Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Khía cạnh tiêu cực của thị trường chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.79 KB, 3 trang )

Phân tích khía cạnh tiêu cực của thị trường chứng khoán
1. Đầu cơ chứng khoán
Lâu nay trên các phương tiện thông tin đại chúng, những người mua bán chứng khoán
đều được gọi chung là nhà đầu tư. Về đại thể, cách gọi như vậy không sai, nhưng chưa
phân biệt rõ được nhà đầu tư đúng nghĩa với nhà đầu tư đầu cơ. Theo nghĩa kinh tế học,
nhà đầu tư là người góp vốn vào công ty. Họ mua chứng khoán với mục tiêu dài hạn là
thu lãi qua cổ tức với tư cách là cổ đông, là đồng sở hữu công ty. Và một khi đã mua thì ít
muốn bán lại, trừ phi có sự chuyển hướng đầu tư. Khác với nhà đầu tư, nhà đầu cơ mua
chứng khoán với mục tiêu ngắn hạn. Họ mua để bán, kiếm lời chủ yếu dựa vào chênh
lệch giữa giá mua và giá bán, chứ không chủ yếu dựa vào cổ tức như các nhà đầu tư. Giá
mỗi loại chứng khoán cũng lên xuống phụ thuộc vào biến động cung cầu trên thị trường ở
từng thời điểm.
Đáng lưu ý là quan hệ cung cầu này không chỉ phụ thuộc vào những nhân tố trực tiếp liên
quan đến từng công ty, mà còn có thể phụ thuộc vào cả những nhân tố kinh tế, chính trị,
tâm lý trong nước có khi phụ thuộc cả vào tình hình quốc tế. Do đó, nếu đầu cơ nói chung
đã có nhiều rủi ro, đầu cơ chứng khoán có độ rủi ro càng cao hơn. Và theo qui luật, rủi ro
nhiều thì dễ có lãi lớn, nhưng cũng dễ sạt nghiệp. Cho nên chớ có căn cứ vào một số
trường hợp gọi là “ trúng chứng khoán” gần đây mà ngộ nhận đây là nghề hốt bạc.
Sự xuất hiện của nhà đầu cơ trên TTCK là một nhu cầu khách quan. Hãy hình dung
TTCK không có các nhà đầu cơ, mà chỉ có các nhà phát hành là các công ty cần bán
chứng khoán để huy động vốn và các nhà đầu tư là những người muốn mua chứng khoán
với mục tiêu đầu tư dài hạn. Thị trường như vậy chỉ là những thị trường sơ khai, được gọi
là thị trường sơ cấp, không có thương nhân.
Thị trường như thế, chắc chắn hoạt động mua bán sẽ ít, tẻ nhạt, rời rạc. Nhưng quan trọng
hơn là tính thanh khoản của chứng khoán sẽ rất thấp, bởi vì không phải lúc nào cũng có
những công ty muốn bán chứng khoán và sẵn sàng mua lại chứng khoán của mình. Nhờ
có sự xuất hiện thương nhân chuyên mua đi và bán đủ loại chứng khoán, các nhà đầu tư
muốn mua chứng khoán cũng dễ, muốn bán để có tiền làm việc khác cũng dễ. Tính thanh
khoản cao bắt nguồn từ đó.
Các nhà đầu tư có điều kiện thuận lợi để đầu tư theo sự xem xét của mình, sự lưu chuyển
vốn đầu tư trong xã hội trở nên linh hoạt, tạo thuận lợi cho quá trình cải tổ cơ cấu đầu tư,


