Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Vì sao phải sử dụng tổng hợp các phương pháp trong quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.71 KB, 10 trang )

KHQL - Câu 1.Vì sao phải sử dụng tổng hợp các phương pháp trong
quản lý. Để sử dụng có hiệu quả các PP trong quản lý thì cần phải giải
quyết tốt vấn đề gì?
Định nghĩa PP Quản lý?
Quản lý vừa là một khoa học động thời cũng là một nghệ thuật. Khoa
học thể hiện ở quan điểm và tư duy hệ thống, tôn trọng quy luật khách quan,
lý luận gắn với thực tiển. Nghệ thuật thể hiện ở chỗ hoạt động quản lý là phải
xử lý nhiều tình huống khác nhau nên phụ thuộc tài nghệ của từng người, đó
là nghệ thuật sử dụng phương pháp, công cụ, nghệ thuật dùng người, nghệ
thuật giao tiếp ứng xử.
Phương pháp Quản lý là cách thức mà chủ thể quản lý tác động vào đối
tượng quản lý và khách thể quản lý trên cơ sở dựa vào các nguyên tắc quản lý
để quản lý để phù hợp với đối tượng và khách thể nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý
Đối tượng tác động của các phương pháp quản lý là con người, là một
thực thể, có cá tính, có thói quen, tình cảm, nhân cách gắn với hoàn cảnh lịch
sử cụ thể. Thực tế cho thấy phần lớn kết quả của một quá trình quản lý lại tùy
thuộc vào sự lựa chọn và sử dụng các phương pháp quản lý. Lựa chọn và sử
dụng các phương pháp quản lý giúp chủ thể quản lý có thể tạo được động cơ,
động lực thúc đẩy người lao động hoàn thành tốt các nhiệm vụ.
Đặc trưng của phương pháp QL:
Tính linh hoạt của phương pháp QL: Việc chủ thể QL lựa chọn công cụ,
phương tiện QL là tùy thuộc vào năng lực của chủ thể, đối tượng al, tc cv, mục
tiêu của tổ chức và hoàn cảnh. Những yếu tố này ko phải là bất biến do vậy
phương pháp QL của một chủ thể là ko giống nhau ở mọi nơi, mọi lúc,
phương pháp của các chủ thể QL khác nhau cũng có thể ko giống nhau trong
cùng một đối tượng và hoàn cảnh. Tính linh hoạt của phương pháp QL thể
hiện sự đa dạng, phong phú, muôn hình muôn vẻ của nó. Nó là nhân tố biểu
hiện tính năng động, sáng tạo của chủ thể QL. Nếu như quy luật QL, nguyên
tắc QL là thể hiện tính khách quan, tính khoa học thì phương pháp QL sự biểu
hiện của tính năng động, sáng tạo, chủ quan và tính nghệ thuật của hđ QL.


Một phương pháp QL ko phải là tối ưu cho chủ thể QL ở mọi lúc, mọi
nơi: Hệ thống phương pháp QL có nhiều phương pháp cụ thể khác nhau. Mỗi
một phương pháp chỉ tối ưu khi nó kết hợp một cách thích ứng với các nhân
tố của chỉnh thể QL. Điều này chứng tỏ phương pháp QL là mang tính cụ thể.
Tuye nhiên việc khẳng định QL mang tính tình huống là ko có cơ sở KH. Trong
quá trình thực hiện công việc chủ thể QL phải biết nhận thức và vận dụng
nhiều phương pháp khác nhau thì mới mang lại hiệu quả.
Phương pháp QL có tính linh hoạt, tính cụ thể nhưng nó phải dựa trên
cơ sở của nguyên tắc QL. Điều đó có nghĩa là chủ thể QL ko đc sáng tạo một
cách tùy tiện, thoát ly khỏi những định hướng, quy định và quy tắc QL. Quan
hệ giữa phương pháp QL và nguyên tắc QL là quan hệ giữa 2 mặt đối lập của
một chỉnh thể: nguyên tắc QL là mang tính khách quan, ổn định, bắt buộc còn
phương pháp QL mang tính năng động, linh hoạt và sáng tạo, đó là hai mặt
tạo nên sự thống nhất giữa KH và nghệ thuật của hoạt động QL.
Phương pháp QL là cơ sở cho việc hình thành phong cách và nghệ thuật
QL: Nếu như nguyên tắc QL là cơ sở để hình thành phương pháp QL thì
phương pháp QL là nền tảng để từ đó xác lập phong cách quản lý và nghệ
thuật QL. Nhà QL muốn tạo lập cho mình một phong cách QL và nghệ thuật
QL thì trc hết phải nhận thức và vận dụng hệ thống phương pháp QL một
cách nhuần nhuyễn. phương pháp QL là điều kiện khách quan để từ đó kết
hợp với nhân tố chủ quan của nhà QL mà hình thành nên phong cách QL và
nghệ thuật QL. Các phương pháp QL:
Để tác dụng đến yếu tố con người trong lao động, người ta phải dùng
nhiều phương pháp tác động khác nhau. Căn cứ vào nội dung tác động, ta sẽ
có được các phương pháp quản lý cơ bản như: Phương pháp tổ chức hành
chính; phương pháp kinh tế; phương pháp tâm lý giáo dục.
1. Phương pháp tổ chức-hành chính:
Là phương pháp tạo ra sự bắt buộc cưỡng chế với người thừa hành,
mọi thành viên của tổ chức bằng mọi cách phải hoàn thành nhiệm vụ được
giao, không vì lý do cá nhân mà cản trở nhiệm vụ của tổ chức. Phương pháp

