Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tìm hiểu công tác tổ chức quản lý - kinh doanh của công ty may Chiến Thắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.45 KB, 24 trang )

Báo cáo Thực tập Tốt Nghiệp Lê Xuân Thành – Líp CN May - K43
Lời nói đầu
Nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước
hoà nhập với nền kinh tế khu vực & thế giới.
Góp phần vào sự phát triển chung của đất nước, các doanh nghiệp Dệt –
May giữ vai trò quan trọng. Hàng năm, các doanh nghiệp Dệt – May đã giải
quyết được việc làm cho hơn 1 triệu lao động, nhất là lao động nông thôn, góp
phần giảm gánh nặng việc làm cho đất nước.
Trong lĩnh vực xuất khẩu, ngành Dệt – May là một trong những ngàng
mang lại doanh thu cao nhất.
Từ ngày 01/01/2003, nước ta bắt đầu thực hiện hiệp định cắt giảm thuế đối
với hàng hoá các nước trong khu vực. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối
với các doanh nghiệp nước ta, trong đó có các doanh nghiệp Dệt – May.
Là sinh viên năm cuối của Khoa Công nghệ Dệt – May & Thời trang,
Trường Đại học Bách Khoa HN, em hiểu rằng công việc của mình khi ra trường
sẽ rất khó khăn, chịu áp lực cạnh tranh lớn. Do đó việc nắm bắt những kinh
nghiệm thực tế, hiểu rõ môi trường làm viểc trước khi tốt nghiệp là rất quan
trọng.
Tuy thời gian thực tập không nhiều, nhưng qua đợt thực tập này, chúng em
có cơ hội áp dụng những gì đã học được vào thực tế, gắn lý thuyết với thực
hành, đồng thời hiểu sâu sắc hơn thực tế công việc ở một doanh nghiệp May
nhà nước, qua đó cũng hiểu thêm về các doanh nghiệp Dệt – May thuộc Tổng
công ty. Những gì thu lượn được sẽ rất có Ých cho công việc sau này.
Có được điều đó, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn đã
liên hệ giúp chúng em nơi thực tập. Em xin cám ơn Công ty may Chiến Thắng,
đặc biệt là phòng kỹ thuật công ty, Giám đốc & tập thể xí ngiệp may 1, Giám
đốc & tổ chị Vân phân xưởng may 2 – Xí nghiệp may 2 đã tận tình giúp đỡ &
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chóng em trong quá trình thực tập.
*** 1 ***
Báo cáo Thực tập Tốt Nghiệp Lê Xuân Thành – Líp CN May - K43
Nội dung báo cáo :


Phần 1 : Tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất may công nghiệp
1.1. Công tác chuẩn bị nguyên phụ liệu
1.2. Quá trình cắt
1.3. Quá trình may
Phần 2 : Tìm hiểu & thực hành nghiệp vụ kỹ thuật ở xí nghiệp
2.1. Phần kỹ thuật
2.2. Phần tổ chức điều hành
2.3. Công tác sáng tác 1 mẫu thiết kế ở ciông ty
Phần 3 : Tìm hiểu công tác tổ chức quản lý - kinh doanh của công ty may
Chiến Thắng
3.1. Quá trình phát triển & khả năng của công ty
3.2. Mô hình tổ chức quản lý & điều hành sản xuất
3.3. Đánh giá về quá trình tổ chức sản xuất – kinh doanh của xí nghiệp 1 &
của công ty
3.4. Những tồn tại & giải pháp đề xuất
*** 2 ***
Bỏo cỏo Thc tp Tt Nghip Lờ Xuõn Thnh Lớp CN May - K43
Phn 1 : Tỡm hiu quỏ trỡnh cụng ngh sn xut may cụng nghip.
1.1. Cụng tỏc chun b nguyờn ph liu :
* Gii thiu chung v phũng phc v sn xut ca cụng ty :
- Phũng phc v sn xut (phũng kho) cú chc nng chun b ton b nguyờn
ph liu (NPL) cn thit sn xut 1 mó hng.
Nhim vụ :
- Thc hin ỳng cỏc th tc giao nhn, t chc kim tra xỏc nh s lng &
cht lng ca NPL bỏo cỏo cho cỏc phũng ban cú liờn quan nh phũng xut
nhp khu, phũng k thut cú bin phỏp x lý kp thi.
- Phõn loi NPL & ct gi chỳng, cp phỏt cho cỏc xớ nghip sn xut m
bo cht lng tt, ỳng thi gian quy nh & tit kim nht.
- S mt bng kho :
*** 3 ***

Máy
kiểm
tra vải
Máy
kiểm
tra vải
Bàn
ghi
chép
Bàn
ghi
chép
Khu vực
tạm nhập
NL
Giá
để
vải
Khu
Vực
để
vải
Khu
vực
để
vải
Khu vực
tạm nhập
nguyên liệu
Khu

vực

tạm nhập
phụ liệu
Khu để
Phụ liệu
Khu
để
phụ
liệu
Khu để
phụ liệu
Báo cáo Thực tập Tốt Nghiệp Lê Xuân Thành – Líp CN May - K43
- Nhân lực của kho :
Gồm : 1 tổ trưởng
2 tổ phó
3 thư ký
2 công nhân kiểm tra vải
2 công nhân kiểm tra phụ liệu
6 công nhân bốc dỡ.
1.1.1. Phương pháp, thủ tục giao nhận vật tư :
* Công ty May Chiến Thắng thực hiện việc quản lý chất lượng theo hệ thống
ISO 9001 : 2000, do đó quá trình giao nhận của kho cũng phải tuân thủ theo thủ
tục của ISO.
* Khi có 1 mã hàng mới chuẩn bị sản xuất, người chủ kho có trách nhiệm nhận
dạng mẫu NPL do phòng XNK cung cấp. Căn cứ vào mẫu NPL đó, chủ kho đối
chiếu với mẫu NPL thực nhận của mã hàng đó. Nếu đúng thì cho tạm nhập, nếu
sai thì nhất quyết không tiếp nhận & báo cho phòng XNK biết để giải quyết.
* Tất cả các NPL, vật tư, phụ tùng khi nhập vào kho phải tuân thủ theo nguyên
tắc : Sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng mới được nhập vào kho.

