Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐỘNG VIÊN, KHUYẾN KHÍCH NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN AN HƯNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.68 KB, 34 trang )

Báo cáo thực tập GVHD: Ths.Trần Thị Nguyên Thảo
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP












Chữ kí của đại diện doanh nghiệp
Báo cáo thực tập GVHD: Ths.Trần Thị Nguyên Thảo
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN













Chữ kí của giáo viên hướng dẫn


Báo cáo thực tập GVHD: Ths.Trần Thị Nguyên Thảo
LỜI CẢM ƠN
Qua 3 năm học tập tích lũy kiến thức trên ghế giảng đường và trải qua 4 tháng tiếp
xúc thực tế tại Công ty cổ phần An Hưng, nay em đã có được kết quả mong đợi là hoàn
thành bài báo cáo thực tập để thể hiện vốn kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa kinh tế cũng như quý thầy cô trường Đại học
xây dựng Miền Trung đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 3 năm
học qua.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Nguyên Thảo đã hướng dẫn tận tình và
bổ sung cho em những kiến thức còn thiếu để em hoàn thành bài báo cáo đúng hạn.Em
xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Công ty cổ phần An Hưng, các anh chị, cô chú trong
phòng nhân sự đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp những tài liệu cần thiết để
em hoàn bài báo cáo của mình đúng hạn, đúng yêu cầu.
Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học Xây Dựng Miền Trung, ban giám
đốc, cùng toàn thể cô chú, anh chị đang công tác tại công ty cổ phần An Hưng sức khỏe
và thành công trên mọi lĩnh vực.

Tuy Hòa, ngày 21 tháng 04 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Thị Tư
Báo cáo thực tập GVHD: Ths.Trần Thị Nguyên Thảo
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN AN HƯNG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Cổ phần An Hưng 3
1.1.1. Sơ lược về công ty 3
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 3
1.1.3. Một số thành tựu 6
1.1.4. Chức năng và nhiêm vụ của công ty 7
1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của công ty 8

1.2.1. Bộ máy tổ chức, quản lý của công ty 8
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty 9
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐỘNG VIÊN, KHUYẾN KHÍCH NHÂN
VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN AN HƯNG
2.1. Đặc điểm về nguồn nhân lực của công ty 16
2.1.1. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn 16
2.1.2 . Cơ cấu lao động theo giới tính 16
2.1.3. Cơ cấu lao động theo tính chất lao động 16
2.1.4. Cơ cấu lao động theo độ tuổi 17
2.1.5. Cơ cấu lao động theo thâm niên công tác 17
2.2. Thực trạng về công tác động viên, khuyến khích nhân viên tại công ty cổ phần An
Hưng qua 3 năm 2012-2014 17
2.2.1. Các hình thức động viên, khuyến khích nhân viên tại công ty cổ phần An Hưng
17
2.2.1.1. Động viên về mặt vật chất 17
2.2.1.2. Động viên về mặt tinh thần 19
2.3 Kết quả thực hiện 23
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC ĐỘNG VIÊN, KHUYẾN
KHÍCH NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN AN HƯNG
3.1. Đánh giá chung 25
3.1.1. Những thành tựu đạt được 25
3.1.2. Những hạn chế 25
3.2. Một số giải pháp về động viên, khuyến khích nhân viên tại công ty cổ phần An Hưng
26
Báo cáo thực tập GVHD: Ths.Trần Thị Nguyên Thảo
3.3 Một số kiến nghị 26
3.3.1. Đối với Nhà nước 26
3.3.2. Đối với công ty 26
3.3.3. Đối với Nhà trường 27

KẾT LUẬN 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Báo cáo thực tập GVHD: Ths.Trần Thị Nguyên Thảo
STT Chữ viết tắt Diễn giải
1 Bộ phận Phòng ban, xí nghiệp hoặc trung tâm, chi nhánh
2 CB-CNV Cán bộ công nhân viên
3 Công ty Công ty cổ phần An Hưng
4 DNTN Doanh nghiệp tư nhân
5 Giám đốc Giám đốc và phó giám đốc
6 GVHD Giáo viên hướng dẫn
7 TC-NS Tổ chức nhân sự
8 SP Sản phẩm
9 NSLĐ Năng suất lao động
10 Phụ trách bộ
phận
Trưởng hoặc phó phòng,giám đốc hoặc phó giám
đốc xí nghiệp/trung tâm/chi nhánh
11 QTNNL Quản trị nguồn nhân lực
12 STT Số thứ tự
13 SVTH Sinh viên thực hiện
14 SX-KD Sản xuất kinh doanh
15 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
16 Trưởng bộ
phận
Trưởng phòng, giám đốc xí nghiệp, giám đốc trung
tâm hoặc giám đốc chi nhánh
17 BHYT Bảo hiểm y tế
18 BHXH Bảo hiểm xã hội
19 NLĐ Người lao động

20 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
21 KQKD Kết quả kinh doanh
22 KCS Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Hình ảnh và bảng biểu Tên bảng biểu, hình vẽ, sơ đồ
1 Hình 1.1 Xí nghiệp may An Hưng
2 Hình 1.2 Xí nghiệp may An Phú
3 Hình 1.3 Xí nghiệp may An Thịnh
4 Hình 1.4 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của
công ty
Báo cáo thực tập GVHD: Ths.Trần Thị Nguyên Thảo
5 Bảng 1.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty
4 Bảng 2.1 Cơ cấu lao động theo trình độ
chuyên môn của công ty năm
2013-2014
5 Bảng 2.2 Cơ cấu lao động theo giới tính năm
2013-2014
6 Bảng 2.3 Cơ cấu lao động theo tính chất lao
động năm 2013-2014
7 Bảng 2.4 Cơ cấu lao động theo độ tuổi lao
động năm 2013-2014
8 Bảng 2.5 Cơ cấu lao động theo thâm niên
công tác năm 2013-2014
9 Bảng 2.6 Bảng phụ cấp chức vụ
Báo cáo thực tập GVHD: Ths.Trần Thị Nguyên Thảo
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta có thể khẳng định rằng yếu tố quyết định đối với sự phát triển và đi tới
thành công của một doanh nghiệp chính là khả năng thu hút và giữ chân nhân viên giỏi.

