Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM VÀ TÍN NGƯỠNG BÀ LA MÔN GIÁO TRONG LỊCH SỬ VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.8 KB, 133 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM

________________











NGUYỄN PHƯƠNG AN



VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM VÀ TÍN NGƯỢNG
BÀ LA MÔN GIÁO TRONG LỊCH SỬ
VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM



Người hướng dẫn khoa học: Nguyễn Ngọc Thủy








An Giang, 2004

MỤC LỤC
Trang
Mục lục................................................................................................. 1
Lời cam đoan. ....................................................................................... 2
Bảng chỉ dẫn viết tắt............................................................................. 3
Lời cảm ơn............................................................................................ 4
Lời mở đầu............................................................................................ 5
PHẦN DẪN LUẬN
1- Tính cấp thiết của đề tài............................................................ 6
2- Đối tượng nghiên cứu. ............................................................... 7
3- Nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................... 7
4- Phương pháp nghiên cứu. .......................................................... 7-8
5- Nội dung nghiên cứu ................................................................. 8-9
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 : QUỐC GIA CỔ PHÙ NAM.
1.1 – Sự thành lập vương quốc Phù Nam..................... ...... ............. 10
1.1.1 – Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ ở khu vực ĐNA cổ đại. 10
1.1.2 – Sự thành lập vương quốc Phù Nam................................ 16
1.1.2.1 - Quá trình ra đời......................................................... 16
1.1.2.2 – Điều kiện đòa lý – dân cư ........................................ 24
1.1.2.3 – Cương vực................................................................ 31
1.2 – Quá trình phát triển của vương quốc Phù Nam...................... 34
1.3 – Quá trình suy vong của vương quốc Phù Nam....................... 58
Chương 2 : TÍN NGƯỢNG BÀLAMÔN TRONG LỊCH SỬ VƯƠNG QUỐC
PHÙ NAM.
2.1 – Bàlamôn giáo và quá trình truyền bá vào ĐNA cổ đại......... 63

2.1.1 – Bàlamôn giáo................................................................... 63
2.1.2 – Bàlamôn giáo trong đời sống cư dân Phù Nam.................. 67
2.1.2.1 – Tín ngưỡng chung của vương quốc Phù Nam............... 67
2.1.2.2 – Bàlamôn giáo trong đời sống cư dân Phù Nam............ 70
2.2 – Hệ thống các vò thần Bàlamôn trong văn hoá Phù Nam. 75
2.2.1 – Văn hoá Óc Eo - Bức tranh thu nhỏ của văn hoá Phù Na . 75
2.2.2 – Đặc điểm các vò thần Bàlamôn trong VHOE........... 79
PHẦN KẾT LUẬN............................................................................... 98
Danh mục sách tham khảo.
Danh mục bản đồ, hình ảnh.
1




LỜI CAM ĐOAN
µ  ¸

Với tinh thần ý thức cao về trách nhiệm của một người làm công tác nghiên
cứu khoa học, tôi xin cam đoan.
Tất cả những gì tôi viết trong đề tài này là hoàn toàn mới mẻ, một sự tổng
hợp đúc rút từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau có được qua các phương pháp nghiên
cứu, không sao chép bất cứ một tác phẩm nào hiện có trong quá trình viết và hoàn
thành đề tài.
Đề tài được viết chỉ nhằm phục vụ cho đất nước và nhân dân về nhiều mặt
mà nó phát huy hiệu lực. Xin cam đoan rằng đề tài hoàn toàn không vi phạm
đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước, đáp ứng đầy đủ các
nguyên tắc quy đònh của một công trình nghiên cứu khoa học.
Những gì trái với tinh thần nêu trên, tôi xin chòu hoàn toàn trách nhiệm.


Người cam đoan.
Nguyễn Phương An.



2

BẢNG CHỈ DẪN VIẾT TẮT

Ấn Độ.
BFEO Trường Viễn đông bác cổ (Pháp).
KCH Khảo cổ học.
ĐNA Đông Nam Á.
ĐNB Đông Nam Bộ.
NXB Nhà xuất bản.
TCN Trước công nguyên.
TNK Thiên niên kỉ.
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh.
TQ Trung Quốc.
VH Văn hoá Ấn Độ.
VHĐN Văn hoá Đồng Nai.
VHOE Văn hoá Óc Eo.
KHXH Khoa học xã hội.
VQPN Vương quốc Phù Nam.


3


LỜI CẢM ƠN

µ  ¸

Trong suốt qua trình nghiên cứu, tôi nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía.
Xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
Đảng uỷ – Ban giám hiệu – Hội đồng khoa học và đào tạo trường đại học
An Giang đã tạo điều kiện cho tôi tham gia vào công tác nghiên cứu. Tổ chức
nghiệm thu và sửa chữa đề tài.
Ban chủ nhiệm, hội đồng khoa học và đào tạo khoa Sư phạm đã tận tình
theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo tạo rất nhiều thuận lợi cho tôi trong nghiên cứu thực
tế và nhiều mặt khác.
Các phòng Kế hoạch - tài vụ, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế,
hành chính tổng hợp… đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc thực hiện thủ tục nghiên
cứu và quyết toán kinh phí.
Cán bộ, nhân viên thư viện trường đại học An Giang là nơi cung cấp nguồn
tư liệu chủ yếu phục vụ cho việc nghiên cứu của tôi.
Đặc biệt, xin chân thành gởi lời cảm ơn rất nhiều đến cô Nguyễn Ngọc
Thuỷ–giảng viên môn lòch sử thế giới-tổ bộ môn Sử_ Đòa–khoa Sư phạm–Trường
đại học An Giang là người hướng dẫn, theo dõi, góp ý sữa chữa trong suốt quá trình
nghiên cứu của tôi.
Cuối cùng xin gởi lời cảm ơn đến quý thầy cô, tập thể lớp DH3S, sở Văn
hoá-Thông tin An Giang, bảo tàng tỉnh An Giang, ban quản lí khu di chỉ Óc Eo–Ba
Thê, thư viện tỉnh An Giang… đã giúp đỡ tôi.
Xin chân thành cảm ơn !

4


LỜI MỞ ĐẦU
µ  ¸


Nhân loại đang tiến từng bước vững chắc trong thế kỉ mới. Những thành tựu
của tương lai đã và đang được xây dựng trên nền tảng quá khứ lòch sử vững chắc.
Loài người tiến bộ đang hướng về tương lai với hành trang của tổ tiên. Lòch sử cho
chúng ta bài học quý báu trong cuộc sống hiện tại và mai sau.
Lòch sử VQPN và tín ngưỡng Bàlamôn trong lòch sử VQPN dần mở rộng
hơn cùng với sự nỗ lực muốn vận dụng lòch sử vào việc xây dựng và phát triển quê
hương đất nước. Những chân trời mới ra đời làm sáng tỏ hơn nhiều vấn đề góc cạnh
khó khăn mà giới nghiên cứu lòch sử vấp phải khi nghiên cứu vấn đề này.
Ở An Giang mọi nỗ lực của các cấp ban ngành và cá nhân có liên quan điều
mong muốn khai thác giá trò của lòch sử VQPN và tín ngưỡng Bàlamôn trong lòch
sử VQPN vào việc phát triển quê hương bác Tôn, nhất là về thương mại và du lòch
dòch vụ.
Cần phải tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, đặc biệt là học sinh, sinh
viên những người chủ tương lai của đất nước về vấn đề lòch sử quan trọng này.
Đề tài này được viết trong hoàn cảnh trên. Đề tài là sự tập hợp tổng kết từ
những tư liệu có được, bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học lòch sử cùng với
khả năng bản thân tôi mong muốn trình bày vấn đề “ Lòch sử VQPN và tín ngưỡng
Bàlamôn trong lòch sử VQPN” một cánh có hệ thống, rõ ràng, xác đáng sát với
hiện thực lòch sử đồng thời đưa ra những lập luận mới trên cơ sở những lập luận
trước đó.
Xin chân thành cảm ơn các nhà nghiên cứu đi trước, các cấp ban ngành, cá
nhân có liên quan đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành công trình này.
Mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng do những mập mờ quá khó, những hạn chế
chưa tìm ra được trong công tác khai quật, những thiếu thốn trong quá trình nghiên
cứu, chắc chắn đề tài sẽ không thoát khỏi sai sót. Mong nhận được sự nhiệt tình chỉ
bảo từ nhiều phía. Xin chân thành cảm ơn!
5
PHẦN DẪN LUẬN
µ ¸


