Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TÌM HIỂU GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN AOMDV TRÊN MẠNG MANET

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.23 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU 2
2. NỘI DUNG 3
2.1 Giới thiệu về mạng MANET 3
2.2 Giao thức định tuyến AOMDV (Ad-hoc On-Demand Multipath Distance Vector Routing)
3
2.3 Mô phỏng và phân tích kết quả 15
3. KẾT LUẬN 16
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Mạng và kỹ thuật truyền dữ liệu
1. MỞ ĐẦU
Giao thức định tuyến có vai trò trung tâm trong bất kì mạng Ad hoc
Network(MANET) nào. Có rất nhiều giao thức định tuyến thể hiện các mức độ
hiệu suất khác nhau trong các trường hợp khác nhau. Trong đề tài tiểu luận này, tôi
tìm hiểu về giao thức AOMDV (Ad-hoc On-Demand Multipath Distance Vector
Routing). Tôi phân tích các giao thức định tuyến này bằng mô phỏng trên NS2.
Trong bài này sẽ nghiên cứu hiệu suất của gói tin gửi, gói tin nhận, gói tin mất, tỉ
lệ gửi gói tin thành công trên giao thức AOMDV.
Người ta chia một số giao thức của mạng Manet thành ba loại chính, giao
thức định tuyến theo bảng ghi, giao thức định tuyến theo yêu cầu và giao thức định
tuyến kết hợp. Giao thức phản ứng được đặc trưng bởi các nút yêu cầu và duy trì
các tuyến đường theo yêu cầu. AOMDV là giao thức định tuyến theo
yêu cầu được đề xuất cho mạng MANET nhằm cải thiện hiệu
năng và cải thiện khả năng mở rộng.
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Võ Thanh Tú , giảng viên Khoa Công nghệ
thông tin Trường Đại học Khoa học Huế đã hướng dẫn tôi hoàn thành tiểu luận
này.
Hồ Nguyễn Thành Nhân
2
Mạng và kỹ thuật truyền dữ liệu
2. NỘI DUNG


2.1 Giới thiệu về mạng MANET
Mạng MANET (Mobile Ad hoc Network) là một mô hình bao gồm các nút
mạng di động không dây tự động hình thành một mạng tạm thời mà không cần sử
dụng bất kỳ kết cấu hạ tầng mạng được xác định trước, không cần thiết phải có các
thiết bị điều khiển trung tâm và không phụ thuộc vào vị trí địa lý. Để tạo điều kiện
thông tin liên lạc trong mạng, một giao thức định tuyến được sử dụng để khám phá
các tuyến đường giữa các nút. Sau khi tạo đường đi, hoặc là định hướng kết nối
giao thức TCP hoặc kết nối ít giao thức UDP là cần thiết để truyền các gói dữ liệu.
Do độ tin cậy của nó, TCP và các biến thể của nó đóng một vai trò quan trọng
trong việc truyền dữ liệu qua MANET.
Có rất nhiều giao thức định tuyến cho mạng MANETs, do đó nghiên cứu hiệu
suất của giao thức định tuyến hiện có để sử dụng các giao thức này và đồng thời tối
ưu hoá các giao thức này cũng rất quan trọng. Phương pháp chính để đánh giá hiệu
suất của MANETs là mô phỏng. Trong bài tiểu luận này em sẽ đưa ra đánh giá
hiệu suất của giao thức định tuyến là AOMDV bằng việc xây dựng mô hình mạng
trên NS2 … Có thể với việc đánh giá chỉ trên một mô hình mạng sẽ chưa đưa ra
được kết quả tối ưu nhất của một giao thức nào đó.