Chúng ta có thể huy động dễ dàng nguồn vốn, tài sản, cơ sở vật chất đất đai, nhà xưởng,
máy móc và thiết bị v v Nhưng yếu tố quan trọng nhất có thể vận hành là biến tất cả các
yếu tố trên thành thuận lợi chính là con người – nguồn nhân lực và hơn bao giờ hết hiện
nay chúng ta đang phải đối mặt với vấn đề hết sức quan trọng đó là thiếu nguồn nhân lực
có chất lượng.
Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, nguồn nhân lực ngày càng thể hiện được tầm
quan trọng của mình. Những nhà quản trị nhân lực trong thế kỉ 21 đang buộc phải thay đổi
hoàn toàn cách tư duy cũ. Vì ngày nay, số lượng nhân viên giỏi rất ít ỏi, do đó họ phải thay
đổi hoàn toàn khác trước đây – khi mà nguồn nhân lực còn dồi dào. Để có được sự thay
đổi này, nhà quản trị nhân lực phải chú ý tới việc tuyển dụng cũng như giữ chân nhân viên
giỏi và phải tập trung tực hiện tốt nhiệm vụ đó. Trong công tác quản lý, có thể nói đó là
nhiệm vụ khó khăn và quan trọng nhất.
Nhận thức được điều này, em xin chọn đề tài “Chính sách động viên,khuyến khích
nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần An Hưng” làm chuyên đề thực tập của mình.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo – TS.Trần Thị Nguyên Thảo và các cô chú, anh
chị phòng tổ chức nhân sự công ty Cổ phần An Hưng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ
bảo để em hoàn thành bài báo cáo thực tập này. Với trình độ còn nhiều hạn chế, lại ít hiểu
biết nên chắc chắn bài viết không tránh khỏi những yếu kém và thiếu sót. Em mong được
sự đóng góp nhiệt tình của thầy cô giáo để em được tiến bộ trong những bài viết sau này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về lịch sử hình thành, phát triển và các hoạt động của công ty cổ phần An
Hưng
- Vận dụng những lý thuyết nghiên cứu được để tìm hiểu thực trạng về công tác động
viên, khuyến khích nguồn nhân lực tại công ty cổ phần An Hưng
- Đánh giá công tác động viên, khuyến khích nguồn nhân lực tại công ty và chỉ ra ưu,
nhược điểm.
- Đề ra các giải pháp để hoàn thiện công tác động viên, khuyến khích nhân lực tại
công ty.
SVTH: Huỳnh Thị Tư Trang 8
Báo cáo thực tập GVHD: Ths.Trần Thị Nguyên Thảo

3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu đề tài
* Đối tượng nghiên cứu: hoạt động liên quan đến công tác động viên, khuyến khích
nguồn nhân lực
* Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: tại công ty Cổ phần An Hưng
- Thời gian thực tập: từ ngày 06/04/2015 – 28/04/2015
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê: Thống kê tình hình biến động nhân sự.
- Phương pháp tra cứu tài liệu: Tra cứu tài liệu kết quả động viên, khuyến khích nhân
lực và một số tài liệu liên quan.
- Phương pháp đánh giá: Đánh giá chung công tác động viên, khuyến khích nguồn
nhân lực.
- Phương pháp quan sát, so sánh, sưu tầm và thu thập thông tin
* Bố cục của đề tài:
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty Cổ phần An Hưng
Chương 2: Thực trạng về công tác động viên, khuyến khích nhân viên tại công ty
Cổ phần An Hưng
Chương 3: Đề xuất và kiến nghị về công tác đông viên, khuyến khích nhân viên tại
công ty Cổ phần An Hưng.
SVTH: Huỳnh Thị Tư Trang 9
Báo cáo thực tập GVHD: Ths.Trần Thị Nguyên Thảo
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN AN HƯNG
1.1. Qúa trình hình thành và phát triển công ty Cổ phần An Hưng
1.1.1. Sơ lược về công ty
- Tên tiếng Việt : CÔNG TY CỔ PHẦN AN HƯNG
- Tên tiếng Anh : An Hung Joint Stock Company.
- Tên viết tắt : ANHUCO
- Slogan : “Chất lượng kết tinh bản sắc”.
- Vốn điều lệ : 8.623.200.000 đồng.

