Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT LẠC RỪNG CỦA TRUNG TRUNG ĐỈNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.44 KB, 104 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
----------------------

Nguyễn văn thiện

C IM TIU THUYT
LC RNG CA TRUNG TRUNG NH
Chuyên ngành: lí luận văn học
MÃ số: 60.22.32

Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Ngời hớng dẫn khoa học: ts. Lê thanh nga

Vinh, 2010
MC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU……………………………...................................……………………1
1. Lý do chọn đề tài……………………..................................…………………1
2. Lịch sử vấn đề………………………………..........................………………2
3. Đối tượng nghiên cứu……………………...................................……………6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………...................................………6
5. Phương pháp nghiên cứu………………………..................................………7
1


6. Đóng góp mới của luận văn……………………..................................………7
7. Cấu trúc luận văn…………………………………..................................……7
Chương 1: MỘT SỐ GIỚI THUYẾT…………........................................……8
1.1.1. Một số vấn đề về tiểu thuyết…………….......................................………8


1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết ………………….........................................………8
1.1.2. Một số đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết...................................................11
1.1.3. Nhận thức mới về tiểu thuyết trong văn học ............................................15
Việt Nam sau 1986……………………..........................................……………15
1.2. Tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986….................................21
1.2.1. Một cái nhìn thể hiện khát vọng nhận thức lại chiến tranh….....................1
1.2.2. Vấn đề thân phận con người thời hậu chiến…………......................……24
1.2.3. Sự xố nhồ khoảng cách sử thi……………………........................……28
1.3. Một số vấn đề về tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh………............................. 31
1.3.1. Một cây bút có nhiều đóng góp cho văn xi Việt Nam sau 1986….........1
1.3.2. Một cây bút nhiều duyên nợ với Tây Nguyên……………….............…..34
1.3.3. Lạc rừng - một tác phẩm tiêu biểu của Trung Trung Đỉnh……...............37
Chương 2 LẠC RỪNG - MỘT BIỂU HIỆN CỦA XU THẾ NHẬN
THỨC PHI SỬ THI VỀ CHIẾN TRANH…………..................................... 41
2.1. Chiến tranh - một tai nạn của lịch sử và con người……..............................41
2.1.1. Sức huỷ diệt của chiến tranh đối với cuộc sống hiện thực…..............…..41
2.1.2. Sức huỷ diệt của chiến tranh đối với số phận con người…..............…… 43
2.1.3. Sức huỷ diệt của chiến tranh đối với đời sống tinh thần con người…......46
2.2. Chiến tranh không phải là nơi phô diễn sức mạnh cộng đồng và tài nghệ
cá nhân…………..........................................................................................….. 48
2.2.1. Hành động tự thú không vướng bận bởi mặc cảm hèn nhát……..........…48
2.2.2. Một ghi chép trung thực về đời sống tinh thần của những người lính
tham chiến kể cả hai phía…………..............................................................…..51

2


2.2.3. Một cái nhìn lạnh lùng, nghiêm khắc về trách nhiệm của các bên tham
chiến trước những mất mát bởi cuộc chiến……...........................................…..54
2.3. Sự nỗ lực phân tích, đánh giá một cách chính xác nét đẹp của con người

trong chiến tranh…......................................................................................……56
2.3.1. Vẻ đẹp có được từ những nhận thức đơn giản của con người về chiến
tranh và trách nhiệm công dân …………............................................................56
2.3.2. Vẻ đẹp nảy sinh từ sự dồn ép tình thế…….........................................….59
2.3.3. Vẻ đẹp hiển nhiên từ nhận thức và hành động mang tính tự giác cao…
.63
Chương 3 LẠC RỪNG – MỘT NỖ LỰC CỦA TRUNG TRUNG ĐỈNH
TRONG VIỆC ĐỔI MỚI NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN CHIẾN TRANH
67
3.1. Nỗ lực làm mới thể tài tiểu thuyết chiến tranh trong việc hướng tới
chuyện hơn là truyện……......................................................................……….67
3.1.1. Làm mới thể tài tiểu thuyết chiến tranh bằng cốt truyện đơn giản…
….67
3.1.2. Nhìn nhận chiến tranh không bằng những dấu hiệu phổ biến của chiến
tranh (hay nghệ thuật miêu tả cái vắng mặt).............................................……..71
3.1.3. Nỗ lực mở rộng nhận thức bằng sự làm loãng chi tiết …....................….74
3.2. Những đóng góp trong miêu tả khơng gian, thời gian nghệ thuật…............77
3.2.1. Không gian, thời gian - một yếu tố quan trọng trong thế giới nghệ
thuật tiểu thuyết...............................................................................................…77
3.2.2. Nhận thức chiến tranh thông qua không gian hẹp, không gian sinh hoạt
thường nhật..................................................................................................... …79
3.2.3. Sự thủ tiêu ý niệm thời gian trong Lạc rừng ........................................…82
3.3. Một số vấn đề về nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu …...................................85
3.3.1. Nhân vật …..........................................................................................…..85

3


3.3.2. Một số đặc điểm ngôn ngữ………......................................……………..88
3.3.3. Giọng điệu ............................................................................................…91

KẾT LUẬN…....................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................95

