Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tiểu luận Luật ngân hàng Pháp luật về hoạt động cho thuê tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.89 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu 2
Kết luận 21
Tài liệu tham khảo 22
Lời mở đầu
Cho thuê tài chính là một định chế tài chính phi ngân hàng ra đời khá sớm.
Công ty cho thuê tài chính đầu tiên là của Mỹ được thành lập bởi Henry Shofeld
vào năm 1952. Những thành tựu công nghệ đổi mới liên tục khiến cho các doanh
nghiệp có nhu cầu đối với tài sản mới thường xuyên hơn. Đi thuê giúp cho các
doanh nghiệp có được tài sản với những điều khoản có lợi hơn là việc mua thiết bị.
Tuy nhiên đối với thị trường châu Á, châu Phi… nó mới nổi trong những năm
1970 và 1980. Và ở Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ khi công ty cho
thuê tài chính đầu tiên mới chỉ được thành lập vào năm 1996 và hoạt động cho
thuê tài chính cũng đã manh nha ở các ngân hàng hoạt động trước đó nhưng mãi
khi Chính phủ ban hành nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 thì hoạt động
cho thuê tài chính ở Việt Nam được hình thành và phát triển ngày càng mạnh mẽ.
Để hiểu rõ hơn về hoạt động này được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào,
chúng ta cùng tìm hiểu nội dung mà nhóm đã tìm hiểu dưới đây.
Trong quá trình làm không thể không có những thiếu sót. Nhóm chúng tôi rất
mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn.
2
Nhóm 9 lớp LW006_112_T03 Pháp luật về hoạt động cho thuê tài
chính
1. Tổng quan về hoạt động cho thuê tài chính:
1.1. Khái niệm và đặc điểm:
1.1.1. Khái niệm cho thuê tài chính:
Theo khoản 1 điều 1của Nghị định 16/2001/NĐ-CP: “Cho thuê tài chính là
hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị,
phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa
bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương
tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền


sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán
tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận.”
Bản chất của hoạt động cho thuê tài chính đó là: Cho thuê tài chính là một
hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua hợp đồng cho thuê giữa bên cho
thuê và bên thuê, trong đó theo yêu cầu của bên thuê, bên cho thuê chuyển giao
quyền sử dụng tài sản thuê cho bên thuê trong suốt thời gian thuê và nắm giữ
quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán
tiền thuê theo thỏa thuận. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao hay không vào
cuối thời hạn thuê tùy thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên.
1.1.2. Đặc điểm:
Theo khoản 1 Nghị định 65/2005/NĐ-CP, một giao dịch cho thuê tài chính
phải thỏa mãn các điều kiện:
- Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển
quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên;
- Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu
tiên mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê
tại thời điểm mua lại;
- Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần
thiết để khấu hao tài sản thuê;
- Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài
chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp
đồng.
Ngoài ra từ khái niệm Cho thuê tài chính ta cũng có thể rút ra những đặc
điểm đặc thù của hoạt động cho thuê tài chính như sau:
- Tài sản thuê và bên cung cấp tài sản do bên thuê lựa chọn mà không phụ
thuộc vào kỹ năng và ý kiến của bên cho thuê.
- Thời hạn thuê trung hoặc dài hạn và không thể huỷ ngang theo ý chí của
một bên.
- Chi phí cho việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, bảo hiểm tài sản chuyển
giao từ bên cho thuê sang bên thuê.

4
Nhóm 9 lớp LW006_112_T03 Pháp luật về hoạt động cho thuê tài
chính
Tóm lại:
Thứ nhất, cho thuê tài chính là phương thức cấp tín dụng mà đối tượng là
một tài sản cụ thể. Khác với các hình thức cấp tín dụng khác mà theo đó, tổ chức
tín dụng chuyển giao một khoản tiền, trong hình thức cấp tín dụng cho thuê tài
chính, tổ chức tín dụng tiến hành cấp tín dụng bằng cách chuyển giao cho khách
hàng (bên thuê) một tài sản cụ thể (máy móc, dây chuyền sản xuất, phương tiện
vận tải hoặc động sản khác) để bên thuê sử dụng trong một thời gian nhất định.
Bên thuê có nghĩa vụ trả toàn bộ tiền thuê theo thoả thuận.
Thứ hai, cho thuê tài chính là hình thức cho thuê mà hầu hết các quyền
năng của chủ sở hữu (bên cho thuê) được chuyển giao cho bên thuê. Khác với các
hình thức thuê tài sản thông thường theo quy định của pháp luật dân sự, trong hoạt
động cho thuê tài chính, bên cho thuê thường chỉ giữ quyền sở hữu “danh nghĩa”
đối với tài sản cho thuê (quyền này cho phép tổ chức tín dụng có thể thu hồi tài sản
cho thuê nếu bên thuê vi phạm hợp đồng), còn những quyền năng cụ thể đối với tài
sản cho thuê được chuyển giao hầu như hoàn toàn cho bên thuê.
1.2. Các bên tham gia quan hệ cho thuê tài chính:
- Bên cho thuê: Bên cho thuê là nhà tài trợ dùng vốn của mình mua các tài
sản thiết bị để xác lập quyền sở hữu của mình đối với các tài sản thiết bị đó rồi
đem cho thuê để người đi thuê sử dụng trong một thời gian nhất định. Bên cho
thuê là các công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động theo quy đinh
Pháp luật hiện hành ở Việt Nam. Thời gian hoạt động tối đa của các Công ty cho
thuê tài chính là 50 năm.
- Bên thuê: Bên thuê là các tổ chức, cá nhân, các loại hình doanh nghiệp,
các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế, các nhân, hộ gia đình có xu hướng sử dụng
tài sản thiết bị cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên thuê là người có nhu
cầu cần tài trợ dưới hình thức thuê tài chính. Bất kỳ một loại hình doanh nghiệp
nào tồn tại và hoạt động theo pháp luật có đủ điều kiện, có nhu cầu sẽ được công

ty cho thuê tài chính tài trợ bằng cho thuê tài chính.
- Nhà cung cấp: Nhà cung cấp là các công ty, các hãng sản xuất hoặc kinh
doanh những tài sản, thiết bị mà bên thuê cần có để sử dụng. Nhà cung cấp thực
hiện việc chuyển giao, lắp đặt tài sản, thiết bị theo hợp đồng mua bán, hướng dẫn
kỹ thuật cho công nhân vận hành, bảo trì, bảo dưỡng tài sản, thiết bị. Điều này có
nghĩa là bên cho thuê sẽ không chịu trách nhiệm về việc bảo trì, bảo dưỡng…
- Người cho vay: Người cho vay là một định chế tài chính hay là một người
nào đó cho bên cho thuê vay một phần của khoản tiền mua sắm thiết bị để cho
thuê. Các nhà cho vay trong trường hợp này sử dụng loại hình tín dụng đặc trưng
là các khoản vay miễn truy gốc, và bên cho thuê sử dụng hợp đồng thuê như một
đảm bảo khoản vay. Điều này có nghĩa là công ty cho thuê sẽ không gánh chịu các
nghĩa vụ trả nợ cho các nhà cung cấp tín dụng trong trường hợp bên đi thuê không
5
Nhóm 9 lớp LW006_112_T03 Pháp luật về hoạt động cho thuê tài
chính
còn khả năng chi trả. Tuy nhiên các nhà cho vay sẽ tự bảo vệ mình bằng hai cách
sau:
Thứ nhất: Các nhà cho vay sẽ là người có quyền ưu tiên nắm giữ tài sản cho
đến khi các con nợ thanh toán hết nợ gốc và lãi vay.
Thứ hai: trường hợp bên đi thuê không đủ khả năng thanh toán tiền thuê,
mà trong đó một phần sẽ được bên cho thuê trích ra trả cho bên cho vay, thì lúc
này tiền thuê tài sản sẽ được trả trực tiếp cho bên cho vay mà không cần thông qua
trung gian là bên cho thuê.
- Các cơ quan nhà nước: Là các cơ quan công quyền như ngân hàng nhà
nước, tòa án, cơ quan thuế… Những cơ quan này có trách nhiệm giám sát và kiểm
tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật, đồng thời công nhận tính hợp pháp
của các giao dịch cho thuê tài chính.
1.3. Các hình thức cho thuê tài chính:
Có ba hình thức cho thuê tài chính như sau:
1.3.1. Cho thuê tài chính thông thường:

Theo phương thức này, bên thuê được quyền lựa chọn, thỏa thuận với bên
cung cấp về tài sản. Bên cho thuê chỉ thực hiện việc mua tài sản theo yêu cầu của
bên thuê đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính. Trong đó:
- Bên thuê được chủ động lựa chọn máy móc thiết bị, thỏa thuận với nhà
cung cấp bằng hợp đồng hoặc biên bản ghi nhớ.
- Bên thuê – Bên cho thuê ký kết hợp đồng cho thuê tài chính.
- Bên cho thuê – Nhà cung cấp ký kết hợp đồng mua bán máy móc thiết bị
là tài sản thuê theo thỏa thuận phù hợp với yêu cầu của bên thuê quy định tại hợp
đồng cho thuê tài chính.
- Nhà cung cấp giao hàng cho bên thuê, lắp đặt, chạy thử, nghiệm thu tài
sản.
- Bên cho thuê thanh toán tiền mua tài sản thuê cho nhà cung cấp.
- Bên thuê thanh toán tiền thuê tài chính theo hợp đồng cho thuê tài chính.
Đây là phương thức cho thuê tài chính được sử dụng phổ biến nhất nhờ
những ưu điểm sau:
- Bên thuê được quyền lựa chọn nhà cung cấp, trực tiếp thỏa thuận, đàm
phán với nhà cung cấp về những đặc tính của sản phẩm nhằm lựa chọn ra sản
phẩm phù hợp nhất, thỏa mãn tối đa yêu cầu của bên thuê.
- Bên cho thuê không phải mua sản phẩm trước, như vậy sẽ giảm bớt
những chi phí về kho bãi, hao mòn trong quá trình dự trữ và hơn nữa còn giúp
quay vòng vốn nhanh hơn nhờ không phải dự trữ hàng tồn kho.
6
Nhóm 9 lớp LW006_112_T03 Pháp luật về hoạt động cho thuê tài
chính
- Bên thuê trực tiếp nhận sản phẩm từ nhà cung cấp, nhờ vậy, bên cho thuê
giảm được rủi ro xảy ra khi bên thuê từ chối nhận hàng do những sai sót về mặt kỹ
thuật.
- Do việc lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa sản phẩm đều thuộc trách nhiệm
của nhà cung cấp và bên thuê nên bên cho thuê không phải quan tâm đến tình trạng
hoạt động của tài sản.

1.3.2. Mua và cho thuê lại:
Có những thiết bị hay công nghệ cần phải được đổi mới theo chu kỳ nhất
định. Việc xử lý tài sản sau khi hết thời hạn sử dụng cũng là một vấn đề không
nhỏ. Tất cả những điều này đều có thể giải quyết bằng hình thức thuê lại. Doanh
nghiệp bán tài sản cho bên cho thuê tài chính và sau đó thuê lại từ Công ty. Theo
phương án này, khách hàng sẽ lập tức nhận được một khoản tiền mặt từ việc bán
tài sản đồng thời được hưởng các lợi ích của việc thuê tài chính. Doanh nghiệp
cũng thiết lập được chu kỳ đổi mới thường xuyên – khi hết thời hạn thuê, họ có thể
trả lại tài sản và áp dụng công nghệ mới. Tất cả các chi phí và vấn đề của việc tiêu
hủy tài sản sau khi hết thời hạn sử dụng đều không phải bận tâm nữa.
1.3.3. Cho thuê hợp vốn:
Cho thuê tài chính hợp vốn (gọi tắt là cho thuê hợp vốn): Là hoạt động cho
thuê tài chính của một nhóm công ty cho thuê tài chính (từ 2 công ty cho thuê tài
chính trở lên) đối với bên thuê, do một công ty cho thuê tài chính làm đầu mối.
Trong đó có các bên tham gia hợp đồng như sau :
- Bên cho thuê hợp vốn: Là nhóm công ty cho thuê tài chính được thành
lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam (từ 2 công ty cho thuê tài chính trở lên)
phối hợp với nhau để thực hiện việc cho thuê hợp vốn đối với bên thuê theo quy
định tại Thông tư này.
- Bên thuê: là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài được quy định
theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động cho thuê tài
chính và dịch vụ uỷ thác cho thuê tài chính.
Cho thuê hợp vốn áp dụng trong các trường hợp sau :
- Nhu cầu thuê tài chính của bên thuê vượt giới hạn cho thuê tài chính của
một công ty cho thuê tài chính (30% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính đối
với một khách hàng và 80% vốn tự có đối với một nhóm khách hàng có liên quan).
- Khả năng tài chính, nguồn vốn và tài sản của một công ty cho thuê tài
chính không đáp ứng được nhu cầu cho thuê tài chính;
- Nhu cầu phân tán rủi ro của công ty cho thuê tài chính;
- Bên thuê có nhu cầu thuê tài chính từ nhiều công ty cho thuê tài chính.

1.4. Các điều kiện đảm bảo an toàn trong hoạt động cho thuê tài chính:
Theo điều 130 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Điều 4 Thông tư
13/2010/TT-NHNN:
7
Nhóm 9 lớp LW006_112_T03 Pháp luật về hoạt động cho thuê tài
chính
- Các doanh nghiệp cho thuê tài chính phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng (tỷ lệ
an toàn vốn riêng lẻ).
Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ =
Vốn tự có
Tổng tài sản “Có” rủi ro
- Doanh nghiệp cho thuê tài chính phải thực hiện Báo cáo tài chính hợp
nhất theo quy định của pháp luật, phải đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
9% trên cơ sở hợp nhất vốn, tài sản của tổ chức tín dụng và công ty trực thuộc (tỷ
lệ an toàn vốn hợp nhất).
Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất =
Vốn tự có hợp nhất
Tổng tài sản “Có” rủi ro hợp nhất
Về giới hạn cho thuê tài chính, Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng 2010,
Điều 9 Thông tư 13/2010/TT-NHNN có quy định như sau:
- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt
quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín
dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn
tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
- Tổng dư nợ cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt
quá 30% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính.
- Tổng dư nợ cho thuê tài chính đối với một nhóm khách hàng có liên quan
không được vượt quá 50% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính, trong đó mức
cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định như