- Vốn pháp định : 6.000.000.000 đồng.
- Số tài khoản : 42210137119
- Mã số thuế : 4400374462
- Website : www.anhuco.com
- Điện thoại : 057 3838 180
- Fax : 057 3822 711
- Địa chỉ : 231 Đại lộ Nguyễn Tất Thành, Phường 8, TP Tuy
Hòa, Phú Yên.
- Loại hình DN : Công ty Cổ phần.
- Tên giám đốc : Huỳnh Thị khiết
*Những hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu:
- Sản xuất kinh doanh các sản phẩm may mặc.
- Kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu các loại máy móc thiết bị dệt may.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Hình 1.1 : Trụ sở chính của công ty
SVTH: Huỳnh Thị Tư Trang 10
Báo cáo thực tập GVHD: Ths.Trần Thị Nguyên Thảo
Công ty Cổ phần An Hưng tiền thân là xưởng may xuất khẩu thuộc công ty sản
xuất- xuất nhập khẩu công nghiệp Phú Yên được thành lập vào tháng 10/1992.
Công ty Cổ phần An Hưng được thành lập chính thức vào ngày 16/01/2006.
Lĩnh vực hoạt động bao gồm: Sản xuất kinh doanh các sản phẩm may mặc, kinh
doanh, xuất nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị nguyên phụ liệu ngành dệt may
Quy mô ban đầu là 18 chuyền may công nghiệp, lực lượng lao động khoảng 1.110
người.
Hình 1.2 : Xí nghiệp may An Phú
Tính đến nay, tổng số CB-CNV Công ty là 1.500 lao động. Quy mô hoạt động tăng từ
18 chuyền lên 27 chuyền may công nghiệp với 02 Xí nghiệp trực thuộc, 7 phòng ban
chuyên môn, 01 chi nhánh tại TP.HCM và nhiều tổ nghiệp vụ khác. Tổng diện tích nhà
xưởng 23.361 m

2
, số lượng thiết bị, máy móc chuyên dùng toàn công ty 1.200 cái được
sản xuất bởi các hãng nổi tiếng như Juki, Brother, Hashima…
 Các sản phẩm của công ty
Các sản phẩm của Công ty Cổ phần An Hưng không những được tiêu thụ trong nước
mà còn vươn ra thị trường các nước Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Năng lực sản xuất của Công ty hiện nay đạt 4 triệu sản phẩm/năm chủ yếu là nhóm
hàng dệt thoi, trong đó mặt hàng trẻ em chiếm 70% bao gồm các dòng sản phẩm: Denim
jean, Short, Scooter, váy, đầm, bộ thể thao các loại…, còn lại nhóm hàng người lớn chiếm
khoảng 30% bao gồm: Jackets các loại, Sơ – Mi, quần tây. Các sản phẩm của An Hưng
sản xuất phần lớn mang các nhãn hiệu nổi tiếng như: Kappa, P&C, Danny, Aigle, Dombi,
Doberman, Bandolera, Ceasars, Calendo, Jake@s, Zara Jeans, Lacks, Merrn, Cherokee,
Montego, Oshkossh, Circo, Tomcat, RN, Maine, Newbasic, Highsirea, Fjallraver,…
Ngoài việc đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, Công ty còn chú trọng áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng phù hợp với các tiều chuẩn của các đối tác, thực hiện 5S trong toàn
SVTH: Huỳnh Thị Tư Trang 11
Báo cáo thực tập GVHD: Ths.Trần Thị Nguyên Thảo
Công ty. Các chính sách của Công ty luôn hướng đến trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp, sự bình đẳng, môi trường làm việc an toàn và thân thiện, nâng cao thu nhập cho
người lao động, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững đối với nguồn nhân lực.
Hình 1.3 : xí nghiệp may An Thịnh
Trong chiến lược phát triển dài hạn, công ty luôn lấy khách hàng làm trọng tâm với
phương châm chất lượng sản phẩm là hàng đầu, đảm bảo và làm thoả mãn tất cả những
yêu cầu của khách hàng là điều kiện để công ty tồn tại và phát triển.
Công ty Cổ phần An Hưng sẵn sàng hợp tác, liên doanh, liên kết với các đối tác trong
và ngoài nước, nếu thoả mãn đủ các điều kiện của Công ty và phù hợp theo quy định của
pháp luật Việt Nam.
 .Chiến lược phát triển
Tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, luôn đổi mới công nghệ thiết bị sản xuất để tiến tới
sản xuất tinh gọn, chất lượng sản phẩm tốt.

Từng bước xây dựng và khẳng định thương hiệu, hướng tới phát triển kinh tế đa ngành.
Hợp tác, liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để phát triển sâu, rộng
hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Chính sách công ty
Không ngừng nâng cao thu nhập cho người lao động, duy trì bồi dưỡng nguồn nhân
lực ổn định, đủ kỹ năng, kinh nghiệm để đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm xã hội đối với người lao động và cộng đồng, các
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đảm bảo đúng những quy chuẩn về đạo đức
và pháp luật Việt Nam.
 Lĩnh vực hoạt động
Sản xuất kinh doanh các sản phẩm may mặc.
Kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu các loại máy móc thiết bị và các loại nguyên
phụ liệu ngành dệt may.
SVTH: Huỳnh Thị Tư Trang 12
Báo cáo thực tập GVHD: Ths.Trần Thị Nguyên Thảo
 Năng lực hoạt động
Quy mô sản xuất hiện nay của công ty gồm 3 nhà máy, 1.467 máy móc thiết bị chuyên
dùng, lực lượng lao động hiện có 1.500 người. Năng lực sản xuất hàng năm trên 3 triệu
sản phẩm.
1.1.3. Một số thành tựu đạt được.
Trong 07 năm qua, nhờ sự phấn đấu nỗ lực của tập thể lãnh đạo và toàn thể CB –CNV,
công ty được công nhận tập thể lao động xuất sắc trong 5 năm liền (2006-2010) và được
Uỷ ban nhân dân Tỉnh Phú Yên tặng Bằng khen.
- Năm 2006: Công ty vinh dự được nhận Bằng khen Bộ Công thương.
- Năm 2007: Được Uỷ ban nhân dân Tỉnh Phú Yên tặng bằng khen, Công an Tỉnh
Phú Yên công nhận đạt Công ty “Cơ quan an toàn về an ninh trật tự”.
- Năm 2008: Được Thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen.
- Năm 2009: Đạt danh hiệu Doanh nhân tiêu biểu và phòng cháy chữa cháy ngành
công thương.
- Năm 2010: Bằng khen Ủy ban nhân dân Tỉnh Phú Yên.

