Đồ án tốt nghiệp Phan Tiến Dũng
Lớp ĐCCT-ĐKT B K44
Chương I:
ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, KINH TẾ,
GIAO THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
I.1. Điều kiện địa lý tự nhiên
1.1. Vị trí địa lí
Thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của nước ta, nằm
gần như giữa đồng bằng Bắc Bộ, có ranh giới với các tỉnh : phía Bắc giáp Thái
Nguyên, phía Đông giáp Hưng Yên và Bắc Ninh, phía Tây và phía Nam giáp Hà
Tây và Vĩnh Phúc. Theo mốc quốc gia, Hà Nội được giới hạn bởi các tọa độ địa lý:
105
0
16
’
30
”
đến 106
0
01
’
30
”
kinh Đông.
20
0
54
’
30
”
đến 21
0
25
’
00
”
vĩ Bắc.
Khu vực khảo sát nằm trong địa phận quận Hai Bà Trưng.
1.2. Đặc điểm địa hình
Đại bộ phận diện tích Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng
với độ cao trung bình 5 đến 7 m so với mực nước biển. Địa hình thấp dần từ Bắc
xuống Nam và từ Tây sang Đông, được phản ánh rõ nét qua hướng dòng chảy tự
nhiên của các sông chính chảy qua Hà Nội như sông Hồng, sông Nhuệ. Địa hình
khu vực Hà Nội đang tính phân bậc khá rõ rệt, bao gồm: Địa hình đồng bằng - đồi
(gò đồi) và địa hình đồng bằng.
1
Đồ án tốt nghiệp Phan Tiến Dũng
Lớp ĐCCT-ĐKT B K44
Dạng địa hình chủ yếu của nội thành Hà Nội là đồng bằng được bồi đắp bởi
các con sông với các bãi bồi hiện đại và các bãi bồi cao, còn các vùng trũng với các
hồ, đầm là dấu vết của lòng sông cổ. Các bậc thềm sông nhận thấy chỉ có ở phần
lớn huyện Sóc Sơn và phía Bắc huyện Đông Anh, hai nơi này có địa thế cao trong
dạng địa hình đồng bằng Hà Nội. 90% diện tích Hà Nội là đồng bằng, có bề mặt
nghiêng rất thoải về phía Đông Nam có độ cao tuyệt đối từ 2m đến 15 m. Đồng
bằng Hà Nội có hai kiểu: kiểu đồng bằng cao, phân bố chủ yếu ở huyện Động Anh
và phần còn lại ở huyện Sóc Sơn với độ cao thay đổi từ 6 - 15m. Đồng bằng thấp
phẳng hơn có nhiều ô trũng và đầm lầy, phổ biến ở vùng Đông Nam thành phố.
Nhiều nơi dọc sông Hồng, sông Cầu và sông Cà Lồ phát triển các hồ móng ngựa và
đầm lầy. Trên bề mặt đồng bằng có hệ thống đê điều khá dày đặc, khiến cho lòng
sông phía ngoài đê ngày càng cao hơn so với bề mặt đồng bằng phía trong đê.
Địa hình đồi và núi thấp phân bố ở phía Bắc thành phố, chiếm diện tích
khoảng 104km
2
, vốn là đầu nút phía Tây Nam dãy Tam Đảo. Các dãy núi thường bị
chia cắt đứt đoạn, có cao độ từ 270m - 374 m, đỉnh Am Lom cao 462 m, được cấu
tạo bởi đá lục nguyên phun trào, bị phong hóa mạnh nên hình thái mềm mại với
sườn dốc 10
0
- 30
0
.
2
Đồ án tốt nghiệp Phan Tiến Dũng
Lớp ĐCCT-ĐKT B K44
Địa hình đồng bằng - đồi phát triển rộng rãi ở Đông Bắc huyện Sóc Sơn. Ở
phía Tây Nam và Đông Nam, dải đồng bằng đồi hẹp hơn, đôi chỗ không có khiến
núi cao tiếp xúc trực tiếp với đồng bằng bồi tích mà không có vùng chuyển tiếp.
1.3. Mạng sông suối, ao hồ
Hà Nội có mạng lưới sông ngòi, ao hồ khá dày với mật độ 0,5km/km
2
. Các
sông lớn như sông Hồng và sông Đuống, các sông nhỏ như sông Nhuệ, Tô Lịch,
sông Cà Lồ, sông Kim Ngưu.
Dưới đây là một số sông chảy qua vùng Hà Nội:
Sông Hồng
Sông Hồng là con sông lớn nhất miền Bắc nước ta, chảy qua vùng ven phía
Bắc, Đông Bắc Hà Nội. Đoạn qua Hà Nội có chiều dài khoảng 46km.Tốc độ dòng
chảy vào mùa mưa đạt 20 m/s và mùa khô đạt 15 m/s. Mực nước thay đổi theo mùa.
Dòng sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, động thái chia ra hai mùa rõ rệt
là mùa lũ và mùa kiệt. Mực nước dao động giữa hai mùa từ 8÷10m.
