Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

TÂM TRẠNG của SINH VIÊN KHI đi XE BUÝT GIỜ CAO điểm TRÊN TUYẾN XE 11 ở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.9 KB, 80 trang )

Tiểu luận: Tâm lý học xã hội
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI
Bài tập
CHUYÊN ĐỀ
GVHD: Đặng Thị Vân
Lớp: K55XHH Nhóm 1
1.§åNG M¹NH HIÕU
2.NG¤ SãNG THÇN
3.§INH THÞ HUY£N
4.Vò THÞ HIÒN
5. L£ THÞ HUYÒN
6. §OµN THÞ TRANG
7.Vò THÞ PH¦îNG
8. NGUYÔN THÞ THU

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2011
Lớp: K55XHH Nhóm 1
1
Tiểu luận: Tâm lý học xã hội
Sinh viên: Đồng Mạnh Hiếu Lớp: K55XHH MSV: 554919
TÊN CHUYÊN ĐỀ:
TÂM TRẠNG CỦA SINH VIÊN KHI ĐI XE BUÝT GIỜ CAO
ĐIỂM TRÊN TUYẾN XE 11 Ở HÀ NỘI.
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Thao tác hoá khái niệm
- Khái niệm tâm trạng xã hội: Tâm trạng xã hội là 1 trạng thái tình
cảm của nhóm. Nó phản ánh thái độ chung của mọi người ở trong nhóm
đối với những biến cố (những sự kiện, những biến động quan trọng) đã
xảy ra trong hiện thực, có liên quan mật thiết, có ảnh hưởng mạnh mẽ
đến sự thoả mãn những nhu cầu vật chất hay tinh thần của họ.


* Phân loại tâm trạng xã hội:
a) Căn cứ vào mức độ: chia thành 2 loại là:
+ Tâm trạng xa hội tích cực: Có biểu hiện là sự dễ chịu, lạc quan,
phấn khởi hân hoan. Nó ảnh hưởng đến thái độ của mọi người, đến sự
chuyển hoá thành có thể. Nó giúp con người nhanh trí hơn, tĩnh tác hơn,
**** hơn, mọi người quan tâm và hợp tác với nhau hiệu quả hơn.
+ Tâm trạng xã hội tiêu cực: Có biểu hiện là sự bi quan, uỷ mị, sự
hoảng loạn, chán trường ….Nó kìm hãm hành động con người, gây
không khí nặng nề trong tập thể, tính tích cực của cá nhân bị giảm sút,
phản ứng tâm sinh lý rối loạn, trí tuệ, tư duy rời rạc, trí nhớ, tính nhạy
cảm giảm sút và làm việc nhanh mệt mỏi.
Lớp: K55XHH Nhóm 1
2
Tiểu luận: Tâm lý học xã hội
b) Căn cứ vào phạm vi tâm trạng xã hội chia thành: Tâm
trạng nhóm tính trạng chính trị, tâm trạng tập thể, tâm trạng dân
tộc…
* Đặc điểm:
- Mang tính trống đối bền vững và hoàn toàn do biến động cảm
súc ở đời sống tâm lý.
- Chịu sự quy định của các nhân tố bên ngoài (vật chất, tinh thần
của nhóm) và nhân tố bên trong (nhu cầu, niêm tin, giá trị của nhóm)
- Gắn liền với các hoạt động của nhóm, quy định tính chất của nội
dung của hoạt động đó, cũng như đời sống tâm lý xã hội của nhóm.
* Đặc tính: bao gồm:
- Tính xung động: Tâm trạng xã hội cơ thể làm tăng hay giảm
cường độ tốc độ và hiệu quả của cá nhân hay tập thể.
- Tính lây lan: Tâm trạng lan toả từ người này sang người khác, từ
người sang nhóm, từ nhóm này sang nhóm khác.
- Tính cơ động: Tâm trạng có thể thay đổi từ trạng thái này, mức

độ nay sang trạng thái khác, mức độ khác.
* Vai trò:
- Tâm trọng xã hội có vai trò to lớn đời sống của chủ thể ảnh
hưởng đến bầu không khí chung, tâm trạng tích cực cần được nhân rộng
nhưng các tâm trạng tiêu cực cần hạn chế và khắc phục nhanh chóng.
Lớp: K55XHH Nhóm 1
3
Tiểu luận: Tâm lý học xã hội
* Sự hình thành:
- Hình thành một cách tự giác và tự phát và tồn tại trong 1 thời
gian nhất định, chịu tác động của 2 yếu tố bên trong và bên ngoài.
2. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong thời địa công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước với sự
vượt bậc của kinh tế - văn hoá- xã hội và cuộc sống hàng ngày xe buýt là
1 phần thiết yếu của cuộc sống hàng ngày và đóng 1 vai trò quan trọng
trong cơ cấu xã hội ở nhiều nơi.
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển giao thông đã trở thành 1
vấn đề vô cùng quan trọng của Việt Nam. Đặc biệt là ở các thành phố
lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh …. Các phương tiện giao
thông ngày càng nhiều trong khi các tuyến đường càng trở lên xuống
trầm trọng.
Vào các giờ cao điểm, tắc đường xảy ra liên tục ảnh hưởng rất
nhiều đến đời sống xã hội. Xen lẫn vào đó tình trạng mất trộm, thái độ
phục vụ của lái xe và phụ xe, ý thức của hành khách đặc biệt ở giới trẻ
đang bị xã hội lên tiếng mạnh mẽ, làm xấu đi hình ảnh đẹp về giao
thông.
Lớp: K55XHH Nhóm 1
4
Tiểu luận: Tâm lý học xã hội
II. Mục tiêu nghiên cứu