- Năm 2011: Huân chương lao động hạng ba của Chủ tịch nước. Ngoài ra còn nhiều
cá nhân và tập thể Công ty được công nhận các danh hiệu: Chiến sỹ thi đua các cấp, phụ
nữ hai giỏi, nữ doanh nhân tiêu biểu và được nhận bằng khen của các cấp như: Bằng
khen thủ tướng chính phủ, Tổng liên đoàn lao động, Bộ Công thương, Uỷ ban Nhân dân
Tỉnh…
- Năm 2012: Đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc (QĐ số 575/QĐ-UBND
ngày 10/4/2013) của chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên và Bằng khen Bộ Công thương về
thành tích tham gia Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực
Miền trung-Tây nguyên 2012.
- Năm 2013: Nhận giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt 2013” do Hội Doanh nhân Trẻ
Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp tổ chức. Giải thưởng dành cho
thương hiệu tiêu biểu của đất nước, có khả năng cạnh tranh quốc tế và có uy tín cao
trong xã hội.
1.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty.
Công ty cổ phần An Hưng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo luật Doanh
nghiệp hiện hành và quy định của pháp luật, chịu sự chi phối bởi bản điều lệ của Công
SVTH: Huỳnh Thị Tư Trang 13
Báo cáo thực tập GVHD: Ths.Trần Thị Nguyên Thảo
ty đã được Hội đồng thành viên thông qua. Công ty cổ phần An Hưng có các chức năng,
nhiệm vụ cơ bản sau:
- Công ty chuyên SX-KD các sản phẩm may mặc, kinh doanh xuất nhập
khẩu các loại máy móc, thiết bị nguyên phụ liệu ngành dệt may.
- Thực hiện các chế độ hạch toán kinh tế độc lập và chế độ hạch toán kế
toán theo quy định của Nhà nước.
- Đổi mới và không ngừng hiện đại hóa công nghệ, quy trình sản xuất và
phương pháp quản lý kinh tế, chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước, tuân thủ
nghiêm túc chế độ báo cáo kế toán, thống kê theo đúng quy định của Nhà nước,
nộp đầy đủ các khoản thuế, làm tốt công tác trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, thực
hiện phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tổ chức quản lý, tuyển dụng lao động, thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng

tay nghề cho người lao động để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
Công ty chịu trách nhiệm trả lương cho CB-CNV theo phương án trả lương đã
được Giám đốc Công ty phê duyệt và theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện
tốt chế độ về BHXH, BHYT, BHTN. KPCĐ, an toàn lao động và chế độ nghỉ ngơi
hợp lý cho người lao động.
- Đảm bảo thực hiện các hợp đồng ký kết cùng khách hàng với chi phí
thấp nhất, thời gian ngắn nhất và hiệu quả nhất, cũng như thực hiện tốt các hoạt
động kinh tế với bạn hàng trong và ngoài nước nhằm tạo uy tín cho Công ty để thu
hút thêm khách hàng mới, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh.
- SX-KD có hiệu quả, đảm bảo lấy thu trừ chi để tái SX-KD đồng thời
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước.
- Áp dụng những tiến bộ khoa hoạc – kỹ thuật và công nghệ mới để hiện
đại hóa cơ sở vật chất sao cho nhanh chóng và đáp ứng được với những thay đổi
của nề kinh tế.
1.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức của công ty
1.2.1 Bộ máy tổ chức, quản lý của Công ty
SVTH: Huỳnh Thị Tư Trang 14
Báo cáo thực tập GVHD: Ths.Trần Thị Nguyên Thảo
Hình 1.4: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty
1. Các thành viên hội đồng quản trị
Bà : Huỳnh Thị Khiết
Chức vụ: Chủ tịch
- Ông: Bùi Xuân Khương
Chức vụ: Phó Chủ tịch
- Ông: Lê Kim Minh
Chức vụ: Thành viên
- Ông: Nguyễn Văn Đệ
Chức vụ: Thành viên
- Ông: Nguyễn Thế Nhân
Chức vụ: Thành viên

2. các thành viên ban kiểm soát
- Ông: Nguyễn Quốc Toàn
SVTH: Huỳnh Thị Tư Trang 15
Báo cáo thực tập GVHD: Ths.Trần Thị Nguyên Thảo
Chức vụ: Trưởng ban
- Bà : Nguyễn Dương Lãm Thuý
Chức vụ: Thành viên
- Bà : Bùi Thị Kim Soan
Chức vụ: Thành viên
3. Các thành viên Ban giám đốc:
- Bà: Huỳnh Thị Khiết
Chức vụ: Giám đốc
- Ông: Bùi Xuân Khương
Chức vụ: Phó giám đốc
- Bà: Lê Thị Tịnh Nhiên
Chức vụ: Kế toán trưởng
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty
 Đại hội đồng cổ đông.
Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, quyết định hướng phát triển, kế hoạch
SX-KD và kế hoạch tài chính hằng năm của Công ty. Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội
đồng quản trị và Ban kiểm soát.
 Ban kiểm soát.
Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát tính hợp lý, hợp pháp trong quản trị điều
hành hoạt động SX-KD của Công ty.
 Hội đồng quản trị.
Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
 Ban giám đốc.
Giám đốc là người đại diện hợp pháp theo pháp luật, pháp nhân của Công ty do Hội
đồng quản trị bổ nhiệm. Là người quản lý điều hành mọi hoạt động SX-KD hằng ngày