* Các bước tiếp nhận :
+ Ghi lại số liệu tiếp nhận của các kiện hàng & làm thủ tục nhập kho.
Các số liệu trên 1 kiện hàng bao gồm :
- Số mét chiều dài, số tấm trong kiện
- Khổ
- Chủng loại
- Màu
+ Dỡ kiện: vải dùng cho may công nghiệp thường dưới dạng gói bằng 2 cách.
- Vải đóng kiện dạng tấm : vải gấp thành từng mét.
- Vải đóng kiện dạng tròn : vải quận thành cuộn tròn.
Với vải dạng tấm : bật 1 đàu của kiện vải, lấy phiếu của kiện vải đối chiếu
với số tấm trong kiện, số mét của từng tấm ghi trong lý lịch cuộn hàng. Nếu
khớp với số liệu thực tế của cuộn vải trong kiện thì tiếp tục cho dỡ kiện & xếp
riêng vải của từng kiện.
Nếu số lượng thực tế không khớp thì cần lập biên bản báo cho phòng XNK để
báo cho cơ sở cung cấp & cho khách hàng giải quyết.
Với vải dạng kiện tròn : ta tiến hành mở hàng, kiểm tra lại số lượng ghi
trên từng cây với số ghi ở kiện & trên lý lịch cuộn hàng.
Quá trình kiểm tra để làm thủ tục tạm nhập kho theo chế độ 3 kiểm:
- Tổ trưởng kho kiểm
- Khách hàng kiểm
- Bảo vệ kiểm.
* Khi giao vật tư :
+ Xuất nội bộ :
Khi nhận được lệnh sản xuất của phòng XNK, thủ kho thống kê lại tình
hình thừa thiếu NPL các mã hàng, phân phát chúng cho kho các xí nghiệp kịp
thời, đủ số lượng & đảm bảo chất lượng phục vụ kịp thời cho sản xuất.
*** 4 ***
Báo cáo Thực tập Tốt Nghiệp Lê Xuân Thành – Líp CN May - K43
Khi xuất nguyên liệu, có mặt của :

+ Chủ kho (phó kho)
+ Tổ trưởng tổ cắt
+ Thống kê xí nghiệp
Khi xuất phụ liệu, có mặt của :
+ Chủ kho (phó kho)
+ Người phụ trách kho phụ liệu của xí nghiệp
+ Thống kê xí nghiệp
Hàng lấy đi ghi tạm vào lệnh sản xuất, khi cấp hết NPL theo lệnh sản xuất,
thư ký kho tiến hành viết phiếu xuất kho, 1 bản giao cho chủ kho phụ liệu xí
nghiệp.
+ Xuất ngoài công ty :
Khi xuất có sự giao nhận giữa chủ kho, bảo vệ & người nhận.
Thư ký viết phiếu xuất kho, 1 bản giao cho khách hàng.
1.1.2. Kiểm tra, phân loại & cất giữ vật tư :
a) Đối với nguyên liệu :
* Các tiêu chí phục vụ kiểm tra vải :
Danh mục kiểm tra Các tiêu chí so sánh
Hàng gia công
(CMP)
Hàng bán đứt
(FOB)
Hàng nội địa
Độ dài Theo chứng từ
khách
Theo hợp đồng mua
hàng
Theo hợp đồng
mua
Khổ vải Theo tài liệu
khách

Theo hợp đồng mua
hàng
Theo hợp đồng
Cấu trúc: + Mật độ
+ Chi sè
Theo tài liệu kỹ
thuật hoặc mẫu
khách
Theo hợp đồng mua
hoặc mẫu khách
Theo hợp đồng
Mầu sắc:
+ Đúng mầu
+ Độ đồng mầu
+ Sai mầu
Theo mẫu trong
bảng hướng dẫn
của khách
+ Theo mẫu trong bảng
lapdip khách duyệt
+ Theo ý kiến khách
hàng
+ Theo mẫu
công ty đã ký
& duyệt
+ Theo tiêu
chuẩn loại xuất
khẩu
Độ co: + Qua giặt
+ Qua nhiệt

Theo TC khách
quy định
Theo TC trong TLKT
đã duyệt
+ <= 3%
+ <= 1%
Độ bền mầu:
+ Qua giặt
+ Qua ma sát
Theo yêu cầu
của khách
Theo yêu cầu của
khách
Theo TC
Độ réo kẻ(đ/v hàng kẻ) Các chu kỳ phải
bằng nhau
Các chu kỳ phải bằng
nhau
Các chu kỳ
phải bằng nhau
* Tiến hành :
*** 5 ***
Báo cáo Thực tập Tốt Nghiệp Lê Xuân Thành – Líp CN May - K43
- Lấy mẫu : Vải được lấy theo mầu sắc, chủng loại của từng đợt nhập về kho, tỷ
lệ lấy tuỳ theo, thường là 30% số cuộn (riêng đ/v 1 số khách hàng khó tính yêu
cầu kiểm tra 100%).
Việc lấy mẫu theo nguyên tắc ngẫu nhiên, đều theo từng đơn vị.
Nếu kiểm tra 30% vải có hiện tượng không đạt yêu cầu thì lấy tiếp 30% theo
nguyên tắc trên & kiểm tra tiếp.
- Vải được kiểm tra về số lượng & khổ trên máy đo dưới ánh sáng 600Luk,

đồng thời kiểm tra về chủng loại, mầu vải, độ đồng đều, các lỗi sợi.
- Kiểm tra khổ vải & chiều dài cuộn :
+ Độ dài cuộn : đọc theo kết quả đồng hồ trên máy đo vải.
+ Khổ vải : theo máy đo vải, cứ 15[m] ta đo khổ vải 1 lần & ghi chép kết quả
lại. Khổ vải trung bình tính theo công thức :
K
tb
=

K
n
/ số lần đo
Trong quá trình đo khổ vải, kết hợp đánh dấu những vị trí lỗi vải bằng phấn
hoặc dán băng dính khác mầu vải.
Riêng đối với vải dệt kim : ta không đo trực tiếp chiều dài mà thông qua khối
lượng 1m
2
vải để tính chiều dài cuộn vải.
- Kiểm tra chất lượng của nguyên liệu :
a1) Đối với vải : kiểm tra bề mặt vải
+ Cấu trúc : mật độ sợi xác định bằng cách đếm dưới kính núp tổng số sợi
dọc (ngang) trong 10[cm] hoặc 10[inch].
+ Chi số sợi : xác định bằng cách so sánh với sợi dệt trên mẫu khách đã
duyệt.
+ Mầu sắc : kiểm tra bằng mắt thường dưới ánh sáng 600luk, cho vải chạy
trên máy đo với tốc độ chậm.
Các lỗi bao gồm :
+ Loang mẫu : trên khổ vải chạy trên máy thấy các mảng mầu không đều,
chỗ đậm, chỗ nhạt hoặc 2 bên mép văng sẫm trong khi ở giữa lại nhạt.
+ Sai mẫu : mầu vải sẫm hơn hoặc nhạt hơn so với mầu chuẩn.

+ Độ bền mầu : qua giặt, qua ma sát.
+ Lỗi sợi : các khuyết tật bị coi là không đạt yêu cầu bao gồm
-> Gút sợi : có 1 lối nổi trên bề mặt vải.
-> Đứt sợi : sợi dệt bị đứt tạo thành vết thủng.
-> Rút sợi : ở 1 vùng nào đó, sợi bị sơ mỏng hơn chỗ khác.
-> Lỗi sợi ngang-dọc : có 1 sợi to chạy dài ngang theo khổ vải hoặc
dọc theo chiều dài cây vải.
-> Sợi vải bị lẫn các sợi khác mầu.
+ Vết dầu, vết bẩn trên mặt vải.
*** 6 ***
Báo cáo Thực tập Tốt Nghiệp Lê Xuân Thành – Líp CN May - K43
Riêng đối với vải kẻ & vải carô :
+ Kiểm tra độ lệch kẻ : lấy 50[cm] vải, gấp sao cho 2 phía mép văng trùng
khít nhau. Độ lệch kẻ là khoảng cách sai lệch giữa 2 bên văng của cùng 1
đường kẻ so với đường gấp.
+ Kiểm tra độ đồng đều của các chu kỳ carô : đo các chu kỳ carô với nhau,
nếu các chu kỳ to nhỏ khác nhau thì đánh dấu lỗi & thể hiện bằng dấu hiệu lỗi
toàn bộ cuộn vải.
a2) Đối với các loại nguyên liệu khác :
+ Với bông : -> Kiểm tra chủng loại bông (bông cứng hay mềm).
-> Kiểm tra độ xốp của bông.
-> Kiểm tra độ mịn mặt của bông.
-> Kiểm tra độ dày đều của bông.
+ Với lông : kiểm tra độ dài đều của lông, độ mượt, độ xổ của lông.
+ Với đai, mút : hai loại này thường ở dạng ống, do đó phải kiểm tra &
phân loại ống sao cho khổ của nó phù hợp với vòng cổ & vòng đai.
Kiểm tra lỗ thủng do tuột vòng.
Kiểm tra độ đều mầu.
+ Với xốp dính : kiểm tra độ đều nhựa trên mặt dính của xốp.
b) Đối với phụ liệu :

