Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Tương quan chu kỳ kinh tế giữa Việt Nam và Các nước ASEAN - Các nhân tố tác động và hàm ý cho phối hợp chính sách trong khu vực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.81 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG “ TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM ”
NĂM 2013
o0o
TÊN CÔNG TRÌNH:
Tương quan chu kỳ kinh tế giữa Việt Nam và Các nước
ASEAN - Các nhân tố tác động và hàm ý cho phối hợp
chính sách trong khu vực
Thuộc nhóm ngành khoa học : Kinh doanh và quản lý 3


Hà Nội, 2013
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii
TÓM TẮT 1
CHƯƠNG 1 2
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 2
CHƯƠNG 2 6
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG 3 11
TỔNG QUAN KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN GIAI ĐOẠN 1990-
2011 11
Hình 3.1: Tốc độ tăng GDP của Việt Nam và ASEAN-5 giai đoạn
1990-2011 (Nguồn : World Development Indicators (WB, 2012) ). .15
Bảng 3.2 Cơ cấu sản xuất các nước ASEAN giai đoạn 1997-200715
Hình 3.2: Dòng vốn FDI chảy vào ASEAN (2002 - 2007) 16
Bảng 3.3: Tình hình kinh tế các nước ASEAN 1997-2007 17
Bảng 3.4: Tình hình kinh tế các nước ASEAN giai đoạn 2007-201119


Hình 3.3: Dòng vốn FDI chảy vào ASEAN 2008 – 2011 20
CHƯƠNG 4 24
ii
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. .24
THỰC NGHIỆM 24
Bảng 4.2: Thống kê các biến theo giai đoạn 32
Bảng 4.3: Phân tích tương quan các biến số 34
Bảng 4.4: Kết quả giai đoạn 1 36
Bảng 4.5: Tính hợp lệ của các biến công cụ trong kiểm định IV37
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định các biến số thương mại trong mô hình 2
38
Bảng 4.8:Kết quả kiểm định biến SIS-sự tương tự về cơ cấu sản
xuất 41
Jansen- Stokman (2011) iii
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB : The Asian Development Bank
(Ngân hàng Phát triển châu Á)
ASEAN : Association of Southeast Asian Nations
(Hiệp hội các quốc qia Đông Nam Á)
AEC : ASEAN Economic Community
(Cộng đồng kinh tế ASEAN)
ACU : ASEAN currency units
(Đơn vị tiền tệ chung ASEAN)
AFTA : ASEAN Free Trade Area
(Khu vực thương mại tự do ASEAN)
EU : European Union
(Liên minh châu Âu)
FDI : Foreign Direct Investment
(Đầu tư trực tiếp nước ngoài)

GDP : Gross Domestic Product
(Tổng sản phẩm quốc nội)
IMF : International Monetary Fund
(Quỹ tiền tệ quốc tế)
OECD : Organisation for Economic Co-operation and Development
(Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế)
UN : United Nations
(Liên Hiệp Quốc)
WB : World Bank
(Ngân hàng Thế giới)
WDI : World Development Indicators
(Chỉ số phát triển thế giới )
iv
MỤC LỤC i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii
TÓM TẮT 1
CHƯƠNG 1 2
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 2
CHƯƠNG 2 6
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG 3 11
TỔNG QUAN KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN GIAI ĐOẠN 1990-
2011 11
Hình 3.1: Tốc độ tăng GDP của Việt Nam và ASEAN-5 giai đoạn
1990-2011 (Nguồn : World Development Indicators (WB, 2012) ). .15
Bảng 3.2 Cơ cấu sản xuất các nước ASEAN giai đoạn 1997-200715
Hình 3.2: Dòng vốn FDI chảy vào ASEAN (2002 - 2007) 16
Bảng 3.3: Tình hình kinh tế các nước ASEAN 1997-2007 17
Bảng 3.4: Tình hình kinh tế các nước ASEAN giai đoạn 2007-201119
Hình 3.3: Dòng vốn FDI chảy vào ASEAN 2008 – 2011 20

CHƯƠNG 4 24
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. .24
v
THỰC NGHIỆM 24
Bảng 4.2: Thống kê các biến theo giai đoạn 32
Bảng 4.3: Phân tích tương quan các biến số 34
Bảng 4.4: Kết quả giai đoạn 1 36
Bảng 4.5: Tính hợp lệ của các biến công cụ trong kiểm định IV37
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định các biến số thương mại trong mô hình 2
38
Bảng 4.8:Kết quả kiểm định biến SIS-sự tương tự về cơ cấu sản
xuất 41
Jansen- Stokman (2011) iii
MỤC LỤC i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii
TÓM TẮT 1
vi
CHƯƠNG 1 2
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 2
CHƯƠNG 2 6
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG 3 11
TỔNG QUAN KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN GIAI ĐOẠN 1990-
2011 11
Hình 3.1: Tốc độ tăng GDP của Việt Nam và ASEAN-5 giai đoạn
1990-2011 (Nguồn : World Development Indicators (WB, 2012) ). .15
Bảng 3.2 Cơ cấu sản xuất các nước ASEAN giai đoạn 1997-200715
Hình 3.2: Dòng vốn FDI chảy vào ASEAN (2002 - 2007) 16
Bảng 3.3: Tình hình kinh tế các nước ASEAN 1997-2007 17
Bảng 3.4: Tình hình kinh tế các nước ASEAN giai đoạn 2007-201119