từ đó cải tổ cơ cấu kinh tế, nền kinh tế có điều kiện tăng trưởng năng động. Vai trò tích
cực không thể thiếu của nhà đầu cơ là ở đó.
2. Thực trạng đầu cơ chứng khoán
Tại Việt Nam, “đầu cơ” được chuyển thành một thuật ngữ mĩ miều là “lướt sóng”.
Khái niệm đầu tư “lướt sóng” ở Việt Nam được dùng để chỉ những tay đầu cơ, tìm kiếm
canh bạc trên sàn chứng khoán. Vậy đầu cơ có được coi là phạm pháp hay không? Hoạt
động đầu cơ là hợp pháp, tuy nhiên việc làm lũng đoạn thị trường mới là bất hợp pháp.
Đầu cơ là có ích cho thị trường tài chính, vì chính nhờ những giao dịch ngắn hạn như thế
này mà làm tăng quy mô dòng chảy vốn trên thị trường và tính thanh khoản của cổ
phiếu. Do tìm kiếm lợi nhuận từ những dao động của thị trường, nên nhà đầu tư ngắn hạn
sẵn sàng bán ra ngay khi có lãi, vì thế giúp cho giá chứng khoán ổn định và sự luân
chuyển vốn của thị trường lớn. Nếu như ai cũng nắm giữ cổ phiếu đầu tư trong dài hạn
thì thị trường không còn gọi là thị trường nữa khi mà cụm từ “thị trường” chỉ những hoạt
động trao đổi của bên bán và bên mua.
Việc “lướt sóng” đối một tay amater mới đầu tư vào chứng khoán hay những người có
kinh nghiệm lâu năm thì hình thức giao dịch này vẫn đem lại một nguồn lợi nhất định đối
với mỗi người, họ bỏ tiền mua vào ở một mức giá họ cho là hợp lý và bán lại với giá cao
hơn đủ để cho họ thỏa mãn chấp nhận được, như vậy đã có một giao dịch được thực hiện
và họ hoàn toàn có khả năng kiếm được lợi nhuận chỉ trong một thời gian rất ngắn. Hoạt
động giao dịch này thu hút một lượng lớn nhà đầu tư, các tổ chức tham gia vì nó có thể
đem lại một mức lợi nhuận tương đối từ những khoản tiền nhàn rỗi rất nhanh, nhưng mặt
khác rủi ro từ hoạt động này cũng không hề nhỏ.
Tất nhiên việc “lướt sóng” diễn ra trong thời gian rất ngắn nên những cổ phiếu có mệnh
giá thấp (penny) là sự hấp dẫn đối với họ, vì giá rẻ như ve chai đồng nát, nên nhà đầu tư
nhỏ lẻ ít vốn cũng có khả năng tham gia vào “cuộc chơi” này dễ dàng. Tuy những cổ
phiếu này thường có biên độ trần sàn rất nhỏ, nhưng cũng bởi vì rẻ nên NĐT có thể sở
hữu 1 khối lượng CP tương đối lớn, với đặc điểm này nên khi cổ phiếu dù chỉ tăng 100đ
nhưng lợi nhuận mang lại thì không thể đếm xuể được, mặc khác khối lượng giao dịch
cũng như tính thanh khoản lại khá cao, dành cho những ai ưa mạo hiểm có thể “sưu tập”
cho mình một số mã cổ phiếu hay tăng nóng để lướt sóng với một mức giá vừa phải và

hơn hết là tính thanh khoản cao. Lướt sóng tuy rủi ro rất lớn, nhưng nếu 1 NĐT có đầu óc
phân tích thông minh nhạy bén thì thị trường này chính là “miếng bánh” thơm ngon của
họ.
Theo thống kê cho thấy trong tháng 10/2013 vừa rồi sàn HOSE có 16 mã cổ phiếu đạt lợi
nhuận trên 20%, trong đó đã có 9 mã với thị giá dưới 10.000 đồng. Ta lấy một ví dụ cụ
thể hơn mã cổ phiếu VNH của Công ty cổ phần thủy sản Việt Nhật đã tạo sóng trong
khoảng thời gian trong tháng 10 và 11 khi có đến 22 phiên liên tiếp tăng trần, từ mức giá
xoay quanh 1.900 đồng trong nửa đầu tháng 10, thì đến phiên ngày 19/11, VNH đã lên
5.200 đồng/cổ phiếu. Tức trong gần 1 tháng, thị giá cổ phiếu này tăng đến hơn 2,7 lần,
tăng mạnh nhất trong tất cả gần 700 mã cổ phiếu trên cả hai sàn TPHCM và Hà Nội trong
thời điểm đó. Một thực tế cho thấy rằng: trong khi thị trường chứng khoán đi lên, người
kiếm lời nhiều nhất là những nhà đầu tư vào các cổ phiếu nóng, không ít trường hợp việc
tăng trần kéo dài, thị giá cổ phiếu tăng gấp 3, 4 lần là chuyện bình thường nhưng lại có
trường hợp những cổ phiếu với giá giảm tới 90%
Ngoài “lướt sóng” ngắn hạn để tìm những cơ hội trong sự dao động của thị trường thì
việc đầu tư song song với lướt sóng trên hàng trung và dài hạn cũng được khá nhiều
người quan tâm. Mặc dù đầu tư trung hạn và dài hạn là giữ cổ phiếu trong một thời gian
dài, tuy nhiên ta vẫn có thể lướt sóng dựa vào những biến động giá của nó. Ví dụ: ta mua
1000 CP VNM giá 145.000 với mục tiêu là 170.000 sẽ bán và giữ trong vòng 1-2 năm,
nếu tại một thời điểm nào đó, giá của VNM là 160.000 nhận định của ta cho thấy nó giảm
trong khoảng vài ngày tới, ta sẽ bán 500 CP VNM và đợi giá xuống 155.000 và ta mua lại
khoản đã bán, lợi nhuận nhận được từ việc lướt sóng này chính là phần chênh lệch giữa
160.000 và 155.000.
Khi một thị trường mà tính minh bạch chưa cao thì khó có thể tránh khỏi tình trạng đội
lái làm giá, tạo ra những cái bẫy tăng giá ảo hết sức khôn khéo. Những ai biết dừng đúng
lúc, đây là cơ hội ngàn năm có một, đối với những nhà đầu tư muốn kiếm lời nhanh trong
thời gian ngắn thì “cơ hội” những cổ phiếu đó bị biến thành giấy vụn là hoàn toàn không
thể tránh khỏi.

×