1. Mục tiêu chung:
- Hiểu, làm rõ, đi sâu vào 1 khía cạnh của tâm trạng.
- Từ đề tài này không những hiểu thêm tâm trạng xã hội mà còn
biết rõ nét bầu không khí tâm lý, cũng như Dư luận xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phản ánh cơ sở lý luật, thực tiễn khi thực hiện dự án.
- Tìm và nhận xét tâm trạng của hành khách khi đi xe buýt giờ cao
điểm trên tuyến 11 ở Hà Nội.
- Đưa ra thực trạng, nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề trên.
* Nhiệm vụ chủ yếu: Làm rõ chủ đề, phân tích cụ thể, làm sáng tỏ
các nhận định đưa ra bằng phương pháp đi từ giả thuyết tới thực tế.
III. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên
cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên đi trên tuyến xe buýt số 11 ở
trường ĐHNN Hà Nội.
- Khách thể nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Các điểm bến chờ xe buýt số 11 và trên xe buýt 11
với lộ trình:
Lớp: K55XHH Nhóm 1
5
Tiểu luận: Tâm lý học xã hội
* Lượt đi:
Công viên thống nhất - Trần Nhân Tông – Quang Trung - Trần
Hưng Đạo – Phan Chu Trinh – Lý Thái Tổ - Ngô Quyền – Hàng Vôi –
Hàng Tre – Hàng Muối - Trần Nhật Duật - Ngọc Lâm - Nguyễn Văn Cừ
- Nguyễn Văn Linh – Ngô Xuân Quảng – ĐHNN Hà Nội.
Lượt về:
ĐHNN HN – Ngô Xuân Quảng - Ngọc Lâm – Đê Gia Thượng -
Cầu Chương Dương - Trần Nhận Duật - Nguyễn Hữu Huân – Lý Thái

Tổ - Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo – Ga Hà Nội – Lê Duẩn - Trần Nhân
Tông – Công viên thống nhất.
Thời gian: 2 tuần (3/10  17/10)
Nội dung: Đề cấp đến tâm trạng của sinh viên khi đi trên xe buýt
số 11 giờ cao điểm về các vấn đề còn tồn tại trên xe buýt.
IV. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu:
Giả thuyết mô tả: Việc đi trên xe buýt số 11 tại Hà Nội giờ cao
điểm của sinh viên trường ĐHNN Hà Nội, những vấn đề còn tồn tại.
2. Giả thuyết nguyên nhân về các vấn đề trên:
3. Giả thuyết xu hướng:
- Nếu như cơ quan điều hành và quản lý, nhân viên lái và phụ xe,
cũng như hành khách có các giải pháp cụ thể,có ý thức hơn trong vịêc đi
xe buýt giờ tan tâm thì vấn đề còn tồn tại của xư buýt giờ tầm sẽ giảm
xuống.
Lớp: K55XHH Nhóm 1
6
Tiểu luận: Tâm lý học xã hội
V. Phương pháp thực hiện chuyên đề:
1. Phân tích tài liệu.
2. Phương pháp quan sát: Các thông tin chính xác đã được kiểm
định với độ tin cậy > 80%.
+ Định Tính (Phỏng vấn sâu) : Hỏi trực tiếp mốt số bạn sinh viên
đi xe buýt 11
+ Định lượng: Phương pháp dùng bảng hỏi
Sau đây là hệ thống câu hỏi:
Tâm trạng của sinh viên khi đi xe buýt giờ cao điểm trên tuyến
xe 11 ở Hà Nội.
Bảng câu hỏi:
Câu 1: Bạn đã từng đi xe buýt chưa?
1. Có

2. Chưa ( Nếu có thì hãy trả lời tiếp câu 2)
Câu 2: Nếu được đánh giá chất lượng đi và phục vụ của xe buýt
hiện nay bạn sẽ chấm mấy điểm? …
Câu 3: Nguyên nhân bạn cho số điểm trên
1. Do nhồi nhét hành khách quá đông
2. Do nạn trộm cắp trên xe diễn ra thường xuyên
3. Do thái độ phục vụ của lái xe và phụ xe kém.
4. Ý kiến khác.
Lớp: K55XHH Nhóm 1
7
Tiểu luận: Tâm lý học xã hội
Câu 4: Chỗ ở của bạn có gần bến xe buýt không?
1. Có
2. Không
Câu 5: Thời gian chờ tối đa cho 1 lần chờ xe buýt giờ cao điểm
của bạn là bao nhiêu ?
1. 10 phút
2. 15 phút
3. 20 phút
4. 30 phút
5. Thời gian khác
Câu 6: Khi đi trên xe buýt giờ cao điểm tâm trạng của bạn như thế nào?
1. Bình thường vì đã chấp nhận sử dụng phương tiện này thì phải
chịu đựng?
2. Khó chịu vì đông người, mùi người, xe nhồi nhét thậm tệ, nạn
trộm cắp hoành hành thường xuyên ….
3. Bức xúc
4. Vui vẻ
5. Ý kiến khác
Câu 7: Khi đi xe buýt bạn đã bao giờ vất rác ra xe buýt chưa?