1-Tính cấp thiết của đề tài.
Nhiều học sinh lắc đầu khi được hỏi : “Bạn biết gì về VQPN, về Óc Eo và
Bàlamôn giáo?” Cũng không ít sinh viên lắc đầu hoặc chỉ biết khái lược về Óc Eo
– một di chỉ khảo cổ học nằm ở Thoại Sơn (An Giang), đạo Bàlamôn – tiền thân
của đạo Hinđu, tôn giáo phổ biến ở thờ ba vò thần tối cao: Brahma, Vishnu và
Siva còn phần VQPN thì mơ hồ thậm chí còn chưa nghe thấy.
Một bộ phận cán bộ bảo tàng, giáo viên giảng dạy không thể nêu đặc điểm
cũng như phân biệt được các vò thần Bàlamôn giáo vì sự hóa thân của các vò thần
trong tôn giáo này là rất đa dạng, phong phú.
Bàlamôn giáo được trình bày trong suốt chương trình học tập lòch sử cả ba
bậc (trung học phổ thông, cao đẳng, đại học) nhưng do đây là một tôn giáo lớn có
ảnh hưởng sâu rộng trên trường khu vực và thế giới. Tính chất phức tạp của tôn
giáo đa thần, vai trò to lớn của nó đời sống văn hóa khu vực chưa tương xứng với
những gì mà nó được viết trong chương trình. Trong lúc này cần phải có một tài
liệu hỗ trợ cần thiết cho giáo viên, những người công tác liên quan trong việc làm
sáng tỏ tính chất phức tạp cụ thể hơn là đặc điểm phân biệt các vò thần Bàlamôn
giáo – con đường tốt nhất để đi đến hiểu biết về tôn giáo lớn này.
Chính màn tối mập mờ trong vấn đề lòch sử VQPN, sự kết nối quá khứ
không trọn vẹn hụt hẫng có chủ ý là mảnh đất thuận lợi cho các thế lực thù đòch lợi
dụng chống phá mà An Giang là trọng điểm. Vấn đề quốc gia tự trò KHMEROM
trong những năm gần đây nói lên mức độ phức tạp, nguy hiểm của tình hình này.
Thờ ơ với quá khứ đã và đang là căn bệnh nguy hiểm đầu độc thế hệ trẻ. Sẽ
chẳng bao giờ chúng ta tồn tại và phát triển được nếu quên đi bài học quá khứ. Đất
nước đang hội nhập vào xu thế phát triển chung của nhân loại, lòch sử là công cụ
không thể thiếu trong công cuộc hội nhập đó. Để có thể khai thác được giá trò lòch
sử vào hoàn cảnh trên, An Giang rất cần phải đào tạo những con người biết
6
phát huy thế mạnh của quê hương. Óc Eo cái tên quá quen thuộc trở thành niềm tự
hào của tỉnh nhà trong những năm gần đây là một trong số những thế mạnh đó.
Xuất phát từ lỗ hổng kiến thức quá lớn về vấn đề đã nêu, từ yêu cầu cấp

thiết trong việc chống các thế lực thù đòch lợi dụng chống phá ở một tỉnh phức tạp,
nhiều tôn giáo như An Giang đề tài được tôi chọn và thực hiện với mong muốn góp
phần nâng cao hiệu quả đào tạo những con người biết vận dụng bài học quá khứ để
hướng tương lai trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày nay.
2- Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu lòch sử VQPN và tín ngưỡng Bàlamôn trong văn hóa Phù
Nam thể hiện qua các di chỉ thuộc VHOE là chủ yếu. Để phục vụ cho quá trình
nghiên cứu tôi cũng tham khảo các tài liệu khác có liên quan đến VQPN, Bàlamôn
giáo, các hiện vật nằm ngoài phạm vi VHOE trong một chừng mực nhất đònh nhằm
làm sáng tỏ vấn đề chính.
Đề tài không đi sâu vào nghiên cứu chi tiết lòch sử VQPN trên mọi lónh vực
mà tập trung nghiên cứu điều kiện đòa lý – dân cư, quá trình ra đời, cương vực, vai
trò của nó trong quá trình tồn tại và phát triển. Tôi cũng không nghiên cứu toàn
diện về Bàlamôn giáo mà chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của nó đến đời sống của dân
cư Phù Nam, đặc điểm các vò thần Bàlamôn giáo thể hiện qua các di chỉ VHOE là
chủ yếu.
3-Nhiệm vụ nghiên cứu.
Đề tài có nhiệm vụ làm sáng tỏ lòch sử VQPN qua một số mặt đã nêu ở mục
2 (đối tượng nghiên cứu) nhằm tạo một bức tranh lòch sử một cách cụ thể, chính
xác, sinh động về vùng đất nam bán đảo Đông Dương, miền nam nước ta trong đó
có An Giang thời cổ đại.
Tôi còn có nhiệm vụ nêu và hệ thống hóa hệ thống thần linh Bàlamôn với
những đặc điểm cơ bản qua đó nhận thấy được sức sáng tạo, giá trò của cuộc sống
dân cư Phù Nam qua hiện vật KCH có được thuộc VHOE là chính.
4- Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thứ nhất được tôi sử dụng là phương pháp tiếp cận hệ thống,
lấy đó làm cơ sở nghiên cứu vì nội dung nghiên cứu được viết rất tản mạn, rải rác
trong nhiều tác phẩm.
7
Phương pháp thứ hai mà tôi sử dụng là phương pháp khảo sát điền dã bởi

các hiện vật KCH rất quan trọng giúp làm sáng tỏ vấn đề. Điều kiện thực tế cho
phép tôi khảo sát, thu thập hình ảnh hiện vật trong suốt quá trình nghiên cứu.
Phương pháp thứ ba mà tôi sử dụng là phương pháp liên ngành vì vấn đề
mà tôi nghiên cứu được phản ánh trong rất nhiều tài liệu không chỉ là tài liệu lòch
sử mà còn có các tài liệu KCH, ĐNA học, dân tộc học, thần học… Kết hợp tri thức
tổng hợp liên ngành giúp vấn đề nghiên cứu được sáng tỏ trên mọi khía cạnh.
Trong phạm vi khoa học lòch sử, phương pháp thứ tư được tôi sử dụng xuyên
suốt trong nhìn nhận vấn đề là phương pháp lòch sử và phương pháp lôgic với mục
đích khôi phục lại lòch sử “VQPN và tín ngưỡng Bàlamôn trong lòch sử VQPN”
đúng như nó từng tồn tại.
Đề tài lấy Chủ nghóa Mác – LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở
phương pháp luận nghiên cứu, đường lối chủ trương của Đảng và tỉnh Đảng bộ làm
kim chỉ nam kết hợp với tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm, thành tựu của các nhà khoa
học trên thế giới về lónh vực có liên quan.
Tóm lại, đề tài đáp ứng yêu cầu của phương pháp nghiên cứu khoa học nói
chung. Các phương pháp được vận dụng tối đa đảm bảo thể hiện được tính khoa
học, tính lòch sử, tính Đảng của vấn đề. Làm được điều đó nói lên kết quả của sự
vận dụng các phương pháp khoa học nói trên.
5- Nội dung nghiên cứu.
Chương 1 QUỐC GIA CỔ PHÙ NAM.
1.1- Sự thành lập Vương quốc Phù Nam.
1.1.1- Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á cổ
đại.
1.1.2- Sự thành lập Vương quốc Phù Nam.
1.1.2.1- Quá trình ra đời.
1.1.2.2- Điều kiện đòa lý – dân cư.
1.1.2.3- Cương vực.
1.2- Quá trình phát triển của Vương quốc Phù Nam.
8
1.3- Quá trình suy vong của Vương quốc Phù Nam.

Chương 2 TÍN NGƯỢNG BÀLAMÔN TRONG LỊCH SỬ VƯƠNG QUỐC
PHÙ NAM.
2.1- Bàlamôn giáo và quá trình truyền bá vào Đông Nam Á cổ đại.
2.1.1- Bàlamôn giáo.
2.1.2- Bàlamôn giáo trong đời sống dân cư Phù Nam.
2.1.2.1- Tín ngưỡng chung của Vương quốc Phù Nam.
2.1.2.2- Bàlamôn giáo trong đời sống dân cư Phù Nam.
2.2- Hệ thống các vò thần Bàlamôn trong văn hóa Phù Nam.
2.2.1- Văn hóa Óc Eo – bức tranh thu nhỏ của văn hóa Phù Nam.
2.2.2- Đặc điểm các vò thần Bàlamôn trong văn hóa Óc Eo.