Thành phần hóa học của nước sông Hồng được Trạm Thủy văn Long Biên xác
định năm 2000 như sau:
Độ tổng khoáng hóa M = 0,273g/l.
Độ pH = 7,2 ÷ 10,2
3
Đồ án tốt nghiệp Phan Tiến Dũng
Lớp ĐCCT-ĐKT B K44
Độ cứng tạm thời dao động từ: 9,5 ÷ 12,9mld/l.
Hàm lượng CO
2
tù do: 23mg/l.
Hàm lượng CO
2
ăn mòn: 40,5mg/l.
Biểu diễn thành phần của nước dưới dạng công thức Cuốclốp:
3,7
3754
4
2525
3
35
273.0
pH
MgCa
SOClHCO
M
Tên nước: Bicacbonnat-clorua-sunphat-canxi -magie.
Sông Nhuệ
Sông Nhuệ nằm ở phía Tây Nam Hà Nội, là một nhánh của sông Hồng có cống
điều tiết nước. Sông chảy qua địa phận huyện Từ Liêm, có nơi Sông Nhuệ lại là
ranh giới tự nhiên giữa Hà Nội và Hà Tây.Sông là nguồn cung để cấp tưới cho một
phần vùng đồng bằng ven sông Hồng.
Sông Tô Lịch
Bắt nguồn từ Hồ Tây chảy qua nội thành đến Thanh Trì và nhập vào sông
Nhuệ. Chiều rộng Ýt biến đổi, khoảng từ 8m - 10m, độ sâu trung bình 1,5 m. Sông
Tô Lịch là nơi thoát nước của thành phố Hà Nội.
Sông Đuống
4
Đồ án tốt nghiệp Phan Tiến Dũng
Lớp ĐCCT-ĐKT B K44
Sông Đuống nằm ở phía Bắc thành phố Hà Nội, là chi lưu phân lũ chính của
sông Hồng (22,8%). Hàng năm, vận chuyển 27,3 triệu m
3
nước với lưu lượng bình
quân là 861m
3
/s. Nó nối sông Hồng với hệ thống sông Thái Bình.
Sông Cà Lồ
Sông Cà Lồ nằm phía Bắc thành phố Hà Nội chảy theo hướng Tây Đông, lưu
lượng bình quân hàng năm là 29,0m
3
/s. Sông là chi nhánh chủ yếu của sông Cầu.
+ Các sông ở khu vực Hà Nội có chế độ thủy văn theo 2 mùa rõ rệt : Mùa lũ và
mùa khô.
Ngoài ra, Hà Nội còn có nhiều hồ, đầm tự nhiên lớn nhỏ, phân bố rải rác khắp
nơi như: Hồ Tây, hồ Trúc Bạch, hồ Hoàn Kiếm ở nội thành và một số ở Thanh Trì,
Đông Anh. Những hồ này có diện tích lớn ảnh hưởng đến điều kiện địa chất công
trình và môi trường sinh thái của Hà Nội.
Theo tài liệu Bộ Xây Dựng, thành phần hóa học của nước Hồ Tây như sau:
- Độ cứng tạm thời: 3,6mgdl/l.
- Độ cứng vĩnh cửu: 3,42mgdl/l.
Biểu diễn thành phần của nước dưới dạng công thức Cuôclốp:
3,7
2372
3
40
4
52
3.0
pH
MgCa
HCOSO
M
5
Đồ án tốt nghiệp Phan Tiến Dũng
Lớp ĐCCT-ĐKT B K44
Tên nước: Sunphat-Bicacbonnat- canxi-magie.
Do yêu cầu đô thị hóa nhanh nên nhiều ao, hồ và đầm lầy ở Hà Nội đã được
san lấp để lấy mặt bằng sử dụng cho mục đích xây dựng. Một số đầm và vùng trũng
ở Thanh Trì, Đông Anh được cải tạo để thả cá và trồng trọt.
Hệ thống sông và hồ hiện nay của Hà Nội đã và đang cải tạo, tạo nên nhiều
cảnh quan và có tác dụng điều hòa khí hậu cho thủ đô.
1.4. Khí hậu
Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 2 mùa rõ rệt là
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 (đó là mùa hè và mùa thu) và mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau (đó là mùa đông và mùa xuân).
Mùa mưa, khí hậu nóng Èm và mưa nhiều, thường có gió thổi theo hướng Đông
Nam.
Mùa khô, khí hậu khô và lạnh, gió thường thổi theo hướng Bắc và Đông Bắc và
được chia làm hai thời kỳ: Thời kỳ hanh khô từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Thời
kỳ này rất thuận lợi cho công tác khảo sát địa chất và thi công xây dựng công trình.