2.2 Giao thức định tuyến AOMDV (Ad-hoc On-Demand Multipath Distance
Vector Routing)
2.2.1 Giới thiệu về giao thức AOMDV
Trong mạng MANET (Mobile Ad-hoc Network) các tuyến thông tin rất dễ
xảy ra tình trạng “đứt gẫy”. Nguyên nhân chính là do mạng có cấu trúc động các
node thường xuyên phải di chuyển. Việc phục hồi các tuyến này có thể gây ra tình
trạng trễ lớn, từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu suất truyền tin trong mạng. Những hạn
chế này có thể được khắc phục nhờ sử dụng giao thức định tuyến đa đường. Giao
thức này không những giải quyết được những hạn chế của định tuyến đơn tuyến
(trong AODV), nó còn giúp lưu thông dữ liệu được dễ dàng và ít xảy ra lỗi khi xử
Hồ Nguyễn Thành Nhân
3
Mạng và kỹ thuật truyền dữ liệu

dụng giao thức định tuyến đa đường, việc khám phá tuyến mới chỉ thực sự cần khi
tất cả các tuyến đều bị lỗi. Chính vì vậy mà làm giảm thiểu đáng kể trễ và chi phí
đường truyền xảy ra trong quá trình khám phá lại tuyến. Ngoài ra định tuyến đa
đường con giúp cân bằng tải dữ liệu truyền trong mạng bởi vì dữ liệu có thể được
truyền đi trên nhiều tuyến tại cùng một thời điểm.
Ý tưởng về định tuyến đa đường được giới thiệu trong giao thức AOMDV
(Ad-hoc On Demand Multipath Distance Vector) . AOMDV là một giao thức định
tuyến theo yêu cầu mở rộng của giao thức định tuyến AODV. Vì vậy mà nó mang
những đặc điểm giống với AODV như định tuyến dựa trên khái niệm véc tơ
khoảng cách và sử dụng phương pháp định tuyến hop-by-hop. Tuy nhiên sự khác
nhau chính giữa hai phương pháp này là khả năng định tuyến đa đường của
AOMDV so với định tuyến đơn đường của AODV. Đây cũng chính là cải tiến lớn
nhất của AOMDV so với AODV trong việc thiết lập tuyến, sự cải tiến này sẽ khắc
phục được những hạn chế của phương pháp định tuyến AODV mà còn mở ra nhiều
hướng nghiên cứu để hoàn thiện hơn hệ thống truyền tin sử dụng mạng adhoc.
Vấn đề cốt lõi của giao thức định tuyến đa đường chính là phải đảm bảo được
các tuyến khám phá phải đồng thời thỏa mãn hai yêu cầu : tránh vòng lặp (loop
freedom) và các tuyến dự trữ phải độc lập (disjoint path). AOMDV giải quyết được
hai yêu cầu đặt ra nhờ các kỹ thuật cập nhật và duy trì thông tin tuyến tại mỗi
node, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu cụ thể các vấn đề đặt ra và cách mà giao
thức. AOMDV đạt được các yêu cầu kỹ thuật đó.
2.2.2 Kỹ thuật tránh vòng lặp (Loop Freedom)
Như ta đã đề cập ở trên, nguyên tắc cập nhật tuyến trong AODV để tránh
vòng lặp tự do AODV giới hạn các tuyến khám phá đến đích thông qua các node
trung gian bằng cách sao lưu các bản tin RREQ vào bộ đệm tuyến. Chỉ những bản
sao đầu tiên của gói yêu cầu đến mà chưa có trong bộ đệm của node mới được
node chấp nhận và quảng bá, còn lại sẽ không được node chấp nhận. Điều này tỏ ra
khá hiệu quả đối với mạng có số lượng node trong mạng là ít, định tuyến đơn. Tuy
nhiên khi số node trong mạng tăng lên cùng với đó là yêu cầu định tuyến đa
Hồ Nguyễn Thành Nhân

4
Mạng và kỹ thuật truyền dữ liệu
đường, việc duy trì các bản sao yêu cầu là không phù hợp nó sẽ hạn chế lưu lượng
truyền trong mạng và làm tăng chi phí để duy trì một khối lượng lớn thông tin
trong bộ nhớ. Như vậy đặt ra câu hỏi AOMDV sẽ làm cách nào để tránh vòng lặp
tuyến trong khi không phải sao lưu các bản tin quảng bá. Điều này làm nảy sinh
hai vấn đề cần giải quyết khi tính toán đa đường mà không xảy ra vòng lặp tuyến
tại một node. Đầu tiên chúng ta sẽ xem xét liệu những tuyến đường nào trong số
các đường đến cần được một node quảng bá tới các node trong mạng? có thể xem
các tuyến này đều có các hop count khác nhau việc lựa chọn một cách tùy ý có thể
dẫn đến vòng lặp tuyến. Vấn đề thứ hai đặt ra đó là tuyến nào trong số những tuyến
quảng bá sẽ được một node chấp nhận? Việc chấp nhận tất cả các tuyến cũng có
thể dẫn tới vòng lặp. Có thể thấy rõ những vấn đề này trong các ví dụ ở hình 6.36
L cũng có một tuyến có ba chặng tới D thông qua M ( L – M –N – D ). Giả xử
I sẽ đạt được một tuyến tới D bốn chặng thông qua L. Cũng như trên I cũng có thể
chấp nhận tuyến tới D thông qua J. Như vậy việc chấp nhận một tuyến dài hơn sau
khi đã có một tuyến ngắn hơn tới node hàng xóm có thể gây ra một vòng lặp tuyến.