tổ chức-hành chính gắn liền với việc xác lập các cơ cấu tổ chức và cơ chế vận
hành của tổ chức. Trên cơ sở cơ cấu và cơ chế của tổ chức được xác lập và
vận hành mà quyền uy của người quản lý được thể hiện từ trên xuống dưới,
tạo nên sự chấp hành vô điều kiện các nhiệm vụ của tổ chức giao cho mỗi
người.
Do vậy phương pháp tổ chức hành chính thường phù hợp với các tình
huống quản lý cấp bách, khẩn trương.
Phương pháp tổ chức hành chính hướng tác động từ yêu cầu chung cảu
tổ chức đến mỗi thành viên với các biện pháp: một là, thiết lập cơ cấu tổ chức
với vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cho mỗi cấp, mỗi
khâu, mỗi nhóm, mỗi thành viên, nhờ đó mà quyền lực được thông suốt và có
hiệu lực từ trên xuống dưới. Hai là, điều chỉnh các hoạt động của tổ chức phải
nhịp nhàng, đồng bộ, nhất quán và đúng hướng thông qua các điều luật, nội
qui, qui chế điều lệ. Ba là, đánh giá các kết quả quản lý nghiêm túc, chính xác,
công bằng, tạo cơ sở chi việc thưởng phạt công minh đối với các thành viên
trong tổ chức.
Muốn nâng cao hiệu quả, hiệu lực của phương pháp tổ chức, hành
chính, chủ thể quản lý cần phải điều hành tinh giảm bộ máy quản lý theo
phương pháp xác định chức năng, nhiệm vụ của bộ máy để từ đó bố trí cán
bộ, nhân viên cho phù hợp, phải xác định trách nhiệm một cách cụ thể đối với
người ban hành văn bản hành chính, khắc phục tình trạng tùy tiện ban hành
các văn bản sai trái và không gánh chịu hậu quả do việc ban hành văn bản đó
gây ra: khắc phục tình trạng cưỡng bức quá mức, trung thực trong điều hành
quản lý hành chính của nhà nước người quản lý theo nguyên tắc quyền uy,
tập trung đổi mới cải cách hành chính, giảm các thủ tục phiền hà để thúc đẩy
quá trình làm việc của cá nhân, tổ chức được thuận lợi.
2. Phương pháp kinh tế.
Là phương pháp tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý
thông qua lợi ích kinh tế. Phương pháp kinh tế phải thông qua việc lựa chọn
và sử dụng các công cụ đòn bẩy kinh tế. Và thông qua đó người ta tự tính toán

