Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Thông tin kế toán quản trị trong việc ra quyết định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.15 KB, 13 trang )

Lý thuyết:
Thông tin kế toán quản trị trong việc ra quyết định
6.1.Thông tin kế toàn quản trị trong việc ra quyết định ngắn hạn
6.1.1.Nhận diện thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn
Ra quyết định là một trong những chức năng của nhà quản trị.Qúa trình ra quyết
định quản trị là sự lựa chọn từ các phương án,trong đó mỗi một phương án lại bao
gồm rất nhiều thông tin kế toán khác nhau,nhưng không phải thông tin kế toán nào
cũng là cơ sở để đưa ra quyết định.Đặc điểm của các quyết định kinh doanh là gắn
với các hành động và kết quả trong tương lai,nên khi quyết định được đưa ra thì
không thể thay đổi được quá khứ,tính đúng đắn của quyết định chỉ có thể được
minh chứng trong tương lai.Do đó để đảm bảo cho việc ra quyết định ngắn hạn
đúng đắn và có hiệu quả nhất,đòi hỏi nhà quản trị phải hiểu được bản chất và biết
cách lựa chọn,sử dụng thông tin kế toán trong mỗi phương án.Những thông tin
không cần thiết phải được loại bỏ khỏi cơ cấu thông tin cần xem xét và chỉ có
thông tin cần thiết mới thích hợp cho việc ra quyết định kinh doanh.
6.1.1.Khái niệm quyết định ngắn hạn
Xét về mặt thời gian thì một quyết định được xem là quyết định ngắn hạn nếu nó
chỉ liên quan đến một thời kỳ hoắc ngắn hơn.Xét về vốn đầu tư thì quyết định ngắn
hạn là quyết định không đòi hỏi vốn đầu tư lớn
Như vậy quyết định ngắn hạn có đặc điểm là:
+Quyết định ngắn hạn ảnh hưởng chủ yếu đến thu nhập trong thời gian ngắn hạn
nên phương án lựa chọn phù hợp cho quyết định ngắn hạn là lợi nhuận mà doanh
nghiệp sẽ thu được trong thời kỳ sẽ cao hơn các phương án khác.
+Quyết định ngắn hạn thường gắn với việc sử dụng và tận dụng năng lực sản xuất
hiện có của doanh nghiệp sao cho có hiệu quả nhất mà không cần thiết phải đầu tư
mua sắm hoặc trang thiết bị thêm tài sản cố định
Quyết định ngắn hạn thưởng bỏ qua khái niệm thời giá của tiền tệ
6.1.1.2Tiêu chuẩn chọn quyết định ngắn hạn
Căn cứ vào mục tiêu cần đạt được trong kinh doanh mà nhà quản trị sẽ lựa chọn
quyết định kinh doanh phù hợp.Xét trên phương diện kinh tế và căn cứ vào đặc
điểm của các quyết định ngắn hạn thì tiêu chuẩn để lựa chọn quyết định ngắn hạn


là quyết định đó được dự tính kaf mang lại thu nhập cao nhất hoặc có chi phí thấp
nhất.Ngoài ra do tính phức tạp của thông tin liên quan đến hoạt động trong các
phương án nên để lựa chọn được quyêt định đúng đắn phải vận dụng thêm 2
nguyên tắc bổ sung đó là:
-Các khuản thu nhập và chi phí duy nhất thích hợp cho việc ra quyết định là các
khoản thu nhập và chi phí ước tính khác với các khoản thu nhập và chi phí trong
các phương án sẵn có khác.Những khoản này thường được gọi là thu nhập và chi
phí chênh lệch so với phương án khác.
