 10 ngàn quân tiến ra bắc. Đạo thứ nhất (mũi tên
màu đỏ), gồm ba ngàn quân tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh
của giặc từ Vân Nam sang. Đạo thứ hai (mũi tên màu xanh) gồm 5 ngàn quân tiến
ra giải phóng vùng đồng bằng phía đông và đông nam thành Đông Quan ngăn chặn
viện binh từ Quảng Tây sang. Đạo thứ ba (mũi tên màu vàng) , gồm hai ngàn quân,
tiến thẳng ra Đông Quan để phô trương thanh thế. Nhiệm vụ chung của ba đạo là
tiến sâu vào vùng đồng bằng Sông Hồng, bao vây đồn địch, giải phóng đất đai,
thành lập chính quyền mới. Nhờ có sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân nên nghĩa
quân đánh nhiều trận lớn, tiêu diệt hàng nghìn tên địch. Buộc chúng phải chuyển
sang thế phòng ngự, rút vào thành Đông Quan cố thủ.