Hình 3.3: Dòng vốn FDI chảy vào ASEAN 2008 – 2011 20
CHƯƠNG 4 24
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. .24
THỰC NGHIỆM 24
Bảng 4.2: Thống kê các biến theo giai đoạn 32
Bảng 4.3: Phân tích tương quan các biến số 34
Bảng 4.4: Kết quả giai đoạn 1 36
vii
Bảng 4.5: Tính hợp lệ của các biến công cụ trong kiểm định IV37
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định các biến số thương mại trong mô hình 2
38
Bảng 4.8:Kết quả kiểm định biến SIS-sự tương tự về cơ cấu sản
xuất 41
Jansen- Stokman (2011) iii
1
TÓM TẮT
Bài nghiên cứu nhằm phân tích tương quan chu kỳ kinh tế giữa Việt Nam và
các nước thành viên ASEAN , các nhân tố tác động và từ đó đưa ra khuyến nghị
phối hợp chính sách phù hợp hướng tới Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC)
vào năm 2015. Nhóm nước ASEAN-5 được lựa chọn làm đại diện tiêu biểu cho
các nước thành viên ASEAN khác. Đầu tiên chúng tôi xây dựng mô hình xem xét
sự tác động của các nhân tố tới tương quan chu kỳ kinh tế của Việt Nam và các
nước ASEAN – 5 theo nghiên cứu của Frankel và Rose (1998) và các nghiên cứu
liên quan. Phương pháp hồi quy được sử dụng là hồi quy OLS, IV cho dữ liệu
tổng hợp (pool data). Chúng tôi tiến hành phân tích thực nghiệm dựa trên mô hình
lý thuyết đã xây dựng, sử dụng số liệu về tăng trưởng kinh tế, thương mại, …của
Việt Nam và ASEAN – 5. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy một cái nhìn tổng
quan về tương quan chu kỳ kinh tế giữa Việt Nam và ASEAN, tìm ra các nhân tố
tác động và đưa ra một số khuyến nghị chính sách phù hợp cho các nước trong tiến
trình hướng tới thành lập cộng đồng kinh tế chung AEC.

Từ khóa: Chu kỳ kinh tế, tương quan chu kỳ kinh tế, nhân tố tác động,cơ cấu
sản xuất, tương tự chính sách, tập trung thương mại, Cộng đồng kinh tế AEC.
2
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do nghiên cứu
Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế gắn với tự do hoá thương mại đã và
đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Trải qua nhiều đợt sóng
khủng hoảng, thực tế cho thấy ngày càng có mối tương quan sâu sắc hơn giữa các
nước về chu kỳ kinh tế. Theo nghĩa chung nhất thì chu kỳ kinh tế được hiểu là sự
biến động của các hoạt động kinh tế ngắn hạn trong một thời kỳ nhất định, trong đó
các giai đoạn tăng trưởng và các giai đoạn suy giảm luân chuyển lẫn nhau không
ngừng. Nghiên cứu mối tương quan chu kỳ kinh tế giữa các nước có ý nghĩa vô
cùng quan trọng, giúp xem xét và đánh giá sự phối hợp chung trong một liên kết
kinh tế giữa các nước có cùng trình độ phát triển khi môi trường vĩ mô đầy biến
động đồng thời giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những dự báo cần thiết.
Tương quan chu kỳ kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng là một trong những nội
dung được đề cập đến nhiều nhất của nghiên cứu kinh tế vĩ mô định lượng như bài
nghiên cứu của Backus và Kehoe (1992), Artis và Zhang (1997), Guarte và Holden
(2001), Inklaar và cộng sự (2005), Alicia-Garcia-Herrero (2008), Sebnem Kalemli-
Ozcan Elias Papaioannou José LuisPeydro(2009), Jos Jansen và Ad Stokman
(2011). Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu chính mới chỉ tập trung vào các nước
phát triển. Đối với các nước đang phát triển nói chung và các nước ASEAN nói
riêng , các nghiên cứu mới chỉ dừng lại tập trung đánh giá vào tăng trưởng dài hạn
của nền kinh tế mà chưa đi sâu nghiên cứu mối tương quan chu kỳ kinh tế giữa các
nước cũng như các nhân tố tác động. Một số ít nghiên cứu về các nước đang phát
triển nói chung và một số nước châu Á như nghiên cứu của Crosby (2003) ,Shin và
Wang (2004) , Kamakura (2005), Toan Nguyen (2007), đặc biệt đã có những
3
nghiên cứu như của Cortinhas (2005) về nhóm các nước ASEAN-5. Thực tế cho

