Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGỮ PHÁP - NGỮ NGHĨA CỦA LỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.82 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC
---------------
CHUYÊN LUẬN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGỮ PHÁP - NGỮ NGHĨA CỦA LỜI
Giáo viên :
Mã số :

- Hà Nội -
Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỞ ĐẦU
Khảo sát ngôn ngữ trong mối quan tâm thực sự đến ngữ nghĩa trước hết
phải xuất phát từ một quan điểm mấu chốt rằng: ngữ nghĩa không phải hoàn toàn
là sẵn có, mà đây là cái được hình (gắn với hoạt động năng động của nhận thức
hướng vào thực tiễn từ tiền đề ngôn ngữ).
Chính nhờ ngôn ngữ làm tiền đề cho tư duy hướng vào thực tiễn hoạt
động và hoạt động có định hướng mà phẩm chất trên được hình thành. Sự hình
thành này phải thông qua con đường tạo nghĩa để có sựbổ sung nét nghĩa mới
cho ngôn ngữ bằng quy luật và cơ chế về mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ.
Từ góc độ tín hiệu học, ta có thể đặt ra rằng “nếu không có ngữ nghĩa mà
không có có ngữ nghĩa cần truyền đạt thì quả không thể có ngôn ngữ. Và ở đây
ngôn ngữ khác với phương tiện truyền đạt nghĩa nhưng lại đồng thời là tiền đề là
điểm tựa cho sự phát triển tiếp theo của chính nó thông qua con đường phát triển
nhận thức.
Xét về mặt lịch sử, xét từ quan điểm động là cái được sản sinh thêm từ cải
tương đối ổn định, thông qua hoạt động nhận thức thực tiến gắn liền với ngôn
ngữ. Qua điểm trên thì ngữ nghĩa không phải cái hoàn toàn có sắn. Nó hình
thành theo nguyên tắc:
Nguyên tắc thứ nhất: Ngữ nghĩa sau xuất hiện bao giờ cũng có mối liên hệ
với ngữ nghĩa trước và lấy ngữ nghĩa làm tiền đề.


Nguyên tắc thứ hai: về mặt hình thức, kí hiệu mà ngữ nghĩa mới vào đó
để định hình, có thể không nhất thiết lúc nào cũng trùng hợp (toàn phần từng
phần) với kí hiệu đã mang ngữ nghĩa làm điểm xuất phát (cho sự phát triển về
sau).
1. Mục đích nghiên cứu:
Làm cơ sở chế tạo cấu ngữ nghĩa ngữ pháp của lời.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là lời cầu khiến tiếng Việt.
Ví dụ: em có thể chuyển hộ tôi chiếc cặp được không?
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Hoặc:
Giơ tay lên!
3. Phương pháp nghiên cứu:
Đi từ tư liệu đến nhận xét, sau đó rút ra kết luận. Hay nói cách khác là
nghiên cứu lời cầu khiến trong mối quan hệ gắn bó với bối cảnh giao tiếp với
mục đích nói; hành động nói… dựa vào sự liên quan đó mà phân tích các lí giải,
các đặc trưng.
Phương pháp chủ yếu là phân tích ngữ cảnh, diễn ngôn, thống kê so sánh
cải biến.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM “NGHĨA”
Theo quan điểm ngôn ngữ học truyền thống, “nghĩa” được hiểu là một
trong hai mặt của một tín hiệu ngôn ngữ.
Mặt thứ nhất: âm thanh
Mặt thứ hai: ý nghĩa.
F.de.sauseure:
“Tín hiệu ngôn ngữ kết liền thành một không phải là sự vật với một tên