Thời kỳ Èm ướt từ tháng 2 đến tháng 4 có mưa phùn, lượng mưa không đáng kể,
khí hậu Èm ướt.
a. Nhiệt độ
6
Đồ án tốt nghiệp Phan Tiến Dũng
Lớp ĐCCT-ĐKT B K44
Nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao, từ 23÷23,5
0
C, nhiệt độ trung bình
tháng nóng nhất là 37,6
0
C, tháng lạnh nhất là 13,5
0
C. Nhiệt độ trung bình của mùa
khô từ 17
0
C ÷18
0
C, thấp nhất vào tháng 1 khoảng 12,6
0
C. Nhiệt độ trung bình mùa
mưa từ 20
0
C ÷25
0
C, cao nhất vào tháng 5÷7, nhiệt độ trên 27
0
C, sự chênh lệch nhiệt
độ giữa ngày và đêm từ 6
0
C ÷8
0
C, nhiệt độ chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm
thấp nhất vào tháng 2 khoảng 5,7
0
C. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm được
trình bầy trong bảng I- 1.
Bảng I- 1:
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
t
0
c 16,6 17,6 19,8 23,5 27,6 29,8 28,1 27,5 24,5 21,9 19,6 18,0
b. Độ Èm
Độ Èm không khí trung bình hàng năm từ 81 đến 89%, cao nhất vào tháng 3, độ Èm
là 89%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 trung bình 81%. Độ Èm trong năm
tương đối cao và mức độ chênh lệch của các tháng trong năm rất Ýt. Độ Èm các
tháng trong năm được trình bầy trong bảng I – 2.
Bảng I – 2:
Tháng
Độ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
7
Đồ án tốt nghiệp Phan Tiến Dũng
Lớp ĐCCT-ĐKT B K44
Èm %
Max 96 96 97 98 97 97 97 97 92 97 97 97
Min 64 63 63 69 62 62 62 65 65 64 52 59
TB 73 86 89 88 85 84 85 87 86 82 81 81
c. Lương mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng1.500÷2.000mm, năm có lượng
mưa lớn nhất là 4.500mm và thấp nhất là1.500mm.Lượng mưa phân bố không đều
giữa 2 mùa: Về mùa mưa, lượng mưa chiếm 80 đến 85% tổng lượng mưa của cả
năm, mùa khô lượng mưa không đáng kể. Lượng mưa lớn nhất vào khoảng tháng
7÷8, mưa thường liên quan đến bão và áp thấp nhiệt đới do chịu sự tác động mạnh
mẽ của gió mùa, cường độ có thể vượt quá 150mm/ngày, có khi gây lụt nặng Lượng
mưa trung bình các tháng được trình bầy trong bảng I - 3.
Bảng I – 3:
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Max(mm) 106,471,1 119,2 203,2 459,1 589,1801,6 801,6 720 647 516 110
Min(mm) 0,1 1,4 3,5 28,1 64,2 26,6 78,3 78,3 34,4 31,4 1,9 0,6
8
Đồ án tốt nghiệp Phan Tiến Dũng
Lớp ĐCCT-ĐKT B K44
TB(mm) 21,2 32,8 46,9 131,2 205,0 240,0326,6 336,6 248,6 43,2 40,2 23,0
Lượng bốc hơi trung bình 722mm/năm. Thường từ tháng 11 đến tháng 3 là
thời kỳ lượng bốc hơi cao hơn lượng mưa.
d. Giã
Hướng gió thổi theo 2 mùa rõ rệt. Gió mùa hạ thổi theo hướng Nam và Đông
Nam. Mùa đông chủ yếu là gió hướng Bắc và Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình giữa
2 mùa không chênh lệch nhau nhiều, mùa hè trung bình là 3m/s, mùa đông là
3,3m/s. Tốc độ gió nhỏ nhất thường vào tháng 11÷12(2,2m/s), lớn nhất vào tháng
9(34m/s). Vào tháng 7, tháng 8, tháng 9 thường xẩy ra nhiều cơn bão lớn gây thiệt
hại cho người và công trình xây dựng. Tốc độ gió trung bình các tháng trong năm
được trình bầy trong bảng I – 4.
Bảng I – 4:
T
háng
Tốc
độ
(m/s)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 1
0
1
1
1
2
Max 1
2
1
1
1
2
1
4
1
0
1
6
1
4
2
0
3
4
1
6
1
0
1
6
Min 3
,3
3
,0
3
,3
3
,1
3
,2
3
,2
3
,0
2
,5
2
,5
2
,7
2
,5
2
,2
I.2. Đặc điểm dân cư - kinh tế
2.1. Dân cư
Hà Nội là thủ đô của cả nước, ở đây tập trung dân số rất đông. Theo tài liệu
thống kê năm 2001, dân số Hà Nội là 4,5 triệu người. Dân cư phân bố không đều,
9
Đồ án tốt nghiệp Phan Tiến Dũng
Lớp ĐCCT-ĐKT B K44
tập trung chủ yếu ở các quận nội thành. Quận Hoàn Kiếm là trung tâm thương mại -
giao dịch - hành chính chủ yếu của thành phố, có mật độ dân số cao nhất là 450
người/ha, gấp 1,7 lần mật độ trung bình của nội thành (240 người /ha) và gấp 2,3
lần mật độ thấp nhất là quận Ba Đình.