Trong 1 mã hàng thường có nhiều cỡ, mỗi cỡ lại có nhiều mầu hoặc 1 mầu có
nhiều cỡ, vì vậy các phụ liệu không những phải đồng mầu mà còn phải đúng cỡ
với sản phẩm.
Do đó đối với phụ liệu của 1 mã hàng, thủ kho phải :
+ Đối chiếu mầu sắc, chủng loại phụ liệu ở bảng hướng dẫn với phụ liệu
vừa nhập về.
+ Kiểm tra kích thước, số lượng các phụ liệu ứng với số sản phẩm của từng
loại trên. Nếu kích thước của chúng sai lệch trong giới hạn cho phép (VD đối
với khoá là <= 0.5cm) thì cho nhập kho & đưa vào sản xuất.
* Với các loại nhãn mác : phải phân loại theo từng mầu, từng cỡ, mác chính,
nhãn hướng dẫn sử dụng, Cần để riêng từng loại.
Các loại nhãn không được thủng, ố, ghi đầy đủ thông tin theo đơn đặt hàng.
Kiểm tra số lượng : Đ/v các loại mác sản xuất theo cuộn, để tiết kiệm thời
gian người cán bộ thủ kho có thể kiểm tra số lượng nhãn mác bằng cách sau :
+ Dỡ cuộn
+ Đo chiều dài cuộn mác
+ Đo số mác trong 1m chiều dài
+ Số lượng nhãn = Số mét * Số nhãn/mét.
*** 7 ***
Báo cáo Thực tập Tốt Nghiệp Lê Xuân Thành – Líp CN May - K43
* Đối với cúc :
+ Đầu tiên ta kiểm tra đồng bộ của các loại cúc, nếu thiếu 1 trong các bộ phận
chi tiết nào của cúc, người thủ kho phải báo ngay cho khách hàng biết.
+ Phân loại cúc theo mầu sản phẩm.
+ Kiểm tra số lượng cúc : dùng phương pháp cân
-> Cân 1 đơn vị cúc (lạng,cân)
-> Đếm số cúc trong 1 đơn vị cân
-> Cân số cúc của cả gói => Số cúc trong gãi.
* Đối với chỉ : tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm mà ta dùng các loại chỉ khác
nhau, chỉ có thể đồng mầu hoặc khác mầu vải.

+ Để kiểm tra số lượng chỉ ta có thể dùng phương pháp cân hoặc đo, nhưng
thường ta căn cứ vào số mét ghi trên cuộn chỉ.
+ Để kiểm tra chất lượng chỉ ta căn cứ vào các thông số sau :
-> Chi sè
-> Độ bền màu
-> Độ to đều của sợi
-> Độ nối đoạn của chỉ
-> Khả năng cân bằng xoắn.
* Các loại phụ liệu khác như chun, dây luồn gấu, dây luồn lưng, tuỳ từng loại
mà ta có cách kiểm tra riêng.
Đối với chun & dây luồn, trước khi kiểm tra số lượng phải dỡ cuộn trước 30’
để giảm bớt biến dạng đàn hồi.
1.1.3. Yêu cầu chất lượng đối với nguyên phụ liệu :
a) Đối với nguyên liệu :
+ Khi phát hiện thất 1 trong các lỗi ở trên, nhân viên kiểm tra phải đánh
dấu vị trí tương ứng của lỗi ở biên vải, ghi vào biểu mẫu & báo cho phòng kỹ
thuật công ty để xử lý : cho sản xuất hay mang đổi bán.
+ Để đánh giá mức độ lỗi trên vải, công ty dùng hệ 4 điểm. Tuỳ theo độ
rộng, chiều dài của lỗi mà ta sẽ đánh giá nó ở loại lỗi nào, kết quả ghi vào biểu
mẫu kiểm tra vải BM 07/02/01, mỗi cuộn ghi vào 1 biểu mẫu.
*** 8 ***
Báo cáo Thực tập Tốt Nghiệp Lê Xuân Thành – Líp CN May - K43
Biên bản kiểm tra chi tiết vải
Khách hàng : Kí hiệu vải : Mầu :
Mã hàng : Số lô : Cuộn sè :
Đơn hàng :
ĐIỂM PHẠT
(ĐP)
Từ 1” đến dưới 3” = 1
Từ 3” đến dưới 6” = 2

Từ 6” đến dưới 9” = 3
Từ 9” trở lên = 4
Mã lỗi
A. Sùi nối vải
B. Bẩn
C. Loang
D. Thủng vải
E. Rút sợi ngang
F. Rút sợi dọc
G. Sợi khác mầu
H. Lỗi ngang
I. Lỗi dọc
J. Nếp gấp gẫy gập
K. Mất tuyết
L. Nhãn
*** 9 ***
YDS LOẠI LỖI ĐP YDS LOẠI LỖI ĐP
05
10
15
20
25
30
35
40
45
50
55
60
65

70
75
80
85
90
95
100
05
10
15
20
25
30
35
40
45
50
55
60
65
70
75
80
85
90
95
100
Tổng Tổng
Báo cáo Thực tập Tốt Nghiệp Lê Xuân Thành – Líp CN May - K43
M. Rạn, rộp mặt vải

Kiểm tra mầu



Nhận xét :






*** 10 ***
Báo cáo Thực tập Tốt Nghiệp Lê Xuân Thành – Líp CN May - K43
Chất lượng của mỗi cuộn vải được đánh giá độc lập, sau đó tổng lại lấy trung
bình để đánh giá chất lượng cả lô.
* Tiêu chuẩn 4 mức độ kiểm tra vải :
Loại lỗi (không kể ngang, dọc) Mức độ (lỗi)
Dưới 3”
Từ 3” đến dưới 6”
Từ 6” đến dưới 9”
Từ 9” trở lên
1
2
3
4
* Tính tổng số lỗi :
A=[Tổng mức độ / Khổ rộng / Chiều dài vải ] x36x100, [mđ/100yards
2
]
cả cuộn thực tế(inch) (yard)

