Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM SINGAPORE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.93 KB, 21 trang )

THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM
SINGAPORE
2.1. Thực trạng quan hệ thương mại
2.1.1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore
Từ năm 2000, Singapore giảm dần nhập khẩu những mặt hàng
nguyên liệu thô, sơ chế, nguồn gốc từ sản phẩm nông, lâm nghiệp,thực
phẩm, bởi những mặt hàng này vừa tốn nhân lực, lại kém hiệu quả khi
tái xuất khẩu. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam, kim ngạch
những mặt hàng trên chưa lớn lắm, nhưng hướng lâu dài sẽ trở thành
nhóm mặt hàng tiềm năng có thể làm tăng kim ngạch, khối lượng xuất
khẩu với mức trung bình khoảng 1 tỷ USD/năm. Dưới đây là những số
liệu diễn tả cụ thể kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore
trong giai đoạn 2000-2007
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
KNXK 885,9 1.043,7 961,1 1.024,5 1.360,0 1.800,0 2.000,0 2.202,0
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore
(Nguồn Trade Development Board Singapore, đơn vị: triệu USD)
Theo bảng số liệu trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
sang Singapore nhìn chung đều có xu hướng tăng lên tuy trong giai
đoạn 2001- 2002 có sự suy giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
tài chính từ vụ tấn công 11/09/2001 ở Mỹ.
Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore đạt
1,8 tỷ USD, chiếm 0,91% tổng kim ngạch nhập khẩu của Singapore.
Trong đó, dầu mỏ chiếm khoảng 78% và các mặt hàng khác chiếm
khoảng 22% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Ngoài dầu thô, các mặt hàng
xuất khẩu có kim ngạch khá là: Giầy dép (57,1 triệu USD, tăng 13,7%);
máy xử lý dữ liệu (29,4 triệu USD, tăng 33,9%); cá tươi & đông lạnh
(18,3 triệu USD, giảm 8,8%); và các thiết bị mạch điện (12,9 triệu USD,
giảm 35,3%).
Ngoài ra, có một số mặt hàng tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu rất cao
nhưng trị giá xuất khẩu vẫn còn nhỏ, như: Đồ gỗ tăng 20,3% nhưng kim


ngạch chỉ gần 10 triệu USD; cà phê tăng 52,5% kim ngạch chỉ trên 7,6
triệu USD; dụng cụ cơ khí tăng 530,7%, kim ngạch chỉ trên 6,9 triệu
USD....( Theo số liệu từ Vnembassy in Singapore)
Đến năm 2006, kim ngạch xuất khẩu sang Singapore của Việt Nam
đã tăng thêm 0,2 tỷ USD so với năm 2005. Các sản phẩm xuất khẩu
chính của Việt Nam sang Singapore trong năm 2006 được mô tả cụ thể
trong bảng sau
Bảng 2.2 Các sản phẩm chính Singapore nhập từ Việt Nam năm
2006
Đơn vị tính: triệu USD
Các ngành chính
Nhập khẩu
từ Việt Nam
(triệu USD)
Tốc độ tăngtrưởng
“02-06”
Các sản phẩm chính
(tỷ trọng trong ngành)
Tổng NK 238.704,17 20%
NK từ VN
1.651,52
(0,69%)
19%
Nhiên liệu, dầu
khoáng chất và sản
phẩm chưng cất…
1.136,15 19%
Dầu thô( 99.1%); dầu và sản
phẩm chưng cất khác(0.1%)
Lò phản ứng hạt nhân,

nồi hơi và máy móc, v.v.. 78,00 44%
Máy xử lý dữ liệu tự động,
đầu đọc quang (69,6%); bộ
phận máy móc (7,7%); bộ
phận và thiết bị máy vi tính,
máy văn phòng (5,7%); bơm
không khí, chân không, nắp
chụp quạt (4,4%); nồi hơi
nước/hơi khác, nồi hơi quá
nhiệt(1.6%)
Giày dép, ghệt và sản
phẩm tương tự, và bộ
phận
63,93 31%
Giày dép có mũ bằng da (52%);
Giày dép khác (30%); giày dép có
đế ngoài bằng nguyên liệu dệt
(14,2%); giày dép có đế ngoài
hoặc mũ bằng cao su, chất dẻo
(3,2%); Giày ko thấm nước, có đế
ngoài/mũ bằng cao su/chất dẻo,,
(0.2%)
Thiết bị điện, điện tử
58,78 13%
Biến thế điện (17,7%); mạch điện
tử tích hợp và vi mạch điện tử
(16,5%); động cơ điện và máy
phát điện (13,8%); bộ phận
chuyên dùng cho bo mạch, cầu
chì…(11,2%); máy thu truyền