1. Có
2. Không
Lớp: K55XHH Nhóm 1
8
Tiểu luận: Tâm lý học xã hội
3. Không biết
Câu 8: Khi đi xe buýt bạn đã bao giờ nhường nghế cho người
già và trẻ em chưa?
1. Không bao giờ
2. Thỉnh thoảng
3. Thường xuyên
Câu 9: Khi ngồi trên xe buýt bạn đã chứng kiến cảnh trộm cắp,
móc túi hay chưa?
1. Không bao giờ
2. Thỉnh thoảng
3. Thường xuyên (nếu trả lời phương án 2 hoặc 3 hãy làm tiếp câu
sau)
Câu 10: Khi nhìn thấy cảnh tượng đó bạn sẽ hành động như thế
nào?
1. Ngồi im
2. Hô lên và gọi mọi người giúp đỡ
3. Gọi cho công an theo số dán trên xe buýt
4. Ý kiến khác
Câu 11: Bạn đã bào giờ gặp phải trường hợp đi xe buýt mà xe đó bỏ bến
chưa?
1. Không bao giờ
2. Thỉnh thoảng
Lớp: K55XHH Nhóm 1
9
Tiểu luận: Tâm lý học xã hội

3. Thường xuyên
Câu 12: Hãu cho ý kiến bằng cách đánh dấu (x) vào nhận định
đó
Nhận định Kém TB Kh
á
Tố
t
1. Thái độ phục vụ của lái xe và phụ xe trên xe
buýt
2. Ý thức bảo vệ vệ sinh xe của nhân viên và
hành khách
3. Ý thức của sinh viên khi đi xe buýt
Câu 13. Phần đề xuất
Theo bạn để giảm tài và xoá bỏ các vấn đề còn tồn tại trên bạn
thấy cần phải có những giải pháp gì?





Cảm ơn bạn đã giúp chúng tôi hoàn thành phiếu khảo sát này!
Chúc bạn và gia đình mạnh khoẻ và hạnh phúc!
PHẦN 2 .CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Thực trạng:
Lớp: K55XHH Nhóm 1
10
Tiểu luận: Tâm lý học xã hội
- Xe buýt: Xe buýt là 1 phương tiện giao thông công cộng được sử
dụng để phục vụ cho vịêc đi lại của mọi tầng lớp nhân dân. Nó đi theo
những tuyến đường nhất định và có lộ trình. Mọi người có thể trả xe

buýt bằng 2 hình thức: Vé tháng hoặc trả tiền trực tiếp.
- Hiện nay: Hà Nội có 41 tuyến xe buýt phục vụ liên tục từ 5h 
22h hàng ngày cứ 15phút lại có 1 tuýen xe tới bến. Đối tượng phục vụ
chủ yếu là học sinh, sinh viên, công nhân viên chức. Mỗi ngày xe buýt
Hà Nội phục vụ hco hàng trăm lượt người. Ngoại xe chạy trong nội bộ
thành phố, công ty xe buýt Hà Nội đã mở thêm nhiều tuyến xe buýt chạy
đến 1 số tỉnh lân cận như Hà Nội - Bắc Ninh và cả những tuyến xe buýt
Bắc – Nam. Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
Xe buýt Hà Nội ngày nay đã được trạng bị những thiết bị hiện đại
như: Cửa đóng mở tự động, điều hoà không khí. Do các bến xe buýt
được xâyd dựng ở hầu hết khắc các đường phố nên giao thông xe buýt
khá thuận tiện với người dân đặc biệt là học sinh – sinh viên.
Hầu như ở tất cả các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Hà
Nội đều có xe buýt có khoảng 16% sinh viên đi học bằng phương tiện
này. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội có 2 tuyến xe buýt là 11
(công viên thống nhất) và 59 (Đông Anh).
Theo Tổng Công ty vận tải Hà Nội năm 2000 mới có 12 triệu lượt
khách đi xe buýt, song con số này đã tăng lên 285 triệu người vào năm
2004. Đây là minh chứng rõ ràng cho tâhý rằng xe buýt ngày càng trở
lên phổ biến. Cùng với mức giá khá phù hợp 3.000đ (dưới 25km);
4.000đ (2530km) và 5.000đ (trên 30km), vé tháng 50.000đ (sinh viên,
80.000đ với công nhân viên chức, với 66,7% mức giá như trên đã tạo ra
nhiều ý kiến khác nhau).
Lớp: K55XHH Nhóm 1
11
Tiểu luận: Tâm lý học xã hội
Song cùng thời điểm giá tiêu dùng tăng cao như hiện nay, đó là 1
thay đổi đúng. Song song với những yếu tố tích cực trên thì xe buýt còn
những vấn đề lớn nhất còn tồn tại gây bức xúc, thậm trí bất bình cho
người dân như tình trạng quá tải, bỏ bên, chậm giờ, thái độ ứng xử thiếu

