Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Dự án xây dựng nhà máy hoa quả đóng hộp tại KCN bình minh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 125 trang )

DỰ ÁN
XÂY DỰNG NHÀ MÁY HOA QUẢ ĐÓNG HỘP NĂNG SUẤT
3 TẤN NGUYÊN LIỆU / H TẠI KCN BÌNH MINH – VĨNH LONG.
LỜI MỞ ĐẦU
Rau và quả là thức ăn thiết yếu của con người. Rau quar cung cấp cho
con người nhiều vitamin và chất khoáng. Tại các nước phát triển, mức sống
của người dân được nâng cao thì trong khẩu phần ăn, tỷ trọng rau quả ngày
càng tăng.
Ở nước ta, rau quả là một ngành kinh tế quan trọng của nền nông
nghiệp hàng hóa do:
o Nước ta có điều kiện sinh thái thuận lợi phù hợp để gieo trồng các
loại rau quả.
o Dân số khoảng 90 triệu , nước ta còn là 1 thị trường tiêu thụ rau quả
lớn.
o Sản xuất rau quả là ngành sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo
ra công ăn việc làm và thu nhập cho người nông dân.
o Rau quả là thế mạnh xuất khẩu của nông nghiệp.
Những năm gần đây, nền kinh tế nước ta tăng trưởng khá, mức sống
nhân dân được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng rau quả tăng lên nhiều
Trên cơ sở đó, chúng tôi thực hiện dự án “ Thiết kế nhà máy sản xuất
hoa quả đóng họp “ với các sản phẩm gồm : nước cam ép ,nước bưởi ép và
dứa đóng hộp/
1
A. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN:
1. Giới thiệu khái quát:
- Tên dự án: XÂY DỰNG NHÀ MÁY HOA QUẢ ĐÓNG HỘP
NĂNG SUẤT 3 TẤN NGUYÊN LIỆU / H TẠI KCN BÌNH MINH – VĨNH
LONG.
- Sản phẩm chính của DA: Nước cam ép, bưởi ép và dứa đóng lon.
- Các thành phần của dự án: Khu nhà xưởng và hệ thống máy móc,
thiết bị dây chuyền đặt trong KCN Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.


- Địa điểm: Khu Công Nghiệp Bình Minh cách Thị Xã Vĩnh Long
30km về phía Tây Nam, cách Thành Phố Cần Thơ 20km, cách Thị Trấn Cái
Vồn 3km về phía Tây, cách Cầu Cần Thơ 500m về phía hạ lưu, cách Sân Bay
Cần Thơ khoảng 15km, cách Cảng của Khu Công Nghiệp cần Thơ từ 1 – 3km
và cách Cảng Mỹ Thới (An Giang) khoảng 60km, thuộc xã Mỹ Hoà, huyện
Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
- Dự án với vốn đầu tư là 20.857565 tỷ VNĐ.
2. Chủ dự án:
- Nhóm 12_ Lập Dự Án 3_ Lớp Kinh tế Đầu tư 52C_ KTQD HN.
- Công ty tư nhân F5.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của đầu tư:
- Thực hiện dự án nhằm mang lại lợi nhuận kỳ vọng cho chủ đầu tư.
- Tăng nguồn cung về hàng hoá nông sản chế biến phục vụ nhu cầu
ngày càng tăng của thị trường.
- Tạo công ăn việc làm, gia tăng thu nhập, mức sống cho lao động phổ
thông trong vùng.
- Góp phần phát triển nghành công nghiệp chế biến nông thuỷ sản nằm
trong quy hoạch và ưu đãi phát triển của Vùng.
2
B. PHÂN TÍCH TỈNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN.
I. NGHIÊN CỨU CÁC CĂN CỨ CHỦ YẾU HÌNH THÀNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ.
1. Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực
hiện Dự án đầu tư.
1.1 Môi trường kinh tế vĩ mô.
a.Tình hình phát triển của tỉnh, tình hình phát triển sản xuất kinh
doanh của ngành chế biến thực phẩm.
• Tình hình phát triển KT tỉnh Vĩnh Long.
Năm 2012, mặc dù gặp nhiều khó khăn như lạm phát tăng cao, thời tiết
diễn biến phức tạp, dịch bệnh xuất hiện nhiều, nhưng kinh tế Vĩnh Long tiếp

tục tăng trưởng khá : tỉnh Vĩnh Long thực hiện đạt và vượt 17/23 chỉ tiêu đề
ra.Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước đạt 9.255 tỷ đồng, tăng 7.82% so với
năm 2011; GDP bình quân đầu người đạt gần 32 triệu đồng trên năm. Kinh tế
trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá. Nông - lâm - thủy sản
tăng 3,55%, công nghiệp - xây dựng tăng 13,45%, dịch vụ tăng 7,93%. GDP
bình quân đầu người ước đạt 31,82 triệu đồng.
Tuy không đạt được chỉ tiêu tăng trưởng 22%, nhưng giá trị sản xuất
công nghiệp của tỉnh vẫn khá lạc quan, với mức tăng trên 15%. Tổng kim
ngạch xuất khẩu ước thực hiện gần 400 triệu USD.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực
nông lâm thuỷ sản, tăng dần ở khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
Tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản chiếm 47,54%, khu vực công nghiệp –
xây dựng chiếm 17,31% và khu vực dịch vụ chiếm 35,15%.
- Sản xuất nông nghiệp vẫn là khu vực ổn định và tiếp tục có sự tăng
trưởng. Ước giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản (giá cố định 1994)
đạt 6.552 tỷ đồng, tăng 3,1% so với cùng kỳ; trong đó nông nghiệp tăng
3,35%, thủy sản tăng 1,48%. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cơ cấu nội
3
bộ ngành tiếp tục chuyển dịch đúng hướng và hiệu quả. Giá trị sản xuất nông,
lâm, thuỷ sản ước đạt 6.552 tỷ đồng, tăng hơn 3% so với năm 2011. Diện tích
vườn cây ăn trái của tỉnh hiện có trên 47.000 ha,trong đó hơn 40.000 ha đang
cho sản phẩm. Sản lượng thu hoạch cả năm đạt trên 493 ngàn tấn.
- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 (giá cố định 1994) ước đạt
7.409,567 tỷ đồng, tăng 15,13% so năm 2011. Trong đó: Khu vực kinh tế nhà
nước ước đạt 315,1 tỷ đồng, giảm 21,86%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước
đạt 4.415,9 tỷ đồng, tăng 15,11%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt
2.678,6 tỷ đồng, tăng 21,96% so với cùng kỳ.
- Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2012 tăng cao nhưng tiến
độ thực hiện đạt khá. Tổng vốn đầu tư theo kế hoạch 1.747,476 tỷ đồng. thực
hiện 10 tháng 1.371,002 tỷ đồng, đạt 78,46% kế hoạch; ước thực hiện cả năm