-Các khoản thu nhập đã có đướcc và các khoản chi đã bỏ ra ở phương án cũ là
không thích hợp cho quá trình xem xét và ra quyết định
6.1.1.3.Phân tích thông tin thích hợp cho việc ra quyết định
Để phục vụ cho quá trình phân tích các phương án kinh doanh nhằm ra quyết định
đúng đắn ,nhà quản trị cần phải thu thập,xem xét từ nhiều nguồn thông tin khác
nhau.Tổng hợp các nguồn thông tin này sẽ giúp cho nhà quản trị có được cách nhìn
toàn diện tổng thể về phương án cần xem xét.Tuy nhiên trong tổng số các thông tin
thu được thì việc sử dụng thông tin nào là thích hợp và cần thiết cho việc ra quyết
định là vấn đề vô cùng quan trong đối với nhà quản trị.Chính vì vậy,luôn xuất hiện
nhu cầu thông tin thích hợp trong các quyết định quản trị.
Thông tin được coi là thích hợp,cần thiết và hữu ích cho việc ra quyết định là
những thông tin phải đạt 2 tiêu chuẩn cơ bản,đó là:
-thông tin đó phải liên quan đến tương lai
-thông tin đó phải có sự khác biệt với các phương án đang xem xét và lựa chọn
Vậy ,để có được những thông tin thích hợp thỏa mãn được 2 tiêu chuẩn cơ bản
trên thì quá trình thu thập,phân tích,tổng hợp để tạo ra thông tin thích hợp được
tiến hành theo trình tự sau:
Bước 1:tập hợp tất cả thông tin về các khoản thu nhập,chi phí liên quan đến
phương án được xem xét
Bước 2:loại bỏ các thông tin không thích hợp,đó là các khoản chi phí chìm,các
khoản thu nhập,chi phí không chênh lệch ở các phương án kinh doanh
Bước 3:những khoản thu nhập và chi phí còn lại là những thông tin thích hợp để

xem xét,lựa chon quyết định kinh doanh.Thực chất đây chính là những thông tin
chênh lệch ,khác biệt giưã các phương án kinh doanh cần xem xét và lựa chọn
6.1.2.1Quyết định lạo bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận
Một doanh nghiệp sản xuất có thể có một hay nhiều dây chuyền sản xuất,nhiều
phân xưởng sản xuất và sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau.Một doanh
nghiệp thương mại cũng có nhiều bộ phận kinh doanh trực tiếp,nhiều cửa hàng và
kinh doanh nhiều loại mặt hàng khác nhau.Kết quả kinh doanh của từng bộ
phận,từng laoij sản phẩm từng loại măt hàng có thể không giống nhau.Kinh doanh
bộ phận,sản phẩm này có lãi,còn ở bộ phận,sản phẩm khác bị lỗ và doanh nghiệp
có xu hướng muốn loại bỏ việc kinh doanh,ở những bộ phận sản phẩm bị lỗ.Quyết
định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận sản phẩm…bao giờ cũng chịu sự
chi phối của nhiều nhân tố khác nhau,nhưng quyết định cuối cùng của nhà quản trị
là phải đánh giá,xác định được ảnh hưởng của việc loại bỏ hay quyết định kinh
doanh của một bộ phận đến lợi nhuận chung của toàn doanh nghiệp.Nếu kết quả
tính toán lợi nhuận chung của toàn doanh nghiệp sẽ tăng lên khi doanh nghiệp loại
bỏ kinh doanh đi một bộ phận thì việc loại bỏ này này là một quyết định đúng
đắn.Ngược lại,việc loại bỏ kinh doanh một bộ phận dẫn đến giảm lợi nhuận chung
của toàn doah nghiệp thì không nên loại bỏ bời khi tiếp tục kinh doanh sẽ có lợi
hơn khi bỏ bộ phận kinh doanh này.