và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông về trách nhiệm
quản lý điều hành Công ty.
Phó Giám đốc là người do Hội đồng quản trị bổ nhiệm có vai trò tham mưu cho
Giám đốc trong các hoạt động của Công ty theo nhiệm vụ, lĩnh vực công tác theo sự
SVTH: Huỳnh Thị Tư Trang 16
Báo cáo thực tập GVHD: Ths.Trần Thị Nguyên Thảo
phân của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động được
đảm nhiệm.
 Phòng Tổ chức - Nhân sự.
Lập bảng báo cáo hàng tháng về tình hình biến động nhân sự. Chịu trách nhiệm
theo dõi, quản lý nhân sự, tổ chức tuyển dụng, bố trí lao động đảm bảo nhân lực cho sản
xuất, sa thải và đào tạo mới. Chịu trách nhiệm soạn thảo và lưu trữ các loại giấy tờ, hồ
sơ, văn bản, hợp đồng của Công ty và những thông tin có liên quan đến Công ty. Tiếp
nhận và theo dõi các công văn, chỉ thị, quyết định,…
Tổ chức, triển khai, thực hiện nội quy lao động của Công ty, theo dõi quản lý lao
động, đề xuất khen thưởng. Thực hiện các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa
vụ đối với người lao động như lương, thưởng, trợ cấp, phúc lợi,
Phối hợp với phòng kế toán thực hiện về công tác thanh toán tiền lương, tiền thưởng
và các mặt chế độ, chính sách cho người lao động, và đóng bảo hiểm xã hội thành phố
theo đúng quy định của Nhà nước và của Công ty.
 Phòng Kế toán- tài chính.
Chịu trách nhiệm toàn bộ thu chi tài chính của Công ty, đảm bảo đầy đủ chi phí cho
các hoạt động lương, thưởng, mua máy móc, vật liệu,… và lập phiếu thu chi cho tất cả
những chi phí phát sinh. Lưu trữ đầy đủ và chính xác các số liệu về xuất, nhập theo quy
định của Công ty
Chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có,
lập chứng từ về sự vận động của các loại tài sản trong Công ty, thực hiện các chính sách,
chế độ theo đúng quy định của Nhà nước. Lập báo cáo kế toán hàng tháng, hàng quý,
hàng năm để trình Ban Giám đốc.
Phối hợp với Phòng Tổ chức - Nhân sự thực hiện trả lương, thưởng cho cán bộ công

theo đúng chế độ, đúng thời hạn. Theo dõi quá trình chuyển tiền thanh toán của khách
hàng qua hệ thống ngân hàng, chịu trách nhiệm quyết toán công nợ với khách hàng. Mở
sổ sách, lưu trữ các chứng từ có liên quan đến việc giao nhận.
 Phòng Kế hoạch nghiệp vụ.
Tham mưu cho Giám đốc trong công tác xây dựng các phương án sản xuất, kế
hoạch SX-KD nghiệp vụ ngắn hạn và dài hạn. Theo dõi đề xuất các biện pháp để thực
SVTH: Huỳnh Thị Tư Trang 17
Báo cáo thực tập GVHD: Ths.Trần Thị Nguyên Thảo
hiện các nhiệm vụ hiệu quả, chủ động tìm kiếm các đối tác đầu tư, tiêu thụ sản phẩm,
khai thác hàng hóa phục vụ cho nhu cầu SX-KD và đề xuất các chiến lược kinh tế.
 Phòng Kinh doanh, Xuất nhập khẩu.
Đây là bộ phận hết sức quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong Công ty. Đảm bảo
đầu vào và đầu ra của Công ty, tiếp cận và nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm và
mở rộng thị trường cũng như thu hút khách hàng mới. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh
doanh, tính giá và lập hợp đồng với khách hàng.
Cung cấp thông tin, dịch thuật tài liệu, phiên dịch cho ban lãnh đạo. Theo dõi, đôn
đốc tiến độ thực hiện của các phòng ban, phân xưởng đảm bảo sản xuất sản phẩm đúng
thời hạn hợp đồng với khách hàng và kịp thời đề xuất những phương án sản xuất hiệu
quả nhất.
Lập và phân bổ kế hoạch SX- KD hàng năm cho Công ty, hàng quý và hàng tháng
cho các phân xưởng sản xuất. Lập lệnh sản xuất cho các phân xưởng, duy trì và nâng
cao nguồn hàng cho Công ty.
 Phòng Kỹ thuật.
Chịu trách nhiệm quản lý quy trình kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, báo cáo kịp
thời các sự cố sai hỏng, tiếp nhận tài liệu kỹ thuật, rập gốc sản phẩm mẫu của khách
hàng theo từng mã hàng.
Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu mà khách hàng cung cấp để kiểm soát sao cho phù
hợp với yêu cầu của khách hàng.
 Phòng Quản lý chất lượng.
Nghiên cứu đưa ra các quy trình sản xuất các mã hàng và đảm bảo chất lượng phù