thấy chưa có một công trình nghiên cứu định lượng nào đánh giá tương quan chu
kỳ kinh tế giữa Việt Nam và các nước thành viên khu vực ASEAN. Tháng 12 năm
1997, các nước thành viên ASEAN đã ký kết "Tầm nhìn ASEAN đến năm 2020" .
Năm 2007, các nhà lãnh đạo ASEAN tái khẳng định cam kết này với quyết tâm đạt
được AEC vào năm 2015
1
về một thị trường chung của các nước ASEAN thông
qua tự do hóa vận chuyển hàng hóa, dịch vụ, củng cố đầu tư và tăng cường hệ
thống tài chính, hợp tác chính sách giữa các bên tham gia và sử dụng đơn vị tiền tệ
chung cho ASEAN (ACU). Tính khả thi của ACU đang đặt ra nhiều lo ngại đối với
các nhà hoạch định chính sách bởi thực tế về cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu
lan rộng và kéo dài từ Hy Lạp đến Tây Ban Nha, Italia và gây ảnh hưởng đến toàn
khu vực đã bộc lộ điểm yếu nhất của Eurozone trong đó liên quan đến cơ chế sử
dụng đồng tiền chung
2
. Theo lý thuyết về khu vực tiền tệ tối ưu (OCA) của
Mundell (1961) và McKinnon (1963), sau đó là nghiên cứu của Frankel và Rose
(1998) đã chỉ rõ ba tiêu chí chính cho sự ra đời của một đồng tiền chung bao gồm:
i) một mức độ tương quan chu kỳ kinh tế cao giữa các quốc gia thành viên, ii) mức
độ tập trung thương mại lớn giữa các thành viên và iii) cơ chế điều chỉnh giá cả
linh hoạt để hạn chế những tác động tiêu cực của những cú sốc từ bên ngoài, trong
đó tiêu chí đầu tiên thường được coi là quan trọng nhất. Tính khả thi của sự ra đời
đồng tiền chung trong bối cảnh hiện nay nhận được nhiều ý kiến tán thành nhưng
cũng có những lo ngại. Trái ngược với ý kiến của giám đốc viện nghiên cứu toàn
cầu -Jeffrey Sachs nhận định rằng: các vấn đề trong chính sách tài chính và cạnh
tranh khiến khu vực khó có được một đồng tiền chung mạnh thì Iwan Azis- giám
đốc văn phòng kinh tế hợp tác khu vực của ADB cho rằng: sự ra đời của đồng tiền
1
/>2
/>4

chung ASEAN chỉ còn là vấn đề thời gian
3
. Vì vậy, một nghiên cứu về mối tương
quan chu kỳ kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN trong bối cảnh hiện nay là
rất cần thiết và sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam có một định
hướng rõ ràng hơn trong việc xác lập nội dung các hiệp định song phương và đa
phương, hướng tới xây dựng một cộng đồng kinh tế chung AEC vào năm 2015.
1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu nhằm mục đích phân tích mối tương quan chu kỳ kinh tế
giữa Việt Nam và các nước ASEAN cũng như các yếu tố tác động . Trên cơ sở đó,
bài nghiên cứu đưa ra những kiến nghị đóng góp cho sự phối hợp chính sách giữa
Việt Nam và các nước thành viên ASEAN khác nhằm đẩy nhanh tiến trình hội
nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và hoàn thiện tiến trình thành lập một cộng đồng
kinh tế chung AEC vào năm 2015 .
Với mục tiêu tổng quát ở trên, bài nghiên cứu sẽ tập trung trả lời những
câu hỏi nghiên cứu sau:
- Liệu có bằng chứng nào cho thấy mối tương quan chu kỳ kinh tế thực sự
mạnh mẽ giữa Việt Nam và các nước ASEAN hay không?
- Những nhân tố nào quyết định tới tương quan chu kỳ kinh tế giữa các nước
trong khu vực và tầm quan trọng của mỗi nhân tố là như thế nào?
- Các khuyến nghị chính sách cho Việt Nam và các nước khác trong khu vực
như thế nào để hoàn thiện tiến trình thành lập một cộng đồng kinh tế AEC vào
2015 và sử dụng một đồng tiền chung trong khu vực?
Do hạn chế về các số liệu thống kê cho nhiều biến số kinh tế trong thời gian
dài nên chúng tôi tập trung nghiên cứu tương quan chu kỳ kinh tế giữa Việt Nam
và các nước ASEAN-5 (Thái Lan, Singapore, Malaysia, In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-
pin) trong giai đoạn 1998-2011.
1.3. Phương pháp và số liệu nghiên cứu
3
mot-dong-tien-chung-cho-asean-la-khong-the-tranh-khoi-