Tuy nhiên khi xem xét quyết định có nên bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ
phận,nhà quản trị không nên xem xét nó một cách đơn thuần mà cần thiết phải có
thêm nhiều phương án khác,như thay thế bộ phận kinh doanh này bằng bộ phận
kinh doanh khác,hoặc chuyển hướng kinh doanh từ mặt hàng này sang mặt hàng
khác…
Để có được quyết định đúng đắn trong tình huống kinh doanh này,nhà quản trị
phải biết lựa chọn,sử dụng thông tin thích hợp để phân tích,đánh giá và đưa ra
quyết định
6.1.2.2Quyết định tự sản xuất hay mua ngoài Đối với một số loại sản phẩm hoàn
chỉnh sản xuất ra được lắp ráp từ nhiều linh kiện,chi tiết rời,những linh kiện hoặc
chi tiết này có thể do doanh nghiệp tự sản xuất hoặc mua ngoài.Quyết định tự sản

xuất hay mua ngoài cũng là một quyết định tương đối khó khan của nhà quản trị và
đôi khi có thể mắc sai lầm trong việc lựa chọn nếu không xác định được đầy đủ và
đúng đắn những thông tin thích hợp của từng phương án.
Khi quyết định tự sản xuất hay mua ngoài linh kiện,chi tiết rời,nhà quản trị phải
xem xét đồng thời trên hai mặt,đó là chất lượng và chi phí Nếu chất lượng cảu sản
phẩm hay linh kiện mua ngoài đều đáp ứng được những tiêu chuẩn kỹ thuật như
nhau thì nhà quản trị cần xem xét yếu tố thứ 2 là chi phí.Nếu chi phí sản xuất ra
linh kiện hoặc chi tiết nhỏ hơn chi phí mua ngoài thì lựa chon phương án tự sản
xuất và ngược lại.
Qúa trình phân tích thông tin thích hợp để phục vụ cho việc ra quyết định của nhà
quản trị là nên tự sản xuất hay mua ngoài cần phải kết hợp xem xét các cơ hội kinh
doanh khác để đi đến quyết định đúng đắn
6.1.2.3 Quyết định nên bán nửa thành phẩm hay quyết định chế biến thành thành
phẩm mới
Ở các doanh nghiệp sản xuất có quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục,sản
phẩm phải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tiếp,quy trình sản xuất được khởi đầu
từ một loại nguyên liệu chung,một quy trình sản xuất chung,sản xuất ra cùng một
lúc nhiều loại nữa thành phẩm khác nhau,sau đó mỗi loại nửa thành phẩm được
tiếp tục sản xuất theo quy trình sản xuất riêng để tạo ra thành phẩm rồi tiêu thụ.Tuy
nhiên,nửa thành phẩm sau mỗi giai đoạn chế biến cũng có thể được tiêu thụ ra bên
ngoài
6.1.2.4Quyết định trong điều kiện năng lực sản xuất kinh doanh có giới hạn.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh,doanh nghiệp luôn bị ràng buộc bởi những
điều kiện giới hạn về vốn,công suất hoạt động của máy móc thiết bị,khả năng tiêu
thụ sản phẩm trên thị trường,thời gian làm việc của người lao động…Tùy thuộc
vào tình hình thực tế của mỗi doanh nghiệp mà một doanh nghiệp có thể một hoặc
nhiều điều kiên ràng buộc trong quá trình kinh doanh.Vấn đề đặt ra là trong điều
kiện giới hàn đó thì doanh nghiệp sử dụng nguồn lực hiện có của mình như thế nào
để mang lại hiệu quả cao nhất.Ứng dụng phân tích thông tin thích hợp để nhà quản
trị quyết định lựa chọn trong điều kiện năng lực sản xuất kinh doanh có hạn như

sau:
a,Trường hợp chỉ có một điều kiện giới hạn
Trong trường hợp này,để đạt được lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp phải tiến
hành phân tích,tính toán theo trình tự sau:
-Xác định nhân tố giới hạn
-Xác định số dư đảm phí đơn vị của mỗi sản phẩm,hàng hóa
-Xác định số dư đảm phí của mỗi đơn vị sản phẩm,hàng hóa trong điều kiện giới
hạn đó.