đạt 100% kế hoạch; giải ngân đạt 98,5%.
- Ước kim ngạch xuất khẩu 393 triệu USD, đạt kế hoạch đề ra; các mặt
hàng xuất khẩu chủ lực duy trì được mức tăng trưởng ổn định, một số mặt
hàng tăng khá cao như hàng rau quả tăng 26,4%, giày các loại tăng 3,69%.
Ước kim ngạch nhập khẩu năm 2012 đạt 134 triệu USD, tăng 5,5% so với
cùng kỳ 2011. Ước cả năm có trên 900 ngàn lượt khách du lịch đến tỉnh, tăng
8% so năm 2011; trong đó khách quốc tế trên 200 ngàn lượt, tăng 12%; doanh
thu 184 tỷ đồng, tăng 19%.
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh 2.395 tỷ đồng, đạt 100,61% dự
toán năm. Tổng chi ngân sách ước thực hiện được 4.508 tỷ đồng, đạt 116,25%
dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 794,630 tỷ đồng, đạt 113,42% dự
toán; chi thường xuyên 2.862, 260 tỷ đồng, đạt 118,16% dự toán.
- Huy động vốn ước đến cuối năm 13.650 tỷ đồng, tăng 22% so với đầu
năm; tổng doanh số cho vay ước đến cuối năm 31.350 tỷ đồng, giảm 5,9% so
năm trước; tổng dư nợ cho vay ước đến cuối năm 14.000 tỷ đồng, tăng 4,35%
so đầu năm và tăng 5,2% so năm trước. Lãi suất huy động và cho vay giảm (4
– 6%). Cơ cấu lại nợ cho 1.779 khách hàng, trong đó có 1.770 khách hàng
4
được giữ nguyên nhóm nợ với tổng dư nợ 3.891 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 27,84%
tổng dư nợ. Đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông qua chính sách thuế như:
giảm, giản thuế, gia hạn thời gian nộp thuế, gia hạn thuế giá trị gia tăng với số
tiền 96,355 tỷ đồng.
- Kiềm chế lạm phát đạt kết quả tích cực, chỉ số giá tiêu dùng trên địa
bàn tỉnh tháng 11/2012 giảm 0,09% so với tháng trước. Sau 11 tháng, chỉ số
giá tiêu dùng đã tăng 12,47%, thấp hơn cùng kỳ 2,27%; Chỉ số giá tiêu dùng
bình quân trong 11 tháng tăng 10,5% so với cùng kỳ, thấp hơn số liệu tương
ứng năm trước 6,86%.
• Tình hình xuất nhập khẩu nông sản của ngành và của tỉnh Vĩnh
Long.
Năm 2010, Việt Nam có sản lượng trái cây đạt gần 6,1 triệu tấn, chiếm

khoảng 1% tổng sản lượng trái cây trên toàn thế giới, đứng hàng thứ 22 trên
thế giới và thứ 8 ở khu vực châu Á, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines,
Indonesia, Iran, Thái Lan và Pakistan. Hầu hết sản phẩm trái cây của nước ta
được tiêu thụ dưới dạng tươi và ở thị trường nội địa là chủ yếu (chiếm 90%
tổng sản lượng). Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu rau quả chính ngạch đạt
mức cao nhất từ trước đến nay là 631 triệu USD, trong đó trái cây chỉ đạt 260
triệu USD. Thị trường xuất khẩu trái cây của Việt Nam dù mở rộng (71 thị
trường) nhưng Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu, đạt 139,7 triệu USD, chiếm
53,7% tổng kim ngạch. Tiếp theo là Hà Lan (6,1%), Nga (5,4%), Mỹ (4,1%),
Thái Lan (3,5%), Nhật (3,2%), Indonesia (3,2%), Hàn Quốc (2,4%) và
Singapore (2,0%). Kim ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam sang các thị
trường Nam Phi, Rumani, Hy Lạp tăng, tuy nhiên cũng có nhiều thị trường
giảm mạnh về kim ngạch như: Jamaica và Ai Cập (giảm 100%), Philippines
(giảm 90%) và Iran (giảm 88%). Có đến 40 loại trái cây được xuất khẩu,
thanh long là mặt hàng luôn đứng đầu, chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất
khẩu trái (năm 2011, 107 triệu USD).
5
Trong những năm qua, người dân Vĩnh Long đã tích cực cải tạo vườn
tạp, vườn kém hiệu quả, tận dụng diện tích ngoài đê bao để lập vườn và trồng
những cây đặc sản có giá trị kinh tế, góp phần đưa diện tích vườn cây ăn quả
của tỉnh lên gần 47 nghìn ha năm 2010. Đặc biệt, tỉnh đang từng bước hình
thành nhiều vùng chuyên canh cây đặc sản như: cam sành ở Tam Bình, bưởi
Năm Roi ở Bình Minh, nhãn, chôm chôm ở Long Hồ… Kinh tế vườn đã đem
lại thu nhập bình quân trên 50 triệu đồng /ha, thậm chí có loại trái cây đặc sản
đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng /ha/năm như: bưởi Năm Roi, cam sành,
sầu riêng, xoài cát Hoà Lộc,
Năm 2011 hàng nông sản như trứng muối, rau quả, nấm rơm … xuất
khẩu tăng gấp 1,84 lần so với 2010. Tỉnh Vĩnh Long có trên 47.650 ha vườn
cây đặc sản, trong đó có 40.000 ha đang cho thu hoạch, chiếm 84% diện tích.
Năm 2012 sản lượng trái cây của tỉnh đạt 493.000 tấn, tăng 1,2% so với năm

trước.
Theo số liệu thống kê của Sở Công thương Vĩnh Long, tính đến nay
tỉnh đã có 2 mặt hàng xuất khẩu đạt và vượt kế hoạch năm 2012. Đó là thủy
sản đông lạnh, kim ngạch xuất khẩu vượt gần 23% và chế biến nấm rơm, trái
cây vượt hơn 6,2% kế hoạch năm.Riêng đối với nhóm hàng nấm rơm, trái
cây, tuy chiếm tỷ trọng không cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh,
nhưng cũng đạt mức tăng trưởng khá. 11 tháng của năm 2012, nhóm hàng này
đã đóng góp hơn 7,2 triệu USD vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, tăng hơn
10,8% so với 11 tháng của năm 2011. Cả năm 2012: Xuất khẩu Rau quả tăng
26%.
Theo một thống kê của Bộ NN&PTNT, hiện nay rau quả tươi nói
chung chỉ cung ứng khoảng 20 - 25% công suất thiết kế của các nhà máy chế
biến và tỉ lệ rau quả tươi được chế biến chỉ đạt khoảng 10% tổng sản lượng.
Hiện tại, cả nước có 60 nhà máy chế biến rau, củ, trái cây các loại với công
suất 313.000 tấn/năm nhưng thực tế các nhà máy này chỉ hoạt động với 50%
công suất thiết kế. Tại ĐBSCL, dù sản lượng trái cây dồi dào về số lượng,
6
phong phù về chủng loại nhưng đề cập đến việc thu mua, chế biến trái cây thì
doanh nghiệp (DÁN) luôn than thở không đủ nguyên liệu phục vụ chế biến
còn nhà vườn bức xúc ngược lại: Trái cây bán chẳng nhà máy nào thèm mua!
Một số DÁN chế biến hoa quả XK tiêu biểu như: doanh nghiệp chế
biến rau quả xuất khẩu Hoàng Gia (tỉnh Vĩnh Long), Công ty TNHH Nông
trang Island, HTX 14/10,…
b. Môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
• Vị trí địa lý:
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu
Long; cách thành phố Hồ Chí Minh 136 km về phía Đông Bắc và thành phố
Cần Thơ 40 km về phía Nam; Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và
Bến Tre; Phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh; Phía Tây Nam giáp giáp tỉnh
Hậu Giang và thành phố Cần Thơ; Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.

Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 1.479,128 km
2
bằng 0,4% diện tích cả
nước, dân số năm 2010 là 1.031.994 người, bằng 1,3% dân số cả nước.Vĩnh
Long là một trong những tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long ,
được giới hạn bởi sông Tiền và sông Hậu, có vị trí bản lề nối liền giữa miền
Tây với thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ.
Khu vực ĐBSCL chiếm là khu vực chiếm tỷ trọng lớn các mặt hàng
nông sản.
Bản đồ phân bố trang trại trồng cây hàng năm
7
(Các chấm xanh trên bản đồ tương ứng là các trang trại)
Qua bản đồ thì có thể thấy hầu hết các trang trại trồng cây hàng năm
đều tập trung tại khu vực ĐBSCL => gần nguồn nguyên liệu dồi dào
- Cụ thể Vĩnh long gần các vùng nguyên liệu dứa lớn như Tiền Giang
(dứa Tân Phước-Tiền Giang), cần thơ … Các vùng chuyên canh ăn quả như:
cam Tam Bình, bưởi Bình Minh … Bên cạnh đó giao thông ở đây rất thuận
tiện (cảnh Bình Minh nằm trong khu công nghiệp Bình Minh, nằm trên quốc
lộ 1A
- Do nguồn nguyên liệu phụ thuộc nhiều vào yếu tố mùa vụ, dự án đã
đưa ra giải pháp là đa dạng hóa sản phẩm => đa dạng nguyên liệu đầu vào.
Ngoài ra trong thời kì mùa vụ cam, bưởi thì nhà máy sản xuất nước ép cô đặc
nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu giá rẻ và chuẩn bị nguồn nguyên liệu bán
thành phẩm cho thời gian trái vụ, tạo điều kiện cho nhà máy hoạt động liên
tục. Nước ép cô đặc có thể dung làm bán thành phẩm cho các công ty khác,
ngoài ra còn có thể đưa vào sản xuất nước ép phối chế với đường khi khan
hiếm đầu vào.
• Khí hậu:
Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có
chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào. Nhiệt độ trung bình hàng năm

8
từ 25
o
C đến 27
o
C, nhiệt độ cao nhất 36,9
o
C, nhiệt độ thấp nhất 17,7
o
C. Biên
độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7,3
o
C.
- Bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng trong 1 ngày là 7,5 giờ.
Bức xạ quang hợp hàng năm đạt 79.600 cal/m2. Thời gian chiếu sáng bình
quân năm đạt 2.550-2.700 giờ/năm. Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là tiền
đề cho sự phát triển nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng vụ.
- Độ ẩm không khí bình quân 80-83%, tháng cao nhất (tháng 9) là 88%
và tháng thấp nhất là 77% (tháng 3).
- Lượng bốc hơi bình quân hàng năm của tỉnh khá lớn, khoảng 1.400-
1.500 mm/năm, trong đó lượng bốc hơi bình quân theo tháng vào mùa khô là
116-179 mm.
- Lượng mưa trung bình đạt 1.450 - 1.504 mm/năm. Số ngày mưa bình
quân 100 - 115 ngày/năm. Về thời gian mưa có 90% lượng mưa năm phân bố
tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch).
Độ ẩm cũng như lượng mưa là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
nông nghiệp. Tuy không bị ảnh hưởng bởi các dạng khi hậu cực đoan nhưng
những hiện tượng lốc xoáy, các trận lũ nhiều hơn,v.v có thể là những tác
động ban đầu của biến đổi khí hậu toàn cầu cần phải được quan tâm khi bố trí
không gian lãnh thổ và kinh tế-xã hội nói chung.

• Đặc điểm địa hình:
Vĩnh Long có địa thế trải rộng dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thấp
dần từ Bắc xuống Nam. Địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc nhỏ hơn 20),
cao trình khá thấp so với mực nước biển. Cao trình tuyệt đối từ 0,6 đến 1,2m
chiếm 90% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, phần còn lại là thành phố Vĩnh
Long và thị trấn Trà Ôn có độ cao trung bình khoảng 1,25m. Đây là dạng địa
hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở
giữa trung tâm tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông
Măng Thít và ven các sông rạch lớn. Không chịu ảnh hưởng của nước mặn và
ít bị tác động của lũ. Phân cấp địa hình tỉnh có thể chia ra 3 cấp như sau:
9
- Vùng có cao trình từ 1,0 đến 2,0m (chiếm 37,17% diện tích) ở ven
sông Hậu, sông Tiền, sông Măng Thít, ven sông rạch lớn cũng như đất cù lao
giữa sông và vùng đất giồng gò cao của huyện Vũng Liêm, Trà Ôn. Nơi đây
chính là địa bàn phân bố dân cư đô thị, các khu công nghiệp, đầu mối giao
thông thuỷ bộ.
- Vùng có cao trình từ 0,4 đến 1,0m (chiếm 61,53% diện tích) phân bố
chủ yếu là đất 2-3 vụ lúa với tiềm năng tưới tự chảy khá lớn, năng suất cao.
Trong đó vùng phía Bắc quốc lộ 1A là vùng chịu ảnh hưởng lũ tháng 8 hàng
năm, dân cư phân bố ít trên vùng đất này.
- Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4m (chiếm 1,3% diện tích) có địa hình
thấp trũng, ngập sâu. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chủ yếu lúa 2 vụ (lúa Đông
Xuân - Hè Thu, lúa Hè Thu - Mùa).
Với địa hình trên, trong thế kỷ XXI có thể chịu tác động của hiện tượng
biến đối khí hậu toàn cầu chung, song không lớn (có 2 dự báo: vào cuối thế
kỷ những vùng có cao trình 0,5 m có thể bị lụt, dự báo khác gần 1 m). Cùng
với mạng lưới sông rạch khá dầy, Vĩnh Long có ưu thế về điều kiện nước đối
với nông nghiệp và là mạng lưới giao thông thủy, bộ thuận lợi nối liền Vĩnh
Long với các Tỉnh ĐBSCL và cả nước. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, Vĩnh
Long có nền nông nghiệp phát triển và sản xuất được quanh năm, nông thôn

