ĐỀ TÀI:
DẤU ẤN BÀ LA MÔN GIÁO ( HINĐU GIÁO) TRONG CÁC
CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CHĂM
SVTH: Phạm Ngọc Tòng
Lớp: ĐH VNH k08
LỜI MỞ ĐẦU:
Trong dòng chảy của mỗi nền văn hóa ra đời phát triển và lụi tàn luôn
không quên để lại cho thời gian những giá trị mang đặc trưng của mình, và
những giá trị ấy được lưu giữ và bảo tồn cùng với thời gian cho dù nó vẫn
không mang được một cách trọn ven nhất. Văn hóa Chăm cũng nằm trong
dòng chảy của quy lật ấy, dù đã lùi xa hàng nghìn năm nhưng những giá trị
mà nó để lại đã khiến cho lịch sử và thế hệ sau này phải nghiêng mình và
thán phục với những thành tựu ấy. Đóng góp trong những thành tựu nghiêng
mình ấy chúng ta không thể nào không nhắc đến lĩnh vực kiến trúc và điêu
khắc Chăm.
1. Dấu ấn tôn giáo Ấn Độ trong kiến trúc
Đạo Bà-la-môn giáo đến Champa rất sớm, vào đầu công nguyên. Ban
đầu người Chăm tiếp nhận Bà-la-môn cổ đại và sau này là Ấn Độ giáo, cuối
cùng người Chăm đa phần ngả theo Shiva giáo. Vì vậy các đền đài, tháp cổ
từ Mỹ Sơn đến Bình Thuận đều là những biểu tượng thờ Shiva. Từ thời Lâm
Ấp đến Hoàn Vương (từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ IX) Bà-la-môn giáo là
tôn giáo chính và luôn luôn được coi trọng. Có thể nói ảnh hưởng của tôn
giáo Ấn Độ đối với văn hóa Chăm phát huy mạnh mẽ nhất vào thế kỷ thứ
VII đến hết thế kỷ thứ XV. Tôn giáo Bà-la-môn có ảnh hưởng sâu đậm đến
đời sống tâm linh của người Chăm, tạo nên bản sắc văn hóa Chăm mang
nhiều màu sắc pha trộn giữa văn hóa Tôn giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân
gian của dân tộc Chăm. Khi tôn giáo Bà-la-môn du nhập vào Champa, người
Chăm cổ xây dựng các đền tháp (Kalan) để thờ các vị thần Shiva, Brahma,
Vishnu là tam Thần giáo của Ấn Độ giáo. Và hiện nay đang còn rất nhiều
các công trình đền tháp mang đậm dấu ấn của tôn giáo Ấn Độ như: Tháp
PoKlongRai ở Ninh Thuận, cum tháp Mỹ sơn, tháp PoNaGa Nha Trang….
Nói đến kiến trúc đền tháp Chăm Pa, hiện nay đang còn lưu giữ 19
khu đền tháp với 40 kiến trúc lớn nhỏ trên dãi đất miền Trung, Tây Nguyên
ngày nay, hệ thống kiến trúc đền tháp Chăm Pa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
của tôn giáo Ấn Độ. Đa số các khu đền tháp đều mang hình núi Mêru( còn
gọi là núi vàng nằm ở dãy HymaLaya thu nhỏ) theo như quan niệm của
người theo Ấn Độ giáo thì các vị thần luôn ngự ở trung tâm thế giới trên núi
Mêru, nên đền thờ vàng ở hạ giới phải thể hiện như núi vũ trụ Mêru.,không
những thế kiến trúc đền tháp Chăm còn màng bố cục đậm nét của Ấn Độ
giáo. Khi xây các đền tháp người Chăm luôn hướng các đền tháp trong cụm
1
vào tâm, các trục quay ra bốn hướng, hướng mặt tiền quay về hướng đông
phương mặt trời mọc, nơi nguồn gốc của sự sống. Hiện nay cụm tháp cổ thể
hiện nguyên vẹn được bố cục đó phải nói đền tháp Chăm PoKlongRai ở
Ninh Thuận, cụm tháp ở Mỹ Sơn. Đa số các cụm tháp được phân bố theo bố
cục,ở trung tâm là một ngọn đền(Kalan), và xung quanh được bao quanh bởi
những ngọn tháp nhỏ hoặc những công trình phụ, chính ngôi đền chính đó
chính là tượng trưng cho ngọn núi Mêru trung tâm của vũ trụ của thần linh,
đó chính là màu sắc của tôn giáo Ấn Độ.