-Xác định tổng số dư đảm phí của mỗi loại sản phẩm trong điều kiện giới hạn,từ đó
nhà quản trị có thể lựa chọn được quyêt định đúng đắn trong điều kiện giới hạn đó
b,Trường hợp có nhiều điều kiện giới hạn
Trong điều kiện doanh nghiệp hoạt động với nhiều điều kiện giới hạn cùng một
lúc,để đi đến quyết định nên sản xuất theo một cơ cấu sản phẩm như thế nào thì
mang lai hiệu quả cao nhất,người ta thường áp dụng hệ phương trình tuyến tính để
tìm ra vùng sản xuất tối ưu,từ đó xác định được phương án sản xuất tối ưu đạt được
lợi nhuận cao nhất thảo mãn các điều kiện giới hạn.Trình tự của phương pháp này
được thực hiện sau:
Bước 1:xác định hàm mục tiêu và biểu diễn dưới dạng phương trình đại số.Hàm
mục tiêu có thể biểu diễn ở dạng lợi nhuận tối đa hoặc chi phí tối thiểu.Do đặc
điểm của quyết định ngắn hạn là gắn với việc sử dụng và tận dụng năng lực sản
xuất hiện có nên hàm mục tiêu thường được biểu diễn dưới dạng tổng số dư đảm
phí tối đa hoặc chi phí tối thiểu
Bước 2:xác định cá phương trình giới hạn và biểu diễn chúng dưới dạng phương
trình đại số
Bước 3:biểu diễn hệ phương trình đại số trên đồ thị và xác định vùng sản xuất tối
ưu,là hình được giới hạn bởi 2 trục tọa độ và các đường giới hạn trên đồ thị
Bước 4:căn cứ vùng sản xuất tối ưu trên đồ thị và hàm mục tiêu,xác định phương
án sản xuất tối ưu.Theo lý thuyết cảu qui hoạch tuyến tính thì điểm tối ưu là điểm
nằm trên góc của vùng sản xuất tối ưu
6.2 Thông tin của kế toán quản trị cho việc ra quyết định đầu tư dài hạn

6.2.1.1 khác niệm
Vốn đầu tư của doanh nghiệp được sử dụng cho nhiều quyết định khác nhau.Có
quyết định chỉ liên quan đến một kỳ kinh doanh,có những quyết định liên quan đến
nhiều kỳ.Trong phần này chúng ta chỉ đề cập đến các quyết định dự toán vốn liên
quan đến nhiều kỳ-quyết định dài hạn
Quyết định dài hạn là những quyết định đòi hỏi một lượng vốn đầu tư tương đối
lớn,thời gian đầu tư dài nên chúng thường có bản chất dài hạn.Quyết định dài hạn
không thể dễ dàng thay đổi bằng hành động quản trị và tương lai thường xa vời,rất
khó dự đoán.Điều đó cho thấy việc lựa chọn thông tin để ra quyết định dài hạn là
quá trình rất phức tạp
Trong quá trình hoạt động kinh doanh,các doanh nghiệp các doanh nghiệp thường
gặp phải những vấn đề liên quan đến mục tiêu hoạt động lâu dài của doanh nghiệp
như;
-Quyết định mua máy mới để giảm chi phí
-Quyết định đầu tư vào các tài sản cố định khác nhau
-Quyết định mở rộng quy mô kinh doanh để tăng thu nhập
-Quyết định nên mua hay nên thuê MMTB
Các quyết định này khi thực hiện sẽ làm thay đổi kết cấu đầu tư cảu doanh
nghiệp,tạo ra những năng lực kinh doanh mới hoặc thay đổi định hướng phát triển
của doanh nghiệp nên chúng không xảy ra thường xuyên trong quá trình hoạt động
của doanh nghiệp
Trong quá trình ra quyết đinh doanh nghiệp thường gặp 2 dạng quyết đinh sang
lọc và quyết định ưu tiên:
-Quyết định sang lọc:là các quyết định chỉ liên quan đến một dự án đầu tư có thỏa
mãn một số tiêu chuẩn đã định hay không?nếu thỏa mãn các tiêu chuẩn đã đặt