1805.html
5
Đối với câu hỏi thứ nhất, chúng tôi dựa trên khái niệm về chu kỳ kinh tế
được đề xuất bởi Lucas (1977) để tiến hành phân tích thực nghiệm và hầu hết các
nghiên cứu hiện nay đều theo định nghĩa này. Theo đó, biện pháp kỹ thuật áp dụng
là bộ lọc Hodrick-Prescott (HP) được tạo bởi Hodrick và Prescott (1980, 1997) sẽ
được sử dụng để tách lấy thành phần chu kỳ của sản lượng đầu ra và các biến số
khác trong mô hình.
Đối với câu hỏi thứ hai, chúng tôi dựa trên cơ sở nghiên cứu của Frankel và
Rose (1998) để xây dựng một mô hình về tương quan sản lượng đầu ra giữa các
quốc gia thông qua các biến giải thích như mức độ tập trung thương mại, tương tự
về cơ cấu sản xuất, sự tương tự chính sách vĩ mô. Phương pháp chúng tôi lựa chọn
đó là hồi quy OLS, IV (instrumental variables) cho dữ liệu tổng hợp (pool data).
Số liệu sử dụng cho bài nghiên cứu là dữ liệu tổng hợp về GDP, cơ cấu sản
xuất, xuất nhập khẩu, thâm hụt ngân sách,tốc độ tăng trưởng tiền tệ của các nước
thuộc phạm vi nghiên cứu trong giai đoạn 1998-2011 từ các nguồn số liệu thống kê
đáng tin cậy như WB, IMF, ADB, UN.
1.4. Cấu trúc bài nghiên cứu
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, cấu trúc bài nghiên cứu được chia
thành 5 chương như sau:
Chương 1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Chương này sẽ cung cấp những lý
do, mục đích, phạm vi bài nghiên cứu, số liệu sử dụng và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu. Chương này sẽ cung
cấp tổng quan về mặt lý thuyết chung và được chia làm 2 phần: i) Khái niệm và
phương pháp phân tích chu kỳ kinh tế , ii) Các nhân tố tác động đến tương quan
chu kỳ kinh tế.
Chương 3. Tổng quan kinh tế các nước ASEAN giai đoạn 1990-2011.
Chương này sẽ trình bày tổng quan về tình hình kinh tế, thương mại trong khu vực
ASEAN giai đoạn 1990-2011.
6

Chương 4. Phương pháp nghiên cứu, số liệu và kết quả nghiên cứu thực
nghiệm. Chương này sẽ mô tả chi tiết các biến số , phương pháp nghiên cứu, số
liệu sử dụng, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm nhằm trả lời 2 câu hỏi chính: i)
Liệu có bằng chứng nào cho thấy tương quan chu kỳ kinh tế chu kỳ kinh tế giữa
Việt Nam và các nước ASEAN-5 không? và ii) Những yếu tố chính quyết định tới
tương quan chu kỳ kinh tế giữa các nước là gì và tầm quan trọng của từng yếu tố
này ra sao?
Chương 5. Kết luận và khuyến nghị chính sách. Chương này trình bày
những kết luận chính của nghiên cứu, đồng thời đưa ra những khuyến nghị chính
sách để trả lời cho câu hỏi số 3. Cuối cùng, chúng tôi đưa ra hạn chế của đề tài và
những đề xuất hướng nghiên cứu cho các bài nghiên cứu tiếp theo.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
7
Tổng quan nghiên cứu sẽ cung cấp một hướng tiếp cận vấn đề từ cơ sở lý
thuyết đến các kết quả nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến tương quan chu kỳ
kinh tế giữa các nước. Chúng tôi tập trung xem xét các tài liệu tham khảo trong
một vài thập kỉ gần đây nhằm lựa chọn được hướng đi phù hợp nhất cho bài nghiên
cứu nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.
2.1. Khái niệm và phương pháp phân tích chu kỳ kinh tế
Trong cuốn sách Measuring Business Cycles được Arthur Burns và Wesley
Mitchell viết năm 1946, hai tác giả đã đưa ra những định nghĩa về chu kỳ kinh tế
như sau: “Chu kỳ kinh tế là sự dao động của một loạt chỉ tiêu kinh tế tại những
quốc gia đi theo mô hình thị trường. Một chu kỳ bao gồm giai đoạn bùng nổ của
một loạt các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô diễn ra gần như đồng thời, kế đến là một thời kì
suy thoái chung, sau đó là phục hồi, giai đoạn bùng nổ của nền kinh tế ở chu kỳ kế
tiếp, những thay đổi tuần tự này được lặp đi lặp lại nhưng không có tính chất định
kì.”
Kể từ cuối những năm 1970, các phương pháp nghiên cứu các biến động
kinh tế vĩ mô thay đổi một cách đáng kể trong đó nổi bật nhất là bài nghiên cứu

Understanding Business cycle của Lucas (1977) trong đó tác giả định nghĩa chu kỳ
kinh tế là sự dao động xung quanh một xu thế ổn định của các thành phần chu kỳ
của sản lượng đầu ra thực tế. Cách tiếp cận này khác với nghiên cứu của Mitchell
(1927) và Burns và Mitchell (1946). Mặc dù định nghĩa này vẫn chưa đầy đủ do
không xác định xu hướng biến động rõ ràng, nhưng cũng đã góp phần đưa vấn đề
liên quan đến chu kỳ kinh tế tiếp tục là đề tài thu hút được nhiều sự quan tâm trong
nghiên cứu kinh tế vĩ mô định lượng và được sử dụng làm cơ sở nghiên cứu cho
hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm hiện nay.
Các phương pháp lọc thành phần chu kỳ của các biến số có thể được phân
loại thành hai loại. Đầu tiên là việc sử dụng một cách tiếp cận dựa trên các đặc
điểm các biến số kinh tế, ví dụ, Singleton (1988) và King và cộng sự (1988) với
8
một mô hình đánh giá các xu hướng phổ biến ngẫu nhiên, và Hodrick và Prescott
(1980, 1997) đã sử dụng bộ lọc HP, bộ lọc này ước tính xu hướng và thành phần
mang tính chu kỳ của một loạt bằng cách giảm thiểu sự sai lệch so với xu hướng
chung . Cách thứ hai là một phương pháp dựa trên lập luận cho rằng xu hướng và
các thành phần mang tính chu kỳ là không quan sát được và giả định thống kê cần
được áp dụng để phân tách thông qua bộ lọc BP được tạo bởi Baxter và King
(1999).
Trong bài nghiên cứu, chúng tôi ưu tiên sử dụng phương pháp lọc HP để
tách lấy thành phần chu kỳ của GDP thực tế, bởi vì phương pháp này đã được áp
dụng rộng rãi nhất trong các nghiên cứu thực nghiệm và do đó nó là thuận tiện hơn
cho việc so sánh với các kết quả nghiên cứu về cùng một chủ đề tương quan chu kỳ
kinh tế.
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tương quan chu kỳ kinh tế
Trong hầu hết các nghiên cứu đến nay, nhiều yếu tố được đưa ra xem xét
như là yếu tố tác động tới quá trình tương quan chu kỳ kinh tế giữa các quốc gia.
Có thể tổng kết lại được bốn nhân tố chính, đó là:
Mức độ tập trung thương mại
Các lý thuyết kinh tế cho biết có một sự tương quan rõ ràng giữa mức độ tập