Kết luận về mức độ của mỗi cuộn vải :
+ Nếu A <= 27 lỗi : cuộn vải đạt yêu cầu.
+ Nếu 27 < A <=40 lỗi : nguy hiểm, cần phải kiểm tra thêm.
+ Nếu A > 40 lỗi : cả cuộn vải bị loại bỏ (trả lại nơi sản xuất
vải).
Tiếp theo ta tính :
B = [Tỷ lệ đạt / Tổng số kiểm tra] x 100(%)
+ Nếu B >=90% : cho sản xuất.
+ Nếu B < 90% : cần báo cho khách hàng & xin ý kiến giải quyết.
Nếu là hàng FOB hoặc hàng nội địa thì khiếu lại nhà cung cấp.
b) Đối với phụ liệu :
Kiểm tra các chỉ tiêu ở trên (kiểm tra 30%). Nếu đạt yêu cầu thì cho nhập,
nếu không đạt cần kiểm tra tiếp hoặc báo lại cho khách hàng.
1.1.4. Thiết bị, phương tiện áp dụng :
Các thiết bị của kho gồm có :
+ 2 máy đo chiều dài & kiểm tra lỗi vải :
Model : CKM-01-08-08 & CKM-08-01-08
(Sản xuất tại nhà máy cơ khí may Gia Lâm)
Đầu đọc mét : KORI – BM 3:10:5 (Sản xuất tại Nhật).
+ 2 cân để bàn : 2 [kg] & 60[kg]
+ 3 xe đẩy tay.
*** 11 ***
Bỏo cỏo Thc tp Tt Nghip Lờ Xuõn Thnh Lớp CN May - K43
1.1.5. Cụng tỏc qun lý cht lng ca kho :
Cụng ty xõy dng & ỏp dng cỏc th tc dng vn bn v xp d, lu kho,
bao gói & giao nhn nhm phũng nga cỏc sn phm lu trong 1 khong thi
gian b h hng hoc suy gim cht lng, s lng.
Xp d, vn chuyn : cỏc phng phỏp, phng tin xp d vn chuyn
cỏc cụng on phi phự hp nhm trỏnh cho sn phm b h hng, suy gim
cht lng, s lng, mt an ton cho con ngi.

Lu kho, bo qun : ch nhng sn phm ó qua kim tra, xỏc nhn l t
yờu cu mi lm th tc nhp kho.
Cỏc sn phm trong kho c lu gi trong iu kin thớch hp, trỏnh h
hng, suy gim cht lng (kho cú h thng qut thụng giú khỏ tt, nh vy m
khụng khớ trong kho luụn c lu thụng, giỳp bo qun tt nguyờn ph liu).
i vi nhng hng hoỏ ó lu kho trong 1 thi gian di, c 6 thỏng 1 ln
cụng ty s kim tra li cht lng trỏnh h hng hng lot.
Bao gói, giao nhn : vic xut, nhp ti kho phi tuõn theo cỏc th tc m
cụng ty ó cam kt thc hin. Cỏc sn phm c úng gúi, dỏn nhón phự hp
vi yờu cu ca khỏch hng, m bo chỳng khụng b nhu nỏt, h hng, nhm
lntong qỳa trỡnh giao nhn & bo qun.
1.2. Tỡm hiu quỏ trỡnh ct :
* Gii thiu chung v t ct :
+ Mt bng t ct :
Kho qun lý Kho qun lý Kho ph liu
u tm ph liu tha
Kho tm lu ph liu

*** 12 ***
Bàn
Chế
mẫu
Bàn
trải
vải &
cắt
Bàn
trải
vải &
cắt

Giá
để
vải &
BTP
Cắt gọt
Bàn
đánh
số
Báo cáo Thực tập Tốt Nghiệp Lê Xuân Thành – Líp CN May - K43
+ Biên chế tổ cắt :
Tổ cắt của XN I gồm : 1 tổ trưởng
4 công nhân trải vải
2 công nhân cắt phá + cắt gọt
1.2.1. Yêu cầu kỹ thuật công đoạn trải vải, công đoạn cắt :
a) Công đoạn trải vải :
- Giải mặt phải lên trên, dưới cùng trải 1 lớp giấy mỏng để tránh trơn, trượt.
Đối với một bàn trải vải phải trải nhiều mầu vải thì giữa các mầu ta cũng phải
trải một lớp giấy mỏng.
Đối với sơ đồ sao : ta trải mặt phải lên trên & cắt cả sơ đồ.
Đối với sơ đồ đục : giải mặt trái lên trên, hay dùng cho hàng bông xốp.
- Đối với vải kẻ : nếu yêu cầu thẳng kẻ phải ghim thẳng lên mép bằng.
- Đối với vải lông dài : để tránh đứt lông ta phải:
+ Giải 1 lá vải xuống bàn, mặt lông úp xuống.
+ Dùng sơ đồ đục, sau đó xoa phấn.
+ Dùng kéo cắt theo phấn từng lá & gạt lông.
- Đối với các loại vải có mép văng bị co, khi trải vải phải bấm nhả. Nếu mép
văng bị co quá nhiều thì cần bấm nhả mau, sâu 1(cm) hoặc xén mép vải.
- Vải lông sùi : khi giải vải phải phân loại theo mẫu để tránh sai mầu vì không
đánh số.
- Đối với vải mỏng như vải nylon nhẵn, vải có độ bai dãn lớn, trước khi giải vải

phải tháo ra (không kéo trực tiếp từ cuộn vải). Thường thì yêu cầu tháo ra 24(h)
trước khi giải. Ngoài ra khi mở cuộn phải dùng tay lăn để tránh bai, không được
dưa lên giá để kéo.
- Với bông trần sẵn, phải dùng kéo sửa thẳng mép 1 bên để giải về phía mép sắp
bằng.
- Khi giải không được cầm đầu tấm vải kéo lê trên mặt bàn mà phải
nâng 2 tay đưa nguyên liệu lên cao, tránh ma sát gây bai dãn; bắt mép vải nhẹ
nhàng; dùng que gạt nhẹ đầu bàn; dùng kẹp cố định 1 đầu bàn để tránh bị hụt.
- Chiều dài bàn vải đúng quy định:
L
bàn
= L
sđg
+ Tiêu hao vải đầu bàn (0.5-1cm/đầu bàn).
- Các lớp vải phải êm phẳng, Ýt điểm dồn dúm, không kéo căng để tránh co hụt
đầu bàn.
Nếu phát hiện thấy lỗi trên cuộn vải như loang màu, lỗi sợi, cần báo cho
tổ trưởng để xử lý.
- Một mép bàn vải & 2 đầu bàn phải sắp bằng.
*** 13 ***
Báo cáo Thực tập Tốt Nghiệp Lê Xuân Thành – Líp CN May - K43
b) Cắt phá, cắt gọt :
- Cắt phá mảng chi tiết lớn theo sơ đồ giác.
- Đối với các chi tiết lớn có thể dùng máy cắt phá để cắt chính xác.
- Đối với các chi tiết nhỏ, phải chuyển qua máy cắt gọt để cắt chính xác.
* Khi cắt phải chú ý tất cả các vết bấm.
- Đánh kí hiệu đồng bộ sản phẩm.
c) Độ dày bàn vải :
Tuỳ từng loại vải, yêu cầu của từng mã hàng mà ta có thể trải bàn vải có độ dày
khác nhau.