văn hoá của lái xe và phụ xe.Đặc biệt là nạn trộn cắp hoành hành tại các
bến xe và cả trên xe. Giờ cao điểm xe buýt hiện na có thể chậm 40 phút,
xe 80 chỗ nhưng phải gánh 200 hành khách. Theo đánh giá của hành
khách thì: 8% hành khách đánh giá thái độ phục vụ trên xe buýt kém,
1% đánh giá rất kém. Ngoài ra 65% không đi xe buýt do phải chờ lâu,
16% do mức độ phục vụ kém, 10% do đi bộ, 5% do tệ nạ và 4% do lai
xe ẩu.
(Nguồn: Khảo sát của tổng Công ty vận tải Hà Nội )
2. Nguyên nhân:
- Do hệ thống hạ tầng chưa tốt, cơ sở phương tiện cá nhân quá tải
đối với hệ thống hạ tầng giao thông bị ảnh hưởng.
- Do tác động, do tổ chức giao thông.
- Do không giáo dục, tuyên truyền văn hoá giao thông cho người
lái xe, kết hợp xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm qua định.
+ Tác động khách quan: Giờ cao điểm mật độ hành khách lớn.
- Chưa tăng được tần suất, chưa tăng thêm mật độ xe do hạ tầng
chưa đáp ứng được, xe cá nhân nhiều.
- Hạ tầng không kịp pháp triển theo nền kinh tế, nhu cầu đi lại tăng
nhanh, người dân sử dụng phương tiện cá nhân nhiều  Xe buýt không
có đường mà đi, không thể đi nhanh  Chậm giờ.
- Do thái độ trên xe buýt thiếu văn minh
Lớp: K55XHH Nhóm 1
12
Tiểu luận: Tâm lý học xã hội
3. Giải pháp:
Bộ Giao thông vận tải và ban quản lý, ban điều hành xí nghiệp, các
cơ quan chức năng cần có những chính sách cứng rắn để giảm tải
và xoá bỏ các tồn tại trên, song song với nó thì hành khách cần
phối hợp có ý thức hơn để làm sao sẽ để lai hình ảnh đẹp trong mắt
mọi người về xe buýt.

Giảm phương tiện cá nhân, tăng nhanh phương tiện công cộng,
giới hạn người đi xe buýt.
- Tăng tuyến xe vào giờ cao điểm.
- Điều chỉnh giờ học của HSSV, không trùng vào giờ cao điểm.
- Nghiêm cấm phương tiện một số đường, gao thông giờ cao điểm.
- Áp dụng thu phí ô tô vào nội thành.
2. Kết quả thăm dò khảo sát:
Qua khảo sát 30 sinh viên đi xe buýt số 11 tại Hà nội đã cho kết
quả như sau:
Câu1.
- 100% chọn phương án 1
- 0% chọn phương án 2
Câu 2:
- 20 % cho xe buýt điểm 3
- 25% cho xe buýt điểm 4
Lớp: K55XHH Nhóm 1
13
Tiểu luận: Tâm lý học xã hội
- 40% cho xe buýt điểm 5
- 10% cho xe buýt điểm 6
- 3% cho xe buýt điểm 7
- 2% cho xe buýt điểm 8
Câu 3:
- 10% chọn phương án 1
- 20% chọn phương án 2
- 20% chọn phương án 3
- 50% chọn phương án 4
Câu 4:
- 62% chọn phương án 1
- 38% chọn phương án 2

Câu 5:
- 0% chọn phương án 1
- 5% chọn phương án 2
- 52% chọn phương án 3
- 36% chọn phương án 4
- 7% chọn phương án 5
Câu 6:
- 15% chọn phương án 1
- 56% chọn phương án 2
Lớp: K55XHH Nhóm 1
14
Tiểu luận: Tâm lý học xã hội
- 20% chọn phương án 3
- 2% chọn phương án 4
- 7% chọn phương án 5
Câu 7:
- 30% chọn phương án 1
- 62% chọn phương án 2
- 8% chọn phương án 3
Câu 8:
- 10% chọn phương án 1
- 36% chọn phương án 2
- 54% chọn phương án 3
Câu 9:
- 22% chọn phương án 1
- 63% chọn phương án 2
- 15% chọn phương án 3
Câu 10:
- 92% chọn phương án 1
- 1% chọn phương án 2