trung thương mại với tương quan chu kỳ kinh tế. Trong lịch sử, có hai luận điểm
chính liên quan đến vấn đề này. Đầu tiên là Eur opean Commission View của
Kenen (1969) cho rằng mức độ tập trung thương mại sẽ làm cho những cú sốc bất
đối xứng xảy ra ít hơn giữa các nền kinh tế có tỷ trọng thương mại nội ngành lớn.
Bởi vì hầu hết thương mại ở các nước EU là thương mại nội ngành công nghiệp,
mức độ tập trung thương mại có thể khiến các nước chịu ảnh hưởng tương tự bởi
những cú sốc trong nền kinh tế và do đó kết quả dẫn tới tương quan chu kỳ kinh tế
ngày càng tăng. Ngược lại, luận điểm thứ hai đưa ra trong nghiên cứu của
Krugman (1991, 1993) và Eichengreen (1992) khẳng định rằng mức độ tập trung
9
thương mại cao hơn đặt ra nguy cơ gia tăng những cú sốc không đối xứng do trình
độ chuyên môn hóa sản xuất. Do vậy, mức độ tương quan chu kỳ kinh tế giữa các
nước sẽ giảm do chịu ảnh hưởng của những cú sốc liên quan đến đặc điểm của
từng ngành sản xuất.
Mặc dù lý thuyết về mối quan hệ giữa thương mại song phương và sự tương
quan thu nhập vẫn chưa rõ ràng nhưng những kết quả nghiên cứu thực nghiệm lại
cho kết quả khá tích cực. Hầu hết các nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan giữa
cả hai yếu tố trên, một trong số đó là nghiên cứu của Frankel và Rose (1998) có
đóng góp quan trọng nhất và có ảnh hưởng lớn nhất. Nghiên cứu của Kose và cộng
sự (2003) ,Otto và cộng sự (2001), Clark và van Wincoop (2001) , Choe (2001) ,
Gruben và cộng sự (2002) và Baxter và Kouparitsas (2004) cũng cho kết quả
thương mại song phương có tác động tích cực và khá lớn tới sự tương quan chu kỳ
kinh tế giữa các nước. Trong khi tất cả các nghiên cứu nói trên chỉ đơn thuần tập
trung vào ảnh hưởng của thương mại song phương, một số nghiên cứu khác đã
xem xét những tác động khác như thương mại trong nội bộ và liên ngành tới mối
tương quan về chu kỳ kinh tế. Ví dụ như nghiên cứu của Gruben và cộng sự
(2002), Kirdmuc (2004) , Shin và Wang (2004), Inklaar và cộng sự (2005) đều cho
thấy thương mại nội ngành công nghiệp dường như có tác động tích cực đáng kể
đến sự tương quan chu kỳ kinh tế giữa các nước.
Hội nhập tài chính