- Vải Nylon dày : 50lá/bàn.
- Vải Nylon mỏng: 100lá/bàn.
- Vải Micofai : 75lá/bàn.
- Vải Fin : 100lá/bàn.
- Với bông cứng(bông trần 25lá) : 30lá/bàn.
Với bông cứng 80g : 50lá/bàn.
Với bông cứng 100g : 40lá/bàn.
Với bông cứng 120g : 20lá/bàn.
Với bông cứng 140g : 25lá/bàn.
Với bông cứng 60g : 30lá/bàn.
Với bông cứng 40g : 50lá/bàn.
- Với bông mềm (100z-140z) : 15 lá/bàn.
Với bông mềm 70z : 15 lá/bàn.
Với bông mềm 60z : 20 lá/bàn.
Với bông mềm 50z : 20 lá/bàn.
Với bông mềm 40z : 30 lá/bàn.
Với bông mềm 30z : 30 lá/bàn.
Với bông mềm 20z : 50 lá/bàn.
- Bông sùi & lông ngắn : 10 lá/bàn.
- Với xốp các loại : 50-100 lá/bàn, giải mặt không dính lên trên.
- Với Mex : 50 lá/bàn.
- Len ống : 20 lá/bàn.
Len đơn : 40 lá/bàn.
Len mót : 50 lá/bàn.
- Vải bò 140z(dày) : 25-30 lá/bàn.
120-130z(mỏng) : 50 lá/bàn.
- Vải kaky : 50 lá/bàn.
- Vải lông dài : trải 1 lá, úp mặt lông xuống dưới, dùng sơ đồ đục xoa phấn,
dùng kéo cắt từng chiếc.
- Vải nỉ, dạ, dạ 2 mặt : 20-25 lá/bàn.

- Vải tuyn, nỉ caro : 30 lá/bàn.
1.2.2. Các thiết bị, phương tiện sử dụng để trải & cắt vải :
*** 14 ***
Báo cáo Thực tập Tốt Nghiệp Lê Xuân Thành – Líp CN May - K43
- Trải vải : hiện nay tất cả các xí nghiệp(XN) của công ty, công tác trải vải
vẫn ở dạng thủ công.
- Cắt vải : XN I có 3 máy cắt phá & 1 máy cắt gọt (Made in Japan).
+ Máy cắt phá 1 : Model : KS – AUV 220V
Serial : 185331 50Hz
Curent : A.C 3.3 AMRS
Speed : 3,000 1 Phase.
+ Máy cắt phá 2 : Model : KS – AU
Serial : 226184
+ Máy cắt phá 3 : Model : KS – AUV
Serial : 231650.
+ Máy cắt gọt : Hãng : KM
Model : BK - 900
Serial No : 9060512
Speed : 1,140
Knife size : 0.45x10x3860 m/m.
Bàn có hệ thống lỗ thông hơi giúp cho việc đẩy nguyên liệu
được dễ dàng.
1.2.3. Tổ chức tác nghiệp công đoạn trải vải & cắt :
- Sau khi nhận nguyên phụ liệu(NPL) từ phòng phục vụ sản xuất của công ty
về, thống kê XN có trách nhiệm làm bảng tác nghiệp cho công đoạn cắt & bảng
phối màu cho kho phụ liệu XN + tổ may.
- Bảng tác nghiệp cho tổ cắt phải đầy đủ các loại nguyên liệu của mã hàng, đủ
các cỡ & số lượng sản phẩm từng cỡ cũng như của tổng đơn hàng.
- Tổ trưởng tổ cắt sẽ căn cứ vào bảng tác nghiệp & sơ đồ giác mẫu, cho tiến
hành trải vải.

- Trước khi giải, tổ trưởng phải căn cứ vào sơ đồ giác mẫu, số mét thực nhận
của mỗi cuộn vải & sản lượng mã hàng để quyết định số lá vải phải trải trên 1
bàn vải.
- Công nhân trải vải sẽ trải 1 lớp giấy mỏng xuống bàn, sau đó dùng sơ đồ giác
mẫu để đo chiều dài cần trải. Sau đó dùng thước định vị chiều dài bàn vải &
tính lựng dư cho mỗi đầu bàn.
- Tiếp đó công nhân tiến hành trải vải. Khi trải, người công nhân dùng que gạt
nâng vải lên khỏi mặt bàn & kéo hết chiều dài bàn vải. Đối với những vải co
dãn, phải tháo ra khỏi cuộn vải 1 thời gian trước khi trải.
- Với 1 bàn vải có nhiều màu, khi hết 1 màu công nhân trải sẽ giải 1 lớp giấy
lên trên & tiếp tục giải màu tiếp theo.
Khi đủ số lớp quy định, công nhân sẽ trải sơ đồ giác mẫu lên trên & ghim lại
chờ cắt.
- Công nhân cắt phá sẽ tiến hành pha các mảng chi tiết nhỏ & cắt chính xác các
chi tiết lớn. Trong quá trình cắt, nếu chi tiết có dấu bấm thì công nhân sẽ dùng
máy để bấm theo dấu.
- Đối với các mảng chi tiết nhỏ sẽ chuyển sang máy cắt gọt để cắt chính xác.
*** 15 ***
Báo cáo Thực tập Tốt Nghiệp Lê Xuân Thành – Líp CN May - K43
- Bán thành phẩm (BTP) cắt xong sẽ để trên bàn trải vải, tổ trưởng tổ cắt sẽ
tiến hành đồng bộ các tập BTP theo mầu sắc, cỡ số. Sau đó dùng dây buộc riêng
từng bộ BTP, ghi tên mã + cỡ + số sản phẩm trong bó ở lá trên cùng & để vào
nơi quy định.
* Ví dụ : cách bố trí 1 số bàn cắt mã WB – 22135
Bảng tác nghiệp của mã :
M
ầu\cỡ
4
6
4

8
5
0
5
2
5
4
5
6
5
8
T
ổng
#
41
5 2
0
3
5
5
0
3
5
2
5
1
0
1
80
#

44
5 1
0
1
5
1
5
1
5
1
0
5 7
5
T
ổng
1
0
3
0
5
0
6
5
5
0
3
5
1
5
2

55
Vải chính :
Bàn 1 : cỡ 52 / 56 – 4.49m – 2 áo ( #41 : 25 lá = 50 áo; #44 : 10 lá = 20
áo)
Bàn 2 : cỡ 50 / 54 – 4.40m – 2 áo (#41 : 35 lá = 70 áo; #44 : 15 lá = 30 áo)
Bàn 3 : cỡ 48 / 58 –2 áo (#41 : 10 lá = 20 áo; #44 : 5 lá = 10 áo)
Bán 4 : cỡ 48 lẻ – 1 áo (#41 : 10 lá = 10 áo; #44 : 5 lá = 5 áo)
Bàn 5 : cỡ 52 lẻ – 1áo (#41 : 25 lá = 25 áo; #44 : 5 lá = 5 áo)
Bàn 6 : Cỡ 46 – 1 áo (#41 : 5 lá = 5 áo; #44 : 5 lá = 5 áo)
Vải phối :
Bàn 1 : cỡ 52 / 56 – 1.68m - 10 áo ( 7 lá = 35 áo/cỡ)
Bàn 2 : cỡ 54 / 50 – 1.66m – 10 áo (10 lá = 50 áo/cỡ)
Bàn 3 : cỡ 48 / 58 - 10 áo ( 3 lá = 15 áo /cỡ, dở = 3 lá)
Bàn 4 : cỡ 52 lẻ – 8 lá = 32 áo
Bàn 5 : cỡ 46 + 48 lẻ – 5 lá = 10 áo/cỡ
1.2.4. Yêu cầu & phương pháp đánh số, kiểm tra đồng bộ BTP sau khi cắt :
a) Yêu cầu của đánh số :
Đánh số thứ tự các chi tiết BTP đảm bảo cho việc lắp ráp không bị sai màu.
Một số yêu cầu của đánh số :
+ Đánh số phải chính xác, dễ nhìn.
+ Đối với những chi tiết phải Ðp mex, ta phải đánh số vào mặt không Ðp mex.
+ Đối với những chi tiết vải tối màu phải Ðp mex, ta phải đánh số vào mặt
không dính của mex để đảm bảo không bị mờ trong quá trình Ðp mex.
+ Khi đánh số những chi tiết như cổ, tay, túi, , cần chú ý để đúng bó, đúng
bàn cắt, đúng cỡ với thân của bó, bàn cắt & cỡ đó.
b) Phương pháp đánh số :
*** 16 ***
Báo cáo Thực tập Tốt Nghiệp Lê Xuân Thành – Líp CN May - K43
- Công nhân đánh số dùng bút chì hoặc bút sáp khác màu vải đánh số thứ tự
toàn bộ các chi tiết BTP cắt.