ra,dự án được lựa chọn,nếu không thỏa mãn dự án bị loại bỏ
-Quyết định ưu tiên:là các quyết định liên quan đến việc lựa chọn từ nhiều dự án
đầu tư khác nhau nhằm tìm được một dự án đầu tư thích hợp nhất.Dự án được ưu
tiên lựa chọn sẽ loại bỏ các dự án khác
Để phục vụ cho việc ra quyết định dài hạn doanh nghiệp thường phải sửu dụng

nhiều nguồn thông tin khác nhau cân nhắc suy tính trước khi đưa ra quyết
định.Nguồn thông tin này có thể là các thông tin phi tài chính như chính sách kinh
tế của nhà nước.Thị trường tiêu thụ và sự cạnh tranh để dự án đầu tư tạo ra lợi thế
riêng,Lãi tiền vay đầu tư và chính sách thuế đối với dự án,sự tiến bộ của khoa học
công nghệ…Tuy nhiên để dự án đầu tư trở thành hiện thực thì có một bộ phận tin
quan trong mà doanh nghiệp cần phải xem xét là các thông tin tài chính liên quan
đến dự án đầu tư.Thông tin tài chính của dự án là thông tin dự toán vốn đầu tư.Vốn
để đầu tư cho các quyết định dài hạn thường đòi hỏi số lượng tương đối lớn,thời
hạn đầu tư dài vượt qua giới hạn một kỳ kế toán nên được gọi là vốn đầu tư dài
hạn.
“Vốn đầu tư dài hạn được hiểu là việc dùng vốn trong hiện tại nhằm mục đích thu
được lợi tức trong tương lai từ số vốn đầu tư đó”
Các quyết định vốn đầu tư dài hạn có tầm quan trọng rất lớn trong việc đưa ra các
chính sách tài chính của doanh nghiệp,bởi chúng anh hưởng tới mức sinh lợi và vị
trí cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nên chúng thường quyết định số
phận tương lai của doanh nghiệp.Một quyết đinh thích hợp và đúng thời cơ có thể
tạo ra mức sinh lợi lớn.Trái lại một quyết định sai lầm có thể đe dọa sự tồn tại của
một doanh nghiệp,thậm chí có thể đưa doanh nghiệp vào tình trạng phá sản vì:
-Vốn đầu tư dài hạn có tác dụng trong một thời gian dài và ảnh hưởng tới kết cầu
của chi phí của doanh nghiệp trong tương lai,nếu số vốn đầu tư không hiệu quả thì
doanh nghiệp sẽ phải chịu những định pí bắt buộc làm ảnh hưởng đến mức hòa vốn
và lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp
-Quyết định vốn đầu tư dài hạn gắn doanh nghiệp với quyết định đó trong một thời
gian dài mà không dễ thay đổi được,vì việc tìm thị trường tiêu thụ những tài sản cố
định đã qua sử dụng hoặc cải biến chúng để sử dụng vào mục đích khác là không
khả thi về kinh tế.
-Vốn đầu tư liên quan đến các quyết định dài hạn còn đòi hỏi một lượng tương đối
lớn mà phần lớn các doanh nghiệp bị hạn hẹp về nguồn vốn,điều này đòi hỏi các
doanh nghiệp phải có nghệ thuật trong việc sử dụng vốn.Vì một quyết định sai lầm
không những dẫn đến một thiệt hại về tài chính cho doanh nghiệp mà còn cản trở

doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận trong tương lại do không có vốn để thực
hiện các dự án khác.
Từ đó cho thấy các quyết định dài hạn là với một nguồn vốn đầu tư hữu hạn,các
doanh nghiệp phải lựa chọn những dự án đầu tư khôn ngoan và đúng đắn.Tiêu chí
để lựa chọn là mức rủi ro của đầu tư là thấp nhất với khả năng sinh lời cao nhất.