Trong ví dụ ở hình 1.a giả sử node I xác định được hai đường tới đích D, một
tuyến năm hop thông qua M ( I – M – N – O – P - D ) và một tuyến trực tiếp tới D
(I – D ). Giả sử I quảng bá tuyến I – M –N – O – P –D tới node J và tuyến I – D tới
node K, sau đó cả J và K đều có các tuyến tới D thông qua I. Cuối cùng nếu I đạt
được một tuyến tới đích gồm bốn hop thông qua L ( L – K –I – D ) , I sẽ không thể
quyết định được liệu L là ngược hương hay xuôi hướng tới nó chỉ bằng thông tin
về hop count chứa trong quảng bá tuyến. Vì vậy I sẽ thiết lập một tuyến thông qua
L kết quả tuyến xảy ra vòng lặp.
Hồ Nguyễn Thành Nhân
5
Mạng và kỹ thuật truyền dữ liệu
Hình 1 : Ví dụ về các khả năng gây ra vòng lặp tự do trong việc tính toán đa đường
Trong ví dụ ở hình 1.b có thể chỉ ra một số khả năng khác có thể xảy ra vòng

lặp. Giả sử D là node đích, node J có một tuyến gồm ba chặng tới D thông qua K
( J – K – I – D). Node L cũng có một tuyến có ba chặng tới D thông qua M ( L – M
–N – D). Giả xử I sẽ đạt được một tuyến tới D bốn chặng thông qua L. Cũng như
trên I cũng có thể chấp nhận tuyến tới D thông qua J. Như vậy việc chấp nhận một
tuyến dài hơn sau khi đã có một tuyến ngắn hơn tới node hàng xóm có thể gây ra
một vòng lặp tuyến.
Dựa vào những phân tích trên đây chúng ta có thể đưa ra được một điều kiên
đủ để tránh vòng lặp tự do trong quá trình khám phá tuyến. Những điều kiện này sẽ
cho phép nhiều tuyến đường được duy trì tại một node cho một đích xác định.
2.2.3 Nguyên tắc số tuần tự
Chỉ duy trì các tuyến với số tuần tự đích lớn nhất đã biết. Việc duy trì số tuần
tự đích lớn nhất này giống như trong AODV mà ta đã xét, mỗi một quảng bá tuyến
chứa một số tuần tự đích cao hơn sẽ được nhận, cùng với đó tất cả các tuyến với số
tuần tự đích cũ hơn sẽ bị xóa bỏ. Tuy nhiên cũng giống như AODV các node khác
Hồ Nguyễn Thành Nhân
6
Mạng và kỹ thuật truyền dữ liệu
nhau trên một tuyến cũng có thể có các số tuần tự khác nhau với cùng một đích
đến. Đối với các node có cùng số tuần tự đích:
- Nguyên tắc quảng bá tuyến: không bao giờ quảng bá một tuyến ngắn
hơn một tuyến đã quảng bá.