2.2. Văn hóa giáo dục
Hà Nội là trung tâm văn hóa khoa học của cả nước.Ở đây tập trung rất nhiều
các trường đại học, trung học chuyên nghiệp cùng các viện nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra, Hà Nội còn là nơi có rất nhiều công trình văn hóa, trung tâm dịch vụ
nhiều khu di tích lịch sử, viện bảo tàng và các danh lam thắng cảnh. Các trung tâm
này ngày càng được trang bị hiện đại hơn nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ngày
càng cao của nhân dân thủ đô cũng như nhân dân cả nước.
2.3. Kinh tế
Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan trung ương được ưu tiên đầu tư mạnh, nên
nền kinh tế ở đây phát triển khá cân đối và toàn diện trên tất cả các mặt công nghiệp
- nông nghiệp - thương nghiệp - giao thông và các ngành dịch vụ khác với cơ cấu
rất đa dạng.
Công nghiệp - Thủ công nghiệp
10
Đồ án tốt nghiệp Phan Tiến Dũng
Lớp ĐCCT-ĐKT B K44
Thế mạnh của Hà Nội là tập trung các ngành cơ khí chế tạo, cơ khí chính xác và
điện tử, công nghiệp thực phẩm xuất khẩu, các mặt hàng dệt kim may mặc, đan thêu
và các hàng tiêu dùng khác. Công nghiệp địa phương của Hà Nội được sự hỗ trợ
của công nghiệp trung ương với các nhà máy cơ khí ( Hà Nội – Trần Hưng Đạo, Xe
lửa Gia Lâm, Bê tông Thanh Liệt).
Nông nghiệp – Lâm nghiệp
Hiện nay, Hà Nội có trên 100 hợp tác xã nông nghiệp với quy mô toàn xã với diện
tích canh tác 20000ha. Vùng thâm canh dọc sông Hồng(Mê Linh), sông
Đuống(Đông Anh – Gia lâm). Vùng rau thâm canh ở các huyện ngoại thành (trừ
Sóc Sơn) cung cấp rau quả tươi cho thành phố. Vùng thuốc lá ở Sóc Sơn. Đi cùng
với sự phát triển của nông nghiệp là các trại chăn nuôi gia sóc gia cầm. Các vùng
Sóc Sơn, Mê Linh có các lâm trường chủ làm nhiệm vụ tu bổ, bảo vệ trông rừng
mới.
Thương nghiệp, dịch vụ - du lịch
Mạng lưới thương nghiệp, dịch vụ - du lịch của Hà Nội khá hoàn chỉnh với các hệ
thống cửa hàng ở thành phố, huyện, xã và cụm dân cư. Trong thời kỳ mở cửa, Hà
Nội không những mở rộng quan hệ với các vùng trong nước mà còn thực hiện liên
doanh với nước ngoài để phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch và khách
sạn.
11
Đồ án tốt nghiệp Phan Tiến Dũng
Lớp ĐCCT-ĐKT B K44
2.4. Giao thông vận tải
Hà Nội là trung tâm đầu mối giao thông của cả nước, từ đây có thể đi khắp các
khu vực trong nước và quốc tế bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường
hàng không. Hệ thống giao thông trong nước đang dần dần được cải thiện, nâng
cấp, mở rộng thêm nhiều tuyến đường nối với các nước trong khu vực.
Đường bộ
Từ Hà Nội có thể đi các địa phương trong cả nước bằng hệ thống đường giao
thông qua các quốc lộ chính sau đây:
- Quốc lộ 1A: Hà Nội đi thành phố Hồ Chí Minh; Hà Nội đi Lạng Sơn.
- Quốc lộ 5: Hà Nội đi Hải Phòng.
- Quốc lé 6: Hà Nội đi Sơn La, Lai Châu.
Đường sắt
Từ Hà Nội có các tuyến đường sắt chính đi các địa phương sau:
- Tuyến đường sắt Hà Nội đi các tỉnh phía Nam tới thành phố Hồ Chí Minh.
- Tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn.
- Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng.
Đường thủy
12
Đồ án tốt nghiệp Phan Tiến Dũng
Lớp ĐCCT-ĐKT B K44
Từ Hà Nội có thể đi một số địa phương khác trong nước bằng đường thủy:
- Tuyến sông Hồng (Hà Nội - Nam Định - Thái Bình, Hà Nội - Việt Trì -
Phú Thọ).
- Tuyến sông Đuống ( Hà Nội - Hải Dương).
- Tuyến sông Hông - sông Luộc ( Hà Nội - Hải Phòng).
Đường hàng không
- Đường bay Hà Nội - Điện Biên Phủ.
- Đường bay Hà Nội - Huế.
- Đường bay Hà Nội - Đà nẵng.
- Đường bay Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh.
Và mét số đường bay đi nhiều nước trên thế giới.