9

PHẦN NỘI DUNG
µ ¸

CHƯƠNG 1
QUỐC GIA CỔ PHÙ NAM

1.1 – Sự thành lập vương quốc Phù Nam.
1.1.1 – Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ ở ĐNA cổ đại.
ĐNA được biết đến như là nơi diễn ra cuộc cách mạng nông nghiệp đầu

tiên trên thế giới, quê hương của cây lúa nước nguồn lương thực quan trọng nhất
trên hành tinh chúng ta, bởi những đổi thay to lớn trong khu vực làm xoay chuyển
cục diện thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai và hơn thế nữa là nền văn hoá đa
dạng, đặc sắc, phát triển cao trong sự thống nhất.
Điều gì đã tạo ra một nền văn hoá như vậy? Có rất nhiều yếu tố như : điều
kiện tự nhiên, con người trong khu vực, ảnh hưởng của các nhân tố ngoại lai tạo
nên nó. Trong phạm vi nghiên cứu tôi chỉ đi sâu vào mối quan hệ giữa văn hoá
ĐNA với VH–một trong những yếu tố ngoại lai quan trọng tác động và có ảnh
hưởng lớn lao đến văn hoá khu vực này.
ĐNA cổ đại rộng hơn bây giờ. Không gian ĐNA tiền sử thực ra còn bao
hàm cả vùng Hoa Nam (TQ) và một phần ngày nay phía bắc tới bờ nam sông
Dương Tử, tây tới biên giới bang Assam(), đông tới quần đảo Philippin và nam
là quần đảo Inđônêsia ngày nay. Như vậy, ĐNA cổ đại chẳng những là láng giềng
mà còn là đòa điểm quá cảnh quan trọng trên con đường buôn bán với TQ của .
Quan hệ giữa bán đảo và miền đông nam châu Á có từ thời Vêđa khi
mà bộ tộc Aryan bắt đầu xâm nhập và làm chủ bán đảo Ấn (khoảng TNK II
10
TCN). Trong thời gian này, VH được truyền bá nhìn chung theo ba con đường
sau đây:
*

Hoạt động thương mại:
Mối quan hệ giữa hải cảng miền tây ĐNA và có từ thời tiền sử. Các nhà
buôn và hàng hải cả hai phía điều tham gia vào việc đó. Trong hai thế kỉ TCN, do
bò mất nguồn nhập khẩu kim loại quý tìm cách nhập khẩu từ đế chế La Mã
nhưng không được. Họ phải quay sang vùng đất có tên gọi là “Kherson vàng” mà
họ tưởng tượng là rất nhiều vàng. Những nhà buôn thường đến các cảng mà họ xây
dựng được mối quan hệ điều đặn và trú ngụ ở đó vào những mùa buôn nhất đònh.
Họ mua hương liệu, gia vò, long não, xạ hương, gỗ mun … đem đi bán ở các vùng
Tiểu Á, Ba Tư và La Mã, ngoài ra còn để tìm vàng. Một nhóm hạt nhân các nhà

buôn ở lại lập thương điếm giữ vò trí trung chuyển hàng hoá. Các thương gia đònh
cư đã cưới phụ nữ bản xứ qua đó VH được truyền bá.
Không chỉ có biển cả mới là con đường chính truyền bá VH vào ĐNA,
hoạt động thông thương còn diễn ra theo đường bộ. Con đường bộ chính nối liền
thông thương đi từ bang Assam (bắc Ấn) qua thượng Miến Điện và Vân Nam (TQ).
Ngoài ra còn có những người du hành đi từ Moulmein và đèo Ra Heng tới khu vực
sông Mê Nam rồi từ đó theo sông Mê Kông lên cao nguyên K’orat (Thái Lan)
thông qua Si- T’ep tới khu vực Bassak (Campuchia). Những bằng chứng KCH cho
thấy một số ảnh hưởng của thâm nhập vào thượng Miến Điện, vương quốc
Nam Chiếu của người Thái và Bassak (Campuchia).
Tuy nhiên sẽ là rất sai lầm nếu nói rằng quan hệ thương mại này được thiết
lập từ một phía . Các tài liệu KCH cho biết việc đi lại bằng thuyền đóng bè
mảng và thuyền đi biển ở ĐNA là có từ rất sớm. Theo Solheim, khoảng 8000 –
9000 năm trước đây kỹ thuật đi biển đã xuất hiện ở Sulu, Mindanaw, Borneo và
Selebor và đạt đến trình độ cao vào thế kỉ V TCN khi những hình thuyền cỡ lớn,
mũi cong được khắc trên trống đồng Đông Sơn. Thư tòch cổ TQ từ thế kỉ III cũng
xác nhận rằng các sư tăng Trung Hoa sang thời bấy giờ đều đi trên những con
thuyền được gọi là Côn Luân bản dài đến 50m, trọng tải 600 tấn, có thể chở hàng
trăm người với buồm lớn, buồm con của các nước thương nghiệp ĐNA.
* Hoạt động truyền giáo:
“Các cuộc tiếp xúc thương mại là không đủ để truyền bá nền văn minh cao
hơn của một dân tộc này cho một dân tộc khác” [27, trang 43 ]. Nếu nhà buôn đóng
vai trò truyền bá văn hoá thì trung tâm ban đầu phải là khu buôn bán ven
11

biển nhưng những gì tìm được cho thấy nó lại nằm sâu trong lục đòa mà lại là các
công trình tôn giáo. Điều đó nói lên rằng bên cạnh hoạt động thương mại thì theo
đoàn thuyền buôn là những nhà truyền giáo truyền bá một cách tự nguyện hay có
sự chỉ đạo từ phía các ông hoàng trên đất Ấn. Hai tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng
là Phật giáo và Bàlamôn giáo.

Thời gian Phật giáo được truyền bá vào ĐNA cho đến nay vẫn chưa xác
đònh chính xác nhưng chắc rằng rất sớm. Lòch sử ghi nhận nhiều cuộc truyền giáo
lớn ra bên ngoài kể từ sau khi Đức Phật viên tòch trong đó nổi bật nhất là
những cuộc truyền giáo do vua Asôka (273–237 TCN) phát động. Theo tài liệu cổ
Xri Lanca–cuốn Maha Vamsa và bút tích số 13 của vua Asôka thì sau khi đònh đô
ở Pataliputra và tổ chức thành công đại hội Phật giáo họp năm 242 TCN, Asôka
không đưa những đoàn quân viễn chinh mà đã phái 9 đoàn thuyền truyền giáo ra
nước ngoài trong đó có một đoàn gồm 3 cao tăng đã đến vùng đất vàng
(Suvarnabhumi) ở phía đông.
Ngoài những cuộc truyền giáo lớn được tiến hành có tổ chức theo mệnh
lệnh của các vò vua, chúng ta còn ghi nhận rất nhiều công sức của các nhà sư đi
truyền đạo với danh nghóa cá nhân. Họ thường thâm nhập vào tầng lớp bình dân rồi
dần dần giáo hoá theo tôn giáo của mình. Nhiều khi những cuộc truyền bá như thế
này lại có tác dụng rất lớn và nó dần trở thành cách thức truyền đạo phổ biến của
tăng lữ Phật giáo sau này khi mà Bàlamôn mạnh lên, lấn áp đạo Phật trong đời
sống tâm linh của cư dân trên bán đảo Ấn.
Đạo Bàlamôn cũng được truyền bá vào ĐNA rất sớm. Cách thức truyền bá
của Bàlamôn không giống như Phật giáo. Nó gắn chặt với vương quyền như một
thể thống nhất. Tăng lữ Bàlamôn thường được triều đình các trong khu vực mời
đến và do vậy đối tượng truyền bá sẽ là bộ phận quý tộc, quan lại. Bàlamôn giáo
từ đó sẽ toả ra khỏi phạm vi cung đình đi vào đời sống dân chúng. Ngoài ra, những
đạo só Bàlamôn vượt qua cấm đoán nghiệt ngã, khắt khe của giáo lí cũng góp phần
truyền bá tôn giáo này vào khu vực ĐNA.
Tuy nhiên, không thể bỏ qua vai trò của người bản xứ trong quá trình
truyền bá hai tôn giáo trên vào ĐNA. Chính dòng người mộ đạo từ đến đã
khuyến khích một sự đối lưu mạnh hơn nhiều của các nhà sư bản xứ sang (với danh
nghóa cá nhân hoặc được sự chỉ đạo của giai cấp thống trò) chiêm ngưỡng, học tập
giáo lí về truyền thụ cho dân chúng.
12
* Không chỉ những nhà truyền giáo mới có vai trò to lớn như vậy, những người

thuộc tầng lớp tri thức thượng lưu, vương công quý tộc thuộc dòng dõi “Kơxatơria”
sa cơ thất thế dưới thời Asôka theo các thuyền buôn cũng có vai trò không kém
trong việc truyền bá VH sang đây. Van Leur cho rằng “phần lớn các thương gia
thuộc những nhóm xã hội hạ lưu không thể truyền bá nền học thuật, kiến thức và sự
thành văn mang tính duy lí và quan liêu được...” [J.C Van Leur . Thương mại và xã
hội Inđônêsia, La Haye, Bandung, 1955, trang 92 trích lại trong D.G.E Hall . Lòch
sử ĐNA, trang 40]

