Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Hãy chứng tỏ rằng sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành trong giai đoạn 20012010 là cơ sở để VN thực hiện hoàn thành mục tiêu tăng trưởng KT đề ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.79 KB, 9 trang )

NHÓM 7 GVHD: PGS, T.S BÙI QUANG BÌNH
HÃY CHỨNG TỎ RẰNG SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ
NGÀNH TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2010 LÀ SƠ SỞ ĐỂ VIỆT
NAM THỰC HIỆN HOÀN THÀNH MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ ĐỀ RA
I. Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng
kinh tế
1. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế
Chuyển dich cơ cấu kinh tế là thuộc tính của hệ thống kinh tế, nó quy định tính chất
và trình độ phát triển của nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là yếu tố tác động trực
tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát triển. Nếu có một cơ cấu hợp lý sẽ có khả năng tạo
ra tăng trưởng nhanh và hiệu quả cao. Cơ cấu kinh tế không chỉ tạo ra nhiều việc làm để
giảm thất nghiệp mà còn tạo ra tăng trưởng kinh tế, gia tăng quy mô nền kinh tế, dẫn đến
các mục tiêu khác của sự phát triển đều được giải quyết.
Nếu tăng tổng sản phẩm trong nước( GDP) phản ánh động thái tăng trưởng thì chuyển
dich cơ cấu kinh tế phản ánh chất lượng tăng trưởng. Về mặt lý thuyết, CDCC KT của 1
quốc gia vừa là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế vừa phản ánh bản chất
của quá trình CNH. Trong tín trình hội nhập kinh tế toàn cáu, CDCCKT phản ánh bản
chất quá trình CNH,khả nawngthichs nghi và mức độ hội nhập quốc tế của quốc gia về
kinh tế. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế hoặc cơ cấu vùng, cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ,
cơ cấu quy mô hay cơ cấu thành phần kinh tế về thực chất là điều chỉnh phương thức
phân bổ và sử dụng các nguồn lực. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành là tiêu điểm
của chính sách công nghiệp. Thành công của CNH phụ thuộc trực tiếp vào thành công
của việc xây dựng và thực hiện chính sách công nghiệp.
2. Xu hướng chuyển dich cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình tăng trưởng và
phát triển
Các xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hiện nay là:
- Giảm lỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ.
- Tốc độ tăng của dịch vụ có xu hướng ngày càng nhanh hơn so với tốc độ tăng của công
nghiệp, nông nghiệp.
- Tăng tỷ trọng các ngành sản xuất sản phẩm có dung lượng vốn cao.


- Xu hướng “mở” trong cơ cấu kinh tế là cơ cấu sản xuất. Cơ cấu “mở” bao gồm các
ngành có dấu hiệu lợi thế
II. Thực tạng về tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng
giai đoạn 2001-2010
1. Cơ cấu ngành kinh tế dần chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH
NHÓM 7 GVHD: PGS, T.S BÙI QUANG BÌNH
Với những chính sách phát triển nhiều thành phần, đa dạng hoá, đa phương hoá nền
kinh tế đã thúc đẩy các hoạt động CN, XD, đặc biệt các hoạt động thương mại, DV phát
triển với tốc độ nhanh đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CN hoá. Trong
khi giá trị tuyệt đối của sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng thì tỷ trọng nông nghiệp trong
GDP ngày càng giảm, thể hiện ở bảng:
Bảng 1: Cơ cấu GDP theo ngành giai đoạn 2001-2010.
ĐVT: %.
Năm
Tỷ trọng của NN
trong GDP
Tỷ trọng của CN-XD
trong GDP
Tỷ trọng của
DV trong GDP
2001 23.3 38.1 38.6
2002 23.0 38.5 38.5
2003 22.5 39.5 38.0
2004 21.8 40.2 38.0
2005 20.9 41.0 38.1
2006 20.4 41.5 40.3
2007 20.3 41.4 40.4
2008 22.1 39.7 40.8
2009 20.7 40.2 39.1
2010 16.4 41.9 41.6