khá trù phú, dân cư quần tụ đông đúc, kinh tế miệt vườn là truyền thống của
Tỉnh. Khu công nghiệp của Tỉnh phân bố theo trục lộ giao thông chính như:
khu công nghiệp Bắc cổ chiên, khu công nghiệp Bình Minh, khu công nghiệp
Hòa Phú, khu sản xuất gạch ngói dọc theo đường Tỉnh 902 và ven sông
Tiền với cảng Vĩnh Thái và khu sản xuất gạch ngói khá phát triển. Sông
Mang Thít nối liền giữa sông Tiền - sông Hậu là trục giao thông thủy quan
trọng của Tỉnh và ĐBSCL, đồng thời là vùng phát triển khu sản xuất công
nghiệp mía đường. Ngoài ra trên địa bàn Tỉnh còn có sân bay quân sự nhưng
hiện nay khu vực sân bay này đang xuống cấp và bị lấn chiếm, tuy nhiên đây
cũng là một trong những lợi thế nếu được đầu tư nâng cấp hình thành sân bay
10
dân dụng sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của Tỉnh. Ưu thế về
giao thông thủy bộ là nền tảng quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của
Tỉnh Vĩnh Long trong tương lai.
• Tài nguyên thiên nhiên:
 Tài nguyên đất:
Đất đai của tỉnh Vĩnh Long được hình thành do kết quả trầm tích biển
lùi Holocene (cách nay khoảng 5.000-11.200 năm) dưới tác động của sông
Mekong. Theo kết quả điều tra khảo sát thổ nhưỡng của Chương trình Đất
tỉnh Vĩnh Long năm 1990-1994, Vĩnh Long có 4 nhóm đất chính: đất phèn
90.779,06 ha (chiếm 68,94% diện tích), đất phù sa 40.577,06 ha (chiếm
30,81% diện tích), đất cát giồng 212,73 ha (chiếm 0,16% diện tích), đất xáng
thổi 116,14 ha (chiếm 0,09% diện tích).
Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 1/1/2010, tổng diện tích tự nhiên
toàn tỉnh có 147.912,7 ha được chia ra 5 loại đất sử dụng như sau (tỉnh không
có đất lâm nghiệp): Đất nông nghiệp 116.180,6 ha, chiếm 78,6%; Đất chuyên
dùng 9.163,9 ha, chiếm 6,2%; Đất ở nông thôn 5.502,3 ha, chiếm 3,7%; Đất ở
đô thị 656,8 ha, chiếm 0,44%; Đất chưa sử dụng, 105,3 ha, chiếm 0,07%.
Theo Nghị quyết số 32/2006/NQ- CP ngày 17 tháng 11 năm 2006 của
Chỉnh phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng

đất 2006-2010 tỉnh Vĩnh Long thì đất sản xuất nông nghiệp có 106.738 ha,
trong đó đất trồng cây hàng năm có 51.722 ha, đất trồng cây lâu năm là
55.016 ha (cây ăn trái, cây công nghiệp và các loại cây lâu năm khác). Thực
tế sử dụng đất đến 1/1/2010 cho thấy đất sản xuất nông nghiệp, cũng như đất
trồng cây hàng năm đều đạt mức lớn hơn mục tiêu quy hoạch, chủ yếu theo
hướng tăng diện tích màu và cây ăn trái. Tổng kết 5 năm chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, lãnh đạo tỉnh, ngành nông nghiệp cũng như các huyện
thị đều thống nhất tăng diện tích cây ăn trái, giảm diện tích chuyên lúa (giảm
lúa vụ 3, bỏ diện tích 2 vụ lúa) tăng diện tích luân canh lúa và hoa màu.
 Tài nguyên nước:
11
- Nước ngầm:
Theo kết quả nghiên cứu của một số công trình thăm dò thì nguồn nước
ngầm ở Vĩnh Long rất hạn chế và chỉ phân bố ở một số khu vực nhất định.
Các tầng nước ngầm của Vĩnh Long như sau:
- Tầng nước ngầm ở độ sâu trung bình 86,4 m, nước nhạt phân bổ chủ
yếu ở vùng ven sông Hậu và sông Tiền, bề dày tầng chứa nước không lớn.
Trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng 46.169 m
3
/ngày.
- Tầng chứa nước phân bổ ở độ sâu trung bình 150 m, nước nhạt phân
bổ khu vực ven sông Hậu và một số xã phía Nam tỉnh Vĩnh Long. Bề dầy
tầng chứa nước khá lớn. Trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng 86.299
m
3
/ngày.
- Tầng chứa nước phân bổ ở độ sâu trung bình 333,2 m, chất nước kém
không thể khai thác.
- Tầng chứa nước phân bổ ở độ sâu trung bình 425 m. Bề dầy tầng chứa
nước khá lớn. Đây là tầng chứa nước đang được khai thác nhiều bằng các

giếng khoan công nghiệp. Trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng 31.669
m
3
/ngày.
- Tầng chứa nước phân bổ ở độ sâu trung bình từ 439 m trở xuống.
Nước nhạt chỉ phân bổ ở khu vực thành phố Vĩnh Long (ven sông Tiền). Bề
dầy tầng chứa nước khá lớn. Đây là tầng chứa nước đang được khai thác
nhiều bằng các giếng khoan công nghiệp. Đặc biệt đây là tầng chứa nước
khoáng. Trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng 19.520 m
3
/ngày.
- Nước mặt:
Với 91 sông, kênh, rạch trên địa bàn nguồn nước mặt của Tỉnh Vĩnh
Long được phân bổ đều khắp trong tỉnh. Ba cáon sông lớn cung cấp nước cho
hệ thống kênh rạch này là:
- Sông Cổ Chiên nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, có chiều rộng từ 800-
2500m, sâu từ 20-40m với khả năng tải nước cực đại lên tới 12.000-
19.000m³/s.
12
- Sông Hậu chảy theo hướng Đông Bắc Tây Nam, song song với sông
Cổ Chiên, chạy dọc theo phía Tây Nam của Tỉnh, sông có chiều rộng từ 1500-
3000m, sâu từ 15-30m, khả năng tải nước cực đại lên tới 20.000-32.000m³/s.
- Sông Măng Thít : gồm 1 phần kênh thiên nhiên, 1 phần kênh đào nối
từ sông Cổ Chiên tại Quới An sang sông Hậu tại Trà Ôn, sông dài 47km, có
bề rộng trung bình từ 110-150m, lưu lượng cực đại chảy ra và vào tại 2 cửa
sông như sau:Phía sông Cổ Chiên: 1500-1600m³/s; Phía sông Hậu: 525-
650m³/s.
Chất lượng nước tại 3 cáon sông lớn này hoàn toàn ngọt, chế độ thuỷ
văn điều hoà, lưu lượng dòng chảy thay đổi theo mùa, ít chịu chi phối của
thuỷ triều, tuy bị ô nhiễm nhẹ nhưng hoàn toàn dùng cho sinh hoạt được khi