- Nguyên tắc chấp nhận tuyến: không bao giờ chấp nhận một tuyến dài
hơn tuyến đã quảng bá.
Để duy trì các tuyến với cùng một số tuần tự đích, AOMDV sử dụng một khái
niệm mới được gọi là “ advertised hopcount” có thể hiểu là hopcount quảng bá.
Mọi node đều duy trì giá trị này cho mỗi đích. Nó thể hiện độ dài của tuyến đường
dài nhất mà hiện tại node đang duy trì trong bảng định tuyến cho một đích tại thời
điểm bắt đầu quảng bá tuyến cho một số thứ tự đich. Hopcount quảng bá này sẽ
được duy trì tại node cho đến khi số tuần tự đích thay đổi. Chúng ta sẽ đi sâu vào
tìm hiểu chức năng của hopcount quảng bá trong việc cập nhật các tuyến tránh

vòng lặp trong phần sau.
2.2.4 Kỹ thuật phân tách tuyến (Disjoint Path )
Bên cạnh việc duy trì các tuyến không có vòng lặp, AOMDV còn có khả năng
phân tách hoàn toàn các tuyến này. Có thế xem việc phân tách hoàn toàn các tuyến
bao gồm link disjoint và node disjoint. Link disjoint có thể hiểu là phân tách về các
đường dẫn giữa hai node trên tuyến, như vậy các tuyến đảm bảo được link disjoint
sẽ không có các liên kết chung trên toàn bộ đường định tuyến. Trong khi đó node
disjoint được hiểu là các đường định tuyến không có bất kì node trung gian chung
nào.
Trong khi tìm kiếm các disjoint paths chúng ta không thể tối ưu chính xác độ
dài cũng như chất lượng của tuyến được tìm. Số lượng cũng như chất lượng của
các tuyến khám phá bởi AOMDV này phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc động của
mạng trong quá trình xử lý khám phá tuyến. AOMDV sử dụng thuật toán véc tơ
khoảng cách thông qua các node trung gian để các node định dạng lên một tuyến
Hồ Nguyễn Thành Nhân
7
Mạng và kỹ thuật truyền dữ liệu
hoàn chỉnh từ nguồn tới đích. Do đó việc tìm kiếm các link disjoint trên tuyến tại
một node có thể dược xử lý thông qua hai bước :
- Nhận dạng tất cả các node hàng xóm hiện có các link disjoint tới đích.
- Định dạng chính xác một đường thông qua mỗi node hàng xóm đó.
Trong AODV một node chỉ lưu giữ thông tin về next hop và quãng đường
thông qua next hop đó. Điều này làm giới hạn khả năng nhận biết thông tin một
cách đầy đủ và chính xác để có thể nhận dạng liệu hai tuyến đạt được từ hai node
hàng xóm là thực sự link disjoint (hình 2).
Hình 2 : Link disjointness
Trong hình 2, thông tin về next hop là không đầy đủ để đảm bảo link
disjointness. Ở đây D là đích , node A có một đường thông qua I tới đích ( A – I –
D ), tương tự node B cũng có một đường tới đích thông qua I ( B – I – D ). Node P
chỉ biết thông tin về next hop A và B vì vậy không quyết định được liệu đường từ

A và B tới đích có là link disjoint không.
Do vậy việc thêm vào thông tin là cần thiết để mỗi đường có thể kiểm tra
được các link trên tuyến có thực sự được phân tách hoàn toàn. Ta có thể dễ dàng
đạt được điều này bằng một cách đơn giản đó là cho các node trong mạng lưu trữ
thông tin hoàn chỉnh về mọi tuyến đường trong mạng. Trong trường hợp này việc
kiểm tra link disjoint trở nên khá dễ dàng. Tuy nhiên điều này lại làm nảy sinh một
vấn đề đó là làm tăng chi phí truyền dẫn cũng như dung lượng bộ nhớ tại mỗi node
lên rất nhiều.