Nguồn: TCTK.
Xét trong từng ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp có nhiều
bước tiến bộ, đi đúng hướng, đã khai thác được lợi thế cây, con và vùng lãnh thổ, góp
phần thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu phát triển. Trong khi giá trị tuyệt đối của sản xuất
nông nghiệp tiếp tục tăng, thì tỷ trọng nông nghiệp trong GDP ngày càng giảm (xem
bảng). Trong ngành nông nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi
tăng từ 19,3% (năm 2000) lên đến 21,6% (năm 2004) và 23,4% (năm 2005); còn tỷ
trọng trong trồng trọt lại giảm từ 78,2% (năm 2000) xuống còn 75,4% (năm 2003),
nhưng tăng nhẹ tới 76,3% (năm 2004) và 74,5% (năm 2005). Điều đó thể hiện, nông
nghiệp của nước ta đã từng bước phát triển theo một cơ cấu tiên tiến. Trong trồng trọt
diện tích trồng lúa giảm dần để tăng diện tích trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao
hơn (như cây công nghiệp ngắn ngày: bông, mía, đậu tương , cây công nghiệp lâu
năm: chè, cao su, hạt tiêu, cây ăn quả ), song vẫn bảo đảm được an ninh lương thực
quốc gia và tăng xuất khẩu gạo một cách đáng kể, phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu
NHÓM 7 GVHD: PGS, T.S BÙI QUANG BÌNH
cây trồng trong nông nghiệp ngày càng đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường và có
hiệu quả hơn. Đặc biệt thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và
Nhà nước, những năm gần đây đã có sự chuyển mạnh một phần diện tích trồng lúa có
năng suất, hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản (tập trung nhiều ở vùng đồng bằng
sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung Bộ), nhờ vậy đã góp phần tích cực chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống cho nông dân.
Cơ cấu công nghiệp có sự chuyển dịch khá. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây
dựng tăng từ 38,1% GDP (năm 2000) lên tới 40,1% (năm 2005) và 41,9% (năm
2010). Trong ngành công nghiệp sự tăng nhanh của tỷ trọng ngành công nghiệp chế
biến (từ 78,7% năm 2000 lên tới 81,23% năm 2004 tính theo giá thực tế) và sự giảm
tỷ trọng của công nghiệp khai thác mỏ (từ 15,7% xuống còn 12,8%), tăng tỷ trọng của
công nghiệp sản xuất và phân phối điện, ga, nước (từ 5,6% lên 5,9%) trong thời kỳ
tương ứng đã phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu đúng hướng. Nếu xét theo tiêu thức
công nghệ, càng thấy rõ hơn xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong ngành công nghiệp
những năm qua là tích cực, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phù hợp với

điều kiện thực tế của nước ta. Bởi, các ngành công nghiệp có công nghệ cao ngày
càng được mở rộng và phát triển nhanh, tạo ra những sản phẩm tiêu dùng có giá trị
cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một nâng lên ở trong nước và tham gia xuất
khẩu, như ô-tô, sản phẩm điện tử, tàu thủy Các ngành có trình độ công nghệ trung
bình và thấp phát triển ở tốc độ trung bình và thấp để sản xuất sản phẩm phù hợp với
nhu cầu tiêu dùng chưa quá khắt khe của thị trường trong nước, cũng như nhằm duy
trì cung cấp những sản phẩm thông thường thiết yếu cho nhân dân.
Trong lĩnh vực dịch vụ, Dịch vụ có bước phát triển cả về quy mô, ngành nghề, thị
trường và có tiến bộ về hiệu quả với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.Giá trị
sản xuất của các ngành dịch vụ tăng 7,6%/năm (kế hoạch 7,5%); giá trị tăng thêm
tăng gần 7%/năm (kế hoạch 6,8%). Riêng năm 2005, giá trị tăng thêm tăng 8,5%, cao
hơn mức tăng GDP. Giai đoạn 2006-2010, khu vực này có tốc độ tăng trưởng ổn định.
=> Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2001-2010 đã theo hướng
CNH-HĐH góp phần hoàn thành mục tiêu CNH- HĐH đã đề ra.
2. Chuyển dịch cơ cấu tạo cho nền kinh tế mức tăng trưởng cao
Bảng 2: Tốc độ tăng GDP bình quân và các ngành kinh tế.
(ĐV :%)
Toàn bộ nền
kinh tế
Nông, lâm
nghiệp, Thủy
Sản
CN-XD DV
Tốc độ tăng
bình quân mỗi
7,26 3,58 9,09 7,35
NHÓM 7 GVHD: PGS, T.S BÙI QUANG BÌNH
năm trong 10
năm 2001-
2010