Tháp Chăm thường không rộng lắm, thông thường bên trong chỉ thờ
một bộ Linga tượng trưng cho thần Shiva chiếm gần hết diện tích của tháp.
Đền thờ chăn thường được xây theo dạng hình vuông, một cửa chính dùng
để ra vào và ba cửa giả, nếu tháp có hai cửa chính thì có hai cửa giả, nhiều
khi hai bên tiền sảnh còn có hai cửa giả, trên các cửa đó đều có trang trí vòm
cuốn, vòm cuốn Chăm cùng với tường tháp là một nghệ thuật đặc sắc của
người Chăm. Mình tháp thường có ba tầng, càng lên cao càng thu hẹp lại,
mỗi tầng mô phỏng lại vòm cuốn cử chính và cửa giả, ở góc mỗi tầng đều có
hình tháp thu nhỏ và được trang trí bằng rất nhiều hình bằng sa thạch như
chim thần Garuda, bò thần Nadin, tường tháp luôn được để trơn. Trên chóp
tháp là một khối đá nhọn đặt ngay giữa đỉnh, có ý kiến cho rằng khối đá này
chính là biểu tượng của Linga nhưng cũng có ý kiến cho rằng đây là biểu
tượng bia đá cho Kalan( lăng mộ). Bên cạnh những tháp hình vuông ,mái
nhọn còn có những tháp mái cong hình thuyền, loại hình này chỉ sử dụng
trong đền thờ chính. Nói chung tháp chăm thường thể hiện theo hình vuông
có ba tầng thon dần, hoặc mái cong hình thuyền và tháp với mái một tầng
cong nhọn…
Nói tóm lại, trong kiến trúc chăm chịu sự chi phối và ảnh hưởng mạnh mẽ
của tôn giáo Ấn Độ không những ảnh hưởng về mặt bên ngoài mà còn ăn
sâu vào kiến trúc bên trong. Người Chăm luôn bố cục đền tháp của mình
theo quan niệm của tôn giáo Ấn Độ và không quên dành những vị trí trung
tâm hay nói đúng hơn là vị trí quan trong nhất cho các vị thần của tôn giáo
Ấn Độ nó chỉ hơi dịch chuyển về tầm ảnh hưởng của các vị thần. Ngoài ra
kết hợp với những vẻ đẹp bên ngoài có sự uốn lượn của mái cong hình
thuyền và vòm cuốn đã tạo nên một vẻ đẹp hoàn mỹ cho phong cách kiến
trúc tôn giáoChăm.
2. Về điêu khắc.
Nói về điêu khắc, người Chăm luôn thể hiện mình là những bặc thầy về điêu
khắc, với sự chạm trổ những hình thụ khác nhau rất xinh xắn và sống động,
những họa tiết mang một vẻ đẹp tỉ mỉ đến từng đường nét, từ đó cho thấy tài
năng độc đáo của các nghệ nhân Chăm, mang lại đặc sắc nổi bật lên nền
nghệ thuật Đông Nam Á nói chung và người Chăm nói riêng. Nhưng tất cả
2
đó đều mang dáng dấp đặc trưng và không thoát khỏi sự ảnh hưởng của tôn
giáo Ấn Độ. Cái đề tài và nội dung mà các nghệ nhân Chăm gửi gắm vào
đấy luôn hướng về tôn giáo, một tôn giáo đặc trưng của người Ấn Độ. Trong
đó phải nói đến sự tài tình trong điêu khắc về các vị thần: Shiva, Bratman,
Visnu, về những hình tượng điêu khắc liên quan đến là vị thần này đó chính
là tam trụ của Ấn Độ giáo( thuyết tam vị nhất thể).