Hồ Nguyễn Thành Nhân
8
Mạng và kỹ thuật truyền dữ liệu
Chúng ta phát triển một kỹ thuật mà không yêu cầu các node duy trì thông tin
hoàn chỉnh về các tuyến trong mạng mà vẫn đảm bảo được điều kiện link disjoint.
Kỹ thuật này yêu cầu các node ngoài lưu trữ đồng thời thông tin về next hop và last
hop của một tuyến. Khái niệm last hop của một tuyến từ node P tới đích D được
xem là node trung gian gần D nhất trên tuyến. Từ những quan sát phân tích ở trên
ta có thể rút ra cơ sở của kỹ thuật tìm link disjoint đó là : nếu có hai tuyến đường
từ node P tới một node đích D là link disjoint thì chúng phải có duy nhất một next
hop và last hop tương ứng. Tuy nhiên điều kiện ngược lại chưa chắc đã đúng, để
điều ngược lại là đúng chúng ta cần phải giới hạn thêm : nếu mọi node trên một
tuyến đảm bảo rằng tất cả các tuyến tới đích từ node đó phải có sự khác nhau về
next và last hop. Trong hình 3.a, hai tuyến từ P tới D là đảm bảo điều kiện về next
hop và last hop. Nhưng chúng không thỏa mãn link disjoint. Lý do là vì node trung
gian I là không thỏa mãn link disjoint. Nếu mọi node trên tuyến là thỏa mãn điều
kiện, chúng ta sẽ có các tuyến là link disjoint. Trong trường hợp này chỉ có thể có
một tuyến được chấp nhận như trong hình 3.b. Trong trường hợp hình 3.c cả hai
tuyến đều được chấp nhận.
Hình 3 : Ý tưởng chính trong việc tính toán tuyến là link disjoint
Gợi ý này cung cấp cho chúng ta một công cụ để quyết định liệu hai tuyến
thông qua hai node hàng xóm duy nhất có là link disjoint không. Chúng phải có

Hồ Nguyễn Thành Nhân
9
Mạng và kỹ thuật truyền dữ liệu
duy nhất một last hop. Hình 4 nhấn mạnh vai trò của thông tin về last hop, và hình
3 mô tả tính toán link disjoint.
Hình 4 : Vai trò của thông tin last hop
Ở đây D là node đích, node J có hai link disjoint path tới D thông qua X và Y.
Do một node không thể có hai đường với cùng một next hop, node I sẽ chỉ định
dạng một tuyến thông qua J với last hop là một trong hai node X hoặc Y. Giả xử I
định dạng tuyến thông qua J với last hop là X, điều này đồng nghĩa với nó không
cho phép truyền thông qua node Y. Khi I quảng bá tuyến của nó tới đich D với last
hop là X tới hai node A và B, mỗi node sẽ định dạng một tuyến tới đích thông qua
node X với last hop là X. Tuy nhiên P sẽ nhận thấy rằng hai tuyến từ A và B tới
đích không là link disjoint, vì chúng có cùng last hop X vì vậy nó chỉ định dạng
duy nhất một tuyến thông qua A.
Ở đây D là đích , node I xác nhận có hai đường tới đich D thông qua X ( X –
D) và thông qua Y (Y-D) là hai đường thỏa mãn link disjoint, với X và Y là hai
node hàng xóm gần D. Vì vậy I sẽ đồng thời định dạng lên hai tuyến tới D thông
qua X và Y. Giả sử I quảng bá hai tuyến thông qua X và Y tới hai node A và B
tương ứng. Chú ý rằng mỗi tuyến quảng bá phải bao gòm cái last hop của tuyến.
Như vậy tuyến đường từ A và B tới đích là link disjoint chúng có last hop tương
ứng là X và Y. Như vậy P có thể tạo ra hai tuyến tới đích D mà vẫn đảm bảo được
link disjoint.
Hồ Nguyễn Thành Nhân
10
Mạng và kỹ thuật truyền dữ liệu
Hình 5 : Minh họa tuyến là link disjoint
Từ những phân tích trên đây chúng ta cần duy trì được thông tin về last hop
cho mọi tuyến trong bảng định tuyến của mỗi node. Các bản tin RREQ và RREP
trong AOMDV phải mang thông tin về last hop. Sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào mô

tả cụ thể giao thức AOMDV.
