Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi nghề làm vườn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.64 KB, 3 trang )

Đề thi nghề Làm vườn – THCS Thạnh Ngãi
Thời gian
Lý thuyết: 45’
Thực hành: 45’
Lý thuyết (10 điểm)
Câu 1. Trình bày ưu nhược điểm của phương pháp nhân giống hữu tính bằng hạt?
1,5đ
Câu 2.Đối với cây ăn trái, muốn chiết cành đạt yêu cầu phải chọn giống, chọn cây,
chọn cành chiết như thế nào?1,5đ
Câu 3.Trình bày kĩ thuật trồng cây họ đậu: làm đất, bón phân, gieo trồng, chăm
sóc, phòng trừ sâu bệnh?5đ
Câu 4.Trình bày các loại sâu bệnh hại chuối và các biện pháp phòng trừ?2đ
Thực hành (10 điểm)
Câu 5. Ghép cửa sổ (5đ)
Câu 6. Đắp mô trồng cây (5đ)
Đáp án
Câu Nội dung Điểm
1 a.Ưu điểm
− Đơn giản, dễ làm, hệ số nhân giống cao, ít tốn chi phí
− Cây có tuổi thọ cao, thích nghi rộng.
b.Nhược điểm
− Cây lâu ra hoa, quả
− Khó giữ được đặc tính cây mẹ
− Thân cây cao, tán lá phát triển không đồng đều gây khó khăn
cho việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
2


− Chọn giống là khâu quan trọng. Chọn những giống cây có
phẩm chất tốt, thơm ngon, hợp với thị hiếu người tiêu dùng và
cho năng suất cao.
− Chọn cây: cùng một giống cây nhưng không phải cây nào
cũng có năng suất và chất lượng như nhau. Cần chọn cây tốt
nhất, đạt yêu cầu nhất về năng suất và phẩm chất.
− Chọn cành chiết: cành giữa tầng tán, vươn ra ánh sáng, từ 1-2
năm tuổi, có đường kính từ 1-2 cm, không có cành vượt, cành
ở đỉnh ngọn.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
3 a.Làm đất:
− Trồng trên đất thịt nhẹ hoặc cát pha, thoát nước tốt (xới đất
trước khi trồng)
b.Bón lót
− Đủ phân chuồng và lân (500-600kg phân chuồng và 8-10kg
lân/360m
2
)
c.Gieo trồng, chăm sóc
− Có thể trồng theo hốc hoặc theo hàng
− Trộn đều phân vào đất, rắc lên mặt một lớp đất mỏng rồi gieo
hạt lên, tránh để hạt tiếp xúc trực tiếp với phân.
− Làm cỏ vun xới khi cây đậu được 2-3 lá, đậu leo cần cắm chà
chữ X hoặc mái nhà.
− Bón thúc khi đậu nở hoa, đảm bảo đất luôn đủ ẩm
d.Phòng trừ sâu bệnh
− Đậu bị nhiều loại sâu bệnh phá hoại như sâu xám, sâu khoang,
rệp, sâu đục quả, bệnh gỉ sắt thối đen, bệnh phấn trắng.

− Cần áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật như vệ sinh vườn sạch
sẽ, làm đất kỹ, chọn giống chống sâu bệnh, xử lý hạt giống
trước khi gieo trồng.
− Bảo vệ các loài thiên địch: chim ăn sâu, kiến vàng, ong mắt
đỏ.
− Hạn chế sử dụng thuốc hoá học.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
4 a.Sâu vòi voi: đục vào thân chuối tiêu. Phòng trừ bằng cách
làm vệ sinh vườn, cắt bỏ lá, bẹ khô, bẹ thối. Dùng thuốc Lindan viên,
Basudin 10% phun vào nách lá vào tháng 4 và đầu thu
b.Bọ vẽ quả: bọ trưởng thành gặm ăn chất xanh của đọt chuối
và của vỏ quả non. Phòng trừ bằng cách dọn vườn cho thoáng sạch.
Dùng thuốc Mêtinparation 0,1% phun lên đọt, lá non và buồng chuối
để diệt.
c.Bệnh chuối rụt: do vi rút gây ra và do rệp làm môi giới
truyền bệnh, không có cách trừ. Phòng bệnh bằng cách phun thuốc
diệt rệp. Bứng chuối bị bệnh ra khỏi vườn đem đốt.
d.Bệnh thán thư (đốm trứng quốc) do nấm gây ra, gây nên
những vết thối trên vỏ gây ảnh hưởng chất lượng quả. Phun thuốc trừ
nấm để phòng trừ
0,5đ

0,5đ
0,5đ
0,5đ
5 Chọn được cành ghép mắt ghép 1đ
Ghép đúng kĩ thuật
Thực hiện đúng thời gian quy định (15’)


6 Đắp đúng kỹ thuật
Mô đúng kích thước: đường kính đáy 0,8m, cao 0,4m, đường
kính mặt mô 0,4m
Đúng thời gian quy định 30’



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×