Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Giải Phẫu Các Tuyến Nội Tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.42 KB, 4 trang )

Giải Phẫu Các Tuyến Nội Tiết

Mục tiêu học tập:
Biết được vị trí, chức năng của một số tuyến nội tiết

Tuyến nội tiết là tuyến đổ vào máu một chất hóa học gọi là nội tiết tố, chất này có
tác dụng đặc biệt lên các mô, các cơ quan ở xa. Tuyến không có ống tiết, các tế bào
tuyến đổ nội tiết tố trực tiếp vào máu, với lý do đó, nên tuyến có khá nhiều mạch
máu.
Tuyến nội tiết có thể là một cơ quan riêng biệt, cũng có thể là những đám tế bào
tập trung trong một cơ quan khác, ví dụ: đảo tụy ở tụy hoặc tế bào kẻ ở tinh hoàn.
Một số cơ quan khác như gan, thận lại có chức năng nội tiết từ các tế bào của chính
nó. Cũng có các cơ quan có nhiều bằng chứng là một tuyến nội tiết, nhưng chức
năng lại chưa được biết hết như tuyến tùng, tuyến ức.
I. Tuyến yên
Tuyến yên có kích thước bằng hạt đậu nhỏ, treo ở mặt dưới của não, nằm lọt vào
trong hố yên. Tuyến yên được điều khiển bởi một trung khu thần kinh ở trên nó là
đồi thị.
1 Phôi thai
Tuyến yên phát triển từ hai túi thừa phôi thai:
- Một mầm từ miệng của phôi, tạo nên thùy trước của tuyến yên.
- Một mầm từ não sơ khai, tạo nên thùy sau.
Hai mầm họp nhau lại, phát triển đồng thời tạo nên một tuyến yên vĩnh viễn.
2. Giải phẫu học
Tuyến yên gồm hai thùy riêng biệt nhau, từ nguồn gốc cũng như vai trò:
- Thùy trước, còn gọi tuyến yên tuyến, chiếm phần lớn thể tích, tiết nhiều nội tiết
tố, liên quan đến sự hoạt động của các tuyến nội tiết khác. Tuy nhiên, có nội tiết tố
vẫn chưa được hiểu rõ chức năng.
- Thùy sau, còn gọi tuyến yên thần kinh, chức năng dự trữ các nội tiết tố ADH,
chất này được bài tiết ở vùng hạ đồi.
II. Tuyến giáp


Tuyến giáp nằm ở vùng cổ trước, trước thanh quản và khí quản, giữ vai trò quan
trọng trong sự tăng trưởng của cơ thể và các biến dưỡng trung gian.
1. Phôi thai
Tuyến phát sinh từ nền của mầm hầu. Mầm tuyến giáp phát triển từ sàn miệng tiến
sâu xuống vùng cổ trước, để lại sau nó một ống, bình thường sẽ teo lại nối eo tuyến
giáp với đáy lưỡi: ống giáp lưỡi. Một vài trường hợp còn tồn tại một phần ống giáp
lưỡi là u nang giáp lưỡi.
2. Giải phẫu học
Tuyến giáp gồm hai thùy nối nhau bởi một eo nằm trước vòng sụn 2 - 3 của khí
quản. Tuyến gồm vô số nang tuyến tiết hocmon có chức năng trong sự tăng trưởng
của cơ thể. Một sự phát triển không bình thường, thông thường do thiếu iode, tạo
nên bướu ở tuyến giáp .
III.Tuyến Cận Giáp
Thường có bốn tuyến, nhỏ bằng hạt gạo, nằm ở sau thùy bên của tuyến giáp. Về vị
trí, hai tuyến bên trái, hai tuyến bên phải; hai tuyến nằm ở trên, hai tuyến nằm ở
dưới. Tuyến giữ vai trò trong sự điều hòa biến dưỡng phospho-calci.

IV. Tuyến thượng thận
Tuyến nằm sát cực trên của thận, tuy không có sự liên quan về chức năng với thận.
1. Phôi thai
Tuyến có hai nguồn gốc khác nhau: ngoại phôi bì tạo nên phần tủy, trung bì tạo
nên phần vỏ.
2. Giải phẫu học
Có hai tuyến tương ứng hai thận. Mỗi tuyến gồm có hai phần: phần tủy và phần vỏ.
-Phần vỏ tạo ra nhiều nội tiết tố điều khiển sự biến dưỡng của muối và đường.
-Phần tủy tạo ra adrenaline và noradrenaline là những chất chuyển hóa thần kinh
của hệ giao cảm.


Hình 18.1. Hệ thống nội tiết

1. Tuyến yên 2. Thể tùng 3. tuyến giáp
4. Tuyến thượng thận 5. Tụy 6. Tuyến sinh dục

V. Tụy nội tiết
Tụy tạng là một tuyến tiêu hóa, tuy nhiên nằm giữa mô tụy lại có cơ quan nội tiết.
Ðó là các đảo tụy sản xuất ra insuline có tác dụng hạ đường máu. Ngoài ra, đảo tụy
còn tiết ra glucagon có tác dụng ngược lại.
VI. Tinh hoàn và buồng trứng
Ngoài chức năng ngoại tiết, tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ còn có
các nhóm tế bào sản xuất ra nội tiết tố giới tính (androgen ở nam, oetrogen ở nữ),
có vai trò điều hòa chức năng sinh dục và xác định tính dục kỳ hai.
VII. Tuyến ức và tuyến tùng
1. Tuyến ức
Nằm sau xương ức, phía trên tim. Tuyến hoạt động mạnh thời kỳ thai và sơ sinh,
sau đó thoái biến dần, cho đến thời kỳ dậy thì chỉ còn vết tích. Ở người lớn, tế bào
lympho T có nguồn gốc từ tuyến ức, giữ vai trò quan trọng trong cơ chế phòng vệ
miễn dịch.
2. Tuyến tùng
Nằm sau cuống não, ngay trên các củ não. Các tế bào tuyến tiết ra melatonine, từ
thời kỳ dậy thì cho đến lúc trưởng thành. Tác dụng của melatonine là chống hướng
sinh dục và tạo giấc ngủ.
- See more at: />tiet#sthash.bNKejF3u.dpuf

×