6.1.2.1đặc điểm của vốn đầu tư dài hạn
Vốn đầu tư của doanh nghiệp khác nhau sẽ không giống nhau phụ thuộc vào các
yêu tố:tiềm năng vốn,mục tiêu kinh doanh,điều kiện kinh doanh và tình hình cạnh
tranh…song nhìn chung chúng có 2 đặc điểm như sau:
Thứ nhất:vốn đầu tư dài hạn thường gắn với những tài sản dài hạn có tính hao mòn
như máy móc thiết bị ,nhà xưởng hoặc những tài sản không có tính hao mòn như
đất đai,lợi thế kinh doanh,bằng phát minh sáng chế…do đó việc tìm kiếm những
thông tin hữu ích để lựa chọn dự án là một vấn đề quan trọng.
Đối với các tài sản có tính hao mòn việc xác định mức sinh lời của vốn đầu tư là
vấn đề phức tạp vì các tài sản này trong quá trình sử dụng chúng bị hư hỏng
dần,giá trị được chuyển dần vào giá trị sản phẩm mới.Do đó thu nhập mang lại từ
các tài sản phải thực hiện được 2 việc là hoàn lại số vốn đầu tư ban đầu và đạt
được mức sinh lợi mong muốn trên vốn đầu tư.
Thứ 2 :thời gian hoàn vốn đầu tư
Vốn đầu tư dài hạn thường có thời gian thu hồi vốn lâu dài gắn liện với nhiều rủi
ro đôi khi là việc hoàn vốn không thể thực hiện được.Do đó các doàng tiền phát
sinh của dự án trong nhiều kỳ khac nhau sẽ không có cùng thời giá,việc tính toán
lợi tức vốn đầu tư không thể đơn thuần bằng cách lấy tổng số tiền thu được từ dự
án trừ đi vốn đầu tư giống như các dự án ngắn hạn.Mặt khác khi lựa chọn dự án
đầu tư nhà quản trị phải xem xét lựa chọn từ nhiều dự án khác nhau.Mà các dự án
khác nhau sẽ có số lượng và thời gian phát sinh các dòng tiền rất khác nhau.Do đó
để có được những thông tin đầy đủ,đúng đắn nhằm so sánh giữa các dự án cần phải
loại bỏ sự ảnh hưởng của giá trị thời gian của tiền
6.2.1.3Gía trị thời gian của tiền tệ và sựu ảnh hưởng đến vốn đầu tư dài hạn
Một vấn đề quan trọng đã được đề cập ở trên đó là giá trị thời gian của tiền tệ tức

là giá trị của tiền.Dó đó tiền tệ ở các thời kỳ khác nhau sẽ có thời giá khác nhau
nên việc tính lợi nhuận của một sự án đầu tư đơn thuần như các dự án ngắn hạn sẽ
cho kết quả thiếu tin cậy,bởi nhiều khi kết quả tính được là dương nhưng dự án
không có khả năng sinh lợi hoặc mức sinh lợi rất thấp so với số liệu tính được.Do
đó phần này sẽ xem xét thời giá của tiền tệ và ảnh hưởng của chúng tới vốn đầu tư
dài hạn.
Vấn đề tính lãi trong các khoản đầu tư dài hạn và ngắn hạn cũng khác
nhau.Thông thường đối với các khoản đâì tư ngắn hạn cách tính lãi thường dùng là
cách tính lãi đơn và giả định dự án đầu tư ngắn hạn thường liên quan đến một kỳ
nên rủi ro là rất thấp,còn các dự án đầu tư dài hạn liên quan đến nhiều kỳ với nhiều
rủi ro như lạm phát,sự can thiệp của nhà nước vào thị trường lãi xuất…do đó nhà
đầu tư đòi hỏi một phương pháp ính lãi có thể hạn chế được phần nào những rủi ro
mà ho phải gánh chịu,đó là phương pháp tính lãi kép.