13
Đồ án tốt nghiệp Phan Tiến Dũng
Lớp ĐCCT-ĐKT B K44
Chương II
ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ KHU VỰC HÀ NỘI
Theo các tài liệu khảo sát …
1. Thống Pleistoxen dưới, hệ tầng Lệ Chi (aQ
I
lc)
Trầm tích hệ tầng Lệ Chi không lộ ra ở vùng nghiên cứu mà bị các trầm tích
trẻ phủ lên trên. Tầng Lệ Chi chỉ quan sát thấy trong các hố khoan ở độ sâu từ 45m
đến 69m thuộc các tuyến cắt qua nội thành với bề dày lớn nhất là 24,5m. Tầng này
có tính phân nhịp đều đặn từ hạt thô ở dưới đến hạt mịn ở trên, thể hiện rõ nét chu
kỳ tích tụ aluvi. Theo thành phần thạch học và cổ sinh, trầm tích tầng Lệ Chi được
chia làm 3 tập và một tập gồm tích tụ bồi tích và tích tụ sườn tích không phân chia(
adQ). Theo thứ tự từ dưới lên trên gồm:
- Tích tụ đệ tứ không phân chia (a,d,p)Q :
Tích tụ bồi tích có thành phần là cát bột, sét lẫn Ýt sạn laterit, sạn thạch anh
màu vàng, nâu, xám nâu.
Tích tụ sườn tích - lũ tích gồm tảng, cuội, dăm, sỏi, sạn, cát, bột, sét lẫn lộn,
màu vàng gạch, nâu d,pQ tích tụ sườn tích.
-Tập 1: Thành phần gồm cuội, sỏi, cát, Ýt bột sét màu xám, xám nâu.Cuội chủ
yếu là thạch anh Ýt cuội đá vôi kích thước từ 2,0–3,0cm, có nơi từ 3,0–0,5cm ,có độ
mài tròn tốt ( R
0
= 0,5 ÷ 0,9, độ cầu S
0
= 2,0 ÷ 4,0), bề dày khoảng 10m.
14
Đồ án tốt nghiệp Phan Tiến Dũng
Lớp ĐCCT-ĐKT B K44
- Tập 2: Thành phần gồm cát hạt nhỏ, cát bột màu xám vàng, độ chọn lọc và
mài tròn tốt (R
0
= 0,3 ÷ 0,5, độ cầu S
0
= 1,5 ÷ 2,5). Chiều dày tập 3,5m ÷ 10,0m.
- Tập 3: Thành phần gồm bột sét, cát màu xám vàng, xám đen, chứa tảo nước
ngọt, phổ phấn Polypodiacac, Licopodium, Pterit Chiều dày tập từ 0,2m đến
4,5m.
Nhìn chung, tầng Lệ Chi chỉ quan sát được qua các lỗ khoan ở vùng đồng
bằng Hà Nội. Sự thành tạo của nó có liên quan tới quá trình bóc mòn, xâm thực, rửa
trôi.
2.2. Thống Pleistoxen giữa - trên, hệ tầng Hà Nội ( apQ
II - III
hn)
Tầng này có nguồn gốc trầm tích sông, sông lũ hỗn hợp. Phần lớn chúng bị
phủ, chỉ quan sát được trong các hè khoan. Các trầm tích của tầng này gặp trong hai
dạng mặt cắt khác nhau.
+Mặt cắt vùng bị phủ: Trầm tích tầng phủ gặp trong hầu hết các hố khoan ở
vùng ven rìa và trung tâm thành phố. Chúng nằm ở độ sâu 35,5m÷69,5m, bề dày
trầm tích khoảng 34m (ở trung tâm đồng bằng) và được chia ra thành 3 tập từ dưới
lên như sau:
- Tập 1: Thành phần gồm cuội, cuội tảng ( kích thước từ 7cm÷10cm, có thể
đạt đến 15cm), sỏi sạn và rất Ýt cát bột xen kẽ chủ yếu là đá thạch anh, Ýt đá phun
15
Đồ án tốt nghiệp Phan Tiến Dũng
Lớp ĐCCT-ĐKT B K44
trào cuội tectit, cuội tảng đá ong .Ơ vùng đồng bằng tầng cuội ngậm nước lớn, chất
lượng tốt thuộc tướng lòng sông miền núi. Độ chọn lọc, mài tròn kém đến trung
bình. Bề dày của tầng từ 10,0÷ 20,0m. Đây là đối tượng chứa nước ngầm phong phú
và chất lượng tốt;
- Tập 2: Thành phần gồm sỏi sạn, cát hạt thô, cát bột màu vàng xám, chủ yếu
là thạch anh thuộc tướng lòng sông miền núi và chuyển tiếp. Chiều dày tập 10,0m.
- Tập 3: Thành phần gồm bột sét, bột cát màu vàng xám, vàng gạch nâu xám
có lẫn mùn thực vật, chứa di tích bào tử phấn hoa Qucreus, Pinus, Gleichenia,
larix
Tảo nước ngọt: Aulacosiratf, Granulata, Navicula Vùng Lệ Chi, Phú Thụy có sự
xâm nhập của nước lợ, mặn theo lạch (Vùng cửa sông). Bề dày tập 4,0m, có tuổi
Pleistoxen giữa - đầu Pleistoxen muộn.