hợp với quy định của Công ty.
Phối hợp với các phòng ban tăng cường công tác đôn đốc kiểm tra và thực hiện
công tác chuẩn bị sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
 Phòng Cơ điện.
Quản lý toàn bộ hệ thống điện, máy móc, thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất,
sinh hoạt của Công ty.
Lập kế hoạch và thường xuyên kiểm tra định kỳ hệ thống điện, việc quản lý, sử
dụng và bảo quản máy móc, thiết bị các bộ phận, các xí nghiệp và toàn Công ty.
SVTH: Huỳnh Thị Tư Trang 18
Báo cáo thực tập GVHD: Ths.Trần Thị Nguyên Thảo
 Phòng Công nghệ.
Lập kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động công nghệ, ứng dụng công nghệ
trong SX- KD theo lệnh của Ban Giám đốc.Thực hiện việc thu thập, lưu trữ, xử lý và
đảm bảo an toàn thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Ban Giám đốc.
Quản lý, đảm bảo cơ sở hạ tầng về kỹ thuật công nghệ cho các hoạt động trong
Công ty. Quản lý và duy trì hoạt động, cập nhật kịp thời thông tin trên trang thông tin
điện tử (website) của Công ty.
 Các Xí nghiệp.
Gồm Phân xưởng may 1, Xí nghiệp An Phú, Xí nghiệp An Thịnh, Xí nghiệp An
Phát với nhiệm vụ phối hợp với các phòng ban thực hiện quản lý và sản xuất sản phẩm.
 Phân xưởng cắt.
Gia công và chế tạo các sản phẩm theo bản vẽ kỹ thuật của khách hàng mà phòng
kỹ thuật giao xuống.
 Chi nhánh TP Hồ Chí Minh.
Theo dõi các hợp đồng xuất khẩu vật tư, trang thiết bị máy móc sản xuất. Kê khai
và làm thủ tục hải quan cho hàng xuất nhập khẩu.
 Chi nhánh TP Hồ Chí Minh.
Theo dõi các hợp đồng xuất khẩu vật tư, trang thiết bị máy móc sản xuất. Kê khai
làm thủ tục hải quan cho hàng xuất nhập khẩu.
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thi trường nói chung và của ngành may mặc
nói riêng, Công ty Cổ phần An Hưng trong 3 năm gần đây đã có sự phát triển vượt bật
về các mặt hàng sản xuất không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn cả ở nướcngoài.
Cụ thể tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty được thể hiện qua bảng sau:
STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1 Doanh thu thuần 88.600.789.200 90.804.436.270 160.564.126.200
2 Giá vốn hàng bán 66.990.459.762 68.124.623.656 130.294.740.484
3 Lợi nhuận gộp 21.610.329.438 22.679.812.614 30.269.385.716
SVTH: Huỳnh Thị Tư Trang 19
Báo cáo thực tập GVHD: Ths.Trần Thị Nguyên Thảo
4
Doanh thu hoạt động
tài chính
1.830.255.784 1.680.450.235 1.481.511.955
5
Chi phí tài chính 3.740.170.220 1.796.839.236 1.801.196.249
Chi phí lãi vay 2.709.856.176 1.697.026.527 1.801.196.249
6 Chi phí bán hàng 1.995.033.820 2.095.752.796 4.443.619.637
7 Chi phí quản lý 6.720.980.723 7.996.669.736 8.315.214.569
8 Lợi nhuận thuần 10.984.400.460 12.471.001.080 17.821.297.216
9 Thu nhập khác 1.016.120.798 727.966.395 821.485.066
10 Chi phí khác 0 5.235.000 0
11 Lợi nhuận khác 1.016.120.798 722.731.395 821.485.066
12
Tổng lợi nhuận trước
thuế
12.045.521.260 13.193.732.480 18.642.782.282
13
Thuế TNDN phải nộp
3.011.380.315 3.298.433.119 4.660.695.571

14 Lợi nhuận sau thuế 9.034.140.945 9.895.299.361 13.982.086.711
Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của trong 3 năm 2012-2014, ta thấy:
- Năm 2012 có sự bình ổn trong Công ty, đơn đặt hàng đem lại nguồn thu nhập cho Công
ty là 88.600 triệu đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 9.034 triệu đồng.
- Năm 2013 cùng với sự lớn mạnh của Công ty,đơn đặt hàng nhiều hơn,bán ra thị
trường 3.678 triệu sản phẩm,đem lại nguồn doanh thu là 90.804 triệu đồng so với năm
2012 là tăng 2.204 triệu đồng tưng ứng với tốc độ tăng là 2.49% và lợi nhuận đem về là
9.895 triệu đồng và so với năm 2012 là tăng 861 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là
9.53%.
- Năm 2014 với sự nổ lực của tập thể cán bộ-công nhân viên Công ty đã nâng
mức doanh thu lên 160.564 triệu đồng đạt 176,82% so với năm 2013.Mức lợi nhuận sau
thuế cũng tăng đáng kể từ 9.895 triệu đồng năm 2013 đã tăng lên 13.982 triệu đồng ở
năm 2014.
SVTH: Huỳnh Thị Tư Trang 20
Báo cáo thực tập GVHD: Ths.Trần Thị Nguyên Thảo
- Nhờ sự lãnh đạo tài tình của ban lãnh đạo cùng với sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ
công nhân viên trong Công ty, Công ty ngày càng có nhiều đơn đặt hàng hơn, đem lại
lợi nhuận ngày càng cao. Bên cạnh đó, tổng quỹ lương hằng năm của Công ty đều tăng
đem lại nguồn thu nhập ngày càng tăng cho người lao động cụ thể từ năm 2012 thu nhập
bình quân của người lao động là 29,27 triệu đồng/năm nhưng đến năm 2014 đã lên
36,12 triệu đồng/năm. Điều này đã chứng tỏ Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh rất
có hiệu quả, ngoài việc sản xuất kinh doanh Công ty còn chăm lo cho đời sống của đội
ngũ cán bộ công nhân viên.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐỘNG VIÊN, KHUYẾN KHÍCH
NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN AN HƯNG
2.1. Đặc điểm về nguồn nhân lực của Công ty
Công ty đã luôn ý thức được tầm quan trọng của yếu tố con người trong hoạt động
SX-KD của mình. Do đó hằng năm Công ty luôn có bản theo dõi lao động trong đó chỉ rõ