trên.
Ngoài ra doanh nghiệp cho thuê tài chính phải tuân thủ các quy định về các
trường hợp không được cấp tín dụng và hạn chế cấp tín dụng được quy định tại
Điều 126, 127 Luật các tổ chức tín dung 2010.
2.Hợp đồng cho thuê tài chính:
2.1. Khái niệm và đặc điểm:
2.1.1. Khái niệm:
Cơ sở pháp lý đầu tiên có đề cập đến khái niệm hợp đồng cho thuê tài chính
là Thể lệ tín dụng thuê mua ban hành kèm theo Quyết định số 149/QĐ - NH5 ngày
27/05/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo quy định của văn bản pháp luật trên thì ở Việt Nam sử dụng khái niệm hợp
đồng tín dụng thuê mua, theo đó hợp đồng tín dụng thuê mua là một hợp đồng
được ký kết giữa bên CTTC và bên thuê và là cơ sở pháp lý xác định quyền hạn và
8
Nhóm 9 lớp LW006_112_T03 Pháp luật về hoạt động cho thuê tài
chính
trách nhiệm của Tổ chức tín dụng và bên thuê trong một giao dịch tín dụng thuê
mua.
Đến Nghị định 64/CP ngày 9/10/1995 thì hợp đồng tín dụng thuê mua được
thay bằng hợp đồng cho thuê tài chính và hợp đồng cho thuê tài chính được định
nghĩa là một loại hợp đồng kinh tế được ký kết giữa bên cho thuê và bên thuê về
việc cho thuê một hoặc một số máy móc thiết bị, động sản khác trong một thời
gian nhất định (thời hạn cho thuê) theo điều kiện sau: Khi kết thúc thời hạn cho
thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc tiếp tục
thuê theo sự thoả thuận của hai bên.
Theo Điều 17 của Nghị định 16/2001/NĐ-CP thì “Hợp đồng cho thuê tài
chính là thoả thuận thuê một hoặc một số máy móc thiết bị, phương tiện vận
chuyển và động sản khác theo những quy định tại Điều 1 của Nghị định này, phù
hợp với các quyền và nghĩa vụ của các bên. Hợp đồng cho thuê tài chính phải
được lập thành văn bản phù hợp với quy định của pháp luật. Hợp đồng phải ghi rõ

việc xử lý tài sản khi hợp đồng chấm dứt trước thời hạn. Bên cho thuê và bên thuê
không được đơn phương huỷ bỏ hợp đồng, trừ những trường hợp nêu tại điều 27
Nghị định này.”
Nghị định 16 không khẳng định hợp đồng cho thuê tài chính là hợp đồng
kinh tế hay dân sự. Việc xác định một hợp đồng cho thuê tài chính là hợp đồng
kinh tế hay dân sự và vì vậy căn cứ vào chủ thể và mục đích của hợp đồng, nghĩa
là:
- Hợp đồng cho thuê tài chính được coi là hợp đồng kinh tế khi nó được
giao kết giữa Công ty cho thuê tài chính với khách hàng thuê là chủ thể kinh doanh
và việc giao kết hợp đồng cho thuê tài chính là nhằm mục đích kinh doanh;
- Hợp đồng cho thuê tài chính được coi là hợp đồng dân sự khi nó được
giao kết giữa Công ty cho thuê tài chính với khách hàng thuê không phải là chủ thể
kinh doanh hoặc là chủ thể kinh doanh nhưng việc giao kết hợp đồng cho thuê tài
chính không nhằm mục đích kinh doanh.
Vì là một dạng của giao dịch kinh tế (dân sự), nên trước hết hợp đồng cho
thuê tài chính phải tuân thủ các điều kiện chung về một giao dịch có hiệu lực pháp
luật. Điều 131 Bộ Luật Dân sự Việt Nam (có hiệu lực từ 1996) quy định về điều
kiện một giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật. Theo đó, một giao dịch dân sự chỉ
có hiệu lực pháp luật khi: (i) người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
(ii) mục đích và nội dung giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội, (iii)
người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện; (iv) hình thức giao dịch phù hợp
với quy định của pháp luật.
2.1.2. Đặc điểm:
Thứ nhất, hợp đồng cho thuê tài chính là hợp đồng thanh toán trọn vẹn và
không thể hủy ngang vì tài sản thường có giá trị lớn và thời gian khấu hao tài sản
dài. Nếu như một trong các bên đơn phương huỷ bỏ cam kết của mình sẽ gây trở
ngại và khó khăn lớn cho bên kia. Giả sử bên cho thuê đòi thu hồi thiết bị trong khi
9
Nhóm 9 lớp LW006_112_T03 Pháp luật về hoạt động cho thuê tài
chính

bên thuê đang tiến hành sản xuất kinh doanh có lãi, điều này sẽ gây ra những thiệt
hại không thể lường trước cho bên thuê. Ngược lại, trong trường hợp bên thuê yêu
cầu bên cho thuê nhận lại tài sản thuê trước khi hợp đồng cho thuê tài chính hết
hiệu lực, việc này cũng sẽ gây ra hậu quả là bên cho thuê khó có thể tìm ra người
có nhu cầu thiết bị đó. Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu rằng: tính chất không hủy
ngang của hợp đồng cho thuê tài chính không hề ngăn cản việc bên cho thuê thu
hồi tài sản thuê trước ngày đáo hạn và yêu cầu bên thuê trả toàn bộ số tiền thuê
theo hợp đồng trong trường hợp bên thuê vi phạm các điều khoản trong hợp đồng.
Đặc điểm này do tính chất của giao dịch cho thuê tài chính quyết định là trong mọi
trường hợp sự an toàn đối với vốn đầu tư phải luôn được đảm bảo.
Thứ hai, hợp đồng cho thuê tài chính là hợp đồng tín dụng trung và dài hạn.
Thứ ba, bên thuê cam kết mua lại tài sản theo thỏa thuận của bên cho thuê
với bên cung ứng.
Bên thuê được quyền lựa chọn, trực tiếp nhận tài sản và tự chịu trách nhiệm về
mọi mặt có liên quan đến tài sản thuê. Vì vậy, người cho thuê không chịu bất cứ
một trách nhiệm nào đối với việc định giá tài sản, ngày giao hàng và việc bảo hành
của nhà cung cấp do người thuê chỉ định.
Thứ tư, hết thời hạn hợp đồng, người thuê thuê tiếp tài sản hoặc mua lại tài
sản đó theo thỏa thuận trong hợp đồng.
2.2. Phân loại hợp đồng cho thuê tài chính:
Căn cứ vào các bên tham gia hợp đồng cho thuê tài chính:
- Hợp đồng cho thuê tài chính có sự tham gia của 2 bên: Trong trường hợp
này bên cho thuê đồng thời là bên cung ứng, thường là nhà sản xuất và là Công ty
cho thuê tài chính sử dụng chính tài sản của mình để tài trợ cho bên thuê. Trước
thời điểm khởi đầu của sự thoả thuận cho thuê tài chính, bên cho thuê đã nắm
quyền sở hữu tài sản thuê. Về cơ bản, phương thức tài trợ này thường được các
nhà sản xuất sử dụng để đẩy mạnh việc tiêu thụ do họ sản xuất ra, mặt khác nhờ đó
họ luôn cập nhật những công nghệ mới để chế tạo các máy móc thiết bị nên các
nhà sản xuất có thể sẵn sàng mua lại những trang thiết bị đã lạc hậu về mặt công
nghệ để tiếp tục cung cấp những máy móc công nghệ hiện đại do họ chế tạo ra.Với

