Website:
Email :
Tel : 0918.775.368
MỞ ĐẦU
Theo Nho giáo Khổng Tử “Hiếu là đứng đầu trăm nết. Hiếu là để thờ cha
mẹ. Thuận là để vâng mệnh người trên. Đem những điều ấy thi thố ra ngoài thì
không có điều gì là không làm được”.
“Khổng Tử”
Đúng vậy, cha mẹ là nguồn tinh thần lớn lao, là chỗ dựa vững chắc nhất của
con cái. Nhưng con cái phải cần làm những gì để báo hiếu với cha mẹ của mình?
Đạo làm con luôn luôn phải ở trong tâm tưởng, trong tấm lòng của mỗi người.
Không có đạo vợ – chồng thì tất không phải là vợ chồng. Mà đã không có
đạo vợ chồng thì không có đạo làm cha - mẹ.
Với bài tiểu luận ngắn về đạo cha mẹ – con cái và đạo vợ – chồng mà em
thu thập và sưu tầm được, để thầy và các bạn đọc hiểu về đạo làm vợ – chồng và
đạo làm cha mẹ – con cái.
Nếu có gì thiếu sót, em xin thầy đọc và đóng góp cho em những điều bổ ích
để cho bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy.
1
Website:
Email :
Tel : 0918.775.368
Gia đình là nền tảng của một xã hội, một quốc gia. Để xây dựng một xã hội
văn minh, phát triển và hùng mạnh cần xây dựng tốt yếu tố cấu thành nên nó là gia
đình. Vì vậy, từ cổ chí kim việc tạo lập một gia đình tốt đẹp đã được đề cập đến
nhiều trong pháp luật của các quốc gia và cả trong tôn giáo như Khổng giáo, Nho
giao, Thiên Chúa giáo, và cả trong các câu ca dao tục ngữ.
Giáo lý Thiên Chúa giáo đã qui định rõ mối quan hệ vợ chồng trong gia đình.
Quan hệ vợ chồng là nguồn gốc nền tảng cho xã hội loài người. Vì vậy, vợ chồng
mỗi người theo bổn phận của mình phải sống cho Tình yêu. Vì có Tình yêu thì mối
quan hệ cư xử vợ chồng trong gia đình mới rành mạch, có lý có tình, mỗi bên có
phận sự riêng.
Đêm hè gió mát trăng thanh
Em ngồi chẻ lạt cho anh đan thừng.
(Ca dao Việt Nam)
Người chồng phải là chứng nhân của một Tình yêu. Không vị kỷ, quên mình
hy sinh cho vợ. Thể hiện một người chồng tốt, đó là không ghen ghét, chửi rủa
những lời nặng nề xấu xa hoặc để cho cha mẹ mình làm khổ vợ. Nếu vợ có lỗi thì
chồng được quở trách, sửa chữa vợ bằng lời lẽ mà thôi. Không được dùng vũ lực
với vợ của mình. Thật là bất hạnh cho người vợ khi chồng mình có tính vũ phu:
Cái cò là cái cò quăm
Mày hay đánh vợ mày nằm với ai?
(Ca dao Việt Nam)
Chịu khó làm lụng, không chơi bời du đãng, phung phá tiêu phí của cải
trong nhà vô ích, để cho vợ con phải đói khát rách rưới. Người chồng có nghĩa vụ
giúp vợ nuôi dạy con cái. Không được phụ bạc Tình yêu vợ chồng. Vì Tình yêu là
điều thiêng liêng, là sự sống cho mối quan hệ vợ chồng. Thật buồn thay khi những
người vợ có ông chồng mang tính trăng hoa phụ bạc công lao của vợ. Lúc đói
nghèo, cơ hàn, cuộc sống khổ cực thì không nghĩ đến người vợ đã dành dụm,
2
Website:
Email :
Tel : 0918.775.368
nhường nhịn, chăm lo cho mình. Khi cuộc sống đầy đủ sung túc thì lại thích mang
đèo bồng
Nhớ xưa anh bủng anh beo
Tay bưng chén thuốc lại dèo múi chanh
Bây giờ anh mạnh anh lành
Anh tham duyên mới anh đành phụ tôi.