gọi mà là một khái niệm với một hình ảnh âm thanh. Tín hiệu ngôn ngữ là một
thực thể tâm lí có hai mặt là khái niệm/hình ảnh”. Như vậy theo F.de.Sausure,
các tín hiệu ngôn ngữ kết hợp với nhau theo như quy tắc nhất định để tạo nên
cụm từ, câu, văn bản là những đơn vị lớn hơn, có nghĩa.
Quan điểm Cao Xuân Hạo:
Lâu nay khi đề cập đến khái niệm nghĩa, người ta thường có tình trạng lẫn
lộn giữa nghĩa và sở chỉ.
Ví dụ: Phù Đổng Thiên Vương: chỉ Thánh Gióng.
Như vậy, Phù Đổng Thiên Vương và Thánh Gióng là một, là đồng sở chỉ
nhưng không đồng nghĩa.
Thực ra “nghĩa” là kết quả của một quỏ trỡnh trừu tượng hóa từ những
trường hợp sử dụng từ ngữ trong ngôn từ, trong những câu nói cụ thể”. Nghĩa
được biểu hiện cụ thể trong hành vi, từ, cụm từ, câu một cách khác nhau.
Theo ông, nghĩa trong câu có 3 loại:
Thứ nhất, câu tồn tại nhận định rằng trong một thế giới hay một nơi nào
đó, có một cái gì đó:
Ví dụ: - Có đường
- Trong ví còn tiền.
Thứ hai: câu chỉ sự tình động hay sự việc biến cố:
+ Hành động về tác:
Ví dụ: cô Lan vào lớp.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Hành động chuyển tác:
Ví dụ: Chị Thanh xé tờ giấy ra từng mảnh.
Thứ ba, câu chỉ một sự tính hay tình hình:
Ví dụ:
Cô Đào Lan là phó khoa Ngôn ngữ.
Tuy nhiên, cách chia các kiểu nghĩa của câu trên mới chỉ là các kiểu nghĩa
trong vă Nhật Bảnản miêu tả, tường thuật lại một sự kiện nào đó.

Về các tầng nghĩa, câu thường có các nhóm sau:
Nghĩa tường minh:
Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
Ví dụ:
Sáng nay, dạ Thảo đi học.
Khi nghe câu trên ta biết ngay đối ngôn được nói đến là Dạ Thảo và thông
tin trực tiếp về Dạ Thảo là cô ấy đi học.
Nghĩa Hàm ngôn:
Là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong
câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
Ví dụ:
“… Anh sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “ba vô ăn
cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại
“Nguyễn Quang Sáng, chiếc lược Ngà”.
Lời nói “Cơm chín rồi!” của bé thực chất là mời ba vào ăn cơm”. Nhưng
vì từ khi sinh ra, bé chưa một lần được anh nên việc bé gọi anh bằng “ba” trở
nên rất khó khăn với bé. Thế nhưng khi anh nghe thấy tiếng bé hỏi vọng ra
“Cơm chín rồi!” anh vẫn có thể hiểu được ngụ ý của bé.
Như vậy, điều kiện sử dụng hàm ý, có hai điều kiện sau:
+ Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
+ Người nghe (người đọc) có năng lực gián đoạn hàm ý.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nghĩa chức năng:
Là nghĩa có liên quan chặt chẽ với nghĩa tự thân, được suy ra từ nghĩa tự
thân nhưng lại không phải là nghĩa tự thân. Nghĩa này còn gọi là nghĩa bóng.
Ví dụ: Gieo gió gặp bão!
Trong hội thoại, ba loại nghĩa trên đều được người viết phân biệt một

cách rất rõ ràng.
II. KHÁI NIỆM “CÂU - LỜI (PHÁT NGÔN)”
1. Khái niệm “câu”
Quan điểm của các nhà Ngữ pháp học truyền thống : “Câu dùng để chỉ
đơn vị lớn hơn từ và được sử dụng với mục đích thông báo”.
Cấu tạo: câu có cấu tạo riêng, chủ yếu là có cấu trúc C - V. Ngoài ra còn
có dạng cấu tạo đặc biệt, không đầy đủ C - V.
Hình thức: câu có ngữ điệu kết thúc mà trên chữ viết thể hiện bằng dấu
cuối câu. Câu là đơn vị ngữ pháp bậc cao nhất trong hệ thống ngôn ngữ.
2. Khái niệm lời (phát ngôn)
+ Phát ngôn là đơn vị của lời nói. Nó được tách ra từ trong chuỗi lời nói
dùng để giao tiếp hàng ngày hoặc tách từ dạng văn bản dùng để chỉ lời nói trực
tiếp của các nhân vật hội thoại.
Theo Đỗ Hữu Châu: “Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất của hội
thoại do các tham thoại tạo nên”.
Nói một cách khác, lời của nhân vật hội thoại được gọi là tham thoại.
3. Sự giống nhau và khác nhau giữa ngữ pháp ngữ nghĩa của câu và
ngữ pháp của lời
- Giống nhau
Ngữ pháp ngữ nghĩa của lời dùng trong phạm vi hoạt động của lời nói,
được mặc định hiểu là ngữ pháp ngữ nghĩa của câu.
- Khác nhau
* Ngữ pháp ngữ nghĩa của câu:
+ Chỉ xây dựng quy tắc hiểu và sử dụng ý nghĩa hệ thống các phương tiện
ngôn ngữ chủ yếu qua mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy.
6

×