GĐ 2001-
2005
7,51 3,83 10,25 6,96
GĐ 2006-
2010
7,01 3,34 7,94 7,73
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê
Chuyển dịch cơ cấu giai đoạn 2001-2010 đã tạo cho nền kinh tế từ mức tăng trưởng
7,26, trong đó giai đoạn 2001-2005 đạt 7,51%, giai đoạn 2006-2010 ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế nhưng vẫn đạt được mức tăng trưởng 7,01%. Tốc độ tăng trưởng
cao nhất thuộc về khối ngành công nghiệp (10,25% giai đoạn 2001-2005, và đạt 7,94%
trong 5 năm còn lại), tiếp đến là dịch vụ (bình quân cả giai đoạn là 7,35%), nông nghiệp
là ngành đặc trưng, 3,58%. Nếu so sánh các nước có tôc độ tăng trưởng như vừa qua có
thể xem là thành tựu đáng kể.
Nông nghiệp hiện nay chiếm khoảng 16- 17% GDP, đã vượt qua tình trạng thiếu
lương thực và trở thành nươc xuất khẩu thưc 3 thế giới. Sau khi giải quyết tốt về lương
thực, thực phẩm, cơ cấu nông nghiệp được chuyển hướng mạnh sang phát triển cây công
nghiệp điển hình là tốc độ gia tăng cây Cà phê, cao su. Hải sản và các ngành nông nghiệp
phi truyền thống tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Công nghiệp chiếm khoản 40 – 41%GDP và luôn dẫn đầu tăng trưởng và ở mức
9,09%. Tăng trưởng của công nghiệp chủ yếu do đầu tư của các doanh nghiệp có đầu tư
nước ngoài, những năm gần đây biến đổi thất thường, năm 2002 là 14,5%, năm 2003 là
10,34%; năm 2004-2005 là 16%
Dịch vụ: chiếm khoảng gần 42% GDP và hiện nay tiếp tục tăng. Khu vực ngân hàng,
giao thông vận tải và các dịch vụ liên quan là khu vực phát triển mạnh nhất; dịch vụ máy
tính bảo hiểm, thương mại, kiểm toán, thanh toán cũng phát triển tương đối tốt. Tuy
nhiên, dịch vụ tài chính, luật pháp, quản lý, nghiên cứu và triển khai và dịch vụ công
nghiệp cơ khí còn bị hạn chế.
Chuyển dịch cơ cấu vừa qua đã tạo cho nền kinh tế từ mức tăng trưởng 6,89% năm
2001 lên 8,43% năm 2005 và 8,48% năm 2007.

Biếu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng của GDP và các ngành giai đoạn 2001-2010.
Nhìn chung, qua những biến động của kinh tế Việt Nam tăng trưởng ngành
công nghiệp -xây dựng có vai trò trong lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam,
nhưng đây là những lĩnh vực chịu ảnh hưởng biến động khá nhiều, ngành dịch vụ chịu
NHÓM 7 GVHD: PGS, T.S BÙI QUANG BÌNH
tác động mạnh nhất.
Theo UNIDO (1985) và Nguyễn Quang Thái (2004), để luowcngj hóa mức độ
chuyển dịch cơ câu kinh tế ngành giwuax thời điểm t
0
và t
1
, có thể sử dụng phương pháp
véctơ để tính toán góc chuyển dịch cơ cấu ngành theo công thức sau:
S
i
(t
0
): cơ cấu của ngành i năm t
0
.
S
i
(t): cơ cấu của ngành i năm t.
Với số liệu về cơ cấu GDP giai đoạn 2001-2010 trên ta có thể tính được chỉ tiêu
này, và được kết quả như sau:
Suy tỷ lệ chuyển dịch kinh tế ngành là :
Như vậy, mỗi 1% tốc độ tăng trưởng kinh tế tương ứng với chuyển dịch cơ cấu ngành
đạt điểm phần trăm
=> Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế góp phần giúp nền kinh tế tăng trưởng ở
mức cao cụ thể là nhịp độ phát triển GDP hàng năm đạt 7,26% ( theo kế hoạch là từ