MỞ ĐẦU
8. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống loại hình văn xi nghệ thuật, tiểu thuyết là một thể loại
quan trọng. Với tiểu thuyết, cuộc sống được thể hiện một cách sinh động,
toàn vẹn với đầy đủ tính đa dạng và phức tạp của nó. Khi nhà văn đặt ra nhu
4


cầu phản anh một phạm vi hiện thực rộng lớn, khái quát được ở một tầm bao
quát những trạng thái tinh thần của cuộc sống ở tầm vĩ mô, tiểu thuyết đương
nhiên là sự lựa chọn số một. Ở Việt Nam, sau 1975, chiến tranh kết thúc, và
đặc biệt là sau đại hội Đảng lần thứ IV (1986), văn nghệ nói chung và thể
loại tiểu thuyết nói riêng đã có nhiều đổi mới. Từ đó đến nay, nghệ thuật tiểu
thuyết khơng ngừng được hiện đại hố. Nhiều tác phẩm lớn ra đời và trở
thành những thành tựu của nền văn học nước nhà. Có thể thấy, trong mấy
thập kỷ đổi mới văn học vừa qua, tiểu thuyết là thể loại tiên phong. Đặt vấn
đề nghiên cứu tiểu thuyết là góp phần khẳng định thêm những ưu thế của thể
loại này trong việc chiếm lĩnh hiện thực.
Trung Trung Đỉnh là nhà văn có nhiều đóng góp trong nền văn học Việt
Nam đương đại. Trưởng thành sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
ông được nhiều bạn đọc biết đến với 5 tập truyện ngắn, 5 cuốn tiểu thuyết.
Hai tiểu thuyết Ngõ lỗ thủng và Tiễn biệt những ngày buồn đã được Hãng
phim truyện Việt Nam chuyển thể thành phim Ngõ lỗ thủng cơng chiếu trên
truyền hình năm 2008 thu hút sự quan tâm chú ý của người xem. Các sáng
tác của Trung Trung Đỉnh mang hơi thở của cuộc sống đương đại với rất
nhiều vấn đề nóng hổi được đặt ra, mổ xẻ. Với những đóng góp của mình,
Trung Trung Đỉnh đã vinh dự được nhận giải thưởng cấp Nhà nước 2007.

Nghiên cứu sáng tác của nhà văn này, vì thế, là để tiếp tục góp phần nhìn
nhận, đánh giá một hiện tượng văn học, kiểm chứng tính chân xác của những
đánh giá về ông.
Trong các tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh thì Lạc rừng là một tác phẩm
thành cơng nổi bật. Tác phẩm đạt giải A cuộc thi tiểu thuyết do Hội nhà văn
tổ chức (1998-2000). Không chỉ là một tác phẩm tiêu biểu về đề tài chiến
tranh mà Lạc rừng cịn mang trong mình những thành tựu của nghệ thuật tiểu
thuyết Trung Trung Đỉnh nói riêng và tiểu thuyết Việt Nam nói chung. Có
người coi Lạc rừng là một tác phẩm đi đầu trong xu hướng cách tân thể loại
5


tiểu thuyết. Tác phẩm đã được nhiều người bàn đến, nhưng chỉ trong phạm
vi những bài viết nhỏ, lẻ, hoặc trong hệ thống sáng tác hay hệ thống tiểu
thuyết của ông, thể hiện ở một số luận văn,luận án, nghĩa là nó chưa được
nghiên cứu với tư cách là một đối tượng độc lập. Đó là những lý do gợi dẫn
cho chúng tôi tiếp cận và nghiên cứu đề tài Đặc điểm tiểu thuyết Lạc rừng
của Trung Trung Đỉnh.
9. Lịch sử vấn đề
2.1. Với một sự nghiệp sáng tác không nhỏ, Trung Trung Đỉnh đã có
một vị trí nhất định trong lịng mến mộ của cơng chúng và bạn đọc. Tuy
nhiên, nghiên cứu về tiểu thuyết của ông chưa nhiều, chủ yếu là một số bài
viết rải rác trên các báo, tạp chí và một số luận văn thạc sĩ.
Trong bài viết Khi đồng tiền kể chuyện (Báo Văn nghệ, số 28/2008),
Nguyễn Chí Hoan đánh giá cao thủ pháp nghệ thuật đồng thoại và bút pháp
khoa đại theo lối phúng dụ ngụ ngôn được Trung Trung Đỉnh sử dụng trong
tiểu thuyết Sống khó hơn là chết. Theo tác giả bài viết, “việc sử dụng hình
thức đồng thoại một ý hướng làm giảm tầm vóc của nguồn phát ngơn, của
vai kể chuyện; kể cả giảm bớt bằng cách trừu tượng hoá vai kể đó, thay thế
nó bằng các ký hiệu quy ước”. Bút pháp khoa đại “chứa đựng một ý hướng

giảm bớt tầm vóc của đối tượng nói đến hoặc cả hai trong một tương quan
nhất định nào đó”.
Ngồi ra cịn có các bài viết của Tâm An, Dương Bình Ngun về tiểu
thuyết Sống khó hơn là chết; Thanh Thảo, Thu Trang, Lê Thi, Trần Linh ...
viết về Tiễn biệt những ngày buồn, Chuyện tình ngõ lỗ thủng. Nhìn chung,
các bài viết trên đều đánh giá cao, ghi nhận thành tựu của tiểu thuyết Trung
Trung Đỉnh.
Bên cạnh đó, tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh cũng đã trở thành đối
tượng nghiên cứu của một số luận văn thạc sĩ tại các trường đại học trên
phạm vi toàn quốc.
6