đó là việc của tầng lớp tri thức quý tộc nói trên.
Như vậy quan hệ giao lưu giữa và ĐNA có từ rất sớm. Nó là kết quả
của thành tựu hàng hải thời bấy giờ, công lớn của các thương gia, những nhà truyền
đạo, quý tộc và mặt khác xuất phát từ nhu cầu của chính các triều đại trong khu
vực thời bấy giờ.
Hệ quả của công cuộc truyền bá này là hết sức lớn lao và sâu sắc có ảnh
hưởng to lớn đến lòch sử, văn hoá ĐNA. Khái quát lại có thể đánh giá ảnh hưởng
của VH ở những mặt sau:
Trước hết đó là sự phổ biến chữ Pali – Sankrit ở rất nhiều quốc gia ĐNA
như Lào, Campuchia, Thái Lan … Dấu ấn của ngôn ngữ cũng được tìm thấy
trong ngôn ngữ của nhiều nước khác trong khu vực như trong tiếng Melayu
(Inđônêsia, Malaysia, Brunei, Singapo), tiếng Việt…
Hai bản trường ca Ramayana và Mahabharata được truyền bá và có ảnh
hưởng lớn đến sử thi của nhiều nước ĐNA với biến thể khác nhau của nó. Sự xâm
nhập của hai bản trường ca này sâu sắc đến mức ở nhiều nơi cư dân bản đòa vẫn
cho rằng nó là của họ chứ không phải có nguồn gốc từ . Ngoài ra kinh Phật,
kinh Vêđa và các tác phẩm văn học khác cũng có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống
nói chung, văn học nói riêng của cư dân các quốc gia ĐNA.
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cũng có ảnh hưởng không kém.
Thường thì các công trình kiến trúc và điêu khắc thuộc phạm vi Phật giáo và
Bàlamôn giáo. Các công trình kiến trúc điêu khắc Phật giáo tiêu biểu như Thạt
Luông (Lào), Borobudur (Inđônêsia)… Bàlamôn giáo thì có Ăngcovát

(Campuchia), hệ thống các tháp ở vương quốc Chămpa. Có thể nói dấu ấn ảnh
hưởng của kiến trúc điêu khắc đối với khu vực ĐNA là rộng rãi và sâu sắc đến
mức hiện nay chúng ta có thể thấy nó ở bất kì đâu trong khu vực.
Một biểu hiện rõ nét nhất nói lên ảnh hưởng của VH đối với khu vực
ĐNA là sự truyền bá đạo Phật và Bàlamôn giáo. Ngày nay ảnh hưởng của
13
Bàlamôn giáo (hiện là Hindu giáo) không nổi bật song Phật giáo thì ảnh hưởng rất
sâu rộng trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân bản đòa trở thành quốc
giáo ở một số quốc gia.
Trên lónh vực chính trò - xã hội, rõ ràng sự truyền bá VH đã có tác dụng
thúc đẩy quá trình phân hóa xã hội dẫn đến hình thành một số quốc gia cổ đại.
Theo Goeger Coedès, VH như là thượng tầng kiến trúc đặt trên hạ tầng kiến
trúc là nền văn hoá bản đòa. Cả hai yếu tố trên có quan hệ mật thiết bổ sung cho
nhau không thể thiên lệch một yếu tố nào. Các quốc gia cổ đại ra đời sớm nhất và
chòu ảnh hưởng đặc biệt của nền VH là Phù Nam và Chămpa.
Sơ kết:
Về phạm vi ảnh hưởng: Đã có sự tranh chấp rất rõ giữa VH với văn hoá
Trung Hoa giành giật về phạm vi ảnh hưởng của mình ở ĐNA. Mỗi nước theo
những cách khác nhau cạnh tranh một cách khắc nghiệt. Chiến dòch “nam tuyên
quốc hoá” của Ngô vương Tôn Quyền (222 – 280) nhằm phủ dụ dân “Nam man”
do Khang Thái, Chu Diễn thực hiện không thành công. Có thể là do những nước
vùng rìa bán đảo và hải đảo ở xa TQ không thể phát huy ưu thế quân sự để áp đặt
theo lối của mình. Từ đó văn hóa TQ phải nhường chổ cho VH làm bá chủ ảnh
hưởng trong khu vực phía nam Giao Châu trở xuống.
Về cách thức truyền bá: Văn hoá Ấn được truyền bá bằng cách “gieo hạt”
trên nền đất tươi tốt của nền văn hoá bản đòa đã được chuẩn bò hoàn toàn khác với
lối thống trò bằng quân sự theo “phương pháp cưỡng bức” (cách nói của A.M.
Rechetop) của TQ. TQ chỉ đơn thuần sáp nhập, áp đặt nền văn minh của họ bằng
cách san bằng quá khứ, biến xứ khác thành một tỉnh của họ. Còn thì thâm
nhập theo cách riêng của họ khiến cho các dân tộc Đông Dương thoát ra khỏi sự cô

lập, được đào luyện theo nền văn hoá Ấn để không bao lâu sẽ tạo nên bao nhiêu
nền văn minh mới độc đáo một cách mau lẹ. Sự so sánh trên cho ta thấy được đặc
điểm, cách thức truyền bá của hai nền văn minh có ảnh hưởng lớn trong khu vực
đặc biệt là cách thức truyền bá của tạo ra sắc thái riêng không thể nhầm lẫn
được đối với lòch sử các quốc gia chòu ảnh hưởng.
Như vậy, ảnh hưởng của VH là rất lớn và sâu sắc. Những ảnh hưởng đó
“chủ yếu là sự bành trướng của một nền văn hoá có tổ chức, dựa trên quan điểm Ấn
về vương quyền, tiêu biểu bằng giáo hoặc Phật giáo, thần thoại Purana, pháp
giới Phacmaxastra và lấy tiếng Phạn làm phương tiện biểu đạt” [theo G. Coedes .
Lòch sử cổ đại … trang 40]. Không ai có thể phủ nhận điều đó song cũng không thể
14
nhìn nhận nó một cách tuyệt đối hoá, thiên lệch coi ĐNA như là thuộc đòa của
và các nhà nước ra đời lúc bấy giờ là những quốc gia Hinđu hoá. Trước khi có tác
động đầu tiên của , theo Coedès ĐNA đã tiến lên trình độ văn minh. Do đó,
nhân dân các quốc gia ĐNA không tiếp nhận VH một cách thụ động một chiều.
Trên cơ sở một nền văn hoá bản đòa vững chắc–văn hoá nông nghiệp lúa nước
trong thiên niên kỉ đầu công nguyên họ đã tận dụng tối đa những thuận lợi mà vò trí
đòa lí đem lại tiếp thu có chọn lọc những gì thích hợp trong thế giới Đraviđa, một
nền văn minh cao hơn làm giàu cho nền văn hoá của mình.
1.1.2 – Sự thành lập vương quốc Phù Nam.
1.1.2.1 – Quá trình ra đời.
Dựa vào thư tòch cổ TQ, minh văn khắc trên lá vàng, bia kí, trên bệ thờ
bằng đá… các nhà KCH có thể kết luận một các chính xác niên đại ra đời của
VQPN là vào thế kỉ thứ I – thời điểm quá trình dựng nứơc và giữ nước diễn ra sôi
sục trên toàn khu vực ĐNA cổ đại.
“ Trước đây, người ta vẫn nhấn mạnh đến vai trò của sự tiếp xúc với và
TQ trong việc ra đời các quốc gia cổ đại ĐNA. Nhưng sự phát triển nội tại của các
cộng đồng dân cư ĐNA đã chuẩn bò cho giai đoạn lòch sử mới này.” [4, trang 356 +
357]. Khoảng 4000- 5000 năm trước cư dân ĐNA đã biết đến và sau đó là xây
dựng nền văn minh đồng thau phát triển rực rỡ không thua kém gì các nền văn