những phương thức giao dịch này, việc tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam
với các đối tác nước ngoài sẽ giải quyết được vấn đề máy móc thiết bị, dây chuyền
công nghệ hiện đại cho đất nước và tránh cho Việt Nam không trở thành nơi phế
thải của các máy móc thiết bị sau thời gian sử dụng nhất định.
- Hợp đồng cho thuê tài chính có sự tham gia của 3 bên: Bên cho thuê, bên
thuê và nhà cung ứng. Ở đây bên thuê có quyền lựa chọn tài sản với bên cung ứng
phù hợp với yêu cầu của mình. Đây là loại hợp đồng cho thuê tài chính, tương ứng
với hình thức cho thuê tài chính thông thường đã trình bày ở trên, được áp dụng
phổ biến nhất.
Căn cứ và tổng số tiền trong thời hạn cơ bản:
- Hợp đồng cho thuê tài chính hoàn trả toàn bộ: Trong giao dịch này, tổng
số tiền thuê mà bên cho thuê nhận được trong thời hạn cơ bản của hợp đồng đủ bù
10
Nhóm 9 lớp LW006_112_T03 Pháp luật về hoạt động cho thuê tài
chính
đắp toàn bộ chi phí mua sắm tài sản, lãi suất vốn tài trợ, các chi phí quản lý cho
bên thuê. Với phương thức giao dịch này mang lại những tiện tích cho cả hai bên
(cho thuê và đi thuê) nên nó được áp dụng rất phổ biến. Theo thống kê của cơ quan
thuế Hoa Kỳ, số lượng hợp đồng theo phương thức này chiếm 90%. Phương thức
cho thuê tài chính này cũng được áp dụng phổ biến ở Việt Nam.
- Hợp đồng cho thuê tài chính hoàn trả từng phần: Tức là sau khi kết thúc
thời hạn cho thuê, tổng số tiền thu được chưa đù bù đắp chi phí để thu hồi đủ vốn
và đem lại lợi nhuận, người cho thuê cần phải cho thuê tiếp bằng hợp đồng mới.
Với phương thức giao dịch này, đưa ra cho người thuê quyền lựa chọn mua tài sản
thuê hoặc tiếp tục thuê tài sản thêm một thời gian khi kết thúc thời hạn của hợp
đồng. Như vậy, ta có thể rút ra một số đặc trưng của hợp đồng cho thuê tài chính
hoàn trả từng phần như sau:
• Trong thời hạn cơ bản các bên không có quyền huỷ ngang hợp đồng nếu
không có sự nhất trí chung.
• Hết thời hạn cơ bản các bên có quyền tự do lựa chọn tiếp tục thuê tài sản đó

thêm một thời gian hay mua chúng theo một giá cả hợp lý. Trường hợp tiếp tục
thuê thì bên thuê có quyền huỷ ngang hợp đồng như thuê vận hành.
• Do tính chất của loại hình cho thuê này, bên cho thuê thường tăng tốc độ
khấu hao, tức là tăng tiền thuê trong thời hạn cơ bản. Đối với hợp đồng thuê lại
này khi kết thúc thời hạn cơ bản thì tiền thuê cao hơn, bên thuê cũng có nhiều sự
lựa chọn hơn trong việc kết thúc hợp đồng.
• Tiền thu hồi vốn cao trong giai đoạn đầu được đưa vào quỹ phòng ngừa rủi
ro.
Căn cứ vào tính chất của giao dịch cho thuê tài chính:
• Hợp đồng cho thuê liên kết: Là loại hợp đồng gồm nhiều bên cùng tài trợ
cho một bên thuê. Trong trường hợp này do một người cho thuê không đủ vốn để
tài trợ hoặc sợ rủi ro vì tập trung vốn quá lớn với một khách hàng, nên họ liên kết
với nhau để cho thuê tài chính. Đối với loại hợp đồng này, tài sản cho thuê thường
có giá trị lớn.Với phương thức cho thuê liên kết, pháp luật Việt Nam đã tạo cơ sở
pháp lý để thực hiện, đó là hình thức cho thuê hợp với quy định tại Thông tư số
08/TT- NHNN ngày 09/06/2001 về hướng dẫn thực hiện Nghị định 16/2001/NĐ-
CP (mục 2.2), nhưng những rủi ro đối với loại hợp đồng này là không nhỏ. Để hạn
chế những rủi ro có thể xảy ra, pháp luật Việt Nam đã có quy định đó là giới hạn
cho thuê không được vượt quá 30% vốn tự có. Trong phương thức này vừa tạo
được lợi nhuận cho kinh doanh đồng thời không bỏ lỡ bạn hàng.
• Hợp đồng cho thuê bắc cầu: Là trường hợp người cho thuê (công ty cho
thuê tài chính) đi vay từ bên thứ 3 (Ngân hàng) để mua tài sản rồi cho thuê. Loại
cho thuê này thường áp dụng cho những dự án đầu tư lớn. Đây không phải là
phương thức cùng tài trợ. Công ty cho thuê phải trả nợ vay từ tiền cho thuê và
hưởng các khoản chênh lệch từ tiền cho thuê và tiền trả nợ. Đây là hình thức đi vay
có bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay. Hình thức cho thuê này mở rộng khả
năng tài trợ khỏi phạm vi nguồn vốn của người cho thuê.
11
Nhóm 9 lớp LW006_112_T03 Pháp luật về hoạt động cho thuê tài
chính

• Hợp đồng bán rồi thuê lại: Các doanh nghiệp có thể bán tài sản của họ cho
các Công ty cho thuê tài chính sau đó thuê lại. Đây là trường hợp mà doanh nghiệp
thiếu vốn lưu động để khai thác tài sản cố định hiện có trong hoạt động sản xuất
kinh doanh song lại không đủ uy tín để vay vốn ngân hàng, trong trường hợp này
họ buộc phải bán một phần tài sản cố định cho ngân hàng hoặc Công ty cho thuê
tài chính, sau đó thuê lại tài sản đó để sử dụng, và như vậy sẽ có nguồn tài chính
để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động. Đặc trưng chủ yếu của loại hợp đồng này là bên
thuê giữ lại quyền sử dụng tài sản và chuyển giao quyền sở hữu pháp lý cho bên
cho thuê, đồng thời nhận tiền bán tài sản, nhưng tài sản đem bán phải còn giá trị sử
dụng hữu ích và giá trị của tài sản đó tuỳ thuộc vào giá cả hợp lý của tài sản đó
trên thị trường tại thời điểm diễn ra hoạt động mua bán.Với đặc thù là các loại hình
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, phương
thức giao dịch này đáp ứng được nguồn vốn lưu động cho nhiều doanh nghiệp
trong nền kinh tế hiện nay ở Việt Nam khi nguồn vốn kinh doanh còn hạn chế, cơ
chế vay vốn Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Phương thức cho thuê này được
ghi nhận trong khoản 3, điều 16, Nghị định 16/2001/NĐ-CP tiếp cận dưới phương
diện bên cho thuê nên sử dụng thuật ngữ "mua và cho thuê lại".
• Hợp đồng cho thuê giáp lưng: Với sự cho phép của người cho thuê, người
thuê có thể cho người khác thuê tiếp. Loại hợp đồng cho thuê này được áp dụng
trong những trường hợp bên thuê thứ hai cần tài sản muốn đi thuê nhưng không
thực hiện trực tiếp từ những người cho thuê chuyên nghiệp - bên Công ty cho thuê
tài chính, do hoạt động yếu kém, do không đảm bảo uy tín hoặc đơn giản chỉ vì
doanh nghiệp đó chưa được người cho thuê biết đến. Ví dụ: Công ty cho thuê tài
chính nước ngoài thường chỉ chấp nhận tài trợ cho những Công ty lớn của Việt
Nam (bên thứ nhất). Hình thức cho thuê này cũng có thể áp dụng trong trường hợp
bên thuê thứ nhất khi đã thực hiện một phần hợp đồng, không còn nhu cầu thuê, do
đó họ phải tìm đến bên thuê thứ hai để chuyển giao hợp đồng với sự chấp thuận
của người cho thuê. Phương thức này giúp bên thuê thứ nhất không bỏ phí tài sản
thuê, đồng thời có thể kiếm lời từ bên thuê thứ hai. Bù lại bên đi thuê thứ nhất vẫn
phải liên đới chịu trách nhiệm đối với những rủi ro thiệt hại liên quan đến tài sản