2.2.5 Mô tả cụ thể giao thức
Trong phần này chúng ta sẽ mô tả các đặc điểm của giáo thức qua bốn phần
chính : cấu trúc bảng định tuyến, quá trình khám phá tuyến, duy trì tuyến và gửi
các gói dữ liệu trong mạng.
2.2.5.1 Bảng định tuyến (Routing Table )
Hình 6 chỉ ra sự khác nhau về cấu trúc của bảng định tuyến giữa hai giao thức
AODV và AOMDV. Bảng định tuyến của AOMDV có thêm một trường mới đó là
advertised hopcount. Bên cạnh đó một danh sách tuyến cũng được sử dụng trong
AOMDV để lưu trữ các thông tin về các tuyến thay thế bao gồm : next hop, last
hop, hop count và thời gian chờ.
Hồ Nguyễn Thành Nhân
11
Mạng và kỹ thuật truyền dữ liệu
Hình 6 : Cấu trúc bảng định tuyến của AOMDV
Chúng ta hãy xét một node đích D và một node I. Bất cứ khi nào số tuần tự
đích của D tại I được cập nhật , trường hopcount quảng bá tương ứng sẽ được khởi
tạo lại. Với mỗi số tuần tự đích, hopcount(d,ik) là hopcount của tuyến thứ k trong
bảng định tuyến cho đích d tai i. Khi node i gửi một quảng bá tuyến cho node d, nó
sẽ cập nhật lại hopcount quảng bá trong bảng định tuyến, hopcount quảng bá sẽ
được tính bằng tổng chặng lớn nhất của các tuyến thay thế có trong route_list. Bất
cứ khi nào một node nhận được một quảng bá tuyến nó sẽ thực hiện một quá trình
cập nhật tuyến, với nguyên tắc cập nhật tuyến được chỉ ra trong giải thuật sẽ xét
trong hình 6. dựa trên nguyên tắc cập nhật tuyến đó ta sẽ chứng minh khả năng
tránh vòng lặp tuyến và phân tách hoàn toàn của các tuyến.
2.2.5.2 Quá trình khám phá tuyến
Cũng giống như AODV, khi một node nguồn muốn khởi tạo một tuyến tới
đích nó bắt đầu một quá trình khám phá tuyến bằng cách truyền đi trong mạng các
bản tin yêu cầu khởi tạo tuyến. Từ khi RREQ được truyền lan trong mạng, một
node có thể nhận được nhiều bản sao RREQ. Với AODV nó chỉ chấp nhận bản sao

của RREQ đầu tiên, và xóa bỏ hết các bản đếm sau, điều này sẽ giúp nó tránh được
vòng lặp trong quá trình khám phá tuyến. Tuy nhiên khác với AODV, AOMDV
cho phép các node kiểm tra tất cả các bản sao yêu cầu tuyến đến, do đó nó sẽ thu
được các thông tin cần thiếtt về các tuyến thay thế, từ đó thiết lập được các tuyến
thay thế. Tuy nhiên các tuyến thay thế này chỉ được chấp nhận khi không xảy ra
vòng lặp và phải phân tách hoàn toàn. Khi một node trung gian đạt được một tuyến
đường phản hồi thông qua một bản sao RREQ, nó sẽ kiểm tra liệu có một hay
Hồ Nguyễn Thành Nhân
12
Mạng và kỹ thuật truyền dữ liệu
nhiều tuyến hợp lệ tới đích. Nếu có nó sẽ khởi tạo một tin nhắn phản hồi về nguồn
tuyến dọc theo tuyến đã khám phá. Bản tin phản hồi sẽ bao gồm một hướng đường
mà chưa được xử dụng trong bất cứ một bản tin phản hồi nào trước đó. Trong
trường hợp này node trung gian sẽ không tiếp tục gửi bản tin RREQ nữa. Ngược
lại node trung gian sẽ truyền bản sao RREQ này tới các node lân cận nếu như nó
không có một tuyến tới đich yêu cầu, trong trường hợp này nó chỉ cập nhật tuyến
theo nguyên tắc đã trình bày ở trên.