- Vị trí đánh số : tuỳ theo.Vì công nhân tổ nào sẽ đánh số BTP cho tổ đó, do
đó vị trí đánh số thường do tổ đó quy định sao cho đảm bảo các yêu cầu nêu
trên.
- Chiều cao chữ số : 0.5-0.6[cm], cách mép khoảng 0.1[cm].
- Cách đánh số : thường công nhân sẽ đánh từ trên xuống (số tiến) cho dễ
kiểm soát được số lượng BTP.
c) Yêu cầu của kiểm tra đồng bộ BTP sau khi cắt :
Kiểm tra đồng bộ BTP sau khi cắt rất quan trọng, nó giúp cho các bộ phận tiếp
theo không bị sai màu, nhầm cỡ, thiếu chi tiết.
Yêu cầu của việc đồng bộ :
+ Đảm bảo đúng cỡ số.
+ Đảm bảo đúng màu sắc.
+ Đảm bảo đủ số lượng chi tiết của sản phẩm, không bị rơi vãi khi vận
chuyển.
+ Giúp cho tổ trưởng tổ may dễ dàng điều hành & quản lý chất lượng sản
phẩm trên chuyền.
1.3. Quá trình may ráp sản phẩm :
1.3.1. Quá trình tổ chức sản xuất trên dây chuyền may :
* Xí nghiệp 1 của công ty may Chiến Thắng có 4 tổ may, với tổng số lao động
khoảng 200 công nhân (mỗi tổ khoảng 50 người).
* Cơ cấu 1 tổ may bao gồm :
+ 1 tổ trưởng
+ 1 tổ phó
+ 2 KCS (1 thợ cả + 1 thu hoá)
+ 2 công nhân đánh số + Ðp mex
+ 3 công nhân là
+ 2 công nhân đóng gói
+ 40-45 công nhân may.
*** 17 ***
Báo cáo Thực tập Tốt Nghiệp Lê Xuân Thành – Líp CN May - K43

* Sơ đồ bố trí của xí nghiệp 1 :
T.B
Cầu thang bé
* Tổ chức sản xuất trên dây chuyền may :
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất do xí nghiệp đưa ra, tổ trưởng tổ
may phải nắm vững được kế hoạch sản xuất của tổ mình. Khi 1 mã hàng chuẩn
bị đưa vào sản xuất, tổ trưởng & tổ phó kết hợp với phó giám đốc phụ trách kỹ
thuật XN tiến hành xem kỹ bản thiết kế chuyền, áo mẫu, nếu có phần nào chưa
hợp lý thì điều chỉnh ngay (cả về định mức thời gian & cách ghép nhóm các
nguyên công), sau đó tiến hành chia công việc cho từng công nhân trong tổ.
- Hiện nay tất cả các dây chuyền may trong công ty đều được tổ
chức dạng có nhịp tự do, vì vậy phải bố trí công nhân cho phù hợp với năng lực
của từng người, đồng thời có thể hỗ trợ nhau trong sản xuất.
- Các thiết bị trong các XN May của công ty đều được bố trí làm
2 dẫy, mỗi dẫy có khoảng 4 máy xếp sát nhau, nên việc di chuyển khá khó
khăn. Do đó người tổ trưởng thường di chuyển công nhân sao cho đường đi của
BTP ngắn nhất.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp đối với 1 số máy chuyên dùng,
nếu không di chuyển thì rất khó bố trí dây chuyền hoặc do thiếu máy phải đi
mượn, khi đó việc di chuyển là không tránh khỏi.
*** 18 ***
Kho
thµnh
phÈm
P§H
T.M
Tæ may
CÇu lµ
Tæ may
Tæ may

Tæ may
CÇu lµ
K
ho phô
liÖu
Bµn §S
Kü thuËt
Tæ c¾t
Báo cáo Thực tập Tốt Nghiệp Lê Xuân Thành – Líp CN May - K43
- Cách bố trí công nhân :
Dựa vào bản thiết kế chuyền, vào trình độ & mức độ thành
thạo các công việc tương tự của từng công nhân, người tổ trưởng sẽ tiến hành
bố trí lao động theo từng bước công việc sao cho đảm bảo nhịp dây chuyền, đáp
ứng được tiến độ & chất lượng sản phẩm.
Nếu căn cứ vào trình độ & mức độ thành thạo của từng
công nhân, tổ trưởng quy về : 2 công nhân mới = 1 công nhân cũ.
Do đó nếu 1 công nhân cũ làm 1 bước công việc i với thời
gian T
i
< R (nhịp bình quân của dây chuyền), thì cũng với công việc đó do 2
công nhân mới thực hiện với thời gian T
i1
, T
i2
thì :
T
i1
+ T
i2
~ R => Đảm bảo nhịp dây chuyền.

