Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Cái đẹp cổ điển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.47 KB, 18 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Cái đẹp cổ điển
A. PHẨN MỞ ĐẦU
Từ khi con người có sự nhận thức về cái xấu thì cũng là lúc họ đặt
ra cho mình câu hỏi: Vậy cái đệp là gì? Đó cũng là câu hỏi mà hàng ngàn
năm nay con người vẫn đang cố tìm ra đáp án. Nhưng để có thể đưa ra câu
trả lời cho vấn đề này thực sự không đơn giản. Cho đến nay nó vẫn đang
còn là một vấn đề khoa học mang tính bức thiết. Thường xuyên được đưa
ra tranh luận trong các cuộc hội thảo khoa học Mỹ học trong nước cũng
như quốc tế.
Lịch sử Mỹ học đã có một quá trình lâu dài, trải qua nhiều thời kì
lịch sử. Ngay từ thời cổ đại, các nhà Mỹ học triết học Hy Lạp đã đưa ra
những quan niệm về cái đẹp nhằm trả lời cho câu hỏi cái đẹp là gì? Đây
được xem là những quan niệm mỹ học đặc sắc về cái đẹp mà chính nó làm
nền tảng cho hệ thống các quan điểm, quan niệm về cái đẹp sau này. Tìm
hiểu về những quan niệm về cái đẹp trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại có một ý
nghĩa rất lớn đối với việc hệ thống quá trình phát triển của lịch sử Mỹ
học, và từ đó có thể đưa ra được định nghĩa chính xác nhất về cái đẹp, để
trả lời cho vấn đề vẫn được coi là nan giải trong lịch sử Mỹ học xưa nay,
đó là cái đẹp là gì? bản chất của cái đẹp là gì. Đó cũng chính là lí do mà
tôi chọn đề tài: cái đẹp trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VỀ CÁI ĐẸP
Thuật ngữ cái đẹp được xác định là một phạm trù cơ bản, trung tâm
của Mỹ học. Do đó việc làm sáng tỏ bản chất của cái đẹp luôn là một vấn
đề bức thiết và rất có ý nghĩa đối với việc tiếp tục nghiên cứu quy luật
khác của đời sống thẩm mĩ.
Để đưa ra được một định nghĩa chính xác và đầy đủ về cái đẹp
không phải là một điều đơn giản. Lịch sử Mỹ học cho tới nay đã trải qua


nhiều thời kì lịch sử khác nhau cùng với quá trình lịch sử phát triển của
nhân loại. Và ở mỗi một giai đoạn, thời kì lịch sử đó vốn để tìm ra bản
chất của cái đẹp, trả lời cho câu hỏi cái đẹp là gì? cũng đều được các nhà
Mỹ học hết sức quan tâm. Nói đến việc giải đáp cho câu hỏi cái đẹp là gì?
thì ở mỗi thời kì của nhân loại có các định nghĩa, quan niệm và những
đánh gài khác nhau về nó.
Cũng chính vì lí do đó mà trong suốt quá trình phát triển của lịch sử
Mỹ học cho tới nay vẫn chưa có được sự thống nhất trong việc định nghĩa
cái đẹp là gì? Như Lép Tônxtôi đã từng…..
Ngay từ thế kỉ IVV (BCE) Aritxtốt đã manh nha: “cái đẹp nằm
trùng kích thước và trong trật tự, bởi vậy không có vật nào quá nhỏ cũng
như quá lớn mà lại có thể coi là cái đẹp”.
Trong khi đó nhà lí luận Mỹ học người Đức thế kỉ XVIII - Henden
lại đưa ra định nghĩa “cốt lõi của toàn bộ cái đẹp là chân lý, bất cứ cái đẹp
nào cũng dẫn tới chân lí và điều thiện”.
Đến lượt C.Mác dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử đã đưa ra định nghĩa về cái đẹp.
(Trong C.Mac- Ăngghen toàn tập, tập 2 P1. Nxb Sự Thật, Hà . Nội
1980. Tr119). Mác có viết “Súc vật chỉ nhào lặn vật chất theo thước đo và
nhu cầu giống loài nó, còn con người thì có thể áp dụng thước đo thích
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
dụng cho mọi đối tượng, do đó con người cũng nhào lặn vật chất theo quy
luật của cái đẹp”.
Như Lép tônxtôi đã từng thốt lên: “Sách viết về cái đẹp đã chất lên
thành núi cái đẹp vẫn còn là một câu đố giữa cuộc đời”.
Như vậy theo quan điểm của Mác nói trên thì cái đẹp được gắn với
bản chất sáng tạo của con người, với quá trình hoàn thiện, hoàn mĩ của
con người, gần với sự tự sản sinh ra chính con người.
(Trong cuốn Mỹ học đại cương của T.S. Đỗ Văn Khung, Nxb Đại