Khi đích nhận được các bản sao RREQ đến từ các node lân cận, nó cũng định
dạng một tuyến ngược giống như cách mà node trung gian đã làm. Tuy nhiên nó
thực hiện một cách lỏng lẻo hơn trong việc khởi tạo bản tin RREP. Nó sẽ gửi bản
tin đáp ứng tuyến RREP tới mọi bản tin yêu cầu RREQ tương ứng mà nó nhận
được thông qua các tuyến ngược hướng về nguồn mà các tuyến này chỉ cần đảm
bảo điều kiện không có vòng lặp. Việc gửi RREP lại tất cả các các tuyến ngược
không có vòng lặp ngay cả khi các tuyến không đảm bảo disjoint sẽ giúp cho việc
tìm được nhiều hơn các tuyến disjoint. Điều này cũng không vi phạm nguyên tắc
cập nhật tuyến. Khi một node trung gian nhận được một bản tin RREP, nó sẽ cập
nhật lại tuyến theo nguyên tắc cập nhật tuyên để định dạng lên các tuyến đường
không có vòng lặp và phân tách hoàn toàn tới đích nếu có thể, ngược lại bản tin
RREP sẽ bị xóa bỏ. Giả sử node trung gian định dạng được một hướng đường và
nó có ít nhất một tuyến hợp lệ tới nguồn, nó sẽ kiểm tra xem nếu trong tất cả các

tuyến ngược này chưa có bất kỳ một tuyến nào được sử dụng để truyền một bản tin
RREP cho tuyến khám phá này, nếu chưa có nó sẽ chọn một trong số những tuyến
ngược chưa được sử dụng này để gửi bản tin RREP hiện có đi, nếu không bản tin
RREP sẽ bị xóa bỏ.
Chú ý rằng việc lựa chọn tuyến ngược để gửi RREP đi là duy nhất để tránh
làm phát sinh trễ trong quá trình khám phá, nó khác với việc sử dụng bản sao
RREP để truyền đi trên tất cả các tuyên ngược mà nó có vì điều này sẽ gây ra trễ
lớn. Do trễ của một quá trình khám phá tuyến được quyết định bởi khoảng thời
gian mà node nguồn phải chờ cho đến khi tuyến đầu tiên được hoàn thành.
Hồ Nguyễn Thành Nhân
13
Mạng và kỹ thuật truyền dữ liệu
2.2.5.3 Duy trì tuyến
Cách thức duy trì tuyến trong AOMDV được mở rộng từ phương thức duy trì
tuyến trong AODV. Giống với AODV, AOMDV cũng sử dụng bản tin RERR ,
một node sẽ sinh ra hoặc hướng một RERR tới đích tuyến cuối cùng tới đích bị lỗi.
AOMDV xử lý một cách tối ưu các gói đã gửi đi trên các link bị lỗi bằng cách thu
hồi và gửi chúng trên các tuyến thay thế. Kỹ thuật này tương tự như kỹ thuật thu
nhận gói trong DSR.
Việc sử dụng khoảng thời gian chờ được mở rộng từ kỹ thuật đơn tuyến trong
AODV cho đa đường trong AOMDV, tuy nhiên việc đặt khoảng thời gian chờ tối
ưu nhất trong AOMDV là khó khăn hơn nhiều so với AODV. Với giao thức định
tuyến đa đường khả năng một tuyến trở nên cũ là rất lớn. Tuy nhiên việc xử dụng
các khoảng thời gian chờ rất nhỏ để loại bỏ các tuyến cũ này có thể giới hạn ích lợi
của kỹ thuật định tuyến đa đường. Do đó chúng ta có thể thiết lập một khoảng thời
gian chờ là vừa đủ kết hợp với việc sử dụng bản tin HELLO để chủ động xóa bỏ
các tuyến cũ.