đã qua công trình xử lý nước, như vậy với tất cả các đô thị, khu dân cư có 3
cáon sông này chảy qua đều có thể lấy nước mặt (xử lý đạt tiêu chuẩn) để
phục vụ cho nhu cầu nước ăn uống, sinh hoạt, phục vụ cho sản xuất công
nghiệp, du lịch, đây là những thuận lợi lớn mà ít tỉnh nào có được.
• Môi trường pháp lý.
 Hệ thống pháp luật : VBPL, VBPL có liên quan đến đầu tư.
- Luật ĐT 2005
- Nghị định 108/2006/ND-CP
- Luật DÁN.
- Các văn bản pháp luật liên quan hoạt động sản xuất kd nông sản nói
riêng.
 Chính sách điều tiết vĩ mô liên quan đầu tư của Tỉnh Vĩnh Long.
- Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND quy định giá các loại đất năm
2013 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
- Quyết định số 2055/QĐ-UBND về việc triển khai Nghị quyết
46/2012/NQ-HĐND ngày 07/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc
13
quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đấu giá, phí tham
gia đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
 Chiến lược phát triển kinh tế của Vùng:
- Chế biến nông sản: thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long theo Quyết Định 05/2008/QĐ-UBND Tỉnh Vĩnh Long
- Các ưu đãi:
+ Được hưởng các ưu đãi theo quy định của pháp luật đối với lĩnh vực
đầu tư có điều kiện: Thuế các loại (thu nhập doanh nghiệp, nhập khẩu trang
thiết bị, máy móc …; ưu đãi về sử dụng đất; khấu hao tài sản )
+ Ưu đãi chi phí quảng cáo trong vòng 3 năm-mỗi lần phí hỗ trợ không
quá 2 triệu đồng, một năm không quá 6 lần
+ Hỗ trợ đào tạo nhân lực
+ Hỗ trơ 50 % chi phí lập dự án đầu tư và lập báo cáo kinh tế kĩ thuật

+ Về thủ tục tiến hành đầu tư: áp dụng cơ chế một cửa tại các cơ quan
c, Căn cứ khác.
Văn bản Quy phạm pháp luật của Ban QLC KCN:
Số/Ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu nội dung
849/QĐ-UBND

28/05/2012 Về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số
13/NQ-CP/NQ-CP, ngày 10/5/2012 của Chính phủ về
một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh
doanh, hỗ trợ thị trường.

83/2012/TT-BTC

23/05/2012 hướng dẫn thực hiện miễn giảm, gia hạn một số khoản
thu ngân sách theo Nghị quyết số 13/NQ-CP/NQ-CP,
ngày 10/5/2012 của Chính phủ về một số giải pháp
tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị
trường.

13/NQ-CP

10/05/2012 VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN
CHO SẢN XUẤT KINH DOANH, HỖ TRỢ THỊ
TRƯỜNG

01/2010/TT-BCT

08/01/2010 Thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định về chương
trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để
14

thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)

27//TTr-UBND

28/09/2009 Về việc phê duyệt Đề án điều chỉnh, bổ sung quy
hoạch Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm
2020.

1937/QĐ-UBND

20/08/2009 Về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm
quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu công
nghiệp tỉnh Vĩnh Long

09 /2009/QÐ-UBND

13/04/2009 Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa liên
thông phối hợp giữa các cơ quan giải quyết thủ tục cấp
giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký thuế, đăng ký cáon
dấu đối với các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp tỉnh
Vĩnh Long.

1668/QĐ-UBND

04/09/2008 Ban hành điều lệ quản lý xây dựng theo Quy hoạch
chi tiết khu công nghiệp Bình Minh, huyện Bình Minh
tỉnh Vĩnh Long

05 /2008/QĐ-UBND


31/01/2008 Về việc quy định chính sách khuyến khích và ưu đãi
đầu tư của tỉnh Vĩnh Long

• Môi trường chính trị, văn hóa, xã hội.
- Nguồn nhân lực sẵn có (số liệu do khu công nghiệp này đưa ra là gần
11 nghìn lao động có khả năng lao động chưa có việc làm).
Trình độ người lao động:
-Trên đại học: 418 người (Nam: 247 người, Nữ: 171 người)
- Đại học: 19.790 người (Nam: 11.550 người, Nữ: 8.240 người).
- Cao đẳng: 7.976người (Nam: 3.778người, Nữ: 4.198 người).
- Trung cấp: 14.954người (Nam: 9.404 người, Nữ: 5.550 người).
- Lao động có tay nghề: 14.944 người (Nam: 9.412 người, Nữ: 5.532
người)
15
- Lao động chưa có tay nghề: 486.407 người (Nam: 274.133 người, Nữ:
212.274 người)
( Nguồn: Sở Lao động thương binh và Xã hội cập nhật đến tháng
07/2012)
Trung bình hằng năm số lao động tăng lên như sau:
- Đại học: 1.600 người. Cao đẳng: 1.944 người.
- Trung cấp chuyên nghiệp:1.288 người ( Nam: 715 người. Nữ: 573 người).
- Trường dạy nghề: 614 người ( Nam: 484 người. Nữ: 130 người).
- Trung học động phổ thông: 10.611 người (Nam: 5.032 người. Nữ:
5.579 người).
( Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011)
1.2 Quy hoạch phát triển KT-XH, phát triển ngành, vùng liên quan đến dự án.
a, Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020
Các mục tiêu của Quy hoạch bao gồm xây dựng nền nông nghiệp toàn
diện, tăng trưởng liên tục và bền vững, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, nhất
là thực phẩm an toàn, đáp ứng tốt yêu cầu thị trường mang lại giá trị sản