- Sau khi nhận được phiếu lĩnh hàng của giám đốc xí nghiệp, tổ phó tổ
may sang phòng cắt yêu cầu tổ trưởng tổ cắt cho lĩnh hàng theo nội dung trong
phiếu & ký vào sổ lĩnh hàng.
+ Khi lĩnh xong, tổ phó sẽ tiến hành kiểm tra lại số lượng sản phâm
trong bó, tiến hành đồng bộ tập bán thành phẩm & chuyển cho bộ phận đánh
số, Ðp mex.
+ Căn cứ vào lệnh sản xuất, tổ phó sang kho phụ liệu XN
lấy phụ liệu cho mã hàng. Khi lấy cần kiểm tra lại về chủng loại, kích cỡ, mầu
sắc, số lượng phụ liệu (khi lĩnh phụ liệu cũng lĩng luôn % hao phí ghi trong lệnh
sản xuất).
- Sau khi đánh số, Ðp mex xong, tổ phó tiến hành phân chia BTP
theo số, đồng thời căn cứ vào bản thiết kế chuyền đã bố trí, tiến hành phân chia
BTP cho từng người ở dạng tập, chia theo từng đợt. Nếu số lá trên 1 bàn vải
nhỏ (<= 30lá) thì tổ phó sẽ đưa cả tập BTP trên bàn vải đó vào chuyền trong 1
đợt. Nếu số lá trên 1 bàn vải nhiều (trên 30 lá), thì tổ phó sẽ chia 1 bàn vải làm
nhiều đợt đưa vào gối đầu nhau sao cho không có quá nhiều BTP trên chuyền
gây ra lẫn số, nhầm mầu.
- Trong quá trình BTP trên chuyền, nếu vì 1 lý do nào đó mà nó bị ứ đọng
ở 1 bước công việc nào đó (do công nhân ốm, do trình độ công nhân may hay
mắc lỗi phải may lại, ), thì người tổ trưởng phải bổ xung ngay lao động để dây
chuyền được thông suốt.
- Khi sản phẩm ra chuyền, KCS tổ tiến hành thu hoá & chuyển cho bộ
phận là hoàn tất, sau đó chuyển đến kho thành phẩm của xí nghiệp.
*** 19 ***
Báo cáo Thực tập Tốt Nghiệp Lê Xuân Thành – Líp CN May - K43
1.3.2. Công tác quản lý chất lượng may :
Để sản phẩm ra chuyền đạt chất lượng như mong muốn, việc quản lý chất
lượng may là rất quan trọng.
a) Mục đích :
- Đảm bảo chỉ BTP đạt tiêu chuẩn chất lượng mới được chuyển

đến công đoạn tiếp theo.
- Phát hiện kịp thời những vấn đề không phù hợp như độ dư đường may,
cách may ráp, để có hành động khắc phục kịp thời.
b) Yêu cầu :
Kỹ thuật viên tổ may phải kiểm tra những yếu tố có ảnh hưởng đến chất
lượng :
+ Việc sử dụng phụ liệu trong quá trình sản xuất.
+ Số thứ tự các BTP trong quá trình lắp ráp.
+ Các đường may, vạch vẽ, sửa so với mẫu định vị.
+ Mật độ mũi chỉ, độ rộng đường lắp ráp, đường mí, đường diễu.
+ Nhiệt độ bàn là.
c) Thực hiện :
Ngay sau khi lĩnh BTP về, tổ trưởng & tổ phó phải kiểm tra chất lượng của
BTP. Chỉ khi nó đạt yêu cầu mới đưa vào sản xuất.
Trong quá trình BTP trên chuyền, tổ trưởng & tổ phó phải theo sát dây
chuyền sản xuất, kết hợp với cán bộ kỹ thuật XN hướng dẫn tỉ mỉ, chi tiết để
công nhân may thực hiện tốt nhất bước công việc của mình, đồng thời chỉ cho
họ biết thế nào là đạt yêu cầu & chỉ khi đạt yêu cầu ở bước này mới được
chuyển BTP sang bước tiếp theo.
+ Công đoạn sản xuất :
Kỹ thuật tổ phải kiểm tra 100% các bó hàng ở mỗi công đoạn may trước
khi chuyển sang công đoạn tiéep theo. Trong mỗi bó chỉ kiểm tra khoảng 10%
số lượng, riêng với những sản phẩm đầu chuyền cần kiểm tra 100%.
Nếu tỷ lệ không đạt của số lượng kiểm tra/ số lượng bó < 2%, thì bó
hàng đó coi là đạt & chuyển sang công đoạn tiếp theo (Với số không đạt đó
phải được sửa chữa ngay bởi người sản xuất & được kiểm tra lại 100%).
Nếu tỷ lệ không đạt của số lượng kiểm tra/ số lượng bó > 2%, thì bó
hàng đó coi như không đạt & phải kiểm tra lại 100%.
Tất cả các BTP không đạt được để riêng & báo cho phụ trách XN biết.
Trong quá trình kiểm tra sản phẩm trên chuyền, nếu phát hiện thấy có

vấn đề về kỹ thuật may, cần báo cho kỹ thuật XN biết để có biện pháp xử lý kịp
thời.
+ Công đoạn cuối chuyền :
Thu hoá tổ tiến hành kiểm tra 100% số lượng sản phẩm của lô hàng về
các chỉ tiêu ngoại quan. Riêng với thông số,chỉ kiểm tra 5% số lượng của từng
lô, từng mầu, từng cỡ, đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm đầu chuyền, còn ở
giữa chuyền thực hiện việc kiểm tra theo kiểu bất chợt.
*** 20 ***
Báo cáo Thực tập Tốt Nghiệp Lê Xuân Thành – Líp CN May - K43
Việc kiểm tra sản phẩm may căn cứ vào tiêu chuẩn may.
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện thấy lỗi, thu háo ghi vào 1 tờ
giấy nhỏ, kẹp vào sản phẩm & đề nghị tổ trưởng cho công nhân làm sai phải
sửa lại ngay & được thu hoá lại 100% số đó.
Nếu trong 5% kiểm tra thông số, có Ýt hơn 2% Sè lượng kiểm tra không
đạt thì lô đó coi như đạt (riêng số không đạt phải để riêng, sau này chữa lại &
phải kiểm tra 100% số đó).
Nếu lô có lớn hơn 2% không đạt, thì lô đó phải được kiểm tra thông số
Ýt nhất gấp 3 lần số lượng liên tiếp của lô.
Chỉ khi lô hàng đạt chát lượng mới chuyển sang công đoạn là, gấp.
1.3.3. Thiết bị may sử dụng trong xí nghiệp 1 :
Xí nghiệp 1 gồm 4 tổ may với thiết bị được bố trí để sản xuất mặt hàng cơ
bản là áo Jắcket.
Một tổ may Jắcket gồm các thiết bị :
+ 40 máy 1 kim, mòi thoi
+ 6 máy 2 kim, mòi thoi
+ 3 máy vắt sổ
+ 1 bộ thùa đính đầu bằng
+ 2 máy dập cúc
+ 1/2 máy di bọ + 1/2 máy thùa đầu tròn.
1.3.4. Quá trình hoàn tất & thiết bị hoàn tất :

- Nhân lực hoàn tất :
Do cách bố trí lao động của XN1, để đảm bảo sử dụng hết khả năng lao
động của mỗi người nên từng tổ may sẽ cử ra 1 sè lao động chuyên hoàn tất, khi
hết việc thì lại trở về tổ may đó làm việc khác.
- Công nhân hoàn tất của mỗi tổ may gồm :
+ 3 công nhân Là
+ 2 – 3 công nhân gấp & đóng gói.
- Về phía xí nghiệp có :
+ 2 KCS
+ 1 nhân viên hòm hộp.
*** 21 ***
Báo cáo Thực tập Tốt Nghiệp Lê Xuân Thành – Líp CN May - K43
- Thiết bị hoàn tất :
+ Gồm 12 bàn Là & cầu Là
+ 4 bình hơi
+ 1 máy dò kim.
Thông số của máy dò kim :
Hãng : Hashima
Model : HN – 620C
U : 220V – 50/60 Hz
Serial No : 013401
Out put : 140 W
Made in Japan
* Quy trình tiêu chuẩn Là, gấp chung :
Sản phẩm sau khi may xong, qua khâu thu hoá, bề mặt bị nhàu, chưa đạt
vệ sinh công nghiệp, vì vậy cần qua công đoạn hoàn tất để loại bỏ các nhược
điểm đó, đồng thời nếu sản phẩm để xoả thì tốn rất nhiều diện tích ,kém thẩm
mỹ, do đó nó cần được gấp & bao gãi .
Đối với sản phẩm không cần nếp gấp, thì quá trình gấp được tiến hành
song song với quá trình bao gãi.