Trước hết, phải kể đến luận văn Tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh (Luận
văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội – 2009) của Nguyễn Thị Anh.
Với ý đồ tìm hiểu, đánh giá khái quát về tiểu thuyết của Trung Trung
Đỉnh nói chung, tác giả luận văn đã đi sâu tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về
con người, thế giới nhân vật, nghệ thuật trần thuật của nhà văn thể hiện trong
5 tiểu thuyết tiêu biểu. Luận văn này đã chỉ ra một cách có hệ thống những
đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh, qua đó, đánh giá cao về
những đóng góp của nhà văn này cho nền nghệ thuật văn xuôi nước nhà.
2.2. Bên cạnh những cơng trình, những bài viết nghiên cứu về tiểu
thuyết, hoặc sáng tác của Trung Trung Đỉnh nói chung, cũng có một số cơng
trình, bài viết có đề cập và đưa ra những đánh giá, nhận xét đáng tin cậy về
Lạc rừng.
Trong lời bạt cuốn Trung Trung Đỉnh ba tiểu thuyết, nhà phê bình
Phạm Xn Ngun đã có những nhận xét tinh tế: “Anh có lối đi riêng của
mình, khơng thời thượng, không ồn ào, lặng lẽ cày xới trên những điều mình
cảm, mình nghĩ”. Theo Phạm Xuân Nguyên, Trung Trung Đỉnh “đã khơi
được một độ sâu đáng kể của vấn đề nội dung tác phẩm trên một số lượng

trang không nhiều”. Đồng thời với việc đánh giá cao nghệ thuật trần thuật
trong các tiểu thuyết nói trên, Phạm Xuân Nguyên cũng cho rằng, “cố nhiên
lối tự sự ngôi thứ ba ở đây vẫn còn nhiều chỗ kể đơn giản, nhất là khi cần
phơi bày tâm lí nhân vật”. Từ đó, ơng đi đến kết luận: “Vì cuộc sống hiện
nay cịn đồng vọng với trang sách. Vì trang sách cịn nhiều điều gợi mở với
người đọc. Vì người đọc cịn nhu cầu suy ngẫm với văn chương. Như thế,
đáng để đọc Trung Trung Đỉnh lắm chứ”.
Trong bài viết giới thiệu tiểu thuyết Lạc rừng với nhan đề “Lạc rừng”,
cuốn tiểu thuyết thành công của Trung Trung Đỉnh (Văn nghệ Quân đội, số
40) Tác giả Lưu Khánh Thơ khẳng định: “Trung Trung Đỉnh đã đạt được
những thành cơng đáng khích lệ. Anh tỏ ra là một cây bút phân tích tâm lí tinh
7


tế và kín đáo, giản dị mà sâu, khơng lên gân, không cường điệu. Điểm đáng
chú ý nữa ở tác phẩm này là ngôn ngữ mang đậm màu sắc Tây Ngun, tự
nhiên, phóng khống và hiện đại. Sự gắn bó máu thịt với vùng đất Tây
Nguyên là nhân tố đầu tiên tạo nên sức cuốn hút trong những trang viết của
Trung Trung Đỉnh”. Lưu Khánh Thơ cũng cho rằng: “Tiểu thuyết Lạc rừng có
cốt truyện khá giản dị” và “quá trình thay đổi trong nhận thức và diễn biến
tâm lý của nhân vật được tác giả miêu tả sâu sắc và khá hợp lý”, vì vậy, “số
phận của người lính hiện ra trần trụi, mong manh nhưng cũng thật hơn và đời
hơn”. Theo Lưu Khánh Thơ, “những tác phẩm như Lạc rừng đã góp phần cắt
nghĩa và lí giải bao điều bí mật đã làm nên chiến thắng của dân tộc. Đó cũng
là nhiệm vụ lâu dài của nền văn học viết về chiến tranh và người lính”.
Tác giả Hồ Thị Thái trong đề tài Những đổi mới của tiểu thuyết Việt
Nam viết về đề tài chiến tranh và người lính cách mạng từ thập kỷ 80 đến
nay (Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh – 2002) cũng đã dành khá
nhiều trang viết về tiểu thuyết Lạc rừng. Ở cơng trình nghiên cứu của mình,
Hồ Thị Thái sau khi phân tích, đánh giá nghệ thuật xây dựng tình huống và

khắc hoạ tâm lý nhân vật đã có những nhận xét, đánh giá khá xác đáng thành
công nghệ thuật của Lạc rừng.
Tác giả luận văn cũng đã dành khá nhiều trang viết để phân tích, đánh
giá thành cơng về thủ pháp xây dựng tình huống trong tiểu thuyết Lạc rừng
và khẳng định đó là một thành cơng tiêu biểu về mặt nghệ thuật của tiểu
thuyết này.
Phạm Thị Thu Thuỷ trong Nhìn chung về tiểu thuyết Việt Nam từ 1995
đến nay (Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh, 2005) đã đi sâu tìm hiểu và chỉ ra
nghệ thuật tạo tình huống đặc sắc của tiểu thuyết Lạc rừng. Sau khi so sánh
tình huống nhân vật “đi lạc” trong Lạc rừng với một số tác phẩm khác, tác
giả luận văn khẳng định: “Lạc rừng hấp dẫn trước hết là nhờ tình huống tâm
lí đặc sắc này”.
8


Sau khi phân tích trên nhiều cấp độ, Phạm Thị Thu Thuỷ có những
nhận xét tinh tế: “Lạc rừng có một cốt truyện đơn giản, khơng nhiều nhân
vật và có độ dài vừa phải nhưng chiếm được cảm tình của người đọc là bởi
sự chân thực, bởi tấm lòng của người viết về Tây Nguyên”. “Những nhân vật
như Bin, Miết, Yơng ... có tính cách vừa hồn nhiên, chất phác, vừa nghiêm
trang, kỷ luật, có sức hấp dẫn rất lớn đối với người đọc”. Phạm Thị Thu
Thuỷ đánh giá cao bức tranh văn hoá về Tây Nguyên thể hiện trong Lạc
rừng: “Ở Lạc rừng, chúng ta được làm quen với văn hoá, con người Tây
Nguyên (...) Cuộc chiến đấu của đồng bào Tây Nguyên được Trung Trung
Đỉnh thể hiện chân thực, sinh động, giàu cảm xúc (...) Và qua cuộc chiến
tranh nhân dân ấy, hình tượng những con người Tây Nguyên hiện lên vừa
mang vẻ đẹp hết sức tự nhiên của núi rừng vừa mang vẻ đẹp được tôi luyện
qua thử thách”.
Tác giả Phạm Thị Hồng Dun trong cơng trình nghiên cứu Tiểu
thuyết Trung Trung Đỉnh thời kỳ đổi mới (Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại

học Vinh, 2009) đã khá công phu khảo sát thế giới nhân vật, kết cấu, ngôn
ngữ, giọng điệu trong 5 tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh là Ngõ lỗ thủng,
Ngược chiều cái chết, Tiễn biệt những ngày buồn, Lạc rừng, Sống khó hơn
là chết, từ đó đưa ra kết luận: “Trung Trung Đỉnh để lại những tình cảm
thâm trầm kín đáo trong trang viết của mình. Điều đáng ghi nhận trong tiểu
thuyết của ơng là sự cố gắng đi sâu vào cõi tâm linh của con người. Trung
Trung Đỉnh có một giác quan nhạy bén của người nghệ sỹ kiên trì đi tìm
chân lý, và những trăn trở đầy trách nhiệm của một nhà văn có tâm huyết.
Tác phẩm của ơng thể hiện một tiếng nói riêng, một phong cách riêng, thể
hiện nỗ lực của hành trình khẳng định cái bản ngã trong nghệ thuật của
người cầm bút”.
Theo Phạm Thị Hồng Duyên, kiểu nhân vật “lạc rừng” chính là thành
cơng lớn nhất trong tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh. Bằng thủ pháp cho
9


các nhân vật “đi lạc”, tác giả dẫn dắt người đọc đi từ bất ngờ này sang bất
ngờ khác.
Nhìn chung, hầu hết các ý kiến đều thống nhất trong việc ghi nhận
thành cơng của tiểu thuyết Lạc rừng, trong đó, điểm gặp nhau dễ nhận thấy
là các tác giả đều đánh giá cao nghệ thuật xây dựng tình huống trong tác
phẩm. Bên cạnh đó, bản sắc của Tây nguyên cũng được nhìn nhận là một
thành cơng, thể hiện một sở trường của Trung Trung Đỉnh.
Trên cơ sở những ý kiến đã được đưa ra, chúng tôi tiếp tục đi sâu tìm
hiểu tiểu thuyết Lạc rừng để từ đó có một cái nhìn tồn diện về tác phẩm này
trong dịng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
Nghiên cứu đề tài Đặc điểm tiểu thuyết Lạc rừng của Trung Trung
Đỉnh, chúng tôi muốn khẳng định những cách tân nghệ thuật đặc sắc của tác
phẩm này như là một đóng góp đáng trân trọng đối với q trình hiện đại hố
thể loại tiểu thuyết.

10.Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm tiểu thuyết Lạc rừng của Trung Trung Đỉnh.
11.Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tơi xác định cho mình nhiệm vụ nghiên cứu:
- Chỉ ra những tiền đề xuất hiện sự đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Lạc
rừng của Trung Trung Đỉnh.
- Làm rõ những biểu hiện của xu thế nhận thức phi sử thi về chiến
tranh thể hiện trong Lạc rừng.
- Chỉ ra những nỗ lực của Trung Trung Đỉnh trong việc đổi mới nghệ
thuật kể chuyện chiến tranh trong Lạc rừng.
12.Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau
đây: phương pháp miêu tả- phân tích, phương pháp so sánh của thi pháp học
lịch sử.
10


13.Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn bao quát những nét đặc trưng cơ bản nhất của tiểu thuyết
Trung Trung Đỉnh thể hiện trong Lạc rừng.
- Với việc tiếp cận tác phẩm Lạc rừng bằng hệ thống quan niệm hiện
đại về tiểu thuyết, luận văn cố gắng bổ sung thêm một hướng tiếp cận mới
đối với thể loại tiểu thuyết.
- Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là tư liệu tham
khảo cho những ai quan tâm đến tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh nói riêng và
hành trình hiện đại hố thể loại tiểu thuyết nói chung.
14.Cấu trúc luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, luận văn có cấu trúc gồm ba chương:
Chương 1: Một số giới thuyết
Chương 2: Lạc rừng - một biểu hiện của xu thế nhận thức phi sử thi

về tranh
Chương 3: Lạc rừng - một nỗ lực của Trung Trung Đỉnh trong việc
đổi mới nghệ thuật kể chuyện chiến tranh
Cuối cùng là danh mục Tài liệu tham khảo

Chương 1
MỘT SỐ GIỚI THUYẾT
1.1. Một số vấn đề về tiểu thuyết
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết

11


Trong nền văn học nhân loại nói chung và văn học Việt Nam nói
riêng, tiểu thuyết là một thể loại chiếm vị trí quan trọng. Trong q trình tìm
hiểu thể loại tiểu thuyết, đã có nhiều cách hiểu khác nhau, thậm chí là trái
ngược nhau được đưa ra. Nhìn chung trong suốt một thời gian khá dài, ở cả
phương Đông và phương Tây, đã có nhiều nhà nghiên cứu cố gắng đưa ra
một định nghĩa đầy đủ về tiểu thuyết để có thể ứng dụng cho mọi trường hợp
trong thực tế văn học. Đó là một điều rất khó.
Ở phương Tây, từ rất sớm, Friedrich Hegel gọi tiểu thuyết là “sử thi tư
sản hiện đại” và nhấn mạnh tính chất “văn xuôi” của thể loại này. Biêlinxky
cho tiểu thuyết là “sự tái hiện thực tại với sự thực trần trụi của nó”, là “xây
dựng một bức tranh sinh động, tồn vẹn và thống nhất”.
Ở Việt Nam, một trong những người đưa ra quan niệm về tiểu thuyết
sớm nhất là Phạm Quỳnh. Trong bài viết Bàn về tiểu thuyết đăng trên Nam
Phong (1921), Phạm Quỳnh cho rằng“Tiểu thuyết là một truyện viết bằng
văn xi đặt ra để tả tình tự người ta, hay phong tục xã hội các sự lạ li kì, đủ
làm cho người đọc hứng thú”. Phạm Quỳnh cũng khẳng định: “Văn tiểu
thuyết phải là cái văn sinh hoạt”. Thiếu Sơn trong Phê bình và cảo luận,