lượng, lợi nhuận và thu nhập cao ổn định trên một đơn vị diện tích, một đơn
vị sản phẩm. Phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất (GTSX) nông
lâm nghiệp, thủy sản bình quân (2011- 2015) là 5-5,3%/năm và giai đoạn
(2016-2020) tăng 4-4,5%/năm. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển trồng trọt đặc
biệt là cây lúa, góp phần cùng cả nước đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao
chất lượng các loại gạo cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, các
loại hoa, cây cảnh phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của các đô thị trong khu
vực. Tiếp tục nâng cao chất lượng vườn cây ăn trái, mà trước hết là những trái
cây đặc sản đã có thương hiệu để trái cây của Vĩnh Long đứng vững trong cơ
chế thị trường. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp trồng trọt - chăn nuôi - dịch
vụ tương ứng thời điểm 2015 lần lượt là: 66,08% - 29,17% - 4,75% và đến
năm 2020 là 61,91%, 32,92%, 5,17%. Đồng thời, nâng giá trị sản xuất ngành
nông nghiệp bình quân trên 01 ha đất nông nghiệp năm 2015 là 152,4 triệu
16
đồng (theo giá thực tế) và năm 2020 là 195,5 triệu đồng/ha/năm, nếu tính theo
giá cố định 1994 thì GTSX bình quân trên 01ha đất nông nghiệp năm 2015 là
58,2 triệu đồng; và đến năm 2020 đạt 69,5 triệu đồng/ha.
KTN (1613/QĐ-UBND)
b. Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tai trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long
Ngày 28 tháng 12 năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã có
Quyết định số 2484/QĐ-UBND Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới
giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020
c. Kế hoạch thực hiện chương trình thu hút vốn đầu tư giai đoạn 2011
– 2015
Ngày 20 tháng 8 năm 2012 Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long có Quyết
định ban hành kế hoạch thực hiện chương trình thu hút vốn đầu tư trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2015, kế hoạch nhằm cụ thể hóa các
mục tiêu của chương trình hành động số 03-CTr/TU ngày 07 tháng 10 năm
2011 của Tỉnh ủy Vĩnh Long về việc thu hút vốn đầu tư giai đoạn 2011 –

2015.
Mục tiêu của chương trình là huy động tốt các nguồn lực của toàn xã
hội, tập trung cho đầu tư phát triển nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế,
góp phần tạo nguồn thu ngân sách, việc làm, phát triển nguồn nhân lực, thúc
đẩy xuất nhập khẩu và liên kết phát triển các ngành công nghiệp, đảm bảo an
sinh xã hội… trên cơ sở phát huy cao độ nội lực của tỉnh đi đôi với việc mở
rộng hợp tác, nhất là hợp tác đầu tư với ngoài tỉnh, ngoài nước đi vào chiều
sâu để thu hút vốn ngày càng nhiều gắn với thu hút công nghệ và kinh nghiệm
quản lý tiên tiến, nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế tỉnh nhà.
Kế hoạch nêu rõ mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2011 – 2015 thu hút
tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 68.375.000 triệu đồng, chiếm
khoảng 34,97% so với GDP (theo giá hiện hành), trong đó khu vực nhà nước
chiếm 26,14%, khu vực ngoài nhà nước chiếm 65,81%, khu vực đầu tư trực
17
tiếp nước ngoài chiếm 8,05%. Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 19,02% và
tăng gấp 2,50 lần so với giai đoạn 2006-2010.
d. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Huyện Bình Minh đến
năm 2020
Ngày 29 tháng 3 năm 2012 Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã ban
hành Quyết định số 458/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Minh đến năm 2020
e. Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm
2020 của các huyện, thành phố.
Chủ tịch UBND tỉnh vừa có quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển
điện lực giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020 của các huyện: Bình
Minh, Bình Tân, Vũng Liêm, Tam Bình, Mang Thít, Long Hồ, Trà Ôn và
Thành phố Vĩnh Long.
2. Nghiên cứu thị trường của Dự án.
2.1 Loại thị trường và sản phẩm của DA.
- Loại thị trường: thị trường nội địa.

- Loại sản phẩm của dự án: hoa quả chế biến tiêu dùng trong nước:
Dứa ép, cam ép, nước bưởi,
Việt Nam là nước nhiệt đới ẩm gió mùa, có điều kiện thuận lợi cho việc
trồng nhiều loại cây quả … => giá thành của các sản phẩm tươi khá rẻ, người
dân có xu hướng tiêu dung các loại sản phẩm này nhiều hơn là các sản phẩm
đóng hộp, chế biến.
Chính vì vậy các sán phẩm hoa quả chế biến, đóng hộp, chai chủ yếu là
các loại nước ép hoa quả do có các đặc điểm:
- Tiện lợi (có thể sử dụng nhanh chóng, dễ mang theo)
- Giá thành rẻ, thời gian bảo quản lâu
- Có nhiều loại hương vị độc đáo …
Theo độ
tuổi
18
Với nhóm tuổi trẻ từ 16 - 29 tuổi, tần suất sử dụng nước ép trái cây
khoảng 1 lần / ngày trong khi đó
tần
suất sử dụng của nhóm tuổi từ 35 - 39
tuổi khoảng 2-3 lần /
tuần.
Có thể giải thích lý do vì sao tỷ lệ người sử dụng
nước ép trái cây lớn vậy là vì dân số độ tuổi 16-35 là dân số trẻ, tiếp cận các
sản phẩm mới nhanh chóng (có thể thấy là những người được điều tra có độ
tuổi 16-29 có tần xuất sử dụng nước trái cây nhiều hơn) đây là nguyên nhân
chính giải thích cho hành vi tiêu dùng này.
Thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu về các sản phẩm như nước
ép trái cây (giải khát, bổ sung Vitamin …) tăng lên. Bên cạnh đó Việt Nam là
nước có tỷ lệ dân số trẻ (tốc độ tăng dân số cao , đặc biệt là tốc độ tăng dân số
thành thị-khu vực tiêu nhu cầu tiêu dùng cao). => dù không có cáon số cụ thể
nhưng cũng có thể thấy thị trường này có sự tăng trưởng ổn định.

Lựa chọn sản phẩm của dự án cho thị trường nội địa: Sản phẩm nước
cam ép đóng lon hướng tới đối tượng có độ tuổi “trẻ”. Sản phẩm này kết hợp
với dứa khoanh đóng lon xuất khẩu sẽ giúp nâng thời gian hiệu quả của dự án
(do ảnh hưởng của yếu tố thời vụ) bên cạnh đó có được một thị phần thị
trường nội địa sẽ giúp dự án đầu tư an toàn hơn, giảm phụ thuộc, tác động xấu
của thị trường thế giới.
2.2 Phân tích cung- cầu thị trường.
2.2.1 Phân tích cầu về hoa quả đóng hộp.
Các sản phẩm trái cây ( cả trái cấy tươi và trái cây đóng hộp) trên thị
trường nước ta phần lớn là nhập khẩu của nước ngoài như Thái lan, Úc,…
(70% thị phần) với các thương hiệu như Berri( Úc), Malee( Thái),
Chabaa( Thái),Tipcáo… và các nguồn cung hoa quả đóng hộp như Fresh
Vinamilk, Vegetigi ( Tiền Giang),….
Chất lượng cuộc sống tăng lên, trong khẩu phần ăn của cáon người
ngày cang quan tâm đến vi lượng cơ theer như vitamin, khoáng chất,… và
kéo theo đó là nhu cầu tiêu thị sản phẩm hoa quả nói chung và trái cây đóng
hộp nói riêng ngày càng tăng nhanh.
19
Với khoảng 28 triệu dân số thành thị ( tk năm 2011), cầu về hoa quả
khá lớn, cứ mỗi người dân thành thị mức tối thiểu về nhu cầu hoa quả là 250-
350 gam rau hoặc 150-350 nước hoa quả trong ngày, nếu 30% dân số thành
thị sử dụng rau quả chế biến, trái cây đóng hộp thì nhu cầu tiêu dùng cả nước
lên tới 1.6-1.9 triệu lít nước hoa quả
Tổng
thể
Hơn một nửa người tham gia khảo sát có thói quen sử dụng trái cây
(đóng chai, lon,
hộp)( bao gồm cả sấy và ép, sơ chế)