thuê vì họ là người trực tiếp ký hợp đồng với bên cho thuê ban đầu. Mặc dù, kể từ
thời điểm hợp đồng thuê mới lại được ký kết, mọi quyền lợi và nghĩa vụ và tài sản
được chuyển giao sang bên thứ hai.
• Hợp đồng cho thuê trả góp: Đây là phương thức tài trợ khá đặc biệt của
cho thuê tài chính. Thực chất là hình thức mua trả góp tài sản trong khoảng thời
gian từ 1 đến 5 năm, được áp dụng đối với người mua có tài sản thế chấp và cả
người không có thế chấp.Theo phương thức này, hợp đồng cho thuê tài chính có
hiệu lực và người mua thường phải trả ngay cho nhà tài trợ một khoản tiền chiếm
từ 25% - 30% giá trị tài sản và vào thời điểm kết thúc hợp đồng chủ tài sản sẽ
chuyển giao quyền sử dụng cho người thuê, hình thức tài trợ này giúp cho bên
cung ứng bán được tài sản của mình và tạo cho bên thuê có ngay tài sản để sử
dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà không phải trả ngay những khoản
tiền đó. Nhưng bên cạnh đó, cũng có những bất lợi trong phương thức này đó là tỷ
lệ lãi suất thực tế quá cao (thường lên tới 15%/ năm) và nguy cơ mất quyền sở hữu
12
Nhóm 9 lớp LW006_112_T03 Pháp luật về hoạt động cho thuê tài
chính
tài sản vào thời điểm kết thúc hợp đồng nếu không thực hiện đúng tiến độ thanh
toán.
2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cho thuê tài chính:
2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê:
Căn cứ theo Điều 23 và 24, Nghị định 16/2001/NĐ-CP:
- Quyền của bên cho thuê:
• Yêu cầu bên thuê cung cấp các báo cáo quý, quyết toán tài chính năm và
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và các vấn đề có liên quan đến tài sản cho
thuê.
• Kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản cho thuê.
• Mua, nhập khẩu tài sản cho thuê theo yêu cầu của bên thuê.
• Gắn ký hiệu sở hữu trên tài sản cho thuê trong suốt thời hạn cho thuê.
• Chuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng cho thuê

tài chính cho một Công ty cho thuê tài chính khác. Trong trường hợp này, bên cho
thuê chỉ cần thông báo trước bằng văn bản cho bên thuê.
• Yêu cầu bên thuê đặt tiền ký cược hoặc có người bảo lãnh thực hiện hợp
đồng cho thuê tài chính nếu thấy cần thiết.
• Giảm tiền thuê, gia hạn thời hạn trả tiền thuê, bán tài sản cho thuê theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước.
• Yêu cầu bên thuê bồi thường thiệt hại khi bên thuê vi phạm hợp đồng cho
thuê tài chính (các vi phạm này có thể gồm: không thực hiện nghĩa vụ bảo quản,
sửa chữa, thanh toán tiền bảo hiểm tài sản thuê trong thời hạn cho thuê. Bên cho
thuê có quyền thu hồi tài sản thuê và yêu cầu bên thuê thanh toán ngay toàn bộ số
tiền thuê khi vi phạm các điều khoản trong hợp đồng thuê).
• Được quyền sở hữu và đính ký hiệu sở hữu trên tài sản thuê trong suốt thời
hạn thuê;
• Có quyền yêu cầu bên thuê bồi thường mọi thiệt hại do không thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ bảo quản, sửa chữa, thanh toán tiền bảo hiểm tài sản thuê trong thời
hạn cho thuê.
- Nghĩa vụ của bên cho thuê:
• Ký hợp đồng mua tài sản với bên cung ứng theo các điều kiện đã được thoả
thuận giữa bên thuê và nhà sản xuất (hoặc bên cung cấp thiết bị), hoàn tất cả thủ
tục nhập khẩu tài sản, thanh toán ngay toàn bộ tiền mua tài sản cho thuê. Bên cho
thuê không chịu trách nhiệm về việc tài sản cho thuê không được giao hoặc giao
không đúng với các điều kiện do bên thuê thoả thuận với nhà sản xuất (hoặc nhà
cung cấp thiết bị).
• Đăng ký quyền sở hữu, làm thủ tục mua bảo hiểm đối với tài sản cho thuê.
Thực hiện đầy đủ, đúng các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Trong trường
hợp bên cho thuê vi phạm hợp đồng cho thuê, thì phải bồi thường thiệt hại.
2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê:
13
Nhóm 9 lớp LW006_112_T03 Pháp luật về hoạt động cho thuê tài
chính

Căn cứ theo Điều 25 và 26, Nghị định 16/2001/NĐ-CP, trong hợp đồng cho
thuê tài chính bên thuê có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Quyền của bên thuê:
• Lựa chọn, thương lượng và thoả thuận với nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp
thiết bị) về đặc tính kỹ thuật, chủng loại, giá cả, việc bảo hiểm, cách thức và thời
hạn giao nhận, lắp đặt và bảo hành tài sản cho thuê.
• Trực tiếp nhận tài sản cho thuê từ nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết bị)
theo thoả thuận trong hợp đồng mua bán tài sản. Chính vì hai điều trên mà bên cho
thuê không có nghĩa vụ về việc tài sản cho thuê không được giao hoặc giao không
đúng với các điều kiện do bên thuê thoả thuận với nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp
thiết bị).
• Quyết định việc mua tài sản hoặc tiếp tục thuê sau khi kết thúc hợp đồng
cho thuê tài chính.
• Yêu cầu bên cho thuê bồi thường thiệt hại khi bên cho thuê vi phạm hợp
đồng cho thuê tài chính.
- Nghĩa vụ của bên thuê:
• Cung cấp các báo cáo quý, quyết toán tài chính năm và tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh, các vấn đề liên quan đến tài sản thuê khi bên cho thuê yêu
cầu; tạo mọi điều kiện để bên cho thuê kiểm tra tài sản cho thuê.
• Chịu trách nhiệm về sự lựa chọn, thoả thuận với nhà sản xuất (hoặc nhà
cung cấp thiết bị) về đặc tính kỹ thuật, chủng loại, giá cả, cách thức và thời hạn
giao nhận, lắp đặt và bảo hành tài sản cho thuê.
• Sử dụng tài sản thuê đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê
tài chính; không được chuyển quyền sử dụng tài sản thuê cho cá nhân, tổ chức
khác nếu không được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản.
• Trả tiền thuê theo quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính và thanh toán
các chi phí có liên quan đến việc nhập khẩu, thuế, lệ phí đăng ký quyền sở hữu,
bảo hiểm đối với tài sản thuê.
• Chịu mọi rủi ro về việc mất mát, hư hỏng đối với tài sản thuê và chịu trách
nhiệm về mọi hậu quả do việc sử dụng tài sản thuê gây ra đối với tổ chức và cá