Trong những vị thần được điêu khắc đó phải nói đến thần Shiva, vị
thần này được thờ cùng với sinh tượng khí linga chiếm một số lượng gần
như tuyệt đối tại các khu đền tháp của người Chăm. Trong ấn độ giáo thần
Shiva chính là thần hủy diệt và sáng tạo, người chăm luôn xem vị thần này
là quan trọng nhất. Bởi với một tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước, thì thờ
sinh tượng khí là một điều tất yếu, do nó mang tính chất dương tính nhiều nó
là đại diện cho sự sinh sôi và nảy nở. Linga được đồng nhất với thần ShiVa
thờ Linga cũng như thờ thần ShiVa. Cho nên khi tôn giáo Ấn Độ vào Chăm
Pa thì người Chăm đã lấy và cải biến thành Shiva giáo và trở thành tôn giáo
chính thống của các vua chúa Chăm. Trong các điêu khắc thì điêu khắc về
thần Shiva chiếm số lượng khá lớn, ở đâu có đền tháp cũng đều có tượng
thần Shiva. Tại Mỹ Sơn Quảng Nam thần ShiVa được điêu khắc cao 182cm,
được thể hiện trong tư thế thẳng đứng, hai tay đưa ra phía trước, y phục là
một sarông dài đến đầu gối, hình này thể hiện thần Shiva đang trong thời kỳ
thực hành khất thực. Hay như bức phù điêu tại Phong Lệ Đà Nẵng thần
Shiva được thể hiện với độ cao 90cm, rộng 141cm thể hiện thần đang múa,
có các nhạc chơi đàn và các vị thần khác đang chiêm bái điệu múa, với 16
cánh tay phụ và hai cánh tay chính cùng với thân hình đã tạo nên cho Shiva
một tư thế mềm mại và uyển chuyển. Trên cánh tay phải và hai cổ chân đeo
vòng rắn, đây chính là sự miêu tả và khắc họa vũ điệu tử thần, khi thần
Shiva đang múa cũ điệu tandava được người Ấn Độ giáo điêu khắc, có thể
nói Ấn Độ giáo đã thấm vào trong dòng máu của các nghệ nhân chăm,
không những điêu luyện về những họa tiết điêu khắc mà còn cả về tâm hồn.
Tượng thần Shiva được các nghệ nhân Chăm khắc họa với nhiều hình thức
khác nhau. Thần Shiva ở Trà Kiệu( thế kỷ V) cao lớn đồ sộ như một lực sĩ,
thần Shiva tại Khương Mỹ(thế kỷ VII-VIII) đang say đắm trong vũ điệu
tandaba, thần shiva ở Bình Định(thế kỷ XI-XIII) lại ngồi xếp bằng thể
hiện đức từ bi bác ái. Trong tượng thần shiva trên tháp cổ PôKlông Grai
tại Ninh Thuận với tư thế múa tay biểu tượng cho sự vận động của vũ trụ,
hai chân khụy xuống vừa phải, trọng tâm rơi vào giữa, chân trái mở rộng,
chân phải đứng cong, đầu và chân làm bố cục vững chắc cho tổng thể
pho tượng, Đây là một pho tượng điêu khắc hoàn mỹ nhất trọng các
tượng điêu khắc Chăm Pa. Nói chung các nghệ sĩ chăm đã thể hiện thần
Shiva một cách sống động với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, nói đến
3
thần Shiva trong nghệ thuật điêu khắc Chăm Pa chúng ta không thể bỏ qua
ngẫu tượng đó chính là Linga.
Linga là một linh vật được điêu khắc và có mặt hầu như tuyệt đối
trong các khu đền tháp chăm, Linga được điêu khắc có ba phần: phần đầu có
hình tròn biểu tượng của thần Shiva, phần giữa là Visnu có bảy cạnh được
hiểu theo lí trí và tín ngưỡng chăm là biểu tượng của vũ trụ và cuối cùng là
thần Bratman có bốn cạnh tượng trưng cho bốn hướng( bắc, nam, đông tây).