hình(9%).
Thủy tinh, sản phẩm
bằng thủy tinh
50,62 300% Kính thuộc nhóm 70.03, 70.04
hoặc 70.05, đã uốn cong, gia công
cạnh…(97,5%); các sản phẩm
khác bằng thủy tinh (1,3%)
Nguồn: Trademap.net
Năm 2007, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 10,303 tỷ
USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam đạt 2,202 tỷ USD, chiếm 10,5 %
tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Á. Đây
cũng là năm đánh dấu tăng trưởng xuất khẩu của VN sang thị trường
này, tăng 36.7% so với năm trước, tập trung vào các mặt hàng mà
Singapore có nhu cầu cao: thuỷ sản, nông sản, rau quả, dệt may, giày
da, đồ gỗ, dây cáp điện, linh kiện điện tử. Singapore trở thành 1 thị
trường xuất khẩu lớn của Việt Nam tại Châu Á.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục thống kê, được biết 5 tháng đầu
năm 2008, giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường
Singapore đạt 948.501.383 USD. Riêng tháng 5/2008, Việt Nam đã xuất
khẩu hàng hoá sang Singapore đạt trị giá 240.666.277 USD.
Dầu thô; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; cà phê; dây
điện và cáp điện; hàng hải sản; hàng dệt may...là những mặt hàng xuất
khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Singapore trong 5 tháng đầu năm.
2.1.2. Tình hình nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore
Tuy Việt Nam xuất khẩu sang Singapore với giá trị tương đối lớn
( như mục 2.1.1 đã trình bày) nhưng Việt Nam lại nhập khẩu từ
Singapore với giá trị lớn hơn nhiều. Nếu so sánh giữa giá trị xuất khẩu
và giá trị nhập khẩu giữa Việt Nam và Singapore trong giai đoạn 2000-
2007 ta có thể thấy rằng Việt Nam là nước nhập siêu từ Singapore.
Năm 2000 2001 2002 2003 2004

2005
2006 2007
KNNK 2.694,3 2.478,3 2.533,5 2.878,2 3.440,0 4.300,0 5.700,0 8.101,0
Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore trong
giai đoạn 2000-2007
(Nguồn Trade Developvement Board Singapore, đơn vị: triệu USD)
Tính đến hết năm 2004, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt
Nam và Singapore đạt khoảng 4,8 tỷ USD, trong đó kim ngạch nhập
khẩu của Việt Nam từ Singapore là 3,44 tỷ USD. Các mặt hàng nhập
khẩu chủ yếu từ Singapore là phân bón, xăng dầu, máy móc thiết bị phụ
tùng, đồ uống có cồn, vật tư ngành ảnh……
Năm 2005, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và
Singapore chiếm 1,45% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore
với thế giới, trong hàng Việt Nam nhập khẩu từ Singapore chiếm 1,93%
tổng kim ngạch xuất khẩu của Singapore. Cùng năm này, Việt Nam
nhập khẩu của Singapore tăng mạnh lên tới 37,2% so với năm 2004.
Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: Các sản phẩm dầu mỏ (trên 2,1 tỷ
USD, tăng 55,4% so với cùng kỳ 2004) chiếm trên 49,3% tổng kim
ngạch nhập khẩu); phụ tùng máy xử lý dữ liệu văn phòng (trên 155 triệu
USD, tăng 85,2%); nguyên liệu sản xuất thuốc lá (trên 134 triệu USD,
tăng 40,7%); máy xử lý dữ liệu (123,5 triệu USD, tăng 1,9%); và các
thiết bị cơ khí công trình (99,5 triệu USD, tăng 42,1%)....
Điều đáng lưu ý là trong tổng kim ngạch 4,3 tỷ USD Việt Nam nhập
khẩu của Singapore, chỉ có 2,6 tỷ USD là hàng sản xuất tại Singapore,
còn lại khoảng 1,7 tỷ USD là hàng Singapore nhập của các nước khác
rồi tái xuất sang Việt Nam.
Năm 2006 đánh dấu việc Việt Nam trở thành thị trường xuất khẩu
lớn thứ 14 của Singapore, với kim ngạch xuất khẩu từ nước này sang
Việt Nam đạt 5,7 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2005.
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Singapore đạt 8,1 tỷ USD tăng