thiệt hơn để tự quyết định hành động của mình, tự chủ lấy công việc của
mình, phát huy tài năng sức lực của mình. Phương pháp kinh tế lấy lợi ích vật
chất làm động lực thúc đẩy con người hành động. Lợi ích đó thể hiện qua thu
nhập của mỗi người, lấy lại từ thành quả chung, phù hợp với mức độ đóng
góp của mỗi người. Do vậy, không được coi nhẹ lợi ích cá nhân, nếu coi nhẹ lợi
ích cá nhân sẽ làm triệt tiêu động lực của mỗi con người trong công việc. Khi
thu nhập thực tế của con người chưa cao, nhu cầu về vật chất của mọi người
mới được đáp ứng ở mức thấp, thì họ rất quan tâm đến lợi ích và thu nhập,
đây là điều mà người quản lý ở mọi tổ chức phải hết sức coi trọng để vận
dụng phương pháp kinh tế.
Để nâng cao hiệu quả của phương pháp kinh tế, cần phải sử dụng các
công cụ để kích thích lợi ích vật chất đối với người lao động và đối với từng
đối tượng cụ thể, để kích thích mọi người phấn đấu, khắc phục chính sách chủ
nghĩa bình quân. Phải tạo những hành lang pháp lý để đặt mỗi người vào
điều kiện tự mình có thể được quyết định làm việc như thế nào là có lợi ích
nhất cho mình và cho tổ chức.
3. Phương giáo dục-tâm lý.
Là phương pháp tác động tới đối tượng quản lý thông qua các quan hệ
tâm lý, tư tưởng, tình cảm. Phương pháp tâm lý giáo dục là sự vận dụng các
quy luật , nguyên tắc tâm lý giáo dục, nhờ đó người quản lý nắm được tâm tư,
nguyện vọng, nhu cầu, mong muốn, tình cảm đạo lý, lý tưởng của mỗi người
và có biện pháp tạo lập cho mỗi người niềm say mê, phấn khởi, ý thức trách
nhiệm, tinh thần sáng tạo đối với công việc.
Động cơ của công việc là lĩnh vực tâm lý, tinh thần của mỗi người, chịu
ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố chủ quan và khách quan. Các nhà tâm lý học
cho rằng, động cơ thúc đẩy hàm chưa các yếu tố: sự thành đạt, sự công nhận,
khả năng thăng chức, sự thách thức, tinh thần trách nhiệm và khả năng phát
triển.
Phương pháp tâm lý giáo dục không thể thiếu trong quản lý của mọi tổ
chức. Vì nó có thể khắc phục những hạn chế của phương pháp tổ chức- hành

chính và phương pháp kinh tế. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng hoặc người quản
lý thiếu gương mẫu thì sẽ gây phản tác dụng nên trong quá trình quản lý phải
biết vận dụng một cách khéo léo và kết hợp nhuần nhuyễn với các phương
pháp khác để đạt hiệu quả cao trong quản lý.
Để nâng cao hiệu quả của phương pháp giáo dục - tâm lý, cần phải tôn
trọng nhân cách và tình cảm nộ tâm của các đối tượng quản lý để có sự xử lý
phù hợp với họ, để khắc phục tình trạng áp dụng như nhau, thiếu tế nhị, thiếu
sự khuyến khích. Công tác giáo dục - tâm lý cần được đổi mới một cách thiết
thực để làm cho các đối tượng quản lý hiểu và thực hiện đúng các quy định
của nhà nước.
Vì sao phải sử dụng tổng hợp các phương pháp quản lý
Thứ nhất, các quy luật kinh tế tác động lên quá trình sản xuất - kinh
doanh một cách tổng hợp. Các phương pháp quản lý là sự vận dụng tự giác
các quy luật kinh tế nên chúng cũng cần phải được sử dụng tổng hợp mơi có
hiệu quả.
Thứ hai, hệ thống quản lý kinh tế và hệ thống sản xuất - kinh doanh
không phải là những quan hệ riêng rẽ mà là tổng hợp các quan hệ kinh tế, xã
hội, chính trị, pháp luật , do đó chỉ có sự vận dụng tổng hợp các phương pháp
quản lý mới có thể điều hành được hệ thống ấy.
Thứ ba, đối tượng tác động của quản lý chủ yếu là con người. Con
người lại là tổng hoà các quan hệ xã hội. Trong con người tổng hợp nhiều
động cơ, nhiều nhu cầu và nhiều tính cách khác nhau. Cho nên phương pháp
tác động lên con người cũng là phương pháp tổng hợp.
Thứ tư, mỗi phương pháp quản lý đều có những giới hạn áp dụng nhất
định và những ưu - nhược khác nhau, do đó cần sử dụng chúng một cách tổng
hợp để chúng có thể bổ sung lẫn nhau.
Thứ năm, các phương pháp quản lý luôn luôn có mối liên quan chặt
chẽ với nhau, vận dụng tốt phương pháp này sẽ tạo điều kiện cho việc sử dụng
tốt phương pháp kia, nên cần sử dụng chúng một cách tổng hợp
Tuy nhiên việc sử dụng tổng hợp các phương pháp không có nghĩa là