nhân khác trong quá trình sử dụng tài sản thuê.
• Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản thuê trong thời hạn thuê. Không được tẩy xoá,
làm hỏng ký hiệu sở hữu gắn trên tài sản thuê.
• Không được dùng tài sản thuê để thế chấp, cầm cố hoặc để đảm bảo cho bất
kỳ một nghĩa vụ nào.
• Thực hiện đầy đủ, đúng các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng.
Như vậy, trong mối quan hệ giữa bên cho thuê và bên thuê trong hợp đồng
cho thuê tài chính, bên thuê bao giờ cũng ở vị thế thứ yếu (thể hiện ở trách nhiệm
mà họ phải gánh chịu). Trong mối quan hệ đó bên cho thuê phải bỏ ra một khoản
tiền đầu tư lớn để mua máy móc thiết bị theo yêu cầu của bên thuê, do vậy, bên
cho thuê bao giờ cũng phải đặt ra những quy định trách nhiệm ngặt nghèo để bảo
14
Nhóm 9 lớp LW006_112_T03 Pháp luật về hoạt động cho thuê tài
chính
vệ quyền và lợi ích của mình. Để khuyến khích phát triển hoạt động cho thuê tài
chính, các quy định này đã được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật.
3. Xử lý và thu hồi tài sản thuê:
Cơ sở pháp lý cho việc thu hồi tài sản cho thuê là Thông tư liên tịch số
08/2007/TTLT-NHNN-BCA-BTP hướng dẫn việc thu hồi tài sản của công ty cho
thuê tài chính.
3.1. Điều kiện áp dụng:
Công ty cho thuê tài chính có quyền thu hồi tài sản cho thuê ngay nếu bên
thuê không thanh toán được số tiền thuê còn lại sau khi công ty cho thuê tài chính
đã có thông báo tuyên bố chấm dứt hợp đồng cho thuê trước thời hạn theo một
trong các trường hợp sau:
- Bên thuê không trả tiền thuê theo thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê tài
chính;
- Bên thuê vi phạm các điều khoản của hợp đồng cho thuê tài chính;
- Bên thuê bị giải thể, phá sản;
- Người bảo lãnh bị giải thể, phá sản và bên cho thuê không chấp thuận đề

nghị chấm dứt bảo lãnh hoặc đề nghị người bảo lãnh khác thay thế của bên thuê.
3.2. Quy trình thực hiện:
3.2.1. Thủ tục thông báo thu hồi tài sản cho thuê:
- Gửi văn bản yêu cầu thu hồi tài sản cho thuê tới bên thuê; Ủy ban nhân
dân và cơ quan Công an cấp xã nơi có tài sản cho thuê.
- Trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu
thu hồi tài sản, bên thuê có nghĩa vụ giao tài sản cho thuê và các giấy tờ liên quan
đến tài sản cho thuê cho công ty cho thuê tài chính.
3.2.2. Các bước thu hồi tái sản cho thuê:
- Sau khi kết thúc thời hạn 30 ngày, công ty cho thuê tài chính có quyền
trực tiếp tiếp cận và thu hồi tài sản cho thuê hoặc ủy quyền cho bên thứ ba tiếp cận
và thu hồi tài sản cho thuê.
- Việc thu hồi tài sản cho thuê được tiến hành tại nơi có tài sản cho thuê với
sự chứng kiến của bên thuê (hoặc người được bên thuê ủy quyền quản lý tài sản
cho thuê) và ít nhất một người đại diện của cơ quan có thẩm quyền.
- Khi tiến hành thu hồi tài sản cho thuê, công ty cho thuê tài chính đọc
thông báo thu hồi tài sản cho thuê và tiến hành lập biên bản thu hồi tài sản cho
thuê.
- Đại diện công ty cho thuê tài chính, bên thuê, cơ quan có thẩm quyền
hoặc người chứng kiến (trong trường hợp vắng mặt cơ quan có thẩm quyền) ký
vào biên bản thu hồi tài sản cho thuê.
15
Nhóm 9 lớp LW006_112_T03 Pháp luật về hoạt động cho thuê tài
chính
- Sau khi đọc thông báo thu hồi tài sản cho thuê và lập biên bản thu hồi tài
sản cho thuê công ty cho thuê tài chính thực hiện việc dịch chuyển tài sản cho
thuê. Bên thuê ký xác nhận vào biên bản thu hồi.
Nếu tài sản cho thuê là vật chứng của vụ án đang trong quá trình điều tra,
truy tố, xét xử thì việc xử lý tài sản cho thuê được thực hiện theo quy định tại Điều
76 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.

Trong quá trình tiến hành thu hồi tài sản cho thuê, nếu bên thuê, bên thứ ba
đang giữ tài sản hoặc bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có hành vi đe dọa, chống đối,
cản trở, công ty cho thuê tài chính có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp
dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật để công ty cho thuê tài
chính thực hiện quyền thu giữ tài sản cho thuê.
Công ty cho thuê tài chính chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của việc thu hồi tài
sản cho thuê. Bên thuê hoặc bên thứ ba giữ tài sản cho thuê phải chịu các chi phí
hợp lý, cần thiết cho việc thu giữ tài sản cho thuê, gây thiệt hại cho bên cho thuê
thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3.2.3. Hình thức xử lý tài sản cho thuê:
- Sau khi thu hồi tài sản cho thuê, trong thời gian tối đa 60 ngày, công ty
cho thuê tài chính phải xử lý xong tài sản cho thuê theo thỏa thuận bằng văn bản
giữa các bên. Trong trường hợp không có thỏa thuận hoặc không xử lý được tài
sản theo thỏa thuận thì công ty cho thuê tài chính được xử lý:
• Bán tài sản thu hồi;
• Cho bên thuê khác thuê tiếp;
• Công ty cho thuê tài chính trực tiếp sử dụng tài sản thu hồi;
• Tái xuất tài sản cho thuê;
• Các hình thức khác không trái quy định của pháp luật.
Trong đó:
Bán tài sản cho thuê được thực hiện như sau:
a. Công ty cho thuê tài chính được bán tài sản cho thuê theo các phương thức sau:
- Trực tiếp bán tài sản cho thuê cho người mua.
- Bán tài sản cho thuê qua tổ chức bán đấu giá theo ủy quyền của công ty cho thuê
tài chính.
b. Khi trực tiếp bán tài sản cho thuê, công ty cho thuê tài chính và bên mua tài sản
thỏa thuận với nhau về các điều khoản của hợp đồng.
Cho bên khác thuê tiếp tài sản thu hồi:
Tùy thuộc vào thời gian khấu hao còn lại của tài sản cho thuê, công ty cho thuê tài
chính có thể cho thuê tiếp theo 2 phương thức:

a. Cho thuê tài chính
b. Cho thuê vận hành
16
Nhóm 9 lớp LW006_112_T03 Pháp luật về hoạt động cho thuê tài
chính
Công ty cho thuê tài chính trực tiếp sử dụng tài sản thuê:
a. Công ty cho thuê tài chính được quyền sử dụng tài sản cho thuê đã thu hồi để
phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.
b. Công ty cho thuê tài chính phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về
giới hạn đầu tư, mua sắm tài sản cố định và nguồn tiền mua tài sản.
Tái suất tài sản cho thuê:
a. Công ty cho thuê tài chính được tái xuất tài sản thu hồi trong trường hợp tài
sản cho thuê là tài sản nhập khẩu của nước ngoài và được bên nước ngoài chấp
thuận mua tài sản cho thuê thu hồi được từ bên thuê.
b. Công ty cho thuê tài chính và bên mua tài sản ở nước ngoài thỏa thuận giá mua
tài sản và ký hợp đồng về xuất khẩu tài sản theo quy định của pháp luật.
- Trong thời gian công ty cho thuê tài chính xử lý tài sản cho thuê, nếu bên
thuê hoàn trả được toàn bộ số tiền thuê phải trả theo hợp đồng và các chi phí hợp
lý phát sinh trong quá trình xử lý tài sản cho thuê thì công ty chuyển quyền sở hữu
tài sản cho thuê, trừ trường hợp trong hợp đồng thuê các bên có thỏa thuận khác.
3.2.4. Xử lý số tiền thu được từ việc xử lý tài sản thu hồi:
- Công ty cho thuê tài chính có quyền quản lý toàn bộ số tiền thu được từ
việc xử lý tài sản cho thuê
- Sau khi trừ chi phí bảo quản, sửa chữa và các chi phí hợp lý phát sinh
trong quá trình thu hồi, xử lý tài sản cho thuê, số tiền thu được từ việc xử lý tài sản
cho thuê được dùng để thanh toán khoản tiền còn thiếu của bên thuê theo thứ tự:
tiền gốc, lãi trong hạn, lãi quá hạn.
- Trường hợp bên thuê đã hoàn trả một phần số tiền thuê phải trả và công ty
cho thuê tài chính đã xử lý xong tài sản cho thuê, nếu số tiền thu được vượt quá số
tiền thuê phải trả theo hợp đồng và các chi phí hợp lý phát sinh trong quá trình thu