- 2% chọn phương án 3
- 6% chọn phương án 4
Câu 11:
Lớp: K55XHH Nhóm 1
15
Tiểu luận: Tâm lý học xã hội
- 96% chọn phương án 1
- 2% chọn phương án 2
- 2% chọn phương án 3
Câu 12:
- Ý 1: 37% Chọn cột kém
53% chọn cột trung bình
15% chọn cột khá
0 % chọn cột tốt
- Ý 2: 12% Chọn cột kém
40% chọn cột trung bình
36% chọn cột khá
12% chọn cột tốt
- Ý 3: 5% Chọn cột kém
10% chọn cột trung bình
70% chọn cột khá
15% chọn cột tốt
Câu 13: Phần lớn các phiếu điều tra đều cho kết quả như sau:
- Muốn hạn chế và giảm bớt tồn tại trên xe buýt cần:
+ Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở lái xe và phụ xe
Lớp: K55XHH Nhóm 1
16
Tiểu luận: Tâm lý học xã hội
+ Giảm giá tiền đi xe buýt
+ Theo dõi, cân chỉnh thời gian lượt đi và lượt về của xe buýt

+ Tăng xe buýt trên một lộ trình
+ Giảm số lượng người trên xe buýt
+ Theo dõi, phối hợp, điều tra những kẻ chuyên trồm cắp, móc túi

Lớp: K55XHH Nhóm 1
17
Tiểu luận: Tâm lý học xã hội
PHẦN 3. KẾT LUẬN
Qua phân tích, bình luận phương pháp dùng bảng hỏi thấy rằng
các vấn đề nổi cộm còn tồn tại trên xe buýt tuyến 11 nói riêng và các
tuyến xe buýt trên địa bàn Hà Nội nói chung đang còn rất nhiều việc
phải làm. Đề tài trên thể hiện rõ nét tâm trạng xã hội của từng cá nhân về
đi xe buýt giờ cao điểm. Nhờ phương pháp phỏng vấn sâu và phương
pháp dùng bảng hỏi chúng ta sẽ thấy rõ nét hơn về tâm trạng của các
sinh viên khi đi trên phương tiện công cộng này. Ngoài ra còn một số
phương pháp tương quan với phương pháp lập bảng hỏi và phỏng vấn
sâu …cũng làm rõ thêm tâm trạng của các sinh viên - Những chủ nhân
tương lai của đất nước, là lời nói thực tế nhất, xác thực nhất về vấn đề
cực kỳ khó khăn nhưng không thể không làm được. Mọi người cần
chung tay để xây dựng một hình ảnh đẹp về giao thông Trường Nông
nghiệp anh hùng nói riêng và giao thông thủ độ Nghìn năm văn hiến nói
chung.
* Chuyên đề lấy tài liệu:
+ Bài giảng tâm lý học xã hội của TS. Đặng Thị Vân – Khoa SP&
NN
+ Tài liệu các trạng web
+ www.dantri.com
+ www.vnxpress.com
+ www.baomoi
Lớp: K55XHH Nhóm 1

18
Tiểu luận: Tâm lý học xã hội
Họ và tên :NGÔ SÓNG THẦN
Lớp :K55XHH MSV:554947
Dư luận xã hội về nạn bạo hành trẻ em ở Việt Nam.
1, Lựa chọn nội dung chuyên đề :
-Dư luận xã hội về nạn bạo hành trẻ em ở Việt Nam.Luật pháp Việt Nam
về bảo vệ quyền trẻ em.
2, Nội dung, nhiệm vụ thực hiện chuyên đề:
- Phỏng vấn sâu
- Tìm ra nguyên nhân,mặt tiêu cực,các biện pháp cụ thể để ngăn chặn
nạn bạo hành trẻ em.những làn sóng dư luận xung quanh các vụ bạo
hành trẻ em gần đây.
3, Phương pháp chính thể hiện chuyên đề:
- Sử dụng bảng hỏi
- Phỏng vấn sâu
- Tìm tài liệu trên mạng , báo chí . sách vở
4, Phân tích bình luận kết quả:
NỘI DUNG:
I.Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của nạn bạo hành trẻ em:
1.cơ sở lý luận:
1.1,Một số khái niệm liên quan:
• Khái niệm “bạo hành” - đó là hành vi bạo lực thô bạo, biểu hiện trạng
thái tâm lý tức giận của người độc ác. Mục đích của bạo hành là trừng
phạt, khuất phục trẻ để thỏa mãn và khẳng định vị trí gia trưởng của một
người nào đó. Như vậy nạn bạo hành trẻ em ngày nay hoàn toàn khác về
bản chất và không phải là sự kế thừa quan niệm “thương cho roi cho
Lớp: K55XHH Nhóm 1
19
Tiểu luận: Tâm lý học xã hội