43,1% so với năm 2006. Thị trường Việt Nam trở thành thị trường xuất
khẩu lớn thứ 13 của Singapore. Kim ngạch nhập khẩu từ Singapore gấp
gần 4 lần so với kim ngạch mà Việt Nam xuất khẩu sang quốc đảo này.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Singapore trong năm
nay vẫn chủ yếu là xăng dầu, thiết bị tin học…Thị trường Singapore (51,5 triệu
USD, chiếm 36,8% kim ngạch nhập khẩu) là thị trường nhập khẩu thiết bị tin học dẫn đầu. Mặt hàng
nhập khẩu chủ yếu từ Singapore là bảng mạch (17,6 triệu USD); linh kiện vi tính (11,8 triệu USD) và
máy in (5,7 triệu USD). Thị trường Nhật Bản (31,5 triệu USD chiếm 22,6% kim ngạch nhập khẩu)
đứng thứ 2. Nhập khẩu từ Nhật Bản chủ yếu là linh kiện vi tính (17,8 triệu USD) và bảng mạch (12,6
triệu USD).
Tháng 8/2008, Singapore tiếp tục là thị trường cung cấp xăng dầu
lớn nhất nước ta đạt 450,5 nghìn tấn với trị giá 412,54 triệu USD. Đồng
thời Singapore cũng dẫn đầu về thị trường nhập khẩu thiết bị tin học
trong tháng với kim ngạch đạt 51,6 triệu USD, chiếm 32,7% kim ngạch
nhập khẩu thiết bị tin học trong tháng sang tất cả các thị trường, trong
khi đó xuất khẩu sang thị trường này là 10,6 triệu USD chiếm 6,7%. Mặt
hàng nhập khẩu chủ yếu sang thị trường này là linh kiện vi tính (15 triệu
USD) và bảng mạch các loại (11,6 triệu USD).
* Nhận xét:
Như vậy, nếu xét về cơ cấu hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và
Singapore có thể thấy các mặt hàng dầu mỏ chiếm tỷ trong rất lớn, có
tính quyết định đến sự tăng, giảm xuất nhập khẩu giữa hai nước.
Việt Nam xuất khẩu dầu thô sang Singapore có kim ngạch lớn
nhưng cũng nhập lại nhiều các sản phẩm hóa dầu của các nhà máy lọc
dầu Singapore để phục vụ nhu cầu trong nước. Năm 2005, giá dầu và
các sản phẩm hóa dầu trên thị trường thế giới tăng cao, nhất là vào các
tháng cuối năm là yếu tố quan trọng làm tăng tổng kim ngạch XNK hai
chiều giữa hai nước lên 34,3%.
Ngoài dầu thô, gạo, và một vài mặt hàng khác đến nay ta vẫn chưa
có được mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có trị giá kinh tế cao, đủ mạnh để