hồi tài sản cho thuê thì công ty phải hoàn trả cho bên thuê số tiền vượt.
3.3. Một số khó khăn trong việc xử lý và thu hồi tài sản thuê ở Việt
Nam:
Hiện nay, việc thu hồi tài sản khi bên thuê vi phạm hợp đồng luôn là vấn đề
nan giải của các công ty cho thuê tài chính, bởi sự thiếu đồng bộ của văn bản pháp
luật và thiếu sự hỗ trợ của các cơ quan thi hành pháp luật.
Mặc dù theo quy định việc thu hồi tài sản cho thuê được tiến hành tại nơi có tài sản
cho thuê với sự chứng kiến của bên thuê hoặc người được bên thuê ủy quyền quản
lý tài sản cho thuê và ít nhất một người đại diện của cơ quan có thẩm quyền (cơ
quan có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân và cơ quan công an các cấp nơi có tài sản
cho thuê). Vậy nhưng các cơ quan có thẩm quyền thường rất ngại áp dụng các biện
pháp cưỡng chế đối với các doanh nghiệp tại địa phương để Công ty cho thuê tài
chính thu hồi tài sản cho thuê vì “ngại va chạm”. Mặt khác với quy định thời hạn
tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thu hồi tài sản, bên thuê
17
Nhóm 9 lớp LW006_112_T03 Pháp luật về hoạt động cho thuê tài
chính
có nghĩa vụ giao tài sản cho thuê và các giấy tờ liên quan đến tài sản cho thuê cho
Công ty cho thuê tài chính như hiện nay là quá dài, bên thuê có thừa thời gian để
tẩu tán tài sản thuê.
Do đặc thù của cho thuê tài chính là cho thuê các động sản, tài sản cho thuê
rất đa dạng, nhiều chủng loại và có tính di động cao nên công tác xử lý nợ có liên
quan đến tài sản thuê tài chính không đơn thuần là xử lý tài sản để thu nợ mà việc
đầu tiên phải làm là truy tìm được tài sản để thu hồi xử lý nhằm thu hồi nợ. Đặc
biệt trong trường hợp khách hàng thuê thiếu thiện chí hợp tác hoặc cố ý gian dối,
lừa đảo để chiếm đoạt tài sản thì nhiệm vụ xử lý, thu hồi nợ còn khó khăn gấp trăm
lần. Khi đó cán bộ xử lý nợ phải thực hiện các công việc không khác gì các điều
tra viên, tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức.
Điển hình là việc BIDV Leasing ký hợp đồng cho Công ty TNHH Việt Linh thuê
máy xúc đào thủy lực Komatsu. Khi thực hiện hợp đồng, công ty này đã tự ý

chuyển giao tài sản cho bên thứ 3 mà không được sự cho phép của BIDV Leasing
và trong quá trình thuê, Công ty TNHH Việt Linh không trả được nợ, buộc BIDV
Leasing phải báo công an để truy tìm tài sản. Mất rất nhiều thời gian và công sức,
BIDV Leasing mới xác minh được tài sản cho thuê nằm ở tận Cửa khẩu Thanh
Thủy (Nghệ An), nhưng đến nay, 2 doanh nghiệp này vẫn dây dưa trốn nợ, gây
nhiều thiệt hại cho bên cho thuê.
Ngoài việc không thu hồi được tài sản như trên, các công ty tài chính còn phải đối
mặt với rủi ro khác, như bị chính bên thuê khởi kiện. Đó là trường hợp Công ty
Cho thuê tài chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và BIDV Leasing
cho Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy Bình Định thuê tàu BinhDinh Star chạy
tuyến quốc tế. Do không trả được nợ, bên cho thuê buộc phải thu hồi tài sản. Quá
trình thu hồi diễn ra rất khó khăn, do phải mất thời gian chờ tàu trả khách ở
Indonesia. Sau khi thu hồi xong, bên thuê lại khởi kiện, vì cho rằng, bên cho thuê
đã thanh lý tài sản không theo quy định của pháp luật. Hiện vụ việc vẫn đang trong
vòng tranh tụng.
Bên cạnh đó, trong thực tế thu hồi tài sản cho thuê tài chính đã xảy ra một
số trường hợp chưa có quy định xử lý như: Tài sản cho thuê không còn để ở nơi
đăng ký sử dụng; bên thuê đem tài sản thuê đi hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam,
bị cơ quan chức năng nước ngoài bắt giữ (tàu thủy); bên thuê trốn khỏi nơi cư trú;

4. Những vấn đề bất cập trong Luật các tổ chức tìn dụng và các nghị
định, thông tư về hoạt động thuê tài chính:
Hiện nay, pháp luật về cho thuê tài chính còn tồn tại nhiều bất cập. Những
bất cập này không những làm giảm hiệu quả điều chỉnh pháp luật, mà còn hạn chế
rất nhiều khả năng kinh doanh của tổ chức tín dụng trong hoạt động cho thuê tài
chính.
18
Nhóm 9 lớp LW006_112_T03 Pháp luật về hoạt động cho thuê tài
chính
Thứ nhất, quy định pháp luật hiện hành về phương thức xử lý tài sản thuê

để thu hồi vốn trong trường hợp bên thuê không thanh toán đủ tiền thuê khi hợp
đồng chấm dứt trước hạn là không hợp lý.
Từ quy định của khoản 1 Điều 27 cho thấy, các trường hợp xử lý tài sản
thuê tại khoản 1 Điều 28 được áp dụng cho tất cả các dạng cho thuê tài chính, bao
gồm cả cho thuê tài chính không hoàn trả lại tài sản và cho thuê tài chính có hoàn
trả lại tài sản. Tuy nhiên, nội dung quy định tại khoản 1 Điều 28 thực chất chỉ phù
hợp với dạng cho thuê tài chính mà tổng số tiền thuê ít nhất tương đương với giá
trị của tài sản tại thời điểm ký kết hợp đồng (trong trường hợp này, thông thường
bên thuê không phải hoàn trả lại tài sản thuê khi chấm dứt hợp đồng thuê). Nếu
quy định này được áp dụng trong trường hợp tổng số tiền thuê thấp hơn giá trị của
tài sản tại thời điểm ký kết hợp đồng thì rõ ràng, pháp luật chỉ bảo đảm cho khả
năng thu hồi tiền thuê của bên cho thuê chứ không bảo đảm khả năng thu hồi
nguồn vốn cấp tín dụng, không phù hợp với nguyên tắc cấp tín dụng và do đó,
không bảo đảm được quyền lợi chính đáng của bên cho thuê.
Thứ hai, pháp luật còn có quy định bất cập về quản lý, sử dụng và trích
khấu hao đối với tài sản cố định thuê tài chính. Theo Quyết định 206/2003/QĐ-
BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích
khấu hao tài sản cố định thì về nguyên tắc, doanh nghiệp đi thuê tài chính tài sản
cố định phải quản lý, sử dụng và trích khấu hao như đối với tài sản thuộc sở hữu
của mình. Đối với việc thuê tài sản cố định không thoả mãn điều kiện cho thuê tài
chính thì được coi là thuê hoạt động (thuê vận hành) và trong trường hợp này, bên
cho thuê có nghĩa vụ trích khấu hao chứ không phải bên thuê. Vấn đề là ở chỗ,
trong Quyết định 206/2003/QĐ-BTC lại định nghĩa một cách rõ ràng về cho thuê
tài chính y hệt như Nghị định 16/2001/NĐ-CP trước khi sửa đổi, nên rất nhiều
trường hợp là thuê tài chính theo sự sửa đổi của Nghị định 65/2005/NĐ-CP không
được coi là cho thuê tài chính theo Quyết định này. Trong những trường hợp như
vậy, vướng mắc đặt ra là, bên nào (bên cho thuê hay bên thuê) sẽ phải thực hiện
nghĩa vụ trích khấu hao đối với tài sản thuê tài chính? Một sự mập mờ, chồng chéo
về định nghĩa cho thuê tài chính giữa các văn bản pháp luật đã gây ra sự khó khăn
trong việc trích khấu hao của các bên tham gia hoạt động cho thuê tài chính từ đó

ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của họ.
Thứ ba, cơ sở pháp lý cho việc thu hồi tài sản cho thuê là Thông tư liên tịch
số 08/2007/TTLT-NHNN-BCA-BTP hướng dẫn việc thu hồi tài sản của công ty
cho thuê tài chính. Tuy nhiên, trong hoạt động thực tế, thông tư này đã bộc lộ khá
nhiều bất cập. Theo quy định của Thông tư 08/2007/TTLT-NHNN-BCA-BTP, sau
30 ngày kể từ ngày có thông báo, bên cho thuê mới được thu hồi tài sản. Thời gian
quá dài này đủ để khách hàng tẩu tán tài sản, tháo bán linh kiện, máy móc đi thuê.
Mặt khác, điểm này mâu thuẫn với khoản a, điểm 9, Nghị định số 65/2005/NĐ-CP
ngày 19/5/2005 là phải “thu hồi ngay lập tức”.
19
Nhóm 9 lớp LW006_112_T03 Pháp luật về hoạt động cho thuê tài
chính
Thứ tư, các văn bản pháp luật nêu trên chưa cụ thể hoá được hết các quan
hệ xã hội phát sinh trong hoạt động cho thuê tài chính. Có thể nêu ra một vài ví dụ
như sau:
- Luật Các tổ chức Tín dụng và Nghị định 16/2001/NĐ-CP đều không có
những quy định ghi nhận quyền và nghĩa vụ của nhà sản xuất (nhà cung cấp thiết
bị). Cho dù trong quan hệ hợp đồng cho thuê tài chính, nhà sản xuất không tham
gia trực tiếp vào việc giao kết hợp đồng mà chỉ có trách nhiệm cung cấp đúng các
yêu cầu về máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác. Điều
này là cần thiết khi nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế
thế giới, các hợp đồng cho thuê tài chính không chỉ được giao kết giữa các chủ thể
ở trong nước mà còn có sự tham gia các chủ thể người nước ngoài. Chính vì điều
này, để bảo vệ quyền lợi của các bên trong quan hệ hợp đồng, pháp luật nên quy
định trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc cung cấp thiết bị cho bên thuê.
- Các quy định của pháp luật hiện hành chưa ghi nhận cách thức xử lý hợp
đồng khi kết thúc hợp đồng theo thoả thuận. Theo quy định của pháp luật, khi kết
thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản hoặc tiếp tục thuê
theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính (Khoản 2 Điều
1 Nghị định16/2001/NĐ-CP).

Thứ năm, các văn bản hướng dẫn về hoạt động cho thuê tài chính của Ngân
hàng Nhà nước chưa được chỉnh sửa theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 nên đã
tạo ra một số mâu thuẫn.
20
Nhóm 9 lớp LW006_112_T03 Pháp luật về hoạt động cho thuê tài
chính
Kết luận
Cho thuê tài chính là một lĩnh vực còn khá mới tại Việt Nam, việc sớm bổ sung
các chế tài tạo hành lang pháp lý cho phù hợp với thực tiễn, lấp đầy những khoảng
trống trong các văn bản luật nhằm thúc đẩy hoạt động này phát triển và mang lại
những lợi ích thiết thực cho các chủ thể kinh doanh là cần thiết. Tuy nhiên, bên
cạnh hành lang pháp lý thì bản thân các công ty cho thuê tài chính cũng cần phải
nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực thẩm định, quy trình quản lý để giảm
thiểu rủi ro đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động và lãi suất
ngân hàng cao như hiện nay.
Triết gia Aristotle đã nói “Sự giàu có thực sự không phải nằm trong quyền sở hữu
tài sản mà là trong quyền sử dụng nó”. Một doanh nghiệp không nhất thiết phải sở
hữu tài sản để làm ra lợi nhuận. Nhiều khi chỉ cần quyền sử dụng tài sản trong một
khoảng thời gian nhất định cũng đủ để sinh lời.Chúng ta hãy tin rằng loại hình này
trong tương lai sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở Việt Nam.
21
Nhóm 9 lớp LW006_112_T03 Pháp luật về hoạt động cho thuê tài
chính
Tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010). Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam,
Hà Nội: NXB Công an Nhân dân.
2. Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005.
3. Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.
4. Nghị định của chính phủ số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 về tổ chức và
hoạt động của công ty cho thuê tài chính.

5. Nghị định của chính phủ số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/05/2005 quy định về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày
2/05/2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.
6. Nghị định của chính phủ số 95/2008/NĐ-CP ngày 25/08/2008 sửa đổi, bổ
sung một số điều của nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 về tổ chức và
hoạt động của công ty cho thuê tài chính.
7. Thông tư của Ngân hàng Nhà nước số 08/2006/TT-NHNN ngày 12/10/2006
hướng dẫn hoạt động cho thuê hợp vốn của các công ty cho thuê tài chính theo quy
định tại nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 và nghị định số
65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của chính phủ.
8. Thông tư của Ngân hàng Nhà nước số 13/2010/TT-NHNN ngày
20/05/2010 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức
tín dụng.
9. Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-NHNN-BCA-BTP ngày 10/12/2007
hướng dẫn thu hồi và xử lý tài sản cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài
chính.
10.Quyết định của Ngân hàng Nhà nước số 149/QĐ-NH5 ngày 27/05/1995 về
việc ban hàng thể lệ tìn dụng thuê mua.
11. Th.S Trần Vũ Hải, Đại học Luật Hà Nội (2007). “Pháp luật về cho thuê tài
chính – Một số vấn đề cần hoàn thiện”. Tạp chí Luật học số 3/2007
12.Hữu Tuấn (11/06/2011). Cho thuê tài chính: Gian nan thu hồi tài sản. Được
lấy về từ:
/>san.chn
13.Phan Nam (12/06/2011). Thu hồi tài sản thuê tài chính: Nắm dao đằng
lưỡi. Được lấy về từ:
22
Nhóm 9 lớp LW006_112_T03 Pháp luật về hoạt động cho thuê tài
chính

nam-dao-dang-luoi.htm

14.Vũ Điển (26/05/2011). Hoạt động cho thuê tài chính: Loay hoay tìm lối đi.
Được lấy về từ:
/>viet-nam-loay-hoay-tim-loi-di.htm
15.Quách Tuấn San (sưu tầm và tổng hợp). Các chủ thể tham gia trong quan
hệ cho cho thuê tài chính. Được lấy về từ:

16.Website Công ty cho thuê tài chính ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam

23

×