(Ca dao Việt Nam)
Luật hôn nhân gia đình của nước Việt nam ta nói: “Chồng có nghĩa vụ tạo
điều kiện cho vợ thực hiện tốt chức năng của người mẹ”.
Người vợ phải dịu hiền, sống hợp nhất với chồng, trao dâng trọn vẹn và
không vụ lợi. Người vợ tốt đó là một người mẹ gương mẫu, cùng chồng nuôi nâng,
giáo dục con trở thành nguồn mạch cho mọi tình cảm cha con, mẹ con và sự gắn
kết vợ chồng. Vợ phải biết kính nể, vâng lời, chịu luỵ chồng trong lẽ phải. Đối với
chồng không được khinh rẻ, chửi rủa, cứng cổ, bất trị. Phải coi sóc nhà cửa và làm
các việc cho xứng bậc mình phu.
Kỷ Vân là một học giả, đồng thời là nhà văn nổi tiếng đời Thanh đã viết cho
vợ bức thư về việc dạy con như sau:
“Cha mẹ cùng nhau gánh vác nghĩa vụ nuôi dạy con cái, nhưng nay vì ta phải
trú ngụ tận Bắc Kinh, trách nhiệm giáo dục trong gia đình một mình nàng phải
gánh vác. Thế nhưng, tâm tính của người phụ nữ, thường là quá nuông chiều con
cái, các bà đâu biết rằng yêu chiều vô nguyên tắc thì nhược bằng hại con. Dạy con
cần theo những nguyên tắc nào? Nói một cách đơn giản là phải dạy bốn điều cấm
và bốn điều nên. Bốn điều cấm đó là: Một là không được ngủ dậy muộn, hai là
không được lười biếng, ba là không được xa hoa, bốn là không được kiêu ngạo.
Đồng thời phải khuyên nhủ con bốn điều nên: Một là phải chăm học, hai là phải tôn
sư trọng đạo, ba là phải yêu quý mọi người, bốn là phải cẩn thận trong ẩm thực.
Tám điều trên là những quy định không thể thay đổi trong cách giáo dục con, nàng
phải luôn ghi nhớ trong lòng, để dạy dỗ ba đứa con của chúng ta. Tuy chỉ là mười
3
Website:
Email :
Tel : 0918.775.368
mấy chữ, nhưng đã bao quát toàn bộ rồi, nàng nên lĩnh hội kỹ càng. Sự thành đạt sự
nghiệp của các con đều nằm trong cả đó. Bức thư này chưa thể nói tỉ mỉ từng điều
được, sau này ta sẽ nói tiếp với nàng.”
(Ký Hiểu Lam gia thư)
Đó là bức thư gửi vợ của Kỷ Vân nói rõ chủ trương dạy con. Ông đưa ra
nguyên tắc dạy con là “bốn điều cấm và bốn điều nên”. Trong đó bao gồm các vấn
đề thuộc mọi phương diện học hành, ăn uống, sinh hoạt thường ngày và cách làm
người. Chỉ rõ cho con người những điều nên làm và không nên làm, đây là những
vấn đề giáo dục cơ bản trong gia đinh và trong cách cư xử ở ngoài xã hội.
Đúng như ông nói, dạy con là trách nhiệm chung của cả người cha và người
mẹ, nhưng vì lý do khác nhau nên người cha thường xuyên vắng nhà, trách nhiệm
đổ lên vai người vợ, người mẹ. Chính vì vậy, nhiều người mẹ đã dồn hết tình cảm
thương yêu lên người con bé bỏng của mình, họ thường cưng chiều con mà mất đi
giáo nghĩa. Nên thế mà Kỷ Vân đã nhắc nhở vợ phải “yêu con theo nguyên tắc”, sự
nhắc nhở này tất nhiên là thích hợp với mọi người mẹ. Nhưng người mẹ nhiều khi
là một người thầy giáo thứ nhất của trẻ, nên người mẹ phải biết cách dạy trẻ mới
được. Dạy con từ thủa còn thơ, cái buổi ban đầu là cái buổi khó, mà cái buổi ấy là ở
trong tay người mẹ, người mẹ tức là người có cái trách nhiệm gia đình giáo dục rất
to, không hơn gì người cha.