cạnh tranh xâm nhập thị trường một cách bền vững, lâu dài, nhất là đối
với Singapore một thị trường mang đậm đặc thù chuyển tải, tái xuất.
Về nhập khẩu, ngoài sản phẩm hóa dầu chiếm tỷ trọng lớn, Việt
Nam nhập khẩu của Singapore chủ yếu là các mặt hàng: máy móc thiết
bị, nguyên phụ liệu cho sản xuất cho hàng xuất khẩu. Nhập khẩu hàng
tiêu dùng chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Trong điều kiện nền kinh tế của nước
ta hiện nay, cơ cấu xuất nhập khẩu này là có thể chấp nhận được.
Nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam- Singapore, ta có thể
thấy được một số thuận lợi cho Việt Nam trong việc phát triển quan hệ
giữa hai quốc gia như:
+ Hai mặt hàng của Việt Nam có triển vọng trên thị trường
Singapore là hàng thủ công và đồ gỗ. Bên cạnh đó, các mặt hàng nông
sản, hải sản, hàng hoá sử dụng trong gia đình, do có truyền thống sản
xuất đạt chất lượng yêu cầu nên trong tương lai, Việt Nam vẫn có thể
tiếp tục xuất sang thị trường Singapore.
+Việt Nam có thể tận dụng lợi thế của Singapore về vị trí địa lý và
thế mạnh về kinh tế nhằm đẩy mạnh các hoạt động giao thương của
mình với thế giới bên ngoài. Hơn nữa Singapore lại có quan hệ giao thương tốt đẹp
với thị trường thế giới. Các nhà sản xuất Việt Nam nên tận dụng mạng lưới này của Singapore để mở
rộng quan hệ thương mại với các thị trường khác, đặc biệt là các mặt hàng hải sản, may mặc và cao
su.
+Singapore là thị trường xuất nhập khẩu hoàn toàn tự do, 96%
hàng hóa xuất nhập khẩu không có thuế (thuế suất = 0); Chính phủ
không sử dụng những rào cản như biện pháp hạn chế thương mại; cơ
sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu (như thanh
toán, trọng tài thương mại, cảng khẩu …). Điều này là một thuận lợi lớn
cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu.
+ Vì các sản phẩm của Việt Nam và Singapore mang tính chất bổ
sung cho nhau nên hầu như là không có sự cạnh tranh. Đây là điểm

thuận lợi và cũng là điểm khó khăn đối với các doanh nghiệp XNK ở Việt
Nam và Singapore.
+ Đặc biệt, có thể thấy rằng chính sách thương mại của 2 quốc gia
đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quan hệ thương mại trong
thời gian vừa qua.
Ví dụ:- Năm 2006, Hải quan Singapore đã đưa ra 2 sáng kiến quan
trọng nhằm tạo thuận lợi cho thương mại - Đó là Kế hoạch thuế hàng
hoá và dịch vụ (GST) kho ngoại quan 0 % và Hệ thống
TradeXchangeTM.
- Nếu một công ty Việt Nam cam kết sử dụng Singapore là nơi
trung chuyển để xuất khẩu một lượng lớn hàng hoá, thì cơ quan chức
năng của Singapore sẽ xem xét hạ mức thuế DN cho các công ty đó.
Ngoài ra, khi các DN Việt Nam có mặt tại thị trường Singapore, họ có
thể được tiếp cận các quỹ vốn đầu tư và liên doanh để thành lập các
liên doanh tại Singapore.
Mặc dù vậy, trong quan hệ thương mại Việt Nam- Singapore, hai
bên cũng gặp không ít những khó khăn:
+ Dù chúng ta xuất khẩu sang thị trường Singapore là lớn nhưng
nước bạn cũng xuất khẩu trở lại thị trường nước ta với giá trị không nhỏ
hơn gây nên sự mất cân bằng cán cân thanh toán. Việt Nam liên tục là
nước nhập siêu từ thị trường Singapore( năm 2004 nhập siêu khoảng
2,08 tỷ USD thì đến năm 2005 nhập siêu lên đến 4,5898 triệu USD,
trong khi xuất khẩu chỉ đạt 1,8 tỷ USD; quý I/2007 nhập siêu lên tới con
số 826,23 triệu USD
+ Vì các sản phẩm của Việt Nam và Singapore mang tính chất bổ
sung cho nhau nên hầu như là không có sự cạnh tranh. Điều này làm
cho các doanh nghiệp XNK ở Việt Nam cũng như ở Singapore thụ động
trong việc cải tiến công nghệ sản xuất, thay đổi cơ cấu mặt hàng XNK
cũng như mở rộng quy mô sản xuất hàng xuất khẩu.
+ Hầu hết các doanh nghiệp Singapore đều than phiền rằng, hàng

hoá của họ bị hải quan Việt Nam giữ lại quá lâu. Và họ gặp nhiều khó
khăn trong việc tìm kiếm đối tác/đại lý thương mại Việt Nam. Bên cạnh
đó việc cấp phép XNK hàng hóa còn khá chậm.
+ Singapore còn có nhiều hạn chế đối với việc nhập khẩu

×