Thạch Lam trong Theo dòng, Vũ Bằng trong Khảo về tiểu thuyết, Nhất Linh,
Khái Hưng trong một số bài viết cũng có nhiều ý kiến sắc sảo về tiểu thuyết.
Chẳng hạn, khi bàn về nhân vật trong tiểu thuyết, Thạch Lam cho rằng “Cái
quan niệm “vai chính hồn tồn” của tiểu thuyết là sai lầm. Cái hồn tồn tốt
hay hồn tồn xấu khơng có ở trên đời, đó là một điều ai cũng biết”.
Nhìn chung, trước cách mạng tháng Tám, ở Việt Nam, các tác giả mới
đưa ra được những quan niệm, ý tưởng cá nhân về tiểu thuyết mà thiếu đi
một cái nhìn hệ thống có chiều sâu lý luận.
Sau 1945, các nhà nghiên cứu tiếp tục quan tâm đến tiểu thuyết. Thanh
Lãng cho rằng: “Tiểu thuyết là một truyện tương đối dài, bịa đặt ra do óc
tưởng tượng nhưng được xây dựng theo những tài liệu lấy ngay từ trong thực
12


tế hàng ngày. Tiểu thuyết bởi vậy thường là những bức tranh phong tục là vì
tác giả chủ trương về một trạng thái có thực của cuộc sống lồi người, đặt
câu chuyện vào một khung cảnh xã hội có những đường nét, những màu sắc
quen thuộc”. Nguyễn Đình Thi phát biểu: “Viết tiểu thuyết là một hóa cơng
nhỏ, viết tiểu thuyết là sáng tạo ra một thế giới”. Còn Nhà văn Nguyễn Công
Hoan lại định nghĩa: “Tôi không hiểu các nhà lý luận văn học giảng nghĩa về
tiểu thuyết và nhà tiểu thuyết là gì. Theo tơi hay nghĩ nơm na thì tiểu thuyết
là một truyện bịa y như thật. Nhà tiểu thuyết là người biết bịa chuyện” (Đời
viết văn của tơi-1977).
Nhìn chung, tùy theo góc nhìn và hồn cảnh phát biểu, mỗi người có
thể nhấn mạnh vào một hoặc một vài đặc điểm này hoặc vài đặc điểm kia
của tiểu thuyết.
Cho đến nay, những định nghĩa khái niệm tiểu thuyết tồn diện và có
luận chứng, dẫn giải xác đáng, đầy đủ hơn có lẽ vẫn tồn tại trong các cơng
trình ở dạng từ điển thuật ngữ văn học, trong đó đáng chú ý nhất là các cơng
trình của Lại Nguyên Ân và nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn

Khắc Phi.
Trong 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn, tiểu thuyết
được định nghĩa là “Tác phẩm tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số
phận một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó; sự trần
thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến
mức đủ để truyền đạt “cơ cấu” của nhân cách” [4;313].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học do nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), tiểu thuyết “Là tác phẩm tự sự
cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống của mọi giới hạn không gian
và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những
bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp,
tái hiện nhiều tính cách đa dạng”[29;328].
13


Nhà bác học người Nga M.Bakhtin đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
và đề xuất nhiều kiến giải sâu sắc về thể loại tiểu thuyết. Ông cho rằng, tiểu
thuyết “Là thể loại văn chương duy nhất đang biến chuyển và cịn chưa định
hình. Những lực cấu thành thể loại đang còn hoạt động trước mắt chúng ta:
thể loại tiểu thuyết ra đời và trưởng thành dưới ánh sáng thanh thiên bạch
nhật của lịch sử. Nòng cốt thể loại của tiểu thuyết chưa hề rắn lại và chúng ta
chưa thể dự đốn được hết những khả năng uyển chuyển của nó” [6;23].
Thay vì nỗ lực xây dựng một định nghĩa cố định, M.Bakhtin tìm ra ba đặc
điểm cơ bản làm cho tiểu thuyết khác biệt về nguyên tắc với tất cả các thể
loại khác. Đó là: “1/ tính ba chiều có ý nghĩa phong cách học tiểu thuyết, gắn
liền với ý thức đa ngữ được thể hiện trong tiểu thuyết; 2/ sự thay đổi cơ bản
các toạ độ thời gian của hình tượng văn học trong tiểu thuyết; 3/ khu vực
mới, nơi xây dựng hình tượng văn chương tiểu thuyết, chính là khu vực tiếp
xúc tối đa với cái hiện tại (đương đại) ở thì khơng hồn thành của nó” [6;36].
Qua một số ý kiến vừa dẫn, dễ thấy rằng khó có thể có được một định