a,Giá trị thời gian của dòng tiền
Một dòng tiền phát sinh luôn tòn tại 2 thời giá:Gía trị tương lai và giá trị hiện tại
+Gía trị tương lai:là giá trị gia tăng của tiền sau một thời gian
+Gía trị hiện tại:là số tiền thực sự mà nhà đầu tư phải trả để nhận được một khoản
lợi tức trong tương lai
b,giá trị thời gian của dòng tiền kép
6.2.2Các phương pháp lựa chon dự án đầu tư
6.2.2.1Phương pháp hiện giá thuần
a, phương pháp xác định hiện giá thuần
Hiện giá thuần của một dự án đầu tư là một kết quả là kết quả so sánh giữa giá trị
hiện tại của tất cả dòng tiền thu với giá trị hiện tại của tất cả các dòng tiền chi có
liên quan đến một dự án đầu tư.
Do dòng tiền liên quan đến dự án phát sinh ở nhiều kỳ khác nhau sẽ có thời giá
khác nhau và không thể so sánh được nếu chúng không cùng thời giá.Trong trường
hợp này để tính được hiệu quả của dự án phải đưa các dòng tiền ở các thời điểm
phát sinh khác nhau về cùng một thời điểm.Có hai loại thời điểm để quy đổi dòng
tiền đo là hiện tại và tương lai.Tuy nhiên do việc ra quyết định ở thời điểm hiện tại

nên hiệu quả của dự án được tính theo hiện giá thuần tại thời điểm hiện tại.
Nội dung cu thể phương pháp tính như sau;
Bước 1:lựa chọn khoảng thời gian thích hợp để phân tích dòng tiền
Bước 2:lựa chọn tỷ lệ lãi suất chiết khấu thích hợp
Bước 3:nhận định và phân loại dòng tiền
Bước 4:tính NPV
b.ứng dụng phương pháp hiện giá thuần để lựa chọn dự án
-Khấu hao là một khái niệm quan trọng của kế toán trong việc tính toán hoạt động
kinh doanh với mục đích báo cáo tài chính nhưng không phải là dòng chi tiền mặt
hiện hành.
-trong khi đó phương pháp tính toán giá trị hiện tại lại chú trọng đến các dòng tiền
mặt do đó khái niệm khấu hao sẽ không phù hợp với chi phí cần phân tích chú
trọng đến các dòng tiền mặt.
-phương pháp tính giá trị hiện tại chỉ quan tâm tới dòng thu tiền mặt của dự án
không phân biệt lợi tức của vốn đầu tư với mức hoàn vốn từng kỳ nên lợi nhuận
sinh ra từ dự án mới thỏa mãn được yêu cầu thứ nhất của nhà đầu tư đó là phần thu
lãi,còn phần hoàn vốn đầu tư chính là khấu hao.
6.2.2.2 phương pháp tỷ lệ sinh lợi nội bộ
a.phương pháp IRR
tỷ lệ sinh lợi nội bộ được hiểu là một lợi tức thực sự mà một dự án đầu tư hứa hẹn
mang lại trong thời gian nó còn hiệu lực,hay là tỷ lệ sinh lợi của dự án.Tỷ lệ sinh
lợi nội bộ được tính bằng cách tìm ra tỷ lệ lãi xuất chiết khấu làm cân bằng giá trị
hiện tại của dòng thu tiền mặt với giá trị hiện tại của dòng chi tiền mặt của một dự
án đầu tư.Nói cách khác tỷ lệ sinh lợi nội bộ là tỷ lệ chiết khấu làm cho NPV của
dự án bằng 0.