không có phương pháp nào là chính. Việc lựa chọn phương pháp nào là chính
phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể, tuy nhiên thông thường mà nói,
phương pháp kinh tế xét cho cũng vẫn là phương pháp quan trọng nhất, vì nó
thường mang lại hiệu quả rõ rệt trong sự phát triển kinh tế và là tiền đề vững
chắc và lâu dài để vận dụng các phương pháp còn lại
Trong những phương pháp nêu trên, dẫu rằng phương pháp kinh tế là
chủ yếu, nhưng mỗi phương pháp đều có những mặt mạnh và những mặt hạn
chế của nó. Việc sử dụng tổng hợp ba phương pháp trên nó sẽ luôn đưa đến
hiệu quả cao nhất trong công việc. Chẳng hạn như phương pháp tổ chức hành
chính có ưu điểm là thực hiện nhanh chóng nhưng lại không đánh vào lợi ích
vật chất, do vậy, nó thiếu tính khuyến khích hoặc như phương pháp kinh tế
nếu không có tính giáo dục thì sẽ dễ chạy theo lợi nhuận, lợi ích tối đa với bất
kỳ giá nào – và nó sẽ làm băng hoại xã hội. Cả ba phương pháp trên đều được
thực hiện trong một con người cụ thể, cho nên, khi bắt đầu công việc, con
người phải thông qua phương pháp tổ chức hành chính để bố trí công việc,
nhưng để khuyến khích họ làm việc tốt hơn thì phải sử dung phương pháp
kinh tế. Nhưng để ngăn chặn những thói hư tật xấu thì không có phương
pháp nào khác hơn là phải sử dung phương pháp tâm lý giáo dục để khuyên
răn họ.
Do vâỵ những chủ trương và chính sách kinh tế -xã hội của Đảng và nhà
nước ta bao giờ cũng vì con người. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế -
xã hội đến năm 2000 được Đại hội VII thong qua đã khẳng định: “ Chiến lược
kinh tế xã hội định con người vào vị trí trung tâm, giải phóng sức sản xuất
khơi dậy mọi tiềm năng của cá nhân, mổi tập thể lao động và của cả cộng
đồng dân tộc lợi ích của mỗi người, của từng tập thểí và của từng xã hội
gắn bó với nhau, trong đó, lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp. “ Thực tiễn đã
cho chúng ta thấy rằng, trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chúng ta đã
tuyệt đối hoá, cường điệu phương pháp tổ chức - hành chính và phương pháp
tâm lí -giáo dục, coi nhẹ phương pháp kinh tế trong quản lý các tổ chức kinh
tế - xã hội, làm cho tình trạng quản lý ở mọi tổ chức đều mang tính chấït quan

liêu hình thức, hạn chế rất nhiều tính chủ động, sáng tạo của mỗi người.
Nhưng khi chuyển sang cơ chế thị trường, các quy luật kinh tế xã hội được
nhận thức và vận dụng một cách đầy đủ hơn, trong đó lợi ích kinh tếï đã được
coi trọng. Do đó phương pháp kinh tế trở thành phương pháp tác động chủ
yéu đối với mọi người, lợi ích thiết thân của mổi người được coi là điểm xuát
phát để xác lập hệ thốïng lợi ích tập thể và xã hội.
Để mở rộng phương pháp kinh tế phải giải quyết những vấn đề cơ bản
sau đây:
_ Phải rà soát lại để phát hiện những bất hợp lí của các chính sách
khuyến khích vật chất đã được ban hành.
_ Phải xây dựng và ban hành những chính sách khuyến khích vật chất
mới nhằm tạo động lực cho người lao động.
Bên cạnh việc coi trọng phương pháp kinh tế là chủ yếu, thì để mở rộng
phương pháp kinh tế cũng cần phải nâng cao hiệu lực của phương pháp tổ
chức -hành chính. Phải coi rọng phương pháp tâm lí giáo dục. Đặc biệt đối với
vùng sâu vùng xa, đồng bào đân tộc cần đổi mới phương pháp kinh tế để tạo
mọi điều kiện cho người dân ở vùng này có khả năng phát triển. Phải đổi mới
phương pháp nhận thầu, đấu thầu tiến hành thi công nhằm kích thích các
đơn vị thực hiện chính sách kích cầu của nhà nước và tăng thu nhập. Đồng
thời tổ chức xác định hiệu quả của các chính sách kinh tê của nhà nước, để từ
đó rút kinh nghiệm, ban hành các chính sách tiếp theo cho sát hợp hơn.
Tóm lại, hoạt động quản lý là một nghệ thuật, kết quả quản lý tuỳ thuộc
vào sự lựa chọn và sử dụng các phương pháp quản lý, giúp chủ thể quản lý có
thể tạo được động cơ, động lực thúc đẩy người lao động hoàn thành tốt các
nhiệm vụ. Để quản lý có hiệu quả, phải sử dụng tổng hợp và thúc đẩy lẫn nhau
giữa các phương pháp. Trong đó phương pháp kinh tế được coi là là phương
pháp chủ yếu. Tuy nhiên, đòi hỏi người quản lý phải hiểu các phương pháp
quản lý là một hệ thống chứ không chỉ có một phương pháp. Các phương
pháp quản lý thường đa dạng, phong phú. Đối tượng tác động của các
phương pháp quản lý là con người, là một thực thể, có tính chất, thói quen,