nghĩa hồn chỉnh, đầy đủ về tiểu thuyết, có khả năng ơm trọn mọi thực tế
sáng tác. Song cũng dễ dàng nhận thấy các định nghĩa trên có những chỗ gặp
nhau, mà nếu lựa chọn những điểm chung nhất ấy, có thể diễn đạt một cách
khái quát: “Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự có dung lượng tương đối dài về
một câu chuyện được hư cấu “như thật” dựa trên sự hiểu biết, từng trải của
nhà văn về cuộc sống. Tiểu thuyết có khả năng phản ánh hiện thực rộng lớn,
bao quát nhiều tính cách, số phận trong những không gian, thời gian không
hạn chế. Vì thế, để viết tiểu thuyết, tác giả phải là người có kiến thức rộng và
biết vận dụng nhiều lối văn khác nhau”. Chúng tôi xin được coi đây là cách
hiểu có khả năng bao quát nhất và từ cơ sở này sẽ triển khai các luận điểm cụ
thể của mình về đặc điểm tiểu thuyết Lạc rừng của Trung Trung Đỉnh.
1.1.2. Một số đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết

14


Tiểu thuyết là một thể loại đặc thù, mang trong mình những đặc trưng
mà các thể loại khác khơng có. Một trong những đặc trưng cơ bản nhất của
tiểu thuyết là nhìn nhận cuộc sống dưới góc độ đời tư. Chỗ khác nhau cơ bản
giữa tiểu thuyết và sử thi cổ điển là, sử thi thể hiện quá khứ anh hùng của
dân tộc mà cơ sở là truyền thống, còn tiểu thuyết miêu tả cuộc sống hiện tại
đang không ngừng biến đổi, sinh thành. Tuy nhiên, tuỳ theo từng thời kỳ
nhất định, cái nhìn đời tư có thể kết hợp với các chủ đề thế sự hoặc lịch sử
dân tộc.
Các tiểu thuyết tiêu biểu của nền văn chương nhân loại đều là những tác
phẩm thành công trong việc khắc hoạ cuộc đời, số phận của những con người
cụ thể, qua đó khái quát những trạng thái tồn tại của xã hội. Có thể kể ra những
cuộc đời, những số phận riêng tư gắn liền với các tác phẩm nổi tiếng: Giăng
Vangiăng trong tiểu thuyết Những người khốn khổ của V.Hugo, Anđrây trong
tiểu thuyết Chiến tranh và hồ bình của L.Tơnxtơi… Tuy nhiên, điều đó chỉ

đúng hồn tồn với các tiểu thuyết thuộc loại “cổ điển”, các tiểu thuyết được
viết theo mẫu mực của tiểu thuyết thế kỉ XIX. Bước sang thế kỉ XX, khi thế
giới có nhiều biến động về chính trị - xã hội, với sự phát triển của khoa học kĩ
thuật, của triết học, nhất là triết học về con người, tình hình của thể loại tiểu
thuyết cũng có những thay đổi đáng kể. Tiểu thuyết nhiều khi không chỉ là
những câu chuyện về một cuộc đời, một số phận, mà nhiều khi chỉ xuất hiện để
trình bày một trạng thái tồn tại của xã hội, một tình thế của số phận con người
nói chung. Chúng ta có thể thấy điều này với các tác phẩm của M.Proud,
F.Kafka, E.Hemingwey, Cao Hành Kiện…
Một đặc trưng nữa để có thể phân biệt tiểu thuyết với các thể loại khác
như truyện thơ, trường ca, sử thi... đó chính là “chất văn xi” của nó. Đặc
trưng này địi hỏi tiểu thuyết phải tái hiện cuộc sống một cách khơng lãng
mạn hố, khơng thi vị hố. Chất văn xi này xuất hiện đậm đặc trong các
tiểu thuyết theo trường phái hiện thực. Tấn trò đời của H. Balzac là một dẫn
15


chứng tiêu biểu. Qua tác phẩm của mình, nhà văn đã phơi bày tất cả xấu xa,
tiêu cực của xã hội tư sản, phơi bày tất cả những khổ đau, bi kịch của con
người trong xã hội ấy.
Ở Việt Nam, Giơng tố, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Sống mịn của
Nam Cao, sau này là Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Mảnh đất
lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường... là những tiểu thuyết miêu tả
cuộc sống như một thực tại cùng thời đang sinh thành, hấp thụ vào bản thân
nó mọi yếu tố ngổn ngang, bề bộn, bao hàm cái cao cả lẫn cái tầm thường, bi
và hài. Trong các tác phẩm vừa kể ở trên, khơng khó khăn để người đọc có
thể nhận ra chất văn xuôi như là một đặc trưng của thể loại. Nếu bộ tiểu
thuyết Tấn trò đời của H.Balzac phơi bày bộ mặt hiện thực của xã hội tư sản
Pháp với đầy đủ những nhố nhăng, đồi bại, những toan tính, mâu thuẫn thì
Sống mịn của Nam Cao, Số đỏ, Giơng tố của Vũ Trọng Phụng cũng khắc

hoạ được chân dung tất cả cái bi, cái hài của một xã hội Việt Nam đang quằn
quại dưới chế độ thực dân nửa phong kiến trước cách mạng tháng Tám.
Chính chất văn xi tạo ra một vùng tiếp xúc tối đa với thời hiện tại
đang sinh thành làm cho tiểu thuyết không bị giới hạn nào trong nội dung
phản ánh. Nói cách khác, chất văn xuôi là đặc trưng không thể thiếu để làm
nên tiểu thuyết.
Về nhân vật của tiểu thuyết, chúng ta cũng có thể thấy những đặc
trưng riêng khi so sánh với nhân vật sử thi, truyện trung cổ... Trong các thể
loại ấy, nhân vật gắn liền với hành động. Nhân vật tồn tại chủ yếu bằng hành
động và qua hành động bộc lộ tính cách, bản chất của mình. Khơng hành
động, nhân vật sẽ khơng tồn tại. Thậm chí, mỗi nhân vật sinh ra chỉ để thực
hiện một hành động mà thơi (ví dụ như Thánh Gióng với hành động đánh
giặc). Nói cách khác, nhân vật khơng có thời gian để tư duy, suy nghĩ. Quá
trình tồn tại của nhân vật trong tác phẩm là một quá trình hành động tiếp
diễn không ngơi nghỉ. Nhân vật của tiểu thuyết cũng hành động, nhưng đó là
16