+Mặt cắt ở vùng lộ: Phạm vi phân bố của vùng này tương đối hẹp, chỉ gặp ở
phía tây thành phố. Vùng lộ tầng Hà Nội có thể chia thành hai tập:
- Tập dưới: gồm cuội, cuội tảng lẫn sỏi, sạn, cát bột, sét màu gạch vàng, cuội
chủ yếu là thạch anh lẫn Ýt đá phun trào silic, độ mài tròn và chọn lọc kém;
-Tập trên: gồm cát bột, bột có Ýt sét màu vàng gạch.
Tổng chiều dày ở vùng lộ khoảng 4,0m.
16
Đồ án tốt nghiệp Phan Tiến Dũng
Lớp ĐCCT-ĐKT B K44
Tầng Hà Nội nằm ngay dưới tầng cuội sỏi của tầng Vĩnh Phúc và phủ không
chỉnh hợp lên trên các trầm tích tầng Lệ Chi.
3. Thống Pleistoxen trên, hệ tầng Vĩnh Phúc (Q
III
2
vp)
Trầm tích tầng Vĩnh Phúc lộ ra ở ven rìa đồng bằng với diện tích nhỏ ở Cổ
Nhuế, Xuân Đỉnh. Bề mặt trầm tích nằm ở độ cao tuyệt đối lớn hơn 10m. Nét đặc
trưng của tầng Vĩnh Phúc là có hiện tượng laterit yếu, màu sắc loang lổ. Đặc điểm
về thành phần vật chất của tầng Vĩnh Phúc là có sự chuyển nhanh về thành phần
thạch học theo không gian từ sét, sét lẫn bụi, chuyển qua bụi và cát Tất cả các
thành phần từ thô đến mịn khi lé ra trên mặt đều bị phong hoá và có quan hệ bÊt
chỉnh hợp với tầng Hải Hưng. Tầng có chiều dày khoảng 61m. Theo thành phần
thạch học, tầng Vĩnh Phúc được chia thành 4 tập, thứ tự từ dưới lên như sau:
- Tập 1: Thành phần gồm cuội, sỏi cát, Ýt bột sét màu xám vàng. Bề dày tập
đạt tới 10m;
- Tập 2: Thành phần gồm cát bột, Ýt sét màu vàng, thỉnh thoảng gặp thấu kính
sỏi màu xám vàng, nâu xám. Bề dày của tập có thể đạt đến 33m;
- Tập 3: Thành phần gồm sét caolin màu xám trắng, sét bột màu xám vàng,
nâu xám, tích tụ dạng hồ sót. Chiều dày tập biến đổi từ 2,0m – 10,0m;
17
Đồ án tốt nghiệp Phan Tiến Dũng
Lớp ĐCCT-ĐKT B K44
- Tập 4: Thành phần gồm sét màu đen, bột sét màu đen, xám vàng có nguồn
gốc tích tụ hồ - đầm lầy. Bề dày tập biến đổi từ 3,0m ÷ 8,0m;
4. Thống Holoxen, phụ thống dưới - giữa, hệ tầng Hải Hưng ( Q
IV
1-2
hh)
Tầng Hải Hưng phân bố chủ yếu ở phía Đông Nam, ngoài ra cũng khá phổ
biến ở phía Tây, Tây Bắc thành phố,gồm 3 phụ tầng:
4.1.Phụ tầng dưới
Bao gồm các trầm tích có nguồn gốc hồ - đầm lầy( lb Q
IV
1-2
hh
1
), thành tạo
vào thời kỳ biển tiến, phân bố chủ yếu ở phía Đông Nam thành phố và được chia
thành 2 kiểu:
- Kiểu hồ - đầm lầy ven biển: Trầm tích kiểu này phân bố khá liên tục và phổ
biến ở hồ Thành Công. Gồm sét bột chứa tàn tích thực vật, than bùn với hàm lượng
thay đổi theo chiều ngang và chiều sâu. Theo thành phần của tầng trầm tích và tài
liệu cổ sinh thì phụ kiểu này phân chia ra hai vùng:
-Vùng đầm lầy ven biển : Quan sát ở các hố khoan tại khu vực có phân bố
trầm tích phụ tầng Hải Hưng dưới, chiều dầy 13,5m, theo thứ tự từ dưới lên trên
như sau:
Từ 18,0m đến 12,6 m : Gồm bột cát, bột sét lẫn mùn thực vật màu xám đến
nhạt, độ chọn lọc kém.
18
Đồ án tốt nghiệp Phan Tiến Dũng
Lớp ĐCCT-ĐKT B K44
Từ 12,6m đến 4,5m: Gồm bột cát, bột sét lẫn mùn thực vật màu xám, xám
đen. Nó đặc trưng cho đầm lầy ven biển gần cửa sông, có tuổi Holoxen dưới và giữa
(lbQ
IV
1-2
hh
1
).
-Vùng đầm lầy lục địa: Quan sát thấy ở độ sâu 2,6m. Thứ tự địa tầng từ dưới lên
trên như sau:
Từ 3,1m đến 2,6 m: Than bùn màu xám đen, đen. ( bQ
IV
1-2
hh
1
);
Từ 2,6m đến 1,6m: Sét xám xanh lẫn sạn Laterit hóa( mQ
IV
1-2
hh
1
);
Từ 1,6m đến 1,1m: Sét xám xanh (mQ
IV
1-2
hh
1
);
Từ 1,1 đến 0,0 m: Bột sét màu nâu nhạt, xám nâu (amQ
IV
1-2
hh
1
).