đối với sản phẩm cần nếp gấp như quần áo sơ mi thì quá trình gấp tiến hành
song song với quá trình Là sản phẩm.
Riêng với những sản phẩm phải qua công đoạn giặt như quần áo bò thì ta
phải giặt, sấy khô sau đó mới là quá trình bao gãi.
Mỗi sản phẩm có 1 quy trình bao gói riêng nhưng đều tuân theo tiêu chẩn
chung sau :
a) Là :
Sản phẩm sau khi qua công đoạn thu hoá tổ được chuyển đến bộ phận Là.
Các tiêu chuẩn Là :
+ Quy định loại bàn Là dùng cho từng loại sản phẩm.
+ Quy định nhiệt độ Là cho từng loại vật liệu
+ Vải bông nhiệt độ Là :160 – 260 [
0
C]
+ Tơ tằm : 130 – 165 [
0
C]
+ Vải hoá học : 150 – 160 [
0
C]
+ Vị trí phải Là trên sản phẩm :
+ Là hết diện tích mặt vải cả trong lẫn ngoài.
+ Vị trí là lật, là rẽ đường may, ly chiết.
+ Với những loại vải không cho phép là trực tiếp vào bề mặt vải như :
Da, Lông, Nhung, thì ta chỉ được dùng bàn Là hơi đặt cách mặt vải 0.5-
1[cm], xì hơi cho phẳng hoặc là gián tiếp qua 1 lớp vải.
+ Những sản phẩm không cần thiết Là hoặc không được phép Là mà
chỉ được vuốt cho phẳng.
*** 22 ***
Báo cáo Thực tập Tốt Nghiệp Lê Xuân Thành – Líp CN May - K43

VD : Những sản phẩm nhồi lông có độ xốp cao; những sản phẩm từ vải Nylon
dễ cháy.
Những vị trí cần được là kỹ trên sản phẩm là những bộ phận đặc
trưng cho sản phẩm như khoá, nẹp, cổ, đường may diễu, đáp khoá, ly,
Trình tự Là : thường là phẳng, sau đó mới là tạo nếp.
Với những sản phẩm đi theo bé, ta phải đồng bộ trước khi là.
Sản phẩm sau khi là xong, được treo lên mắc & xe đẩy & chuyển đến
kho thành phẩm của xí nghiệp.
b) Kiểm tra sau Là :
Tại kho thành phẩm, KCS xí nghiệp tiến hành kiểm tra lại sản phẩm như
nhặt chỉ, tấy các vết bẩn nhỏ, kiểm tra sự cân xứng, chất lượng các đường
may,
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện thấy lỗi sẽ ghi vào 1 tờ giấy nhỏ
kẹp vào sản phẩm & trả lại cho thu hoá tổ.
Đối với những sản phẩm khách hàng yêu cầu phải dò kim thì giám đốc
hoặc phó giám đốc phải giám sát việc dò kim sản phẩm.
c) Gấp & đóng gói :
Căn cứ vào áo gấp mẫu của khách hàng, nhân viên của tổ may sẽ tiến
hành gấp gói sản phẩm.
Những vấn đề cần lưu ý khi gấp gói :
+ Vị trí của thân sản phẩm khi gấp.
+ Vị trí tay, mò,
+ Tiêu chuẩn về cách cài cúc, kéo khoá hoặc không, điểm dừng kéo
khoá.
VD : áo sơ mi cúc phải cài hết, áo Jắcket khoá phải được kéo hết.
+ Các vị trí trùng nhau khi gấp.
+ Sản phẩm gấp là mấy đoạn, kích thước mỗi đoạn.
+ Điểm làm chuẩn để gấp.
+ Về túi đựng sản phẩm :
+ Số sản phẩm trong 1 tói.

+ Miệng túi được dán kín hay để xoã, loại băng dán túi.
+ Gãc túi có cắt hay không (cắt khi cần thoát hơi).
+ Cách gắn các loại mác treo, giấy chống Èm, vị trí của từng cái khi
đóng gói.
VD : áo sơ mi thường gắn nhẵn treo vào cúc đầu tiên trên thân áo; áo Jắcket
thường treo vào đầu khoá, nếu có túi ngực thì treo vào túi ngực.
*** 23 ***
Báo cáo Thực tập Tốt Nghiệp Lê Xuân Thành – Líp CN May - K43
d) Đóng hòm :
Sản phẩm sau khi bao gói, nhân viên phụ trách hòm của xí nghiệp tiến
hành đóng hòm theo đúng List do phòng XNK cung cấp.
Yêu cầu của đóng hòm :
+ Đảm bảo đủ số lượng sản phẩm như ghi ngoài mặt hòm.
+ Đúng chủng loại.
+ Đúng cỡ, đúng mầu.
+ Sản phẩm phải được xếp ngay ngắn.
+ Mặt hòm & các cạnh hòm phải được dán băng dính chắc chắn.
+ Các hòm đóng xong phải được để vào nơi quy định chờ phúc tra
của khách hàng.
e) Kiểm tra của khách hàng :
- Đến ngày hẹn, khách hàng sẽ đến kiểm tra sản phẩm.
- Điều kiện đầu tiên để kiểm hàng là tất cả số lượng sản phẩm của đơn
hàng phải được đóng thùng Ýt nhất là 90% (có khách hàng yêu cầu đóng
thùng 100%).
- Điều kiện về nơi kiểm tra : phải cao ráo, sạch sẽ, đủ ánh sáng, đủ diện
tích (một số khách hàng khi kiểm còn yêu cầu đường đi của sản phẩm phải xuôi
chiều, tức là bàn kiểm hàng phải được đặt ở cửa ra vào để tiện xuất sản phẩm).
- Căn cứ vào số lượng sản phẩm muốn kiểm, mầu sắc & cỡ số cần kiểm,
khách hàng sẽ cho lấy ngẫu nhiên 1 số hòm & tiến hành mở hòm (thường thì
khách kiểm từ 10-15% số lượng sản phẩm của đơn hàng, riêng khách hàng khó

tính thì có thể kiểm tới 30%).
- Trong quá trình kiểm, các lỗi phát hiện được sẽ ghi vào báo cáo kiểm
hàng. Với các lỗi nhẹ thì cho sửa ngay & cho nhập, nếu là lỗi nặng thì loại bỏ
sản phẩm đó.
- Nội dung kiểm tra : thường thì khách hàng chỉ kiểm tra các chỉ tiêu ngoại
quan. Đối với các thông số kích thước, họ chỉ kiểm tra ngẫu nhiên 1 vài sản
phẩm trong mẫu lấy ra.
- Khi khách hàng kiểm xong, những sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được đóng
lại & chờ xuất. Còn những sản phẩm không đạt yêu cầu mà sửa không được thì
loại bỏ.
- Thông qua số mẫu lấy ra kiểm, khách hàng sẽ đánh giá chất lượng của lô
hàng. Nếu đạt yêu cầu đề ra thì cho xuất, nếu không đạt thì tiến hành kiểm tra
thêm để có kết luận chính xác về lô hàng.
*** 24 ***

×