những hành động trong sự nếm trải tư duy, dằn vặt, khổ đau, toan tính. Nhân
vật tiểu thuyết trưởng thành, biến đổi, thay đổi trong môi trường cuộc sống
đang diễn tiến, chịu sự chi phối của hồn cảnh. Chính vì thế, tiểu thuyết luôn
là thể loại đi đầu trong việc thâm nhập, khám phá thế giới tâm hồn, nội tâm
phong phú và phức tạp của con người. Những nhân vật thành công của tiểu
thuyết thường là những con người nếm trải khổ đau, dằn vặt và không ngừng
tư duy trước cuộc đời. Gôriô, Anna Karênina, Thứ... là những nhân vật như
thế. Trong tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao, chuỗi ngày Thứ sống là
chuỗi dằn vặt trăn trở đau khổ vì sự tàn tạ, tha hóa của kiếp người. Trong các
tiểu thuyết hiện đại, thế giới nội tâm của nhân vật càng được nhà văn khám
phá, thể hiện đến tận cùng trong chiều sâu của nó. Thậm chí, nhiều tiểu
thuyết gia đã nương theo diễn tiến của dòng ý thức nhân vật để xây dựng kết

cấu cho tác phẩm của mình. Như vậy, cũng có nghĩa, thế giới tâm hồn của
con người mới là “nhân vật chính” của tiểu thuyết. Trong các tiểu thuyết thời
kỳ đổi ở Việt Nam, các nhà văn đã chú trọng đặc biệt đến quá trình diễn biến
phức tạp trong thế giới tâm hồn nhân vật, từ đó xây dựng nên những tác
phẩm văn học có chiều sâu nhân bản.
Một đặc trưng nữa của tiểu thuyết đó là ln có thêm yếu tố “thừa”.
Yếu tố “thừa” này có thể hiểu là những yếu tố ngồi hệ thống sự kiện tạo
nên cốt truyện, các chi tiết về tính cách... bao gồm những suy tư của nhân
vật, sự miêu tả ngoại cảnh, sự phân tích chi li, cặn kẽ diễn biến tình cảm, tâm
trạng của nhân vật... Ở các tiểu thuyết hiện đại, khi yếu tố cốt truyện bị mờ
hố thì những yếu tố “thừa” này càng phát huy tác dụng nghệ thuật của nó.
Nhiều khi yếu tố “thừa” này lại dẫn dắt người đọc đến những liên tưởng,
suy nghĩ sâu xa về cuộc đời. Linh sơn của Cao Hành Kiện là một tiểu thuyết
như vậy. Trong đó, la liệt những diễn biến tâm trạng sẵn sàng rời xa cốt
truyện ban đầu để dẫn độc giả tiếp cận một vùng hiện thực khác. Yếu tố

17


“thừa” chính là khả năng dẫn dụ, mê hoặc của thể loại tiểu thuyết trong
hành trình chinh phục người đọc.
M. Bakhtin đã chỉ ra một cách hết sức rõ ràng sự khác nhau giữa sử thi
và tiểu thuyết trong vấn đề trần thuật. Theo M. Bakhtin, trong sử thi, giữa
người trần thuật và nội dung trần thuật luôn tồn tại một khoảng cách. Đó là
khoảng cách về giá trị. Người trần thuật bị cách ly với “quá khứ tuyệt đối”
bằng giới tuyến khơng thể thẩm lậu nên chỉ có một thái độ ngợi ca, ngưỡng
mộ. Cái thế giới sử thi của quá khứ tuyệt đối về bản chất là không để cho
kinh nghiệm cá nhân xâm nhập vào và không cho phép có những cách nhìn
và đánh giá mang tình cá nhân, cá thể. Tiểu thuyết phá bỏ khoảng cách ấy để
miêu tả cái hiện tại đang tiếp diễn. Là một hiện tại cùng thời, tiểu thuyết cho

phép người trần thuật tiếp xúc, nhìn nhận các nhân vật một cách gần gũi như
những người bình thường. “Chính điều này đã tạo ra một khu vực hoàn toàn
mới của việc xây dựng hình tượng tiểu thuyết – khu vực xúc tiếp gần gũi tối
đa giữa đối tượng miêu tả với thực tại giang dở hơm nay và vì thế mà cả
tương lai” [6;69]. Khoảng cách gần gũi này làm cho tiểu thuyết trở thành
một thể loại dân chủ, cho phép người trần thuật có thể có thái độ suồng sã,
thân mật với nhân vật của mình.
Đặc trưng cuối cùng của tiểu thuyết cần phải kể đến đó là khả năng
tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các loại hình văn học khác.
Đó chính là khả năng “phê phán” tuyệt vời của thể loại tiểu thuyết. “Tiểu
thuyết cho phép đưa vào, lắp ghép vào trong nó nhiều thể loại khác nhau, cả
những thể loại nghệ thuật (những truyện ngắn, những bài thơ trữ tình, những
trường ca, những màn kịch nói v.v..) lẫn những thể loại phi nghệ thuật (các
thể văn đời sống hàng ngày, văn hùng biện, khoa học, tơn giáo, v.vv...)”
[6;146]. Vì thế, người ta có thể thấy trong tiểu thuyết Chiến tranh và hồ
bình của L.Tơnxtơi chất sử thi, chất huyền thoại trong Trăm năm cô đơn của
G.G Marquez... Người ta có thể thấy tiểu thuyết “ơm” trong mình các đoạn
18