- Kiểu ven rìa: Trầm tích kiểu này phân bố chủ yếu ở phía Tây, Tây Bắc và một Ýt
ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, gồm than bùn, sét chứa mùn thực vật màu xám,
xám đen.
4.2. Phụ tầng giữa ( l,mQ
IV
1-2
hh
2
)
Trầm tích của phụ tầng này gồm hai nguồn gốc khác nhau:
-Trầm tích có nguồn gốc hồ lục địa: Phân bố hạn chế và thường bị phủ. Có
thành phần là sét, bột sét màu xám vàng, xám xanh, ở đáy có Ýt sạn sỏi nhỏ là kết
vón oxit sắt. Các trầm tích này thường phân bố trên các trầm tích phụ tầng Hải
Hưng dưới. Bề dày trầm tích biến đổi từ 2,0m đến 3,0m.
19
Đồ án tốt nghiệp Phan Tiến Dũng
Lớp ĐCCT-ĐKT B K44
- Trầm tích nguồn gốc biển: Phân bố ở phía Nam, Đông Nam thành phố, có
thành phần chủ yếu là sét bột màu xám xanh, xanh lơ, ở đáy có Ýt mùn thực vật.
Phụ tầng Hải Hưng giữa nhìn chung bị phủ bởi các trầm tích tầng Thái Bình và
phủ trên các trầm tích phụ tầng dưới tầng Hải Hưng, nhiều nơi còn phủ trên các
trầm tích tầng Vĩnh Phúc, chiều dày từ 0,5m đến 4,m.
4.3. Phụ tầng trên ( bQ
IV
1-2
hh
3
)
Trầm tích đầm lầy (bQ
IV
1-2
hh
3
), gồm than bùn, sét bột lẫn mùn thực vật chưa
phân hủy hết màu nâu đen và khi khô nhẹ xốp, chiều sâu từ 0,5m đến 2m.
5. Thống Holoxen trên, hệ tầng Thái Bình ( aQ
IV
3
tb)
Các trầm tích tầng Thái Bình là những trầm tích trẻ nhất vùng và phân bố đều
trên bề mặt nghiên cứu. Chúng có nguồn gốc bồi tích (aluvi) và được chia làm 2
phụ tầng:
5.1. Phụ tầng dưới ( aQ
IV
3
tb
1
)
Trầm tích của phụ tầng có diện phân bố rộng, chiều dày khoảng 30,0m. Trầm
tích của phụ tầng được chia làm 4 tập, theo sự tăng dần về kích thước hạt, từ dưới
lên gồm:
- Tập 1: Thành phần là cuội sỏi, cát lẫn Ýt bột sét màu xám nâu nhạt. Bề dày
của tập thay đổi từ 3,0m ÷ 18,0m;
20
Đồ án tốt nghiệp Phan Tiến Dũng
Lớp ĐCCT-ĐKT B K44
- Tập 2: Thành phần là cát bột màu nâu, xám nhạt lẫn Ýt mùn thực vật, bề dày
của tập thay đổi từ 1,0m ÷3,0m;
- Tập 3: Thành phần là bột sét lẫn Ýt mùn thực vật, màu xám, bề dày thay đổi
từ 1,0m ÷ 3,0m;
- Tập 4: Trầm tích tập này có nguồn gốc hồ, đầm lầy. Thành phần trầm tích là
sét lẫn Ýt mùn thực vật màu nâu xám, có chứa di tích ốc xoắn hiện đại. Tập này dày
khoảng 1m và rất hiếm trong khu vực nghiên cứu.
5.2. Phụ tầng trên (aQ
IV
3
tb
2
)
Các trầm tích của phụ tầng có nguồn gốc aluvi hiện đại, phân bố trong khu vực
bãi bồi ngoài đê và lòng sông hiện đại. Chúng là các trầm tích hiện đại tướng bãi
bồi và tướng lòng sông.
Trầm tích của tầng được chia làm hai tập:
- Tập 1: Thành phần là cuội sỏi, cát lẫn Ýt bột sét màu vàng xám. Bề dày tập
biến đổi từ 3m ÷ 10m;
- Tập 2: Thành phần là bột sét màu nâu nhạt chứa ốc trai nước ngọt và mùn
thực vật. Khoáng vật sét chủ yếu là Kaolinit, Hydromica và Clorit. Bề dày
của tập biến đổi từ 2m ÷ 5m.
21
Đồ án tốt nghiệp Phan Tiến Dũng
Lớp ĐCCT-ĐKT B K44
II. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN.