Linga có nghĩa là sinh thực khí nam, bởi lẽ cùng mang bản chất dương tính
nên Linga và thần Shiva được đồng nhất với nhau, do vậy thờ Linga cũng
như thờ Shiva. Điều này phần nào cho thấy vì sao người Chăm chọn Shiva
làm chúa tể trong quá trình phát triển của mình, bởi thờ sinh lực khí là tín
ngưỡng của cư dân nông nghiệp, càng nông nghiệp điển hình bao nhiêu thì
tín ngưỡng này càng mạnh bấy nhiêu. Linga có ba loại: một loại có hình trụ
tròn, loại này mang dấu ấn đậm nét bản địa của người Chăm. loại Linga thứ
hai có cấu tạo hai phần, phần trên là hình trụ tròn, phần dưới là một vật thổ
to hình tròn, phần to miêu tả cái cối giã gạo, hoặc bằng hình vuông phẳng
dẹt mang ý nghĩa triết lý âm dương, ở Linga này không những có chất
dương tính mà còn có cả chất âm. Nó là một trong tổng thể âm dương hoàn
hảo mang đậm dấu ấn văn hóa nông nghiệp. loại thứ ba có cấu tạo ba phần,
ngoài phần trụ ở trên và hình vuông ở dưới còn cớ cả một đoạn mang hình
bát giáo ở giữa, cấu trúc này mang ảnh hưởng mạnh mẽ của triết lý tôn giáo
Bàlamôn giáo Ấn Độ. Phần dưới của loại hai và ba này giống như cái chân
vuông có rãnh thoát nước đó là biểu tượng cho bộ phận sinh dục nữ còn gọi
Yoni, hai cái này kết hợp với nhau gọi là Linga- Yoni. Tại tháp PoNaGa
Nha Trang còn có cả hình tượng nữ thần PoNaGa ngồi trên Yoni, ngoài biểu
trưng là sinh tượng khí Linga còn mang biểu tượng của sự chống đỡ vũ trụ,
của ngọn núi MêRu thần thoại. Bên cạnh đó linga còn là biểu tượng của sự
vĩnh cửu và tính chất chính thống của mỗi triều đại vua Chăm. Chính vì vậy
mà linga luôn luôn có mặt trong các biểu hiện của nghệ thuật điêu khắc với
sự ảnh hưởng nhất định của ấn độ giáo, biểu tượng này mang tính phổ biến
và rộng rãi trong cộng đồng người Chăm, hễ nơi nào có đền tháp thì luôn
xuất hiện biểu tượng này. Ngoài ra đi cùng với những bức họa điêu khắc về
Shiva còn có những con vật gần gũi với shiva nhất như bò đực NaDi,
GruDa…
Bên cạnh những điêu khắc về Shiva chúng ta không thể bỏ qua những điêu
khắc về thần Baratman và thần Visnu, tuy không chiếm tầm ảnh hưởng quan
trọng như shiva những những bức tượng phù điêu này đã thể hiện sự khéo
léo tài tình của các nghệ sĩ Chăm. Tại Mỹ Sơn thẩn Visnu được thể hiện với
độ cao 144cm, dài 218cm, bức phù điêu này ở mi cửa tháp Mỹ Sơn E1, thể
hiện thần đang nằm trên biển vũ trụ AmanTa, dưới chân là vị sư già đang
4
chúc phúc, hai đầu là hai con nhạn điểu GaRuDa trên đầu là tán rắn có năm
đầu, Trên đầu đội mũ hình trụ, phần trên có một lớp bò sát người. Nói chung
thần Visnu đã được điêu khắc khá sinh động, nhưng không tách rời với
những giáo lý ấn độ giáo, mọi sự thể hiện hình tượng Visnu đều hường về
nguồn cội, chức năng và sứ mệnh của thần Visnu. Do vậy tại Ấn Độ người
ta xem thần Visnu là vị thần bảo tồn.