về tổng số lao động, trình độ lao động, tính chất lao động,…
2.1.1. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn
Bảng 2.1 Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn năm 2013- 2014
Trình độ
Năm 2013 Năm 2014
Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng(người) Tỷ lệ (%)
Đại học, Cao đẳng 169 10,16 174 10,21
Trung cấp và học nghề 114 6,86 117 6,87
LĐPT 1380 82,98 1412 82,92
SVTH: Huỳnh Thị Tư Trang 21
Báo cáo thực tập GVHD: Ths.Trần Thị Nguyên Thảo
Tổng 1663 100 1703 100
(Nguồn Phòng TC-NS của Công ty)
2.1.2. Cơ cấu lao động theo giới tính
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động theo giới tính của Công ty năm 2013-2014
Giới tính
Năm 2013 Năm 2014
Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Nam 328 19,72 315 18,5
Nữ 1.335 80,28 1388 81,5
Tổng 1.663 100 1703 100
(Nguồn Phòng TC-NS của Công ty)
2.1.3. Cơ cấu lao động theo tính chất lao động
Bảng 2.3 Cơ cấu lao động theo tính chất lao động của Công ty năm 2013- 2104
Tính chất
Năm 2013 Năm 2014
Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Trực tiếp 1380 82,98 1401 82,26
Gián tiếp 283 17,02 302 17,74
Tổng 1663 100 1703 100

(Nguồn Phòng TC-NS của Công ty)
2.1.4. Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Bảng 2.4 Cơ cấu lao động theo độ tuổi lao động của Công ty năm 2013- 2014
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014
Số lượng ( người) Tỷ lệ( %) Số lượng( người) Tỷ lệ (%)
Từ 18- 30 tuổi 866 52,08 938 55,07
Từ 31- 45 tuổi 620 37,28 627 36,81
Từ 45 tuổi trở lên 177 10,64 138 8,12
Tổng 1663 100 1703 100
(Nguồn Phòng TC-NS của Công ty)
2.1.5. Cơ cấu lao động theo thâm niên công tác
Bảng 2.5 : Cơ cấu lao động theo thâm niên công tác của Công ty năm 2013-2014
Thâm niên phục vụ
Năm 2013 Năm 2014
Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng(người) Tỷ lệ (%)
Dưới 1 năm 669 40,23 713 41,86
Từ 1 đến dưới 3 năm 525 31,57 506 29,72
Từ 3 đến dưới 5 năm 408 24,53 416 24,42
Từ 5 năm trở lên 61 3,67 68 4
Tổng 1663 100 1703 100
(Nguồn Phòng TC-NS của công ty)
SVTH: Huỳnh Thị Tư Trang 22
Báo cáo thực tập GVHD: Ths.Trần Thị Nguyên Thảo
Nhận xét chung về đặc điểm nguồn lao động.
Qua những số liệu trên cho ta thấy lao động của Công ty chủ yếu là lao động phổ
thông. Lao động nữ chiếm 81,5% trên tổng số lao động, số lao động trực tiếp cũng chiếm
tới 82,26% tổng số lao động của Công ty. Trình độ lao động còn chưa cao, người lao động
có thâm niên từ 3 năm trở lên chỉ chiếm 28,42% trên tổng số lao động toàn Công ty. Vì
thế, Công ty nên có những chính sách đãi ngộ hợp lý để người lao động có thể gắn bó lâu

dài với Công ty.
2.2. Thực trạng về công tác động viên nhân viên tại công ty Cổ phần an Hưng qua 3
năm 2012-2014
2.2.1. Các hình thức động viên nhân viên tại công ty Cổ phần An Hưng
2.2.1.1. Động viên về mặt vật chất
Động viên về mặt vật chất tại công ty bao gồm những công cụ sau:
 Tiền lương:
Thực hiện tăng lương tương xứng với kết quả công việc của NLĐ
Dưới mức trung bình – không tăng lương
Đạt mức trung bình – tăng lương 2%
Trên mức trung bình – tăng lương 3%
Thực thi xuất sắc – tăng lương 5%
 Tiền thưởng:
Tiền thưởng của người lao động phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ
của Công ty, sự đóng góp của cá nhân và tập thể. Việc khen thưởng có tác dụng động
viên, khuyến khích tinh thần làm việc của CB-CNV trong Công ty.
Các hình thức khen thưởng:
• Thưởng chuyên cần: nếu trong tháng mà người lao động làm việc đủ số ngày
theo quy đinh thì người lao động sẽ được thưởng thêm……
Thưởng vượt năng suất: dựa trên lương sản phẩm để tính thưởng vượt năng suất cho
người lao động. Nếu lương sản phẩm:
+ Từ 2 triệu đến 3 triệu : thưởng 100.000 đồng.
+ Từ 3 triệu đến 4 triệu : thưởng 200.000 đồng.
+ Từ 4 triệu trở lên : thưởng 300.000 đồng.
Ngoài ra, hàng năm Công ty cũng tiến hành tổng kết, xét thưởng cho những người đã
có thành tích tốt trong năm. Ví dụ như “chiến sĩ thi đua”, “ lao động tiên tiến”, “tập thể
tiên tiến”,… Khen thưởng năm được xét dựa trên:
• Thời gian làm việc trong năm :
SVTH: Huỳnh Thị Tư Trang 23
Báo cáo thực tập GVHD: Ths.Trần Thị Nguyên Thảo