Thầy Mạnh Tử thủa nhỏ nhà ở gần nghĩa địa, thấy người đào, chôn, lăn khóc,
về nhà cũng bắt chước đào, chôn, lăn khóc. Bà mẹ thấy thế nói: “Chỗ này không
phải chỗ con ta ở được.” Rồi dọn nhà ra gần chợ. Thầy Mạnh Tử ở gần chợ, thấy
người buôn bán điên đảo, về nhà cũng bắt chước nô nghịch theo cách buôn bán
điên đảo. Bà mẹ thấy thế, lại nói: “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được.”
Bèn dọn nhà đến ở cạnh trường học. Thầy Mạnh Tử ở gần trường học, thấy trẻ đua
nhau học tập lễ phép, cắp sách vở, về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép, cắp sách
vở. Bấy giờ bà mẹ mới vui lòng nói: “Chỗ này là chỗ con ta ở được đây”.
4
Website:
Email :
Tel : 0918.775.368
Một hôm thầy Mạnh Tử thấy nhà hàng xóm giết lợn, về hỏi mẹ: “Người ta
giết lợn làm gì thế?”. Bà mẹ nói đùa: “Để cho con ăn đấy”. Nói xong, bà nghĩ lại,
hối rằng: “Ta lỡ mồm rồi. Con ta thơ ấu, tri thức mới mở mang mà ta nói dối nó, thì
chẳng ra ta dạy nó nói dối hay sao?” Rồi bà mua thịt lợn, đem về cho con ăn thật.
Lại một hôm thầy Mạnh Tử đang đi học, bỏ học về nhà chơi. Bà mẹ đang
ngồi dệt cửi trông thấy liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung, mà nói
rằng: “Con đang đi học, mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt
như vậy”. Từ hôm đó, thầy Mạnh Tử học tập rất chuyên cần. Rồi về sau thành một
bậc đại hiền. Thế chẳng là nhờ có cái công giáo dục quí báu của bà mẹ hay sao?
(Cổ học tinh hoa – Tập 1 – T
121
).
Mẹ thầy Mạnh Tử thực là biết dạy con. Mấy lần dọn nhà, thế là hiểu cái lẽ:
gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Không nên nói dối con trẻ. Khi đã lỡ lời hay hứa
với con điều gì thì phải thực hiện cho bằng được. Thấy con bỏ học mà cầm dao cắt
đứt tấm vải làm thí dụ thì ta phải hiểu : học hành cốt phải chuyên cần.
Còn đối với Trịnh Bản Kiều, là hoạ sĩ, là nhà văn nổi tiếng đời Thanh lại có
cách dạy con sau: Trước hết phải dạy con trở thành người thật thà, nhân hậu, phải
làm sao để con giàu lòng thông cảm, và yêu cầu nó từ bé phải đối xử bình đẳng với
mọi người. Điều đáng ca ngợi nhất của Trịnh Bản Kiều cho rằng dạy con đọc sách,
không phải là để làm quan, đọc sách trước hết là để hiểu được đạo lý làm người.
Đây là điều hiếm thấy trong xã hội phong kiến – một xã hội mà tư tưởng học để
làm quan chiếm địa vị thống trị. Trịnh Bản Kiều về già mới có con, đương nhiên là
hết mực yếu quý, đây cũng là lẽ thường tình của con người. Thế nhưng ngược lại,
ông không hề nuông chiều con và cũng không cho phép mọi người trong nhà dung
túng cưng chiều. Đây là nội dung bức thư của ông gửi cho người em họ:
“Ta năm mươi hai tuổi mới có được một đứa con, lẽ nào lại không yêu quý
nó! Nhưng yêu con cũng cần phải có nguyên tắc, kể cả việc vui chơi, cũng phải
hướng cho nó tới sự trung hậu và giàu lòng thông cảm, chớ có hà khắc, bẳn tính…
Ta vắng nhà nên nhờ em trông nom nó. Phải giúp nó tăng thêm tấm lòng nhân hậu,
5