Song song với nhứng bức phù điêu về hai vị thần trên thì phù điêu về
thần BratMan cúng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống tư tưởng Chăm,
họ xem đây là thần sáng tạo. Tại Mỹ Sơn E1 có một bức phù điêu thể hiện
thần BratMan ngồi theo kiểu Ấn Độ, chân phải đặt lên chân trái, phía trước
là thiên nga HamSa, thần dựa vào một cái giá đã bị gã, để xuôi tay trên đầu
gối, tay phải cầm vòng dây, mặc sampot phủ trên chân trái. Ngoài ra còn có
bức phù điêu thuộc thể kỷ XIII- XIV tại tháp Mẫm Bình Định, cao 99cm, có
ba đầu hai tay để trên đùi, tay phải cầm kiếm còn tay trái đã bị gãy từ khủy
tay trở xuống, cả ba đầu đều đội mũ hình trụ tròn có bốn tầng, thần có nét
mặt vui tươi, con mắt thứ ba ( thiên nhãn) ngay ở giữa trán giống như hình
giọt nước, đầu thiên nga ngẩng cao, tư thế ngoài mỏ lại đặt trên lưng tạo nên
dáng vẻ ngưỡng mộ đối với vị thần đang ngồi trên lưng. Cũng như hai vị
thần trên thần BratMan được điêu khắc khá công phu mang những nội dung
khá đậm nét của ấn độ giáo. Ngoài những hình tượng điêu khắc đã nêu trên
còn rất nhiều hình tượng khác đã được các nghệ nhân Chăm điêu khắc rất
công phu và thể hiện sự tinh tế khá cao, nhưng tất cả đều hướng đến phản
ánh đây đủ bộ mặt của một tôn giáo đã ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội
Chăm đó chính là án độ giáo, những nhân vật dược các nghệ nhân Chăm
điêu khắc không kém phần sinh động và hiện thực như tại đất nước sản sinh
ra tôn giáo này.
Trong các tôn giáo mà văn hóa chăm chịu sự tác động có thể nói rõ
rệt nhất là ấn độ giáo không nhứng về nhứng nội dung phản ánh trong kiến
trúc và điêu khắc mà văn háo Chăm còn chịu ảnh hưởng và sự chi phối của
ấn độ giáo trong lĩnh vực chính trị và đời sống xã hội. chính vì những lẽ dó
mà đã giúp cho dân tộc chăm phát triển và lớn mạnh trong khu vực, có đôi
lúc đại việt đã bị chăm ba tấn công vào đến tận hoảng cung . Nhưng cũng
chính vì những giá trị ấy mà xã hội chăm đã đánh mất đi phong cách và
những cá tính riêng của mình, đồng hành với sự xụp đổ của cả một chế độ là
sự sụp đổ hoàn toàn của một nền văn hoa, không những mất đi ở một thời
điểm nhất định mà còn mất đi trong dòng chảy của thời gian.
5
KẾT LUẬN
Như vậy nhìn vào những gì mà các nghệ nhân Chăm để lại trên dải đất
miền Trung này, chúng ta không thể không thừa nhận sự khéo léo, tài năng
điêu khắc của các nghệ nhân Chăm, nhứng cũng phải thấy rằng các nghệ
nhân Chăm đã chịu sự tác động mạnh mẽ của tôn giáo Ấn Độ, chính vì vậy
đã chi phối tư tưởng, tinh thần của nghệ nhân Chăm. Trong cách bố cục và
nội dung thể hiện trong kiến trúc và điêu khắc đều mang đậm dấu ấn tốn
giáo Ấn Độ, những nghệ nhân Chăm đã cảm nhận bằng tài năng và lòng
nhiệt huyết để làm nên những công trình kiến trúc, điêu khắc độc đáo, phản
ánh một cách chân thực và sống động đời sống xã hội mình. Qua đó đóng
góp vào kho tàng nghệ thuật nước nhà thêm phong phú và đa dạng.
Tài Liệu Tham Khảo
Huỳnh Uyên Trầm My, những di sản thế giới ở Việt Nam, NXB. TPHCM
2000
Tập thể tác giả Quảng Nam, văn hoá Quảng Nam, NXB SVHTT Quảng
Nam 2002
Tập thể tác giả Quảng Nam, văn hoá Quảng Nam những giá trị đặc trưng,
NXB SVHTT Quảng Nam 2001
Mỹ Sơn relics, di tích Mỹ Sơn Quảng Nam, NXB SVHTT Quảng Nam 1999
Nguyễn Hiến Lê, lịch sử văn minh Ấn Độ, NXB VHTT 2004
6