Trong nghiên cứu thực nghiệm, tác động của hội nhập tài chính tới sự tương
quan chu kỳ kinh tế được nhận thấy là không rõ ràng. Kose và cộng sự (2003)
Imbs (2004) cho thấy hội nhập tài chính tác động tới chu kỳ kinh tế các nước,
nghiên cứu của Inklaar và cộng sự (2005) lại không cho thấy một tác động mạnh
nào tới tương quan chu kỳ. Trong khi đó Otto và cộng sự (2001) nhận thấy rằng
các biện pháp khác nhau đo lường hội nhập tài chính tạo ra các kết quả khác nhau.
Một số khác như Alicia-Garcia-Herrero (2008) xác nhận việc sử dụng các dòng tài
10
chính song phương tỉ lệ nghịch với mức độ biến động sản lượng đầu ra. Sebnem
Kalemli-Ozcan Elias PapaioannouJosé LuisPeydro(2009), Jos Jansen và Ad
Stokman (2011) cũng cho rằng sự gia tăng hội nhập tài chính sẽ thúc đẩy hoạt động
kinh tế giữa các quốc gia lẫn nhau.
Sự tương tự về cơ cấu sản xuất
Về mặt lý thuyết, các quốc gia có một sự tương đồng lớn hơn về cơ cấu sản
xuất thường có mức độ tương quan chu kỳ kinh tế lớn hơn. Điều này đã được
chứng minh trong các kết quả nghiên cứu của Clark và van Wincoop (2001) ,Imbs
(2001), Calderon và cộng sự (2002), và Crosby (2003), Tao Xing và Andrew
Abbott (2007) , Alicia-Garcia-Herrero (2008) cũng cho thấy sự giống nhau của cơ
cấu sản xuất có thể dẫn đến chu kỳ kinh tế tương quan mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên,
trong một số nghiên cứu, chẳng hạn như là Otto và cộng sự (2001), Baxter và
Kouparitsas (2004) thì sự tương tự về cơ cấu sản xuất lại không có tác động mạnh
mẽ với tương quan chu kỳ kinh tế.
Sự phối hợp trong các chính sách kinh tế vĩ mô
Hiệu quả của việc phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ tới tương quan chu
kỳ kinh tế về mặt lý thuyết là không rõ ràng và được kiểm chứng trong các nghiên
cứu của Clark và van Wincoop (2001), Shin và Wang (2004), Nếu những cú sốc
liên quan tới chính sách tài khóa hay tiền tệ có thể tác động tới chu kỳ kinh tế thì
có thể kì vọng rằng sự phối hợp giữa các quốc gia trong điều hành chính sách vĩ
mô một cách hiệu quả có thể tạo ra mức thay đổi thu nhập cao hơn. Nghiên cứu
của Inklaar và cộng sự (2005) cho thấy tác động này là mạnh mẽ đáng kể và lớn

như ảnh hưởng của mức độ tập trung thương mại tới tương quan chu kỳ kinh tế.
Tóm lại, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm tìm thấy một sự ảnh hưởng
lớn của thương mại song phương tới tương quan chu kỳ kinh tế. Tác động của hoạt
động thương mại ở các nước đang phát triển được đánh giá là thấp hơn so với ở
các nước phát triển. Một số nghiên cứu bao gồm yếu tố mức độ tập trung thương
11
mại nội ngành và cho thấy một tác động khá mạnh của yếu tố này tới tương quan
chu kỳ kinh tế. Các yếu tố còn lại như tác động của hội nhập tài chính, sự phối
hợp trong chính sách tài khóa và tiền tệ đến mối tương quan chu kỳ kinh tế có sự
khác biệt lớn giữa các kết quả nghiên cứu.
Mặc dù hầu hết các kết quả nghiên cứu là khá giống nhau về một số nhân tố
tác động tuy nhiên lại không có sự thống nhất cao về phương pháp luận trong các
nghiên cứu thực nghiệm. Hầu hết các nghiên cứu sử dụng phương pháp IV để giải
quyết các yếu tố tiềm năng nội sinh của mức độ tập trung thương mại trong mô
hình. Nghiên cứu nổi bật là Frankel và Rose (1997, 1998), Otto và cộng sự (2001),
Calderon và cộng sự (2002) và Cortinhas (2005). Tuy nhiên, một số tác giả cũng
sử dụng hồi quy OLS như Gruben và cộng sự (2003). Nghiên cứu của Imbs (1998),
và Shin và Wang (2004) lại áp dụng mô hình hồi quy với bảng điều khiển (panel
data) với các hiệu ứng cố định.
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN GIAI ĐOẠN 1990-2011
Để phục vụ cho mục đích của đề tài nghiên cứu và các chương phân tích tiếp
theo, chúng tôi xem xét các khía cạnh kinh tế của Việt Nam và ASEAN – 5 theo
tiến trình lịch sử phát triển kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Chúng tôi chia
thành 3 giai đoạn quan trọng gắn với những bước ngoặt trong phát triển kinh tế:
12
1990 – 1996 (Trước cuộc khủng hoảng tài chính khu vực ), 1997 – 2007 (Phục hồi
sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực ) và 2008 – 2011 ( Trong bối cảnh cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu).
3.1. Giai đoạn 1990 – 1996

3.1.1. Tổng hợp các thành tựu đạt được
Bảng 3.1: Tình hình kinh tế Việt Nam và ASEAN-5 giai đoạn 1990-1996
Quan sát bảng 3.1, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khu vực ở mức khá cao
trung bình khoảng 8%/ năm ( trừ Philippines) . Đây cũng là thời kì 4 nước
ASEAN-5 được gọi là “4 con hổ mới của Châu Á”. Tốc độ tăng trưởng này còn
thậm chí cao hơn hầu hết các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, vượt xa mức
tăng trưởng của một số nước phát triển như Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tăng trưởng cao,
đồng nghĩa với tỷ lệ thất nghiệp thấp: dao động từ 1.89% (Việt Nam) lên đến
9.11% (Philippines). Tuy nhiên tỷ lệ lạm phát ở mỗi quốc gia tuy chưa cao nhưng
lại có sự biến động khác nhau: Việt Nam(0.81%), Philippines(9.89%), Thái
Lan(5.1%).
Indonesia Malaysia Philippines Singapore
Thái
Lan
Việt
Nam
Tốc độ tăng trưởng
GDP (%)
7,99 9,48 2,83 8,65 8,6 7,93
Tỷ lệ lạm phát (CPI) 8,62 3,71 9,89 2,52 5,1 0,81
Tỷ lệ thất nghiệp (%) 3,85 3,59 9,11 2,05 1,61 1,89
Cán cân thanh toán -4,15 -3,98 -2,38 8,25 -9,12 -2,02
*
Tỷ giá hối đoái 2094,55 2,60 26,11 1,59 25,32 10199,93
Nông nghiệp (% GDP) 17,9 13,75 21,51 0,21 10,60 32,20
Công nghiệp(% GDP) 40,68 41,5 32,96 33,15 39,51 27,14
Dịch vụ(% GDP) 41,42 44,75 45,54 66,63 49,89 40,66
Vốn đầu tư toàn xã
hội(% GDP)
30,84 38,72 22,89 34,2 41,19 21,46