học Quốc Gia Hà Nội Hà Nội, 2002., tr 52). Tác giả cũng có đưa ra một
định nghĩa về cái đẹp như sau: “Cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm
của Mỹ học dùng để chỉ thực tại thẩm mĩ khách quan. Thực tại này chỉ
chúng ta biết được nhờ hệ thống cảm nhận phổ biến có tính xã hội sâu
sắc. Dưới ánh sáng của lí tưởng thẩm mỹ chân chính, hệ thống cảm nhận
thẩm mỹ phản ánh lại thực tại đẹp. Đặc trưng ngôn ngữ của sự phản ánh
đó là nghệ thuật. Cái đẹp bắt nguồn từ cái chân thật, và cái tốt: nó tỏa
chiếu bằng những xung đột thẩm mỹ có sức hút, giúp cho con người định
hướng đời sống theo luật hoàn thiện, hoàn mỹ. Tác động của cái đẹp là
một tác động có tính thanh cao, hài hòa biện chứng, ở tự thân bên trong
tâm hồn con người, bên tỏng xã hội loài người”.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG II. CÁI ĐẸP TRONG THỜI KỲ HY LẠP CỔ ĐẠI
1. Các điều kiện cho sự ra đời của Mỹ học Hy Lạp cổ đại
1.1. Điều kiện tự nhiên
Đất nước Hy Lạp cổ đại rộng lớn hơn ngày nay rất nhiều, nó bao
gồm cả vùng miền Nam bán đảo Ban Căng, vùng ven biển Tiểu Á và các
đảo vùng biển E-giê. Với vị trí địa lí nằm trên một bán đảo rộng lớn. Đất
nước Hy Lạp cổ đại nhìn ra Địa Trung Hải, đối diện với các quốc gia nổi
tiếng trong khu vực Tiểu Á. Tiểu Á và Bắc Phi. Tuy điều kiện đất đai
không thuận lợi cho phát triển thủ công nghiệp (đồ gốm…). Đây là những
yếu tố tạo nên điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thương nghiệp,
giao lưu, buôn bán với các nước trong khu vực bằng cả đường bộ và
đường biển.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Lịch sử Hy Lạp đã trải qua các giai đoạn phát triển:
- Thứ nhất là thời kì văn hóa Crét - Myxen, kéo dài từ thiên niên kỉ
thứ III đến thiên niên kỉ thứ II (BCE), là giai đoạn thống trị của người
Akêen. Đây là thời kì có sự kết hợp của hai nền văn hóa Crét và Myxen.

Thời kỳ này về kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, xuất hiện một số ngành
thủ công va xã hội thời kì này đã bắt đầu có sự phân chia giai cấp.
- Thứ hai là thời kì văn hóa Hôme, từ thế kỉ thứ IV đến thế kỉ thứ IX
(BCE). Thời kì này kinh tế vẫn chủ yếu là nông nghiệp, thủ công nghiệp
đã phát triển tương đối nhưng còn đơn lẻ. Về xã hội đây là giai đoạn cuối
của xã hội nguyên thủy. Tộc người thống trị của thời kì này là IÔniên.
- Thứ ba là thời kì Thành Bang: ở thời kì này đã xuất hiện giai cấp
và nhà nước, kéo dài từ thế kỉ VIII đến thế kỉ IV (BCE). Kinh tế thời kì
này đã phát triển tương đối cao, văn hóa, khoa học xuất hiện ở thời kì
này. Về xã hội, đã xuất hiện chế độ chiếm hữu nô lệ, và nô lệ có vai trò
rất quan trọng đối với xã hội.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Thứ tư là thời kì Hy Lạp hóa (334 - 30 BCE). Là thời kì mà xã hội
Hy Lạp diễn ra những biến động lớn: xâm chiếm Mê Kê đônia và hợp nhất
Hy Lạp với La mã thành Hy Lạp.
Về kinh tế: Người Hy Lạp đã tạo ra được các sản phẩm bằng kim
loại dẫn đến sự phát triển cuảnông nghiệp và tách thủ công nghiệp ra khỏi
nông nghiệp. Cùng với đó là sự phát triển mạnh của thương nghiệp, nhất
là từ khi xuất hiện đồng tiền bằng kim loại vào thế kỉ thứ VII (BCE). Đất
nước Hy Lạp thời kì này đã xuất hiện những thành thị là trung tâm kinh tế
và sau này là các trung tâm văn hóa, chính trị.
Về xã hội: Chế độ thị tộc, bộ lạc bị tan dã, thay vào đó là chế độ tư
hữu. Sự phân hóa giai cấp thời kỳ này trở nên sâu sắc, với ba tầng lớp:
- Quí tộc
- Bình dân
- Nô lệ.
Và kết quả là sự ra đời của nhà nước.
Sự phát triển của kinh tế - xã hội dẫn đến sự phân công lao động
tách lao động trí óc ra khỏi lao động chân tay, làm xuất hiện một tầng lớp