minh tối cổ khác, đạt bước tiến lớn trong sản xuất. Riêng tại ĐNB (Việt Nam),
những nhóm người Anhdonedieng nói tiếng Môn – Khơmer cổ đại di cư ồ ạt đến
sống ở khu vực sông Đồng Nai vào khoảng thế kỉ III – II TCN lập nên nền VHĐN
có nền tảng là nền kinh tế nương rẫy dựa vào truyền thống kỹ thuật đá mới. Thiết
chế xã hội được tổ chức theo chế độ công xã thò tộc mẫu quyền. Người
Anhdonedieng ban đầu sống chủ yếu ở những vùng cao thuộc ĐNB sang đầu TNK
II TCN thậm chí là nửa sau TNK này họ mới tiến xuống các chân ruộng thấp mở
rộng về bờ tây sông Đồng Nai xa hơn nữa là Tây nam bộ, nơi có những đồng bằng
rộng lớn thuận lợi hơn cho sản xuất. Những cuộc tiếp xúc với các nhóm
Anhdonedieng bản đòa khác kể cả với người Thiên Trúc ( ) giúp cho trình độ
sản xuất và đời sống xã hội phát triển.
Di vật bằng đồng phát hiện tại Núi Gốm ( niên đại 4000 năm trước ) được
chế tác với trình độ không thua kém bất kì chủ nhân của nền văn hoá đồ đồng phát
triển nào trong khu vực. Di vật đồ đồng ngày càng được tìm thấy nhiều trong các di
chỉ khác chủ yếu có niên đại từ 4000 năm trở về. Điều này cho ra một giả
15
thuyết cư dân Đồng Nai có trình độ luyện đồng khá cao. Nhưng chủ nhân của nền
VHĐN không thể tiến hành công cuộc chinh phục thiên nhiên với công cụ đồng hết
sức mềm dẻo được mà phải có thay đổi lớn trong công cụ sản xuất. Từ thế kỉ VI –
V TCN nghề làm đồ sắt đã xuất hiện và dần phổ biến. Các di chỉ phát hiện di vật
đồ sắt ít chứng tỏ cư dân Đồng Nai mới biết đến nghề làm đồ sắt. Tiến dần về phía
nam sông Đồng Nai những di vật xuất hiện đồ sắt ngày một nhiều và có niên đại
ngày càng muộn hơn, một số còn thuộc VHOE. Tại khu vực bờ tây sông Cửu Long
phát hiện KCH

(những ngôi mộ chum, mộ cự thạch có đồ trang sức ngoại nhập như
vàng, bạc, đá quý; công cụ vũ khí bằng sắt rèn; các lưỡi qua lớn) có niên đại vài ba
thế kỉ trước và sau công nguyên.
Sự xuất hiện và phổ biến đồ sắt đồng nghóa với đòa bàn cư trú được mở
rộng, tạo ra bước đột phá trong sản xuất và đời sống xã hội. Chế độ mẫu quyền

chuyển sang hình thức phụ quyền, cư dân Phù Nam đứng trước ngưỡng cửa xã hội
có giai cấp và nhà nước. Thời kỳ huy hoàng trong suốt 2000 năm tồn tại của nền
VHĐN đến đây nhường chỗ cho nền văn hoá mới rực rỡ hơn – VHOE. Một xã hội
thònh vượng có tổ chức ra đời – vương quốc cổ Phù Nam hùng mạnh.
Như vậy vào đầu công nguyên nếu như trước đó đồ đồng chưa đem lại hiệu
quả cho nền sản xuất trên quy mô rộng, đa dạng của thiên nhiên thì sự xuất hiện và
sử dụng phổ biến đồ sắt trái lại mang đến cho con người bấy giờ chân trời mới của
nền sản xuất phát triển. Xã hội thò tộc dần tan rã cư dân nơi đây đứng trước
ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp và nhà nước. Có thể nói rằng VQPN ra đời là sự
sáng tạo của các nhóm tộc người trong việc xây dựng nhà nước của mình, dựa trên
sự phát triển của đồ sắt và nền văn hoá bản đòa.
Đoạn trên, ta thấy được tác động to lớn của đồ sắt và nền văn hóa của cư
dân bản đòa trong quá trình hình thành quốc gia vào loại cổ nhất ở khu vực ĐNA
nhưng không thể bỏ qua yếu tố ảnh hưởng của nền VH tác động đến nền văn
hóa ấy như là chất xúc tác kích thích nhà nước ra đời nhanh hơn. Văn hóa Ấn
thường ảnh hưởng tới khu vực tây nam ĐNA nơi có nhiều vũng vònh, đảo, bán đảo
thuận tiện cho phát triển thương mại. Nhà nước ra đời chòu ảnh hưởng của văn hóa
Ấn là các nhà nước hải cảng trong đó VQPN mà tiêu biểu là thương cảng Óc Eo
minh chứng cho điều này. Chính thương gia ghé qua rồi ở lại, những người
thuộc tầng lớp tri thức sang lập thương điếm có vai trò to lớn lan truyền thành tựu
của nền văn hoá phát triển vào loại cao nhất trên thế giới cho cư dân bản đòa. Có ai
dám không nói rằng chính họ đã thúc đẩy nhanh sức phát triển của công cụï sản
xuất, phân hoá xã hội từ sự phát triển ấy. Sở hữu cá nhân chắc chắn là xuất hiện
sau đó ở những người giữ chức vụ cao trong cộng đồng. Cở sở của giai cấp và nhà
16
nước sơ khai là đầy đủ và rõ ràng là nó đã ra đời.
Phù Nam ra đời là kết quả của nhu cầu kiểm soát đường giao thông trên
biển nối liền TQ với . Tuy nhiên, nhà nước sẽ không hoàn chỉnh nếu thiếu hệ tư
tưởng làm nền để cai trò. Nhiều nhà nước trong lòch sử được hình thành và không
thể tồn tại được nếu thiếu tư tưởng thống trò nhằm ngu dân, tối thượng hoá sức

mạnh siêu nhiên của bộ máy nhà nước. Thông qua các bậc thầy Bàlamôn giáo nhà
vua có thể cầu khấn đấng thượng đế toàn năng để duy trì trật tự cõi trần.
K’ang T’ai (Khang Thái) cùng với Chu Ying (Chu Diễn) - hai sứ giả được
thứ sử nhà Ngô ở Giao Châu cử đến vào năm 229 kể rằng tổ tiên cư dân Phù Nam
là Kaundinya đến từ xứ sở xa xôi nào đó không được ghi rõ có thể là được
thần linh báo mộng cho biết vùng đất mà ông sẽ lên ngôi. Kaundinya được dẫn dắt
đến nơi trong mộng cũng bằng những giấc mơ, trong tay là nỏ thần và một đạo
quân chừng một vạn hai ngàn người. Công chúa nước này là Sôma chống cự lại kẻ
xâm lược nhưng bò nỏ thần của Kaundinya khuất phục nên phải đầu hàng.
Kaundinya kết hôn với Sôma trở thành vua xứ Cốc Thalốc (Cửu Đầu Xà), đóng đô
ở Vyapura (Đặc Mục – thành phố của những người thợ săn) cách bờ biển 5000
dặm tức 25000 km thuộc Braphram – tỉnh Prâyven - Campuchia vào khoảng đầu
công nguyên. Kaundinya dạy cho vợ và cư dân ở đây cách ăn mặc, ngôn ngữ, văn
tự Sănxcơri, luật pháp và tổ chức chính quyền theo kiểu .
Câu chuyện trên mang nhiều yếu tố hoang đường, có tính văn chương lãng
mạn một sự mô phỏng truyền thuyết của người về cuộc hôn phối giữa tu só
Bàlamôn Kaundinya và Nagi Sôma – con gái của vua các thần rắn Naga. Thực
chất truyền thuyết trên có thật hay không chưa ai có thể khẳng đònh được. Liệu có
phải hai sứ giả này ghi lại từ lời kể trong dân gian hay là họ nghe sự giải thích về
nguồn gốc thần thánh của bản thân giai cấp thống trò chòu ảnh hưởng của Bàlamôn
giáo… Không ai biết? Dù vậy, câu chuyện đã phản ánh các yếu tố tạo nên nhà nước
Phù Nam: Kaundinya tượng trưng cho sự cống hiến của nền VH và nàng công
chúa Sôma khoả thân nói lên trạng thái nguyên thuỷ của nền văn hóa bản đòa.
Ngoài những nhà truyền giáo đến từ thì bộ phận cầm quyền ở Phù Nam
còn chủ động cho người sang đất nước Thiên Trúc học hỏi cách tổ chức nhà nước
và quản lí xã hội. Họ ý thức được tầm quan trọng của nền tảng tư tưởng để cai trò
một vương quốc. Bàlamôn giáo với sự phân chia đẳng cấp khắt khe đã đáp ứng
được yêu cầu đặt ra của xã hội Phù Nam thời kỳ đầu nên được tầng lớp trên tiếp
thu, phổ biến nhanh chóng. Đây cũng là lí do vì sao Phật giáo được truyền bá
17