mỗi

ngày.
25.9% 24.4% 12.5% 23.5% 7.1%6.5%
Trên 1 lần / ngày 1 lần / ngày 4 - 6 lần / tuần 2 - 3 lần / tuần1 lần / tuầnÍt hơn 1 lần / tuần
Tỉnh
thành
Tại Tp.Hồ Chí Minh, đa số người tiêu dùng thường uống các loại trái
cây đóng hộp khoảng 1 lần /
ngày
hoặc 2 - 3 lần / tuần. Trong khi đó, mức
độ sử dụng phổ biến nhất của người dân ở khu vực Hà Nội là 2
-
3 lần / tuần,
chiếm 26.9%và ở các tỉnh thành khác là 1 lần / ngày, chiếm
27.4%.
Mức độ
yêu thích với các yếu
tố
Các yếu tố liên quan đến vấn đề dinh dưỡng hoặc thành phần tự nhiên
của sản phẩm có ảnh hưởng
nhiều
đến quyết định lựa chọn của người tiêu
dùng. Điển hình là: Ít phẩm màu tổng hợp, Giữ nguyên vị trái
cây
tươi hơn
tự nhiên, Bổ sung thêm vitamin tự
nhiên
1
2
3
Trung

bình
Ít phẩm màu tổng
hợp 4.45
Giữ nguyên vị trái cây tươi tự
nhiên
4.40
Bổ sung thêm vitamin tự
nhiên 4.33
Bổ sung năng lượng cho cơ
thể 4.27
Độ ngọt vừa
phải
4.16
20
Độ ngọt đậm có thể uống với
đá 3.30
7
Giữ nguyên vị trái cây, thêm hương liệu tổng
hợp
Khác
3.27
Vị trái cây ưa thích trái
cây
Trong tất cả các vị trái cây được đề cập, vị cam đạt 4.28 điểm cao nhất
so với các vị còn lại. Trong khi
đó,
Cóc là vị trái cây mà phần lớn người tiêu
dùng không yêu thích, điểm trung bình chỉ đạt 2.88 trên
thang
điểm

5.
2.2.2 Hiện trạng cung sản phẩm hoa quả, hoa quả đóng hộp.
- Các cơ sở sản xuất trái cây đóng hộp:
Doanh nghiệp xuất khẩu Chủng loại ĐVT Đơn giá
(USD)
Cty Cổ phần Chế biến thực
phẩm XK G.O.C
Dứa khoanh đóng hộp
(83.3X84mm,12hộp/thùng,)
Hộp $0,68
$0,61
Cty Cổ phần Chế biến Thực
phẩm XK Miền Tây
Trái cây đóng lon Kiện $7,30
Trái cây đóng lon Kiện $12,25
Cty Cổ phần Hiệp Phát Dứa đông lạnh TấN $920,70
Dứa đông lạnh TấN $811,80
Cty Cổ phần NIVL Cơm dừa sấy khô TấN $1.614,72
Cty Cổ phần SX và DV XNK
Rau quả Sài Gòn
quả KG $1,50
$1,70
Cty Cổ phần Thực phẩm XK
Tân Bình
Dứa đóng lon KG $0,73
Cty Cổ phần Trà Bắc Cơm dừa sấy TấN $1.220,00
Cty Chế biến Dừa Phú Hưng Cơm dừa sấy KG $1,37
Cơm dừa sấy khô TấN $2.135,79
Cty Nông thổ sản 2 Cơm dừa sấy KG $1,25
Cty Thương mại DV Tổng hợp

Hà Nội
Cơm dừa sấy khô KG $1.670,00
Cty TNHH Gia Minh Chuối sấy ép miếng (50 bags x 7
oz)
Thùng $30,00
Dừa nạo sợi (50 bags x 7 oz) Thùng $25,00
21
Cty TNHH Giống cây trồng
Long Hoàng Gia
hạt giống KG $24,63
Cty TNHH Phúc Sinh Cơm dừa sấy khô TấN $1.348,56
Cty TNHH SX Chế biến Nông
hải sản Nhật Khương
trái cây KG $11,88
Cty TNHH SX Rau quả Đông á quả KG $1,50
$1,94
Trái cây $1,94
$2,00
$2,26
Cty TNHH SX Thương mại
DV Rồng Đỏ
Trái chanh KG $1,09
Cty TNHH Thương mại DV
Minh Phương S.G
quả KG $1,20
Cty TNHH Thương mại
Hoàng Hà
Trái cây KG $2,25
Cty Trồng và XK Thanh long
Vina Hsin Gon

Trái thanh long tươi KG $0,40
DÁNTN An Quân Chuối sấy TấN $892,94
DÁNTN Rau quả Bình Thuận trái thanh long KG $0,25
Hiện tại, cả nước có 60 nhà máy chế biến rau, củ, trái cây các loại với
công suất 313.000 tấn/năm nhưng thực tế các nhà máy này chỉ hoạt động với
50% công suất thiết kế, và nhiều nhà máy có nguy cơ phải đóng cửa trong
thời gian tới.Ngoài 4 nhà máy chế biến nước quả hoạt động ở Long An, Tiền
Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, 2 nhà máy đóng hộp trái vải ở Lục Ngạn (1 đã
đóng cửa), vài dây chuyền dứa (khóm) cô đặc và một số xí nghiệp có thiết bị
lẻ đóng hộp rau quả, công nghiệp chế biến trái cây nước ta hầu như chưa có
gì. Với những gì đã đầu tư, người ta dễ liên tưởng công nghiệp chế biến trái
cây hiện nay với hình ảnh chiếc máy xay sinh tố đã và đang có mặt ở mỗi
quán nước, trong mỗi gia đình.
22
2.3. Dự báo cung- cầu sản phẩm dự án.
2.3.1 Dự báo nhu cầu tiêu dùng trái cây.
Về thị trường, dự báo mức tiêu thụ nội địa tăng 10%/năm.
Tiến sĩ Võ Mai, Chủ tịch Hiệp hội Trái cây Việt Nam, tính toán rằng
nếu mức thu nhập bình quân đầu người trên thế giới tăng 1% thì nhu cầu về
rau quả sẽ tăng 1,3%
Dự báo bằng phương pháp dựa vào số liệu dự báo tăng trưởng ngành
Số liệu dự báo tốc độ tăng trưởng ngành chế biến hoa quả thực hiện bởi
viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh được mô tả ở bảng sau,tốc độ này được
giả định là tốc độ tăng trưởng lượng cầu các loại sản phầm hoa quả chế biến
của toàn bộ thị trường.
Bảng 3: dự báo tốc độ tăng trưởng nhu cầu các sản phẩm hoa quả
Năm 2013 2014 2015 2016
Tốc độ tăng trưởng 9.3% 9.3% 9.3% 8.5%
(Nguồn: viện kinh tế TP.HCM)
2.3.2 Dự báo cung.