Nội dung của phương pháp:
+Bước 1:lựa chọn và phân loại dòng tiền
+Bước 2:Tính IRR
6.2.2.3 Phương pháp kỳ hoàn vốn
a.Nội dung phương pháp

Đây cũng là một phương pháp lựa chọn dự án đầu tư dài hạn,dựa trên tiêu chuẩn
thời gian thu hồi vốn đầu tư với ý nghĩa thời gian hoàn vốn đầu tư càng ngắn thì rủi
ro của đầu tư càng thấp,đó là điều kiện hấp dẫn của nhà đầu tư.
Kỳ hoàn vốn là thời gian cần thiêt để một dự án đầu tư có thể hoàn vốn đầu tư ban
đầu từ các nguồn thu mà nó sinh ra.
Bước 1:xác định thời gian hoàn vốn
Trường hợp 1:dự án đầu tư tạo ra dòng tiền thuần đều qua các năm
K=V/T
Trong đó:
K:kỳ hoàn vốn
V:vốn đầu tư ban đầu
T:Dòng thu tiền thuần hàng năm từ dự án
Trường hợp 2:dự án tạo ra dòng thu tiền thuẩn không đều qua các năm thì thời gian
hoàn vốn được tính như sau:xác đinh số vốn đầu tư cần phải thu hồi ở cuối mỗi
năm lần lượt theo thứ tự bằng cách lấy số vốn đầu tư chưa thu hồi ở cuối năm trước
trừ đi số thu nhập của năm kế tiếp.Khi số vốn đầu tư chưa thu hồi nhỏ hơn số thu
nhập của năm kế tiếp thì lấy số vốn đầu tư còn phải thu hồi chia cho số thu nhập
bình quân 1 tháng của năm kế tiếp để tìm ra số tháng còn phải tiếp tục thu hồi
vốn ,sẽ xác định được thời gian hoàn vốn của dự án
Bước 2:lựa chọn dự án
+dự án độc lập:dự án được lựa chọn
+dự án xung khắc:dự án được lựa chọn là dự án có kỳ hoàn vốn ngắn nhất
b.Ứng dụng phương pháp kỳ hoàn vốn trong quyết định lựa chọn quyết định dài
hạn
Phương pháp hoàn vốn có ưu điểm chú trọng xem xét lợi ích ngắn hạn hơn lợi ích
dài hạn nên phù hợp với việc lựa chọn dự án đầu tư với quy mô vừa và nhỏ hoặc
đối với nhà đầu tư có chiến lược thu hồi vốn nhanh.
Tuy nhiên phương pháp kỳ hoàn vốn cũng có hạn chế là không quan tâm tới giá
trị thời gian của tiền tệ và không xem xét tới khả năng sinh lời của dự án,do đó
những phương án có thời gian hoàn vốn ngắn chưa chắc đã có lợi ích hơn dự án

khác,nếu phương pháp này được dùng độc lập để lựa chọn dự án thì nhà đầu tư có
thể gặp sai lầm khi ra quyết định,nên thông thường phương pháp này được dùng
kết hợp với các phương pháp NPV,IR…
6.2.2.4 Phương pháp chỉ số sinh lời
Chỉ số sinh lời của một dự án đầu tư được xác định bằng tỷ lệ giữa giá trị hiện tại
của dòng thu với giá trị hiên dòng chi của dự án đầu tư.
Như vậy phương pháp chỉ số sinh lời tương tự như phương pháp NPV,nhưng
phương pháp NPV có một hạn chế là không phải một phương pháp thích hợp đánh
giá các dự án đầu tư có số vốn đầu tư khác nhau,bởi lẽ NPV cho ta con số tuyệt
đối.Phương pháp PI sẽ cho là một giải pháp cho sự hạn chế này bởi nó là một số đo
tương đối.
Kết luận:
Nội dung của từng phương pháp cho thấy những ưu điểm và hạn chế khi sử dụng
độc lập từng phương pháp nên khi lựa chọn dự án phải trên cơ sở sử dụng tổng hợp
nhiều phương pháp để có được thông tin hiệu quả của dự án trên nhiều góc độ khác
nhau mới đưa ra các quyết định thích hợp

×