vọt” của người xưa - mà thực chất là “di sản” của ý thức hệ phong kiến,
gia trưởng được phát triển trong một môi trường xã hội thiếu sự nghiêm
minh của pháp luật và thiếu dân chủ.
• Khái niệm bạo hành ngày nay không chỉ là dùng bạo lực làm tổn
thương thân thể, gây thương tích, tàn tật mà còn là sự lăng nhục về tinh
thần, là sự xúc phạm danh dự và nhân phẩm người khác đến mức có thể
gây ra những “sang chấn tâm lý” - tức là bạo hành bằng tinh thần cũng
có thể cấu thành tội phạm hình sự.
1.2: Một số khái niệm liên quan
• Dư luận xã hội là một hiện tượng tâm lý xã hội biểu thị thái độ phán
xét, đánh giá của nhóm về tất cả những vấn đề gì mà họ quan tâm những
chuẩn mực xác định.
• Truyền thống là những di sản tinh thần có giá trị trong quá khứ của
một nhóm xã hội nhất định và luôn luôn được kế tục. Nhiệm vụ của
truyền thống đã, đang, sẽ được các thành viên của nhóm đó kế tục.
Thông qua những điều kiện xã hội cụ thể, di sản tinh thần quý báu của
quá khứ sẽ có thể luôn được phát huy một cách liên tục trong đời sống
xã hội cũng như quá trình giải quyết các nhiệm vụ của hoạt động trong
nhóm.
• Bầu không khí tâm lý là một hệ thống các trạng thái tương đối ổn định
đặc trưng cho một tập thể nào đó. Nội dung của BKKTL thực hiện một
cách tập trung toàn bộ tính chất của những trạng thái tâm lý xã hội: như
tình cảm, ý chí, nguyện vọng, tri thức của số đông trong nhóm.
Lớp: K55XHH Nhóm 1
20
Tiểu luận: Tâm lý học xã hội
II.Nội Dung.
1,Thực trạng:
Gần đây, nạn bạo hành trẻ em gây ra nhiều nỗi bức xúc cho xã hội.
Tình trạng bạo hành trẻ em vẫn ngày càng gia tăng? “trẻ em đang ở

trong tình trạng nguy hiểm bởi nạn bạo hành”- tuyên bố của
UNESCO công bố ngày 17/1.Để hiểu rõ hơn về vấn đề này tôi đã thực
hiện chuyên đề về nạn bạo hành trẻ em khi mà vấn đề này đang trở
thành một vấn đề “nóng” của xã hội hiện đại ngày nay.
Trong hai tháng đầu năm, Việt Nam đã xảy ra hai vụ việc nghiêm trọng
về bạo hành đối với trẻ em ở lứa tuổi mầm non. Đó là vụ bé Bảo Trân ở
TPHCM mới 18 tháng tuổi đã tử vong sau khi bị cô bảo mẫu dán băng
dính vào miệng. Và vụ việc vừa xảy ra ở Đồng Nai,cô bảo mẫu Quảng
Thị Kim Thoa đã đánh đập và hành hạ trẻ em trong một thời gian dài
Các cháu bé có nguy cơ bị bạo hành đều là những đứa trẻ được gửi ở các
nhóm trẻ gia đình. Nguy cơ cho trẻ em gửi ở các “khu vực tư nhân” là
rất lớn vì hệ thống nhà trẻ công lập không đủ để đáp ứng cho nhu cầu
của người dân hiện nay.Nên họ phải chọn giải pháp đưa con em mình
gửi ở các gia đình nhận trông trẻ.Những người nhận trông trẻ thì không
được đào tạo sư phạm mà chỉ học những lớp học cấp tốc nên học
vấn,trình độ có hạn,rõ ràng ta thấy những người trông trẻ đã không thể
đóng vai trò như người mẹ hiền.
Cách đây không lâu bao nhiêu người đã bàng hoàng, rơi nước mắt trước
việc em Nguyễn Hào Anh -14 tuổi ở Cà Mau được giải thoát khỏi trại
tôm giống trong tình trạng 66% thương tích vĩnh viễn bởi hai người chủ
ác độc.Bé Hào Anh phải chịu đựng đau đớn đến bất hạnh với những trận
đòn khiếp đảm: dùng búa đóng đinh đập thẳng vào gối, còn những vết
thương sau lưng cậu bé là kết quả của nước sôi, bàn ủi…Vụ việc gây
bức xúc ấy cho đến giờ này vẫn chưa lắng dịu.
Trước đó, có lẽ chúng ta chưa quên được vụ cháu Trần Thị Hảo bị chính
mẹ ruột cắt gân tay cùng hàng vạn hành vi dã man khác; vụ một phụ nữ
vì ghen dùng kim khâu lốp đâm ngập đầu cháu bé mới 40 ngày tuổi. Hay
vụ em Bùi Thị Hạ (xã Bình Mỹ, Củ Chi, TP.HCM) bị chính cha mẹ ruột
đối xử tàn ác khiến dư luận ngỡ ngàng thảng thốt. Chỉ vì lý do hạ sinh ra
Lớp: K55XHH Nhóm 1