2.2.5.4 Truyền dữ liệu
Để gửi gói dữ liệu tại một node có nhiều đường tới đích, chúng ta có thể chọn
một phương thức đơn giản bằng cách chọn một tuyến trong số các tuyến hiện có,

việc chuyển gói sẽ được thực hiện trên tuyến cho đến khi xảy ra sự cố trên tuyến,
khi đó dữ liệu sẽ được chuyển sang tuyến thay thế. Các tuyến được sử dụng theo
thứ tự mà chúng được tạo thành. Tuy nhên có thể sử dụng đồng thời các tuyến thay
thế để gửi dữ liệu, việc này sẽ tăng cường khả năng cân bằng tải trong mạng. Bằng
cách phân bố dữ liệu một cách hợp lý trên các tuyến hiện có dữ liệu sẽ được truyền
đi nhanh hơn giảm thiểu được trễ trong quá trình truyền tải. Kỹ thuật này bao gồm
các bước chính : chia nhỏ các gói dữ liệu thành các gói nhỏ hơn, sau đó thêm vào
các mã gói để có thể khôi phục hoàn chỉnh một gói sau khi truyền đến đích. Các
gói sẽ được chuyển trên các tuyến khác nhau mà node hiện có tới đích. Với kỹ thật
này có thể thấy tốc độ truyền dữ liệu có thể tăng lên rất nhiều so với việc chỉ xử
dụng một tuyến để truyền. Tuy nhiên trong một mạng có tính di động cao có nhiều
Hồ Nguyễn Thành Nhân
14
Mạng và kỹ thuật truyền dữ liệu
vấn đề nảy sinh trong quá trinh truyền dữ liệu bằng nhiều đường cùng một lúc, như
ảnh hưởng của nhiễu, sự ảnh hưỡng lẫn nhau giữa các tuyến việc khắc phục
những vấn đề này còn nhiều khó khăn. Do đó cách thức truyền dữ liệu trên một
tuyến vẫn được sử dụng.
2.3 Mô phỏng và phân tích kết quả
Cấu hình mạng mô phỏng :
• Vận tốc di chuyển của các nút tại mỗi thời điểm là khác nhau, biến
thiên từ 1m/s – 20m/s
• Số lượng các nút mạng trong các lần thử : 25, 50, 100
• Khu vực mô phỏng 10000x10000
• Thời gian mô phỏng 500s
Số node 25 50 100
Số gói tin gửi 19329 27283 24765
Số gói tin nhận 19132 26463 23963
Số gói tin rớt 200 827 804
Số liệu các gói tin

Số node 25 50 100
Tỷ lệ gói tin gửi
thành công
98.9808% 96.9945% 96.7616%
Độ trễ trung bình 69.6561 ms 204.781 ms 192.714 ms
Số liệu các tỷ lệ
Hồ Nguyễn Thành Nhân
15
Mạng và kỹ thuật truyền dữ liệu
3. KẾT LUẬN
Định tuyến là một cơ chế không thể thiếu trong việc truyền tin trên các hệ
thống mạng. Với giao thức định tuyến AOMDV ta có thể thấy tỷ lệ gói tin gửi
thành công là khá cao. Trong đó độ trễ cũng ảnh hưởng đến việc gửi gói tin, khi độ
trễ càng cao thì tỷ lệ gói tin gửi thành công thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo tỉ lệ tốt.
Tuy nhiên, đây chỉ là các số liệu ứng với một trường hợp cụ thể. Có thể với
những mô hình mạng khác nhau thì mỗi giao thức sẽ cho hiệu quả khác nhau.
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS.TS.Võ Thanh Tú, Mạng và truyền dữ liệu nâng cao, NXB Đại học
Huế, 2012.
[2] Trần Đạo Phú, Tìm hiểu giao thức định tuyến GZRP và AOMDV trên
mạng Manet. Luận văn thạc sĩ khoa học công nghệ thông tin, Trường Đại học
Khoa học Huế, 2013
Hồ Nguyễn Thành Nhân
16

×