Theo Cục Trồng trọt, hiện nay, vùng Nam Bộ có khoảng 22 cơ sở công
nghiệp chế biến rau quả (chiếm 45% so với cả nước) với tổng công suất thiết
kế còn thấp, đạt khoảng 170.160 tấn sản phẩm/năm (trong đó phân bố tập
trung ở vùng Đông Nam bộ có 12 cơ sở với tổng công suất thiết kế là 93.100
tấn sản phẩm/năm, ĐBSCL có 10 cơ sở với tổng công suất thiết kế: 77.060
tấn sản phẩm/năm). Số cơ sở công nghiệp chế biến các loại quả thường có
công suất nhỏ, thiết bị công nghệ lạc hậu, nhãn hiệu hàng hóa ít được người
tiêu dùng biết đến Việc cung cấp nguyên liệu không đều và thiếu ổn định do
chưa làm tốt công tác rải vụ thu hoạch, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà
vườn với nhà máy, do đó các cơ sở chế biến hiện chỉ đáp ứng được khoảng
30% công suất. Mặt khác, trong chuỗi giá trị gia tăng gắn kết giữa sản xuất -
thu mua - chế biến bảo quản - tiêu thụ trái cây nước ta, khâu chế biến bảo
quản còn quá nhiều hạn chế, yếu kém đã ảnh hưởng không nhỏ đến chiến
23
lược phát triển ngành hàng trái cây VN. Vì vậy, trong thời gian tới, việc đầu
tư vùng nguyên liệu tập trung theo hướng VietGAP để có sản phẩm sạch cho
chế biến là một nhu cầu thiết yếu.
2.3. Tiếp thị sản phẩm
- Thị trường trong nước : Hướng tới các đối tượng thanh niên ( tuổi từ
18 – 35 ) và người cao tuổi , tập trung ở các khu vực thành phố lớn.
- Thị trường nước ngoài : tập trung vào 1 số quốc gia láng giềng đông
dân như Trung Quốc , Ấn Độ , Indonexia. đồng thời tiến vào những thị
trường như EU, Mĩ , Nga…
- Tiếp thị tập trung vào các tính năng của sản phẩm mà người tiêu dùng
hướng tới : ít phẩm màu tổng hợp, giữ được hương vị tự nhiên, bổ sung thêm
nhiều vitamin thiên nhiên… đồng thời , các đặc trưng riêng có của sản phẩm :
đó là được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến nhất
2.3.1. Các phương pháp giới thiệu sản phẩm :
a) Quảng cáo : Hình thức quảng cáo là hình thức tiếp thị sản phẩm phổ
biến thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Tuy nhiên ,những

năm gần đây những cuôc chạy đua quảng cáo của những doanh nghiệp lớn
trên các phương tiện truyền thông không mang lại hiệu quả về doanh thu như
mong muốn . Điển hình là việc quảng cáo trên truyền hình và trên mạng
internet. Các doanh nghiệp dường như đã lựa chọn đúng kênh tiếp cận khách
hàng tốt nhất nhưng lại không thu hút được lượng khách hàng như mong đợi.
Sau đây xin đi vào chiến lược quảng cáo của doanh nghiệp chúng tôi :
+ Với đối tượng khách hàng chính tập trung từ lứa tuổi 16 đến 30 , là
lứa tuổi trẻ, nên cách để tiếp cận với họ nhiều nhất là thông qua các dịch vụ
giải trí, các sản phẩm giải trí nghe – nhìn , các xu hướng mới trong đời sống
giới trẻ… Đồng thời , phương tiện tiếp cận với họ nên là những kênh mà họ
sử dụng hằng ngày : Intenet , tivi. Nếu tiếp cận với họ thông qua những kênh
này, sản phẩm của chúng ta sẽ đến gần được với họhơn.
24
+ Một ví dụ : JV là 1 vlog nổi tiếng ở Việt Nam , hiện nay đã có tới hơn
300 nghìn lượt theo dõi và 30 triệu lượt người xem những đoạn video của anh
ta, và phần lớn trong số này là những bạn trẻ . Vậy tại sao chúng ta không thử
đưa những sản phẩm rau quả khô đóng hộp vào những clip của JV một cách
thật tự nhiên, và….
K- pop cũng là 1 xu hướng nổi lên trong nhiều năm qua của các bạn trẻ
nước ta. Họ xem đi xem lại nhiều lần những hình ảnh , mv của các thần tượng
của mình. Và những kênh đưa thông tin về âm nhạc nước ngoài có uy tin
như : yantv, MTV không nhiều. Chúng ta có thể tranh thủ quảng cáo trên
những kênh truyền hình này, bởi lẽ chi phí cho việc lên sóng ở những kênh
này rẻ hơn nhiều so với VTV, HTV ; đồng thời thông qua kênh này có thể
đưa sản phẩm tới gần hơn với các bạn trẻ.
Chúng ta có thể dán pano , áp phích quảng cáo ở những địa điểm giải
trí bình dân của các bạn trẻ. Những địa điểm này có ưu thế là luôn tập trung
đông các bạn trẻ , đồng thời chi phí thuê địa điểm để dán pano , áp phích
không lớn.
b) Ngoài quảng cáo , chúng ta có thể sử dụng hình thức giới thiệu sản

phẩm khách như :
+ Dùng thử sản phẩm : Để tiếp cận với lượng lớn khách hàng , nên tổ
chức việc dùng thử sản phẩm ở nơi tập trung đông người , công viên vào giờ
tan tầm là một nơi lý tưởng.
+ Hội chơ, triển lãm : Nên xuất hiện trong các buổi hội chợ, triển lãm
lớn của khu vực . Từ đó ,chúng ta sẽ gặp được các nhà đại lí phân phối cũng
như các khách hàng, đối tác tiềm năng, giúp quảng bá được hình ảnh sản
phẩm đến gần người tiêu dùng hơn.
c) Các phương thức linh hoạt để đẩy mạnh sức mua :
Trong thời điểm ban đầu , để xây dựng uy tín , thương hiệu cho sản
phẩm , chúng ta không nên dùng các phương thức linh hoạt để đẩy mạnh sức
mua , như thế là đã tự hạ chất lượng sản phẩm của mình xuống.
25

×