21
Tiểu luận: Tâm lý học xã hội
không hợp tuổi hợp thời khiến công việc làm ăn thất bại, bố mẹ em
chuyển từ thương yêu sang đánh đập, nhẫn tâm dùng chảo nóng xát lên
mặt, nhốt Hạ vào chuồng chó hay liên tục dìm đầu em xuống nước.
Thậm chí, họ không cho Hạ vào nhà để em sống tha thẩn ngoài đồng,
uống nước mương trong cơn đói khát…
Đây là những bằng chứng cụ thể nhất về nạn bạo hành trẻ em ở Việt
Nam.
Thống kê mới nhất của Trung tâm thông tin (Vụ kế hoạch tài chính - Bộ
GD-ĐT) có chỉ ra rằng, số trẻ dưới 2 tuổi chỉ có 13% nhập học ở các cơ
sở chính quy, 87% trẻ em còn lại hoặc ở nhà, hoặc phải gửi ở các nhóm
trẻ gia đình; Đối với lứa tuổi từ 3 đến 5, chỉ có 58% trẻ em được nhập
học.
Tỷ lệ trẻ em mầm non ngoài công lập từ năm 2001 đến nay luôn dao
động trong tỷ lệ 60% , có những vùng như Đồng bằng sông Hồng có tới
92% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 88% mẫu giáo ngoài công lập.
Đặt câu hoỉ tại sao hệ thống mầm non ngoài công lập tiềm ẩn rất nhiều
nguy hiểm với trẻ em?Các nhận xét của Sở GD-ĐT có chỉ ra một số
nguyên nhân: Nhiều chủ cơ sở tư thục vì mục đích lợi nhuận nên thuê
giáo viên có trình độ thấp, trả lương rẻ, không đầu tư cơ sở vật chất, bớt
tiền ăn của các cháu. Nhiều lớp mẫu giáo chỉ có 1 giáo viên (thiếu 50%
so với quy định), đa phần các nhà trẻ tư thục chỉ có giáo viên qua đào tạo
cấp tốc (3 tháng).
Đa phần mức thu học phí chỉ từ 200 đến 500 nghìn/ tháng. Cá biệt có
trường chỉ thu từ 120 đến 150 nghìn/ tháng. Tiền ăn chỉ thu từ 5 đến 10
nghìn đồng/ngày/3 bữa dẫn đến chất lượng bữa ăn không đảm bảo,
không mua thực phẩm an toàn.
Như vậy ta thấy được thực trạng hiện nay về nạn bạo hành trẻ em diễn ra
hiện nay rất đáng báo động,nhiều ý kiến cho rằng cần phải có một hành

lang pháp lý để bảo vệ quyền cho trẻ em.Dư luận xung quanh vụ án bảo
mẫu Quảng Thị Kim Thoa đánh đập trẻ mầm non,họ cho rằng mức án 18
tháng tù giam cho bảo mẫu Quảng Thị Kim Thoa là quá nhẹ.khi xem
video clip về vụ án trên nhiều người đã không khỏi thương cho cháu
bé,bà nội bé khi xem video cháu mình bị đánh đập đã ngất xỉu.Dư luận
Lớp: K55XHH Nhóm 1
22
Tiểu luận: Tâm lý học xã hội
đồng thời hết sức phẫn nộ với những hành động như túm tóc,cốc đầu trẻ
mầm non của bảo mẫu Quảng Thị kim Thoa.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề tại sao trẻ em lại bị bạo hành nhiều như vậy thì
ta nên tìm hiểu về hệ thống luật pháp về bảo vệ quyền trẻ em.tự đặt câu
hỏi liệu đã có luật pháp rõ ràng để bảo vệ quyền trẻ em?nếu đã có thì nó
còn có những khe hở gì mà khiến cho nạn bạo hành vẫn gia tăng
2 , Pháp luật,điều khoản về bảo vệ trẻ em:
Năm 1990, Việt Nam đã là nước đầu tiên của châu Á và là nước thứ hai
trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Tiếp đó, Việt
Nam không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về chăm sóc, bảo vệ trẻ
em trong nhiều lĩnh vực.
Đầu tiên có thể kể Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Theo điều
5: “Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là của gia đình,
nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ
quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của
trẻ em phải được quan tâm hàng đầu”. Còn tại điều 7 đã nghiêm cấm các
hành vi: cha mẹ bỏ rơi con; hành hạ, ngược đãi, làm nhục, mua bán,
đánh tráo trẻ em; lạm dụng lao động trẻ em, lợi dụng trẻ em để trục lợi
Tại điều 34 đã yêu cầu: “Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu,
trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con
phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức ”.

Nếu không thực hiện nghĩa vụ đó thì theo điều 41, 42 luật này, cha mẹ sẽ
phải đối mặt với việc bị tòa án chủ động hoặc theo yêu cầu của cá nhân,
cơ quan, tổ chức khác ra quyết định tước hoặc hạn chế quyền làm cha
mẹ đối với con chưa thành niên từ một đến năm năm.
Mới đây, trong Luật phòng chống bạo lực gia đình xác định nạn nhân
bạo lực gia đình là trẻ em phải được ưu tiên bảo vệ quyền lợi hợp pháp.
Nghiêm khắc nhất là các quy định có liên quan đến việc phòng chống
bạo hành trẻ em trong Bộ luật hình sự. Theo đó, có những tội danh, điều
khoản quy định các hành vi xâm hại tính mạng, sức khỏe, tình dục trẻ
em, vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em, ngược đãi hoặc hành
Lớp: K55XHH Nhóm 1
23
Tiểu luận: Tâm lý học xã hội
hạ con, cháu với lỗi cố ý sẽ bị xử lý theo khung hình phạt nặng hơn
hay bị áp dụng tình tiết tăng nặng so với việc phạm tội đối với người
lớn.
Đối với những người không tố giác tội phạm, che giấu tội phạm có liên
quan đến việc bạo hành trẻ em như giết, hiếp dâm, cưỡng dâm, mua bán,
đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em thì bị xử lý hình sự.
Ngoài ra có nhiều văn bản pháp luật có liên quan khác. Rõ ràng pháp
luật Việt Nam mong muốn các quyền cơ bản của trẻ em phải được thực
thi và được bảo vệ, mong muốn đem hạnh phúc và tương lai tốt đẹp cho
trẻ em.
Thực tế: thì kết quả đạt được lại rất thấp.tình trạng trẻ em là nạn nhân
của những vụ bạo hành vẫn gia tăng.không phải mới gần đây mà đã mấy
năm nay, cộng đồng liên tục nhận được những thông tin hết sức đau lòng
về việc trẻ em bị hành hạ dã man.
3,Nguyên nhân khiến cho pháp luật bảo vệ quyền trẻ em không thực
hiện hiệu quả:
1. Việc đánh giá, xử lý những vụ bạo hành trẻ em không tận gốc. Thông