Với mục đích nghiên cứu để phục vụ cho xây dựng, trong chương này chỉ đề
cập phức hệ chứa nước trầm tích Đệ tứ(Q). Theo tài liệu bản đồ Địa Chất Thủy
Văn, tỷ lệ 1: 50000 vùng Hà Nội do Đoàn Địa Chất 64 thành lập, Hà Nội có nguồn
nước ngầm khá phong phó. Trong các tạo trầm tích Đệ tứ có 3 đơn vị chứa nước
sau:
1- Tầng chứa nước Holoxen ( qh)
Thành phần chủ yếu của đất đá chứa nước là cát pha, cát hạt nhỏ, các thành
tạo này thuộc tầng Thái Bình có nguồn gốc aluvi. Mái của tầng chứa nước là lớp
cách nước có thành phần sét pha là phần trên của tầng Thái Bình, đáy cách nước có
thành phần là sét, sét pha, bùn sét thuộc trầm tích tầng Hải Hưng. Tầng chứa nước
Holoxen phân bố rộng rãi trong khu vực nghiên cứu. Bề dày tầng chứa nước biến
đổi mạnh từ 3 ÷ 29m. Bề dày trung bình là 14m. Mực nước ngầm ở trung tâm 4 ÷
6m, vùng ven rìa gần sông có thể từ 2 ÷ 4m. Nguồn cung cấp nước chính cho tầng
này là nước mưa, nước sông hồ. Bởi vậy, động thái mực nước của tầng phụ thuộc
khá nhiều vào yếu tố khí tượng thủy văn. Kết qủa phân thành phần hóa học của
nước trong tầng này biểu diễn dưới dạng công thức Cuốclốp như sau:
7.2
PH
56.7
Ca
25
CL
68.15
3
HCO
0.4
M
30
2
13.0
Mg
CO
22
Đồ án tốt nghiệp Phan Tiến Dũng
Lớp ĐCCT-ĐKT B K44
Tên nước: Bicacbonnat-clorua-canxi-magie.
Độ cứng toàn phần: 6,5 mgđl/l.
Độ cứng vĩnh cửu: 1,57 mgđl/l.
Hàm lượng CO
2
tù do: 0,16g/l.
Hàm lượng CO
2
ăn mòn: 0,0139g/l.
2. Tầng chứa nước Pleistoxen trên ( qh
2
)
Tầng chứa nước này phân bố dưới tầng chứa nước Holoxen và phía trên tầng
Pleistoxen dưới (qp). Thành phần chủ yếu của đất đá chứa nước là cát pha, cát hạt
vừa, phần dưới hay gặp sạn, sỏi nhỏ. Các thành tạo này thuộc tầng Vĩnh Phúc có
nguồn gốc aluvi. Tầng chứa nước này gặp ở hầu hết mọi nơi trong khu vực vùng Hà
Nội. Chúng phân bố nông hơn ở vùng ven rìa và sâu hơn ở vùng trung tâm. Bề dày
tầng chứa nước thay đổi từ 3m ÷ 36m. Bề dày trung bình khoảng 12m. Đặc tính
thủy lực của tầng chứa nước là có áp. Mực nước vùng trung tâm có thể thay đổi từ
7m÷8m có khi đến 12m. Nguồn cung cấp chủ yếu cho tầng này là nước mưa, nước
sông hồ và một phần là do nước tầng trên cung cấp. Kết qủa phân thành phần hóa
học của nước trong tầng này biểu diễn dưới dạng công thức Cuôclốp như sau:
C
25
o
T
7
PH
30
Ca
65
K(Na,
42
CL
3
53
HCO
0,64
M
)
.
23
Đồ án tốt nghiệp Phan Tiến Dũng
Lớp ĐCCT-ĐKT B K44
Tên nước là Bicacbonat - Clorua - Natri– Canxi.
Độ tổng khoáng hoá M = 0,1
÷
1,0 mg/l.
Tổng độ cứng 1÷5 D.
3. Tầng chứa nước trầm tích cổ Pleistoxen dưới - giữa, tầng Hà Nội và Lệ Chi
(qp)
Thành phần đất đá chứa nước chủ yếu là cuội, sỏi, sạn có nguồn gốc aluvi -
proluvi. Cuội, sỏi của tầng chứa nước này có thành phần chủ yếu là thạch anh, silíc,
một số cuội có thành phần là đá vôi, đá phun trào. Bề dày tầng chứa nước thay đổi
từ 3m - 40m. Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho tầng này là từ sông Hồng và các
tầng chứa nước trên thấm xuống. Kết qủa phân tích thành phần hóa học của nước
trong tầng này được biểu diễn dưới dạng công thức Cuôclốp như sau:
C
24
o
T
34
Ca
38
K(Na,
25
CLHCO
0.64
M
26
)
3
07.0
2
75
Mg
CO
Tên nước là Bicacbonat - Clorua - Natri -Canxi- Magiê.
Theo kết qủa nghiên cứu của đoàn 204: Đây là tầng chứa nước phong phú
nhất, nước trong tầng này chất lượng tốt, trữ lượng lớn. Hiện nay thành phố Hà Nội
đang khai thác phục vụ cho sinh hoạt và công nghiệp.
24
Đồ án tốt nghiệp Phan Tiến Dũng
Lớp ĐCCT-ĐKT B K44
Chương III
25