sâu rộng hơn trong thời kỳ đầu lại nhường chỗ cho Bàlamôn giáo trong đòa vò tôn
giáo chính ở nước này vào thời đại của vương triều Gúpta ().
Như vậy, từ đầu công nguyên trên nền văn hoá bản đòa, cư dân ở đây nhanh
chóng tiếp thu cách tổ chức chính quyền, xã hội, tôn giáo, cả chữ viết và nhiều
thành tựu văn hoá khác để tổ chức nhà nước vương quyền theo kiểu . Có thể
nói rằng Phù Nam ra đời là kết quả phát triển tất yếu của nền văn hoá bản đòa,
xuất phát từ yêu cầu kiểm soát đường giao thông trên biển và ảnh hưởng của nền
VH. Nhiều nhà nước ra đời cùng lúc hay sau đó ở phía tây nam cũng là kết quả
của quá trình trên.
Thực ra chúng ta chưa hề biết chính xác về tên của vương quốc cổ này.
Trong một cuộc khai quật tại đòa phận tỉnh Prâyven (Campuchia) ngày nay, các
nhà KCH phát hiện bia kí tên là “Vyhapura” rồi đưa ra ý kiến về vương quốc
tên là Phù Nam hay Đặc Mục mà thư tòch cổ TQ từng viết. Sự đoán đònh trên có
phần không thỏa mãn bởi Phù Nam không phải là tên gốc mà là cách phát âm theo
tiếng TQ của một từ mà có lúc đã được phát âm là “B’iu-nam” cái tên mang dáng
dấp của một nhà nước tiền Khơmer. Có lẽ Phù Nam được phiên âm từ một từ sẽ là
rất gần từ cổ Khơmer “Bnam” ngày nay là “Phnom” nghóa là “núi”. Các vua Phù
Nam có vương hiệu đầy đủ là “Kurung Bnam” tức “vua của núi”. Vương hiệu này
ứng với từ “Sailaraja” trong tiếng Phạn – vương hiệu của các vò vua Pallava
thuộc Cojeveram miền nam [Theo ý kiến của L.Finot đưa ra, được G. Coedès
và P. Dupont phát triển . Trích lại trong “ văn hoá Óc Eo và các nền văn hoá cổ ở
đồng bằng sông Cửu Long. Sở văn hoá và thông tin An Giang. Long Xuyên 1984].
Thủ đô của Phù Nam là Vyhapura có nghóa là “thành phố của những thợ
săn” gần núi Ba Phnom ở làng Ba Nam (Prâyven – Campuchia). Một thời gian
kinh đô của Phù Nam dời về Na Phất Na (Naravaranagara) tức thương cảng Óc Eo

(theo quan điểm của Lương Ninh; B. Aymonier, L. Finot, G. Coedès cho rằng Na
Phất Na là Ăngkor Borei –Campuchia; L. Malleret lại quả quyết Na Phất Na nằm
ở Óc Eo hoặc Cạnh Đền) sau khi kinh đô Đặc Mục bò vua Ychư na (Isanavarman)
của Chân Lạp chiếm đóng (theo L. Malleret, 1951).

Lúc cực thònh của, Phù Nam không phải là một quốc gia hải cảng theo đúng
nghóa của nó mà đã trở thành một đế chế với nhiều quốc gia phụ thuộc có vai trò to
lớn trên con đường thông thương chính từ lên TQ. Trong thời kỳ này Phù Nam
từng liên kết với Lâm Ấp đánh Giao Châu và quan hệ rộng rãi với TQ, cả với
La Mã do tìm thấy những đồng tiền La Mã trong nền VHOE.
18
Về thiết chế nhà nước và tổâ chức xã hội (sẽ trình bày rõ hơn trong mục III
“quá trình phát triển của VQPN” phần chính trò – quân sự) : Trước khi chòu ảnh
hưởng của VH thiết chế xã hội truyền thống tổ chức theo kiểu mẫu quyền dân
cử. Tấn thư viết: “vua nước họ (Phù Nam) vốn là người đàn bà được gọi là nữ
chúa, tên là Liễu Diệp”, Lương thư cũng chép tương tự : “dân chúng tôn một người
phụ nữ lên làm vua, có tên là Liễu Diệp. Sau đó, Hỗn Điền cai trò nước này, lấy
Liễu Diệp làm vợ”. Nguyên nhân là do yêu cầu ban đầu của nền sản xuất nông
nghiệp và thủ công nghiệp tại nhà, chức năng sinh sản duy trì nòi giống khiến cho
đòa vò của người phụ nữ cao hơn đàn ông.
Trong những thế kỉ đầu công nguyên sau khi nền sản xuất phát triển và
chòu ảnh hưởng của VH sự phân hoá xã hội diễn ra mạnh mẽ hình thành các
giai tầng của xã hội. Tổ chức nhà nước lúc này có phần theo kiểu mẫu nhà nước
. Nhà nước trung ương cai trò cả vương quốc. Lãnh thổ chia thành những vùng
(xứ) do một hoàng thân cai trò. Mỗi vùng lại chia thành những lỵ sở nhỏ do các
quan lại cai trò và chòu sự chỉ đạo trực tiếp của các vùng.
Trên phạm vi đế chế, Phù Nam có một chính quyền của chính quốc tập hợp
xung quanh là các nước chư hầu và phụ thuộc. Mỗi nước chư hầu có tính độc lập
tương đối cao với bộ máy nhà nước và cơ cấu xã hội mang sắc thái riêng.
Từ cặp vợ chồng trong truyền thuyết sinh ra 3 đời vua kế nhau có họ đều là
Hỗn. Sau đó một viên tướng bản đòa lên ngôi lập nên triều đại mới gồm 4 đời vua
đều có tước “Fan” (theo Coedès, Fan là phiên âm Hán của tiếp tố Varman trong
tiếng Phạn được một số vua tại nam sử dụng. Sau đó một số triều đại ở ĐNA
chấp nhận và sử dụng; nhưng không thể hoài nghi rằng đó là một tên của thò tộc có
nguồn gốc bản xứ). Vương triều thứ ba thành lập với sự tham gia của người sau

một thời gian ngắt quãng. Phỏng đoán các vua Phù Nam trò vì từ khoảng đầu công
nguyên cho đến cuối thế kỉ VI – khoảng giữa thế kỉ VII thì suy yếu và bò tiểu quốc
phụ thuộc là Chân Lạp xâm chiếm kết thúc vai trò lòch sử của quốc gia cổ này. Có
thể lập thế thứ của các triều vua Phù Nam theo bảng sau:
1. Hỗn Điền (đầu thế kỉ I).
2. Hỗn Điệp (giữa thế kỉ thứ I).
3. Không rõ tên.
4. Hỗn Bàng Thống (190), con là Hỗn Bàng Bàng lên ngôi vua được 3 năm
thì mất.
19
5. Phạm Man hay Fan Man, sách lòch sử Nam Chiếu ghi đầy đủ là Fan Shih
Man phiên âm Hán là Phạm Sư Mạnh (230 –250). P’an – P’an là con thứ
của Hun P’an – h’uang (lên kế vò khi vua cha mất năm 90 tuổi) trao quyền
lại cho một vò tướng tên là Fan Man rồi được dân chúng bầu lên làm vua.
Ông là vò vua rất tài giỏi và thiện chiến, ông đóng những chiến thuyền lớn
chứa từ 600 – 700 người đánh chiếm các nước lân bang lập nên đế chế
gồm khoảng 10 quốc gia quy thuận. Căn cứ vào tấm bia chữ phạn ở Nha
Trang, Coedès cho rằng Phạm Sư Mạnh là vò vua có tên là Sri Mara. Dưới
thời vò vua này phật giáo được bảo trợ, chữ Phạn là ngôn ngữ chính thức.
Finot bác bỏ ý kiến trên và cho rằng Sri Mara cai trò một vùng đất là chư
hầu của Phù Nam.
6. Phạm Chiêm hay Fan Chan (khoảng 225–250) là cháu trai của Phạm Man.
Chính vò hoàng tử này đã giết hoàng tử kế vò hợp pháp, cướp ngai vua và trò
vì trong khoảng 20 năm trước khi bò một người em của chính người mà ông
gạt ra khỏi con đường tiến của mình giết chết.
7. Phạm Tầm hay Fan Hsun (250–290) một vò vua không được biết đến nhiều
hơn ngoài những mối quan hệ mà ông tạo lập với TQ và những chuyến đi
xứ của xứ thần TQ sang Phù Nam. Theo Khang Thái, vò vua này là người ra
sắc lệnh buộc nhân dân phải mặc quần áo, liên minh với vua Lâm Ấp là
Fan Hsiung tiến hành chiến tranh chống lại Giao Chỉ. Trong thời gian trò vì