thường cơ quan chức năng chỉ mới tập trung xử lý (người thuê lao động
trẻ em ) đã trực tiếp đánh đập, ngược đãi, hành hạ trẻ em Còn với
người thân thích, giám hộ của trẻ em (cha mẹ, anh chị ) thì dường như
cơ quan chức năng đã bỏ qua, chưa điều tra tới nơi xem liệu họ có phải
là người gây ra những vụ bạo hành trẻ em để xử lý họ tương xứng.
2. Khi xử lý cha mẹ ngược đãi con cái, cơ quan chức năng thường chỉ
mới quan tâm đến góc độ hành chính (phạt bao nhiêu tiền), hình sự (xử
bao nhiêu tháng, năm tù) mà chưa đề nghị tòa án tước hay hạn chế quyền
của cha mẹ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, quyền quản
lý tài sản của con (nếu có), quyền đại diện theo pháp luật của con chưa
thành niên theo luật định.
3. Mặc dù pháp luật đã quy định xử lý hình sự người nào che giấu hay
thấy, biết hành vi bạo hành trẻ em đến mức thành tội phạm hình sự (giết,
hiếp dâm, cưỡng dâm, mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em ) mà
không tố giác tội phạm, nhưng thực tế hầu như chưa thấy ai bị khởi tố.
Lớp: K55XHH Nhóm 1
24
Tiểu luận: Tâm lý học xã hội
4,Hồi chuông cảnh tỉnh cho nạn bạo hành trẻ em ở Việt Nam:
Sự bạo hành trẻ em không dừng lại ở những vùng quê nghèo khó thiếu
ăn, ít học.Ngay chính trong môi trường giáo dục người ta cũng không
quên hình ảnh học sinh bị tra tấn, cô giáo đánh học sinh, học trò “thanh
toán” lẫn nhau… Đây là một hồi chuông báo động về cách nuôi dạy và
bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Có lẽ đây không phải là những vụ việc đau
lòng cuối cùng được phát hiện, giải cứu. Thực tế, hẳn còn có nhiều trẻ
thơ nữa đang trong tình trạng thoi thóp với vấn nạn bạo hành, hứng chịu
sự ngược đãi bởi chính người thân của mình.
Trẻ em là đối tượng có khả năng tự vệ kém, có tâm hồn non nớt, mong
manh. Và trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì các em cũng rất cần sự gần gũi,
tin cậy và an toàn nhất do người thân mang lại. Nên việc hành hạ, ngược

đãi trẻ em chính là hành vi vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm
minh, thích đáng.Xã hội ngày nay với lối sống thực dụng, giá trị đồng
tiền được đề cao hơn giá trị tình thân trong các gia đình hiện đại.Gía trị
truyền thống gia đình Việt Nam bị xô lệch, rạn vỡ và nhiều bậc cha mẹ
đã không còn quan tâm đến con cái, thậm chí coi trẻ như món hàng thu
lợi nhuận. Và khi không đáp ứng được tham vọng của bố mẹ, người lớn,
các em trở thành đối tượng chịu nhiều đau khổ bởi đòn roi, bạo lực mà lẽ
ra - các em xứng đáng nhận được một cuộc sống nhiều niềm vui, hạnh
phúc.
5,Cần giải quyết toàn diện và tận gốc
Điều quan trọng nhất là một mặt, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể chức
năng cần tổ chức tuyên truyền sâu rộng pháp luật về chăm sóc, bảo vệ
quyền trẻ em nói chung và phòng chống bạo hành trẻ em nói riêng đến
từng gia đình, nhà trường, khu dân cư.
Đối với từng vụ bạo hành, vi phạm quyền trẻ em, các cơ quan chức năng
cần xử lý toàn diện, tận gốc. Việc xét xử lưu động các vụ án cha mẹ vi
phạm nghĩa vụ của mình đối với con cái, đồng phạm với những người
khác bạo hành con mình cần được thực hiện thường xuyên nhằm mục
đích phòng ngừa chung đối với xã hội.
Lớp: K55XHH Nhóm 1
25

×