tình cảm, nhân cách gắn với các hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Con người không
chỉ đóng góp vào thành quả chung của tập thể, đồng thời cũng mong muốn
nhận lại từ thành quả chung đó những lợi ích vật chất và tinh thần thoả đáng.
Con người không chỉ chấp hành mệnh lệnh của người quản lý mà còn là một
chủ thể sáng tạo, độc lập. Do vậy, chủ thể quản lý phải sử dụng đồng thời,
tổng hợp các phương pháp quản lý phù hợp để lôi cuốn, thúc đẩy mọi người
trong tổ chức tham gia công việc chung, đem hết sức lực, tài năng làm việc
cho tổ chức. Chỉ có như vậy mới làm cho tổ chức thêm vững mạnh. Ngược lại
tổ chức vững mạnh sẽ tạo thuận lợi cho con người làm việc. Nắm và sử dụng
tổng hợp tổng hợp các phương pháp quản lý trong đó phương pháp kinh tế
là chủ yếu, cho phép người quản lý khai thác được sức mạnh của từng cá
nhân, tạo được tâm lí thoải mái, độc lập, phát huy được mặt mạnh, hạn chế
mặt yếu của từng cá nhân.
Tuy nhiên bên cạnh ba phương pháp chủ yếu trên đây, người quản lý
phải sử dụng thêm các phương pháp sau:
Phương pháp thực hiện hoá ước mơ để kích thích họ làm việc có hiệu quả
. phương pháp chỉ ra những nguy cơ có thể dẩn đến, để nhắc nhở đối tượng
quản lý để thực hiện các nguy cơ.
Sử dụng các phương pháp để khắc phục những thói hư tật xấu, ngăn
chặn những tiêu cực xảy ra. Nâng cao sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan
pháp luật.
Trước đây, trong cơ chế quan liêu bao cấp, chúng ta đã tuyệt đối hóa,
cường điệu phương pháp tổ chức - hành chính và phương pháp tâm lý - giáo
dục, coi nhẹ phương pháp kinh tế trong quản lý các tổ chức kinh tế - xã hội,
làm cho tình trạng quản lý ở mọi tổ chức đều mang tính chất quan liêu, hình
thức, hạn chế rất nhiều tính chủ động sáng tạo của con người.
Ngày nay, việc xác lập và vận hành các phương pháp quản lý ở nước ta
nói chung, ở đơn vị chúng tôi nói riêng, là quá trình thực hiện dân chủ hoá
toàn bộ quá trình quản lý các tổ chức kinh tế xã hội theo nguyên tắc tập trung
dân chủ do đó, không thể coi nhẹ phương pháp tổ chức hành chính và phương

pháp tâm lí giáo dục. Nhưng trong đó phương pháp kinh tế, lợi ích kinh tế đã
được coi trọng, trở thành phương pháp tác động chủ ếu đối với mọi người.
Lợi ích thiết thân của mỗi người được coi là điểm xuất phát để xác lập hệ
thống lợi ích tập thẻ và xã hội.
Một nội dung quan trọng của đổi mới quản lý là đổi mới nhận thức và sử
dụng các phương pháp quản lý, khắc phục phương pháp quản lý mang tính
qun liêu, mệnh lệnh trước đây, điều đó phụ thuộc trực tiếp vào đội ngũ những
người quản lý, đòi hỏi người quản lý phải không ngừng học tập, rèn luyện,
nâng cao trình độ và phẩm chất, trau dồi và nâng cao tài nghệ quản lý của
mình cho phù hơp với yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước hiện nay./.

×