Tiết kiệm trong nước(%
GDP)
32,04 38,08 16,46 47,78 35,45 13,36
Thâm hụt cán cân
thương mại (% GDP)
1,20 -0,63 -6,43 13,59 -5,74 -8,10
Chú ý : Cán cân thanh toán đơn vị tính là tỷ USD.(*Chỉ số năm 1996)
Nguồn: World Development Indicators (WB, 2012).
13
3.1.2. Cơ cấu sản lượng
Về chuyển đổi cơ cấu, các số liệu thống kê trong bảng 3.1 cho thấy trong
giai đoạn 1990 – 1996, tỷ trọng nông nghiệp ở các nước chỉ vào khoảng 15%, giảm
một nửa so với 30% trước năm 1990. Trong khi đó, công nghiệp và dịch vụ đóng
góp tỷ trọng ngày càng cao, đặc biệt là khu vực dịch vụ. Hiệu quả của việc đổi mới
công nghệ sản xuất, cân bằng giữa đầu tư và tiết kiệm trên thị trường vốn: Vốn đầu
tư toàn xã hội của Indonesia (30.84%), Malaysia (38.72%), trong khi tiết kiệm
trong nước lần lượt (32.04%) và (38.08%). Chi tiêu Chính Phủ ở mức hợp lý trung
bình trên 9%.
3.1.3. Hoạt động đầu tư
Để giải thích cho sự tăng trưởng cao của khu vực trong giai đoạn này thì đã
có nhiều nghiên cứu thực nghiệm đề cập tới các yếu tố quan trọng: tích lũy vốn, cải
tiến công nghệ, hội nhập, sự can thiệp của Chính Phủ, Các nước ASEAN – 5 đã
đưa ra một số chính sách thúc đẩy lãi suất tiết kiệm tăng cao, tăng cường an ninh
ngân hàng, tiếp cận các công cụ tài chính dễ dàng hơn, đặc biệt là các hộ gia đình ở
nông thôn. Kết quả là tiết kiệm trong nước của các nước ASEAN – 5 trong giai
đoạn này là rất cao.
Bên cạnh việc nâng cao tiết kiệm trong nước, một trong những nguồn vốn
quan trọng đối với các nước ASEAN nói chung là dòng chảy vốn rất lớn từ đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào ASEAN (FDI). Từ cuối những năm 1970 cho đến những
năm trước khủng hoảng tài chính Châu Á, ASEAN là một trong những khu vực

hấp dẫn nhất trên thế giới về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trong giai đoạn 1990 – 1996, FDI chảy vào các nước như Malaysia,
Singapore, Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng so với GDP khá cao, lần lượt là 6.4%,
10.85%, 6.96%. Giai đoạn này, tình hình chính trị, kinh tế ổn định nên các nước đã
có các chính sách thu hút FDI bằng việc khuyến khích, ưu đãi cho các nhà đầu tư
nước ngoài về thuế nguyên vật liệu nhập khẩu và hàng hóa, đảm bảo thu nhập của
14
các nhà đầu tư được bảo toàn và tất cả tài sản sẽ không bị nước sở tại chiếm đoạt,
sự can thiệp hiệu quả của Chính Phủ, tự do hóa thể chế kinh tế, chú trọng hơn đến
đầu tư cơ sở hạ tầng, chống tham nhũng trong nội bộ Chính Phủ, điều đó tạo niềm
tin cho các nhà đầu tư nước ngoài.
3.1.4. Thương mại quốc tế
Đến cuối những năm 1980 thì hầu hết các nước ASEAN đều theo đuổi chiến
lược định hướng xuất khẩu. Đây là một trong những kết quả thành công nổi bật
nhất trong giai đoạn trước khủng hoảng tài chính khu vực. Trong giai đoạn này,
thâm hụt thương mại của các nước nhỏ, thậm chí còn thặng dư như Singapore
(13.59%), Indonesia(1.2%). Nhìn vào tỷ trọng của xuất khẩu so với GDP trong
bảng 3.1 thì đối với Malaysia và Singapore thì con số này thực sự rất cao. Sự tăng
mạnh về xuất khẩu có được phần lớn là kết quả từ sự thành công trong đa dạng các
mặt hàng xuất khẩu theo thời gian. Kể từ năm 1980, nhiều sản phẩm chính khác đã
được thêm vào giỏ hàng hóa như khí tự nhiên, hải sản, dầu cọ và gỗ ngoài các mặt
hàng truyền thống của dừa, đường và gạo.
3.2. Giai đoạn 1997 – 2007
Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực nổ ra vào 1997 – 1998 đã làm suy giảm
nặng nề nền kinh tế các nước ASEAN. Bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tiền tệ từ
Thái Lan, sau đó lan rộng và làm vỡ cấu trúc tài chính, dẫn đến khủng hoảng tài
chính toàn khu vực.
15
Hình 3.1: Tốc độ tăng GDP của Việt Nam và ASEAN-5 giai đoạn 1990-2011
(Nguồn : World Development Indicators (WB, 2012) )