Từ 10 tháng trở lên: lao động tiên tiến. Riêng trường hợp nghỉ thai sản theo chế độ thì
vẫn được xét lao động tiên tiến nếu cá nhân đó trong thời gian trước và sau khi sinh làm
việc xuất sắc, được tập thể đánh giá cao về năng lực, chấp hành tốt các nội quy, quy chế
của Công ty nghiêm túc.
Từ 6 đến dưới 10 tháng: lao động khá.
Dưới 6 tháng thì không được xếp loại.
- Mức độ hoàn thành công việc trong năm.
- Có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được hội đồng thi đua công nhận.
Nguồn hình thành quỹ khen thưởng chủ yếu lấy từ lợi nhuận của Xí nghiệp. Trích 2%
quỹ tiền lương hiệu quả năm để làm quỹ khen thưởng của tổng giám đốc nhằm động viên
khen thưởng các cá nhân, đơn vị có thành tích tốt, hiệu quả SXKD cao.
Đối tượng khen thưởng là những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công
việc, lao động có đóng góp vào sự phát triển của Xí nghiệp.
• Thưởng cuối năm:
Hàng năm Xí nghiệp sẽ thưởng cho tất cả CB-CNV trong Xí nghiệp tháng lương 13
theo quy định.
Quỹ lương của chuyền trong tháng đạt 120.000.000đ, tương ứng với sản lượng nhập
kho thành phẩm thì được thưởng 5.000.000đ/chuyền.
- Thưởng lễ 30/4 và 1/5, ngày Quốc khánh, Tết dương lịch
Số tiền thưởng từ 20.000đ đến 30.000đ tùy thuộc vào KQKD của Xí nghiệp.
• Thưởng đạt doanh thu:
Phòng kinh doanh đạt doanh thu do BGĐ giao, được thưởng doanh thu hàng tháng,
trường hợp vượt doanh thu thì phòng kinh doanh làm tờ trình về việc đạt doanh thu, mức
được hưởng cho từng CNV trình BGĐ duyệt và chuyển cho phòng kế toán trả cùng với
lương tháng.
Có thể thấy rõ, mức thưởng ở công ty đã được quy định rõ ràng, mức thưởng tùy thuộc
vào lợi nhuận của công ty hằng năm và điều này làm cho NLĐ tích cực làm việc để tăng
lợi nhuận của công ty.
2.2.1.2. Động viên về mặt tinh thần
• Phụ cấp:

Các chế độ phụ cấp
 Phụ cấp tăng ca
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là gia công may mặc, nên đôi khi nhận
được những đơn đặt hàng với số lượng lớn hoặc là do Công ty gặp một số trục chặt mà
thời gian giao hàng gấp rút thì người lao động buộc phải làm tăng ca để kịp giao hàng
SVTH: Huỳnh Thị Tư Trang 24
Báo cáo thực tập GVHD: Ths.Trần Thị Nguyên Thảo
đúng hẹn. Trong trường hợp này, người lao động sẽ nhận được thêm một khoản phụ
cấp, khoản phụ cấp này sẽ được tính dựa trên thời gian tăng ca của người lao động.
Tùy vào thời gian tăng ca mà sẽ có những mức phụ cấp khác nhau.
Phụ cấp tăng ca ngày thường = giờ công tăng ca × 10.000đ
Phụ cấp tăng ca ngày chủ nhật = số ngày chủ nhật tăng ca × 20.000đ
 Phụ cấp thai sản
Do Công ty hoạt động trong lĩnh vực may mặc nên đa số lực lượng lao động là nữ
đặt biệt là trong độ tuổi sinh đẻ, nên Công ty quy định chế độ phụ cấp đối với lao động
nữ trong thời gian nghỉ sản mà trước đó đã đóng đủ 6 tháng trở lên thì được hưởng trợ
cấp BHXH. Khi sinh thì được nghỉ có lương 6 tháng (lương này sẽ được BHXH chi
trả).
Ngoài ra, Công ty còn có thêm phụ cấp dành cho người lao động có thai từ 7 tháng
trở lên và con nhỏ dưới 12 tháng. Trường hợp là lao động trực tiếp thì sẽ được hưởng
phụ cấp 1 giờ/1 ngày (tính theo lương cơ bản).
Phụ cấp thai sản, con nhỏ = ((lương cơ bản/ngày công trong tháng)×ngày công làm
việc thực tế)/8
Còn đối với nhân viên văn phòng thì sẽ được về sớm 1giờ/ngày thay vì được
hưởng tiền phụ cấp.
 Phụ cấp tiền ăn
Người lao động làm việc ở công ty được hưởng phụ cấp tiền ăn với định mức mỗi
bữa là 10.000 đồng/người/bữa.
Công ty có nhà ăn rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ. Thực phẩm đảm bảo điều kiện vệ
sinh an toàn thực phẩm, thức ăn luôn được giữ nóng và thực đơn thường xuyên thay

đổi, phù hợp với đông đảo người lao động trong toàn Công ty.
 Phụ cấp chức vụ
Đối tượng áp dụng là trưởng, phó các tổ, chuyền, bộ phận.
Bảng 2.6 Bảng phụ cấp chức vụ
ĐVT: Đồng
STT Chức danh Mức phụ cấp
1 Giám đốc công ty 500.000
2 Phó giám đốc 400.000
3 Kế toán trưởng 300.000
4 GĐCN, giám đốc xí nghiệp, trưởng phòng, quản đốc 250.000
5
Phó GĐCN, phó giám đốc xí nghiệp, phó phòng, phó
quản đốc
200.000
SVTH: Huỳnh Thị Tư Trang 25

×