của ông sử sách chép lại có một vò vua lạ mặt từ đâu đến không biết.
8. Trúc Chiên Đàng (Thiên Trúc Chiên Đàn). Có hai thuyết khác nhau về vò
vua này. Một thuyết cho rằng Trúc Chiên Đàng người gốc Việt Chi vùng
trung Á thuộc Liên Xô cũ. Một số khác cho rằng ông là người thuộc
dòng họ Mặt Trăng. Thuyết thứ hai có vẻ có cơ sở hơn bởi Trúc Chiên
Đàng là người mang chữ Sankrit đến Phù Nam không loại trừ trường hợp
ông đến bằng con đường thương mại. Trúc Chiên Đàng mở đầu thời kỳ trò vì
của các vua có nguồn gốc . D.G.E HALL cho rằng khi ghi chép việc
tiếp nhận các cống vật của vua Phù Nam tên là Chan – T’an, TQ đã miêu
tả Chan – T’an là một người theo đạo Bàlamôn. Chan – T’an là phiên âm
của từ “Chan Đan”, tức vương hiệu Kushanas thuộc dòng họ Kaniskha, Phù
Nam đã tiếp xúc vào giữa thế kỉ thứ III. Do đó người ta đã đưa ra lí thuyết
cho rằng vò vua này có thể là con cháu dòng họ Kaniskha bỏ trốn sang Phù
Nam do cuộc chinh phục miền bắc của Sammudra Gupta (khoảng năm
335 – 375), vò vua thứ hai thuộc triều đại Gúpta. [27, trang 60]. Như vậy ý
kiến thứ hai có vẻ đúng hơn.
20
9. Trần Kiều Như (không rõ, năm sinh, năm trò vì) là người chấn chỉnh phong
tục tập quán. Ông mất năm 454.
10. Trì Lê Đà Bạt Ma : làm vua vào khoảng năm 478. Ông đặt quan hệ ngoại
giao với Tống, mượn thế Tống đánh Lâm Ấp.
11. Kiều Trần Na Đề Gia Bạt Ma (Kaundinya Jayavarman). Ông được coi là vò
vua vó đại. Triều đình TQ đã phong cho ông tước hiệu “ tướng quân miền
nam được bình đònh, vua của Phù Nam”. Trong thời kì trò vì của ông nhìn
chung là đất nước yên ổn, không có cuộc chống đối nào xảy ra. Kiều Trần
Na Đề Gia Bạt Ma còn củng cố quan hệ với TQ bằng cách cho thuyền buôn
sang Quảng Châu buôn bán và giảng kinh Phật thời Nam Tề (minh văn bia
kí Phạn cổ ở Đồng Tháp) và mở rộng quan hệ với các nước ở phía tây.
12. Gunavarman là con của Trì Lê Đà Bạt Ma chết vào khoảng năm 514 do
người con của thứ phi (vợ Kiều Trần Na) giết chết.

13. Lưu Đà Bạt Ma (Rudravarman) : Không có tư liệu viết về ông vua này
ngoài việc ông giết Gunavarman để lên ngôi và việc ông cử sứ thần đến TQ
từ năm 517 đến năm 539. Lưu Đà Bạt Ma bò xem là ông vua cai trò tồi.
Trong thời kì trò vì của ông, Phù Nam rơi vào tình trạng suy yếu các thế lực
tranh chấp lẫn nhau. Theo Tuỳ thư, nhân cơ hội Phù Nam suy yếu Trì Đà
Tư Nga vua nước Chân Lạp đem quân chinh phạt. Lưu Đà Bạt Ma phải bôn
tẩu về Na Phất Na (khoảng đầu thế kỉ thứ VI). Từ sau thế kỉ thứ VI Phù
Nam biến mất hoàn toàn thay vào đó người ta thấy ghi chép về Chân Lạp
như là sự kế tục trên mảnh đất này.
Như vậy, quá trình ra đời của nhà nước Phù Nam không nằm ngoài tiến
trình phát triển chung của khu vực ĐNA thời bấy giờ. Ba yếu tố cần thiết cho sự ra
đời quốc gia cổ đại là nông nghiệp, thương nghiệp và ngành luyện kim Phù Nam
đều có cả. Phù Nam không phải là ra đời trên vùng đất ven lưu vực sông Mê Kông
vùng đất thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp đó sao. Phù Nam lại nằm trên
con đường thông thương quan trọng giữa TQ với và có nền sản xuất kim khí
phát triển. Ba yếu tố trên thể hiện sự phát triển của nền văn hoá đang ngấp nghé
bước vào ngưỡng cửa văn minh. Sự truyền bá văn hoá Ấn có tác dụng lớn đối với
thượng tầng kiến trúc của cộng đồng dân cư bản đòa khi mà nó chỉ thâm nhập và
giữ đòa vò cao trong tầng lớp trên của xã hội. Chúng ta không phủ nhận vai trò của
văn hoá n, song cũng không thể coi nó là tiền đề quyết đònh cho ra
21
đời Phù Nam chỉ có thể khẳng đònh đây là cái cực kì quan trọng vì chính nền văn
hoá bản đòa mới là yếu tố quyết đònh.
Nhiều tài liệu lòch sử trước đây viết về Phù Nam đều xem nó là nhà nước
của người Khơmer cổ ghép lòch sử vương quốc này vào giai đoạn đầu của nhà nước
Campuchia cổ đại. Nhận đònh trên là sai lầm. Phù Nam không bao giờ là đêm trước
của lòch sử Campuchia dù có quan hệ với Chân Lạp (sau này khi bò Chân Lạp thôn
tính Phù Nam trở thành vùng đất Thuỷ Chân Lạp trong quốc gia này) do những gì
mà bản thân nó thể hiện trong giai đoạn tồn tại. Chủ nhân của nền VHOE không
phải là người Khơmer (ý kiến này tôi sẽ chứng minh ở phần 2.2 “điều kiện đòa lí–

dân cư”) nói chi đến cư dân Phù Nam. Người Anhdonedien đến vùng đất này hợp
sức với các nhóm Môn bản đòa khác trên cơ sở nền sản xuất phát triển và ảnh
hưởng VH mà lập nên VQPN của mình mang sắc thái riêng biệt, độc lập vào
khoảng thời gian sớm hơn rất nhiều so với Chân Lạp của người Khơmer. Mọi nhận
đònh sai lệch hạn chế trong tầm nhìn thiển cận có chủ ý hay không đều gây nên
nhiều hơn nữa bóng tối cho lòch sử vương quốc cổ này, làm sai lệch sự thật lòch sử .
Nói tóm lại, VQPN ra đời và tồn tại trong khoảng thế kỉ thứ I đến thế kỉ thứ
VI với thiết chế chính trò, tổ chức xã hội, kinh tế , văn hoá riêng của nó không lầm
lẫn được. Với những gì có được dù không nhiều nhưng cũng có thể khẳng đònh Phù
Nam là một thực thể có thật!
1.1.2.2 – Điều kiện đòa lí – dân cư.
*