Hình 3.1 cho thấy, tốc độ tăng trưởng GDP của các nước đột ngột hạ thấp,
đỉnh điểm là năm 1998, tốc độ tăng trưởng của hầu hết các nước ASEAN đều âm,
thậm chí còn âm trên 10%. Tuy nhiên ngay sau đó năm 1999, tình hình kinh tế bất
ngờ chuyển biến tích cực, và nó tăng nhanh chóng trở lại. Cho dù năm 2001 do
“bong bong lãi suất” gây bất ổn nền kinh tế khu vực thì ngay sau đó tăng trưởng lại
tăng cao và ổn định trở lại trong 5 năm 2002 – 2007. Điều đáng chú ý là bên cạnh
nền kinh tế lớn như Singapore thì Việt Nam cũng ít bị ảnh hưởng nhất trong cuộc
khủng hoảng này.
3.2.1. Cơ cấu sản lượng
Bảng 3.2 Cơ cấu sản xuất các nước ASEAN giai đoạn 1997-2007
Indonesia Malaysia Philippines Singapore Thái Lan Việt Nam
Nông nghiệp (%
GDP)
15,41 9,66 13,88 0,08 9,97 23,08
Công nghiệp(% 45,31 46,10 33,8 32,05 42,49 37,83
16
GDP)
Dịch vụ(%
GDP)
39,28 45,00 52,32 67,87 47,54 39,09
Nguồn: World Development Indicators (WB, 2012)
Cơ cấu kinh tế trong giai đoạn này đã có sự chuyển dịch rõ ràng hơn trước,
khi tỷ trọng nông nghiệp trung bình chỉ còn khoảng 10%, tỷ trọng công nghiệp,
dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành GDP, các nước cho thấy rõ mục
tiêu hướng đến trở thành nước công nghiệp hiện đại trong tương lai. Việc đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu là một trong những chính sách vĩ mô nhằm khôi phục
nền kinh tế.
3.2.2. Hoạt động đầu tư
Bên cạnh đó, hàng loạt các chính sách được đưa ra đồng thời, chẳng hạn như
tái cấu trúc ngân hàng và tái cấp vốn, cải thiện tình hình quản trị và khuôn khổ thể

chế và cải cách chính trị với mục đích phục hồi thị trường tài chính. Theo đó, việc
kết hợp các biện pháp vĩ mô trên đã giúp đầu tư trong toàn xã hội tăng trở lại, do
tâm lý sau khủng hoảng các nhà đầu tư không còn tích cực đầu tư, đầu cơ như giai
đoạn trước đó nữa nên tiết kiệm trong nước ở mức khá cao, đặc biệt là Malaysia
(44.36%) và Singapore (47.83%) là 2 nước bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong cuộc
khủng hoảng. Khi các chính sách khôi phục tài chính, khuyến khích đầu tư hiệu
quả trở lại, việc tiết kiệm trong nước cao sẽ đảm bảo sự bền vững của thị trường
vốn, qua đó giúp tăng trưởng ổn định trong những năm tiếp theo.
Hình 3.2: Dòng vốn FDI chảy vào ASEAN (2002 - 2007)
(Nguồn : World Development Indicators (WB, 2012) )
17

Về thu hút FDI, cuộc khủng hoảng đã khiến việc đầu tư vào ASEAN của các
nhà đầu tư sẽ phải thận trọng hơn, tuy nhiên với việc nền kinh tế ASEAN phục hồi
nhanh chóng sau khủng hoảng nên FDI trong giai đoạn 1997 – 2007 tuy có giảm
trong những năm 1997 -2001 ở một số nước thì nhìn chung, ASEAN vẫn là khu
vực đầu tư hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Singapore năm 2007
đã thu hút FDI đạt 46.93 tỷ USD chiếm 27.68% GDP, hay Việt Nam tăng 4,3 tỷ
USD lên 6.7 tỷ USD từ năm 2006 – 2007.
3.2.3. Thương mại quốc tế
Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực bắt nguồn từ giá trị đồng Baht của Thái
Lan bị mất giá ngay sau khi chính phủ áp dụng chính sách thả nổi tỷ giá năm 1997.
Do liên kết thương mại trong khu vực đã được xây dựng từ nhiều năm trước, việc
Thái Lan bị mất cân bằng trong thương mại đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến
thương mại trong khu vực. Nhưng ngay sau đó, các nước ASEAN đã đồng thời áp
dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, kết hợp ổn định lãi suất qua đó ổn định giá trị
đồng nội tệ, ổn định tỷ giá, thương mại trong khu vực tăng nhanh chóng.
Bảng 3.3: Tình hình kinh tế các nước ASEAN 1997-2007
Indonesia Malaysia Philippines Singapore Thái Lan Việt Nam

×