7-7,5% năm)
3. Đóng góp của ngành CN và DV vào tốc độ tăng trưởng kinh tế chiếm tỷ trọng cao
Bảng 3: Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo %.
ĐVT: %.
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
GDP 6.89 7.08 7.34 7.79 8.43 8.23 8.48 6.29 5.32 6.78
NLT 0.69 0.93 0.79 0.92 0.82 0.72 0.64 0.68 0.32 0.47
CN&XD 3.68 3.47 3.92 3.93 4.19 4.17 4.34 2.95 2.29 3.2
DV 2.52 2.68 2.63 2.94 3.42 3.34 3.5 2.9 2.71 3.11
Nguồn: TCTK.
Qua bảng trên ta có thể thấy được ngành CN&XD đóng góp vào tăng trưởng GDP
khá đáng kề, theo đó là ngành DV và cuối cùng là NLT.
Để đánh giá mức đóng góp vào 1% tăng trưởng kinh tế của các ngành kinh tế, chính
ta quan sát biếu đồ sau:
Biểu đồ 2: Đóng góp vào 1% tăng trưởng của các ngành kinh tế.
NHÓM 7 GVHD: PGS, T.S BÙI QUANG BÌNH
Trong 1% tăng trưởng kinh tế, nhóm ngành CN luôn chiếm tỷ trọng lớn, nhóm nành
DV đóng góp khác nhau tùy theo tình hình biến động kinh tế, nhóm ngành NN đóng góp
ít nhất và theo chiều hướng ngược lại, những năm bình ổn kinh tế, tỷ lệ đóng góp giảm và
bất bình ổn kinh tế thì đóng góp tăng. Điều này cho thấy giá trị gia tăng của nông nghiệp
ổn định nhưng không cao, thu nhập của lao động nông nghiệp thấp.
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 1994) năm 2010 ước tính đạt 795,1
nghìn tỷ đồng, gấp 4,0 lần năm 2000. Tính ra, trong mười năm 2001-2010 bình quân mỗi
năm tăng 14,9%, trong đó khu vực Nhà nước gấp 2,1 lần, bình quân mỗi năm tăng 7,8%;
khu vực ngoài Nhà nước gấp 6,5 lần, bình quân mỗi năm tăng 20,5%; khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài gấp 4,7 lần, bình quân mỗi năm tăng 16,7%. So với mười năm 1991-
2000 thì tốc độ tăng của ngành công nghiệp mười năm 2001-2010 đã cao hơn 1,1 điểm
phần trăm.
NHÓM 7 GVHD: PGS, T.S BÙI QUANG BÌNH
4. Trong mối quan hệ đan xen phức tạp, chuyển dịch cơ cấu ngành đóng vai trò quyết

định tăng trưởng thông qua kênh truyền dẫn trực tiếp là nâng cao năng suất
So với năm 2001, hầu hết các ngành dịch vụ đã cải thiện đáng kể NSLĐ trong năm
2005. Đó là kết quả của sự điều chỉnh chính sách ngành, trong đó chú trọng hơn tới
phát triển một số ngành dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu diễn ra không mạnh mẽ như hai
lĩnh vực còn lại và duy nhất thương nghiệp là ngành phát triển năng động, tức là vừa
tăng NSLĐ, vừa tăng tỷ trọng lao động trong ngành. Xu hướng này nhìn chung phù
hợp với quá trình tăng trưởng và chuyển dịch co cấu ở Việt Nam. Các lĩnh vực dịch
vụ khác phát triển thiếu ổn định và vẫn chưa bước vào giai đoạn phát triển năng động.
NHÓM 7 GVHD: PGS, T.S BÙI QUANG BÌNH
NHÓM 7 GVHD: PGS, T.S BÙI QUANG BÌNH
KẾT LUẬN
Qua phân tích trên có thể rút ra nhận xét là trong nhịp tăng trưởng kinh tế giai đoạn
2001-2010 có phần đóng góp quan trọng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Như vậy,
có thể nói chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là cơ sở để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng
kinh tế giai đoạn 2001-2010 mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

×