Điều kiện đòa lí.
Xét về vò trí đòa lí không thể tách Phù Nam ra khỏi vò trí của thương cảng
lớn lúc đó. ĐNA như đã biết là chiếc cầu nối giữa phương đông với phương tây.
Như lẽ thường, Phù Nam có vò trí nằm dọc theo lưu vực sông Mê Kông chắc chắn
sẽ là cầu nối giữa các quốc gia nằm trên bán đảo Trung–Ấn với các quốc gia hải
đảo phía dưới khi mà biển còn ngập phần lớn diện tích miền nam Việt Nam. Sách
Tân Đường thư do Âu Dương Tu và Tống Kỳ biên soạn, quyển 222, tờ 2 có đoạn
viết như sau:“Nước Phù Nam nằm ở phía nam quận Nhật Nam bảy ngàn hải lí về
phía nam” tức phía nam đất Trung bộ của Việt Nam và chắc chắn là cách sở lò của
quận này khoảng bảy ngàn lí. Thương cảng Óc Eo – thương cảng lớn nhất của Phù
Nam và ĐNA lúc đó nằm ở vùng ven biển thuộc châu thổ sông Mê Kông giáp vònh
Xiêm (Thái Lan), cách biển khoảng 3 dặm. Cảng này nằm trên con đường biển
lớn giữa TQ và phương tây, rõ ràng có mối quan hệ hàng hải chặt chẽ với bờ
22
biển của vònh Xiêm, Mã Lai, Inđônêsia, , vònh Ba Tư và gián tiếp với Đòa
Trung Hải. Những phát hiện KCH thể hiện quan hệ thương mại rộng rãi của Óc Eo
nói lên vò trí quan trọng của VQPN – một trung tâm thương mại trong thời điểm nó

tồn tại.
Khí hậu của Phù Nam chòu ảnh hưởng rất lớn của gió mùa. Gió mùa cũng là
nhân tố thúc đẩy hoạt động hàng hải diễn ra sôi nổi tại đây khi mà kỹ thuật đi biển
bấy giờ chỉ dựa vào sức gió. Ngoài ra do nằm ven biển nên Phù Nam cũng chòu
ảnh hưởng khí hậu mát mẻ đại dương đem lại.
Lãnh thổ Phù Nam là những miền đồng bằng châu thổ rộng lớn do lưu vực
sông Mê Kông cùng một số khác bồi đắp. Các đồng bằng này nằm ven biển, thấp
hơn bây giờ chứa nhiều giồng cát, đồi gò. Một số là gò tự nhiên một số do con
người đắp lên. Phát hiện khảo cổ cho biết chúng là những đòa điểm tụ cư chính của
cư dân Phù Nam nơi diễn ra hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Có điều là tại sao cư
dân lại tập trung trên gò cao như vậy? Hình như, thiên nhiên hay ngập lụt vào
những tháng mùa mưa thì phải. Nếu là vậy thì các đồng bằng trong lãnh thổ vương
quốc này vẫn còn trong quá trình bồi tụ do hoạt động của thuỷ triều và gió mùa.
Phù Nam có nhiều đồng bằng nhưng lớn nhất quan trọng nhất là đồng bằng
châu thổ sông Cửu Long. Đồng bằng này chiếm phần lớn lãnh thổ của Phù Nam và
là trung tâm kinh tế của vương quốc này. Theo các nhà đòa chất học từ rất xa xưa
khi mà toàn bộ đồng bằng còn ngập trong biển thì sông Cửu Long không chảy qua
đây mà nó chảy qua vùng ĐNB hợp sức cùng với sông Đồng Nai tạo ra các thềm
phù sa cổ lớn ở đây. Trong thời kì cách tân (Pléistocène) “miền ĐNB cùng với dãy
Đậu Khấu ở Campuchia được nâng lên đồng thời với sự sụp lún của vònh biển bây
giờ là châu thổ Nam Bộ, sông Cửu Long đã trượt dần xuống phía nam cho đến vò trí
ngày nay” [8, trang 13 ]. Từ đó cho đến những thế kỉ đầu công nguyên đồng bằng
này vẫn trong quá trình bồi tụ mở dần rộng ra theo mức lùi của biển và sự nâng
lên của các nền đòa tảng.
Tiến sâu vào lục đòa là đòa hình cao nguyên… Ngoài ra đòa hình Phù Nam
còn có dạng đòa hình vũng vònh, đầm hồ và nhiều đảo. Một đặc sắc nữa về đòa hình
của Phù Nam là ngay trong đồng bằng vẫn mọc lên những dãy núi tạo thành vành
cung chạy theo hướng tây bắc thả dần ra biển, ngày nay có tên chung là Thất Sơn
(An Giang). Ngoài ra còn có vài quả núi đơn lẻ mọc lên giữa cánh đồng. Đó là núi
Sam (Châu Đốc), núi Voi hay núi Bà Khẹl (Tònh Biên), núi Sập và núi Ba Thê

(Thoaiï Sơn) tiến dần ra biển có núi đá vôi phân bố rất nhiều ở Kiên
23
Giang. Sự xuất hiện các dãy núi này với dấu tích vỏ sò chứng tỏ trước khi có hoạt
động tạo sơn nơi đây vẫn chìm trong nước biển. Nhiều di chỉ khai quật được tại
chân núi Sập, Ba Thê, núi Bà Đội, núi Sam… làm lộ ra những điểm cư trú lớn của
cư dân Phù Nam. Sự tồn tại các dãy núi trên pha thêm chút tính đa dạng cho thiên
nhiên và cuộc sống ở đây.
Thiên nhiên Phù Nam có thể nói là sơn thủy hữu tình bởi bên cạnh các dãy
núi bao quanh nó là những con sông lớn và rất nhiều các con lung cổ, đường nước
cổ tồn tạò. Sông cổ Hậu Giang (Proto–Bassak) là con sông lớn bấy giờ. Nó chảy từ
vùng Bassak qua Châu Đốc, Rạnh Giá, Ba Thê thoát ra biển ở Cạnh Đền (U Minh
Hạ–Cà Mau). Sông vàm cỏ cổ (Proto–Vaico) chạy từ Sa Rài xuống Tân Hiệp.
Sông Bình Minh cổ (Proto–Hàm Luông) chảy từ Châu Đốc đến Cần Thơ rồi rẽ
sang Trà Vinh. Từ Cẩm Giang đến Thái Mỹ (Củ Chi), con sông Trảng Bàng cổ
(Proto–Trảng Bàng) hợp lưu với sông Sài Gòn cổ (Proto-Sài Gòn) ở Bình Chánh
(TP. HCM). Trong những năm 1931–1936, các nhà du thám hàng không P. Paris
phát hiện trong vùng tứ giác Long Xuyên khoảng gần 30 đường nước cổ chạy từ
Phnom Ăngkor và Phnom Ăngkor Borei chảy về Châu Đốc qua núi Sam, rồi từ Tri
Tôn chảy về Ba Thê theo dòng Mặc Cần Dưng cổ. Từ Ba Thê có nhiều nhánh hoặc
chảy ra Rạch Giá, hoặc chảy sang phía đông đến Đá Nổi, tiếp giáp vùng trũng Hậu
Giang; còn có nhiều nhánh khác từ phía bắc, tây bắc đổ về [8].
Một bia kí phát hiện tại Đồng Tháp Mười ghi các đòa danh bắt đầu bằng tên
những con sông. Nhiều nơi khác cũng ghi chép tương tự. Tất cả di chỉ khai quật
thuộc phạm vi VHOE đều là di chỉ cư trú dọc theo các con lung, các đường nước
cổ. Các con lung này một số là nhánh nhỏ của những con sông lớn, một số khác
không loại trừ khả năng là do cư dân Phù Nam đào làm hệ thống kênh rạch phục
vụ sản xuất nông nghiệp. Phát hiện này chứng tỏ hệ thống kênh ngòi và sông rạch
ở Phù Nam là chằng chòt.
Sinh thái Phù nam là sự tổng hợp các hệ sinh thái trong khu vực. Nơi đây có
cả hệ thống sinh thái trên cạn, nước ngọt và vùng ven biển. Vùng khu vực cao

nguyên có những cánh rừng nhiệt đới bát ngát với thảm thực vật đa dạng. Sông
Mê Kông cũng như các lung nước cổ chứa rất nhiều sinh vật nùc ngọt. Vùng ven
biển: ven biển đông, giáp vònh Thái Lan, vùng bắc quần đảo Mã Lai… là cả hệ
thống sinh vật nước lợ và nước mặn phong phú mà ngày nay vẫn còn giữ vai trò
quan trọng không kém.
Tóm lại, Phù Nam có điều kiện đòa lí tự nhiên rất đa dạng luôn biến động
liên tục. Theo thư tòch xưa, bia kí ghi lại đôi nét về một vùng thiên nhiên có đòa
24

×