thơ, kịch, thư từ, nhật ký... Và chính vì đặc trưng này mà người ta có thể chia
tiểu thuyết thành các tiểu loại: tiểu thuyết sử thi, tiểu thuyết trinh thám, tiểu
thuyết viễn tưởng...
Tóm lại, tiểu thuyết là một thể loại đặc thù. Việc xác định những đặc
trưng của nó sẽ giúp chúng ta tìm ra “đường dẫn” trong việc nghiên cứu tiểu
thuyết Việt Nam đương đại.
1.1.3. Nhận thức mới về tiểu thuyết trong văn học Việt Nam sau 1986
Ở Việt Nam, thể loại tiểu thuyết ra đời không đến nỗi muộn màng với
một số tác phẩm nền móng của Hồ Biểu Chánh, Trương Vĩnh Kí, tiếp đó
được tiếp nhận những đóng góp của Hồng Ngọc Phách, các tác phẩm của

Nhất Linh, Khái Hưng, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Cơng Hoan,
Nam Cao… Nhìn chung tiểu thuyết Việt Nam trước 1945 đã đạt được nhiều
thành tựu, đạt đến trình độ mẫu mực của chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX, và
có những chỗ đã gần như bắt kịp được các tiểu thuyết hiện đại của thế giới
đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên, do tình thế đặc biệt của lịch sử, tiểu thuyết giai
đoạn 1945-1975 đã không mặn mà với việc kế thừa toàn bộ những thành tựu
của tiểu thuyết trong giai đoạn này, mà tự nguyện rẽ sang một hướng khác để
đáp ứng kịp thời những đòi hỏi bức thiết của cuộc sống, của trạng thái tinh
thần dân tộc trong chiến tranh và cách mạng. Tiểu thuyết thời điểm này, về
cơ bản, đặt nhiệm vụ phục vụ chính trị, lên hàng đầu với đối tượng phản ánh
là cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ Tổ quốc và cơng cuộc lao động sản
xuất để hoàn thành nhiệm vụ của hậu phương lớn đồng thời xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Tinh thần của tiểu thuyết giai đoạn này do vậy, đậm đà chất sử
thi với việc mô tả con người mới xã hội chủ nghĩa, mô tả những người anh
hùng trên chiến trận để cổ vũ lòng nhiệt thành hiến dâng cho Tổ quốc, hi
sinh vì nhân dân. Sự kiện, con người, hành động, suy nghĩ, phát ngôn, không
gian, thời gian trong tác phẩm phần lớn đều mang một vẻ đẹp hồnh tráng, kì
vĩ sao cho xứng tầm với sự nghiệp chung, mà nói như Chế Lan Viên là “vóc
19


nhà thơ phải ngang tầm chiến lũy”. Dĩ nhiên, trong tiểu thuyết thời kì này
vẫn có chỗ cho những cái xấu xa, đê hèn, mất mát, nhưng chủ yếu là dành
cho phía kẻ thù. Đối tượng mà tiểu thuyết thời kì này là cơng nơng binh, vì
vậy nên u cầu viết thế nào đó để phục vụ được “đại chúng”, viết sao cho
“chân, chân, chân, thật, thật, thật” cũng được đặt ra và có sự chi phối đáng kể
đến ngịi bút của tác giả. Chính vì lẽ này, mặc dù đã có nhiều thành tựu đáng
chủ ý, nhiều tác phẩm phản ánh được khá chân thật, nhiều khi sắc nét hiện
thực và trạng thái tinh thần của thời đại, hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm
vụ trước lịch sử, song tiểu thuyết giai đoạn này cũng không tránh khỏi một

số hạn chế nhất định. Hạn chế dễ thấy nhất là cái nhìn một chiều về con
người đã chi phối nhiều cấp độ của nghệ thuật tiểu thuyết, dẫn đến sự sơ giản
xét trong một chừng mực nào đó.
Sau 1975, hết chiến tranh, cuộc sống chuyển sang giai đoạn mới, hiện
thực cuộc sống trở nên bộn bề, phức tạp. Trong tình hình chiều kích hiện
thực được mở rộng, phạm vi đề tài cũng trở nên bao quát, phong phú hơn.
Nhà văn khơng cịn chỉ chú trọng miêu tả, khắc hoạ chiến tranh và lao động
tập thể, với khơng gian mang tính chất quảng trường, mà chuyển hướng chú
ý nhiều đến các đề tài thế sự với sự tham dự khá dày đặc các yếu tố đời tư,
đời thường. Vì thế, chất thế sự trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 lại trở
nên đậm đặc. Cái được nhà văn quan tâm nhất khơng cịn là gương mặt
chung, hào khí chung của cộng đồng, dân tộc mà là những gương mặt cụ thể
của từng số phận cá nhân. Tiểu thuyết lại trở về với đặc trưng cơ bản của nó
trong Thời xa vắng của Lê Lựu, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Bến
không chồng của Dương Hướng, Lạc rừng của Trung Trung Đỉnh...
Một điều dễ nhận thấy, khi chú trọng vào phản ánh hiện thực sử thi
với cái chung trùm lấp, các tác phẩm văn học thời kỳ 1945-1975 đã không
thể nào đi sâu vào thân phận mỗi cá nhân con người. Vì thế, trong hàng loạt
tác phẩm được đánh giá cao tại thời điểm đó vẫn rất khó để tìm ra một
20



×