trí thức chuyên hoạt động trên lĩnh vực tinh thần không phụng sự tôn
giáo. Đây chính là điều kiện trực tiếp nhất cho sự ra đời của triết học cũng
như Mỹ học Hy Lạp cổ đại.
1.3. Sự phát triển của khoa học tự nhiên
Thời kỳ này đã xuất hiện các tri thức khoa học tự nhiên mặc dù còn
sơ khai như: khoa học thiên văn, toán học, vật lí học.
Chính sự xuất hiện của khoa học tự nhiên dẫn tới đòi hỏi một cách
giải thích về thế giới khác với cách giải thích trong thần thoại Hy Lạp.
2. Đặc điểm cơ bản của triết học, Mỹ học Hy Lạp cổ đại
- Các nhà Mỹ học thời kỳ này cũng đồng thời là các nhà triết học,
mỹ học còn là một phần của triết học, chưa tách rời thành một khoa học
độc lập.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Vì trả lời cho vấn đề cơ bản của triết học là: Mối quan hệ giữa tồn
tại và tư duy, triết học thời kì này chia thành hai phe lớn đó là: Chủ nghĩa
duy vật với các nhà triết học duy vật tiêu biểu như: Đêmôcrít, Arítstốt, và
chủ nghĩa duy tâm tiêu biểu là Platon…
Ngoài hai trường phái chính nói trên còn có các nhà triết học nhị
nguyên luận (giao động giữa trường phái duy vật và trường phái duy tâm).
- Các nhà triết học thời kì này hầu hết đều cho ràng: con người có
thể nhận thức được thế giới. Nhưng đứng trên lập trường của chủ nghĩa
duy vật và chủ nghĩa duy tâm họ lại có những cách trả lời khác nhau về
nguyên tắc.
Chính vì các nhà Mỹ học thời kỳ này cũng đồng thời là các nhà triết
học nên họ cũng đưa ra những quan niệm, quan điểm Mỹ học trên lập
trường duy vật và duy tâm khác nhau.
3. Tư tưởng triết học của một số triết gia tiêu biểu
3.1. Trường phái triết học duy vật
* Đê Môcrít (46 - 307 BCE)

Ông là đại biểu xuất sắc nhất của chủ nghĩa duy vật cổ đại. Được
coi “là bộ óc bách khoa đầu tiên, là người đã nghiên cứu một cách thực
nghiệm về thế giới tự nhiên” (Mác).
- Đêmôcrít là người đã phát triển học thuyết nguyên tử của Lôxíp:
(cho rằng khởi nguyên của thế giới là vô số các nguyên tử, và nguyên tử
là hạt nhân nhỏ bé nhất không thể phân chia được, nó vô hạn cả về số
lượng và hình thức).
Đêmôcrít đã hoàn thiện thuyết nguyên tử cổ điển: ông cho rằng bản
nguyên của thế giới gồm hai yếu tố là “tồn tại” và “không tồn tại” hai yếu
tố này kết hợp với nhau tạo nên vạn vật của vũ trụ. Ông giải thích về sự
xuất hiện và mất đi của các sự vật là do sự kết hợp và phân tán của các
nguyên tử. Sự khác nhau của các sự vật được quyết định bởi: trật tự sắp
xêp của các nguyên tử, mỗi nguyên tử có các hình thức khác nhau và do
thế xoay đặt của các nguyên tử mà thành.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Đêmôcrít quan niệm về sự hình thành vũ trụ là: không phải do
thần thánh sáng tạo ra mà nó là kết quả của quá trình biến đổi của tự
nhiên, do sự kết hợp mang tính tất yếu của các nguyên tử theo các phương
thức khác nhau.
Về lý luận nhận thức: ông quan niệm nhận thức có hai loại:
- Nhận thức cảm tính
- Nhận thức lí tính
Cho rằng nhận thức cảm tính là cơ sở cho nhận thức lí tính để đạt
tới chân lí.
Trong quan niệm về xã hội thì ông đứng trên lập trường giai cấp để
đưa ra quan điểm bảo vệ cho lợi ích của giai cấp chủ nô.
* Arixtốt.
Ông cũng được coi là một bộ óc bách khoa của triết học cổ đại, là
nhà triết học duy vật tiêu biểu.

Ông phân triết học ra thành 2 lĩnh vực đó là siêu hình học và vật lý
học.
Tuy là học trò của Platon nhưng ông lại phê phán chính người thầy
của mình về học thuyết ý niệm.
Arixtốt cho răng Platon đã tuyệt đối hóa vai trò của ý niệm (tuyệt
đối hóa cái trung và tách nó ra khỏi cái đơn nhất).
Arixtốt đưa ra quan niệm về học thuyết 4 nguyên nhân: Tồn tại của
sự vật được tạo thành từ bốn nguyên nhân đó là:
- Nguyên nhân hình dạng: là đôe cho sự vật là nó.
- Nguyên nhân vật chất: là để hình thành lên sự vật.
- Nguyên nhân vận động: là để hình dạng thông qua nguyên nhân
vật chất mà tạo nên sự vật.
- Nguyên nhân mục đích: là nguyên nhân làm cho mọi hoạt động cơ
bản của sự vật sảy ra.
3.2. Trường phái triết học duy tâm
7

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×